BỘ
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
276/QĐ-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 03
năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG
TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW NGÀY 25 THÁNG 10
NĂM 2017 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VỀ TIẾP TỤC
ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày
17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày
24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP
ngày 24 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ
sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức
cán bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTTg CP Vũ Đức Đam (để b/c);
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Bộ Nội vụ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ;
- Lưu: VT, TCCB (50).
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Minh Tuấn
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-NQ/TW NGÀY
25 THÁNG 10 NĂM 2017 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII
VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 276/QĐ-BTTTT ngày 02 tháng 3 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Ngày 24 tháng 01 năm 2018, Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực
hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản
lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
(sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 08/NQ-CP). Theo đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương tập trung đẩy mạnh đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý,
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo
đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự
nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng
ngày càng cao. Căn cứ các Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Nghị quyết số 08/NQ-CP,
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chương trình hành động với những nội dung
chính như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tổ chức quán triệt sâu sắc và thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (Nghị quyết số 19-NQ/TW) và Nghị
quyết số 08/NQ-CP tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức,
hành động của lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trong việc đổi mới
hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ
yếu cụ thể để Bộ Thông tin và Truyền thông tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện
thắng lợi các Mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19-NQ/TW và Nghị quyết số 08/NQ-CP.
3. Phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể:
- Đến năm 2021:
giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ TTTT (bằng 3 đơn vị) và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước
so với năm 2015 (bằng 188 người); có 10% đơn vị tự chủ tài chính (bằng 3 đơn vị),
giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp
công lập so với giai đoạn 2011-2015; đẩy mạnh các hoạt động nhằm hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ tiền
lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản) đối với một số
lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin,
thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại.
- Đến năm 2025 tiếp tục giảm tối thiểu
10% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ TTTT (bằng 3 đơn vị) và 10% biên chế sự
nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021 (bằng 170 người); chấm
dứt hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính (bằng 6 đơn vị), 100% đơn vị sự nghiệp
kinh tế và sự nghiệp khác có đủ Điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ
Phần; tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị
sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.
- Đến năm 2030 chỉ còn các đơn vị sự
nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn
vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% biên chế sự
nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025 (bằng 153 người); giảm
bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập
so với giai đoạn 2021-2025.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Mục
tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung đổi mới cơ chế quản lý,
cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập đến đội
ngũ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc Bộ Thông tin
và Truyền thông, hoàn thành trong Quý I năm 2018.
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Nội vụ, Ban
Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các bộ,
ngành, địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận xã hội, các ngành, các cấp, các đơn vị sự nghiệp công
lập trong việc thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại
hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự
nghiệp công lập
a) Về tổ chức bộ
máy
- Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Thông tin và Truyền
thông nhằm giảm mạnh đầu mối, nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp,
khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, trong đó xác
định chỉ tiêu giảm đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập cho từng năm theo nguyên tắc:
một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng
loại; cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu
quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, Điều kiện thành lập; đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ Điều kiện thành công ty cổ
Phần (trừ các trường học); trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự
nghiệp công lập, thì đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về
tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công
cơ bản, thiết yếu), hoàn thành trong Quý I năm 2019.
Bảo đảm thực hiện thắng lợi các Mục
tiêu về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp tại Mục
3 Phần I Chương trình hành động này.
- Không quy định việc thành lập các
đơn vị sự nghiệp công lập khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không thuộc
lĩnh vực về tổ chức bộ máy.
b) Về các ngành
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
- Sắp xếp lại các cơ quan báo chí thuộc
và trực thuộc theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đã được
Bộ Chính trị khóa XI thông qua và kế hoạch của Chính phủ, hoàn thành trong Quý II/2018.
- Chuyển hầu hết các nhà xuất bản
sang đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trường hợp thật sự cần thiết, đủ Điều kiện
theo quy định của pháp luật thì cho phép chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn
nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước, hoàn thành trong Quý IV năm 2019.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập về an toàn thông tin. Tổ chức lại
các đơn vị sự nghiệp công nghệ thông tin
khác có quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả, không phục vụ quản lý nhà nước hoặc
hoạt động trong lĩnh vực đã xã hội hóa cao. Rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp
công lập viễn thông, tần số vô tuyến điện tinh gọn, nâng
cao năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý
nhà nước, hoàn thành trong Quý IV năm 2019.
