Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 211-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 07/04/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 211-TTg

Hà Nộingày 07 tháng 4 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Xét tờ trình số 405 /CNTT ngày 29 tháng 2 năm 1995 về việc xin phê duyệt kế hoạch tổng thể Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin;
Căn cứ ý kiến đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tại công văn số 3690/UB-KHGDMT ngày 8 tháng 12 năm 1994 và của Bộ Tài chính số 2843/TC-HCVX ngày 31 tháng 10 năm 1994
,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin - Kế hoạch tổng thể đến năm 2000.

Điều 2. Bộ trưởng các Bộ: Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

CHƯƠNG TRÌNH

QUỐC GIA VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ ĐẾN NĂM 2000
(Ban hành kèm theo Quyết định số 211/TTg ngày 7/4/1995)

Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP ngày 4/8/1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90 đã nêu khái quát tình hình công nghệ thông tin của nước ta, khẳng định các quan điểm, mục tiêu và nội dung phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đến năm 2000 và đề ra các biện pháp lớn để thực hiện chủ trương quan trọng đó. Bản kế hoạch tổng thể này trình bày một cách hệ thống các nội dung công việc cần được triển khai từ nay đến năm 2000 để thực hiện Nghị quyết 49/CP nói trên.

Mục tiêu chung của việc xây dựng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta đến năm 2000, như đã được xác định trong Nghị quyết 49/CP, là:

Xây dựng những nền móng bước đầu vững chắc cho một kết cấu hạ tầng về thông tin trong xã hội có khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thông tin trong quản lý nhà nước và trong các hoạt động kinh tế - xã hội; đồng thời tích cực xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, góp phần chuẩn bị cho nước ta có vị trí xứng đáng trong khu vực khi bước vào thế kỷ 21.

Mục tiêu chung đó được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể sau đây:

a) Xây dựng hệ thống các máy tính và các phương tiện truyền thông được liên kết với nhau trong các mạng với những công cụ phần mềm đủ mạnh và các hệ thông tin và cơ sở dữ liệu, có khả năng phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước và các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế. Một số hệ thông tin trong nước được ghép nối với các mạng thông tin quốc tế;

b) Phát triển rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hiện đại hoá dần các ngành sản xuất, dịch vụ quan trọng và an ninh, quốc phòng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò khảo sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác;

c) Phổ cập " văn hoá thông tin" trong xã hội nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc chuẩn bị hướng tới một " xã hội thông tin".

d) Xây dựng cơ sở cho một ngành công nghiệp công nghệ thông tin, làm ra được các sản phẩm và dịch vụ tin học có giá trị, ưu tiên phát triển công nghiệp "phần miềm", đồng thời tận dụng các khả năng chuyển giao công nghệ để phát triển một cách thích hợp các cơ sở sản xuất linh kiện và thiết bị tin học hiện đại.

Nhằm thực hiện các mục tiêu đó, kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ thông tin ở nước ta sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phát triển các nguồn tiềm lực và xây dựng kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin, để ngành công nghệ thông tin có đủ năng lực thực hiện các dự án về tin học hoá và được ứng dụng sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng từng bước vững chắc ngành công nghiệp công nghệ thông tin của nước nhà.

2. Thực hiện các dự án tin học hoá chủ chốt trong quản lý nhà nước và trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền sản xuất và kinh tế của nước ta.

I. PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC VÀ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

1/ Giáo dục và đào tạo về công nghệ thông tin.

a) Cơ cấu nhân lực cần cho sự phát triển công nghệ thông tin:

Đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin cần cho sự phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm tới bao gồm chủ yếu các loại chuyên viên về: phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình, giáo viên và nghiên cứu viên về công nghệ thông tin, chuyên gia biên soạn tài liệu, kỹ sư lắp đặt, bảo trì, sửa chữa các thiết bị máy tính, kỹ sư hệ thống để cài đặt và bảo dưỡng các hệ thống phần mềm, kỹ sư mạng máy tính và truyền thông, chuyên viên phân tích kinh tế đối với các hệ thống tin học, chuyên viên quản trị các dự án tin học.

Số lượng đội ngũ chuyên viên nói trên ước tính cho nhu cầu đến năm 2000 là không dưới 20.000 người, trong đó hơn một nửa là chuyên viên lập trình, khoảng 1/4 là phân tích viên hệ thống và 1/4 các loại chuyên viên khác.

Cùng với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin, cần có kế hoạch giáo dục, đào tạo và huấn luyện để cán bộ lãnh đạo và quản lý, chuyên viên các ngành kinh tế, kỹ thuật trong mọi lĩnh vực có kiến thức và kỹ năng cần thiết sử dụng các phương tiện của công nghệ thông tin như một loại công cụ lao động hiện đại trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

Đẩy mạnh việc phổ cập giáo dục Tin học trong Nhà trường Trung học là biện pháp hết sức quan trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ tiếp cận với các kiến thức và phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, tạo cơ sở rộng lớn cho việc chọn lựa, đào tạo một cách nhanh chóng đội ngũ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin sau này.

b) Các biện pháp tăng cường giáo dục và đào tạo về công nghệ thông tin:

Để có được nguồn nhân lực về công nghệ thông tin như trình bày ở trên, từ nay đến năm 2000 sẽ thực hiện các biện pháp chủ yếu sau đây:

- Xây dựng mới hoặc hoàn thiện các khoa công nghệ thông tin tại các Trường Đại học Tổng hợp và Bách khoa trong cả nước. Các khoa công nghệ thông tin này cần được trang bị đầy đủ và hiện đại về các phương tiện máy tính và truyền thông, có nội dung chương trình đào tạo chính quy, và thu hút được vào đội ngũ giáo viên (chính nhiệm và kiêm nhiệm) các chuyên viên giỏi về công nghệ thông tin trong cả nước.

Trong kế hoạch 1995-1996 cần xúc tiến ngay việc tăng cường (hoặc tổ chức lại) các khoa công nghệ thông tin ở các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, để mỗi khoa công nghệ thông tin đó có khả năng tiếp nhận hàng năm từ 100 đến 200 sinh viên mới theo chương trình học 4 năm.

- Mở hệ đạo tạo chuyên nghiệp với chương trình học hai năm để đào tạo các lập trình viên máy tính và các kỹ thuật viên tin học. Hệ đạo tạo này được thực hiện trong các khoa công nghệ thông tin của các Trường Đại học hoặc trong các Trường đào tạo chuyên nghiệp về công nghệ thông tin. Từ nay đến năm 2000, hệ đào tạo chuyên nghiệp này phải có khả năng nhận vào học hàng năm khoảng 2000 sinh viên mới.

- Cùng với việc đào tạo chuyên nghiệp tại các khoa công nghệ thông tin nói trên, cần tăng cường chương trình đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin cho sinh viên học các ngành khoa học, kỹ thuật và kinh tế ngoài ngành Tin học. Mở các lớp đào tạo lại để chuyển một số lượng khá lớn các cán bộ, kỹ sư hoặc sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khác (toán, lý, kinh tế, kỹ thuật,...) thành chuyên viên tin học.

- Xây dựng một số Trung tâm đào tạo nâng cao về công nghệ thông tin. Các Trung tâm này tổ chức các khoá học ngắn hạn hoặc trung hạn nhằm nâng cao trình độ, cập nhật các tri thức và phương pháp mới của công nghệ thông tin hiện đại cho đội ngũ chuyên viên và giáo viên, nghiên cứu viên của ta. Các trung tâm đào tạo nâng cao được tổ chức thí điểm tại Bộ Giáo dục và đào tạo, bên cạnh các trường Đại học, các viện nghiên cứu, hoặc là các trung tâm độc lập do các công ty, các tổ chức phi Chính phủ thành lập. Nguồn kinh phí được cấp một phần từ ngân sách Nhà nước, ngoài ra cần khai thác các nguồn kinh phí khác từ mọi hình thức hợp tác với nước ngoài, từ các công ty đa quốc gia và các công ty tin học trong nước.

- Để khắc phục cấp bách tình trạng thiếu các giáo viên và chuyên gia chủ chốt cho các chương trình giáo dục và các dự án ứng dụng, sẽ xây dựng kế hoạch hàng năm gửi các chuyên viên của ta đi học các lớp đào tạo lại hoặc nâng cao ở nước ngoài, đồng thời với việc tuyển chọn các sinh viên giỏi đi học chính quy ở các nước phát triển.

- Tích cực triển khai tiếp tục việc thực hiện Dự án Giáo dục Tin học ở các trường Trung học theo hướng chuẩn bị một cách tích cực và đồng bộ hơn tất cả các khâu: soạn thảo chương trình giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy và sách giáo khoa, đào tạo mới và đào tạo bổ túc giáo viên, trang bị máy tính v.v...

- Khuyến khích việc mở các trường, lớp đào tạo người sử dụng máy tính với các chương trình có tính chất thực hành ngắn hạn thuộc các trình độ khác nhau, nhằm mục đích trang bị khả năng sử dụng máy tính như một công cụ lao động cho một bộ phận lực lượng lao động ngày càng rộng lớn trong xã hội. Nhà nước hỗ trợ Hội Tin học và các tổ chức Tin học khác trong việc phát triển các chương trình phổ biến kiến thức về công nghệ công nghệ thông tin bằng các hình thức báo chí, phát thanh, truyền hình v.v...

- Phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo, trước hết là nghiên cứu và phát triển các phần mềm dạy học có chất lượng cao. Trong các năm tới sẽ phát triển các phần mềm dạy học về Tin học để phục vụ ngay yêu cầu phổ cập giáo dục Tin học và phổ biến các kiến thức về công nghệ thông tin rộng rãi trong xã hội. Tiếp theo đó sẽ mở rộng dần phạm vi phát triển các phần mềm dạy học về ngoại ngữ và các môn học khác, cũng như các phần mềm dạy học đối với các đối tượng đặc biệt.

2/ Nghiên cứu và triển khai về công nghệ thông tin:

a) Xác định mục tiêu cho công tác nghiên cứu và triển khai về công nghệ thông tin.

Mục tiêu cơ bản của công tác nghiên cứu và triển khai về công nghệ thông tin ở nước ta - như Nghị quyết 49/CP đã xác định - là nhằm tiếp thu các kiến thức hiện đại và hiểu rõ các xu thế phát triển của công nghệ thông tin trên thế giới để:

- Lựa chọn được các sách lược chuyển giao công nghệ thích hợp trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng về công nghệ thông tin ở nước ta.

- Có khả năng nghiên cứu phân tích và thiết kế các hệ thống tin học hoá cùng với việc phát triển các phần mềm ứng dụng cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực quản lý nhà nước và các lĩnh vực kinh tế - xã hội;

- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo các sản phẩm trong công nghệ thông tin, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm và các sản phẩm chuyên dụng phục vụ hiện đại hoá sản xuất công nghiệp, nhằm góp phần định hướng và tham gia thực hiện việc xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở nước ta.

