Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý cáp viễn thông treo tỉnh Bình Dương

Số hiệu: 30/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Trần Thanh Liêm
Ngày ban hành: 18/08/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2015/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 18 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁP VIỄN THÔNG TREO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;

Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14/4/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 33/TTr-STTTT ngày 05/8/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Xây Dựng, Giao thông và Vận tải; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoạt động trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Các cơ quan: VPCP; Bộ TTTT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- UBMTTQ VN tỉnh; VP Đoàn ĐBQH tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- TTCB, Website tỉnh;
- Như Điều 2;
- LĐVP, H, Trg, Km, Th, TH; HCTC;
- Lưu: VT, pdf.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Trần Thanh Liêm

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CÁP VIỄN THÔNG TREO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 18/8/2015 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định việc quản lý cáp viễn thông treo bao gồm: quy định kỹ thuật công trình cáp viễn thông treo; quy định sử dụng chung cột treo cáp; sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo; quy định thẻ nhận biết cáp viễn thông treo nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn lưới điện, an toàn thông tin, an toàn giao thông và đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan công trình, đô thị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp viễn thông, tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoạt động trên địa bàn tỉnh, các đơn vị có cột treo cáp, các đơn vị sử dụng chung cột treo cáp để treo cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đơn vị có cột treo cáp là các đơn vị sở hữu, được giao quản lý, khai thác, sử dụng cột treo cáp trên địa bàn tỉnh.

2. Đơn vị sử dụng chung cột treo cáp gồm các đơn vị sử dụng hệ thống cột treo cáp để treo cáp viễn thông.

3. Cáp viễn thông là tên gọi chung chỉ cáp quang, cáp đồng, cáp đồng trục (cáp truyền hình) được dùng để truyền thông tin.

4. Cột treo cáp là cột bằng thép hoặc bê tông cốt thép dùng để treo cáp viễn thông.

5. Cáp thuê bao là đoạn cáp viễn thông từ hộp cáp, hố cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình đến thiết bị đầu cuối đặt trong nhà thuê bao. Cáp thuê bao còn gọi là cáp vào nhà thuê bao hay dây thuê bao.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng

1. Việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống cáp viễn thông treo phải phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương; đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.

2. Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông dùng chung cáp viễn thông, cột treo cáp.

3. Việc đầu tư xây dựng công trình cáp viễn thông treo phải đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

4. Các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến an toàn hệ thống cáp viễn thông treo, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Bất kỳ một bộ phận nào của công trình hạ tầng kỹ thuật cáp viễn thông treo bị hư hỏng, không còn sử dụng hoặc ngưng sử dụng phải được tháo dỡ và thu hồi; cáp viễn thông phải được sắp xếp, chỉnh trang hoặc ngầm hóa.

Chương II

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH CÁP VIỄN THÔNG TREO

Điều 5. Quy định kỹ thuật đối với cáp viễn thông treo

1. Điều kiện sử dụng cáp viễn thông treo

a) Các trường hợp được sử dụng cáp treo

- Những nơi địa chất không phù hợp với công trình chôn ngầm như đường dốc hơn 30°, trên bờ vực, vùng đất đá, đầm lầy, vùng đất thường xuyên bị xói lở.

- Những nơi chưa có quy hoạch đô thị, dân cư, chưa có đường giao thông hoặc kế hoạch mở đường giao thông.

- Xây dựng công trình cáp dọc các tuyến đường chưa có quy hoạch ổn định, chưa xác định các mốc lộ giới của đường bộ.

- Cung cấp các dịch vụ tạm thời (ví dụ: trong dịp lễ hội, hoặc để đảm bảo liên lạc trong khi chờ sửa chữa mạng cáp bị hư hỏng).

b) Cáp viễn thông không được treo trong các trường hợp sau:

- Những tuyến đường cấm treo cáp viễn thông mới (theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và Lộ trình ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh).

- Tổng số cáp viễn thông của một doanh nghiệp viễn thông, tổ chức được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông treo trên một tuyến vượt quá 4.

