UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2713/QĐ-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 18 tháng 11 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KẾT NỐI MẠNG DIỆN RỘNG CỦA TỈNH BẰNG MẠNG
TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CPNET VÀ TRIỂN KHAI INTERNET TẬP TRUNG CHO HẠ TẦNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng
6 năm 2006;
Căn cứ Luật An toàn Thông tin ngày 19 tháng
11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
7 năm 2016 của Chính phủ về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
Căn cứ Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27 tháng
05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu,
nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20
tháng 10 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Quy định quản lý, vận
hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu
chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và
Truyền thông và Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Kết nối mạng diện rộng của tỉnh
bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng CPNET và triển khai Internet tập trung cho
hạ tầng công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
tổng quát
a) Xây dựng kết nối mạng diện rộng (WAN)
của Tỉnh với mạng CPNet và triển khai Internet tập trung cho hạ tầng công nghệ
thông tin góp phần nâng cao công tác cải cách thủ tục
hành chính, dịch vụ hành chính công của tỉnh; đưa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) và chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng
dụng CNTT (ICT) của Tỉnh ngày càng tăng cao; tiến tới hoàn thiện các hệ thống
thông tin quản lý trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
b) Nâng cấp, xây dựng hệ thống mạng tin học diện rộng tỉnh Thừa Thiên Huế
trên nên tảng công nghệ mới đảm bảo an toàn bảo mật cho các thông tin trao đổi
giữa các cá nhân, đơn vị cơ quan nhà nước trên hệ thống mạng tin học diện rộng
của tỉnh. Giảm thiểu tối đa nguy cơ bị nghe lén, đánh cắp, lộ lọt thông tin
trao đổi, ngăn chặn việc phát tán, lây nhiễm mã độc, virus trên hệ thống mạng
tin học hiện rộng tỉnh. Đảm bảo khả năng quản lý các thông tin trao đổi trong hệ
thống mạng diện rộng tỉnh.
c) Xây dựng giải pháp quản lý
Internet tập trung đảm bảo an toàn truy cập Internet cho các cơ quan, đơn vị
trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nhu cầu quản lý, giám sát việc truy cập Internet,
nâng cao hiệu quả phục vụ công việc, công tác phục vụ người dân và các doanh
nghiệp, tổ chức.
2. Mục tiêu
cụ thể
a) Đảm bảo an
ninh, an toàn thông tin hệ thống mạng tin học diện rộng tỉnh Thừa Thiên Huế.
b) Đảm bảo khả năng trao đổi dữ liệu
thông suốt, liên tục với tốc độ cao giữa mạng của tỉnh và mạng CPNet của Chính
phủ.
c) Xây dựng giải pháp Internet tập
trung phải đảm bảo an toàn thông tin hệ thống mạng, đảm bảo hiệu quả phục vụ
công tác.
d) Nâng cao khả năng chủ động
trong việc xử lý các sự cố trên hệ thống mạng tin học diện rộng tỉnh, mạng
Internet tập trung.
đ) Đảm bảo hiệu quả thiết thực, tiết
kiệm chi phí đầu tư, tránh đầu tư trùng lắp gây lãng phí.
II. PHẠM VI, GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI
1. Phạm vi triển khai
a) Các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND tỉnh (bao gồm các đơn vị trực thuộc);
b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh;
c) UBND các huyện, thị xã và thành
phố Huế (bao gồm các phòng, ban, đơn vị trực thuộc có trụ sở nằm ngoài Văn phòng
HĐND&UBND cấp huyện);
d) Các phường, xã, thị trấn;
đ) Các cơ quan, tổ chức nhà nước
khác.
2. Giải pháp đảm bảo an toàn
thông tin mạng tin học diện rộng tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Chuyển đổi tất cả kết nối hiện
tại sang kết nối mạng theo công nghệ MetroNet, là dịch vụ
mạng đô thị băng rộng (MAN), sử dụng truyền dẫn cáp quang; MetroNet có khả năng
cung cấp rất nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng cùng lúc trên một đường
truyền nối kết về thoại (voice), dữ liệu (data) và hình ảnh (video) như: tổng
đài ảo, điện thoại có hình (video phone), xem phim theo yêu cầu (video on
demand), truyền hình cáp, giám sát từ xa, chính phủ điện tử. Sử dụng MetroNet,
có thể thiết lập nhiều kiểu kết nối như: Điểm-Điểm (Point-to-point), Điểm-Đa điểm
(Point-to-Multipoint) và Đa điểm – Đa điểm (Multipoint-to-Multipoint).
b) Giải pháp kết nối:
- Sở Thông tin và Truyền thông (tại
Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử), Văn phòng UBND tỉnh kết nối mạng với các
cơ quan Trung ương bằng đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ trao đổi dữ liệu.
