Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2382/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Một
Ngày ban hành: 19/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2382/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 19 tháng 08 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 625/TTr-STTTT ngày 30 tháng 7 năm 2009 và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh tại Tờ trình số 37/TTr-TCT30 ngày 19 tháng 8 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai.

1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.

Điều 2. Sở Thông tin và truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật và loại bỏ thủ tục hành chính chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.

Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
 CHỦ TỊCH




Võ Văn Một

 

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TỈNH ĐỒNG NAI

STT

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực xuất bản

1

Cấp phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

2

Cấp phép sử dụng thiết bị ngành in (máy photocopy màu)

3

Cấp phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài

4

Cấp phép hoạt động in gia công cho nước ngoài (sản phẩm không phải là xuất bản phẩm)

5

Cấp phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm

6

Cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh

7

Cấp giấy xác nhận đăng ký in vàng mã

8

Cấp phép hoạt động ngành in

II

Lĩnh vực báo chí

1

Cấp phép xuất bản bản tin

2

Thẩm định hồ sơ đăng ký thiết lập trang tin điện tử trên Internet (Website)

3

Văn bản trả lời về đề nghị tổ chức họp báo

4

Văn bản cho phép thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí

5

Cấp phép thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh (TVRO)

6

Thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động báo chí

7

Thẩm định hồ sơ cấp mới thẻ nhà báo

8

Thẩm định hồ sơ cấp lại thẻ nhà báo

9

Thẩm định hồ sơ đổi thẻ nhà báo

III

Lĩnh vực viễn thông

1

Chấp thuận tọa độ lắp đặt các trạm thu phát sóng di động

2

Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện cho các mạng dùng riêng

3

Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị phát sóng phát thanh - truyền hình

4

Cấp p Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị vi ba vi ba

5

Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị truyền thanh không dây

6

Cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư

IV

Lĩnh vực bưu chính

1

Cấp phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư nội tỉnh

2

Thủ tục xác nhận thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư nội tỉnh

 

 

LĨNH VỰC XUẤT BẢN

CẤP PHÉP XUẤT BẢN TÀI LIỆU KHÔNG KINH DOANH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.

Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (mẫu) (01 bản).

- Bản thảo tài liệu (02 bản).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn xin phép xuất bản tài liệu không kinh doanh [mẫu số 02 - Quyết định số 31/2006/QĐ-BVHTT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)].

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Quyết định 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi; phát hành thông cáo báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, pháp nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.

- Quyết định số 31/2006/QĐ-BVHTT ngày 01/3/2006 của Bộ trưởng Bộ VHTT (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc ban hành các mẫu giấy phép, đơn xin phép, giấy xác nhận đăng ký, tờ khai nộp lưu chiểu sử dụng trong hoạt động xuất bản.

- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản./.

CẤP PHÉP SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGÀNH IN
(MÁY PHOTOCOPY MÀU)

 1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp phép sử dụng thiết bị ngành in.

Bước 2: Đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp và hẹn người nộp ngày, giờ để đến địa điểm kiểm tra thiết bị máy photcopy màu.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép sử dụng thiết bị ngành in (máy photcopy màu).

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông - số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Phiếu đăng ký thiết bị ngành in (mẫu).

- Quy chế sử dụng máy (mẫu).

- Catalogue hay lý lịch máy.

- Hợp đồng mua máy và chứng từ thanh toán.

- Giấy phép nhập khẩu (nếu là máy do cơ sở in nhập khẩu).

- Biểu thống kê thiết bị ngành in (mẫu).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Phiếu đăng ký thiết bị ngành in (mẫu - Chỉ thị 05-1998/CT-BVHTT ngày 28/3/1998).

- Biểu thống kê thiết bị ngành in (mẫu - Chỉ thị 05-1998/CT-BVHTT ngày 28/3/1998).

- Quy chế sử dụng máy (mẫu - Thông tư 04/2008/TT-BTTTT ngày 09/7/2008).

(Ghi chú: Hai mẫu trên chỉ áp dụng tạm thời cho đến khi Bộ ra mẫu mới).

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

- Quyết định số 10/2008/QĐ-BTTTT ngày 26/3/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Xuất bản.

- Chỉ thị 05-1998/CT-BVHTT ngày 28/3/1998 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động in./.