Với mục tiêu cơ bản đó, công tác nghiên cứu và triển khai về công nghệ thông tin trong những năm trước mắt được tập trung cho nghiên cứu ứng dụng, tạo tiềm lực thực hiện tốt việc chuyển giao tri thức và công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nước. Hoạt động nghiên cứu cơ bản được tiếp tục khuyến khích trong một số định hướng mà ta có khả năng và điều kiện.

b) Tổ chức nghiên cứu và triển khai về công nghệ thông tin:

Để thực hiện các mục tiêu nói trên, cần có một sự đánh giá và xem xét lại hiệu quả, phương hướng, nội dung hoạt động của các cơ sở nghiên cứu hiện có; từ đó có biện phát tích cực định hướng lại và tăng cường lực lượng nghiên cứu, trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động nghiên cứu - triển khai, cụ thể là:

- Xây dụng Viện Công nghệ Thông tin thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia cùng một số cơ sở nghiên cứu chủ chốt khác (thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công nghiệp nặng, ...) thành lực lượng nòng cốt về nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Các khoa công nghệ thông tin ở các trường Đại học được tăng cường để cùng với chức năng giáo dục, đào tạo, trở thành những đơn vụ nghiên cứu triển khai quan trọng về công nghệ thông tin, phát huy được năng lực của đội ngũ giáo viên và thu hút được lực lượng trẻ vào hoạt động nghiên cứu - triển khai.

- Bằng các chính sách hỗ trợ và chế độ ưu đãi, khuyến khích việc mở các phòng nghiên cứu và triển khai về công nghệ thông tin ở các ngành, các địa phương, các công ty thuộc mọi thành phần kinh tế, với vốn đầu tư từ nguồn trong nước hoặc liên doanh với nước ngoài.

- Khẩn trương xây dựng mạng truyền thông dữ liệu cho giáo dục, nghiên cứu và triển khai trong nước theo các thủ tục và chuẩn của Internet và qua một cửa khẩu chung nối được với mạng Internet quốc tế, nhằm tạo điều kiện cho giới giáo dục, nghiên cứu và triển khai của ta trao đổi thông tin với nhau và với đồng nghiệp quốc tế.

3/ Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

a) Nội dụng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ở nước ta:

Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành công nghiệp mũi nhọn, nhưng đối với nước ta còn là mới mẻ, vì vậy việc xây dựng công nghiệp công nghệ thông tin cần được tiến hành một cách tích cực, đồng thời cần được phân tích và tính toán thận trọng để tránh những rủi ro và láng phí dễ gặp phải.

Cần ưu tiên cho việc phát triển công nghệ phần mềm và nâng cao kỹ năng dịch vụ. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm phần mềm và dịch vụ của ngành công nghiệp này trong những bước đầu sẽ chủ yếu là thị trường trong nước, qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm và trưởng thành sẽ cố gắng hướng tới thị trường xuất khẩu.

Trong thời gian tới, cần phát triển nhanh chóng lực lượng làm phần mềm để đáp ứng nhu cầu ứng dụng và chiếm lĩnh thị trường trong nước về phần mềm ứng dụng, phát triển các phần mềm đáp ứng nhu cầu riêng ( như xử lý văn bản và dữ liệu tiếng Việt), các phần mềm thay thế nhập khẩu (đối với các sản phẩm không nhập được hoặc phải nhập với giá cao), v.v...

Đồng thời, cần phát triển nhanh ngành dịch vụ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin, gồm các dịch vụ về lập kế hoạch hệ thống, thiết kế hệ thống, tích hợp hệ thống, duy trì và bảo hành hệ thống, các dịch vụ tin học hoá văn phòng..., đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường ứng dụng công nghệ thông tin trong nước.

Công nghệ phần cứng thường đòi hỏi đầu tư cơ bản lớn, và được xây dựng trên cơ sở một nền sản xuất công nghiệp hoá đã phát triển, trong những năm trước mắt ta cần tận dụng các khả năng hợp tác liên doanh và chuyển giao công nghệ để phát triển một số cơ sản xuất, lắp ráp thiết bị tin học, theo những phương án được tính toán là có lợi nhuận, đồng thời phát triển các cơ sở thiết kế, chế tạo các thiết bị truyền thông và thiết bị tin học chuyên dụng đáp ứng các nhu cầu trong nước, đặc biệt đối với các nhu cầu truyền thông dữ liệu, tự động hoá và hiện đại hoá trong các ngành sản xuất công nghiệp. Cần đầu tư cho việc đạo tạo cán bộ để phát triển hướng "công nghiệp phần cứng dựa trên phần mềm" là một hướng thích hợp và có nhiều triển vọng hiện nay.

Các công ty siêu quốc gia về công nghệ thông tin thiết lập các cơ sở sản xuất máy tính ở Việt Nam và sử dụng nhân công của ta sẽ được hưởng các khoảng ưu đãi theo luật đầu tư của nước ta.

b) Các biện pháp khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ thông tin:

- Các Viện nghiên cứu và triển khai các cơ sở tin học trong trường Đại học và các công ty tin học trong nước được khuyến khích phát triển phần mềm ứng dụng bằng các điều kiện thuận lợi và ưu đãi trong việc tham gia đấu thầu thực hiện các sản phẩm phần mềm cho các đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý Nhà nước cũng như trong các khu vực khác của kinh tế - xã hội. Một số Viện và cơ sở có điều kiện cũng được khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cho các hướng nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị tin học chuyên dụng.

- Khuyến khích và hỗ trợ việc thành lập một số trung tâm phát triển phần mềm (trong một số trường hợp có sự trợ cấp ban đầu của Ngân sách Nhà nước), hoạt động độc lập hoặc nằm trong các viện, trường, công ty tin học.

- Giúp đỡ việc thành lập và hỗ trợ các hoạt động của một hiệp hội các nhà sản xuất phần mềm để khuyến khích việc trao đổi các ý tưởng, kinh nghiệm và tổ chức các hoạt động tập thể như semina, đào tạo, tham gia các đoàn thương mại làm quen với việc hợp đồng và các luật lệ trong trao đổi hàng hoá phần mềm, v.v...

- Xây dựng một khu công nghiệp công nghệ thông tin trong khu công nghệ cao, cùng với việc triển khai thực hiện một dự án công nghiệp phần mềm hướng xuất khẩu, xem như một bước thí điểm và chuẩn bị tích cực cho một nền công nghiệp phần mềm xuất khẩu có thể có trong tương lai. Dự án này được thực hiện thông qua chuyển giao công nghệ với sự phối hợp, công tác của các chuyên gia nước ngoài và người Việt ở nước ngoài.

Để hỗ trợ tích cực cho việc phát triển nhanh chóng công nghiệp công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, cần quy định một số chính sách cần thiết như miễm thuế hoặc ưu đãi với thuế xuất thấp cho các sản phẩm phần mềm, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm phần mềm, trợ giúp xuất khẩu, khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo, gửi người đi học nước ngoài tham gia các sinh hoạt học thuật quốc tế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên viên Việt Nam ở nước ngoài về nước hợp tác, giúp các trung tâm phần mềm khởi đầu hoạt động bằng cách Nhà nước góp cổ phần, cho các khoản trợ cấp và tín dụng ưu đãi, giúp tìm bạn hàng liên doanh, v.v...

4/ Truyền thông dữ liệu.

a) Nhu cầu đối với truyền thông dữ liệu:

Truyền thông dữ liệu ở Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành. Trong mấy năm gần đây, các nhu cầu truyền thông dữ liệu đã bắt đầu phát triển mạnh cùng với việc triển khai các hệ thống tin học trong các ngành Ngân hàng, Tài chính, Thương mại. Ngành Bưu điện đã khởi đầu việc thiết lập mạng VIETPAC X.25 với đường cáp sợi quang và cung cấp các dịch vụ truyền dữ liệu chuyển mạch gói công cộng. Mạng này khi được hoàn thành và được kết nối với mạng điện thoại tự động đã được số hoá, sẽ cung cấp một phương tiện quan trọng để triển khai các mạng truyền dữ liệu cho các sự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành kinh tế - xã hội.

Việc ứng dụng nhanh chóng công nghệ thông tin trong các hệ thống quản lý Nhà nước và trong việc hiện đại hoá kết cấu hạ tầng về thông tin của đất nước đòi hỏi xây dựng và triển khai nhiều dự án có phạm vi quốc gia, các dự án này đều có các nhu cầu to lớn tiềm tàng về truyền thông dữ liệu. Trong giai đoạn đầu cần ưu tiên đáp ứng các nhu cầu truyền thông dữ liệu trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển kinh tế thị trường, giáo dục và nghiên cứu triển khai.

Nhu cầu về truyền thông dữ liệu cũng sẽ gia tăng nhanh khi nền kinh tế và đất nước ta gia nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng quốc tế.

b) Dự án mạng truyền thông dữ liệu quốc gia:

Dự án mạng truyền thông dữ liệu quốc gia có nhiệm vụ, trên nền của mạng truyền dẫn chung do ngành bưu chính viễn thông xây dựng, phát triển hệ thống các dịch vụ cơ bản về truyền thông dữ liệu, nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho mọi nhu cầu truyền thông dữ liệu trong xã hội. Mạng sẽ có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền thông dữ liệu theo các phương thức khác như sau.

- Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN),

- Mạng chuyển mạch gói công cộng (PPSN),

- Mạng đa dịch vụ kỹ thuật số (ISDN),

- Dịch vụ dải băng theo nhu cầu.

Nhằm đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng từ việc truyền các tệp dữ liệu theo cách điểm nối điểm hoặc đa điểm, trao đổi dữ liệu tức thời, đến tổ chức các cơ sở dữ liệu phân tán, nối các mạng cục bộ (LAN) để tạo thành mạng miền rộng (WAN), tổ chức mạng thư tín điện tử v.v...

Mạng truyền thông dữ liệu quốc gia sẽ có khả năng cung cấp đến cuối năm 1995 các dịch vụ thuê bao kênh X.25 chuyển mạch gói đến tất cả các tỉnh lỵ và một số huyện, và cuối 1996 đến hơn 400 huyện trong cả nước. Đến năm 2000, dự kiến các nhu cầu cơ bản về truyền thông dữ liệu theo nhiều tốc độ khác nhau đến các vùng lãnh thổ trong nước sẽ được đáp ứng. Như vậy, dự án Mạng truyền thông dữ liệu quốc gia sẽ được tích cựu thực hiện để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho việc phát triển các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong những năm tới.

Trên cơ sở mạng truyền dẫn chung của ngành Bưu chính viễn thông và các dịch vụ cơ bản do dự án Mạng truyền thông dữ liệu quốc gia cung cấp, cần nghiên cứu để xây dựng các mạng ứng dụng một cách hợp lý và có hiệu quả kinh tế.