- Cáp vượt qua đường cao tốc, đường giao thông có độ rộng lớn hơn 70 m và các đường trọng điểm theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 6. Quy định kỹ thuật hệ thống cáp viễn thông treo

1. Hệ thống cáp viễn thông treo phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông theo quy định hiện hành.

2. Đối với các tuyến giao thông có một tuyến cột treo cáp, các doanh nghiệp chủ động xây dựng tuyến cột còn lại để tiến tới xóa bỏ cáp thuê bao vượt đường trong các khu đô thị theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng cáp ngoại vi viễn thông.

Chương III

QUY ĐỊNH SỬ DỤNG CHUNG CỘT TREO CÁP

Điều 7. Yêu cầu về sử dụng chung cột treo cáp

1. Tại vị trí các trụ điện có treo máy biến áp, tụ bù hoặc có lắp đặt các thiết bị thao tác đóng cắt, phải thực hiện các giải pháp tăng cường đảm bảo vận hành an toàn cho thiết bị và không gây cản trở việc kiểm tra, thao tác các thiết bị trong vận hành, sửa chữa.

2. Hệ thống cáp trên cột treo cáp không được vượt quá kết cấu chịu lực của cột treo cáp và các thiết bị trên cột; làm rạn nứt, cong, nghiêng gây gãy đổ, ngã cột treo cáp; không được gây cản trở công tác duy tu, kiểm tra, sửa chữa trên cột treo cáp của chủ sở hữu cột treo cáp.

3 .Không trồng mới cột treo cáp khi hệ thống cột treo cáp hiện hữu đạt yêu cầu và đủ điều kiện sử dụng chung.

4. Hệ thống cáp hiện hữu trên cột treo cáp chưa phù hợp yêu cầu kỹ thuật, an toàn, mỹ quan đô thị, chủ sở hữu cột treo cáp phải chủ động có kế hoạch phối hợp các chủ sở hữu cáp khắc phục hoàn thiện.

5. Việc treo mới, treo thêm cáp trên cột treo cáp sử dụng chung phải đảm bảo cho việc hoạt động bình thường cho các hệ thống đang có sẵn trên cột treo cáp.

6. Các tuyến thông tin an ninh, quốc phòng, tuyến thông tin phục vụ cho chỉ đạo điều hành, tuyến đường trục quốc tế, liên tỉnh, nội tỉnh phải được đặc biệt ưu tiên trong công tác duy tu, bảo trì, làm gọn của tất cả các chủ sở hữu cáp có liên quan.

Điều 8. Điều kiện sử dụng chung cột treo cáp

1. Phải có Hợp đồng sử dụng chung cột treo cáp hợp lệ (trừ trường hợp phục vụ thông tin cho an ninh, quốc phòng).

2. Phải thực hiện việc làm gọn cáp, gắn thẻ nhận biết, biển báo độ cao, độ tĩnh không theo quy định hiện hành.

3. Không vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật của ngành điện, ngành thông tin và truyền thông và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 9. Phối hợp duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, di dời hệ thống cột treo cáp và hệ thống cáp viễn thông treo trên cột

1. Chủ sở hữu cột treo cáp phải thường xuyên kiểm tra, có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng cột treo cáp. Lập danh sách các cột treo cáp hiện đang quá tải do hệ thống cáp trên cột gây nghiêng, cong, rạn nứt cột, sụt lún, bể móng cột... không đảm bảo an toàn, không theo các điều kiện hợp đồng sử dụng chung cột treo cáp; chủ sở hữu cột treo cáp phải thông báo cho chủ sở hữu cáp để phối hợp xử lý bằng các biện pháp cụ thể: làm gọn, tháo dỡ, đi ngầm, gia cố móng cột, trồng cột riêng, trồng cột ghép nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra.

2. Khi thực hiện công tác sửa chữa, cải tạo, bảo trì cột treo cáp (trừ các trường hợp khẩn cấp và đột xuất), chủ sở hữu cột treo cáp phải thông báo kế hoạch thực hiện trước 05 (năm) ngày làm việc cho chủ sở hữu cáp biết để phối hợp. Nếu đến ngày thực hiện theo kế hoạch mà chủ sở hữu cáp không phối hợp thì chủ sở hữu cột treo cáp vẫn thực hiện. Mọi ảnh hưởng phát sinh trong quá trình thực hiện do chủ sở hữu cáp chịu trách nhiệm.

