Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1517/QĐ-UBND 2020 Nâng cao năng lực hoạt động Đài Phát thanh Truyền hình Lào Cai

Số hiệu: 1517/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Đặng Xuân Phong
Ngày ban hành: 27/05/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1517/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 27 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Báo chí ngày 05/4/2016;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/5/2006 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;

Căn cứ Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

Theo đề nghị của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai tại Tờ trình số 14/TTr-ĐPTTH ngày 17/4/2020 và ý kiến của các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

(Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- CVP, PCVP
3;
- Lưu: VT, TH
1, BBT1, VX1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Xuân Phong

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1517 /QĐ-UBND ngày 27/5/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)

Phần I:

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai (sau đây gọi chung là Đài) trong những năm vừa qua được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, của Trung ương, đặc biệt là được thụ hưởng dự án ODA Đan Mạch đầu tư máy móc thiết bị nên đã có bước phát triển mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật; đội ngũ nguồn nhân lực có bước phát triển, từng bước theo kịp với xu hướng phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông; nội dung chương trình có sự đổi mới, đóng góp tích cực vào công tác thông tin, tuyên truyền của địa phương.

Tuy nhiên, do đào tạo nguồn nhân lực để sử dụng trang thiết bị đầu tư chưa phù hợp; chưa được đầu tư bổ sung, thay thế kịp thời thiết bị cũ bằng thiết bị mới tiên tiến, phù hợp với xu thế của công nghệ; mô hình và việc vận hành bộ máy tổ chức chưa khoa học; nguồn lực tài chính khó khăn… nên so với yêu cầu phát triển thì kết quả trên còn ở mức khiêm tốn. Trước yêu cầu phát triển của tỉnh, nhu cầu hưởng thụ thông tin ngày càng cao của công chúng, xu thế phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và sự cạnh tranh với nhiều loại hình thông tin, truyền thông như hiện nay thì cần phải phân tích làm rõ những ưu điểm, khó khăn, tồn tại, hạn chế để đề ra giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo cho đơn vị vươn lên đáp ứng vai trò của một cơ quan báo chí chủ lực của đại phương, thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh tới các tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò to lớn của báo chí trong việc quảng bá hình ảnh của tỉnh với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển tỉnh Lào Cai ngày càng giàu mạnh.

Đề án “Nâng cao năng lực hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030” được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai, góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Lào Cai theo tinh thần Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết Trung ương 10 (khóa XI) ngày 21/01/2015 của BCH Trung ương Đảng về Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;

- Luật Viên chức ngày 15/11/2010;

- Bộ luật Lao động ngày 18/6/2012;

- Luật Quảng cáo ngày 21/6/2012;

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

- Luật Báo chí ngày 05/4/2016;

- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;

- Quyết định số 1671/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;

- Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 310/QĐ-TTg ngày 14/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;

- Quyết định số 1431/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đến năm 2021, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1497/QĐ-TTg ngày 08/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;

- Thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc UBND cấp tỉnh; Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc UBND cấp huyện;

- Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT ngày 28/6/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương;

- Giấy phép hoạt động phát thanh số 134/GP-BTTTT ngày 18/01/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Giấy phép hoạt động truyền hình số 135/GP-BTTTT ngày 18/01/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 13/GP-TTĐT ngày 15/01/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Kế hoạch số 1738/KH-BTTTT ngày 04/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025;

- Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh Lào Cai về phát triển thông tin tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Kế hoạch số 336/KH-UBND ngày 06/11/2019 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025.

Phần II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TỈNH LÀO CAI

I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai được quy định tại Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai; Quyết định số 1897/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 của UBND tỉnh Lào Cai, về việc sửa đổi Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 2684/QĐ-UBND ngày 31/8/2009 của UBND tỉnh Lào Cai kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai.

1. Chức năng:

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai có chức năng thông tin tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh; góp phần giáo dục nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân.

2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng và trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, kế hoạch 05 năm, hằng năm và các dự án đầu tư phát triển quan trọng khác của Đài. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Căn cứ vào giấy phép hoạt động, ban hành khung chương trình, tổ chức sản xuất nội dung chương trình và truyền dẫn phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Lào Cai lên vệ tinh Vinasat, đảm bảo thời lượng phát sóng hằng ngày của Đài theo kế hoạch được UBND tỉnh giao.

- Phối hợp cùng các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh - truyền hình trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và quản lý nội dung các chương trình phát thanh - truyền hình Lào Cai lên trang web (Trang thông tin điện tử của Đài) phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

- Thực hiện việc tiếp lại sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình của Đài theo quy định.

- Hướng dẫn, kiểm tra Đài Truyền thanh - Truyền hình (nay thuộc Trung tâm Văn hóa, thể thao - Truyền thông) các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; các Trạm Truyền thanh xã phường, cụm xã, thị trấn về nghiệp vụ báo chí và quản lý, khai thác kỹ thuật; chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố phối hợp thực hiện kế hoạch sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình phát trên sóng Đài tỉnh; theo dõi, đôn đốc việc tiếp âm, tiếp sóng Đài Phát thanh - Truyền tỉnh, hai đài quốc gia và các quy định quản lý nghiệp vụ của ngành. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ báo chí phát thanh, truyền hình cho đội ngũ cán bộ viên chức Đài tỉnh và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thị xã, thành phố.

- Thực hiện dịch vụ thông tin - quảng cáo theo quy định của pháp luật về quảng cáo; dịch vụ truyền hình cáp, các dịch vụ phát thanh, truyền hình khác theo kế hoạch được giao.

- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về phát thanh, truyền hình, nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

- Quản lý tổ chức, bộ máy và số lượng người làm việc được giao; thực hiện chế độ tiền lương, hưu trí; chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức, người lao động theo phân cấp tổ chức cán bộ.

- Quản lý tài sản, tài chính; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của tỉnh.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của Đảng, Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự chỉ đạo, phân công của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ

1. Tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy của Đài bao gồm: Ban lãnh đạo và 11 phòng, cụ thể:

- Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị;

- Phòng Biên tập truyền hình;

- Phòng Biên tập phát thanh;

- Phòng Văn nghệ - Thể thao - Giải trí;

- Phòng Thư ký chương trình;

- Phòng Quản lý tư liệu;

- Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình;

- Phòng Truyền dẫn phát sóng;

- Phòng Biên tập Phát thanh - Truyền hình tiếng dân tộc;

- Phòng Dịch vụ quảng cáo;

- Phòng Thông tin điện tử.

2. Số lượng người làm việc:

Tổng số cán bộ, viên chức, người lao động năm 2019 là 131 người. Cơ cấu số lượng người làm việc tại các phòng chuyên môn như sau:

(Chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo)

3. Trình độ đội ngũ:

3.1. Trình độ chuyên môn:

Tổng số viên chức có trình độ chuyên môn đại học là 92 người; cao đẳng 17 người; trung cấp, công nhân kỹ thuật 17 người.

(Chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo).

Cán bộ, viên chức, người lao động có trình độ đại học và cao đẳng là chủ yếu. Tuy nhiên, đối chiếu với Khung năng lực viên chức, người lao động của Đài (do tỉnh ban hành năm 2018) thì nhiều viên chức, người lao động còn thiếu một số tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng.

3.2. Chuyên ngành được đào tạo:

Chuyên ngành được đào tạo ở nhiều ngành nghề khác nhau, như: báo chí, ngôn ngữ, ngữ văn, lịch sử, tài chính, kinh tế, xây dựng Đảng, ngoại ngữ, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin,…

Tuy nhiên, cơ cấu ngành nghề được đào tạo của viên chức, người lao động của Đài hiện nay bộc lộ sự bất hợp lý. Đó là, trong số 12 vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp (trong thực tế còn thiếu nhiều công việc hoạt động nghề nghiệp phát thanh, truyền hình do chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định) thì ngành nghề đào tạo tập trung và đạt chuẩn theo Khung năng lực của vị trí việc làm đối với Đài là các vị trí việc làm: phóng viên, biên tập viên, quay phim, biên dịch viên, phát thanh viên, kỹ thuật truyền dẫn phóng sóng, vị trí kỹ thuật dựng phim, kỹ thuật đồ họa. Còn thiếu nhiều vị trí việc làm khác, như: âm thanh viên, âm nhạc, ánh sáng, đạo diễn, biên kịch… .

Viên chức làm việc ở lĩnh vực tổ chức, hành chính ngành nghề đào tạo chủ yếu ở khối khoa học xã hội, kinh tế, chính trị, như: tài chính, sư phạm, xã hội học, xây dựng Đảng… , trong khi Khung năng lực viên chức, người lao động của Đài quy định phải có trình độ đại học chuyên ngành luật, hành chính, quản trị nhân lực, quản trị hành chính văn phòng.

3.3. Trình độ lý luận chính trị:

Tổng số viên chức có trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị là 16 người; trung cấp lý luận chính trị 27 người. Căn cứ vào số lượng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và cán bộ dự nguồn quy hoạch (từ cấp phòng trở lên) thì số lượng trên cơ bản đã đạt, nhưng với đặc thù là cơ quan báo chí tuyên truyền thì việc đào tạo về lý luận chính trị cần mở rộng tới đối tượng là phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ, viên chức của Đài.

4. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:

4.1. Hạn chế, yếu kém:

- Nhân lực chất lượng cao còn thiếu, nhất là nhân lực có chuyên môn sâu về đạo diễn, biên kịch, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật đồ họa…

- Tác phong làm việc của người lao động còn thiếu chuyên nghiệp, còn thụ động.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa thường xuyên, thiếu kịp thời.

- Đội ngũ quản lý còn hổng về kỹ năng, phương pháp điều hành công việc, quản lý nhân sự.

- Tổ chức, bộ máy cồng kềnh, cần nhiều nhân sự trong khi hiệu quả còn hạn chế.

4.2. Nguyên nhân:

- Hoạt động tuyển dụng, sắp xếp, bố trí lao động thiếu khoa học: đơn vị đã xây dựng Đề án vị trí việc làm, nhưng việc xây dựng vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực hiện kỹ phân tích công việc, chưa xây dựng được hệ thống chi tiết bản mô tả công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc, tuyển dụng và chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị. Hơn nữa, việc tuyển dụng những năm trước đây chưa khoa học dẫn tới nhiều vị trí việc làm không có cơ hội tuyển dụng mới.

