ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2201/QĐ-UBND
|
Tiền Giang,
ngày 11 tháng 9 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT LỘ TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG/TRANG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN
2013 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011
của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến
trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày
22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành
nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;
Xem xét đăng ký của các ngành, địa phương và
đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số
41/TTr-STTTT ngày 05/9/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Lộ trình cung cấp dịch
vụ công trực tuyến trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các
Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị, thành triển khai, hướng dẫn, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền
thông, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị,
thành căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Kim Mai
|
LỘ TRÌNH
CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG/TRANG THÔNG TIN ĐIỆN
TỬ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2013 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu chung:
- Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục
vụ cho tổ chức, người dân, doanh nghiệp; góp phần tăng tính công khai minh bạch
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác quản lý nhà nước; tiết kiệm thời gian, chi phí cho cơ quan
nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; đẩy mạnh thực hiện cải cách hành
chính của tỉnh;
- Xác định và đưa ra lộ trình cụ thể về cung cấp
các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đến cuối năm 2014, tất cả các sở ngành tỉnh,
UBND cấp huyện phải xây dựng cổng/trang thông tin điện tử, đảm bảo các quy định
tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ, Thông tư số
26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 và Thông tư số 24/2011/TT-BTTTT ngày 20/9/2011
của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đến Quý II/2015:
+ Tất cả các sở ngành tỉnh, UBND cấp huyện có
cổng/trang thông tin điện tử bắt buộc chuyển đổi 100% các dịch vụ công có sử dụng
biểu mẫu thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và đảm bảo cung cấp trên
các cổng/trang thông tin của cơ quan mình và tại cổng thông tin điện tử của tỉnh,
giúp các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng tìm thấy (trực tiếp hoặc
qua các đường liên kết) thông tin về thủ tục hành chính và các biểu
mẫu liên quan đến các thủ tục này.
+ Cổng thông tin điện tử của tỉnh đảm bảo khả
năng liên thông, tích hợp với các Cổng/Trang thông tin điện tử của các sở ngành
tỉnh, UBND cấp huyện.
- Đến năm 2015, có ít nhất 10 dịch vụ công trực
tuyến được cung cấp ở mức độ 3.
- Đến năm 2020, phấn đấu đạt ít nhất 20 dịch vụ
công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 3 và lựa chọn một số dịch vụ công
trực tuyến đang ở mức độ 3 để nâng cấp thành dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4 (thí điểm từ 1 đến 2 dịch vụ công trực tuyến).
3. Yêu cầu:
- Việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phải
đảm bảo các điều kiện, yêu cầu về số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử lý lớn; đảm bảo
mức độ sẵn sàng cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bao gồm: hạ tầng,
nhân lực, nguồn lực tài chính, mức độ phức tạp của dịch vụ, khả năng sẵn sàng kết
nối liên thông và đặc biệt là khả năng sẵn sàng tham gia sử dụng dịch vụ công
trực tuyến của người dân và doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân liên quan được hưởng
lợi từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến
cần đảm bảo chặt chẽ theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và phù hợp
điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời đảm bảo khả năng liên thông, tích hợp
với các Bộ ngành Trung ương.
II. NỘI DUNG
1. Danh mục các dịch vụ công (DVC) trực
tuyến phải cung cấp trong giai đoạn 2013 - 2015
a) Số liệu chung:
- Tổng số huyện, thị xã, thành phố: 10
- Tổng số xã, phường, thị trấn: 169
- Tổng số thủ tục hành chính: 1.441
Trong đó:
+ Số thủ tục hành chính cấp tỉnh: 1.146
+ Số thủ tục hành chính cấp huyện: 152
+ Số thủ tục hành chính cấp xã, phường: 143
b) Danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, 4 cung cấp trong giai đoạn 2013 - 2015:
Đến cuối năm 2015, các dịch vụ hành chính
công trọng điểm sau đây phải được cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức
độ 3:
TT
|
Loại dịch
vụ công
|
Cơ quan chủ
trì thực hiện
|
1
|
Cấp giấy chứng nhận đầu tư
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
2
|
Thông báo thực hiện khuyến mãi
|
Sở Công Thương
|
3
|
Cấp, đổi giấy phép lái xe
|
Sở Giao thông vận tải
|
4
|
Giải quyết khiếu nại, tố cáo
|
Thanh tra tỉnh
|
5
|
Cấp phép xuất bản tin
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
6
|
Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh
doanh
|
7
|
Thẩm định hồ sơ và đề nghị cấp phép trang
Thông tin điện tử
|
8
|
Cấp giấy phép hoạt động in
|
9
|
Đăng ký kinh doanh
|
Phòng Tài chính - Kế hoạch UBND các huyện: Cái
Bè, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Đông và Thành phố Mỹ Tho
|
10
|
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng
ký quyền sử dụng đất huyện Gò Công Đông
|
Ngoài ra, những cơ quan có nhu cầu cung cấp
các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 ngoài danh mục nêu trên có văn bản
xin chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh theo hướng dẫn của Sở Thông tin và
Truyền thông.