CẤP PHÉP IN GIA CÔNG XUẤT BẢN PHẨM CHO NƯỚC NGOÀI

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp cấp phép hoạt động in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài.

Bước 2: Đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Thông tin và Truyền thông để lấy Mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép hoạt động in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài.

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp phép ghi tên, quốc tịch người đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt in, tên xuất bản phẩm đặt in, số lượng in, cửa khẩu xuất (mẫu).

- Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in.

- Bản sao giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm có công chứng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn xin phép in gia công xuất bản phẩm cho nước ngoài (mẫu số 08 - Quyết định số 31/2006/QĐ-BVHTT).

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.

- Quyết định số 31/2006/QĐ-BHVTT ngày 01/3/2006 của Bộ trưởng Bộ VHTT về việc ban hành các mẫu giấy phép, đơn xin phép, giấy xác nhận đăng ký, tờ khai nộp lưu chiểu sử dụng trong hoạt động xuất bản./.

CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG IN GIA CÔNG CHO NƯỚC NGOÀI
(SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI LÀ XUẤT BẢN PHẨM)

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp cấp phép hoạt động in gia công cho nước ngoài sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép hoạt động in gia công cho nước ngoài sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin cấp phép in gia công cho nước ngoài ghi tên cơ sở in; tên, quốc tịch của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt in; tên sản phẩm đặt in gia công; số lượng in; cửa khẩu in.

- Bản sao mẫu sản phẩm đặt tin (02 bản).

- Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động in hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm./.

CẤP PHÉP TỔ CHỨC TRIỂN LÃM, HỘI CHỢ XUẤT BẢN PHẨM

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp cấp phép hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

- Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép hoạt động triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm.

- Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp phép ghi mục đích, thời gian, địa điểm và tên các đơn vị tham gia triển lãm, hội chợ (mẫu).

- Danh mục xuất bản phẩm để triển lãm, hội chợ.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn xin phép tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm (mẫu số 13 - Quyết định 31/2006/QĐ-BVHTT).

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.

Quyết định số 31/2006/QĐ-BHVTT ngày 01/3/2006 của Bộ trưởng Bộ VHTT về việc ban hành các mẫu giấy phép, đơn xin phép, giấy xác nhận đăng ký, tờ khai nộp lưu chiểu sử dụng trong hoạt động xuất bản./.

CẤP PHÉP NHẬP KHẨU XUẤT BẢN PHẨM KHÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh cho cá nhân, tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng.

- Trường hợp nhập khẩu văn hóa phẩm để phổ biến, phát hành rộng rãi phải kèm theo văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ quan.

- Văn hóa phẩm xin phép được nhập khẩu.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 88/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh./.

CẤP GIẤY XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ IN VÀNG MÃ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp cấp giấy xác nhận đăng ký in vàng mã.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy xác nhận đăng ký in vàng mã.

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy xác nhận đăng ký in vàng mã có ghi rõ tên, địa chỉ của cơ sở xin cấp phép, mục đích, sản phẩm in.

- Sơ yếu lý lịch của chủ cơ sở in.

- Danh mục vàng mã in, mẫu in.

- Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động in hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.

- Thông tư số 04/2008/TT-BTTTT ngày 09/7/2008 của Bộ trưởng Bộ TTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm./.

CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG NGÀNH IN

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp cấp phép hoạt động ngành in.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép hoạt động ngành in.

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn xin cấp phép ghi tên, địa chỉ cơ sở in, mục đích, sản phẩm chủ yếu.

- Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất, danh mục thiết bị chính, lý lịch trích ngang của giám đốc hoặc chủ cơ sở in.

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở in có công chứng.

- Bản cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

* Khoản 1 Điều 31 Luật số 30/2004/QH11 ngày 03/12/2004. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm gồm:

a) Giám đốc hoặc chủ cơ sở in là công dân Việt Nam; có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam; có nghiệp vụ về in và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;

b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để in xuất bản phẩm;

c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;

d) Phù hợp với quy hoạch phát triển in xuất bản phẩm.

* Điều 5 Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 về hoạt động in sản phẩm không phải là xuất bản phẩm. Điều kiện hoạt động in là:

- Hoạt động in là hoạt động sản xuất, kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động in phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu cơ sở in tham gia in sản phẩm là vàng mã, phải đăng ký loại vàng mã dự định in với Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) sở tại.

* Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở in còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Phải có giấy phép hoạt động in khi tham gia hoạt động in sản phẩm báo chí, tem chống giả;

- Phải có văn bản thỏa thuận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có thẩm quyền khi tham gia in các sản phẩm: Chứng minh thư; hộ chiếu; văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân;

- Giám đốc hoặc chủ sở hữu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại Việt Nam khi cơ sở in tham gia in các sản phẩm quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật số 30/2004/QH11 thông qua ngày 03/12/2004 quy định về xuất bản.

- Nghị định số 111/2005/NĐ-CP ngày 26/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản.

- Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21/6/2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm./.

II. LĨNH VỰC BÁO CHÍ

CẤP PHÉP XUẤT BẢN BẢN TIN

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép xuất bản bản tin.

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai xin cấp giấy phép xuất bản bản tin (mẫu) (01 bản).

- Sơ yếu lý lịch của cán bộ lãnh đạo cơ quan xin xuất bản (mẫu) (01 bản).

- Măng sét bản tin (01 bản).

- Giấy chứng nhận thành lập công ty, tổ chức (01 bản).

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.  

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai xin cấp phép xuất bản bản tin [biểu mẫu 1 - Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)].

- Sơ yếu lý lịch cán bộ lãnh đạo cơ quan xuất bản bản tin (mẫu).

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

- Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin có nghiệp vụ quản lý thông tin;

- Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin;

- Xác định rõ nội dung thông tin, mục đích thông tin, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, đối tượng phục vụ của bản tin;

- Có địa điểm làm việc chính thức và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông).

- Quyết định số 53/2003/QĐ-BVHTT, ngày 04/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ban hành Quy chế xuất bản bản tin./.

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THIẾT LẬP TRANG TIN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET (WEBSITE)

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin đăng ký thiết lập trang tin điện tử trên Internet (Website).

Bước 2: Đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp.

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 4: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông để nhận văn bản trả lời của Sở trước khi Sở chuyển hồ sơ ra Bộ Thông tin và Truyền thông để Bộ cấp phép (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận văn bản trả lời sau khi Sở Thông tin Truyền thông đã thẩm định hồ sơ hợp lệ.

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông - số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, có nội dung cam kết tuân thủ các quy định của Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet và các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập;

- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp;

- Đề án thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp gồm những nội dung sau:

+ Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin; các chuyên mục; nguồn tin hợp pháp; quy trình xử lý tin, nhân sự, mẫu bản in trang chủ và các trang chuyên mục chính;

+ Loại hình dịch vụ dùng để cung cấp hoặc trao đổi thông tin (website, forum, blog…);

+ Biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho việc cung cấp và quản lý thông tin;

+ Tên miền dự kiến sử dụng.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Tờ khai đăng ký thiết lập trang tin điện tử trên Internet.

- Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm trang thông tin điện tử.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

- Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Có đủ phương tiện kỹ thuật, nhân sự, chương trình quản lý phục vụ cho việc thiết lập, cung cấp và quản lý thông tin phù hợp với quy mô hoạt động.

- Cam kết của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung trang thông tin điện tử và tuân thủ các quy định tại Nghị định 97/2008/NĐ-CP và các quy định về quản lý thông tin điện tử trên Internet.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin điện tử trên Interrnet.

- Quyết định 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ban hành Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet./.

VĂN BẢN TRẢ LỜI VỀ ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC HỌP BÁO

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Tất cả các tổ chức, công dân muốn họp báo tại tỉnh Đồng Nai phải báo bằng văn bản với Sở Thông tin và Truyền thông chậm nhất là (24) giờ đồng hồ (trong giờ hành chính) trước khi họp báo

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận phòng Báo chí Xuất bản - Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản xin phép họp báo phải ghi rõ: Tổ chức (hoặc cá nhân) xin phép họp báo, mục đích, nội dung, người chủ trì, đối tượng, thời gian và địa điểm tổ chức họp báo.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: Chậm nhất là (24) giờ đồng hồ (trong giờ hành chính) trước khi họp báo.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

- Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.

- Không vi phạm các quy định tại Điều 10 Luật Báo chí.

- Phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo (đối với tổ chức, cá nhân ở trong nước).