- Việc đánh giá chất lượng viên chức, người lao động chưa khoa học, thiếu bài bản: đánh giá viên chức, người lao động chưa phản ánh sát thực về phẩm chất và năng lực lao động. Các tiêu chí còn định tính, cảm tính dẫn đến tình trạng đa số viên chức đều tự cho mình mức điểm cao. Vì thế, kết quả đánh giá chưa đảm bảo chính xác, khách quan, công tâm, chưa tạo cơ sở tin cậy cho việc lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Việc này, đã làm mất tính nghiêm túc của công tác đánh giá, dẫn đến không có tác dụng động viên khuyến khích những người mẫn cán, có nhiều thành tích, cống hiến trong hoạt động.

- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn chưa bài bản: những kỹ năng như tin học ứng dụng chuyên ngành phát thanh - truyền hình, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,… chưa được thực hiện thường xuyên. Việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu các chức danh như đạo diễn, biên kịch, biên tập, âm thanh, ánh sáng, đồ họa,… rất ít hoặc chưa thực hiện.

- Chính sách thu nhập, thưởng, phúc lợi còn nhiều bất cập: kết quả thực hiện công việc chủ yếu được dùng để đánh giá thi đua, khen thưởng, mà chưa gắn với việc chi trả thu nhập, do đó chưa tạo được động lực lao động mạnh mẽ cho người lao động. Mức lương, các khoản phụ cấp, nhuận bút, thù lao, phúc lợi còn thấp vì thế chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc.

- Các quy định quản lý và quy chế nội bộ chưa được ban hành đầy đủ chưa có sự điều chỉnh kịp thời: đơn vị đã ban hành Quy chế làm việc, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao và các quy định về sản xuất chương trình nhưng ít hoặc không được điều chỉnh kịp thời những bất cập, lạc hậu và chưa bổ sung cập nhật những điều khoản mới, tiến bộ. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác trong Ban giám đốc, các phòng chuyên môn chưa khoa học, còn chồng chéo dẫn tới năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả làm việc chưa cao, chưa nâng cao được giá trị gia tăng trong việc sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình.

III. CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT

1. Đất đai, nhà, vật kiến trúc:

Toàn bộ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Đài được đầu tư xây dựng trên diện tích đất 7,51 ha. Quỹ đất đảm bảo đủ cho việc xây dựng trường quay ngoài trời phục vụ sản xuất chương trình truyền hình.

Hệ thống nhà, vật kiến trúc của Đài được hình thành chủ yếu từ Dự án Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình (sử dụng nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Đan Mạch và vốn đối ứng của tỉnh). Trung tâm với 03 đơn nguyên, quy mô nhà cấp III, cao 05 tầng, tổng diện tích sàn: 11.635 m2, trong đó: đơn nguyên 1 là khối hội trường giao lưu, cao 04 tầng, diện tích sàn 2.110 m2; đơn nguyên 2 là khối sản xuất chương trình, cao 05 tầng, diện tích sàn 4.725 m2; đơn nguyên 3 là khối điều hành biên tập, cao 05 tầng, diện tích sàn 4.800 m2. Các hạng mục thiết bị nằm trong nhà trung tâm gồm: hệ thống điều hòa trung tâm, điều hòa cục bộ; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; hệ thống trang âm studio; hệ thống mạng lan, điện thoại, camera giám sát; hệ thống nội thất...

Các hạng mục công trình, thiết bị bên ngoài trung tâm gồm: hệ thống điện cao thế 22 KV và trạm biến áp 1.000 KVA; đường, sân vườn, cổng, hàng rào, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng ngoài nhà...; nhà phát xạ: nhà cấp 4, khung cứng, 2 tầng; diện tích sàn: 400 m2.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng được đầu tư khang trang, hiện đại, có tính mở, công năng phù hợp cho việc mở rộng sản xuất, phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình.

2. Phương tiện phục vụ công tác chuyên môn:

Hiện nay Đài có 06 xe ô tô, bao gồm 02 xe phục vụ chung, 03 xe chuyên dụng chở phóng viên và thiết bị, 01 xe truyền hình lưu động. Trong số 06 ô tô thì chỉ có 01 chiếc là mới sử dụng (mua năm 2014), 01 chiếc đã hỏng không sử dụng được, 04 chiếc còn lại đã quá cũ, gần 20 năm sử dụng, đã hết khấu hao. Xe cũ nên chi phí cho việc sửa chữa nhiều mà hiệu quả sử dụng xe đạt thấp.

3. Trang thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình:

3.1. Thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh:

Gồm 01 hệ thống thiết bị sản xuất và truyền dẫn chương trình, 02 kênh phát thanh (kênh phát thanh tiếng Việt và kênh phát thanh các thứ tiếng dân tộc: Mông, Dao, Dáy). Hệ thống được đầu tư năm 2006, do quá trình khai thác sử dụng lâu, công nghệ cũ lạc hậu, hay hỏng hóc, nhiều vật tư đến nay hầu như không có để thay thế.

Cuối năm 2019, Đài đã được hỗ trợ kinh phí để nâng cấp hệ thống studio, hệ thống đã đảm bảo sản xuất các chương trình phát thanh.

3.2. Thiết bị kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình:

3.2.1. Thiết bị tiền kỳ:

- Xe truyền hình lưu động được đầu tư từ năm 2003, gồm 04 bộ camera và các thiết bị dựng chuẩn SD không đáp ứng được yêu cầu sản xuất chương trình theo chuẩn HD hiện nay. Qua thời gian sử dụng, nhiều thiết bị đã hư hỏng phải sửa chữa, bổ sung nâng cấp, nhiều thiết bị xuống cấp lạc hậu không có vật tư thay thế.

- Hệ thống camera tại 03 trường quay, gồm 10 bộ chuẩn HD (trường quay S1: 04 bộ, trường quay S2: 04 bộ, trường quay S4: 02 bộ), được đầu tư năm 2012 bằng nguồn vốn ODA (Đan Mạch) hiện đang sử dụng cho chương trình thời sự hằng ngày, các chương trình giao lưu tọa đàm, văn nghệ.

- Camera lưu động tổng cộng 58 bộ, trong đó: 10 bộ camera Panasonic chuẩn HD được đầu tư năm 2012 bằng nguồn vốn ODA đang hoạt động; 12 bộ camera Panasonic chuẩn SD/HD P2 được đầu tư trong các năm từ 2007 đến năm 2010 bằng nguồn vốn trang thiết bị truyền hình tiếng dân tộc, hiện 11 chiếc đang hoạt động, 01 chiếc hỏng; 31 bộ camera chuẩn analog ghi băng được đầu tư từ năm 2005 trở về trước, hiện nay đã lạc hậu, hỏng hóc, không phù hợp với hệ thống sản xuất chương trình nên không sử dụng được; năm 2019, Đài mua sắm bổ sung thêm 03 camera Sony và được VTV cấp 02 camera Sony. Như vậy, hiện nay Đài có 26 bộ camera lưu động đang hoạt động.

3.2.2. Thiết bị hậu kỳ:

- 01 hệ thống thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn truyền hình được đầu tư năm 2001 hiện nay đã cũ, công nghệ lạc hậu, không có vật tư thay thế và không tương thích với hệ thống mới mà Đài đang truyền dẫn và phát sóng chuẩn HD.

- 01 hệ thống thiết bị sản xuất chương trình và truyền dẫn số được đầu tư năm 2012 (dự án ODA của Đan Mạch) với chuẩn SD, HD, hiện nay đang hoạt động cơ bản đảm bảo cho việc sản xuất chương trình.

3.2.3. Hệ thống studio, phim trường:

Hệ thống studio truyền hình: gồm 04 phòng studio, phần cơ sở hạ tầng được hình thành từ Dự án “Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình - Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai”; phần trang thiết bị các trường quay S1, S2, S3 được hình thành từ Dự án “Trang bị trung tâm kỹ thuật số, mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao năng lực cán bộ tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai”, trường quay S4 sử dụng thiết bị đầu tư từ năm 2009, cụ thể:

- Trường quay S1 (500 chỗ ngồi): mục đích sử dụng làm các chương trình, sự kiện văn hóa văn nghệ, các gameshow…; các thiết bị sản xuất chương trình đầu tư năm 2012 đạt chuẩn HD. Tuy nhiên, hệ thống âm thanh, ánh sáng chỉ phù hợp làm các chương trình chính luận quy mô nhỏ, khi tổ chức các chương trình sân chơi, chương trình ca nhạc thì không đáp ứng được, thực tế phải đi thuê ngoài thiết bị âm thanh, ánh sáng.

- Trường quay chuyên đề S2: mục đích sử dụng làm các chương trình chuyên đề về văn hóa văn nghệ và các gameshow với quy mô nhỏ; các thiết bị sản xuất chương trình đầu tư năm 2012 đạt chuẩn HD. Tuy nhiên, hệ thống âm thanh, ánh sáng chưa được đầu tư nên vẫn không hoạt động được.

- Studio thời sự S3: đầu tư năm 2012, thiết bị sản xuất chương trình đạt chuẩn HD đang phát huy hiệu quả trong việc tổ chức sản xuất các chương trình thời sự hàng ngày. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thêm thiết bị ánh sáng và trang trí lại trường quay.

- Studio thời sự S4: đầu tư năm 1999, hiện nay công nghệ cũ, lạc hậu, hư hỏng không có vật tư thay thế; hệ thống ánh sáng, âm thanh sử dụng từ đài cũ xuống lắp tạm thời nên không đảm bảo.

3.3. Thiết bị truyền dẫn phát sóng:

- Hệ thống truyền dẫn phát sóng mặt đất analog truyền hình công suất máy 5KW, được đầu tư năm 2012 theo nguồn vốn ODA (Đan Mạch). Hệ thống này hiện nay đang hoạt động bình thường.

- Hệ thống truyền dẫn phát sóng mặt đất kênh phát thanh tiếng Việt tần số 97 MhZ, máy phát công suất 10 KW, được đầu tư năm 2006. Kênh phát thanh tiếng dân tộc phát trên tần số 91 MHZ công suất 5 KW được đầu tư năm 2001. Do quá trình sử dụng thời gian dài, chất lượng bị xuống cấp hay gây ra sự cố kỹ thuật, cần phải được sửa chữa, nâng cấp.

