BỘ
BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số:
155/2003/QĐ-BBCVT
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG LỊCH SỬ - TRUYỀN THỐNG
BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
- Căn cứ Nghị định số
90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính,Viễn thông;
Căn cứ Quyết định số 59/2003/QĐ-BBCVT ngày 21 tháng 3 năm 2003 về việc thành lập
Hội đồng Lịch sử - Truyền thống Bộ Bưu chính, Viễn thông;
- Căn cứ nghị quyết số: 01/BBCVT-LSTT-NQ ngày 27 tháng 5 năm 2003 của Hội đồng
Lịch sử Truyền thống Bộ Bưu chính, Viễn thông;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Văn phòng - Uỷ viên Thường
trực Hội đồng Lịch sử- Truyền thống Bộ Bưu chính Viên thông;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế hoạt động của Hội
đồng Lịch sử - Truyền thống Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, các Uỷ viên
Hội đồng Lịch sử- Truyền thống Bộ Bưu chính Viên thông; Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
Đỗ Trung Tá
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG LỊCH SỬ -TRUYỀN THỐNG BỘ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 155/2003/QĐ - BBCVT Ngày 5 tháng 9 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)
Chương I
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA HỘI
ĐỒNG, NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO HỘI ĐỒNG VÀ CÁC ỦY VIÊN
Điều 1:
Hội đồng Lịch sử - Truyền thống Bộ Bưu chính, Viễn
thông (sau đây gọi tắt là Hội đồng) có chức năng tư vấn và phối hợp về công tác
Lịch sử-Truyền thống toàn ngành theo chủ trương của Lãnh đạo và Bộ và Ban cán sự
Đảng Bộ Bưu chính, Viễn thông.
Điều 2:
Hội đồng có các nhiệm vụ:
1- Đề ra những vấn đề có tính
chiến lược về Bảo tàng và phổ biến tuyên truyền công nghệ, dịch vụ mới thuộc
các lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.
2- Quyết nghị chương trình tổng
thể, quy hoạch, kế hoạch hằng năm về công tác Lịch sử-Truyền thống của Bộ và
các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin.
3- Quyết nghị các chủ trương, đề
án xây dựng các nhà Bảo tàng, công trình tượng đài và tranh hoành tráng, di
tích lịch sử cấp Ngành, làm cơ sở cho việc quyết định đầu tư.
4- Quyết nghị các đề án, nội
dung biên soạn lịch sử ngành Bưu chính, Viễn thông trong phạm vi toàn quốc.
5- Quyết nghị các mục tiêu,
phương hướng, nội dung công tác giáo dục truyền thống Ngành trong các đơn vị
trong toàn Ngành. Tổ chức chỉ đạo việc khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất
hiện có về Lịch sử-Truyền thống của Ngành phục vụ công tác giáo dục truyền thống
cho cán bộ công chức, công nhân viên trong Ngành và tuyên truyền Lịch sử-Truyền
thống Ngành đối với xã hội.
6- Quyết nghị các chương trình,
kế hoạch hoạt động có tính chất lịch sử-Truyền thống như: Hoạt động kỷ niệm
nhân các ngày lễ, ngày truyền thống, thi tìm hiểu Lịch sử-Truyền thống; thi viết,
sáng tác phim, ảnh và các hoạt động văn hoá khác trong Ngành.
7- Kiểm điểm nghị quyết của Hội
đồng xét duyệt đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc kỷ luật những tập thể,
cá nhân có thành tích hoác làm trái quy định của Ngành về hoạt động Lịch sử-truyền
thống.
Điều 3:
Nhiệm vụ của Lãnh đạo Hội đồng và các Uỷ viên;
Chủ tịch Hội đồng do Bộ trưởng Bộ
Bưu chính, Viễn thông đảm nhiệm: phụ trách chung.
Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng
do Thứ trưởng Thường trực đảm nhiệm, được Chủ tịch Hội đồng uỷ nhiệm lãnh đạo mọi
mặt hoạt động của Hội đồng; chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt chương trình tổng
thể, quy hoạch, kế hoạch, về công tác Lịch sử- Truyền thống và Bảo tàng Ngành;
trực tiếp chỉ đạo công tác biên soạn Lịch sử ngành.
Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch
Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nanh đảm nhiệm, chỉ đạo
và duyệt các dự án đầu tư xây dựng các công trình Bảo tàng, Tượng đài, Di tích
lịch sử; chỉ đạo việc huy động và sử dụng các nguồn vốn của Tổng công ty Bưu
chính Viễn thông Việt Nam phục vụ các hoạt động về Lịch sử - Truyền thống của
Ngành. Chỉ đạo công tác Lịch sử - Truyền thống trong Tổng công ty Bưu chính Viễn
thông Việt Nam.