- Phải đăng ký bằng văn bản chậm nhất trước 48 giờ (đối với cơ quan nước ngoài và cá nhân người nước ngoài) - Thông tư 84/TTLB-VHTT-NG ngày 31/12/1996.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

- Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

- Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai./.

VĂN BẢN CHO PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN, PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ Ở TRONG NƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin giấy cấp phép thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông.

Bước 3: Trình UBND tỉnh xem xét.

Bước 4: Phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai và Bộ Thông tin và Truyền thông biết.

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Công văn của cơ quan báo chí nêu rõ: Tên đơn vị, mục đích, lý do xin phép, thời gian hoạt động, địa điểm đặt trụ sở, đối tượng phục vụ, phạm vi và phương thức phát hành;

- Văn bản đồng ý của cơ quan chủ quản;

- Bản sao giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

- Quyết định thành lập văn phòng đại diện và quyết định bổ nhiệm cán bộ quản lý;

- Lý lịch của Trưởng đại diện hoặc người phụ trách;

- Danh sách trích ngang của cán bộ, phóng viên, nhân viên;

- Hồ sơ liên quan đến địa điểm đặt trụ sở: Giấy xác nhận quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê, mượn nhà của chủ sở hữu với cơ quan báo chí (kèm theo giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành). Nếu thuê, mượn nhà thuộc sở hữu của Nhà nước để làm trụ sở thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND tỉnh.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

+ Điều kiện thành lập cơ quan đại diện:

- Có trụ sở để đặt cơ quan đại diện ổn định từ 03 năm trở lên;

- Có phương tiện nghiệp vụ, kỹ thuật, tài chính đảm bảo cho hoạt động của cơ quan đại diện;

- Có nhân sự do một người đứng đầu là Trưởng cơ quan đại diện để chịu trách nhiệm điều hành cho mọi hoạt động của cơ quan đại diện;

- Trưởng cơ quan đại diện phải là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí, đã được cấp thẻ nhà báo;

+ Tiêu chuẩn phóng viên thường trú (thuộc cơ quan đại diện hoặc hoạt động độc lập):

- Là người trong biên chế chính thức của cơ quan báo chí hoặc được cơ quan báo chí ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Đã được cấp thẻ nhà báo tại cơ quan báo chí xin đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú;

- Có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên trong thời hạn 01 năm tính đến khi cơ quan báo chí xin phép đặt cơ quan đại diện hoặc cử phóng viên thường trú.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999.

- Quyết định số 07/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 ban hành Quy định quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

- Thông tư 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008 hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí./.

CẤP PHÉP THU CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NƯỚC NGOÀI TRỰC TIẾP TỪ VỆ TINH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu đơn và điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Thông tin Truyền thông.

. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì công chức tiếp nhận viết giấy hẹn trao cho người nộp và hẹn người nộp ngày, giờ để đến địa điểm kiểm tra nơi lắp đặt thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh (TVRO).

. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung cho kịp thời.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, người nộp hồ sơ đến Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu nhận hộ, phải có giấy ủy quyền hợp lệ).

. Trường hợp đủ điều kiện: Người nộp nhận giấy phép thu chương trình truyền hình nước ngoài từ vệ tinh (TVRO).

. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép: Công chức tiếp nhận chuyển cho người nộp hồ sơ văn bản trả lời của Sở Thông tin và Truyền thông.

Thời gian tiếp nhận và trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Sở Thông tin Truyền thông - số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Tờ khai xin cấp giấy phép theo mẫu;

- Văn bản xác nhận địa điểm lắp đặt thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh;

- Văn bản đề nghị của lãnh đạo cơ quan chủ quản đối với các đối tượng quy định ở điểm d khoản 1;

- Bản sao có công chứng giấy phép đầu tư, giấy phép hoạt động đối với các đối tượng quy định tại điểm c khoản 2;

- Văn bản xác nhận lý do thường trú tại Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền đối với đối tượng là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam quy định tại điểm d khoản 2.

- Bản sao có công chứng quyết định công nhận hạng 01 sao trở lên của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và bản sao có công chứng hồ sơ thành lập cơ sở lưu trú du lịch đối với các đối tượng là cơ sở lưu trú du lịch có tiếp nhận khách lưu trú là người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 2.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Tờ khai xin cấp giấy phép thu chương trình truyền hình nước ngoài trực tiếp từ vệ tinh [biểu mẫu 1 - Quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT ngày 29/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)].