Tín hiệu kênh truyền hình Lào Cai (THLC), kênh phát thanh tiếng Việt và kênh phát thanh tiếng dân tộc được truyền dẫn qua vệ tinh Vinasat, truyền hình cáp Lào Cai, trên IPTV như MyTV, NexTV hoạt động tương đối ổn định.

Đánh giá chung: Dự án Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình được đầu tư đã cơ bản đảm bảo hoạt động sản xuất chương trình của Đài: hệ thống máy móc, thiết bị cơ bản đầu tư đồng bộ từ khâu ghi hình, dựng, truyền dẫn phát sóng; tại thời điểm đầu tư, thiết bị được cung cấp bởi các hãng nổi tiếng trên thế giới, kỹ thuật và công nghệ số tiên tiến, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, do đó sản xuất được các chương trình truyền hình theo tiêu chuẩn HD; quá trình vận hành, khai thác sử dụng dự án đảm bảo hiệu quả, chất lượng ổn định; hệ thống nhà cửa, vật kiến trúc với diện tích rộng, thiết kế có tính mở đảm bảo cho việc đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

4. Hạn chế và nguyên nhân:

- Hệ thống nhà cửa, vật kiến trúc qua thời gian ít được đầu tư cải tạo, bảo dưỡng nên đã xuống cấp đối với một số đơn nguyên, cần phải được sửa chữa.

- Trang thiết bị kỹ thuật tuy được đầu tư với quy mô lớn, nhưng giữa thiết bị mới đầu tư (dự án ODA) và thiết bị được đầu tư nhiều năm trước đây không tương thích, chưa đồng bộ nên khó khăn trong việc chuyển đổi công nghệ từ phát sóng tương tự chuẩn SD với độ phân giải thấp sang phát sóng số chất lượng cao theo chuẩn HD với độ phân giải cao. Tại các trường quay S1, S3, S4, hệ thống âm thanh, ánh sáng còn thiếu; trường quay S2 hệ thống âm thanh, ánh sáng chưa có nên mới chỉ phục vụ làm các chương trình thời sự chính luận, khi tổ chức các chương trình gameshow, chương trình ca nhạc đòi hỏi tính quy mô, tính nghệ thuật cao thì chưa đáp ứng được, hiện Đài vẫn phải đi thuê ngoài.

- Hệ thống lưu trữ, phát sóng, UPS, mạng, phần mềm sản xuất chương trình không đảm bảo hoạt động, không tương thích với công nghệ hiện nay.

- Xe truyền hình lưu động được đầu tư năm 2003, qua thời gian sử dụng mặc dù đã sửa chữa, bổ sung nâng cấp, nhưng nhiều thiết bị đã xuống cấp, công nghệ lạc hậu, chỉ đáp ứng được việc sản xuất chương trình chuẩn SD, không đáp ứng yêu cầu sản xuất chương trình theo chuẩn HD.

IV. VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1. Kết quả thu, chi giai đoạn 2016-2019:

TT

Nội dung

Số tiền (triệu đồng)

2016

2017

2018

2019

I

Nguồn thu

28.942

33.964

38.720

38.838

1

Ngân sách nhà nước cấp

21.170

26.130

5.050

6.325

2

Thu từ hoạt động sự nghiệp

7.772

7.834

33.170

32.513

 

Trong đó: Nhà nước đặt hàng

 

 

24.696

25.109

II

Cơ cấu nguồn thu (%)

100

100

100

100

1

Ngân sách nhà nước cấp (%)

73

77

13

16

2

Thu từ hoạt động sự nghiệp (%)

27

23

87

84

 

Trong đó: Nhà nước đặt hàng

 

 

64

64

III

Chi thường xuyên

27.942

32.362

35.975

37.270

1

Thanh toán cho cá nhân

18.521

23.080

22.424

24.967

-

Chi lương, thanh toán theo lương

8.661

9.601

10.074

11.611

-

Chi trả nhuận bút, thù lao

9.088

12.712

10.348

10.784

-

Chi thu nhập tăng thêm

772

767

2.002

2.572

2

Nộp thuế VAT, thuế TNDN

496

480

1.883

1.704

3

Chi mua sắm, sửa chữa

421

626

501

683

4

Chi hoạt động chuyên môn và chi khác

8.504

8.176

11.167

9.916

IV

Cơ cấu chi thường xuyên (%)

100

100

100

100

1

Thanh toán cho cá nhân

66,3

71,3

62,3

67,0

2

Nộp thuế VAT, thuế TNDN

1,8

1,5

5,2

4,6

3

Chi mua sắm, sửa chữa

1,5

1,9

1,4

1,8

4

Chi hoạt động chuyên môn và chi khác

30,4

25,3

31,0

26,6

Số liệu trên không bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản.

2. Đánh giá những kết quả đã đạt được:

Đài Phát thanh - Truyền hình Lào Cai là Đài đầu tiên trong khu vực Tây Bắc (gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên) thực hiện cơ chế đặt hàng thông tin, tuyên truyền và tự đảm bảo chi thường xuyên. Việc UBND tỉnh đặt hàng thông tin, tuyên truyền và giao tự chủ về tài chính cho Đài phù hợp với chủ trương của Trung ương và xu thế phát triển của phát thanh, truyền hình trên thế giới và trong nước. Lào Cai là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước thực hiện đặt hàng thông tin, tuyên truyền trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, được Trung ương và các tỉnh đánh giá cao. Thực hiện cơ chế này đã thúc đẩy Đài phải tự đổi mới một cách tổng thể, toàn diện: đổi mới công tác quản lý; đào tạo và tự đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; sắp xếp lại tổ chức bộ máy một cách khoa học, hiệu quả; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả; đổi mới và nâng cao chất lượng sản xuất chương trình; chủ động xúc tiến hợp tác truyền thông, liên kết sản xuất chương trình; tăng cường khai thác, phát triển quảng cáo và dịch vụ phát thanh, truyền hình để tạo nguồn thu cho Đài.

Trong những năm vừa qua, Đài luôn được tỉnh quan tâm, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho nên cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn kinh phí từ ngân sách cơ bản đã đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ chính trị tỉnh giao. Mặc dù chưa nhiều, song Đài đã dành được một phần kinh phí để chi trả nhuận bút, thù lao cho cán bộ, viên chức, người lao động.

3. Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân:

- Nguồn kinh phí của Đài chủ yếu là do Nhà nước cấp hoặc đặt hàng; nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, quảng cáo chiếm tỷ trọng thấp.

- Mức chi trả nhuận bút và thù lao của Đài vẫn còn thấp nên chưa thực sự tạo được động lực khuyến khích người lao động nhiệt huyết và sáng tạo trong công việc.

- Do khó khăn về nguồn thu nên kinh phí dành cho mua sắm, sửa chữa trang thiết bị rất thấp. Dẫn đến trang thiết bị của Đài ít được sửa chữa, nâng cấp, làm giảm hiệu quả sử dụng, không theo kịp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Việc khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có vào các hoạt động dịch vụ còn hạn chế, chưa tương xứng với quy mô đã được đầu tư.

- Chất lượng chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khán, thính giả dẫn đến số lượng người xem, nghe ít so với các địa phương khác. Do số lượng khán, thính giả ít cho nên nhiều công ty quảng cáo và doanh nghiệp không muốn hợp tác với Đài, kể cả các doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong tổng số các doanh nghiệp của tỉnh còn thấp (việc quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng).

- Sức ép cạnh tranh của Internet và mạng xã hội đối với phát thanh, truyền hình rất lớn, trong khi đó hoạt động của Đài chậm được đổi mới, không theo kịp với xu thế phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, làm mất dần thị phần quảng cáo và dịch vụ. Thị phần quảng cáo, liên kết truyền thông gần như đã định hình, do các cơ quan truyền thông lớn chi phối.

- Chất lượng đội ngũ viên chức làm công tác kế hoạch, tài chính, tiếp thị quảng cáo của Đài còn hạn chế về chuyên môn.

- Các cơ chế, chính sách về tài chính đối với lĩnh vực phát thanh, truyền hình Trung ương ban hành chưa đầy đủ, như: chưa có nghị định về cơ chế tự chủ đối với lĩnh vực phát thanh, truyền hình; chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh.

- Đơn giá quy định tại Quyết định số 6040/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Lào Cai cần xem xét điều chỉnh cho phù hợp hơn do vẫn chưa tính đủ chi phí.

V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN

1. Công tác thông tin, tuyên truyền:

1.1. Kết quả và ưu điểm:

Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền địa phương và là diễn đàn của nhân dân các dân tộc Lào Cai, trong những năm qua, Đài đã ưu tiên các nguồn lực về thiết bị, kinh phí và con người tập trung thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, đáp ứng nhiệm vụ tuyên truyền, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu nắm bắt thông tin của khán, thính giả. Chương trình của Đài luôn tuân thủ định hướng về tư tưởng, ít khi xảy ra sai sót, đặc biệt là không để xảy ra sai sót về chính trị. Đảng ủy, Ban lãnh đạo Đài đã bám sát định hướng công tác tuyên truyền của tỉnh trong từng thời điểm để chỉ đạo nội dung các chương trình; tuyên truyền sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm về các hoạt động, sự kiện, các ngày lễ lớn, các chương trình, đề án công tác trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; thông tin kịp thời về hoạt động của các ngành, các địa phương và diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội. Các chương trình của Đài đã trở thành một kênh thông tin hữu ích, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp đến với nhân dân; đồng thời cũng tích cực phản hồi thông tin từ cơ sở, giúp cấp ủy, chính quyền có thêm một kênh tham khảo để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.

Đài đã chủ động tham mưu với UBND tỉnh ký kết hợp tác truyền thông giai đoạn 2018-2020 với Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam và chủ động hợp tác truyền thông với một số cơ quan báo chí Trung ương. Thông qua hợp tác truyền thông, đã góp phần quảng bá hình ảnh của Lào Cai tới bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các địa phương trong tỉnh, đồng thời góp phần cùng với các sở, ngành của tỉnh xử lý khủng hoảng truyền thông.

