Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2618/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 03/12/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2618/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 03 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 10 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cNghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP, ngày 24/9/2012 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và khuyến khích áp dụng đối với khu vực ngoài đô thị;

Căn cứ Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bn vững cơ sở hạ tầng viễn thông;

Căn cứ Quyết định s 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/4/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Thông tư s01/2007/TT-BKH ngày 7/2/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một sđiều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

Căn cứ Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày ngày 13/7/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 858/TTr-STTTT ngày 30 tháng 10 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương đề án Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính được nêu tại Đề cương đề án Quy hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT HĐND tỉnh (b/c);
-
CT, các PCT UBND tỉnh (b/c);
- CVP, PCVP Đ.N.Trân, CV: XD;
- Lưu: VT,DL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

ĐỀ CƯƠNG

QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2618/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên Đề án: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Phạm vi nghiên cứu và lập Quy hoạch: Trên toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Nhiệm vụ của Quy hoạch

- Thực hiện khảo sát hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn, trong đó tập trung vào hạ tầng mạng cống bể, cột treo cáp; hạ tầng hệ thống nhà trạm viễn thông.

- Nghiên cứu cơ chế quản lý của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quá trình xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng mạng viễn thông.

- Nghiên cứu xu hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, kinh nghiệm của một số nước về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông.

- Trên cơ sở thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu một số phương án và lựa chọn, đề xuất phương án quy hoạch hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

4. Quan điểm xây dựng quy hoạch

- Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch hạ tầng của các ngành khác như: giao thông, xây dựng, điện, nước, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Kết hợp phát triển hạ tầng mạng viễn thông với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững.

- Phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

- Phát triển hạ tầng viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế được đặt trong bối cảnh của khu vực và cả nước.

- Quy hoạch phải đảm bảo định hướng phát triển hạ tầng mạng viễn thông thụ động theo hướng hiện đại và mỹ quan đô thị.

- Lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực ưu tiên trong phát triển dịch vụ và thu hút đầu tư.

- Đổi mới cơ chế quản lý đối với hoạt động xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tạo cơ sở để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, rút ngắn khoảng cách thông tin giữa các vùng miền.

- Tạo cơ sở cho các ngành kinh tế phát triển, động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Đảm bảo tính toàn diện, tính kế thừa và tính hiện đại.

5. Mục tiêu của quy hoạch

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Thống nhất việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng (cống bể, nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn và các thiết bị phụ trợ khác ...) để các doanh nghiệp thực hiện xây dựng, mở rộng mạng lưới mạng viễn thông một cách đồng bộ, khoa học, không chồng chéo theo đúng quy định của pháp luật.

- Làm cơ sở trong xây dựng, mở rộng hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn cho công trình, các công trình lân cận; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ cho cộng đồng; đảm bảo tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Phát triển hạ tầng mạng viễn thông theo đúng định hướng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Bảo đảm phát triển hạ tầng viễn thông bền vững; thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền; bảo đảm bảo vệ môi trường, cảnh quan, mỹ quan đô thị; bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

- Thống nhất, đồng bộ phát triển hạ tầng mạng viễn thông với xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, điểm dân cư nông thôn, với xây dựng, phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện lực, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

- Quy hoạch nhằm xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện các dự án cấp thiết về phát triển hạ tầng mạng viễn thông.

6. Kinh phí lập quy hoạch:

Căn cứ nhiệm vụ của đề án, Sở Thông tin và Truyền thông lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.

7 .Sản phẩm hoàn thành:

- Báo cáo Quy hoạch lập theo nội dung quy định .(kèm theo bản vẽ, bản đồ, CD file điện tử): 10 bộ

- Báo cáo tóm tắt quy hoạch trình duyệt (kèm theo các tờ bản đồ thu nhỏ khổ A3): 25 bộ.

- Bản đồ hiện trạng xây dựng trên cơ sở dữ liệu GIS theo quy chuẩn của UBND tỉnh quy định; Bản đồ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thừa Thiên Huế tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000 theo quy định pháp luật.

- Quy định quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch được phê duyệt;

- Quy định về trình tự thủ tục xây dựng hệ thống cống bể và cột treo cáp, cáp treo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

8. Thời gian thực hiện: Năm 2013-2014

9. Tổ chức thực hiện:

- Cơ quan phê duyệt đề án quy hoạch: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan Trung ương có liên quan.

B. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết của việc lập Quy hoạch

Trong thời gian vừa qua, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng nhanh. Đi đôi với sự phát triển của kinh tế xã hội là sự phát triển của ngành viễn thông. Viễn thông đã có sự phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước, tỷ lệ đóng góp của Viễn thông vào GDP của tỉnh ngày càng cao. Tuy nhiên, việc Viễn thông phát triển nhanh, bùng nổ, đã dẫn tới những bất cập trong phát triển hạ tầng mạng lưới: phát triển hạ tầng chồng chéo, mỗi doanh nghiệp xây dựng một hạ tầng mạng riêng; trạm thu phát sóng dày đặc, cáp treo tràn lan...gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, giảm hiệu quả sử dụng hạ tầng mạng lưới.

Hiện nay, Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã chỉ đạo đề cập đến việc xây dựng, quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông (Luật Viễn thông; Chỉ thị số 422/CT-TTg; Nghị định số 25/2011/NĐ-CP...). Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa những quan điểm chỉ đạo trên tại địa phương.

Công nghệ viễn thông trong thời gian qua có sự thay đổi nhanh chóng: 2G, 3G, 4G, NGN... Xây dựng quy hoạch nhằm đáp ứng xu hướng phát triển của công nghệ.

Từ những sở cứ trên, việc xây dựng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là rất cn thiết

II. Cơ sở pháp lý để xây dựng Quy hoạch

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 4 tháng 12 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 41/2007/NĐ-CP, ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị, hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về các yêu cầu đặc thù của xây dựng ngầm đô thị;

Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, trong đó có các quy định đối với công trình thông tin, viễn thông trong đô thị;

Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP, ngày 24/9/2012 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và khuyến khích áp dụng đối với khu vực ngoài đô thị;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;

Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Nghị Quyết số 53/NQ-CP ngày 17/4/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kđầu (2011-2015) tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

Căn cứ Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 13/7/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND tỉnh ban hành quy định về công tác quy hoạch và quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định s2813/QĐ-UBND ngày 31/12/2011 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2012;

III. Phạm vi của Quy hoạch

Nghiên cứu hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh; phân tích, dự báo xu hướng phát triển, từ đó xây dựng quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: '

1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia bao gồm: Hệ thống truyền dẫn viễn thông quốc tế, liên tỉnh; Hệ thống quản lý, điều khiển, định tuyến, chuyển mạch viễn thông quốc tế, liên tỉnh và khu vực; hệ thống truyền dẫn, phát sóng tín hiệu phát thanh, truyền hình toàn quốc, khu vực và tỉnh.

2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người phục vụ, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông không có người phục vụ.

3. Mạng ngoại vi: tuyến cống bể, tuyến cột treo cáp, tuyến cáp ngầm, tuyến cáp treo.

IV. Nhiệm vụ của Quy hoạch

- Thực hiện khảo sát hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn, trong đó tập trung vào hạ tầng mạng cống bể, cột treo cáp; hạ tầng hệ thống nhà trạm viễn thông.

- Nghiên cứu cơ chế quản lý của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quá trình xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng mạng viễn thông.

- Nghiên cứu xu hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, kinh nghiệm của một số nước về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông.

- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển hạ tầng mạng viễn thông đi đôi với nâng cao chất lượng mạng lưới, đảm bảo mỹ quan đô thị và sử dụng hiệu quả hạ tầng mạng.

- Trên cơ sở thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu một số phương án và lựa chọn, đề xuất phương án quy hoạch hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

V. Quan điểm xây dựng quy hoạch

- Quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch hạ tầng của các ngành khác như: giao thông, xây dựng, điện, nước,phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Kết hợp phát triển hạ tầng mạng viễn thông với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững.

- Phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

- Phát triển hạ tầng viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế được đặt trong bối cảnh của khu vực và cả nước.

- Quy hoạch phải đảm bảo định hướng phát triển hạ tầng mạng viễn thông thụ động theo hướng hiện đại và mỹ quan đô thị.

- Lĩnh vực viễn thông là lĩnh vực ưu tiên trong phát triển dịch vụ và thu hút đầu tư.

- Đổi mới cơ chế quản lý đối với hoạt động xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tạo cơ sở để đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, rút ngắn khoảng cách thông tin giữa các vùng miền.