- Các đơn vị còn lại kết nối với Sở
Thông tin và Truyền thông phục vụ truyền dữ liệu trong mạng WAN, kết nối trao đổi
dữ liệu với Trung ương thông qua kết nối mạng tại Sở Thông tin và Truyền thông.
- Tốc độ đường truyền được các đơn
vị chủ động đăng ký theo nhu cầu truyền dữ liệu.
3. Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin truy cập
Internet cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Thiết lập tất cả các kết nối sẽ
được cấu hình kết nối mạng tin học diện rộng tỉnh trên nền hạ tầng MetroNet;
Các đơn vị cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh truy cập Internet tập trung thông
qua kết nối mạng tin học diện rộng tỉnh đến Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử.
b) Trung tâm Thông tin dữ liệu điện
tử tận dụng đường leased line sẵn có, và đường leased line dự phòng sẽ triển
khai để cấu hình định tuyến đi Internet cho các đơn vị tham gia mạng WAN tỉnh.
c) Các đơn vị lắp kết nối WIFI cho
khách đến công tác, họp, hội nghị cần phải lắp thêm đường truyền Internet riêng
để đảm bảo an toàn cho mạng diện rộng, đường truyền Internet không được đấu nối
trực tiếp với mạng nội bộ của đơn vị.
4.
Các giải pháp duy trì, vận hành
a) Trung tâm Thông tin dữ liệu điện
tử chủ động trong việc giám sát, quản lý, phân tích đảm bảo an toàn thông tin
cho hệ thống mạng; Chủ động thiết lập các chính sách quản lý truy cập mạng WAN
và Internet tập trung.
b) Trung tâm Thông tin dữ liệu điện
tử cấu hình định tuyến kết nối Internet và thiết lập các chính sách bảo mật,
chính sách quản lý để quản lý việc truy cập Internet (chặn các địa chỉ chứa mã
độc, chặn website có nội dung xấu, giới hạn thời gian truy cập…).
c) Tất cả lưu lượng truy cập mạng
Internet đều qua Sở Thông tin và Truyền thông và được kiểm soát sẽ nâng cao khả
năng đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống máy tính, hệ thống mạng nội bộ của
tỉnh, giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây nhiễm, virus, spyware, trojan, backdoor,
worm từ Internet (web, mạng ngang hàng,
…) làm mất dữ liệu, hư hỏng máy móc của các cá nhân, đơn vị.
d) Việc bảo dưỡng truyền dẫn, thay
thế thiết bị do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện.
III. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh
phí chi trả cho việc thực hiện Đề án theo từng năm dự kiến gồm:
a) Kinh phí thuê
đường truyền MetroNet:
- Theo hàng tháng (ước tính):
380.000.000 đồng.
- Tổng 01 năm (ước tính):
4.560.000.000 đồng.
- Hằng năm, các
đơn vị sử dụng đường truyền số liệu MetroNet để kết nối mạng WAN của tỉnh dự
trù kinh phí theo đơn giá và tốc độ phù hợp để các cơ quan có thẩm quyền cấp
kinh phí trong nguồn chi hàng năm của đơn vị.
b) Kinh phí triển
khai Internet tập trung:
- Đường truyền Internet tập trung
(dự kiến):
+ Dự toán 01 tháng: 30.000.000 đồng.
+ Dự toán theo 01 năm: 360.000.000
đồng.
+ Trung tâm Thông tin dữ liệu điện
tử dự toán kinh phí thuê đường truyền Internet tập trung để triển khai chung
cho các đơn vị có kết nối mạng qua MetroNet. Sử dụng đường truyền Internet trực
tiếp hiện có để cân bằng tải cho truy cập dưới hình thức tải về (download).
- Thiết bị phục vụ kết nối
Internet tập trung:
+ Dự toán hàng năm thuê dịch vụ hạ
tầng (dự kiến): 96.800.000 đồng.
+ Đơn vị cung cấp dịch vụ đầu tư
trang thiết bị và lắp đặt tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử để triển
khai, Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử dự toán kinh phí thuê hàng năm để chi
trả cho đơn vị cung cấp.
c) Kinh phí lắp Internet riêng phục
vụ Wifi cho khách tại từng đơn vị (nếu có nhu cầu): các đơn vị tự chi trả.