- Rà soát, hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp lĩnh vực thông tin và
truyền thông khác bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, chỉ đạo, Điều hành về
hoạt động thông tin và truyền thông, hoàn thành trong Quý IV năm 2019.
- Chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập
có đủ Điều kiện thành công ty cổ Phần (trừ các trường học), nhất là đơn vị sự
nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác.
c) Về cơ chế quản
lý
- Xây dựng, hoàn thiện tiêu chí cụ thể
phân loại, Điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc ngành Thông tin và Truyền thông, hoàn thành trong Quý IV năm 2018.
- Hoàn thiện quy hoạch định hướng mạng
lưới các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông gắn
với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chuyển từ quy hoạch theo
đơn vị hành chính sang quy hoạch theo nhu cầu của xã hội và thị trường, hoàn
thành trong Quý IV năm 2018.
- Nghiên cứu chuyển các đơn vị sự
nghiệp công lập có tính chất cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của bộ, ngành về
chính quyền địa phương quản lý; Bộ chỉ thực hiện chủ quản đối với các đơn vị sự
nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông
và những đơn vị trọng điểm, chuyên sâu, hoàn thành trong Quý IV năm 2018.
- Xây dựng kế hoạch sắp xếp lại các
cơ quan báo chí của các bộ, ngành, địa phương theo Quy hoạch phát triển và quản
lý báo chí đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị khóa XI thông qua, hoàn thành
trong năm 2019.
3. Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Hoàn thiện Đề án tinh giản biên chế
của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó xác định chỉ tiêu giảm biên chế sự
nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước từng năm, bảo đảm
thực hiện thắng lợi các Mục tiêu về tinh giản biên chế tại Mục 3 Phần I Chương
trình hành động này, hoàn thành trong Quý IV năm 2018.
- Thực hiện nghiêm việc đánh giá,
phân loại viên chức hằng năm theo quy định hiện hành để
đưa ra khỏi đội ngũ những người có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.
- Chấm dứt việc
tự phê duyệt và giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng
được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc thẩm định; có kế hoạch và giải pháp để giải
quyết dứt điểm số viên chức và số người
lao động vượt quá số biên chế được giao (trừ các đơn vị đã
tự chủ tài chính). Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp, hoàn thành trong năm
2018.
- Tổ chức phân loại viên chức theo vị
trí việc làm và sắp xếp, bố trí lại
cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ ít nhất
65%, thực hiện từ năm 2018, hoàn thành trong Quý IV năm 2019.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực, trình độ, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu
quả đội ngũ viên chức.
- Rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại và
tinh giản biên chế đối với các chức danh lái xe, bảo vệ, nhân viên phục vụ
trong các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện từ năm 2018, hoàn thành trong
Quý IV năm 2020.
- Thực hiện nghiêm quy định về số lượng
lãnh đạo cấp phó. Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của
các đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định,
nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc Điều chuyển công tác thì không được bổ sung;
đồng thời phải có giải pháp Điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời
hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp Điều chuyển giữ chức
vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời
hạn bổ nhiệm.
- Thực hiện đào tạo lại hoặc giải quyết
chế độ, chính sách đối với viên chức và người lao động dôi dư do sáp nhập, giải
thể hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
- Ban hành định mức biên chế sự nghiệp
(số lượng người làm việc) của các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành thông tin và
truyền thông để thực hiện chủ trương giảm biên chế, hoàn thành trong Quý I năm
2019.
4. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp
công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công
- Chuyển một số dịch vụ công mà Nhà
nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm
nhiệm như: đo lường, kiểm định trong lĩnh vực viễn thông, kiểm thử Phần mềm, tổ
chức sự kiện về thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở.
- Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự
chủ, trước hết là các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và tổ chức
khoa học và công nghệ.
- Thực hiện chuyển đổi hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập đủ Điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp, kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm
hoàn toàn về tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các
dịch vụ sự nghiệp công có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện
lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn. Các đơn vị đã bảo đảm chi đầu
tư và chi thường xuyên được quyền quyết định số lượng người làm việc, tiền
lương theo kết quả hoạt động, được Nhà nước hỗ trợ về thuế, phí để tăng cường năng lực tài chính và khả năng tự cân đối.
- Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo
dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát
triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
và thị trường lao động trong nước và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng.
