ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 167/QĐ-UB
|
Lào Cai, ngày 10
tháng 5 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ
XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MẠNG VIỄN THÔNG XÃ, ĐỒN BIÊN PHÒNG TỈNH LÀO CAI
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 109/1997/NĐ-CP
ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính Viễn thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Bưu điện
tỉnh Lào Cai tại tờ trình số 339/BC-VT ngày 5 tháng 4 năm 2001 về việc ban hành
Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng mạng viễn thông xã, đồn Biên phòng tỉnh
Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo quyết định này bản Quy chế xây dựng, quản lý và sử dụng mạng viễn
thông xã, đồn Biên phòng tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Ông
Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Bưu điện tỉnh, Giám đốc sở Tài
chính - Vật giá, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các Ngành có liên quan, chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
Quyết định có hiện lực từ ngày ký và
thay thế Quyết định số 94/QĐ-UB ngày 19/4/1997 của UBND tỉnh.
|
TM.UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Vạn
|
QUY CHẾ
VỀ
VIỆC XÂY DỰNG, QUẢN LÝ MẠNG VIỄN THÔNG XÃ, ĐỒN BIÊN PHÒNG TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2001 của UBND
tỉnh Lào Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mạng viễn thông xã, Đồn Biên phòng
(gọi chung là mạng Viễn thông nông thôn) là bộ phận cấu thành của mạng viễn
thông quốc gia trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Để tăng cường công tác quản lý nhà
nước về Bưu chính và Viễn thông, mạng viễn thông nông thôn cần phải được quản
lý, sử dụng có hiệu quả, đảm bảo thông tin liên lạc cho các xã, đồn Biên phòng
đáp ứns sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, các lực lượng vũ trang trong việc
xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, nâng cao dân chí cho nhân
dân, bảo vệ an ninh tổ quốc; với phương thức phục vụ cho hoạt động công ích có
thu cước.
Điều 2. Việc xây dựng mạng viễn thông nông
thôn, vừa phải đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá thông tin liên lạc, vừa phải đảm
bảo phù hợp với trình độ quản lý, vận hành của các xã, đồn Biên phòng.
Điều 3. Mạng viễn thông nông thôn phải hoạt
động liên tục 24h/ngày (kể cả ngày lễ, tết, chủ nhật) đảm bảo chất lượng, địa
điểm lắp đạt đảm bảo an toàn, tiến lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ và công tác
quản lý, khai thác sử dụng.
Điều 4. Máy điện thoại, thiết bị phụ trợ kèm
theo (gọi chung là thiết bị đầu cuối) lắp đặt tại xã, đồn Biên phòng phải được
bảo vệ an toàn không ai được xâm phạm, không để kẻ xấu lợi dụng làm phương hại
đến lợi ích an ninh quốc gia. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
a) Phá hoại các trang thiết bị hoặc gây cản trở
hoạt động của mạng Viễn thông nông thôn.
b) Cung cấp và sử dụng dịch vụ của mạng Viễn thông
nông thôn nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
gây rối loạn an ninh trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục; hoạt động
buôn lậu và các hoạt động vi phạm Pháp luật khác.
c) Nghe trộm, thu trộm các tín hiệu của mạng Viễn
thông nông thôn.
d) Tiết lộ tên, địa chỉ của các tổ chức vận hành,
sử dụng mạng; Viễn thông nông thôn, trừ trường hợp các tổ chức này thỏa thuận
cho đăng tên và địa chỉ trên các danh bạ Viễn thông.
e) Sử dụng các thiết bị của mạng Viễn thông nông
thôn vào các mục đích khác.
Điều 5. Việc quản lý, vận hành mạng viễn
thông nông thôn phải đảm bảo đúng quy trình, an toàn, bí mật là nhiệm vụ đặc
biệt cần quan tâm của người quản lý và sử dụng thiết bị.
Chương II
TỔ CHỨC XÂY DỰNG
Điều 6. Bưu Điện tỉnh Lào Cai có trách nhiệm:
6.1. Xây dựng quy hoạch phát triển mạng viễn thông
nông thôn phù hợp với quy hoạch mạng viễn thông nội tỉnh và quốc gia.
6.2. Căn cứ vào kế hoạch đầu tư hàng năm, tổ chức
khảo sát thiết kế, thử nghiệm, lựa chọn thiết bị phù hợp.
6.3. Tổ chức thi công đúng quy trình quy phạm kỹ
thuật, đảm bảo chất lượng và an toàn lao động.
Điều 7. Các xã, Đồn Biên phòng có trách
nhiệm:
7.1. Bố trí nơi lắp đặt Anten, lắp đặt thiết bị đầu
cuối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, bảo vệ an toàn các thiết bị và phụ
kiện kèm theo.
7.2. Tham gia giúp đỡ quá tình vận chuyển, lắp đặt
thiết bị, tạo các điều kiện thuận lợi khác cho việc lắp đặt đạt kết quả.
7.3. Lựa chọn và cử người có khả năng tiếp nhận và
quản lý, vận hành thiết bị, có phẩm chất đạo đức tốt.
Điều 8. Kinh phí xây dựng, lắp đặt mạng viễn
thông nông thôn do ngành Bưu Điện đầu tư. Trường hợp các xã hoặc cá nhân muốn
thiết lập mạng riêng như: Tổng đài dung lượng nhỏ, thuê bao riêng, thuê bao
nhánh, phải thỏa thuận với Cơ quan Bưu Điện và kinh phí do chủ mạng, chủ thuê
bao đầu tư.
Chương III
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH MẠNG VIỄN THÔNG NÔNG THÔN
Điều 9. Trách nhiệm của Bưu Điện tỉnh Lào
Cai:
9.1. Biên soạn tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo
dưỡng thiết bị; các nội quy, quy tắc đảm bảo an toàn, hướng dẫn lập sổ sách
quản lý thiết bị đầu cuối.