3 .Chủ sở hữu cáp phải đăng ký thi công sửa chữa, cải tạo hệ thống cáp (trừ cáp thuê bao) trên cột treo cáp ít nhất 05 (năm) ngày làm việc với chủ sở hữu cột treo cáp trước khi thực hiện, trừ các trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, ứng cứu, xử lý sự cố, thiên tai, địch họa. Trường hợp thi công lắp đặt hoặc sửa chữa tuyến cáp mà chủ sở hữu cáp không thông báo cho chủ sở hữu cột treo cáp để có sự phối hợp, nếu để xảy ra sự cố cho người, thiết bị của các bên liên quan, cho cộng đồng thì chủ sở hữu cáp phải chịu trách nhiệm.

4. Trong trường họp cần phải di dời cột treo cáp (di dời từng cột), chủ sở hữu cột treo cáp phải thông báo cho chủ sở hữu cáp biết trước ít nhất 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày di dời cột. Trường hợp phải di dời cả tuyến cột, chủ sở hữu cột treo cáp phải thông báo cho chủ sở hữu cáp biết trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày di dời cột để chủ sở hữu cáp có phương án kết hợp di dời tuyến cáp.

5. Chi phí cho việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo hệ thống cột treo cáp và hệ thống cáp viễn thông treo trên cột treo cáp, các bên liên quan tự thỏa thuận.

Điều 10. Xử lý sự cố đối với các hệ thống lắp đặt trên cột treo cáp

Chủ sở hữu cột treo cáp và chủ sở hữu cáp phải thiết lập đường dây nóng 24/24 (cung cấp đầy đủ: số điện thoại, danh sách cán bộ phụ trách) theo từng địa bàn quản lý và báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông. Khi có sự cố hoặc các tình huống khẩn cấp, các bên phải phối hợp khắc phục, đảm bảo an toàn, đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường trong thời gian sớm nhất.

Điều 11. Lộ trình và phương pháp thực hiện hợp đồng sử dụng chung cột treo cáp

1. Khi chủ sở hữu cáp có nhu cầu sử dụng chung cột treo cáp (đủ điều kiện theo Điều 8 của Quy định này), chủ sở hữu cột treo cáp phải thỏa thuận thống nhất hợp đồng sử dụng chung trong thời gian 60 ngày làm việc.

2. Khi nhận được hồ sơ yêu cầu sử dụng chung cột treo cáp, chủ sở hữu cột treo cáp có trách nhiệm tổ chức thẩm định và có văn bản trả lời cho chủ sở hữu cáp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Chủ sở hữu cột treo cáp được quyền từ chối hợp đồng sử dụng chung cột treo cáp của chủ sở hữu cáp nếu xét thấy hồ sơ thiết kế không đảm bảo yêu cầu và điều kiện tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này.

4. Chủ sở hữu cột treo cáp được quyền yêu cầu tạm ngừng thi công và tháo dỡ phần đã thi công tại hiện trường nếu chủ sở hữu cáp không có hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng sử dụng chung cột treo cáp.

5. Trường hợp chủ sở hữu cáp không có hợp đồng với chủ sở hữu cột treo cáp hoặc trốn tránh trách nhiệm phối hợp giải quyết những bất thường do hệ thống cáp viễn thông treo trên cột như đe dọa hoặc có nguy cơ gây đe dọa an toàn cho cộng đồng, lưới điện, mạng viễn thông.... chủ sở hữu cột treo cáp báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, khi có ý kiến thống nhất của Sở Thông tin và Truyền thông, chủ sở hữu cột treo cáp chủ động xử lý, tháo dỡ hệ thống cáp viễn thông treo trên cột và không chịu trách nhiệm mọi thiệt hại, hư hỏng của các tuyến cáp này.

Chương IV

SẮP XẾP, CHỈNH TRANG, LÀM GỌN HỆ THỐNG CÁP VIỄN THÔNG TREO

Điều 12. Yêu cầu về sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo

1. Việc sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo thực hiện đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông và các quy định hiện hành và Kế hoạch chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo từng thời kỳ.