Cần nghiên cứu và triển khai xây dựng một Mạng ứng dụng thống nhất cho hệ thống quản lý nhà nước. Nhu cầu truyền thông tin dữ liệu trong các cơ quan Nhà nước ngày càng lớn, giữa Chính phủ với các Bộ, ngành ở Trung ương cùng với các tỉnh, thành địa phương. Do nhu cầu đó, và cũng còn do các yêu cầu riêng về an toàn thông tin, về độ tin cậy, ... nên cần xây dựng một mạng ứng dụng thống nhất về truyền thông dữ liệu cho hệ thống quản lý Nhà nước. Mạng này được thiết kế để chuyển tất cả các loại thông tin (tiếng nói, Fax, dữ liệu, ảnh và văn bản); trong giai đoạn đầu tập trung vào truyền dữ liệu và thư tín điện tử, tạo cơ sở cho việc thực hiện các dịch vụ quan trọng, như: báo cáo nhanh về tình hình kinh tế - xã hội, thông qua và phê chuẩn các quyết định, lập kế hoạch các cuộc họp, sinh hoạt, và các công tác khác, phân phối các bản tin nội bộ đến những người được quy định, truy nhập vào các hệ thông tin và cơ sở dữ liệu, v.v...

II- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.

1/ Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia và Tin học hoá quản lý Nhà nước.

a) Yêu cầu và kiến trúc chung của hệ thống:

Quản lý nhà nước phải là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Cơ sở thông tin để phục vụ cải tiến quản lý Nhà nước là hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia, có đủ khả năng lưu trữ và cung cấp nhanh chóng, kịp thời mọi thông tin cần thiết về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, cũng như các thông tin liên quan khác, để các cơ quan Nhà nước có căn cứ xây dựng các quyết định của mình.

Hệ thống gồm các thành phần là các hệ cơ sở dữ liệu tương đối độc lập của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố; tuy nhiên giữa các thành phần đó vừa có nhiều mối liên kết ngang với chức năng trao đổi, chia sẻ thông tin, vừa có những mối liên kết dọc theo cấu trúc phân cấp của hệ thống chức năng quản lý Nhà nước. Vì các thành phần là tương đối độc lập cả về bản chất thông tin dữ liệu, cả về yêu cầu của nhiệm vụ quản lý mà nó cần đáp ứng, nên lẽ tự nhiên là việc tin học hoá sẽ được thực hiện một cách tương đối độc lập ngay từ đầu ở các Bộ, ngành, địa phương. Đồng thời, cần nghiên cứu phân tích và thiết kế tổng thể toàn hệ thống để xác định rõ các yêu cầu và cách thực hiện bằng công cụ tin học các mối liên kết chung, đặc biệt là các liên kết trong quan hệ phân cấp của hệ thống.

Vì vậy, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và tin học hoá quản lý nhà nước trong những năm tới sẽ là: một mặt, nghiên cứu thiết kế tổng thể toàn hệ thống và bước đầu thực hiện hệ cơ sở dữ liệu tổng hợp tại Văn phòng Chính phủ để phục vụ công tác quản lý chung của Chính phủ; đồng thời, trên cơ sở các yêu cầu phối hợp của thiết kế chung và các yêu cầu riêng của mình, các Bộ, ngành, địa phương sẽ thực hiện dần các dự án tin học hoá của ngành hoặc địa phương mình; trước hết đối với các nhiệm vụ và các ngành tác động trực tiếp đến chức năng quản lý chung của Nhà nước.

Ngoài chức năng phục vụ các hoạt động quản lý Nhà nước, hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia phải được tận dụng khai thác để cung cấp các dịch vụ thông tin (theo những quy định cần thiết và với thể thức thuận tiện) cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển văn hoá, xã hội theo yêu cầu của mọi thành phần kinh tế và mọi cá nhân, trong nước và ngoài nước.

b) Các dự án xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia và tin học hoá quản lý nhà nước:

Theo kiến trúc chung nói trên, các dự án tin học sẽ được nghiên cứu và triển khai ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương. Tuy nhiên, trong những năm tới sẽ được tập trung cho một số dự án chủ chốt sau đây:

1. Dự án nghiên cứu thiết kế tổng thể và hệ thống tin quản lý tại Văn phòng Chính phủ.

Dự án do Văn phòng Chính phủ chủ trì, với sự phối hợp chặt chẽ của Ban Chỉ đạo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin, nhằm thực hiện hai nội dung cơ bản:

a - Nghiên cứu phân tích và thiết kế tổng thể về hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia, xác định kiến trúc chung của toàn thể hệ thống thông tin và các mối liên kết, đặc biệt là các quan hệ phân cấp trong toàn hệ thống, đề xuất các phương án tin học hoá thực hiện các mối quan hệ đó.

b - Xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp tại Văn phòng Chính phủ, nối với các cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương (trước mắt với 11 Bộ và 10 tỉnh thành trọng điểm) nhằm cung cấp kịp thời các thông tin chủ yếu về kinh tế, xã hội, luật pháp, quốc phòng, nội vụ, ngoại giao... phục vụ sự lãnh đạo của Thủ tướng và Chính phủ.

Cơ sở dữ liệu tổng hợp này cũng được sử dụng cho việc xây dựng và thực hiện các Dự án tin học hoá nhằm phục vụ sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, của Quốc hội.

2. Dự án Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội phục vụ công tác kế hoạch và quản lý kinh tế.

Dự án này do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì, có mục tiêu là xây dựng hệ thống thông tin tin học hoá để phục vụ việc lập kế hoạch và điều hành kinh tế của Chính phủ, đồng thời cung cấp các dịch vụ thông tin về kinh tế xã hội cho các ngành, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và tư nhân trong xã hội.

Hệ thống có các phân hệ về: phân tích và lập chính sách, điều hành kinh tế, quản lý tài chính, quản lý nợ, huy động nguồn lực, ngân hàng các dự án đầu tư. Nguồn thông tin vào của hệ thống chủ yếu được tập hợp từ các Bộ, ngành ở Trung ương (đặc biệt từ các ngành tài chính, ngân hàng, thống kê, thương mại...), các cơ quan kế hoạch các cấp, các cơ quan tài trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Thông tin ra của hệ thống bao gồm các phân tích, dự báo kinh tế, các phương án kế hoạch, các quyết định về quản lý và điều hành kinh tế; các hướng dẫn về kinh tế xã hội, các dịch vụ tư vấn và hỏi đáp thông tin về kinh tế, xã hội, v.v...

3. Dự án Hệ thống thông tin tài chính.

Dự án do Bộ Tài chính chủ trì, có mục tiêu là xây dựng một hệ thống thông tin tài chính hiện đại, thiết lập một hệ thống thống nhất các cơ sở dữ liệu tài chính của cả nước, nhằm đáp ứng các nhu cầu:

- Cung cấp cho lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các cấp các thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ, làm cơ sở cho việc ra các quyết định điều hành nền tài chính quốc gia.

- Kết xuất các thông tin nhanh và thông tin định kỳ theo các chỉ tiêu quan trọng nhất đối với ngành tài chính để cung cấp cho các cơ quan lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội.

- Thực hiện thuận tiện và nhanh chóng việc trao đổi và cung cấp thông tin cho các ngành khác nhau của Nhà nước như: Ngân hàng nhà nước, Uỷ ban Kế hoạch nhà nước, Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư...

Trong thời gian tới, sẽ mở rộng và cải tiến các hệ thống thông tin đã được bước đầu triển khai và hoạt động như hệ thông tin về thuế, hệ thống tin kho bạc nhà nước, hệ ngân sách. Đồng thời, tích cực hoàn thiện việc soạn thảo đề cương tổng thể của dự án để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện dự án theo đề cương tổng thể đó.

4. Dự án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng:

Dự án do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, với sự tham gia thực hiện của Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại.

Mục tiêu chung của dự án là:

- Hoàn chỉnh các chế độ, thể lệ chuẩn hoá thông tin, các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy trình nghiệp vụ thanh toán theo hướng hiện đại, tin học hoá.

- Mở rộng diện thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, nhất là trong khu vực tư nhân.

- Xây dựng hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại theo các yêu cầu dịch vụ hiện đại của các Ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu ngân hàng, đảm bảo cung cấp các thông tin một cách nhanh chóng, chính xác cho việc hoạch định các chính sách ổn định tiền tệ của nhà nước.

Cùng với các ứng dụng quan trọng mang tính chất nghiệp vụ ngân hàng như cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, xây dựng mạng lưới thanh toán quốc gia và quốc tế, thực hiện các dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử và thanh toán chuyển tiền điện tử,... Hệ thống thông tin được thực hiện qua Dự án sẽ cung cấp các thông tin về các hoạt động thanh toán, thương mại, kinh doanh trong khu vực nhà nước và xã hội, các thông tin thống kê, báo cáo,... phục vụ Nhà nước hoạch định các chính sách và tiền tệ, tài chính và quản lý kinh tế nói chung.

5. Các dự án về các hệ thống thông tin thống kê Nhà nước:

Hệ thống thông tin thống kê nhà nước là hệ thống thông tin cơ bản của quốc gia, cung cấp những thông tin chính thức về các chỉ tiêu cơ bản phản ánh thực trạng đất nước trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, v.v... thông tin về kết cấu hạ tầng và các nguồn tài nguyên của đất nước. Các hệ thống thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các báo cáo thống kê định kỳ từ mọi ngành, mọi địa phương; các cuộc điều tra đầy đủ như điều tra dân số, tổng kiểm tra tài sản nhà nước,... và cả các cuộc điều tra theo phương pháp chọn mẫu để phục vụ những mục tiêu nhất định. Các hệ thống thông tin này - qua nhiều quy trình tổng hợp và xử lý khác nhau - cung cấp dữ liệu cho Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định các kế hoạch và dự án phát triển của đất nước, cung cấp các dịch vụ thông tin cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu kinh tế, văn hoá, và cũng là nguồn chính thức cung cấp thông tin cho các cơ quan thống kê quốc tế.

Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thống kê Việt Nam do Tổng cục Thống kê chủ trì sẽ tiếp tục công việc hiện đại hoá hệ thống thông tin thống kê nhà nước, trước hết là các hệ cơ sở dữ liệu về dân số, lao động, về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tiến tới xây dựng các hệ cơ sở dữ liệu đầy đủ hơn về kinh tế - xã hội của cả nước.

Dự án hệ thống thông tin địa lý - viễn thám về tài nguyên và môi trường do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện với khả năng lưu trữ thông tin bản đồ, hình ảnh... là một hệ thông tin quan trọng phục vụ việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta.

Ngoài ra, ở một số ngành khác cũng có các dự án xây dựng các hệ thống thông tin thống kê chuyên ngành của mình, như hệ thông tin về địa chính, về tài nguyên rừng, về khoáng sản, dầu khí v.v...

