ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 34/2008/QĐ-UBND
|
Vũng Tàu, ngày 11 tháng 6 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG MẠNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐỂ
PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ
Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ
Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 thảng 01 năm 2004 của Chính phủ về quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số vô
tuyến điện;
Căn cứ
Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sữa đổi, bổ
sung ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ
Chỉ thị số 08/2007/CT-TTg ngày 03 tháng 04 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường công tác phòng, chống, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn giảm nhẹ
thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2007;
Căn cứ
Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên
tai trên biển;
Căn cứ
Quyết định số 2283/QĐ-UBND ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt đề án xây dựng mạng thông tin vô tuyến phục vụ
công tác chỉ huy, điều hành phòng, chống lụt, bão trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu;
Theo đề
nghị của Giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông (nay là Sở Thông tin và Truyền thông)
tại Tờ trình số 18/TTr-SBCVT ngày 03 tháng 5 năm 2007 về việc phê duyệt đề án
triển khai xây dựng mạng thông tin phục vụ công tác điều hành phòng, chống lụt,
bão của tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về việc tổ chức quản lý và sử dụng
mạng thông tin vô tuyến điện để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành phòng,
chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quy định gồm
3 chương và 10 điều.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười (10) ngày, kể từ ngày kí.
Điều 3. Chánh Văn phòng
Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có trang bị thiết bị mạng
thông tin vô tuyến để phục vụ công tác chỉ huy, điều hành phòng, chống, lụt,
bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- VP. Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Tuyền thông (Vụ Pháp chế);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Website Chính phủ;
- Cục Tần số vô tuyến điện;
- TTr TU, TTr HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban mật trận Tổ quốc tỉnh;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Sở Tư pháp (theo dõi);
- Ban chỉ huy PCLB tỉnh;
- Ban chỉ huy TKCN tỉnh;
- Báo BR-VT, Đài PTTH tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT, BCVT
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Thới
|
QUY ĐỊNH
VỀ
VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG MẠNG THÔNG TIN VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐỂ PHỤC VỤ CÔNG
TÁC CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2008
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Mục đích và phạm vi điều chỉnh
- Quy định
này nhằm đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân sử dụng có hiệu quả, triệt để tần số
và các thiết bị phát sóng vô tuyến điện (hay còn gọi là máy bộ đàm, viết tắt
VTĐ) phục vụ cho công tác chỉ huy, điều hành phòng, chống lụt, bão (viết tắt
PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (viết tắt TKCN), giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ gây
ra.
- Mạng thông
tin vô tuyên điện dùng riêng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là hệ thống các máy vô
tuyến điện được kết nối với nhau từ Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão (BCH PCLB)
của tỉnh đến các Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão các sở, ngành, huyện, thi xã,
thành phố, đến các xã, phường, thị trấn và trên các xe cơ động để phục vụ cho
công tác chỉ đạo, điều hành thông tin trong công tác phòng, chống lụt bão và
tìm kiếm cứu nạn của tỉnh.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Các cơ quan,
đơn vị, cá nhân được trang bị máy bộ đàm đề phục vụ thông tin liên lạc trong
công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động về phòng, chống lụt bão và tìm kiếm
cứu nạn.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong quy
định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Mạng
thông tin vô tuyến điện dùng riêng” là mạng thông tin vô tuyến điện do chủ mạng
viễn thông dùng riêng thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của
mạng, bao gồm hai hay nhiều máy bộ đàm được lắp đặt tại các địa điểm có địa chỉ
và phạm vi xác định khác nhau mà các thành viên của mạng được sử dụng theo quy
định của pháp luật và được kết nối với nhau thông qua sóng vô tuyến điện.
2. ''Thiết bị
vô tuyên điện’’ bao gồm thiết bị thu - phát sóng vô tuyến điện dùng trong các
nghiệp vụ vô tuyến điện.
3. “Hô hiệu
liên lạc” là các quy ước nhận dạng danh tính giữa các đài vô tuyến khi gọi liên
lạc với nhau.
4. “Máy vô
tuyến điện HF” là thiết bị thu – phát sóng vô tuyến điện làm việc ở băng tần HF
(300 KHz đến 30 MHz). (HF: High Frequency - tần số cao, cao tần).
“Máy vô
tuyến điện VHF” là thiết bị thu - phát vô tuyến điện làm việc ở băng tần VHF
(30 MHz đến 300 MHz) (VHF: Very High Frequency - tần số rất cao).
5. ''Máy vô tuyến
điện UHF” là thiết bị thu - phát vô tuyến điện làm việc ở băng tần UHF (300MHz
đến 3000 MHz). (UHF: Ultra High Frequency - tần số siêu cao).
6. ''Công
suất phát” là công suất cao tần tại đầu ra thiết bị phát sóng vô tuyến điện.