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/6/2002 về quản lý việc thu các chương trình truyền hình của nước ngoài.

- Quyết định số 18/2002/QĐ-BVHTT ngày 29/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về việc ban hành Quy chế cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thu chương trình truyền hình nước ngoài./.

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Làm thủ tục xin cấp phép hoạt động báo chí.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ của Sở Thông tin Truyền thông.

Bước 3: Trình UBND tỉnh xem xét có văn bản gửi ra Bộ TTTT.

Bước 4: Trình Bộ TTTT cấp phép.

Bước 5: Phải thông báo cho UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông Đồng Nai biết khi có giấy phép hoạt động.

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động báo chí gồm 04 bản khai:

- Bản khai đăng ký xin cấp giấy phép hoạt động báo chí.

- Bản tổng hợp đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

- Danh sách các cán bộ phụ trách các phòng, ban, nghiệp vụ của cơ quan báo chí.

- Sơ yếu lý lịch của cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí.

- Công văn đề nghị được thành lập cơ quan báo chí của cơ quan chủ quản.

- Đề án tổ chức và hoạt động, bao gồm măng sét dự kiến của cơ quan báo chí; các ấn phẩm phụ.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ TTTT.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): UBND tỉnh.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản khai đăng ký xin cấp giấy phép hoạt động báo chí.

- Bản tổng hợp đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

- Danh sách các cán bộ phụ trách các phòng, ban, nghiệp vụ của cơ quan báo chí.

- Sơ yếu lý lịch của cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

* Yêu cầu hoặc điều kiện 01:

- Có người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, có đội ngũ phóng viên, biên tập viên, đảm bảo cho hoạt động của cơ quan báo chí.

- Người đứng đầu cơ quan báo chí, các chức danh chủ yếu, phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định về người làm báo chí.

- Người đứng đầu cơ quan báo chí chỉ được đảm nhiệm chức vụ này ở một cơ quan báo chí.

* Yêu cầu hoặc điều kiện 02:

- Xác định rõ tên cơ quan báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện đối với mọi loại hình báo chí; phạm vi phát hành chủ yếu, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản.

* Yêu cầu hoặc điều kiện 03:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí.

* Yêu cầu hoặc điều kiện 04:

- Có trụ sở chính thức, có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết bảo đảm cho hoạt động của cơ quan báo chí.

* Yêu cầu hoặc điều kiện 05:

- Đối với tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ quan báo chí ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phải có ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí và việc xin phép hoạt động báo chí đó phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;

- Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí./.

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CẤP MỚI THẺ NHÀ BÁO

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận phòng Báo chí Xuất bản - Sở Thông tin và Truyền Thông, có giấy biên nhận.

Bước 2: Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo cho phóng viên thuộc các cơ quan báo chí của tỉnh đã có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ tại Sở Thông tin - Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản khai của người đề nghị cấp thẻ nhà báo do người đề nghị cấp thẻ nhà báo thực hiện việc kê khai theo mẫu quy định, được người đứng đầu cơ quan báo chí ký duyệt, đóng dấu của cơ quan báo chí (mẫu số 01);

- Những người đề nghị cấp thẻ lần đầu phải có bản sao quyết định biên chế hoặc hợp đồng dài hạn được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công chứng Nhà nước xác nhận;

- Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo của cơ quan báo chí có chữ ký, đóng dấu xác nhận của: Người đứng đầu cơ quan báo chí, đại diện cơ quan chủ quản, đại diện cấp Hội Nhà báo, đại diện Sở Văn hóa - Thông tin (nay là Sở Thông tin và Truyền thông) (đối với cơ quan báo chí địa phương) (mẫu số 2);

- Bản sao giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp có xác nhận của công chứng Nhà nước.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Thẻ.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Bản khai đăng ký cấp thẻ nhà báo [mẫu số 01 - Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)].

- Tổng hợp danh sách đề nghị cấp thẻ nhà báo [mẫu số 02 - Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông)].

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC:

Người được xét cấp thẻ nhà báo phải đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn:

- Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;

- Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 03 năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

- Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí;

- Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp thẻ;

- Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội Nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp thẻ nhà báo.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

- Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cấp, đổi thẻ nhà báo./.