9.2. Tổ chức hướng dẫn về vận hành, quản lý thiết
bị đầu cuối.
9.3. Mạng viễn thông nông thôn được quản lý theo
địa giới hành chính của các huyện, thị. Bưu Điện có trách nhiệm quản lý chất
lượng thông tin liên lạc đối với các xã, đồn Biên phòng.
9.4. Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị khi có sự
thay đổi cấu hình mạng, chủng loại thiết bị phải kịp thời thông báo với các
thuê bao, hướng dẫn, quản lý, vận hành thiết bị mới.
9.5 Tổ chức, chỉ đạo xử lý sự cố đảm bảo khôi phục
thông tin liên lạc nhanh nhất.
Điều 10. Các xã, Đồn Biên phòng và các cá
nhân được quản lý và sử dụng thiết bị đầu cuối có trách nhiệm:
10.1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thiết bị đầu
cuối.
10.2. Giữ bí mật về tần số, hô hiệu liên lạc nội
dung điện văn, điện thoại. Không được tùy ý hoặc để người khác lợi dụng phương
tiện thông tin liên lạc làm phương hại đến lợi ích quốc gia.
10.3. Theo dõi, ghi chép sổ sách, thanh toán cước
phí cho Bưu Điện.
10.4. Các cuộc đàm thoại và điện văn phục vụ an
ninh, quốc phòng, ưu tiên số một, không kể hẹn thời gian.
10.5. Khi cần thiết thay đổi địa điểm đặt máy, thay
đổi người vận hành thiết bị đầu cuối các xã, đồn Biên phòng phải chủ động bàn
bạc thống nhất với Bưu Điện trước khi triển khai thực hiện.
Điều 11. Người vận hành thiết bị đầu cuối có
trách nhiệm:
11.1. Quản lý đúng quy trình quy phạm kỹ thuật, đảm
bảo an toàn thiết bị, tuyệt đối không sử dụng thiết bị vào mục đích khác.
11.2. Luôn có mặt tại phòng máy, ghi chép đầy đủ
tình trạng thiết bị, các cuộc đàm thoại vào sổ sách quy định, tuân thủ đầy đủ
các hướng dẫn của Bưu Điện.
11.3. Khi phát hiện sự cố thiết bị, người vận hành
phải tắt nguồn và máy, tìm mọi cách đảm bảo an toàn thiết bị và thông báo cho
Bưu Điện bằng phương thức liên lạc nhanh nhất.
Chương IV
CHI PHÍ NHIÊN LIỆU VÀ CƯỚC PHÍ ĐIỆN THOẠI
Điều 12. Bưu Điện ký hợp đồng cung cấp và sử
dụng dịch vụ điện thoại, Fax; vận hành, khai thác, bảo quản thiết bị đầu cuối
với các xã, Đồn Biên phòng theo qui định.
Điều 13. Cước phí thực hiện theo qui định
của Tổng Cục Bưu Điện:
13.1. Cước viễn thông hàng tháng của thiết bị đầu
cuối đặt tại xã do xã thanh toán với Bưu Điện, đặt tại đồn Biên phòng do đồn
Biên phòng thanh toán với Bưu Điện.
13.2. Người quản lý thiết bị đầu cuối thuê bao phải
thu tiền điện đàm dùng vào việc riêng của cá nhân để xã hoặc đồn Biên phòng
thanh toán với Bưu Điện.
13.3. Sở Tài chính - Vật giá tỉnh hướng dẫn các xã,
đồn Biên phòng về việc thanh quyết toán cước sử dụng; các dịch vụ viễn thông
mạng viễn thông nông thôn. Bưu Điện tỉnh hướng dẫn các Bưu Điện huyện, thị thực
hiện quy chế này.
Điều 14. Hằng tháng, Bưu Điện huyện, thị xã
trả tiền mua nhiên liệu (nếu có) theo định mức đối với điểm viễn thông nông
thôn có sử dụng máy nổ.
Chương V
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO
Điều 15. Khen thưởng: Các tập thể, cá nhân
có thành tích trong việc bảo quản, vận hành thiết bị, có hiệu quả, thanh toán
cước đầy đủ, đúng thời hạn sẽ được khen thưởng theo quy chế của ngành Bưu Điện.
Điều 16. Kỷ luật: Tập thể, cá nhân, vi phạm
quy trình, quy phạm kỹ thuật; làm thất thoát, hư hỏng máy móc, thiết bị phụ
trợ; không thanh toán cước đầy đủ; dùng phương tiện thông tin trái phép làm
tiết lộ bí mật quốc gia, làm lộ bí mật thông tin, lợi dụng thông tin gây rối
trật tự xã hội. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử
lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật,
bồi thường thiệt hại vật chất (nếu có).
Điều 17. Tập thể, cá nhân sử dụng dịch vụ
của mạng Viễn thông nông thôn có quyền khiếu nại về những sai sót của dịch vụ
hoặc tố cáo các hành vi vi phạm quy chế này. Cơ quan Bưu Điện có trách nhiệm tiếp
nhận các khiếu nại, tố cáo, giải trình các khiếu nại về sai sót của dịch vụ
viễn thông; phối hợp với chính quyền và cơ quan pháp luật để xử lý các hành vi
vi phạm quy chế này.
Chương VI
ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Giao cho Bưu Điên tỉnh chủ trì phối
hợp với các ngành có liên quan và UNBD các huyện, thị xã, triển khai thực hiện
quy chế này.
Trong quá tành thực hiện có điều gì cần thay đổi,
bổ sung, Giám đốc Bưu Điện tỉnh tổng hợp trình UNBD tỉnh quyết định.