2/ Công nghệ thông tin trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng:

Quốc phòng và an ninh là những lĩnh vực cần được sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Tin học ở nước ta, ngay từ những ngày đầu phát triển, tuy còn rất nhiều hạn chế về khả năng, nhưng cũng đã được ứng dụng trong một số mặt hoạt động của ngành an ninh và quốc phòng.

Phạm vi của những vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực này rất rộng rãi, từ các vấn đề chung về quản lý, về cải tiến kỹ thuật, đến những vấn đề có tính chất đặc thù nghiệp vụ.

Thực hiện Nghị quyết 49/CP của Chính phủ, các ngành an ninh và quốc phòng đề xuất các dự án tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành mình. Các dự án này sẽ được tiếp tục hoàn thiện về mặt luận chứng khoa học và công nghệ, và được Nhà nước quan tâm đầu tư để triển khai thực hiện.

3/ Xây dựng mạng thông tin thương mại và thị trường:

a) Nhu cầu thông tin của kinh tế thị trường:

Công cuộc đổi mới đang tiếp tục chuyển đổi một cách nhanh chóng nền kinh tế nước ta theo hướng kinh tế thị trường. Trong mấy năm vừa qua, thị trường trong nước đã phát triển nhanh chóng, dần đi vào thế ổn định và lành mạnh, và đang từng bước hoà nhập vào thị trường khu vực và quốc tế. Sự phát triển của kinh tế thị trường đòi hỏi một khối lượng giao lưu thông tin rất lớn, cần được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn.

Trên cơ sở các dự án do Bộ Thương mại, Ban Vật giá của Chính phủ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất, cần phối hợp các cố gắng chung và huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để xây dựng và thực hiện một dự án chung về mạng thông tin thương mại và thị trường.

b) Dự án mạng thông tin thương mại và thị trường:

Dự án mạng thông tin thương mại và thị trường có thể được xây dựng trên cơ sở chuẩn hoá, nâng cấp và phát triển mạng thông tin thương mại của Bộ Thương mại hiện nay, liên kết với các cơ sở dữ liệu được xây dựng tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam , Ban Vật giá, các cơ quan thương mại và các doanh nghiệp.

Mạng thông tin thương mại và thị trường sẽ cung cấp các thông tin kinh tế, thương mại cho tất cả các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và cá nhân theo yêu cầu của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu thị trường..., cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và kinh doanh, các dịch vụ môi giới mua bán hàng hoá, các doanh nghiệp nước ngoài. Trong tương lai mạng sẽ là nơi chủ yếu để các doanh nghiệp tiến hành các giao dịch thương mại.

Dự án do Bộ Thương mại chủ trì, với sự phối hợp của Ban Vật giá, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và sự tham gia tự nguyện của các doanh nghiệp. Dự án được Nhà nước cung cấp hoặc hỗ trợ đầu tư vốn một phần trong giai đoạn đầu xây dựng và triển khai.

4/ Ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hoá các ngành sản xuất và dịch vụ:

a) Công nghệ thông tin và sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá:

Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là một nội dung cơ bản của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta trong những thập niên tới. Sự nghiệp đó, trong bối cảnh của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng đó đối với các ngành sản xuất và dịch vụ là hết sức phong phú và đa dạng, gồm các loại nội dung sau đây:

- Tự động hoá từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, chế tạo, như tự động hoá thiết kế (hay thiết kế với sự trợ giúp của máy tính, CAD), chế tạo với sự trợ giúp của máy tính (CAM), điều khiển tự động các quá trình chế tạo máy, điều độ các mạng sản xuất và cung cấp điện năng,v.v...

- Đưa các yếu tố điện tử - tin học vào bản thân các sản phẩm công nghiệp để tạo ra các thiết bị, máy móc " thông tin", các loại sản phẩm này đang thay thế dần nhiều loại thiết bị thuần tuý cơ giới, và được thiết kế, sản xuất để đáp ứng như cầu hết sức đa dạng trong mọi lĩnh vực hoạt động.

- Ứng dụng công nghệ thông tin tron việc nâng cấp và hiện đại hoá các hoạt động dịch vụ, nhất là trong các lĩnh vực có tính chất quốc tế, như dịch vụ du lịch, vận tải, hàng không, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ xuất nhập cảnh v.v...

b) Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hoá sản xuất và dịch vụ:

Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoá và hiện đại hoá, các ngành sản xuất và dịch vụ của ta đang và sẽ tiếp tục được trang bị nhiều máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài; cùng với quá trình đó ta sẽ xây dựng và phát triển dần năng lực công nghiệp trong việc trang bị các thiết bị và công nghệ hiện đại cho nền sản xuất của ta. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hoá các ngành sản xuất và dịch vụ sẽ được tổ chức thành các dự án riêng, hoặc là một bộ phận hợp thành quan trọng trong các dự án về hiện đại hoá của các xí nghiệp công nghiệp hoặc các tổ chức dịch vụ.

Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có, cần nghiên cứu kỹ từng trường hợp, để ở những nơi có điều kiện, xây dựng và thực hiện các dự án nâng cấp và hiện đại hoá bằng việc đưa các yếu tố công nghệ thông tin và điều khiển tự động vào các khâu cần thiết và có thể của các dây chuyền sản xuất.

Nghiên cứu khả năng xây dựng và thực hiện một dự án mẫu về một xí nghiệp công nghiệp được tin học hoá hoàn toàn và đồng bộ, từ các khâu tổ chức, lập kế hoạch, quản lý, điều hành, tự động hoá sản xuất, đến các khâu tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động kinh doanh.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò rất quyết định và mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với nhiều ngành dịch vụ quan trọng. Cần tích cực triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ đối với các ngành và các công ty dịch vụ trong các lĩnh vực quan trọng đối với kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tron khu vực sản xuất và dịch vụ là công việc của các ngành, các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên đầu tư, cho vay vốn, miễm giảm thuế,... đối với các dự án đưa công nghệ thôn tin vào các ngành sản xuất, dịch vụ với luận chứng rõ ràng về khả năng nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Biện pháp quan trọng nhất trong lĩnh vực này là tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, nghiên cứu va triển khai, để có được một đội ngũ chuyên viên, kỹ sư, kỹ thuật viên có hiểu biết hiện đại về công nghệ thông tin trong mỗi ngành sản xuất, dịch vụ, chủ động đưa được các tiến bộ công nghệ thông tin vào từng lĩnh vực đặc thù của các ngành đó. Vì vậy, cần tăng cường chương trình đào tạo về công nghệ thông tin cho các ngành kỹ thuật, kinh tế ở các trường Đại học, tăng cường các bộ phận nghiên cứu và triển khai về điêu khiển tự động, tự động hoá thiết kế, v.v... ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo nâng cao, và các trung tâm phát triển phần mềm nói đến trong bản kế hoạch này.

5/ Công nghệ thông tin phục vụ các ngành y tế, văn hoá, xã hội:

Trong giai đoạn đầu của của chương trình phát triển công nghệ thông tin ở nước ta, ta phải tập trung cho việc tiềm lực và phát triển các ứng dụng ở các lĩnh vực có nhu cầu cấp thiết nhất như quản lý nhà nước, phát triển nền kinh tế thị trường đang bước đầu được hình thành, v.v ... Tuy nhiên, về lâu dài ta cần chú ý rằng công nghệ thông tin là một yếu tố có tính chất cách mạng trong việc nâng cao toàn diện chất lượng sống của con người và các quan hệ phong phú trong xã hội - và theo xu hướng chung trên thế giới, công nghệ thông tin sẽ góp phần chủ yếu đưa xã hội ta phát triển theo hướng hình thành một "xã hội thông tin".

Công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng sống của con người cả về đời sống kinh tế, cả về đời sống văn hoá, tinh thần và về chất lượng của những phúc lợi xã hội, đặc biệt về các phúc lợi y tế và chăm sóc sức khoẻ.

Trên tinh thần khuyến khích và tích cực hỗ trợ mọi sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin do các ngành và các cơ quan văn hoá, y tế, xã hội tự đề xuất và tổ chức thực hiện. Nhà nước sẽ đầu tư cho việc nghiên cứu và triển khai một số dự án quan trọng:

- Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác y tế và bảo vệ sức khoẻ, với các nội dung chủ yếu là thực hiện các thống kê y tế, xây dựng các phương án phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ, phục vụ nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm lo sức khoẻ của nhân dân, v.v.

- Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, với nội dung xây dựng các cơ sở dữ liệu và phát triển dân số, về thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình,... nhằm giúp Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình và Nhà nước hoạch định các chính sách và kế hoạch về dân số.

- Dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, với nội dung chủ yếu là dùng công nghệ thông tin để xây dựng các kho dữ liệu về các di sản văn hoá, như chữ Nôm và các văn bản Hán - Nôm, các tư liệu dưới dạng đồ hoạ,... để các kho tư liệu đó được bảo tồn, tôn tạo bằng các phương pháp hiện đại, và quan trọng hơn nữa là được khai thác sử dụng một cách thuận tiện cho các mục đích nghiên cứu và phổ biến văn hoá dân tộc.

III - CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VIỆC PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Việc thực hiện Nghị quyết 49/CP của Chính phủ về phát triển công nghệ thông tin sẽ có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, để thực hiện được các mục tiêu nêu trong Nghị quyết đòi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực của đất nước: từ các cơ quan Nhà nước, từ hệ thống giáo dục và nghiên cứu triển khai, từ mọi tổ chức kinh tế và xã hội, từ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, v.v...

Trên tinh thần đó, trong thời gian tới cần khẩn trương nghiên cứu, dự thảo, xét duyệt và ban hành một số chính sách và biện pháp cấp bách trong một số lĩnh vực sau đây:

1/ Các chính sách về chuẩn và hệ thống mở:

Nghị quyết 49/CP về phát triển công nghệ thông tin đã coi "hệ thống mở" là một trong các quan điểm chủ đạo của việc phát triển công nghệ thông tin ở nước ta, nhằm tăng hiệu quả và giảm lãng phí, đảm bảo tính nhất quán giữa việc phát triển kết cấu hạ tầng của công nghệ thông tin, huấn luyện đào tạo về công nghệ thông tin, xây dựng nền công nghiệp công nghệ thông tin và phát triển các hệ thống tin học hoá trong ứng dụng công nghệ thông tin.

Phát triển công nghệ thông tin theo quan điểm hệ thống mở đòi hỏi phải xác định và tuân theo một hệ các chuẩn và nhóm chuẩn - các chuẩn này được lựa chọn phù hợp với các xu hướng phát triển phổ biến của công nghệ thông tin ở nước ta.

Bộ khung các chuẩn cho môi trường hệ thống mở trong phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin cần bao gồm các phạm trù về: dịch vụ hệ điều hành, giao người / máy tính, các vấn đề đặc thù Việt Nam (như chuẩn mã chữ Việt...), dịch vụ quản trị cơ sở dữ liệu, dịch vụ trao đổi, truyền đưa dữ liệu, mạng máy tính, dịch vụ đồ hoạ, an toàn thông tin dữ liệu, quản trị hệ thống, và các vấn đề khác.