1.1.1. Kênh truyền hình: Năm 2019, cấu trúc nội dung kênh truyền hình gồm:

- Thời sự tiếng Việt: hiện Đài đang sản xuất mỗi ngày 03 chương trình thời sự truyền hình với tổng thời lượng sản xuất mới 40 phút/ngày, phát lại 50 phút/ trên ngày, gồm: thời sự trưa - 10 phút/chương trình, phát sóng 11h30 và phát lại 13h00 và 15h00; thời sự tối - 20 phút/chương trình, phát sóng 20h00 và phát lại 07h00 ngày hôm sau; thời sự đêm - 10 phút/chương trình, phát sóng 22h00 và phát lại 09h00 ngày hôm sau. Nhiều tin, phóng sự do Đài thực hiện đã được gửi phát sóng trong các chương trình thời sự của VTV, VTC, HTV, ANTV, QPVN và các đài địa phương trong khu vực cập nhật thông tin về Lào Cai, giới thiệu những tiềm năng, thành tựu, cơ chế, chính sách phát triển của tỉnh tới bạn bè trong nước và quốc tế.

- Chuyên đề và văn nghệ - giải trí tiếng Việt: mỗi ngày, Đài phát sóng từ 02 đến 03 chương trình sản xuất mới, tổng thời lượng sản xuất mới trung bình 30 phút/ngày. Một số chương trình chuyên đề và văn nghệ - giải trí đã được duy trì trong nhiều năm, có chất lượng ổn định, có lượng khán giả ổn định; một số chương trình đã đi sâu vào các lĩnh vực, mảng đề tài, đáp ứng yêu cầu thông tin tuyên truyền có tính chính luận cao, cũng như nhu cầu tìm hiểu và giải trí của khán giả.

- Truyền hình tiếng dân tộc: Đài đang phát hai ngôn ngữ dân tộc thiểu số là tiếng Mông và tiếng Dao, thời lượng sản xuất mới 30 phút/ngày, phát sóng vào các khung giờ 5h30, 11h00 và 22h30. Ngoài chương trình thời sự tổng hợp, Đài còn thực hiện 07 chuyên mục bằng tiếng dân tộc thiểu số, mỗi chuyên mục phản ánh một đề tài khác nhau. Một số chương trình được thực hiện theo hình thức truyền hình thực tế, tất cả các khâu đều thực hiện bằng tiếng dân tộc thiểu số tại hiện trường, đáp ứng nhu cầu thông tin của khán giả vùng cao.

- Khai thác và phim truyện: mỗi ngày Đài thực hiện từ 02 đến 03 chuyên mục khai thác, tổng thời lượng 40 phút và 04 tập phim truyện, tổng thời lượng 180-200 phút, phát sóng vào nhiều khung giờ trong ngày.

1.1.2. Kênh phát thanh tiếng Việt: Cấu trúc nội dung gồm các chương trình thời sự, chuyên đề, văn nghệ - giải trí.

- Thời sự phát thanh tiếng Việt: mỗi ngày sản xuất 03 chương trình, gồm: thời sự trưa (11h30), thời sự chiều (17h00), thời sự tối (21h30) và phát lại nhiều lần trong ngày; thời lượng 30phút/chương trình, trong đó tự sản xuất 20 phút/ chương trình, tổng thời lượng tự sản xuất 60 phút/ngày.

- Chuyên đề, văn nghệ - giải trí: mỗi ngày Đài thực hiện từ 02 đến 03 chương trình chuyên đề, văn nghệ, tổng thời lượng sản xuất mới trung bình 60 phút, phát sóng trên nhiều giải giờ khác nhau.

- Khai thác: mỗi ngày, Đài duy trì từ 02 đến 03 mục khai thác, tổng thời lượng chương trình gốc trung bình 30 phút, phát sóng trên nhiều giải giờ khác nhau.

1.1.3. Kênh phát thanh tiếng dân tộc: Kênh phát thanh tiếng dân tộc phát sóng bằng ba ngôn ngữ là tiếng Mông, tiếng Dao và tiếng Giáy. Cấu trúc nội dung gồm:

- Tiếng Mông: 02 chương trình gốc, thời lượng 30 phút/chương trình;

- Tiếng Dao: 02 chương trình gốc, thời lượng 30 phút/chương trình;

- Tiếng Giáy: 02 chương trình gốc, thời lượng 30 phút/chương trình.

Mỗi chương trình gốc được phát sóng 03 lần/ngày. Nội dung các chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số đã lựa chọn được những đề tài phù hợp và thiết thực, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin và giải trí của đồng bào; trở thành kênh thông tin đặc thù, là cầu nối đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; giúp người dân thay đổi nhận thức, học hỏi những cách làm hay vận dụng vào cuộc sống; đồng thời cũng là một phương tiện giải trí được đông đảo đồng bào yêu thích.

1.1.4. Trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội:

Trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội Facebook, YouTube của Đài đi vào hoạt động từ ngày 10/10/2017. Các sản phẩm chủ yếu gồm: truyền hình trực tuyến, kết xuất các clip đặc sắc được xử lý, giới thiệu lại cho phù hợp trên Internet, tin và ảnh... Các trang này còn cung cấp thêm cho Đài các phương tiện để kết nối, giao lưu với khán thính giả, các công cụ để đo lường sự quan tâm của công chúng đối với từng chương trình, thông qua đó có sự đánh giá tương đối chính xác và điều chỉnh nội dung, hình thức thể hiện sao cho phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của người nghe, người xem.

Sau 02 năm hoạt động, trang thông tin điện tử của Đài đã thu hút hơn 02 triệu lượt truy cập. Hai trang Facebook của Đài thu hút được trên 27 nghìn lượt thích và trên 30 nghìn lượt theo dõi; trang Youtube thu hút hơn 04 triệu lượt xem với tổng thời gian xem trên 210 nghìn giờ.

Những chương trình có đông lượng người truy cập, theo dõi là Thời sự và các chuyên đề chuyên mục, như: Hộp thư truyền hình; Đi và khám phá... Đặc biệt, lượng người truy cập theo dõi các chương trình tiếng Mông và tiếng Dao bằng thiết bị di động khá đông, ở nhiều vùng địa lý khác nhau trong tỉnh, trong nước và nhiều quốc gia khác.

Biểu đồ 01: So sánh về năng lực sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai với một số Đài địa phương ở khu vực phía Bắc (Đơn vị tính: phút).

1.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đạt được và ưu điểm, biểu đồ trên cũng cho thấy công tác thông tin, tuyên truyền của Đài còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế:

1.2.1. Chưa có chiến lược phát triển nội dung một cách rõ ràng:

Việc phát triển nội dung từ năm 2012 đến nay chủ yếu nhằm mở rộng quy mô thời lượng nên các chương trình bị kéo dài, nội dung dàn trải. Nguyên nhân là do thời lượng chương trình cả ba kênh truyền hình, phát thanh tiếng Việt và phát thanh tiếng dân tộc thiểu số đều tăng đột biến: truyền hình từ 0,5 giờ lên 18,5 giờ/ngày; phát thanh tiếng Việt từ 02 giờ lên 18,5 giờ/ngày; phát thanh tiếng dân tộc thiểu số từ 03 giờ lên 17,5 giờ/ngày để đáp ứng yêu cầu của việc phát sóng qua vệ tinh. Do đó, vấn đề chất lượng nội dung và hình thức thể hiện chưa được quan tâm đúng mức.

Biểu đồ 02: Tăng trưởng thời lượng phát sóng truyền hình giai đoạn 2005-2018 (Đơn vị tính: giờ)

Biểu đồ 03: Tăng trưởng thời lượng phát sóng phát thanh tiếng Việt giai đoạn 2005-2018 (Đơn vị tính: giờ)

Biểu đồ 04: Tăng trưởng thời lượng phát thanh tiếng dân tộc giai đoạn 2005-2018 (Đơn vị tính: giờ)

1.2.2. Chưa rõ bản sắc riêng:

Do tập trung tăng thời lượng, chương trình bị kéo dài, trong khi năng lực sản xuất hạn chế nên tỷ lệ chương trình tự sản xuất thấp, bị pha loãng trong các nội dung khai thác. Các chủ đề về Lào Cai chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu chương trình, nhiều chất liệu và đề tài tốt như các chương trình, đề án công tác trọng tâm, tài nguyên du lịch, kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp đặc hữu, văn hóa dân tộc,... chưa được khai thác và phản ánh đúng tầm, hoặc có khai thác nhưng còn hời hợt, dẫn đến chương trình bị thiếu bản sắc, là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của phát thanh, truyền hình địa phương. Nguyên nhân là do lực lượng làm nội dung mỏng, bị kéo căng để đảm bảo thời lượng nên chất lượng nội dung bị ảnh hưởng.

Biểu đồ 05: Cấu trúc nội dung chương trình truyền hình

Biểu đồ 06: Cấu trúc nội dung chương trình phát thanh tiếng Việt

Biểu đồ 07: Cấu trúc nội dung chương trình phát thanh tiếng dân tộc

1.2.3. Tài nguyên thông tin bị lãng phí:

Chưa được khai thác, tận dụng, chuyển đổi lẫn nhau giữa truyền hình với phát thanh và ngược lại. Từ đó dẫn tới năng suất lao động thấp, thời lượng tự sản xuất nhỏ. Nguyên nhân là do mô hình tổ chức thiếu hợp lý, lực lượng mỏng lại bị phân tán, mỗi phòng trở thành một ban biên tập riêng, thiếu gắn kết, chưa có cơ chế phối hợp giữa các phòng biên tập. Từ năm 2019, việc khai thác, tận dụng, chuyển đổi lẫn nhau giữa truyền hình với phát thanh mới bước đầu được triển khai thực hiện.