2. Ngoài ra việc sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo phải đáp ứng một số yêu cầu sau:

a) Thu hồi cáp hỏng, cáp không sử dụng, cáp thuê bao vượt đường.

b) Tổng dung lượng của tất cả các sợi cáp thuê bao (cáp lẻ, loại một đôi) lớn hơn 5 sợi phải được thay bằng một sợi cáp có dung lượng lớn hơn; Tất cả các sợi cáp thuê bao trên cùng một tuyến phải được bó, buộc thành một và được đánh dấu thẻ nhận biết tài sản (gọi tắt là thẻ nhận biết) của đơn vị.

c) Bố trí, lắp đặt măng - sông cáp quang treo tại vị trí các cột treo cáp và cho phép dự phòng cáp quang tối đa 10 m mỗi đầu, đồng thời cáp quang dự phòng phải được bó vòng với đường kính không quá 0,6m; Khoảng cách hai bó cáp quang dự phòng trên cùng một tuyến phải lớn hơn 200m.

d) Duy tu, bảo dưỡng, thay thế cột không đảm bảo an toàn kỹ thuật để treo cáp; cột treo cáp vi phạm hành lang an toàn cây xanh đô thị.

e) Chuẩn hóa, thống nhất vòng đỡ cáp, giá đỡ cáp viễn thông treo trong thi công sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo trên cột treo cáp.

g) Khoảng cách giữa 02 (hai) vòng đỡ cáp, giá đỡ cáp từ 01 (một) mét, đến 02 (hai) mét, trên các tuyến vỉa hè, đường hẻm và 01 (một) mét đối với các tuyến băng đường.

Điều 13. Lộ trình, quy trình, phương pháp sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn cáp viễn thông treo hiện có

1. Hằng năm, đơn vị có cột treo cáp xây dựng kế hoạch chỉnh trang, làm gọn cáp viễn thông treo ở các tuyến đường trong tỉnh có xem xét mức độ ưu tiên của các địa bàn, tuyến đường (Kế hoạch phải được sự chấp thuận của Sở Thông tin và Truyền thông).

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch chỉnh trang, bó gọn cáp viễn thông treo trên địa bàn.

3. Việc triển khai sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn cáp viễn thông treo hiện có phải tuân theo lộ trình, quy trình, phương pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hằng năm.

Điều 14. Xử lý đối với trường hợp không thực hiện sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn cáp viễn thông treo

Cáp viễn thông treo và các thành phần liên quan công trình cáp viễn thông treo không sử dụng, không xác định được chủ sở hữu, xây dựng sai quy định hoặc không được triển khai sắp xếp, chỉnh trang hoặc ngầm hóa đúng thời gian sẽ xử lý theo quy định.

Điều 15. Quy định quản lý sau khi sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn cáp viễn thông treo

1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn cáp viễn thông thực hiện đúng theo Quy định này và các quy định khác có liên quan.

2. Đơn vị chủ sở hữu cột treo cáp trên các tuyến đường đã được thực hiện chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo có trách nhiệm:

a) Thường xuyên kiểm tra, rà soát các đơn vị treo cáp không đúng quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên các tuyến đường đã thực hiện chỉnh trang, làm gọn hệ thống cáp viễn thông treo.

b) Chủ động thông báo và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước như Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công thương xử lý các đơn vị treo cáp vi phạm quy định này.

c) Đối với các trường hợp thi công cáp viễn thông treo làm hư hỏng các phụ kiện để chỉnh trang cáp viễn thông (giá đỡ, giá dừng, đai bó cáp,...), đơn vị chủ sở hữu cột treo cáp tiến hành lập biên bản xác định chủ sở hữu cáp viễn thông và thông báo cho chủ sở hữu cáp viễn thông khắc phục các hư hỏng trong vòng 5 (năm) ngày kể từ ngày thông báo.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ THẺ NHẬN BIẾT CÁP VIỄN THÔNG TREO

Điều 16. Quy định chung về thẻ nhận biết cáp viễn thông treo

1 .Các loại dây cáp viễn thông treo được lắp đặt trên cột treo cáp phải có thẻ nhận biết.