- Tạo cơ sở cho các ngành kinh tế phát triển, động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Đảm bảo tính toàn diện, tính kế thừa và tính hiện đại.

VI. Mục tiêu của quy hoạch

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

- Thống nhất việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng (cống bể, nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn và các thiết bị phụ trợ khác ...) để các doanh nghiệp thực hiện xây dựng, mở rộng mạng lưới mạng viễn thông một cách đồng bộ, khoa học, không chồng chéo theo đúng quy định của pháp luật.

- Làm cơ sở trong xây dựng, mở rộng hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn cho công trình, các công trình lân cận; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khoẻ cho cộng đồng; đảm bảo tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

- Phát triển hạ tầng mạng viễn thông theo đúng định hướng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Bảo đảm phát triển hạ tầng viễn thông bền vững; thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền; bảo đảm bảo vệ môi trường, cảnh quan, mỹ quan đô thị; bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

- Thống nhất, đồng bộ phát triển hạ tầng mạng viễn thông với xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, điểm dân cư nông thôn, với xây dựng, phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

- Quy hoạch nhằm xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện các dự án cấp thiết về phát triển hạ tầng mạng viễn thông.

PHẦN I. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Vtrí địa lý, điều kiện tự nhiên.

2. Dân số và lao động.

3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội.

4. Đánh giá hạ tầng đô thị

a) Hạ tầng giao thông

b) Hạ tầng đô thị

c) Khu công nghiệp, cụm công nghiệp

d) Khu du lịch, dịch vụ

5. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến sự phát triển hạ tầng viễn thông, thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức.

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

1. Hiện trạng hạ tầng mạng viễn thông

a) Hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh

- Hiện trạng và sơ đồ truyền dẫn các tuyến cáp quang liên tỉnh và nội tỉnh

+ Số lượng

+ Quy mô

+ Quản lý

- Đánh giá hiện trạng mạng truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh

b) Hiện trạng mạng chuyển mạch viễn thông liên tỉnh và nội tỉnh

- Trạm tổng đài, thiết bị chuyển mạch

+ Số lượng

+ Quy mô

+ Quản lý

- Đánh giá hiện trạng mạng chuyển mạch viễn thông liên tỉnh và nội tỉnh

c) Hiện trạng hệ thống truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình

- Hệ thống truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình

+ Số lượng

+ Quy mô

+ Quản lý

- Đánh giá hiện trạng hệ thống truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình

d) Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

- Đánh giá hiện trạng các điểm cung cấp dịch vụ.

đ) Mạng ngoại vi

- Hiện trạng hệ thống tuyến cáp treo

- Hiện trạng hệ thống tuyến cáp ngầm

- Hiện trạng hệ thống cột treo cáp

- Hiện trạng hệ thống cống, bể ngầm

- Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp

- Đánh giá hiện trạng mạng ngoại vi

2. Công tác quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông

a) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

b) Tình hình triển khai thực hiện

c) Đánh giá công tác quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông

3. Đánh giá chung về hiện trạng hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

a) Điểm mạnh

b) Điểm yếu

c) Thời cơ

d) Thách thức

PHẦN II. DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG

I. CĂN CỨ DỰ BÁO

1. Xu hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015; đến năm 2020

a) Kinh tế xã hội

b) Hạ tầng đô thị

c) Dịch vụ, du lịch

2. Đánh giá quá trình phát triển, tăng trưởng các dịch vụ viễn thông giai đoạn 2008-2013

3. Chiến lược, chính sách phát triển lĩnh vực viễn thông đến năm 2020; đến năm 2030.

II. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO

Dự báo phát triển hạ tầng mạng viễn thông thụ động được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp dự báo sau:

1. Phương pháp toán học sử dụng các phương pháp toán học (đối chiếu với phương pháp liệt kê) và các công cụ dự báo.

2. Phương pháp phân tích tổng hợp

3. Phương pháp chuyên gia.

III. DỰ BÁO NHU CẦU

1. Xu hướng phát triển viễn thông

2. Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông

3. Xu hướng công nghệ viễn thông

4. Dự báo xã hội và nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông

PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển hạ tầng viễn thông đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh.

2. Phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

3. Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp.