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ CẤP LẠI THẺ NHÀ BÁO

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận phòng Báo chí Xuất bản - Sở Thông tin và Truyền Thông, có giấy biên nhận.

Bước 2: Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo cho phóng viên thuộc các cơ quan báo chí của tỉnh đã có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ tại Sở Thông tin - Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

Các trường hợp được xét cấp lại thẻ nhà báo:

Những người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng làm mất, làm hỏng muốn được cấp lại thẻ phải có đơn gửi Bộ Văn hóa - Thông tin (Cục Báo chí).

Đơn đề nghị cấp lại thẻ phải có ý kiến xác nhận của cơ quan báo chí, đơn vị công tác về trường hợp mất thẻ; nếu hỏng, nát, phải gửi kèm theo thẻ cũ.

b. Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Thẻ.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo chí.

- Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cấp, đổi thẻ nhà báo./.

THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ĐỔI THẺ NHÀ BÁO

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Bộ phận phòng Báo chí Xuất bản - Sở Thông tin và Truyền Thông, có giấy biên nhận.

Bước 2: Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định hồ sơ.

Bước 3: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ nhà báo cho phóng viên thuộc các cơ quan báo chí của tỉnh đã có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ tại Sở Thông tin - Truyền thông. Số 106, đường 30-4, phường Quyết Thắng - Biên Hòa - Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị của cơ quan báo chí, đơn vị công tác mà người đề nghị được đổi thẻ nhà báo mới chuyển đến làm việc;

- Quyết định tiếp nhận công tác (bản chính hoặc bản sao có công chứng);

- Thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan báo chí, đơn vị trước khi chuyển công tác.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.

4. Thời hạn giải quyết: 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Sở Thông tin và Truyền thông.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Thẻ.

8. Phí, lệ phí: Không.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

- Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa -Thông tin hướng dẫn cấp, đổi thẻ nhà báo./.

III. LĨNH VỰC VIỄN THÔNG

CHẤP THUẬN TỌA ĐỘ LẮP ĐẶT CÁC TRẠM THU PHÁT SÓNG DI ĐỘNG

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ nhận văn bản đồng ý địa điểm xây dựng, lắp đặt. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Văn bản đề nghị xem xét địa điểm xây dựng, lắp đặt trạm BTS.

b) Số lượng hồ sơ: 01(bộ).

4. Thời hạn giải quyết:

10 ngày kể từ ngày Sở Thông tin và Truyền thông nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản chấp thuận tọa độ lắp đặt trạm thu phát sóng di động.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Văn bản đề nghị xem xét địa điểm xây dựng, lắp đặt trạm BTS theo mẫu văn bản đề nghị xin phép địa điểm xây dựng lắp đặt trạm BTS do Sở Thông tin và Truyền thông tự ban hành.  

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định ban hành quy định về cấp phép xây dựng đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, số 46/2008/QĐ-UBND ngày 18/8/2008./.

CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN CHO CÁC MẠNG DÙNG RIÊNG

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu khai hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ, sau đó chuyển ngay hồ sơ lên Cục Tần số vô tuyến điện trong ngày làm việc.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy phép được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Công văn đề nghị cấp phép sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện do đơn vị soạn thảo gửi: Cục Tần số vô tuyến điện.

- Bản khai máy theo mẫu 1g.

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực: Quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.  

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Tần số vô tuyến điện.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Số tiền cụ thể tùy theo mỗi tần số phát được cấp và theo đơn vị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc theo phạm vi hoạt động.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bản khai xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện cho các mạng dùng riêng theo mẫu 1g.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.     

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện, số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004.

Quyết định số 22/2005/QĐ-BTC, ngày 11/4/2005 ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện./.

CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT SÓNG PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu khai hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ, sau đó chuyển ngay hồ sơ lên Cục Tần số vô tuyến điện trong ngày làm việc.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy phép được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép;

- Bản khai xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa - Thông tin cấp (với đối tượng là cơ quan báo chí);

- Văn bản đề nghị của Bộ Văn hóa - Thông tin hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (với đối tượng chưa xếp loại là cơ quan báo chí, có nhiệm vụ phát lại chương trình của Đài Phát thanh, Truyền hình Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Tần số vô tuyến điện.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực II.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí:

- Máy phát thanh của đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 1.400.000 đồng.

- Máy phát thanh của đài huyện, thị xã: 300.000 đồng.