2. Thẻ nhận biết phải thể hiện thống nhất về ký hiệu, màu sắc cho từng doanh nghiệp viễn thông.

3. Thẻ nhận biết phải được chế tạo và thể hiện đơn giản, dễ nhận biết, bền vững theo thời gian, chịu được điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, dễ dàng bố trí, lắp đặt, thay thế, bảo trì, sửa chữa và đảm bảo an toàn trong sử dụng.

Điều 17. Thẻ nhận biết cáp viễn thông treo

1. Thẻ nhận biết đường dây cáp viễn thông treo lắp đặt trên cột treo cáp (dây dẫn) được thể hiện bằng ký hiệu, màu sắc trên thẻ nhận biết có kích thước (dài x rộng) không nhỏ hơn 60x40 mm và không lớn hơn 130x80 mm.

2. Thông tin thể hiện trên thẻ nhận biết bao gồm:

a) Số điện thoại liên hệ của chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý đường dây, cáp.

b) Tên của chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý.

3. Vị trí lắp đặt thẻ nhận biết.

a) Thẻ nhận biết được gắn trên đường dây, cáp tại cột treo cáp (dây dẫn).

b) Vị trí và khoảng cách lắp đặt thẻ nhận biết được gắn tại các khoảng cách tối đa 300m.

Điều 18. Trách nhiệm đánh dấu và bảo trì dấu hiệu nhận biết

1. Chủ sở hữu đường dây, cáp có trách nhiệm đánh dấu dấu hiệu nhận biết vào đường dây, cáp treo do đơn vị sở hữu.

2. Việc bảo trì dấu hiệu nhận biết.

a) Chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý đường dây, cáp có trách nhiệm quản lý, bảo trì dấu hiệu nhận biết theo các quy định của Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Xây dựng, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định pháp luật khác có liên quan.

b) Đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung thực hiện quản lý, bảo trì dấu hiệu nhận biết theo hợp đồng sử dụng chung được ký kết.

3. Chủ sở hữu hoặc đơn vị được ủy quyền quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra việc đánh dấu và bảo trì dấu hiệu nhận biết.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Sở Thông tin và Truyền thông

1. Hàng năm triển khai kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn cáp viễn thông treo đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Hằng năm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch thu hồi cáp hỏng, cáp treo không sử dụng trình UBND tỉnh phê duyệt.

3. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng và sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật cáp viễn thông treo.

4. Tổ chức thanh, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm trong việc đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

5. Tham mưu UBND tỉnh về cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chủ động xây dựng sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông. Đề xuất UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi quy định này theo tình hình thực tế phát sinh hoặc các quy định hiện hành khác có liên quan bị thay đổi.

Điều 20. Sở Giao thông vận tải

1. Khi quy hoạch xây dựng các công trình giao thông phải có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

2. Khi đầu tư xây dựng các dự án xây mới hoặc cải tạo tuyến đường giao thông phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công Thương để kết hợp việc triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm đồng bộ hoặc di dời hạ tầng viễn thông treo ra khỏi phạm vi thi công công trình.

3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở chuyên ngành xem xét giải pháp xây dựng hào kỹ thuật chung cho các công trình kết cấu hạ tầng như: điện, nước, mạng thông tin dữ liệu, cáp viễn thông, chiếu sáng công cộng, trình UBND tỉnh phê duyệt.

4. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông treo trong phạm vi an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy định.

Điều 21. Sở Xây dựng

1. Khi quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư phải có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

2. Khi đầu tư xây dựng các dự án xây mới, cải tạo các khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Công Thương để triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm đồng bộ hoặc di dời hạ tầng viễn thông treo ra khỏi phạm vi thi công công trình.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan soạn thảo các văn bản Quy định về quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền.

4. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông treo vi phạm các quy định về xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Điều 22. Sở Công thương

1. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông giải quyết vướng mắc, hướng dẫn và công khai quy trình thủ tục hành chính về việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, thu hồi có liên quan đến việc sử dụng chung cột điện trong phạm vi toàn tỉnh.

2. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm đối với hạ tầng cáp viễn thông vi phạm hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Điều 23. Sở Tài chính

Hằng năm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán kinh phí phục vụ cho việc thu hồi cáp treo bị hỏng, cáp viễn thông treo không sử dụng.

