ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH
PHỐ
ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2874/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 30
tháng 5 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHƯỜNG, XÃ ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 9294/QĐ-UBND ngày
16 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch UBND thành phố
ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa, một cửa liên thông
tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 8511/QĐ-UBND ngày
13 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch UBND thành phố ban hành Kế hoạch công
tác cải cách hành chính năm 2017 của thành phố Đà Nẵng;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ
trình số 1390/TTr-SNV ngày 18 tháng 5 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thực hiện mô hình phường, xã điện
tử tại thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND thành phố; giám đốc các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận,
huyện, phường, xã; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
-
Bộ Nội
vụ;
- CT và các PCT UBND thành phố:
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, phường, xã;
- Báo Đà Nẵng, DRT, Cổng TTĐT TP;
-
Lưu: VT, SNV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
|
QUY ĐỊNH
VỀ
VIỆC THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHƯỜNG, XÃ ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2874/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2017 của UBND
thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định về mô hình phường,
xã điện tử và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình
thực hiện các nhiệm vụ nhằm hiện đại hóa quá trình hoạt động, điều hành và giải
quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND)
các phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. UBND các phường xã.
2. UBND quận, huyện.
3. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thành phố có liên quan.
Điều 3. Mục
đích
1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong thực hiện công tác cải cách hành chính thông qua đầu tư các trang thiết
bị, điều kiện làm việc hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ hành
chính công đối với công
dân, tổ chức; tạo ra môi trường giao tiếp, làm việc thân thiện, hiện đại, văn
minh, lịch sự, đem lại sự thoải mái, hài lòng cao nhất cho công dân, tổ chức đến
giao dịch.
2. Điện tử hóa phương
thức phục vụ công dân, tổ chức; quy trình tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ
và văn bản; công tác
quản lý, thống kê, báo cáo tình trạng giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một
cửa liên thông tại các phường, xã.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho công
dân, tổ chức thực hiện tốt hơn các giao dịch hành chính; tra cứu trực tuyến các
quy định về thủ tục hành chính; kiểm tra, theo dõi trực tuyến tình trạng giải
quyết hồ sơ đã nộp tại UBND phường, xã.
4. Phục vụ tốt cho việc kiểm tra,
thanh tra tiến độ và kết quả thực hiện các giao dịch hành chính, tình hình xử
lý văn bản tại UBND phường, xã của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chương II
QUY
ĐỊNH VỀ MÔ HÌNH PHƯỜNG, XÃ ĐIỆN TỬ
Điều 4. Mô hình bố
trí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
(sau đây viết tắt là
TN&TKQ) UBND gồm có ít nhất 06 quầy giao dịch, tiếp nhận hồ sơ, cụ thể như
sau:
- Xây dựng nhà ở và đất đai: 01 quầy;
- Chứng thực và Hộ tịch: 02 quầy;
- Lao động - Thương binh và Xã hội: 01
quầy;
- Thuế hoặc Tiếp nhận và trả kết quả:
01 quầy;
- Các lĩnh vực khác gồm lĩnh vực giao
thông vận tải, giáo dục, tôn giáo, bảo hiểm xã hội (trường hợp đại lý thu bảo hiểm xã hội tại
phường, xã): 01 quầy.
2. Trong điều kiện đủ diện tích, khuyến
khích bố trí thêm một quầy dành riêng cho tư vấn, hướng dẫn về thủ tục hành
chính và văn thư.
3. Phía sau các quầy làm việc,
căn cứ vào diện tích thực tế của từng địa phương có thể bố trí thêm bàn làm việc
dành cho lãnh đạo UBND
phường, xã; bàn làm việc dành cho văn thư (nếu không bố trí được bên
ngoài).
4. Trong điều kiện diện tích không cho
phép (từ 40 m2 đến dưới 60 m2) hoặc số lượt giao dịch
không lớn thì bố trí ít nhất
04 quầy giao dịch. Cách gộp quầy do địa phương tự quyết định.