1.2.4. Tính chuyên nghiệp chưa cao:

Trình độ sản xuất chương trình ở cả 03 kênh đều còn thấp, các chương trình thời sự còn nhiều tin tức vụn vặt, chất lượng thấp; các chương trình chuyên đề chưa kết nối, phát triển được những vấn đề thời sự nên thiếu tính tổng hợp và chính luận; chưa có các chương trình văn nghệ - giải trí thu hút được đông đảo khán thính giả; một số tác phẩm đạt giải thưởng cao chỉ mang tính thời điểm và cá biệt, chưa phản ánh được mặt bằng chất lượng chương trình đại trà. Nguyên nhân là do khâu lập kế hoạch, tổ chức sản xuất còn lúng túng, chưa chủ động; khâu thể hiện còn chậm đổi mới; thiếu nhân lực trình độ cao, hoặc có nhưng phân tán, chưa hình thành được các ê-kíp mạnh, chưa hỗ trợ được cho nhau giữa các bộ phận; thiếu chính sách khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ phóng viên.

1.2.5. Việc xã hội hóa chương trình diễn ra rất chậm:

Từ năm 2006, Đài đã từng bước thử nghiệm xã hội hóa chương trình bằng việc huy động nguồn lực ngoài ngân sách vào việc thực hiện một số chương trình, thông qua các hình thức như: ký kết hợp đồng dịch vụ truyền thông, vận động tài trợ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay, mỗi năm Đài chỉ ký được khoảng 30 hợp đồng làm phim phóng sự tài liệu, chuyên mục; hợp đồng tài trợ cho các chương trình văn nghệ, giải trí, dự báo thời tiết, cung cấp chương trình tiếng dân tộc thiểu số cho kênh VTV5... Tỷ lệ chương trình xã hội hóa mới chiếm khoảng 5% khối lượng sản xuất và phát sóng của Đài. Nguyên nhân là do chưa có chương trình chất lượng cao để thu hút nhà tài trợ, quan hệ với các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chưa tạo được thiện cảm, gắn bó lâu dài; bộ phận dịch vụ quảng cáo và bộ phận sản xuất nội dung chưa gắn kết được với nhau, thiếu chính sách khuyến khích người vận động tài trợ.

1.2.6. Chưa thực hiện được việc mở rộng diện phản ánh:

Từ năm 2006, Đài đã thực hiện sản xuất một số chương trình vượt qua phạm vi địa bàn tỉnh Lào Cai (như: 35 tập phim ký sự sông Hồng…). Tuy nhiên, sau đó việc phối hợp cung cấp, trao đổi với các đài bạn không được chú trọng nên mục tiêu mở rộng diện phản ánh để tạo ảnh hưởng tích cực tới các tỉnh trong khu vực chưa được chú trọng. Việc cung cấp tin bài mới chủ yếu thực hiện đối với VTV, đối với VOV, các kênh phát thanh, truyền hình trung ương và các đài địa phương việc cung cấp chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

2. Thực hiện phủ sóng phát thanh, truyền hình:

Công tác phát thanh, truyền hình của Đài bao gồm: sản xuất, phát sóng các chương trình địa phương và tiếp, phát sóng các chương trình của Đài trung ương.

2.1. Phủ sóng phát thanh:

- Chương trình phát thanh tiếng Việt: phát sóng mặt đất trên tần số 97 Mhz, công suất máy phát FM 10 KW, thời lượng phát sóng từ 05h30 đến 24h00, đồng thời phát trên vệ tinh Vinasat.

- Chương trình phát thanh các thứ tiếng dân tộc: phát sóng mặt đất trên tần số 91 Mhz, công suất máy phát FM 5 KW, thời lượng phát từ 05h00 đến 22h30, đồng thời phát trên vệ tinh Vinasat.

- Tiếp, phát sóng kênh VOV1, thời lượng phát từ 05h00 đến 24h00.

- Tổng số giờ phát thanh bình quân trong những năm gần đây: 20.076 giờ/ năm (trong đó: tiếp, phát sóng các chương trình của VOV 8.943 giờ, sản xuất và phát sóng chương trình Lào Cai 11.133 giờ, trong đó phát thanh tiếng dân tộc thiểu số 5.475 giờ). Thời lượng phát sóng hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch được giao.

2.2. Phủ sóng truyền hình:

- Chương trình truyền hình Lào Cai được phát sóng mặt đất trên kênh 9-VHF, công suất máy phát 5 KW, thời lượng phát từ 05h00 đến 24h00, đồng thời, truyền hình Lào Cai được phát trên vệ tinh Vinasat, trên hệ thống truyền hình Cáp Lào Cai, trên các hệ thống IPTV như Mytv, Next tv, Onetv, và chia sẻ trên mạng xã hội…

- Tiếp, phát sóng các kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV6, thời lượng phát 24/ 24h/kênh.

- Tổng số giờ phát sóng bình quân hàng năm đạt 41.975 giờ, trong đó tiếp, phát sóng các chương trình của VTV đạt 35.040 giờ; sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình Lào Cai đạt 6.935 giờ, trong đó truyền hình tiếng dân tộc thiểu số đạt 548 giờ.

- Chương trình của Đài được Trung tâm Văn hóa, thể thao - Truyền thông huyện, thành phố tiếp, phát lại hàng ngày qua hình thức thu trực tiếp từ vệ tinh.

Đánh giá chung: diện phủ sóng các chương trình phát thanh, truyền hình Lào Cai đang duy trì ổn định. Ngoài việc phủ sóng trong tỉnh, các chương trình của Đài đã có mặt trên nhiều hạ tầng truyền dẫn phát sóng trong cả nước nên người dân cả nước đều có thể theo dõi các chương trình của Đài. Đến nay, tỷ lệ người dân Lào Cai được nghe phát thanh Lào Cai ước đạt 98%, tỷ lệ người dân Lào Cai được xem truyền hình Lào Cai ước đạt 93%.

Phần III:

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2020-2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

I. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

1. Thuận lợi:

- Đài luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông và 02 Đài quốc gia; sự hợp tác, hỗ trợ, tạo điều kiện của các ban, sở, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và sự quan tâm hợp tác của các Đài bạn trong cả nước.

- Tỉnh Lào Cai đang và sẽ tiếp tục trở thành một địa phương phát triển năng động, với tốc độ cao, xác lập vai trò là một trung tâm ở khu vực miền núi phía Bắc kéo theo nhu cầu tìm hiểu thông tin về tỉnh Lào Cai ngày càng rộng rãi hơn. Bản thân quá trình phát triển của tỉnh và các điều kiện về thiên nhiên, vùng đất, con người, văn hóa các dân tộc Lào Cai cũng sẽ là nguồn chất liệu phong phú để Đài có thể sản xuất được nhiều chương trình với chủ đề đa dạng và có bản sắc riêng.

- Qua quá trình 29 năm phát triển, Đài đã xây dựng được đội ngũ đoàn kết, yêu nghề, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm (thành công và thất bại), cơ cấu và trình độ nhân lực xếp vào hàng trung bình ở khu vực miền núi phía Bắc, tiềm ẩn nhiều nhân tố sáng tạo có thể phát huy.

- Đài là một trong những Đài Phát thanh - Truyền hình đầu tiên được thực hiện cơ chế đặt hàng tuyên truyền. Cơ chế này đã nâng cao được tính tự giác, kỷ luật của đội ngũ người lao động. Thực hiện chủ trương sắp xếp và đổi mới các cơ sở sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, Đảng bộ và phần lớn người lao động của Đài đang có quyết tâm đổi mới cao để khẳng định vị thế, chỗ đứng của Đài trong đời sống thông tin của tỉnh và của đất nước.

- Đài đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (công trình kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật) tương đối đồng bộ và hoàn thiện. Công nghệ sản xuất chương trình đã được hiện đại hóa ở một số khâu, người lao động đã được nhận chuyển giao và bước đầu khai thác được các công nghệ sản xuất mới.

2. Khó khăn:

- Tư tưởng trông chờ vào sự bao cấp của tỉnh, ngại đổi mới vẫn còn tồn tại trong một bộ phận cán bộ, viêc chức, người lao động của Đài. Bộ máy ổn định qua nhiều năm, ít đổi mới dẫn tới sự trì trệ ở một số bộ phận. Hệ thống các quy định ít được cập nhật, thay đổi, tạo thói quen, nền nếp làm việc chưa thực sự khoa học. Các mối liên kết ngang chưa chặt chẽ dẫn tới sự chia cắt, làm chậm quá trình triển khai thực hiện các chủ trương đổi mới của tỉnh và của Đài.

- Trình độ nhân lực khá về đào tạo cơ bản nhưng chưa cập nhật được các phương pháp tổ chức sản xuất, phương pháp làm báo và công nghệ hiện đại, mặt bằng trình độ chưa đồng đều ở các bộ phận.

- Công nghệ sản xuất của Đài chưa đồng bộ, thiết bị sản xuất ở nhiều khâu, nhiều quy trình do đầu tư đã nhiều năm, lạc hậu, hoặc hư hỏng không sử dụng được, dẫn tới các công nghệ hiện đại mới được đầu tư chưa phát huy hết khả năng. Nhu cầu đầu tư từ nay tới năm 2025 rất lớn, nhu cầu chi để nâng cao chất lượng chương trình cũng tăng tương ứng, trong khi nguồn đầu tư của tỉnh còn hạn chế, khả năng tự thu của đơn vị khó cải thiện trong ngắn hạn.

- Các chế độ, chính sách, quy định của trung ương còn chưa đồng bộ và hoàn thiện, nhiều quy định mới ban hành nhưng còn có nhiều bất hợp lý, không phù hợp với thực tế.

3. Cơ hội:

- Chủ trương giao tự chủ của tỉnh đối với Đài đã và đang khơi dậy tinh thần đổi mới trong đội ngũ người lao động, thúc đẩy các hoạt động tìm tòi sáng tạo về mô hình tổ chức và quản lý, về chuyên môn nghiệp vụ cũng như nhu cầu thiết lập một kỷ cương lao động mới nhằm nâng cao năng suất làm việc, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm của Đài. Yêu cầu sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế tạo cơ hội cho Đài có thể thay thế một bộ phận nhân lực không còn đáp ứng yêu cầu phát triển bằng những nhân lực trẻ, có trình độ cao hơn.

- Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, đi cùng với sự nổi lên của thị trường tiêu dùng Lào Cai mở ra khả năng tăng nguồn thu cho Đài trong lâu dài thông qua phát triển các liên kết, hợp tác, dịch vụ truyền thông và quảng cáo.