2. Lộ trình triển khai trong giai đoạn 2013
- 2015
a) Từ tháng 06/2013 đến tháng 12/2015:
- Lập, phê duyệt và triển khai dự án nâng cấp
Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Tất cả các dịch vụ công có sử dụng biểu
mẫu phải đạt mức độ 2 và tích hợp dịch vụ công mức độ 2 và 3 của các Sở
ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện vào cổng thông tin điện tử của tỉnh.
- Các thủ tục hành chính và các biểu
mẫu liên quan đến danh mục dịch vụ công trọng điểm được rà soát và
chuẩn hóa để có thể triển khai dưới dạng điện tử.
- Các cơ quan, đơn vị triển khai hoàn tất các dự
án ứng dụng công nghệ thông tin đã được phê duyệt nhằm trang bị các
phần mềm tác nghiệp cơ bản liên quan đến các dịch vụ công trọng điểm
trong danh mục. Các đơn vị có trong lộ trình này nhưng chưa có chương trình,
dự án, đề án, hạng mục để triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến thì tiến
hành lập chương trình, dự án, đề án, hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin
và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định để triển khai
thực hiện.
b) Từ tháng 7/2014 đến hết năm 2015:
- Hoàn thiện việc cung cấp các dịch vụ công
trực tuyến trọng điểm mức độ 3; Thực hiện liên thông tất cả các
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo quy định của Chính phủ.
Ngoài các dịch vụ công trực tuyến phải triển khai, các Sở ngành và Ủy ban
nhân dân cấp huyện tập trung đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng cung cấp dịch
vụ công mức độ 3 phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm công
tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước của tỉnh,
giai đoạn 2013 - 2015.
3. Định hướng đến năm 2020
Cung cấp ít nhất 20 dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3 và lựa chọn một số dịch vụ công trực tuyến đang ở mức độ 3 để
nâng cấp thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phục vụ chủ yếu cho tổ
chức, doanh nghiệp, người dân.
III. KINH PHÍ
Lộ trình này thực hiện trên cơ sở các chương
trình, dự án, hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2015 đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt theo Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 13/06/2011.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp hành chính
- Các sở ngành tỉnh, UBND cấp huyện cam kết triển
khai thực hiện lộ trình dịch vụ công trực tuyến theo Lộ trình này.
- Khẩn trương tiến hành cải tiến, sơ đồ hóa quy
trình của các thủ tục hành chính trước khi tự động hóa các thủ tục này; đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào phục vụ công việc, cần đẩy mạnh xây dựng dịch vụ
công cung cấp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành phần để phục
vụ cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ công chức, người dân và doanh nghiệp.
- Gắn mức độ hoàn thành lộ trình cung
cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành, địa phương với công tác thi đua khen
thưởng ứng dụng công nghệ thông tin, khen thưởng cải cách hành chính, thi đua
hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị hàng năm của cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
2. Giải pháp kỹ thuật, công nghệ
- Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin (hạ tầng mạng,
phần cứng) đồng bộ cho tất cả các đơn vị.
- Triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến phải
đảm bảo các tiêu chuẩn về xây dựng phần mềm, quy chuẩn kỹ thuật và gắn với các
giải pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Chú trọng thẩm định kỹ về khả
năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mức độ an toàn bảo mật đối với
các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước của tỉnh.
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp viễn thông đưa thiết bị đầu cuối Internet tốc độ cao, giá rẻ đến vùng
sâu, vùng xa để mọi người dân có cơ hội tiếp cận với thông tin trên môi trường
mạng.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học
công nghệ nhằm hỗ trợ triển khai xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực
tuyến.
3. Giải pháp nhân lực
Tuyển dụng, bố trí nhân lực đầy đủ, có trình độ
tin học đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý, vận hành, sử dụng các hệ thống xử
lý dịch vụ công trực tuyến, quản trị trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
4. Giải pháp tổ chức, triển khai
- Định kỳ (1 năm/01 lần) tổ chức khảo sát mức độ
sử dụng và mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với dịch vụ công
trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (khảo sát trực tiếp, khảo
sát qua website, email…).
- Thường xuyên rà soát, tiếp nhận ý kiến của các
cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý dịch vụ công trực tuyến của các
cơ quan và ý kiến của người dân, doanh nghiệp thông qua mục “Tiếp nhận ý kiến
góp ý” trên các trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Từ đó từng bước sửa
đổi, nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến phù hợp hơn với tổ chức, người dân,
doanh nghiệp.