Sơ đồ bố trí Bộ phận TN&TKQ, kích
thước mẫu về thiết kế
nội thất tại UBND các phường, xã theo các Phụ lục từ 1 đến 4 kèm theo.
Điều 5. Hạ tầng, hệ
thống công nghệ thông tin và thiết bị chuyên dụng
1. Tổng thể hạ tầng công
nghệ thông tin
Xây dựng hệ thống mạng máy tính và các
thiết bị chuyên dụng tại Bộ phận TN&TKQ nhằm kết nối tất cả các
máy tính tại Bộ phận TN&TKQ, các bộ phận chức năng và lãnh đạo UBND
phường thành một mạng thống nhất, cùng
với tất cả các thiết bị chuyên dụng đảm bảo cho việc quản lý, điều hành và phục vụ. Việc
đầu tư tổng thể sẽ giúp cho hạ tầng mạng tại Bộ phận TN&TKQ có được một cấu
trúc mạng thống nhất cả về mặt cấu trúc cũng như độ ổn định.
2. Về đường truyền Internet
a) UBND các phường, xã sử dụng đường
truyền mạng đô thị (MAN) để kết nối Internet và sử dụng các ứng dụng quản
lý điều hành chung của thành phố (phần mềm một cửa, quản lý văn bản và điều
hành, email...).
b) Tùy điều kiện cụ thể, UBND các phường,
xã đầu tư thêm một đường truyền ADSL hoặc cáp quang (do VNPT, FTP... cung cấp)
để dự phòng trong trường hợp đường truyền MAN gặp sự cố.
3. Hệ thống một cửa điện tử và ứng dụng
quản lý chuyên ngành
a) Hệ thống một cửa điện tử
UBND các phường, xã sử dụng thống nhất
Hệ thống một cửa điện tử của thành phố tại địa chỉ: http://egov.danang.gov.vn.
b) Các ứng dụng quản lý chuyên ngành
Các ứng dụng chuyên ngành được
triển khai kèm theo phần mềm một cửa hoặc do các Bộ ngành Trung ương triển khai
cho phép xử lý hồ sơ một cửa sau khi tiếp nhận, in phôi (nếu có), lưu vào cơ sở
dữ liệu chung của thành phố, bao gồm:
- Quản lý hộ tịch: các thủ
tục liên quan đến khai sinh,
khai tử, kết hôn, giám hộ, con nuôi;
- Quản lý người có công;
- Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội.
4. Hệ thống quản lý văn bản
và điều hành
UBND các phường, xã sử dụng thống nhất
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của thành phố tại địa chỉ http://egov.danang.gov.vn để tiếp nhận văn bản đến (trực tiếp và liên thông), xử lý văn bản,
công việc và ban hành văn bản đi. Việc triển khai thực hiện Hệ thống quản lý văn
bản và điều hành thực hiện theo quy chế vận hành, sử dụng Hệ thống quản lý văn bản
và điều hành của UBND thành phố.
5. Hệ thống công nghệ thông tin và thiết
bị chuyên dụng
Danh mục hệ thống công nghệ thông tin
(sau đây viết tắt là CNTT) và thiết bị chuyên dụng được ban hành trong Phụ lục
5 kèm theo.
Chương III
PHÂN
LOẠI PHƯỜNG, XÃ ĐIỆN TỬ
Điều 6. Phân loại phường,
xã điện tử
Mô hình phường, xã điện tử được phân
thành 03 loại với các nguyên tắc chung như sau:
1. Chuẩn phường, xã điện tử loại 3 yêu cầu
tập trung nguồn lực vào việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng Bộ phận TN&TKQ và một số
thiết bị cơ bản như camera, máy quét tốc độ cao. Yêu cầu về sử dụng phần mềm, ứng dụng
ở mức cơ bản.
2. Chuẩn phường, xã điện tử loại 2 đặt
ra các yêu cầu cao hơn về trang thiết bị như bảng ra vào điện tử, điều hòa nhiệt
độ, máy xếp hàng tự động. Việc ứng dụng CNTT yêu cầu phải thực hiện việc quét
và gửi hồ sơ một cửa liên thông, gửi văn bản đi liên thông và sử dụng sổ chứng
thực điện tử.