Cần sớm nghiên cứu đề xuất các loại chuẩn nói trên để trình Chính phủ ban hành. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải tuân thủ các chuẩn có tính chất pháp lý do Chính phủ quy định. Các tổ chức ngoài Nhà nước được khuyến khích sử dụng cũng tập hợp các chuẩn đó và tuân thủ chính sách hệ thống mở. Việc tuân thủ các chuẩn pháp lý được thực hiện thông qua việc xét duyệt kinh phí đầu tư cho các dự án từ nguồn ngân sách Nhà nước. Việc miễn trừ yêu cầu tuân thủ các chuẩn bắt buộc có thể được xem xét cho từng trường hợp cụ thể chỉ khi có yêu cầu thực sự của các ứng dụng đặc biệt với những lý do xác đáng.

2/ Chính sách và biện pháp đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng của công nghệ thông tin:

Trong những năm sắp đến sẽ triển khai nhiều dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong khu vực Nhà nước cũng như trong các thành phần kinh tế khác của xã hội. Kết cấu hạ tầng về máy tính/viễn thông của nước ta sẽ được hình thành dần. Các chính sách và biện pháp trong phần này nhăm bảo đảm cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng đó tránh được những lãng phí có thể gặp phải, và được phát triển phù hợp với xu hướng hiện đại trong sự phát triển công nghệ thông tin nói chung. Ngoài chính sách về chuẩn và hệ thống mở mở nói trên, cần chuẩn bị để ban hành các chính sách sau đây:

a. Chính sách về mua sắm các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin đối với các dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước:

Tất cả các kế hoạch mua sắm thuộc loại này nhất thiết phải thông qua các thể thức đấu thầu và hợp đồng. Thể thức này bao gồm cả việc công bố công khai, việc đấu thầu và giám sát kết quả đấu thầu. Chính sách đó đảm bảo các nhu cầu về công nghệ thông tin được xác định đúng đắn, các nhà cung cấp đủ tiêu chuẩn được chọn lựa đúng đắn, và các điều kiện tài chính hay pháp lý hợp đồng phải chịu sự giám sát. Chính sách này cũng cho ta cơ chế để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn thống nhất và nhất quán về kỹ thuật, như các chuẩn của môi trường hệ thống mở, được tuân thủ trong các đề án của Nhà nước.

b. Chính sách về phát triển các mạng viễn thông truyền dữ liệu:

Nhu cầu về sử dụng các phương tiện truyền thông dữ liệu là phổ biến đối với mọi người sử dụng tin học và các dự án ứng dụng công nghệ thông tin. Trên cơ sở một mạng viễn thông thống nhất ở tầng vật lý, cho phép nhiều công ty viễn thông khác nhau thiết lập và điều hành các mạng dịch vụ giá trị gia tăng, được cạnh tranh lành mạnh trong việc phục vụ khách hàng. Có chính sách tính giá cước viễn thông ưu đãi cho các tổ chức và các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và triển khai.

c. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ công nghiệp thông tin trong nước:

Để thúc đẩy nền công nghiệp công nghệ thông tin ở nước ta, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi để thiết lập các doanh nghiệp Việt Nam (hay các liên doanh do phía Việt Nam kiểm soát) trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phần mềm và thực hiện các dịch vụ công nghệ thông tin.

Trong việc đấu thầu thực hiện các dự án của Nhà nước, có sự ưu đãi thích đáng đối với các tổ chức và doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước.

d. Chính sách về thuế và thời gian khấu hao thiết bị:

Để tạo thuận lợi cho việc thường xuyên đổi mới các trang thiết bị về công nghệ thông tin theo các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại, và cũng để khuyến khích các người dùng đầu tư mua sắm thiết bị cho các ứng dụng công nghệ thông tin, sẽ có chính sách ưu đãi về thuế bằng cách cho phép khấu hao nhanh các thiết bị và sản phẩm (cả phần cứng và phần mềm) được dùng trong các công trình ứng dụng đó.

3/ Các chính sách khuyến khích đào tạo.

Trên cơ sở thực hiện các biện pháp tăng cường công tác giáo dục, đào tạo về công nghệ thông tin như đã trình bày ở trên, sẽ bổ sung thêm một số chính sách nhằm khai thác mọi khả năng để tăng cường và khuyến khích việc đào tạo về kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư về công nghệ thông tin của nước ta. Các chính sách và biện pháp đó bao gồm:

- Khuyến khích việc đào tạo, huấn luyện của các trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo ngoài khu vực Nhà nước.

- Quy chế cho phép giảng dạy về công nghệ thông tin cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh để đào tạo nhanh các kỹ sư, chuyên viên làm việc thuận lợi với nước ngoài.

- Các công ty đa quốc gia thực hiện các dự án phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin có trách nhiệm, theo hợp đồng, tuyển chọn và đào tạo kỹ năng cho người Việt Nam tham gia dự án.

Cùng với các chính sách và biện pháp đào tạo nói trên cũng sẽ có các chế độ quy định những yêu cầu tối thiểu về kiến thức công nghệ thông tin và khả năng sử dụng công cụ tin học đối với các cán bộ, nhân viên được tuyển chọn vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

4/ Các chính sách và biện pháp đối với việc phát triển các hệ thống thông tin tin học hoá.

a. Tạo nguồn thông tin và chuẩn hoá các thông tin phát sinh:

Trong việc thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, nội dung quan trọng nhất là xây dựng các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu. Xác định các nguồn thông tin chuẩn hoá, các loại thông tin từ nguồn phát sinh là yêu cầu đầu tiên của việc thu thập thông tin cho việc xây dựng các hệ thống thông tin tin học hoá. Nghị quyết 49/CP đã quy định: Văn phòng Chính phủ chủ trì với Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành sớm quy định chuẩn hoá các loại thông tin cho các hoạt động quản lý điều hành quan trọng nhất của Nhà nước. Theo quy định chuẩn hoá thông tin đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu ban hành các chuẩn thông tin trong hệ thống tin học phục vụ quản lý của mình. Các loại mẫu biểu và chế độ báo cáo, truyền đưa thông tin phải được cải tiến và bổ sung theo yêu cầu của ứng dụng công nghệ thông tin. Việc thực hiện bắt buộc các chế độ về thông tin được thể chế hoá thành các quy định của pháp luật.

b. Trao đổi thông tin và bảo vệ thông tin:

Phát triển các hệ thống thông tin tin học hoá sẽ tăng nhanh chóng lưu lượng trao đổi thông tin trong nước cũng như với nước ngoài. Việc trao đổi và bảo vệ thông tin được tiến hành một cách phù hợp với chính sách mở của kinh tế của Nhà nước ta. Nghị quyết 49/CP quy định: Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp nghiên cứu ban hành chính sách trao đổi và bảo vệ thông tin theo nguyên tắc: các thành phần kinh tế đều được bình đẳng trước pháp luật về quyền được thông tin và giao lưu thông tin ở trong nước cũng như với các cơ sở kinh tế ở nước ngoài nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của mình; việc giao lưu thông tin với các tổ chức quốc tế và nước ngoài phải tuân theo các thông lệ quốc tế và pháp luật hiện hành của Nhà nước ta; quyền sở hữu và bí mật thông tin của cá nhân cũng như của các tổ chức kinh tế, xã hội cũng sẽ được thể chế hoá bằng pháp luật và thực hiện bằng các giải pháp khoa học.

5/ Các chính sách về chuyển giao công nghệ về hợp tác quốc tế.

a. Về chuyển giao công nghệ:

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cụ thể hoá Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin; chủ trì phối hợp với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Công nghiệp nặng và Tổng cục Bưu điện xây dựng chương trình hợp tác quốc tế cho việc phát triển công nghệ thông tin, trong đó có việc xây dựng các dự án vay vốn nước ngoài cho phát triển công nghệ thông tin.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ở nước ngoài cho phát triển công nghệ thông tin, trong đó có các chủ trương và biện pháp cấp học bổng cho sinh viên đi học nước ngoài, thực tập và nghiên cứu ở nước ngoài về những chuyên ngành và ở những trình độ cần thiết mà ta chưa đào tạo được.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm dành một phần quan trọng các chương trình viện trợ quốc tế, đặc biệt các chương trình viện trợ ODA cho các dự án về đào tạo, nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

b. Mời chuyên gia cố vấn:

Để tranh thủ khả năng sử dụng có hiệu quả các chuyên gia, cố vấn nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài, thực hiện chỉ thị nêu trong Nghị quyết 49/CP, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Việt kiều Trung ương xây dựng chính sách khuyến khích mời các chuyên gia là người nước ngoài và chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài làm cố vấn hoặc tham gia thực hiện các dự án ứng dụng, các chương trình giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, các kế hoạch xây dựng cơ sở cho công nghiệp công nghệ thông tin.

c. Khuyến khích đầu tư nước ngoài:

Để khuyến khích đầu tư từ nước ngoài về công nghệ thông tin, thực hiện chính sách cho các nhà đầu tư nước ngoài lập liên doanh hay lập công ty 100% vốn nước ngoài để sản xuất, cung cấp dịch vụ, cung cấp sản phẩm cả phần cứng và phần mềm về công nghệ thông tin với các chế độ ưu đãi nhất có thể được (theo Luật đầu tư nước ngoài) về thuế như miễn giảm thuế, giảm mức thuế lợi tức và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, ưu đãi về mức thuế đất và các khoản ưu đãi khác theo luật định. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cùng với Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư xem xét và phê duyệt các dự án đầu tư nước ngoài về công nghệ thông tin phù hợp với các chính sách nói trên của Nhà nước về phát triển công nghệ thông tin.

6/ Các chính sách hỗ trợ và huy động vốn cho phát triển công nghệ thông tin.

Cần huy động nhiều khả năng, nhiều nguồn vốn vào việc xây dựng và phát triển công nghệ thông tin. Trong giai đoạn đầu, Nhà nước cung cấp nguồn vốn đầu tư cho những chương trình, dự án chủ yếu. Trong những năm tiếp sau, sẽ huy động ngày càng nhiều hơn các nguồn vốn khác, đặt biệt là các nguồn vốn từ các tổ chức sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xây dựng chính sách và kế hoạch hỗ trợ và huy động vốn cho phát triển công nghệ thông tin theo các nguyên tắc sau:

- Nhà nước đầu tư và không thu hồi vốn cấp cho việc thực hiện kế hoạch đưa công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước và an ninh, quốc phòng, các kế hoạch giáo dục, đào tạo và phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin và một phần cho nghiên cứu khoa học và triển khai.