- Máy phát thanh do phường, xã quản lý: 200.000 đồng.

- Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài ngành phát thanh - truyền hình: 300.000 đồng.

- Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại: 600.000 đồng.

- Máy phát hình của đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 8.000.000 đồng.

- Máy phát hình của đài huyện, thị xã: 800.000 đồng.

- Máy phát hình do phường, xã quản lý: 400.000 đồng.

- Máy phát hình của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài ngành phát thanh - truyền hình: 1.200.000 đồng.

- Máy phát hình của các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại: 26.000.000 đồng

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bản khai xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị phát sóng phát thanh - truyền hình theo mẫu 1d.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện, số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004.

Quyết định số 22/2005/QĐ-BTC, ngày 11/4/2005 ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện./.

CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ VI BA

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu khai hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ, sau đó chuyển ngay hồ sơ lên Cục Tần số vô tuyến điện trong ngày làm việc.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy phép được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép;

- Bản khai xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật quyết định thành lập đối với tổ chức/giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã/hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc bên nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;

- Đối với các thiết bị phát sóng VTĐ thuộc mạng phải cấp giấy phép thiết lập mạng, phải cung cấp thêm:

. Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, trong đó nêu rõ: Cấu hình mạng, phạm vi hoạt động, công nghệ sử dụng, thiết bị, tần số xin sử dụng;

. Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật giấy phép thiết lập mạng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Tần số vô tuyến điện.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực II.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép. .

8. Phí, lệ phí:

Số tiền cụ thể tùy theo mỗi tần số phát được ấn định cho 01 máy phát, tính theo băng tần và độ rộng băng tần chiếm dụng.  

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bản khai xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị vi ba theo mẫu 1e.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.     

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện, số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004.

Ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện, số 22/2005/QĐ-BTC, ngày 11/4/2005./.

CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐỐI VỚI THIẾT BỊ TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu khai hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ, sau đó chuyển ngay hồ sơ lên Cục Tần số vô tuyến điện trong ngày làm việc.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy phép được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp phép sử dụng máy phát và tần số vô tuyến điện do đơn vị soạn thảo gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Văn bản đề nghị của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí:

- Máy phát thanh của đài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 1.400.000 đồng.

- Máy phát thanh của đài huyện, thị xã: 300.000 đồng.

- Máy phát thanh do phường, xã quản lý: 200.000 đồng.

- Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp ngoài ngành phát thanh - truyền hình: 300.000 đồng.

- Máy phát thanh của các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại: 600.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn xin kiêm bản khai xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với thiết bị truyền thanh không dây.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện, số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004.

Ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện, số 22/2005/QĐ-BTC, ngày 11/4/2005./.

CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐÀI VÔ TUYẾN ĐIỆN NGHIỆP DƯ

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu khai hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ, sau đó chuyển ngay hồ sơ lên Cục Tần số vô tuyến điện trong ngày làm việc.

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy phép được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn xin cấp giấy phép;

- Bản khai xin cấp giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện;

- Bản sao chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp hoặc công nhận;

- Bản sao hộ chiếu cùng thẻ thường trú hoặc chứng nhận tạm trú hay thẻ tạm trú (đối với khai thác viên nước ngoài).

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Tần số vô tuyến điện.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Trung tâm Tần số vô tuyến điện Khu vực II.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí:

- Số tiền cụ thể tùy theo băng tần được cấp phép: 240.000 đồng/01 băng tần.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Bản khai xin cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện đối với đài vô tuyến điện nghiệp dư (theo mẫu 1b).

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông về tần số vô tuyến điện, số 24/2004/NĐ-CP ngày 14/01/2004.

Ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép tần số vô tuyến điện và phí sử dụng tần số vô tuyến điện, số 22/2005/QĐ-BTC, ngày 11/4/2005./.

IV. LĨNH VỰC BƯU CHÍNH

CẤP PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT THƯ NỘI TỈNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu khai hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy phép được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư.

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực chuyển phát.

- Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có).

- Đề án kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư, gồm các nội dung chính sau:

+ Thông tin về doanh nghiệp: Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, website và email (nếu có) của trụ sở chính, trụ sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý, các điểm phục vụ và các thông tin liên quan khác.

+ Loại hình dịch vụ đang cung ứng hoặc dự kiến cung ứng.