7. ''Kênh an
toàn, cứu nạn” là kênh dành riêng phục vụ thông tin an toàn cứu nạn.
8. ''Kênh
gọi” là kênh dành riêng để thiết lập cuộc gọi.
9. ''Kênh
liên lạc” là kênh dùng cho thông tin liên lạc, trao đổi tin tức.
10. ''Can
nhiễu có hại” là nhiễu làm nguy hại đến các hoạt động của các nghiệp vụ vô
tuyến điện hợp pháp hoặc cản trở, làm gián đoạn một nghiệp vụ vô tuyến điện
đang được phép khai thác.
11. ''Độ
rộng băng tần cần thiết '' là độ rộng băng tần tối thiểu để đảm bảo chất lượng
thông tin.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4.
Tiếp nhận, xử lí thông tin
1. Thường
trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh, khi tiếp nhận các thông tin về áp
thấp nhiệt đới, lũ từ Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, chuyển ngay
các thông tin trên cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão các sở, ngành, địa
phương bằng các phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, Fax. . . và qua
mạng vô tuyến điện dùng riêng của tỉnh.
2. Đối với
các đơn vị, cá nhân được trang bị máy vô tuyến điện, khi tiếp nhận các thông
tin về áp thấp nhiệt đới, bão, lũ từ Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh
chuyển đến, tùy theo chức năng và nhiệm vụ phải khẩn trương triển khai thực
hiện.
3. Đài thông
tin vô tuyến điện đặt tại Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh có
trách nhiệm khi thu nhận những thông tin, báo cáo từ các máy vô tuyến điện của
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão của các sở, ngành, địa phương chuyển đến, phải
tổng hợp và báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh để có biện pháp chỉ
đạo, xử lí kịp thời.
4. Trong
trường hợp khi một máy muốn lên lạc khẩn cấp với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt
bão tỉnh, nhưng do ảnh hưởng các yếu tố về thời tiết, môi trường truyền sóng…
chất lượng liên lạc kém, thì bất kì máy vô tuyến điện trung gian nào trên mạng
liên lạc được với 02 máy trên sẽ làm cầu nối và chuyển tiếp thông tin.
Điều 5.
Quy định về các thiết bị vô tuyến điện
Để đảm bảo
thông tin liên lạc từ Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh đến Ban Chỉ huy
phòng, chống lụt bão các sở, ngành, địa phương và liên kết với các mạng thông
tin khác khi cần thiết:
1. Đài Thông
tin vô tuyến điện đặt tại Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh
được trang bị thiết bị vô tuyến điện dải tần sóng UHF,VHF và HF.
2. Các máy
vô tuyến điện khác trên mạng được trang bị máy vô tuyến điện UHF để liên lạc
trên dải tần UHF với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh.
3. Riêng
huyện Côn Đảo được trang bị máy vô tuyến điện HF để liên lạc.
4. Tất cả
các máy vô tuyến điện phải được đăng kí cấp giấy phép sử dụng tần số, thiết bị
phủ sóng vô tuyến điện và khi sử dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
5. Trong
trường hợp các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành muốn trang bị thêm các
máy vô tuyến điện bằng nguồn phân cấp phòng, chống lụt bão tại địa phương, phải
thông qua Sở Thông tin và Truyền thông để được tư vấn, hướng dẫn kĩ thuật nhằm
trang bị hệ thống được đồng bộ.
Điều 6.
Quy định về sử dụng các kênh tần số
1. Quy định
sử dụng kênh gọi:
a) Kênh gọi
chỉ dùng để thiết lập cuộc gọi giữa các máy vô tuyến điện với nhau.
b) Kênh gọi
chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 10 phút. Đài gọi xưng tên và gọi
tên đài bị gọi trên kênh gọi. Ngay sau khi nhận được tín hiệu trả lời đài bị
gọi, đài gọi chủ động chỉ kênh liên lạc để hai đài cùng chuyển sang làm việc ở
kênh liên lạc.
2. Quy định
sử dụng kênh liên lạc:
a) Kênh liên
lạc chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 05 phút. trường hợp kéo dài
thời gian liên lạc thì sau khi liên lạc 05 phút phải tạm ngưng 01 phút rồi mới
tiếp tục liên lạc.
b) Trong quá
trình làm việc nếu bị nhiễu do đài khác gây ra, có thể chuyển đổi sang kênh
liên lạc khác để tránh nhiễu.
Điều 7.