- Nhà nước tổ chức kinh doanh và đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng của công nghệ thông tin như hạ tầng cơ sở máy tính - viễn thông, hạ tầng cơ sở của công nghiệp công nghệ thông tin. Nhà nước sẽ đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghệ cao, trong đó có công nghệ thông tin. Nhà nước cũng sẽ trực tiếp đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài để xây dựng và tổ chức triển khai một số trung tâm xử lý thông tin quốc gia.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tự đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất và dịch vụ. Bộ Tài chính chủ trì với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thương mại, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia ngày cành nhiều vào việc xây dựng, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

Để thực hiện các chủ trương đó, kinh phí hàng năm của Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin được ghi thành một hạng mục trong ngân sách Nhà nước và được xét duyệt hàng năm trong kế hoạch tài chính quốc gia.

7/ Chính sách bảo vệ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả.

Bảo vệ sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt đối với các sản phẩm phần mềm, là một yêu cầu cần được tôn trọng để tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển nhanh ngành công nghệ thông tin ở nước ta.

Nghị quyết 49/CP đã nêu rõ Chính phủ Việt Nam sẵn sàng tham gia các Điều ước quốc tế có liên quan đến chuyển giao công nghệ về sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Nhà nước ta đã thông qua Pháp lệnh về bảo vệ quyền tác giả và quyền sở hữu trí tuệ. Trên tinh thần đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin chuẩn bị dự thảo để trình Chính phủ ban hành các quy định cụ thể về việc thực hiện Pháp lệnh đó trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------

No: 211-TTg

Hanoi, April 07, 1995

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL PROGRAM FOR INFORMATION TECHNOLOGY

THE PRIME MINISTER

Considering Official Dispatch No.405-CNTT on the 28th of February 1995 asking for the approval of the master plan for the National Program for Information Technology;
At the proposals of the State Planning Committee embodied in Official Dispatch No.3690-UB-KHGDMT on the 8th of December 1994, and of the Ministry of Finance in Official Dispatch No.2843-TC-HCVX on the 31st of October 1994,

DECIDES:

Article 1.- To approve the National Program for Information Technology - the Master Plan through to the year 2000.

Article 2.- The Minister of Science, Technology and Environment, the Minister of Finance, the Chairman of the State Planning Committee, the Governor of the State Bank, and the Heads of the related branches are responsible for the implementation of this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

THE NATIONAL PROGRAM

FOR INFORMATION TECHNOLOGY THE MASTER PLAN THROUGH TO YEAR 2000
(Issued together with Decision No.211-TTg on the 7th of April 1995)

The Government's Resolution No.49-CP on the 4th of August 1993 on developing Information Technology (IT) in our country in the 1990's outlined the situation of IT in our country, laid down the approaches, objectives and contents of our IT development through to the year 2000, and the major measures to materialize those important lines. This master plan outlines systematically the works to be carried out from now to the year 2000 in implementation of the said Resolution No.49-CP.

The overall objective of the development of IT in our country through to the year 2000, as defined by Resolution No.49-CP, is :

To lay the initial and firm foundation for an information infrastructure in society, which is able of meeting the essential needs for information in State management and socio-economic activities; at the same time, actively to build the IT industry into one of the spearheads of the country so as to prepare our country to assume a worthy role in the region at the onset of the 21st century.

This overall objective is translated into the following concrete goals:

a) To build systems of computers and transmission facilities which are to be linked into networks and which have adequately strong software and databases, and are able of serving State management and other vital activities of the national economy. A number of domestic information networks are to be linked with international networks;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To popularize "information culture" in society so as to create a favorable environment in preparation for the coming of an "information society".

d) To lay the groundwork for the formation of an IT industry able of producing valuable information products and services, with priority given to the development of "software" and, at the same time, to make full use of the abilities in technology transfer, so as to develop appropriately units in the production of component parts and equipment of modern information technology.

To implement the above goals, the overall plan for the development of information technology in our country will be focused on the following contents :

1. To develop all resources and build the IT infrastructure so as to enable the IT industry to implement projects of computerization to be applied widely and deeply in all socio-economic fields; and at the same time to take firm steps to build up the IT industry of the country.

2. To carry out key projects on computerization in State management and all fields of socio-economic development, and apply IT to the industrialization and modernization of the national production and economy.

I. DEVELOPING INFORMATION TECHNOLOGY SOURCES AND BUILDING INFORMATION TECHNOLOGY INFRASTRUCTURE

1. Education and training in IT :

a) The necessary personnel structure for IT development :

The contingent of professionals needed for IT development in our country in the coming years shall be composed mainly of specialists on analysis and design of systems and programs, IT instructors and researchers, textbook compilers, experts on installation, maintenance and repair of computer equipment, system experts to install and maintain software systems, experts on computer nets and communications, economic analysts for information systems, and administrators to manage informatics projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Along with this contingent of IT professionals, there should be plans for education and training to supply leading and managerial personnel and specialists to all socio-economic fields with the necessary knowledge and skills to utilize IT equipment as a modern labor tool in their specialities.

A measure of utmost importance is to promote the popularization of informatics in secondary schools so as to familiarize the young generations with IT knowledge and modern facilities, and create a broad basis for the rapid selection and training of the future IT professionals.

b) Measures to strengthen IT education and training :

In order to have the above-mentioned IT resources, from now to the year 2000, the following key measures will be taken :

- To build new or perfect IT faculties at universities and polytechnic colleges throughout the country. These faculties should be adequately equipped with modern computers and communications facilities, have formal training programs, and be able to attract (full-time and part-time) trainers and skillful specialists in information technology throughout the country.

In the 1995-96 period, work should start immediately to strengthen (or reorganize) the IT faculties at the National Universities in Hanoi and Ho Chi Minh City, and the Polytechnic Colleges in Hanoi, Ho Chi Minh City and Danang City, so as to enable each of them to enroll annually from 100 to 200 students for 4-year courses.

To start vocational training with a two-year program to train program developers and informatics technicians. This training program will be implemented at the IT faculties of universities, or in IT vocational schools. From now to the year 2000, this training system must be able to enroll annually about 2,000 new students.

- Along with the vocational training given at the said IT faculties, training in IT application should be promoted for students of scientific, technological and economic disciplines outside informatics. Retraining courses should be opened to train a good number of cadres, engineers and graduate students of other disciplines (mathematics, economics, technologies, etc.) into informatics specialists.

- To build a number of advanced IT training centers. These centers will organize short or medium-term training courses so as to elevate the standard, and provide upgraded IT knowledge and methods for our specialists and trainers and researchers. These advanced training centers will be organized at the Ministry of Education and Training, at the universities, research centers, or as independent centers set up by businesses and non-governmental organizations. They will be financed partly by the State budget and partly by other financial resources, including various forms of cooperation with foreign partners, from multinational corporations to domestic informatics enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To actively continue the implementation of the project for informatics education at secondary schools, along the line of better and more synchronized preparations in all fields: designing training programs, compiling teaching documents and textbooks, new training and re-training instructors, supply of computers, etc.

- To encourage the opening of schools and classes to train computer users in programs which require short practice and are applicable to different levels of pre-training knowledge, so as to make computer literacy a tool for the labor force which is becoming larger each day in society. the State will support the Informatics Association and other organizations in informatics in their efforts to develop programs for disseminating IT knowledge through the press, radio, television, etc.

- To promote IT application in education and training, first of all to study and develop high-quality training programs. In the coming years, efforts will be made to develop informatics educational software to better serve the popularization of IT education and disseminate IT knowledge in society. This will be followed by a gradual expansion of the scope of the software in foreign language teaching and other school disciplines, as well as the education software for specialized trainees.

2. IT research and development :

a) Defining the goals for IT research and development :

The fundamental objective of IT research and development in our country, as identified in Resolution No.49-CP, is to absorb modern knowledge, and closely monitor IT development trends in the world in order to:

- Make appropriate policy options for technology transfer for the building of the infrastructure for information technology in our country;

- Acquire the abilities for study, analysis and designing of informatics systems, along with developing software application programs for projects of IT application in the fields of State management and socio-economic development;

- Study, design and manufacture IT products, especially software and specialized products in service of the modernization of industrial production, with a view to helping orient and take part in the building of the information technology in our country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Organizing IT research and development :

To organize the implementation of the above-said goals, it is necessary to review and re-evaluate the efficiency, orientation and contents of the operation of the existing research institutions; on that basis, active measures shall be taken to re-orient and strengthen the existing contingent of researchers and the material-technical basis for R&D activities, namely:

- To build the Institute of Information Technology under the National Center for Natural Sciences and Technology, along with a number of other key research institutes (under the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Heavy Industry, etc.), into the mainstay for IT research and development.

- To strengthen the IT faculties at universities so that, along with their functions in education and training, they shall become important R&D units in information technology, able of promoting the potentials of the instructor contingent, and attracting young people into R&D activities.

- To apply policies for support and incentive measures, and to encourage the opening of IT research and development sections in branches, localities and companies of all economic sectors, with investment coming from domestic sources or from joint ventures with foreign partners.

- To speedily build the network for data transmission in service of education, research and development inside the country in compliance with the Internet protocols and standards, and through a common port to connect it with the Internet so as to create conditions for our educators, researchers and developers to exchange information among themselves and with their foreign colleagues.

3. Developing IT industry:

a) Contents of development of IT industry in our country :

IT industry is a spearhead industry. However, it is still new to our country. The building of an IT industry should therefore be conducted actively and, at the same time, be analyzed and calculated carefully to avoid the likely risks and waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the coming period, it is necessary to rapidly develop the contingent of software developers to meet the needs in software application programs and acquire shares in the domestic software market, and to develop specialized software programs (such as for processing documents and data in the Vietnamese language) and import substitutes (for software programs that cannot be imported or has to be imported at high prices), etc.

At the same time, it is necessary to rapidly develop professional services in information technology, which are to include services in system planning, designing, accumulation, maintenance and repair and services in office automation, etc., to meet the ever-increasing needs of the domestic market in software application programs.

The hardware industry requires large capital investment and must be built on the basis of an industrialized economy. In the coming years, we need to make full use of all the possibilities in joint venture and technology transfer to develop a number of production and assembly units of informatics equipment according to plans which have been calculated as profitable and, at the same time, establish units for designing and manufacturing specialized telecommunication and informatics equipment to meet domestic needs, especially those for data transmission, automation and modernization of manufacturing industries. It is necessary to invest in personnel training to "develop the hardware industry on the basis of the software industry," which has been proved an appropriate and promising trend at present.

Multinational corporations in information technology which set up computer manufacturing factories in Vietnam and employ Vietnamese workers shall be entitled to preferential treatment under the Vietnamese investment law.

b) Incentive measures for development of IT industry:

- The R&D institutes, informatics faculties at universities and the domestic informatics companies are encouraged to develop software application programs by being given favorable and preferential conditions in bidding for development of software products for IT application projects for the State management system as well as for the other socio-economic sectors. The institutes, which have the necessary conditions, are also encouraged, and given investment, to engage in research, designing and manufacturing of specialized informatics equipment.