- Xác định các dịch vụ sự nghiệp công
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý do ngân sách nhà nước phải bảo đảm, nhất là đối với
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng Điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn, hoàn thành trong Quý IV năm 2018.
5. Nâng cao năng lực quản trị của đơn
vị sự nghiệp công lập
- Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao
năng lực quản trị đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông,
bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp Phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các
dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Thực hiện, chỉ đạo việc sắp xếp cơ
cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản
lý theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và khoa học - công
nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, hoàn thành trong Quý IV năm 2019.
- Chỉ đạo người đứng đầu các đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nâng cao chất lượng quản trị tài chính,
tài sản công của đơn vị; ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác
định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm
người đứng đầu; hoàn thiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ kiểm toán, giám
sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công
lập.
- Hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý áp dụng mô hình quản trị đối với
các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như mô hình quản
trị doanh nghiệp, hoàn thành trong Quý I năm 2019.
6. Hoàn thiện cơ chế tài chính
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường phân cấp và
giao quyền chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo
hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập
và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, hoàn thành trong năm 2018.
Đối với đơn vị đã tự chủ về tài chính
được trả lương theo kết quả hoạt động. Đối với đơn vị tự bảo đảm một Phần chi
thường xuyên, thực hiện trả lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các Khoản phụ cấp
theo quy định hiện hành; đối với Phần tăng thu, tiết kiệm
chi, được trích lập các quỹ bổ sung thu nhập và phát triển hoạt động sự nghiệp.
Đối với các đơn vị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động, cần đẩy mạnh
thực hiện cơ chế khoán chi.
- Xây dựng danh Mục dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước theo nguyên tắc: Đối với các dịch vụ thiết yếu
thì Nhà nước bảo đảm kinh phí; đối với các dịch vụ cơ bản thì Nhà nước hỗ trợ
kinh phí để thực hiện; đối với các dịch vụ mang tính đặc thù của một số ngành,
lĩnh vực thì thực hiện theo cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu để tạo Điều kiện cho
các cơ sở ngoài công lập cùng tham gia; đối với các dịch vụ khác thì đẩy mạnh
thực hiện theo cơ chế xã hội hóa, huy động sự tham gia cung ứng của các thành Phần
kinh tế, hoàn thành trong Quý II năm 2018.
- Quy định khung giá dịch vụ sự nghiệp
công trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, từng bước tính đủ các chi phí đối
với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời cần gắn
với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách; đối với
giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước thì giao quyền tự
chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp
chi phí và có tích lũy, hoàn thành trong Quý I năm 2019.
- Xây dựng cơ chế tài chính phù
hợp để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ
sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, hoàn thành trong Quý III năm
2019.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước
- Sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí đối với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp
công; tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của
đơn vị theo ngành, lĩnh vực; hệ thống tiêu chuẩn chức danh những người làm việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập. Lấy kết quả thực hiện
tinh giản bộ máy, biên chế hằng năm là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp
loại kết quả công tác của người đứng đầu cấp ủy, đơn vị sự nghiệp công lập,
hoàn thành trong Quý IV năm 2018.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách
nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí.
- Nghiên cứu hình
thành các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập về chất lượng dịch vụ sự nghiệp
công theo ngành, lĩnh vực bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thực hiện từ năm 2019.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám
sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc
không thực hiện nhiệm vụ được giao đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc
Bộ theo chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương
trình hành động này; định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm báo cáo tình hình
triển khai thực hiện, gửi Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp,
báo cáo Bộ trưởng.
2. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng và đề xuất Điều chỉnh Chương trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật năm 2018, 2019 và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật các năm tiếp theo, trong đó lưu ý các quy định cần được ban hành mới
hoặc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện thể chế về cơ chế quản
lý, cơ chế tài chính và hệ thống tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng và Điều chỉnh Chương trình công tác hàng năm của
Bộ Thông tin và Truyền thông bảo đảm hoàn thành các nhiệm
vụ Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, ngành
yêu cầu.
4. Vụ Tổ chức cán bộ theo dõi, đôn đốc
việc triển khai thực hiện Chương trình hành động; định kỳ hàng năm tổng hợp tiến
độ triển khai, báo cáo và đề xuất các biện pháp cần thiết để đảm bảo triển khai
đồng bộ, có hiệu quả Chương trình hành động.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị chủ động đề xuất gửi Vụ Tổ chức cán bộ
để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.