4. Phát triển hạ tầng viễn thông phải đảm bảo mỹ quan đô thị, đồng bộ với phát triển hạ tầng đông thị của tỉnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

a) Chỉ tiêu về phát triển hạ tầng tầng viễn thông

b) Các chỉ tiêu dùng chung hạ tầng.

c) Các chỉ tiêu về ngầm hóa cáp

III. QUY HOẠCH HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020

1. Quy hoạch mạng truyền dẫn liên tỉnh và nội tỉnh phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng an ninh quốc gia

a) Tuyến truyền dẫn nội tỉnh

- Địa điểm

- Nhu cầu sử dụng đất: vị trí, quy mô, diện tích và phương án sử dụng đất

b) Tuyến truyền dẫn liên tỉnh

- Địa điểm

- Nhu cầu sử dụng đất: vị trí, quy mô, diện tích và phương án sử dụng đất

2. Quy hoạch mạng chuyển mạch viễn thông liên tỉnh và nội tỉnh phục vụ nhiệm vụ Quốc phòng an ninh quốc gia

a) Trạm, tổng đài

- Địa điểm

- Nhu cầu sử dụng đất: vị trí, quy mô, diện tích và phương án sử dụng đất

b) Thiết bị chuyển mạch

3. Quy hoạch hệ thống truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình

a) Địa điểm

b) Nhu cầu sử dụng đất và phương án sử dụng đất.

4. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

a) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

- Địa điểm

- Nhu cầu sử dụng đất: vị trí, quy mô, diện tích và phương án sử dụng đất

b) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

- Địa điểm

- Nhu cầu sử dụng đất: vị trí, quy mô, diện tích và phương án sử dụng đất

5. Quy hoạch mạng ngoại vi

a) Quy hoạch phát triển hệ thống cống, bể

- Tuyến cống bể

- Dung lượng cống bể

- Phương án đầu tư và sử dụng hệ thống cống bể

- Phương án di dời, cải tạo, nâng cấp hệ thống cống bể

- Nhu cầu sử dụng đất: vị trí, quy mô, diện tích và phương án sử dụng

b) Quy hoạch cột treo cáp

- Tuyến cột

- Số lượng cột

- Phương án đầu tư và sử dụng hệ thống cột treo cáp

- Phương án di dời, cải tạo hệ thng cột treo cáp

- Nhu cầu sử dụng đất: vị trí, quy mô, diện tích và phương án sử dụng

c) Quy hoạch ngầm hóa cáp

- Khu vực, tuyến đường ngầm hóa cáp treo

- Phương án đầu tư và hạ ngầm cáp treo

- Phương án di dời tuyến cáp ngầm.

d) Quy hoạch tuyến cáp treo

- Khu vực treo cáp.

- Dung lượng cáp treo

- Phương án đầu tư và sử dụng cáp treo

- Phương án di dời, cải tạo hiện trạng các tuyến cáp treo

đ) Quy hoạch tuyến đường treo dây thuê bao

- Khu vực, tuyến đường treo dây thuê bao

- Dung lượng treo dây thuê bao trên tuyến đường

- Phương án đầu tư và sử dụng dây thuê bao

- Phương án sắp xếp, cải tạo hiện trạng dây thuê bao treo trên ct

IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Hạ tầng mạng truyền dẫn

2. Hạ tầng mạng chuyển mạch

3. Hạ tầng mạng ngoại vi

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Tác động đến môi trường kinh tế

2. Tác động đến môi trường xã hội

3. Tác động đến môi trường sống

PHẦN IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về quản lý nhà nước

2. Giải pháp phát triển hạ tầng viễn thông

3. Giải pháp hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hạ tầng thông.

4. Giải pháp nguồn lực.

5. Giải pháp thực hiện đồng bộ quy hoạch

6. Giải pháp huy động vốn và khuyến khích đầu tư

7. Giải pháp hp tác quốc tế.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền Thông

2. Các sở ban ngành có liên quan

3. Các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố

KẾT LUẬN

1. Kết luận

2. Kiến nghị

PHẦN PHỤ LỤC

I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

II. HỆ THỐNG CÁC BẢNG BIỂU HIỆN TRẠNG

III. HỆ THỐNG CÁC BẢNG BIỂU QUY HOẠCH

IV. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

V. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM

VI. GIẢI THÍCH MỘT SÓ THUẬT NGỮ

VII. BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG

VIII. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2618/QĐ-UBND ngày 03/12/2013 phê duyệt Đề cương đề án Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.741

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.135.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!