Phó Chủ tịch Hội đồng do Chủ tịch
Công đoàn Bưu điện Việt Nam đảm nhiệm, chỉ đạo các hoạt động về tuyên truyền
giáo dục truyền thống và các hoạt động khác của công tác Lịch sử truyền thống
như: Thi tìm hiểu truyền thống, các hoạt động kỷ niệm, các sáng tác, đề tài
phim ảnh về Lịch sử - Truyền thống; huy động nguồn vốn do cán bộ công chức,
công nhân viên trong Ngành đóng góp cho hoạt động lịch sử truyền thống. Chỉ đạo
công tác lịch sử truyền thống của Công đoàn Bưu Điện Việt Nam.
Uỷ viên Thường trực Hội đồng do
Chánh Văn phòng Bộ Bưu chính Viễn thông đảm nhiệm, giúp việc cho Chủ tịch và
Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chỉ đạo công việc tổng hợp của Hội đồng; chỉ đạo,
công tác thẩm định chuẩn bi nội dung cho các kỳ họp của Hội đồng kể cả họp bất
thường; hướng dẫn đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng;
Ủy viên hội đồng:
- Các Ủy viên Hội đồng là Vụ trưởng
Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế: phối hợp với Ủy viên thường trực Hội
đồng theo dõi thực hiện các chương trình chung về Truyền thống và Bảo tàng.
- Các Ủy viên Hội đồng là Chánh
Văn phòng Tổng công ty, Trưởng Ban Thi đua - Truyền thống, Trưởng Ban TC -
CBLĐ- TL thuộc Tổng Công ty: giúp việc và tham mưu cho Phó Chủ tịch Hội đồng - Chủ
tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về chỉ đạo
công tác lịch sử, truyền thống và việc thực thi các công trình xây dựng về lĩnh
vực Lịch sử truyền thống và Bảo tàng; phối hợp Ủy viên Thường trực chuẩn bị nội
dung họp Hội đồng.
- Các Ủy viên Hội đồng là Chánh
Văn phòng, Trưởng Ban Thi đua-Tuyên truyền thuộc Công đoàn Bưu điện Việt Nam:
giúp việc cho Phó chủ tịch Hội đồng - Chủ tịch Công đoàn Bưu điện Việt Nam theo
dõi chương trình tuyên truyền giáo dục truyền thống và phối hợp ủy viên Thường
trực chuẩn bị nội dung họp Hội đồng.
- Ủy viên Hội đồng là Giám đốc
Bưu điện Thành phố Hà Nội: phụ trách chương trình lịch sử truyền thống cụm miền
Bắc.
- Ủy viên Hội đồng là Giám đốc
Bưu Điện thành phố Hồ Chí Minh: phụ trách chương trình lịch sử truyền thống cụm
miền Nam; theo dõi và chỉ đạo việc sưu tập tư liệu hiện vật xây dựng chi nhánh
bảo tàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ủy viên Hội đồng là Giám đốc
Bưu điện thành phố Đà Nàng: phụ trách theo dõi chương trình Lịch sử truyền thống
cụm miền Trung.
- Ủy viên Thư ký Hội đồng là Trưởng
phòng Thi đua khen thưởng và Lịch sử truyền thống thuộc Văn phòng Bộ Bưu chính,
Viễn thông: Tổng hợp dự thảo báo cáo, xây dựng các chương trình công tác của Hội
đồng.
Chương II
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG
Điều 4:
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ bàn bạc, biểu
quyết theo đa số; những vấn đề có ý kiến khác nhau và khi biểu quyết ngang nhau
thì quyết nghị theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
Điều 5:
Hội đồng họp mỗi năm một lần để kiểm điểm việc triển khai
nghị quyết kỳ họp trước, bàn bạc quyết nghị những nội dung hoạt động Lịch sử-Truyền
thống của Ngành thời gian tiếp theo. Khi cần thiết họp bất thường theo triệu tập
của Chủ tịch Hội đồng. Trưởng Ban Thi đua-Truyền thống Công Đoàn Bưu Điện Việt
Nam, các Ủy viên phụ trách các cụm có trách nhiệm báo cáo về kết quả hoạt động
về công tác lịch sử truyền thống của Tổng Công ty, Công đoàn và các cụm về Thường
trực Hội đồng mỗi quý một lần.
Điều 6:
Nghị quyết các kỳ họp của Hội đồng là căn cứ để các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành triển khai các hoạt động về Lịch sử
- Truyền thống.
Điều 7:
Chủ tịch, Phó Chủ tịch thứ nhất và Uỷ viên Thường trực được
sử dụng con dấu của Bộ theo chức danh chuyên môn để điều hành các hoạt động của
Hội đồng.
Điều 8:
Các thành viên của Hội đồng sử dụng bộ máy chuyên môn
giúp việc của mình để thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9:
Quy chế này làm căn cứ cho các hoạt động của Hội đồng.
Các quy định trước đây khác với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
Việc điều chỉnh, bổ sung Quy chế
này do Hội đồng đề nghị.