- To promote and support the establishment of a number of software-developing centers (some of which may have the starting capital provided by the State budget) which may operate independently, or within institutes, schools or informatics companies.

- To assist the formation and support the operation of an association of software developers to facilitate the exchange of ideas and experience, and organize such collective activities as seminars, training, participation in commercial delegations and getting acquainted with contracts and laws on trading of software programs.

- To build an IT industrial sector within the hi-tech industrial park, along with the start of an export-oriented software-developing project, considering it an experimental step and an active preparation for the possible future industry of software programs for export. This project shall be implemented through technology transfer, with the cooperation of foreign experts and overseas Vietnamese.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Data transmission:

a) Demands for data transmission:

Data transmission is now in its formative stage in Vietnam. In recent years, the need for data transmission has seen strong development, along with the deployment of informatics systems in banking, financial and commercial services. The post service has started the formation of the VIETPAC X.25 network with fiber optic cable, and the provision of services in data transmission through public packet switching network. This network, once completed and connected with the digitized telephone network, shall provide an important instrument to put into operation data transmission networks for IT application projects in socio-economic branches.

The rapid application of information technology to State management systems and the modernization of the information infrastructure of the country requires the construction and deployment of projects of national scale with a potentially large demand for data transmission. In the initial stage, priority should be given to meeting demands in data transmission in the field of State management, development of the market economy, education, and research and development.

The demand for data transmission shall increase rapidly as our economy and country integrates itself more broadly and profoundly into the international community.

b) Project for national data transmission network :

On the basis of the transmission network built by the Post and Telecommunication Service, the project for a national data transmission network is tasked to develop a network of basic services for data transmission, in order to provide the infrastructure and services for all needs in data transmission in society. The network shall be able of providing data transmission services in different modes, such as:

- Public switching telephone network (PSTN),

- Public packet switching network (PPSN),

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Requested wave-band services,in order to meet the needs of users in transmitting files from point to point or among multiple points, in real-time data exchange, forming independent data- bases, connecting local-area networks (LAN) into a wide-area network (WAN), organizing the electronicmail network, etc.

The national data transmission network will by the end of 1995 be able of providing X25-channel packet switching service to all provincial towns and a number of districts and, by the end of 1996, to more than 400 districts throughout the country. By the year 2000, it is expected that the basic needs for multi-speed data transmission to all territories of the country will have been met. The project National Network for Data Transmission shall therefore be actively implemented to provide the necessary services for the development of IT application projects in the coming years.

On the basis of the public transmission network of the Post and Telecommunication Service and the basic service networks made available by the National Network for Data Transmission, it is necessary to do research to build application networks in an appropriate and economically efficient manner.

It is necessary to research and develop a Uniform Application Network for State Management System. The need for data transmission is growing among State agencies, between the Government and its Ministries and branches at the central, provincial and local levels. Because of this, and of the other needs in maintaining information security and reliability, it is necessary to establish a uniform application network for data transmission for the State management system. This network shall be designed to transmit all forms of information (voice, fax, data, graphic and text); in the initial stage, efforts shall be concentrated on data transmission and electronic mail, so as to facilitate such important services as express reporting on socio-economic situation, approving and ratifying decisions, planning meetings, activities and other works, distributing internal bulletins to designated recipients and entering into information systems and databases.

II. APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY

1. Establishing the national system of databases and computerizing State management:

a) Requirements and overall structure of the system:

State management must be the area of first priority in IT application. The information basis for the improvement of the State management is the national system of databases, which must be able of storing and providing in a fast and timely manner all necessary information on the economic, cultural and social situation of the country as well as the related information to provide State agencies with the groundwork for making decisions.

This system is composed of the relatively independent databases of the Ministries, branches, provinces and cities; however, there are horizontal links for information exchange and sharing among these components themselves, and vertical links along the responsibility line of the State management system. Since these components are relatively independent both in the nature of their information and in their own management functions, it is natural that computerization shall be conducted in a relatively independent manner right from the start in different Ministries, branches and localities. At the same time, it is necessary to study, analyze and work out overall design for the whole system to clearly define the requirements and the methods to realize the common links through informatics instruments, especially the links in responsibility line of the whole system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Apart from their functions to serve State management activities, the national system of databases must be utilized to provide information services (in accordance with the necessary regulations and in a convenient manner) for all activities in production, business, scientific research and cultural and social development as required by all economic sectors and individuals at home and abroad.

b) Projects for establishing the national system of databases and computerizing State management:

In line with the above-mentioned general structure, computerization shall be researched and developed at all Ministries and localities. However, in the coming years, they shall be concentrated on the following key projects:

1. The project of research for overall design and establishment of the information system of management at the Office of the Government.

This project shall be conducted by the Office of the Government, in close coordination with the Steering Committee of the National Program for Information Technology, with a view to realizing the following two fundamental objectives:

a) To study, analyze and work out an overall design of the national system of databases, define the general structure of the whole information system and the links in it, especially the responsibility relations in the whole system, and recommend computerization plans to materialize those links.

b) To establish the general database at the Office of the Government, and connect it with the databases at Ministries, branches and localities (first of all with 11 key Ministries and 10 key provinces and cities) in order to provide in a timely manner crucial information on economy, society, legal affairs, national defense, home affairs, foreign policy, etc., in service of the leadership of the Prime Minister and the Government.

This general database is also to be used for the formation and implementation of the computerization projects in service of the leadership of the Party Central Committee and the National Assembly.

2. The project of establishing the socio-economic information system in service of the planning work and economic management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The system shall have sub-systems for policy analysis and formation, economic management, financial management, debt management, resource mobilization and banks for investment projects. The sources of information for the system are mainly the Ministries and branches at the central level (especially the finance, banking, statistics and commerce branches, etc.), the planning services at all levels, foreign donor agencies and international organizations. The information output from the system shall comprise mainly analyses, economic forecasts, planned contingencies, decisions for economic management and conducts; guidance for socio-economic activities, consultancy services and information on the economy and society, etc.

3. The project of the system of financial information:

This project shall be conducted by the Ministry of Finance, with the main goals being to build a modern system of financial information, and establish a uniform system of financial databases throughout the country in order to meet the needs in:

- Providing leaders at ministerial and other levels with accurate, timely and complete information to serve as groundwork for their decisions with regard to conducting the national finance.

- Extracting flash and periodical information by the most essential financial norms to supply the leading organs in the Government and National Assembly.

- Making it convenient and expressly the exchange and provision of information for different branches of the State, such as the State Bank, the State Planning Committee, the State Committee for Cooperation and Investment, etc.

In the coming period, we shall expand and renovate the information systems which have been deployed, such as the tax information system, the State treasury information system, the budget information system. At the same time, to actively perfect the draft master plan of the project in order to further its implementation.

4. The project of modernization of the banking system:

This project shall be conducted by the State Bank, with the participation of the State Bank and the commercial banks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To perfect the regimes and regulations for the standardization of information, the technical norms and the payment procedure along the line of modernization and computerization.

- To expand non-cash payment service among the population, especially in the private sector.

- To build the national payment system in accordance with the requirements of modern banking services.

- To perfect the system of banking databases, and ensure that it provides fast and accurate information for the planning of money-stabilizing policies of the State.

Together with the important applications in the banking industry such as providing payment services for customers, establishing the national and international payment networks, electronic clearing services and electronic money transfers, the information system set up under this project shall provide information on payment, commerce and business activities in the State and social sectors, information on statistics and reporting, etc., to assist the State in designing monetary, financial and managerial policies.

5. The project of the State system of statistic information:

The State system of statistic information is a national system of basic information which is to provide official information on basic indice concerning the real situation of the country in all fields, economic, social, cultural, education, health, etc., and information on the infrastructure and natural resources of the country. This information comes from various sources: the periodical statistic reports from all branches and localities; the complete surveys such as population censuses, audits of national properties and the sample surveys organized for specific purposes. This information system, handled through multiple processes of generalization and assessments, shall provide data for the Government and State management agencies to draft development plans and projects for the country, cater information to all activities in production, business, economic research and culture, and serve as the source of official information for international statistic institutions.

The project for IT application in the Vietnamese statistic system, to be conducted by the General Department of Statistics, shall continue modernizing the State system of statistic information, first of all the databases on population, labor, industry and agriculture, and eventually the establishment of a more complete database on the socio-economic situation of the whole country.

The project to build the system of geographic tele-sensoring information on natural resources and environment, which is to be conducted by the Ministry of Science, Technology and Environment, must be able of storing graphic data, and become an important information system to serve the planning of economic development and environment protection in our country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Information technology in national security and defense:

National defense and security are fields in which state-of-the-art achievements in science and technology need to be applied. Even in its early days in our country, information technology was applied in a number of operations of national defense and security.

The scope of the IT application in these fields is very wide, ranging from management and technical renovation to highly specialized issues.

In implementing Resolution No.49-CP of the Government, the security and defense services have proposed projects for further expanding IT applications in their fields. These projects shall continue to be perfected in terms of scientific and technological feasibility, and shall receive investments from the State for implementation.

3. Establishing the system of market and commerce information:

a) The needs for information of market economy:

The cause of national renewal is moving our economy swiftly toward becoming a market economy. In recent years, the domestic market has grown fast, entering into a period of stability and healthy development and, step by step, integrating itself into the regional and international markets. The development of the market economy demands a great volume of information exchange, which must be met in a fast, timely, accurate and safe manner.

On the basis of the projects proposed by the Ministry of Trade, the Government Pricing Committee and the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, we should coordinate all efforts and mobilize all resources from different economic sectors to build and put into practice a common project on the network of commerce and market information.

b) The project on network of commerce and market information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The network of commerce and market information shall supply economic and commerce information to all State agencies, businesses and individuals according to the requirements of their production, business, market researches, etc., and provide services in investment and business consultancy and trade mediation for foreign businesses. In the future, the network shall become the main venue for businesses and enterprises to carry out their trade transactions.

The project shall be conducted by the Ministry of Trade, in coordination with the Government Pricing Committee and the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, and with the voluntary participation of enterprises. It shall be financed totally or partly by the State in the initial period of its development.

4. Applying information technology in modernizing production and services branches:

a) Information technology, and industrialization and modernization:

Industrialization and modernization are a fundamental content of our national construction and development in the upcoming decades. In the context of the modern scientific and technological revolution, they are closely associated with the application of information technology. Its application in production and service branches is very rich and diversified, and includes the following contents:

- Partial or full automation of the production or manufacturing process, such as automated designing (or computer-aided designing), computer-aided manufacturing, automatic control of tool-manufacturing processes, regulating manufacturing and power-supply networks, etc.

- Introducing electronic-informatic elements into industrial products themselves to create "intelligent" equipment and machines. These products are gradually replacing purely mechanical equipment, and are being designed and produced to meet very diverse demands in all fields of activity.