Khi hạ tầng tại Trung tâm EDIC đáp
ứng việc chia VLAN cho các đơn vị, Trung tâm EDIC tiến hành thiết lập Internet
truy cập công cộng theo hình thức VLAN cho các đơn vị nhằm giảm chi phí thuê
thêm đường truyền Internet riêng từng đơn vị.
d) Kinh phí bảo
dưỡng và xử lý sự cố đầu cuối tại các đơn vị:
+ Trung tâm Thông
tin dữ liệu điện tử dự toán kinh phí sự nghiệp hằng năm để trực tiếp thực hiện
bảo dưỡng, kiểm tra và xử lý mạng nội bộ các đơn vị.
+ Đơn vị cung cấp
dịch vụ MetroNet chịu trách nhiệm bão dưỡng và xử lý hạ tầng truyền dẫn.
2. Nguồn vốn đầu
tư được huy động từ các nguồn vốn sau:
- Nguồn ngân sách
Trung ương.
- Ngân sách sự
nghiệp tỉnh, các địa phương.
- Các nguồn huy động
hợp pháp khác.
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện
triển khai chuyển đổi kết nối mạng: 2017-2018.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông
tin và Truyền thông
a) Xây dựng kế hoạch
chi tiết để triển khai thực hiện chuyển đổi mạng WAN sang mạng MetroNet đảm bảo
an toàn, bảo mật từ các đơn vị cấp tỉnh đến cấp xã; phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức đấu thầu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ theo đúng quy định.
b) Làm việc với Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực để triển
khai thực hiện Đề án.
c) Xây dựng kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác triển khai mạng MetroNet,
Internet tập trung cho cán bộ của Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử nhằm thực
hiện tốt công tác triển khai.
d) Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kết nối mạng, thiết lập chính sách mạng
đảm bảo truy cập an toàn và thông suốt.
đ) Hướng dẫn, đôn
đốc đơn vị cung cấp dịch vụ và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề
án theo đúng tiến độ và quy định hiện hành.
e) Tổ chức kiểm
tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh.
2. Sở Tài
chính
Chủ trì, phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn sự nghiệp
phục vụ triển khai thực hiện Đề án.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
a) Chủ trì, phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông về nhu cầu kinh phí phục vụ đầu tư nâng
cao năng lực cho hạ tầng tại Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử.
b) Tham mưu UBND
tỉnh huy động và bố trí lồng ghép nguồn vốn khác để thực hiện Đề án.
4. Các đơn vị
có kết nối mạng WAN của tỉnh
a) Phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông để triển khai chuyển đổi, lắp đặt và thiết lập kết nối
mạng WAN theo công nghệ MetroNet và triển khai Internet tập trung cho cán bộ,
công chức, viên chức sử dụng.
b) Dự toán kinh
phí hằng năm, lựa chọn gói kết nối phù hợp và ký hợp đồng với nhà cung cấp dịch
vụ triển khai lắp đặt và sử dụng đường truyền MetroNet.
c) Chủ động thuê
đường truyền Internet để kết nối riêng cho khách đến công tác nếu có nhu cầu.
Trong quá trình thiết lập mạng Internet phục vụ cho khách cần phối hợp với
Trung tâm Thông tin dữ liệu điện tử để cấu hình mạng riêng nhằm đảm bảo an toàn
cho mạng nội bộ và mạng WAN của tỉnh.
5. Đơn vị cung
cấp dịch vụ
a) Chủ động liên
hệ và phối hợp các đơn vị để ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ kết nối mạng
MetroNet.
b) Chịu trách nhiệm
bão dưỡng và xử lý hạ tầng truyền dẫn kết nối khi có sự cố.
c) Thay thế thiết
bị kết nối khi hư hỏng.
6. Cán bộ
chuyên trách CNTT
a) Cán bộ chuyên
trách CNTT của các sở, ban, ngành bảo dưỡng, kiểm tra và xử lý sự cố trong mạng
nội bộ của đơn vị và các đơn vị trực thuộc.
b) Cán bộ chuyên
trách CNTT của các huyện, thị xã, thành phố bảo dưỡng, kiểm tra và xử lý sự cố
trong mạng nội bộ của đơn vị và các phòng, ban, phường, xã, thị trấn trực thuộc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng
các cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TVTU, TT HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban,ngành trực thuộc UBND tỉnh;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TC, CT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|