3. Chuẩn phường, xã điện tử loại 1
thay đổi cơ bản cách thức quản lý, vận hành và điều hành tại UBND các phường,
xã, tập trung vào thay đổi quy trình,
phương thức làm việc và quản lý hoàn toàn trên môi trường điện tử.
Các tiêu chí phân loại cụ thể trong Phụ
lục 6 kèm theo.
Điều 7. Phương pháp,
thời điểm đánh giá chuẩn phường, xã điện tử
1. Việc đánh giá chuẩn phường, xã điện
tử được thực hiện trực tuyến trên Hệ thống theo dõi đánh giá cải cách hành
chính thành phố tại địa chỉ
http://cchc.danang.gov.vn.
2. Việc đánh giá, phân loại phường,
xã điện tử được thực hiện kết hợp với việc đánh giá xếp hạng ứng dụng CNTT các
phường, xã hàng năm.
3. Ngân sách để xây dựng,
duy trì và công cụ đánh giá phường, xã điện tử bố trí vào khoản mục cải
cách hành chính được cấp hàng năm cho Sở Nội vụ.
Chương IV
TRÁCH
NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN MÔ HÌNH PHƯỜNG, XÃ ĐIỆN TỬ
Điều 8. UBND các phường,
xã
1. Tổ chức triển khai xây dựng, thực
hiện mô hình phường, xã điện tử tại địa phương.
2. Thực hiện rà soát các tiêu chí phân
loại phường, xã điện tử, cải
thiện những tiêu chí chưa đạt.
Điều 9. UBND các quận,
huyện
1. Bố trí, hỗ trợ ngân sách để UBND
các phường, xã tiếp tục cải thiện những tiêu chí chưa đạt.
2. Gửi liên thông văn bản chỉ
đạo, điều hành từ UBND các quận, huyện đến UBND các phường, xã trực thuộc trên
Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, tiến đến không gửi văn bản giấy vào năm
2018; thực hiện tiếp nhận và xử lý 100% văn bản đến được gửi liên thông từ UBND
các phường, xã.
3. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ một cửa điện
tử được UBND các phường, xã trực thuộc gửi liên thông trên Hệ thống một cửa điện
tử.
4. Trong việc bố trí, sắp xếp lãnh đạo
UBND các phường, xã, cần xem xét năng lực và khả năng ứng dụng CNTT, xem đây là
tiêu chí quan trọng trong quy hoạch, bổ nhiệm.
5. Nghiên cứu bổ sung các tiêu chí
liên quan đến tiêu chuẩn phường, xã điện tử vào Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng cải
cách hành chính các phường, xã hàng năm.
Điều 10. Sở Tài chính
Hàng năm, vào thời điểm xây dựng dự
toán, Sở Tài chính căn cứ khả năng ngân sách, bố trí, cân đối trong dự toán chi
ngân sách địa phương để duy trì mô
hình phường, xã điện tử.
Điều 11. Sở Thông tin
và Truyền thông
1. Thực hiện bảo trì, nâng cấp
các Hệ thống CNTT dùng chung; các ứng dụng trên Hệ thống một cửa điện tử phường,
xã, xây dựng cơ chế đảm bảo các ứng
dụng này được cập nhật kịp thời vào thời điểm văn bản quy định biểu mẫu, quy
trình liên quan đến các ứng dụng có sự thay đổi.
2. Nghiên cứu bổ sung các tiêu chí
liên quan đến tiêu chuẩn phường, xã điện tử vào Bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng ứng dụng
CNTT của các phường, xã hàng năm.
Điều 12. Sở Nội vụ
1. Chủ trì thực hiện, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi được UBND
thành phố phê duyệt.
2. Định kỳ kiểm tra, đánh giá phân loại mô hình phường,
xã điện tử.
Trong quá trình triển khai thực hiện
Quy định này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp
thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo
cáo UBND thành phố Đà Nẵng xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.