- Các phương pháp truyền thông hiện đại ngày càng phổ biến, dễ học hỏi và áp dụng. Mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện mà Đài đang hướng tới đã bước đầu được đánh giá, tổng kết và khẳng định ở một số cơ quan báo chí trong nước, giúp Đài rút ngắn được thời gian tìm tòi, thử nghiệm và áp dụng.

- Các công nghệ phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiên tiến ngày càng phổ biến trên thị trường Việt Nam và giảm giá thành, tạo khả năng giảm suất đầu tư so với thời kỳ trước đây, có nhiều lựa chọn hơn về nhà cung cấp và chuyển giao công nghệ.

4. Thách thức:

- Quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của Đài khởi động chậm hơn so với nhiều đài khác. Các đài đi trước đã có chất lượng chương trình và số lượng khán giả ổn định (kể cả khán giả sinh sống trên địa bàn Lào Cai). Trong điều kiện nhiều kênh truyền hình cạnh tranh trên cùng các hạ tầng (vệ tinh, kỹ thuật số mặt đất, cab, IPTV...), dự báo việc Đài lấy lại thị phần (bao gồm cả thị phần khán giả địa phương) sẽ hết sức khó khăn.

- Sức ép cạnh tranh của Internet đối với truyền hình rất lớn, trong khi Đài mới bước đầu triển khai, còn thiếu nền tảng kinh nghiệm nên việc tiếp cận khán thính giả trên các kênh này sẽ khó khăn hơn;

- Do nguồn lực của Đài có hạn nên việc thu hút nhân tài sẽ không thuận lợi. Đội ngũ chuyên gia giỏi, nghệ sỹ lớn, vận động viên có thành tích... trên địa bàn không nhiều, nên Đài khó tập hợp được cộng tác viên là những người nổi tiếng, tạo sức hút cho các chương trình tọa đàm, bình luận, giải trí...

- Thị phần quảng cáo, liên kết truyền thông gần như đã định hình, do các cơ quan truyền thông lớn chi phối. Do đó, nếu không có sự hỗ trợ của tỉnh, việc kết nối quảng cáo, liên kết truyền thông với các tập đoàn kinh tế mạnh khó đạt được kết quả như mong muốn.

- Việc chấm dứt phát sóng analog, chuyển hẳn sang phát sóng số mặt đất từ năm 2020 sẽ làm phát sinh một khoản kinh phí để thuê kênh sóng.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển:

1.1. Hoạt động của Đài dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định của pháp luật và định hướng của tỉnh.

1.2. Phát triển nhanh, mạnh, vững chắc với cơ cấu, quy mô hợp lý các kênh phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, phù hợp xu thế phát triển khoa học và công nghệ, thông tin, truyền thông thế giới, đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngang tầm khả năng và trình độ phát triển thông tin của các tỉnh khá trong cả nước.

1.3. Kết hợp chặt chẽ các loại hình thông tin. Thông tin chính xác, chủ động, kịp thời, làm tốt việc dự báo, định hướng dư luận, bảo đảm tính tích cực, tính giáo dục, tính nhân văn, tính phản biện và tính chiến đấu, phù hợp với lợi ích của đất nước, của tỉnh và của nhân dân. Khắc phục tình trạng thông tin thiếu cân đối, đảm bảo sự đồng đều về phân bố tỷ trọng giữa thông tin chính luận, giải trí và thông tin thương mại; giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại.

1.4. Thông tin tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vùng đất, con người và nền văn hóa Lào Cai; nâng cao uy tín, vị thế và ảnh hưởng của Lào Cai trong khu vực Tây Bắc và trong cả nước; phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của trung ương, các địa phương bạn và các địa phương thuộc quốc gia khác có quan hệ hợp tác với Lào Cai, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển tỉnh Lào Cai.

1.5. Nâng cao năng lực hoạt động phát thanh, truyền hình của Đài thông qua đổi mới mạnh mẽ, toàn diện về tổ chức bộ máy, quản lý, đội ngũ nhân lực, nội dung chương trình; đầu tư cơ sở vật chấtcông nghệ hiện đại; xây dựng môi trường làm việc mở, thân thiện, cạnh tranh. Đổi mới trên cơ sở kế thừa các kết quả và phát huy các giá trị đã tạo lập được; đổi mới gắn liền với việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng và Nhà nước và tiến tới tự chủ hoàn toàn vào năm 2030.

2. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển Đài thành một cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực của tỉnh và có tầm ảnh hưởng mạnh trong khu vực; có tính tự chủ cao; có năng lực sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình chất lượng cao, mang bản sắc riêng, phong phú và đa dạng về nội dung, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ thông tin, giải trí của nhân dân trong tỉnh; đồng thời, có khả năng hợp tác với các cơ quan truyền thông lớn trong nước và một số địa phương ngoài nước có quan hệ hợp tác với tỉnh Lào Cai.

3. Mục tiêu cụ thể:

Các mục tiêu cụ thể của đề án được xác định theo ba mốc thời gian: năm 2020, 2025 và 2030.

3.1. Về đổi mới tổ chức bộ máy và quản lý hoạt động:

- Trong năm 2020, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cho tinh gọn với 07 phòng, được tổ chức, hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ, hoàn thiện các quy định quản lý, 100% nhân lực đạt khung năng lực quy định cho mỗi vị trí việc làm.

- Đến năm 2025, tiếp tục tinh giản bộ máy, chuyển đổi quản lý hoạt động sản xuất sang hướng quản lý các dự án phát triển sản phẩm, phân quyền rộng rãi cho các nhóm dự án; hình thành đội ngũ chuyên gia chiếm 15% số người làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn, như: tổ chức sản xuất, đạo diễn, biên kịch, biên tập, quản trị mạng, âm thanh, ánh sáng, đồ họa…(đạt tiêu chuẩn các chức danh chuyên viên chính, biên tập viên chính, phóng viên chính, quay phim chính...).

- Đến năm 2030, xóa bỏ các phòng ban cơ hữu, xây dựng các chức danh chuyên môn chủ chốt phụ trách các tổ/nhóm dự án được hình thành linh hoạt cùng với từng dự án phát triển sản phẩm, hoàn chỉnh việc phân quyền tự chủ đầu vào và đầu ra sản phẩm cho các tổ/nhóm dự án; tăng cường đội ngũ chuyên gia và chuyên gia cao cấp, phấn đấu có 20% người lao động đạt tiêu chuẩn chức danh chuyên viên chính, biên tập viên chính, phóng viên chính, quay phim chính...

3.2. Về đổi mới nội dung và nâng cao năng lực sản xuất chương trình:

- Năm 2020, hoàn chỉnh việc sắp xếp lại quy mô, cơ cấu các kênh thông tin, bao gồm: 01 kênh truyền hình (phát sóng 17h30/ngày); 01 kênh phát thanh (phát sóng 17h30/ngày). Có đủ năng lực để cung cấp thông tin, trao đổi chương trình thuộc mọi thể loại với Đài THVN, Đài TNVN, các kênh truyền hình của Trung ương, các đài lớn trong nước... Thiết lập ít nhất 03 kênh thông tin điện tử trên các hạ tầng có tính phổ cập nhất, đạt 10 triệu lượt truy cập.

- Đến năm 2025, nâng thời lượng phát sóng các kênh phát thanh và truyền hình Lào Cai lên 19h/ngày. Nâng thời lượng chương trình tự sản xuất lên 5h truyền hình và 7h phát thanh/ngày. Trong đó, nội dung thông tin chính luận, chuyên đối tượng chiếm 40%, các nội dung văn nghệ - giải trí 50%, thông tin thương mại 10%. Duy trì và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác cung cấp thông tin, trao đổi chương trình với các Đài khác trong và ngoài nước; xác lập vị trí là trung tâm liên kết các Đài của khu vực Tây Bắc; mở rộng quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các địa phương thuộc những quốc gia khác có quan hệ hợp tác với tỉnh Lào Cai; mở chuyên mục thông tin đối ngoại bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Thiết lập ít nhất 06 kênh thông tin điện tử trên 03 hạ tầng phổ cập nhất trên thế giới và 03 kênh phổ cập nhất trong nước, đạt ít nhất 20 triệu lượt truy cập/năm.

- Đến năm 2030, nâng thời lượng phát sóng các kênh phát thanh và truyền hình Lào Cai lên 24h/ngày. Nâng thời lượng chương trình tự sản xuất lên 8h truyền hình và 12h phát thanh/ngày. Trong đó, nội dung thông tin chính luận và chuyên đối tượng chiếm 40%, văn nghệ - giải trí 40%, thông tin thương mại 20%. Có đủ năng lực để làm đối tác truyền thông với các cơ quan truyền thông lớn trong nước, khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Tiếp tục nâng cao chất lượng và tính phổ cập của các kênh thông tin điện tử đã hình thành trong giai đoạn trước, đạt ít nhất 35 triệu lượt truy cập/năm.

Biểu đồ 8: Tăng thời lượng phát sóng (ĐVT: giờ)

Biểu đồ 9: Gia tăng thời lượng chương trình tự sản xuất mới (ĐVT: giờ)

Biểu đồ 10: Gia tăng lượng truy cập các kênh thông tin điện tử (ĐVT: triệu lượt)

3.3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật sản xuất chương trình và đa dạng hóa hình thức truyền tải chương trình phát thanh, truyền hình:

- Năm 2020, đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ đảm bảo sản xuất chương trình theo đặt hàng của tỉnh; phát sóng 01 kênh phát thanh và 01 kênh truyền hình (theo hai tiêu chuẩn HD và SD) qua vệ tinh, chuyển đổi phát sóng mặt đất từ analog sang phát sóng số. Đảm bảo trên toàn địa bàn tỉnh Lào Cai có thể nghe, xem được chương trình truyền hình của Đài trên ít nhất 03 hạ tầng (vệ tinh và Internet, số mặt đất); trên toàn lãnh thổ Việt Nam có thể nghe xem được bằng ít nhất 02 hạ tầng (vệ tinh, Internet).