Điều 24. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

1. Khi xây dựng quy hoạch của địa phương phải có Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động.

2. Khi đầu tư xây dựng các dự án mới hoặc cải tạo tuyến đường, khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương biết để phối hợp triển khai hạ tầng kỹ thuật ngầm cáp đồng bộ hoặc di dời hạ tầng viễn thông treo ra khỏi phạm vi thi công công trình.

3. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, quản lý việc xây dựng công trình cáp viễn thông treo trên địa bàn; đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc và theo quy hoạch viễn thông thụ động.

4. Chỉ đạo đơn vị có chức năng phối hợp tỉa cành cây xanh để phục vụ việc sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa cáp viễn thông treo hiện có.

5. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông treo vi phạm các quy định về xây dựng trên địa bàn.

6. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng và sử dụng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật cáp viễn thông treo.

Điều 25. Đơn vị có cột treo cáp

1. Có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý các tuyến cột treo cáp viễn thông với các nội dung: đơn vị thuê cột; chủng loại và số lượng từng loại cáp treo trên cột điện; Điểm đầu - Điểm cuối của tuyến cáp viễn thông; Số và ngày ký hợp đồng thuê cột treo cáp; Đơn vị và cá nhân được giao trách nhiệm quản lý cáp viễn thông treo trên cột treo cáp.

2. Chủ trì, phối hợp sắp xếp, chỉnh trang cáp viễn thông treo theo đúng Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp cùng các đơn vị liên quan trong việc xử lý các sự cố về hạ tầng cáp viễn thông treo.

4. Kiểm tra, tính toán khả năng chịu lực và tải trọng an toàn của cột treo cáp trước khi tiến hành các thủ tục cho treo cáp viễn thông.

5. Nếu phát hiện cáp viễn thông treo gây mất an toàn cho cộng đồng hoặc cho hệ thống điện, giao thông,...thì có trách nhiệm xử lý ngay và thông báo cho đơn vị sử dụng chung cột treo cáp biết để có biện pháp khắc phục. Trường hợp khẩn cấp gây mất an toàn, là nghiêm trọng và cận kề mất an toàn thì đơn vị có cột treo cáp chịu trách nhiệm xử lý ngay, lập biên bản và tiến hành tháo dỡ để đảm bảo an toàn và không chịu trách nhiệm liên quan về việc mất tín hiệu của tuyến cáp. Sau đó mời chủ sở hữu tuyến cáp có liên quan để phối hợp giải quyết và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông) biết.

Điều 26. Đơn vị có sử dụng chung cột treo cáp

1. Triển khai sắp xếp, chỉnh trang các tuyến cáp viễn thông đúng Quy định này và các quy định khác có liên quan.

2. Tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn điện theo đúng Quy định này và các quy định khác có liên quan.

3. Có trách nhiệm tháo dỡ cáp của đơn vị nếu cáp có nguy cơ gây mất an toàn hoặc nhận được thông báo của đơn vị có cột treo cáp. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đơn vị có cột treo cáp có quyền phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng thực hiện tháo dỡ tuyến cáp đó mà không chịu trách nhiệm về việc mất mát, hư hỏng cáp và gián đoạn thông tin liên lạc.

4. Phải ký hợp đồng thuê cột treo cáp với đơn vị có cột treo cáp và thanh quyết toán đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng (trừ các tuyến cáp phục vụ an ninh, quốc phòng).

5. Tháo dỡ, thu hồi các sợi dây, cáp viễn thông treo của đơn vị bị hỏng, không còn sử dụng, không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng cáp ngoại vi viễn thông.

6. Tiến hành gắn thẻ nhận biết cáp viễn thông treo đối với hệ thống cáp của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và quy định này.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng về những hành vi vi phạm Quy định Quản lý cáp viễn thông trên địa tỉnh Bình Dương được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

Điều 28. Xử lý vi phạm

Thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông, xây dựng, giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xem xét, điều chỉnh Quy định cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 30/2015/QĐ-UBND ngày 18/08/2015 về Quy định quản lý cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.194

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.175.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!