Quy định về quản lí và sử dụng thiết bị vô tuyến điện
1. Quản lí,
bảo quản:
a) Thiết bị
vô tuyến điện được trang bị cho cơ quan, đơn vị, cá nhân nào thì cơ quan, đơn
vị, cá nhân đó chịu trách nhiệm quản lí, khai thác, sử dụng và bảo quản theo
đúng các quy trình kĩ thuật được hướng dẫn.
b) Tất cả
thiết bị vô tuyến điện phải có hồ sơ quản lí lí lịch, nguồn gốc, nhật kí sửa
chữa nâng cấp.
c) Hàng năm,
trước mùa mưa, bão Sở Thông tin và Truyền thông, phối hợp cùng Thường trực Ban
Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cùng
với đơn vị bảo trì, bảo dưỡng có trách nhiệm phối hợp cùng các đơn vị kiểm tra
thiết bị vô tuyến điện đang sử dụng và đánh giá lại hiện trạng thiết bị. Sở
Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo trình lãnh đạo Ủy
ban nhân dân tỉnh và đề xuất phương án thay thế, nâng cấp, bổ sung thêm thiết
bị.
2. Sử dụng:
a) Tất cả
các máy vô tuyến điện khi đưa vào hoạt động phải được đăng kí cấp giấy phép sử
dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện và khi sử dụng phải tuân thủ các
quy định của pháp luật.
b) Thiết bị
vô tuyến điện dùng để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống lụt
bão và tìm kiếm cứu nạn. Do đó, người sử dụng phải thực hiện đúng những yêu cầu
sau:
- Người sử
dụng không được tự ý cài đặt các tân số, kênh liên lạc khác; Không tự tiện lắp đặt
thêm các thiết bị khác vào hệ thống đang sử dụng hoặc sử dụng thiết bị vào mục
đích khác.
- Khi liên
lạc trên mạng phải sử dụng đúng các hô hiệu quy ước liên lạc.
- Vận hành
thiết bị phải đúng quy trình kĩ thuật.
- Khi thiết
bị có sự cố phải thông báo ngay cho Sở Thông tin và Truyền thông biết để kiểm
tra, xử lí kịp thời. Không được tự ý can thiệp vào thiết bị. Đối với các thiết
bị có dán tem bảo hành đang còn thời hạn thì không được làm rách tem.
Điều 8.
Quy định về phương thức, chế độ liên lạc
1. Phương
thức liên lạc:
a) Phương
thức liên lạc giữa các máy trong hệ thống mạng là liên lạc đơn công. Tại một
thời điểm chỉ có một máy phát và tất cả các máy còn lại thu. Trong trường hợp
khẩn cấp các máy được ưu tiên có quyền xen ngang vào cuộc gọi và yêu cầu các
máy đang liên lạc tạm thời ngưng, để dành kênh liên lạc phục vụ cho chỉ đạo
chung.
b) Tất cả
các máy trên mạng khi liên lạc phải sử dụng đúng các hô hiệu được cấp và tuân
thủ việc tổ chức phân cấp liên lạc.
2. Chế độ
liên lạc:
a) Trong
điều kiện bình thường, các máy trạm chính thường xuyên giữ liên lạc với máy đặt
tại Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão của tỉnh (Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) 2 phiên liên lạc vào đầu giờ (08 giờ và 14 giờ)
mỗi ngày.
b) Khi có
thông tin về áp thấp nhiệt đới, bão lũ, thiên tai xảy ra hoặc có chỉ đạo của
Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh yêu cầu các đơn vị trực phòng, chống lụt
bão, thì tất cả các máy vô tuyến phải được mở ở chế độ trực canh 24/24 và
thường xuyên có liên lạc về Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh.
c) Tất cả
các máy trạm chính đều phải có sổ nhật biên để ghi lại thời gian và nội dung
của từng phiên liên lạc.
Điều 9.
Xử lí vi phạm
Các hành vi
vi phạm tại Quy định này, tùy theo mức độ vi phạm mà bi xử lí chính hoặc theo
các quy định hiện hành của pháp luật.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.
Tổ chức thực hiện
1. Sở Thông
tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống
lụt bão và các đơn vị liên quan (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Y
tế, Viễn thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh và Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố…) tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng cho các đơn
vị, cá nhân được trang bị máy bộ đàm để nắm bắt và thực hiện tốt các nội dung
tại Quy định này; thực hiện các thủ tục về đăng kí cấp giấy phép, phí và lệ phí
tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật. Thanh tra, kiểm tra xử lí các
trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão
tỉnh) là trung tâm tiếp nhận thông tin liên quan đến công tác chỉ huy, điều
hành phòng, chống lụt bão và có trách nhiệm báo cáo, đề xuất Thường trực Ban Chỉ
huy phòng, chống lụt bão tỉnh xử lí.
3. Ban Chỉ
huy phòng, chống lụt bão các huyện, thị xã, thành phố các sở, ngành được trang
bị máy bộ đàm, theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện Quy định này.
4. Trong quá
trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị, tổ chức và cá nhân kịp thời phản
ánh về Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão tỉnh và Sở Thông tin và
Truyền thông để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung./.