- Giai đoạn 2021-2025, nâng cấp hệ thống công nghệ sản xuất chương trình truyền hình từ chuẩn HD lên 4K và phát thanh lên chuẩn tương ứng; hệ thống truyền dữ liệu, mạng nội bộ, lưu trữ và hạ tầng máy chủ, đường truyền thông tin điện tử, thích ứng với các thiết bị di động, dễ dàng truy cập và tương tác; đảm bảo trên toàn địa bàn tỉnh Lào Cai có thể nghe, xem được chương trình truyền hình của Đài qua ít nhất 03 loại phương tiện (TV/radio, máy tính, thiết bị di động), trên toàn lãnh thổ Việt Nam ít nhất trên 02 loại phương tiện.

- Đến năm 2030, duy trì bền vững các kết quả của giai đoạn trước, phấn đấu trên toàn thế giới có thể nghe, xem chương trình của Đài ít nhất trên 02 phương tiện (máy tính, thiết bị di động).

3.4. Tăng cường tính tự chủ:

- Năm 2020, đạt tiêu chuẩn đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; cơ cấu ngân sách chi thường xuyên: 85% từ nguồn đặt hàng thông tin, tuyên truyền và cấp phát từ ngân sách; 15% từ nguồn thu dịch vụ, quảng cáo.

- Đến năm 2025, nâng cao chất lượng tự chủ; cơ cấu chi thường xuyên: 70% từ nguồn đặt hàng thông tin, tuyên truyền; 30% từ nguồn thu dịch vụ, quảng cáo.

- Đến năm 2030, phấn đấu đạt tiêu chuẩn đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; cơ cấu chi thường xuyên: 50% từ nguồn đặt hàng thông tin, tuyên truyền; 50% từ nguồn thu dịch vụ, quảng cáo.

Mục tiêu cụ thể về tài chính:

TT

Chỉ tiêu

Số tiền (triệu đồng)

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

I

Nguồn thu

67.000

100.000

160.000

1

Ngân sách nhà nước cấp

2.000

0

0

2

Thu từ hoạt động sự nghiệp

65.000

100.000

160.000

 

Trong đó: Tỉnh đặt hàng

55.000

70.000

80.000

II

Cơ cấu nguồn thu (%)

100

100

100

1

Ngân sách nhà nước cấp (%)

3

0

0

2

Thu từ hoạt động sự nghiệp (%)

97

100

100

 

Trong đó: Tỉnh đặt hàng

82

70

50

Nguồn thu nêu trên không tính các khoản ngân sách cấp để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm ô tô phuc vụ công tác, ô tô chuyên dụng và mua sắm trang thiết bị để thực hiện Đề án.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung chương trình:

1.1. Phương pháp tiếp cận chung:

- Quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chủ trương, nghị quyết của tỉnh trong từng chương trình, tác phẩm; tăng cường các khâu kiểm duyệt, đảm bảo để tờ báo nói, báo hình của tỉnh luôn hoạt động đúng định hướng thông tin, tuyên truyền, bám sát và phục vụ đắc lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

- Điều chỉnh thời lượng phù hợp với năng lực sản xuất chương trình của Đài, tuân thủ quy hoạch báo chí và các quy định của pháp luật. Cụ thể, sáp nhập 02 kênh phát thanh tiếng Việt và phát thanh tiếng dân tộc thiểu số thành 01 kênh phát thanh chung.

- Tập trung xây dựng kế hoạch nội dung năm, tháng và tuần một cách khoa học, chủ động, có trọng tâm, trọng điểm và khả thi nhất để chương trình vừa đảm bảo đúng định hướng, vừa thể hiện rõ bản sắc riêng của Lào Cai, sử dụng có hiệu quả nhất những nguồn lực của Đài và huy động được nhiều nhất các nguồn lực bổ sung từ bên ngoài.

- Tạo cơ chế phối hợp, liên thông giữa các bộ phận nội dung, thành lập Ban biên tập theo mô hình tòa soạn hội tụ vào năm 2025 và tiến tới xóa bỏ các phòng ban, hoạt động theo mô hình quản trị nhóm dự án vào năm 2030. Sửa đổi quy chế quản lý sản xuất - nghiệm thu - lưu trữ, phát huy được sức mạnh tổng hợp, bổ sung lẫn nhau giữa 03 loại hình: phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; khuyến khích, động viên tinh thần sáng tạo của đội ngũ người làm báo, tôn vinh những tác phẩm có chất lượng cao; tăng cường khâu biên tập và tự kiểm duyệt để đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác và gạt bỏ những tác phẩm báo chí có chất lượng chưa tốt ra khỏi chương trình phát sóng.

- Tăng cường công tác đo lường thị phần, điều tra nắm bắt nhu cầu, ý kiến khán, thính giả bằng cả hai phương tiện: điều tra trực tiếp và đo lường thông qua các công cụ quản trị Internet, xác định rõ từng phân khúc khán giả để có sự kết nối chặt chẽ hơn với đối tượng phục vụ, làm cơ sở đổi mới nội dung, cải tiến cách thể hiện và bố trí khung giờ phù hợp.

- Đẩy mạnh xã hội hóa chương trình thông qua các hình thức hợp đồng hợp tác sản xuất, phát sóng và tài trợ, tạo cơ chế tương hỗ lẫn nhau giữa các bộ phận nội dung và dịch vụ quảng cáo, gắn quyền lợi của nhà tài trợ, quảng cáo với từng chương trình cụ thể. Tăng tính thương mại của các dịch vụ phát thanh, truyền hình để tăng nguồn thu. Khai thác tối đa các nguồn chương trình ngoài Đài (trao đổi, miễn phí hoặc giá rẻ), phù hợp với chiến lược phát triển nội dung và bản sắc của Đài để làm phong phú thêm chương trình và giảm chi phí sản xuất.

1.2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đối với từng thể loại chương trình:

1.2.1. Nâng cao chất lượng các chương trình chính luận và chuyên đối tượng:

Đối với các chương trình thời sự: năm 2020, tập trung vào việc nâng cao chất lượng các chương trình thời sự. Mỗi chương trình bố trí phát lại một số lần vào khung giờ phù hợp. Các giai đoạn tiếp theo (2021-2025; 2026-2030) tăng số chương trình thời sự trong ngày, đảm bảo tính cập nhật thông tin. Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin đối với các Đài trong khu vực để nâng tầm phạm vi của Đài.

Đối với các chương trình chuyên đề, chuyên đối tượng: năm 2020, tập trung đổi mới nội dung và phong cách thể hiện, sắp xếp lại các chương trình chuyên đề, chuyên đối tượng theo hướng giảm đầu mục, nhập các chương trình có nội dung gần nhau thành một chương trình có phạm vi bao quát hơn, thuận tiện cho khán giả theo dõi. Các giai đoạn tiếp theo (2021-2025; 2026-2030): nghiên cứu, cải tiến phương thức đặt hàng đối với các chương trình chuyên đề, chuyên đối tượng theo hướng tập trung về Sở Thông tin và Truyền thông đặt hàng, các cơ quan, đơn vị khác chỉ tham gia phối hợp để tránh hiện tượng các cơ quan, đơn vị can thiệp sâu vào nội dung, làm giảm tính báo chí; chủ động đề xuất với tỉnh đặt hàng, xây dựng các chương trình chuyên đề, chuyên đối tượng mới, phù hợp với sự phát triển của thông tin, truyền thông và nhu cầu của công chúng.

Biện pháp thực hiện: xây dựng năng lực cung cấp thông tin nhanh nhạy, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại, cung cấp cho khán thính giả lượng thông tin tổng hợp, bao quát về bức tranh toàn cảnh đời sống chính trị, kinh tế, xã hội địa phương; đảm bảo tính định hướng và tính chính trị cao, thông tin kịp thời, chính xác các vấn đề thời sự, bám sát thực tiễn cuộc sống, đi vào những vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm. Xây dựng năng lực phân tích, bình luận, phát triển chuyên sâu các vấn đề thời sự thành các chuyên đề. Nội dung thông tin phục vụ tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh, tăng cường lượng thông tin từ cơ sở, thông tin phản biện xã hội trên tinh thần xây dựng.

Thường xuyên đổi mới format các chương trình chính luận và chuyên đối tượng, từ nhạc hiệu, nội dung đến phong cách của người dẫn; nâng cao năng lực xử lý hậu kỳ, sử dụng đồ họa và kỹ xảo vào việc thể hiện nội dung. Đẩy mạnh hoạt động kết nối, trao đổi chương trình với Đài Truyền hình Việt Nam, các kênh truyền hình Trung ương và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố. Trong đó, tập trung trao đổi, khai thác thông tin từ các Đài trong khu vực Tây Bắc, hướng tới mục tiêu xây dựng các chương trình thời sự, chuyên đề mang tính khu vực, phù hợp với mục tiêu phát triển tổng thể của tỉnh Lào Cai đến năm 2025, định hướng đến 2030. Tăng cường mối quan hệ với Đài Truyền hình Việt Nam để tăng khối lượng đặt hàng sản xuất cho kênh VTV5, phấn đấu các chương trình này đều đạt chuẩn chất lượng cao, phát sóng tại Đài tỉnh và VTV, tự đảm bảo chi phí sản xuất.

Áp dụng rộng rãi các phương pháp làm báo phát thanh hiện đại như phát thanh tương tác, trực tiếp, các chương trình, phóng sự phát thanh thực tế vào việc sản xuất các chương trình thời sự. Tận dụng tối đa tài nguyên thông tin bằng cách chuyển soạn có sáng tạo các chương trình truyền hình sang thể loại phát thanh, từ phát thanh tiếng Việt sang phát thanh tiếng dân tộc và ngược lại. Tăng cường phối hợp sản xuất tin tức, phóng sự, chuyên đề với các đơn vị đối tác trên địa bàn tỉnh và khu vực để giảm chi phí sản xuất. Tăng cường cung cấp chương trình phát thanh cho Đài Tiếng nói Việt Nam và các Đài Phát thanh - Truyền hình trong khu vực, trong nước để giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, cơ hội thu hút đầu tư, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh và khu vực tới thính giả. Phát huy tối đa các lợi thế về ngôn ngữ, sự gần gũi, thiết thực về đề tài, sự sinh động của âm thanh, tiếng động, tăng cường các câu chuyện người thật việc thật trong cộng đồng... để thu hút, hấp dẫn thính giả người dân tộc thiểu số.