- Đánh giá những mô hình, giải pháp triển khai dịch
vụ công trực tuyến đạt hiệu quả cao để rút kinh nghiệm trên địa bàn tỉnh.
5. Giải pháp nâng cao nhận thức, thu hút
người sử dụng
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu các
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đã được triển khai tại các cơ quan, địa
phương và những thuận lợi, hiệu quả mang lại của việc sử dụng dịch vụ công trực
tuyến cho doanh nghiệp, người dân dưới nhiều hình thức: thông qua báo, đài, cổng
thông tin điện tử của tỉnh, website của cơ quan, tờ rơi, sổ tay hướng dẫn dịch
vụ công, thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn...
- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị
chuyên đề về dịch vụ công trực tuyến, phổ biến, giới thiệu các giải pháp có
liên quan đến dịch vụ công trực tuyến như: chữ ký số, an toàn bảo mật, các giải
pháp cung cấp dịch vụ công phổ biến…) nhằm nâng cao nhận thức, trang bị các kiến
thức, kỹ năng cần thiết, cho lãnh đạo, cán bộ, doanh nghiệp, người dân về dịch
vụ công trực tuyến.
- Đối với mỗi dịch vụ công trực tuyến cấp 3, 4
tiến hành cung cấp thông tin liên hệ, hướng dẫn sử dụng đầy đủ, dễ hiểu để
doanh nghiệp, người dân dễ dàng thao tác khi sử dụng các dịch vụ.
- Đề ra giải pháp, chính sách ưu tiên cụ thể cho
doanh nghiệp, người dân khi tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
6. Giải pháp tài chính
Nguồn kinh phí thực hiện theo các chương
trình, dự án, đề án, hạng mục có liên quan đến thực hiện lộ trình đã
được đưa vào Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hàng năm và giai đoạn 2011 -
2015 (Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 13/06/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trách nhiệm của các Sở ngành tỉnh và Ủy ban nhân
dân cấp huyện như sau:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các
quy định, chỉ đạo về ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện Lộ
trình; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để triển khai
thực hiện Lộ trình. Theo dõi, đôn đốc triển khai các chương trình, dự
án, hạng mục liên quan đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì phối hợp với Đài phát thanh và Truyền
hình, Báo Ấp Bắc và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên
truyền, giới thiệu các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các cơ quan, địa
phương đến doanh nghiệp, người dân thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị khi thực
hiện xây dựng dự án ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến triển
khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo tính khả thi theo lộ trình
cung cấp dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc
triển khai nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh
(www.portal.tiengiang.gov.vn), mở rộng xây dựng các trang thành phần đảm bảo vận
hành ổn định, đảm bảo đầu mối truy cập dịch vụ công trực tuyến của các
tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Phối hợp kiểm tra, giám sát tiến độ,
chất lượng triển khai các dự án về công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị
trong tỉnh.
- Phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện công tác thi
đua khen thưởng cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị gắn với tiến
độ, chất lượng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước
của tỉnh.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập
dự án nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh trình phê duyệt, đảm bảo việc
tích hợp thông tin, dữ liệu với các trang thành phần và cung cấp dịch vụ công
trực tuyến mức 3,4 theo Lộ trình này.
3. Sở Nội vụ
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan
trình UBND tỉnh ban hành quy trình thống nhất trong việc tiếp nhận và giải
quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông
theo quyết định của UBND tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua khen thưởng cải cách
hành chính, thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị hàng năm của Tỉnh gắn với
công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin.
4. Sở Tài chính
- Bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án,
đề án, hạng mục liên quan đến triển khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến của
các cơ quan theo Lộ trình này.
- Cân đối, đảm bảo kinh phí cho các chương
trình, dự án, đề án, hạng mục liên quan đến triển khai xây dựng dịch vụ công
trực tuyến khác, khi được Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
- Hướng dẫn nghiệm thu, quyết toán các dự
án hoàn thành.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm và hàng năm của tỉnh cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, triển
khai xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo Lộ trình này.
Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt
các dự án đầu tư các hạng mục để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của các
cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền và quy mô dự án.
6. Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở,
ngành tỉnh có liên quan
- Căn cứ vào lộ trình cung cấp dịch vụ công trực
tuyến chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để triển khai thực hiện
đúng theo tiến độ.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây
dựng các dự án về hệ thống thông tin của ngành, xây dựng, nâng cấp trang thông
tin điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến của ngành, địa phương mình, đảm
bảo các yêu cầu, quy chuẩn kỹ thuật và an toàn thông tin.
- Có trách nhiệm duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt
động trang thông tin điện tử cơ quan, đơn vị; đảm bảo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật, kể cả cho việc cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến; đẩy mạnh
công tác thông tin, tuyên truyền về công dụng, lợi ích và hiệu quả của công tác
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị, đến các tổ chức, cá nhân
có liên quan./.