+ Địa bàn cung ứng dịch vụ hoặc dự kiến địa bàn cung ứng dịch vụ.

+ Cơ cấu tổ chức và hệ thống quản lý điều hành dịch vụ.

+ Quy trình khai thác dịch vụ: Trình bày quy trình thu gom, chia chọn, vận chuyển và phát thư; phương thức cung ứng dịch vụ (doanh nghiệp tự tổ chức cung ứng dịch vụ hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác) và các thông tin liên quan khác.

+ Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động chuyển phát thư.

+ Phân tích lợi ích kinh tế - xã hội, tính khả thi của đề án thông qua các chỉ tiêu kinh tế, tài chính như: Dự kiến sản lượng, doanh thu, số lao động, chi phí, thuế nộp ngân sách, kết quả kinh doanh (mức lỗ/lãi), tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (trường hợp doanh nghiệp chưa hoàn vốn đầu tư), khả năng tạo lợi ích cho nền kinh tế và xã hội (nếu có) trong các năm tương ứng với thời hạn đề nghị cấp giấy phép.

- Mẫu chứng từ nhận gửi.

- Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ chuyển phát thư.

- Bảng giá cước, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ chuyển phát thư.

- Tài liệu chứng minh người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có kinh nghiệm tối thiểu 01 năm trong lĩnh vực bưu chính hoặc chuyển phát.

 - Bản thỏa thuận với đối tác nước ngoài để chuyển phát thư ra nước ngoài; nhận thư từ nước ngoài về phát tại Việt Nam (đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư trong phạm vi Quốc tế).

- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực: Quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị.

b) Số lượng hồ sơ: 04 bộ, trong đó 01 bộ bản chính, 03 bộ bản sao.

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày Sở Thông tin và Truyền thông nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Thông tin và Truyền thông.

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí:

Lệ phí cấp giấy phép hoạt động bưu chính viễn thông.

- Giấy phép mở dịch vụ bưu chính mới: 5.000.000 đồng.

- Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính: 2.000.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư tại Phụ lục IV của Thông tư 08/2008/TT-BTTTT ngày 23/12/2008.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính số 215/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động bưu chính viễn thông.

Quyết định của Bộ Tài chính số 76/2006/QĐ-BTC ngày 29/12/2006 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 215/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động bưu chính viễn thông.

Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 128/2007/NĐ-CP số 08/2008/TT-BTTTT ngày 23/12/2008 của Bộ TTTT./.

THỦ TỤC XÁC NHẬN THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT THƯ NỘI TỈNH

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Đến Sở Thông tin và Truyền thông để lấy mẫu khai hoặc tải mẫu về để điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 2. Nộp đầy đủ hồ sơ tại Sở Thông tin và Truyền thông. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận sẽ viết phiếu hẹn nhận kết quả cho người nộp hồ sơ.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 3: Đến ngày hẹn trong phiếu, đến nơi nộp hồ sơ đóng lệ phí và nhận giấy phép được cấp. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép sẽ nhận được văn bản trả lời của cơ quan có thẩm quyền.

- Thời gian trả hồ sơ:

Sáng: Từ 07h đến 11h30;

Chiều: Từ 13h đến 16h30;

(Trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ).

2. Cách thức thực hiện:

Nộp trực tiếp tại phòng Bưu chính Viễn thông Sở Thông tin và Truyền thông - 106 đường 30/4, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa, Đồng Nai.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát theo mẫu.

- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ chuyển phát.

- Bảng giá cước, tiêu chuẩn chất lượng, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ chuyển phát.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ bản chính.

4. Thời hạn giải quyết:

30 ngày làm việc kể từ ngày Sở Thông tin và Truyền thông nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Thông tin và Truyền thông.

d) Cơ quan phối hợp: Không.

7. Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy phép.

8. Phí, lệ phí: Không.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu văn bản thông báo hoạt động kinh doanh dịch vụ chuyển phát tại Phụ lục I của Thông tư 08/2008/TT-BTTTT ngày 23/12/2008.

10. Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC: Không.

11. Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định về dịch vụ chuyển phát số 128/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007.

- Thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 128/2007/NĐ-CP số 08/2008/TT-BTTTT ngày 23/12/2008 của Bộ TTTT./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2382/QĐ-UBND ngày 19/08/2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.970

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.133.138
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!