- Applying information technology to the upgrading and modernizing service activities, especially in fields with international nature, such as tourism, transportation, aviation, insurance, immigration, etc.

b) The projects for application of information technology to modernizing production and services:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



With regard to the existing industrial production units, we should study carefully them case by case. Wherever conditions are available, we shall build and implement projects for upgrading and modernizing them by introducing elements of information technology and automation into the essential and possible parts in their production chains.

To study the possibilities to build and carry out a model project of an industrial enterprise which is fully computerized, from organizational work to planning, managerial, conducting, production, marketing, sales and other business activities.

The application of information technology plays a very decisive role and yields high economic efficiency for many important service branches. We should actively and synchronously develop projects of information technology application at branches and servicing companies in important socio-economic areas.

To step up the application of information technology in production and service areas is the duty of all branches, enterprises and production and service units of all economic sectors. The State needs to adopt preferential policies in investment, capital lending and tax reduction, etc., toward projects which introduce information technology into production and services with clear feasibility in upgrading quality and efficiency.

The most important measure in this field is to increase investment in training, research and development, in order to have a contingent of specialists, experts and technicians who have modern knowledge in each of the production and service branches, and who should take the initiative to introduce technological advances into each specific area of their branches. Therefore, it is necessary to increase training programs in information technology for technological and economic faculties at universities, upgrade R&D units which are working on automatic control and designing, etc., at research institutes, training centers and software developing centers mentioned in this program.

5. Information technology in service of heath care, culture and society:

In the initial stage of the program for development of information technology in our country, we should concentrate on building our potentials and developing applications in areas of urgency, such as State management and development of the formative market economy. However, in the long run, we need to pay attention to the fact that information technology is a revolutionary factor in the comprehensive upgrading of the quality of life and the diversified social relations; and, in line with the common trend in the world, it will constitute a major contribution to taking our society to becoming "an information society".

Information technology contributes to improving the quality of life economically, culturally and spiritually. It helps improve the quality of social welfare, especially health care, as well.

In order to encourage and support actively all initiatives in applying information technology proposed and implemented by cultural, health and social agencies and branches, the State shall invest in the research and development of a number of important projects:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Project Application of Information Technology to Population Control and Family Planning, to be focussed on building databases for population control, implementation of family-planning measures, etc., to help the Committee on Population and Family Planning and the State make policies and plans on population.

- Project Application of Information Technology to Preservation of National Cultural Heritage, with the main contents being to utilize information technology to build databases on our cultural heritage, such as the Nom script and the documents in Han-Nom scripts, graphic documents, etc., so that they can be preserved and restored with modern methods and, more importantly, can be utilized conveniently for research and popularization.

III. POLICIES FOR ENCOURAGING DEVELOPMENT AND APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY

The implementation of Resolution No.49-CP of the Government on development of information technology shall have a far-reaching impact on all aspects of the socio-economic life of our country. To materialize the objectives and goals set by the Resolution, we have to mobilize many resources of the country : State agencies, the system of education and research and development institutions, socio-economic organizations, enterprises and businesses of all economic sectors, etc.

In this spirit, in the coming period, we need to quickly study, draft, approve and publicize a number of urgent policies and measures in the following areas:

1. The policies on standards and open system:

Resolution No.49-CP on development of information technology considers "open system" one of the major approaches in our development of information technology to increase efficiency and reduce waste, ensure the uniformity between developing the infrastructure for information technology, building the industry of information technology and developing computerized systems for information technology application.

Developing information technology in the open-system approach requires defining and observing a system of individual and group standards. These standards must be selected in accordance with the common trend of the world information technology and best meet the requirements of the development of our information technology.

The set of standards of the environment for the open system in the development and application of information technology should include such matters as operating system service, human/computer interface, specific conditions of Vietnam (such as standard Vietnamese script, etc.), database management service, database links and transmission, computer network, graphic service, data security, system management and other issues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Policies and measures for building the infrastructure of information technology:

In the upcoming years, more projects of information technology applications shall be developed in the State as well as other economic sectors of the society. The infrastructure for computer/telecommunications in our country shall take shape gradually. The policies and measures in this regard are geared at ensuring that the building of such an infrastructure shall be spared of possible waste, and shall be developed in line with the modern trend in information technology in the world. Apart from the above-said policy for the standards and open system, preparations should be made to promulgate the following policies:

a) The policy for purchase of information technology products and services for projects with investments from the State budget:

All purchases of this nature must be done in the form of bidding and contract. This form includes public announcement and supervision of the bidding. Such a policy ensures that all the requirements for information technology are defined correctly, that the qualified suppliers are selected properly, and that all financial or legal conditions of the contract are supervised. This policy also gives us a mechanism to ensure that the standards, such as the standards for the environment of the open system, are technically uniform and consistent and comply with by State projects.

b) The policy for development of data transmission telecommunication networks:

The need to use instruments for data transmission is common to every user of informatics and every project of information technology application. On the basis of a uniform physical telecommunication network, different telecommunication companies may establish and operate value-added service network and compete healthily in customer service. There should be a policy of preferential telecommunication rates for organizations and activities in education, research and development.

c) The policies in support of in-country industrial development in information technology:

To promote the development of our information technology industry, we should adopt preferential credit policies to help establish Vietnamese enterprises (or Vietnamese-controlled joint ventures) in information technology, especially those manufacturing software products and providing information technology services.

In bidding for State projects, there should be appropriate preferential treatment of domestic organizations and enterprises in information technology.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To create favorable conditions for the constant renewal of information technology equipment in line with the progress of modern science and technology, and also to encourage consumers to invest in information technology application equipment, there shall be tax-relief policy which allows quick deduction of equipment and products (both hardware and software) to be used in application projects.

3. The policy for promoting training:

On the basis of the measures to promote education and training in information technology as mentioned above, there should be additional policies aimed at utilizing all abilities to strengthen and encourage skill training for our staffs and experts information technology. Those policies and measures include:

- Promoting training by vocational schools and non-State training units.

- Issuing regulations allowing the training of information technology in both Vietnamese and English languages in order to speed up the training of experts and specialists who are able of working with foreign partners.

- Making it a contract responsibility for multi-national corporations which are engaged in projects on development and application of information technology to select and provide professional training for Vietnamese participants in the projects.

Along with the above-said training policies and measures, there shall be regulations setting requirements in minimum knowledge and skills in information technology for cadres and employees to be recruited into State agencies.

4. Policies and measures for development of computerized information systems:

a) To create information sources and standardize emerging information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Exchange and protection of information:

The development of computerized information systems shall quickly increase the volume of information flow in country as well as abroad. The exchange and protection of information shall be conducted in conformity with the country's open-door economic policies. Resolution No.49-CP determines that the Ministry of Culture and Information shall preside over and coordinate with the Ministry of the Interior and the Ministry of Justice in studying and introducing a policy governing the exchange and protection of information, in compliance with the principles that all economic sectors are equal before law in terms of access to information and exchange of information within the country as well as with foreign economic institutions, in order to serve their businesses; the exchange of information with international and foreign organizations must conform to international conventions and current Vietnamese laws; the rights to property and secrecy of information of individuals and socio-economic organizations shall be institutionalized into laws and realized with scientific solutions.

5. The policies of technology transfer and international cooperation:

a) On technology transfer:

The Ministry of Science, Technology and Environment shall concretize the Ordinance on transfer of foreign technologies into Vietnam in the field of information technology development; preside over and coordinate with the State Planning Committee, the Ministry of Heavy Industry, and the General Directorate of Post and Telecommunications in working out an international cooperation program for the development of information technology, which includes the designing of projects for development of information technology with foreign loans.

The Ministry of Education and Training shall preside over and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in designing the plan for overseas personnel training for development of information technology, which includes providing scholarships for students to go abroad to train, practise and study in disciplines and at standards which are necessary but beyond the in-country ability.

The State Planning Committee shall be responsible for allocating an important part of international aid, especially the ODA, to projects on training and research for development and application of information technology.

b) Soliciting foreign and overseas Vietnamese experts and advisers:

To make efficient use of foreign and overseas Vietnamese experts and advisers and in implementing the instruction embodied in Resolution No.49-CP, the Ministry of Science, Technology and Environment shall coordinate with the Ministry of Education and Training, the Government Committee for Overseas Vietnamese, to devise policies to encourage foreign and overseas Vietnamese experts to advise, or take direct part in, application projects, training programs and scientific research, and in plans to build the infrastructure for information technology.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To encourage foreign investments in information technology, policies shall be adopted to allow foreign investors to enter into joint-venture enterprises or set up wholly foreign-owned companies to produce and provide services and products, both hardware and software, of information technology, and to give them the most preferential possible treatments (according to the Law on Foreign Investment) in terms of taxes, such as tax reduction or exemption, reduction of income taxes and taxes on profit repatriation, preferential treatments in land rent and other legal privileges. The Ministry of Science, Technology and Environment, together with the State Committee on Cooperation and Investment, shall consider and approve foreign-invested projects on information technology in accordance with the above-said policies of the State for information technology development.

6. Policies to support and mobilize capital for development of information technology:

It is necessary to mobilize multiple sources of potentials and financial resources into building and developing information technology. In the initial stage, the State shall provide capital investment for the main programs and projects. In the ensuing years, more capital shall be mobilized from other sources, especially from production and business units of different economic sectors. The State Planning Committee shall preside over and coordinate with the Ministry of Finance, the State Committee for Cooperation and Investment and the Ministry of Science, Technology and Environment, in designing policies and plans to support and mobilize capital for the development of information technology in accordance with the following principles:

- The State shall invest, and shall not withdraw, capital in the implementation of plans to introduce information technology into State management and national security and defense, and plans for education, training and popularization of information technology. Part of the investment shall go into research and development.

- The State shall organize business and investment in the building of the infrastructure of information technology such as the infrastructure for computer-aided telecommunications and for information technology industry. The State shall invest in building initial material bases with a view to attracting foreign investment into hi-tech parks, including those of information technology. The State shall also make direct investments in, or set up joint-ventures with foreign partners for, developing a number of information-assessing centers at national level.

To encourage different economic sectors to make their own investments in applying information technology to business, production and servicing activities. The Ministry of Finance shall preside over and coordinate with the State Planning Committee, the State Bank, the Ministry of Trade and the Ministry of Science, Technology and Environment in studying and adopting policies and regimes to encourage economic sectors to take an increasingly greater part in developing and applying information technology.

To facilitate the implementation of these policies, the annual budget of the National Program for Information Technology shall be made a separate item in the State budget and shall be reviewed annually as part of the national budgetary program.

7. The policy for protection of intellectual property and copyright:

The protection of intellectual property and copyright in information technology, especially regarding software products, is a requirement that must be respected in order to create a healthy environment for the development of information technology in our country.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 211-TTg ngày 07/04/1995 về việc phê duyệt chương trình Quốc Gia về Công Nghệ Thông Tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.517

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.161.77
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!