1.2.2. Nâng cao chất lượng các chương trình văn nghệ và giải trí:

Năm 2020, tiếp tục duy trì, nâng cấp những chương trình đang thu hút khán giả, cải tiến về nội dung và hình thức thể hiện, trong đó tập trung thực hiện các chương trình văn hóa, văn nghệ thể hiện bản sắc của vùng đất, con người và nền văn hóa Lào Cai. Giữ nguyên tần suất phát sóng mỗi ngày 04 tập phim truyện mới (sáng, trưa, chiều, tối), trong đó có ít nhất 01 phim truyện trong nước.

Giai đoạn 2021-2025, trên mỗi kênh phát thanh, truyền hình, có ít nhất 01 đến 02 chương trình giải trí làm điểm nhấn trong tuần.

Giai đoạn 2026-2030, có ít nhất 03 chương trình giải trí làm điểm nhấn trong tuần, được thực hiện chủ yếu theo phương thức xã hội hóa; bổ sung thêm khung giờ phim cuối ngày.

Biện pháp thực hiện: tập trung đầu tư cho khâu kịch bản, mỗi đầu mục chương trình đều phải có kịch bản khung về nội dung được thiết kế và phê duyệt kỹ càng, có format riêng được xây dựng chi tiết cho khâu thể hiện và định kỳ được xem xét đổi mới; có ít nhất 03 bản demo để thăm dò khán giả trước khi đi vào sản xuất chính thức; có bộ công cụ được thiết kế riêng để đo lường sự quan tâm của khán thính giả, lấy kết quả đo lường để quyết định chương trình cần hay không cần tiếp tục thực hiện, hoặc cần phải cải tiến, đổi mới. Các chương trình giải trí lớn cần có sự tham gia của các nghệ sỹ chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, các nghệ nhân nổi tiếng trong cộng đồng các dân tộc Lào Cai và khu vực Tây Bắc. Tích cực vận động tài trợ và quảng cáo trong chương trình giải trí làm chỗ dựa tài chính để thực hiện chương trình.

Bám sát diễn biến của thị trường phim truyện để xây dựng kế hoạch mua bản quyền các phim mới, có chất lượng nghệ thuật và kỹ thuật cao, được đông đảo khán giả chú ý. Bố trí phát sóng các phim lẻ phục vụ nhiệm vụ chính trị (khai thác từ nguồn phim đặt hàng của nhà nước). Tăng cường mối liên hệ với các công ty truyền thông để áp dụng cơ chế đổi quảng cáo lấy bản quyền phim truyện, phấn đấu đến năm 2025, có 50% kinh phí mua phim truyện được đổi bằng quảng cáo. Chương trình giải trí quốc tế tập trung vào lĩnh vực âm nhạc, tăng cường sự can thiệp bằng công tác biên tập, để các chương trình này gắn bó với khán giả Lào Cai, sản xuất theo nhu cầu của khán giả địa phương (nhất là khán giả trẻ).

1.2.3. Nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội:

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, Đài xác định Internet là nền tảng chủ yếu để tiếp cận khán thính giả hiện tại và lâu dài; đồng thời là phương tiện để gia tăng giá trị, mở rộng tầm ảnh hưởng của Đài. Cần xây dựng Trang thông tin điện tử và các trang mạng xã hội của Đài thành kênh hàng đầu cung cấp thông tin về Lào Cai trên các hệ thống tìm kiếm toàn cầu, như: Google, Facebook và trang chia sẻ video toàn cầu YouTube... bằng các giải pháp sau:

- Tăng khả năng tiếp cận của công chúng đối với các trang này bằng cách đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật để dễ dàng sử dụng trên các hạ tầng mạng, sử dụng được trên mọi thiết bị, nhất là điện thoại di động.

- Gia tăng tính thân thiện của trang bằng cách tăng thêm các tiện ích, cải thiện giao diện và khả năng tương tác với công chúng, tạo lập khả năng để công chúng có thể tham gia nhiều hơn vào việc sáng tạo chương trình như cung cấp các clip tự quay hoặc ghi âm, ảnh, bài viết...

- Khai thác tối đa thế mạnh của Đài là các chương trình phát thanh, truyền hình làm sản phẩm cốt lõi. Trong đó, việc kết xuất các clip phải gắn với việc biên tập, xử lý lại cho phù hợp, như: cắt ngắn clip, đặt tit, viết sa-pô... tiến tới sản xuất những chương trình riêng cho các trang này.

- Đa dạng hóa nội dung, sản phẩm bằng cơ chế sử dụng chung tài nguyên thông tin, trong đó phóng viên phát thanh, truyền hình có trách nhiệm đăng tin nhanh và hình ảnh ban đầu về các hoạt động, sự kiện lên trang. Bố trí biên tập viên để chuyển thể các sản phẩm phát thanh, truyền hình thành bài và ảnh.

- Cập nhật dữ liệu đo lường khán thính giả của các nhà cung cấp dịch vụ và các phân tích về nhân khẩu, vùng địa lý làm thang đo thường xuyên để đánh giá các chương trình cũng như hướng cải tiến nội dung, hình thức chương trình phát thanh, truyền hình và của bản thân các trang này.

2. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về công tác tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

2.1. Về tổ chức bộ máy và biên chế:

2.1.1. xây dựng đội ngũ viên chức, người lao động đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu (phù hợp với vị trí việc làm).

Thực hiện phân tích công việc, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống: bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, bản yêu cầu đối với người thực hiện công việc. Việc xây dựng hệ thống này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị nhân lực cũng như đối với quy trình tuyển dụng; giúp sắp xếp, bố trí lại bộ máy tổ chức, công việc để giảm bớt những chức danh chưa hợp lý, tìm ra những chức danh, vị trí còn thiếu hoặc không cần thiết để bộ máy tổ chức gọn nhẹ, đơn vị hoạt động được hiệu quả, giảm bớt những chi phí không cần thiết về nhân sự, hiệu quả công việc được nâng cao do đúng người, đúng việc.

2.1.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy, thu gọn số phòng ban chuyên môn, xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ.

Rà soát, quy định rõ lại chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các thành viên trong Ban lãnh đạo, của các phòng chuyên môn trong tình hình mới hiện nay. Cụ thể:

a) Chức năng:

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Lào Cai; thực hiện chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân; tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Lào Cai đối với bạn bè trong nước và quốc tế.

b) Nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phổ biến các chỉ thị, nghị quyết và nhiệm vụ chính trị của cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, hoạt động của nhân dân địa phương; tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, nhân tố mới; phê phán các hiện tượng tiêu cực; giáo dục, cổ vũ tinh thần thi đua yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí của tỉnh và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch theo sự phân công của UBND tnh.

- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, công nghệ phát triển báo chí đa phương tiện. Quan tâm tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ, viên chức, người lao động học tập, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành và hoạt động thực tiễn, không ngừng cải tiến về hình thức và nội dung tuyên truyền đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ.

- Phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các kênh phát thanh, truyền hình Trung ương và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố trong nước sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát trên sóng của các đài, kênh phát thanh, truyền hình trung ương và Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh, thành phố.

- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật về phát thanh, truyền thanh, truyền hình đối với Trung tâm Văn hóa, thể thao - Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Trực tiếp vận hành, quản lý, khai thác hệ thống kỹ thuật chuyên ngành để sản xuất chương trình; đăng tải các chương trình phát thanh, truyền hình lên Internet; truyền dẫn tín hiệu và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình của tỉnh và của quốc gia theo quy định của pháp luật; phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo sự an toàn của hệ thống kỹ thuật này.

- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Tham gia xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực báo chí theo sự phân công, phân cấp.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất đối với cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan chức năng về các mặt công tác được giao. Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội khác trong đơn vị.

- Thực hiện chế độ, chính sách, nâng ngạch, nâng bậc lương, tuyển dụng, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ khác đối với viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra về thực hiện chế độ chính sách và các quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ tư liệu theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác quốc tế về phát thanh, truyền hình theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Hoạt động nghiệp vụ theo Luật Báo chí hiện hành và thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao theo quy định của pháp luật.

c) Quyền hạn:

- Tổ chức, sắp xếp nhân sự theo phân công, phân cấp quản lý đảm bảo tinh gọn, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với đặc thù của cơ quan truyền thông đa phương tiện và tình hình thực tế của địa phương.

- Chủ động lập kế hoạch, đề ra phương hướng, nhiệm vụ và triển khai thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền theo tuần, tháng, quý, năm đảm bảo đúng chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh dịch vụ, hoạt động xã hội; tiếp nhận sự tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, sắp xếp, bố trí, kiện toàn lại tổ chức bộ máy phù hợp với xu thế phát thanh, truyền hình hiện đại, phù hợp với mô hình tòa soạn hội tụ đa phương tiện. Lộ trình thực hiện cụ thể như sau:

- Năm 2020, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm số đầu mối từ 11 phòng xuống còn 07 phòng, gồm:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính - Dịch vụ (sáp nhập phòng Dịch vụ quảng cáo và bổ sung thêm một phần nhiệm vụ của phòng Quản lý tư liệu);

+ Phòng Kỹ thuật - Công nghệ (sáp nhập 02 phòng: phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình, phòng Truyền dẫn phát sóng và một phần nhiệm vụ của phòng Quản lý tư liệu);

+ Phòng Thư ký biên tập (nhiệm vụ của phòng Thư ký chương trình và một phần nhiệm vụ của phòng Quản lý tư liệu);

+ Phòng Thông tin điện tử (giữ nguyên như hiện nay);

+ Phòng Văn nghệ - Thể thao - Giải trí (giữ nguyên như hiện nay).

+ Phòng Phòng Thời sự - Chuyên đề (sản xuất các chương trình thời sự và chuyên đề cả phát thanh và truyền hình);

+ Phòng Phát thanh, truyền hình chuyên đối tượng (sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình chuyên đối tượng, như chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, thanh thiếu nhi, phụ nữ, nông dân, công nhân, lực lượng vũ trang...).

(Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo)

- Năm 2025, tiếp tục sắp xếp, giảm số đầu mối các phòng.

- Năm 2030, nghiên cứu, xóa bỏ các phòng ban, hoạt động theo mô hình quản trị nhóm dự án.

Việc kiện toàn lại tổ chức bộ máy theo hướng giảm số phòng chuyên môn và hướng tới xóa bỏ các phòng ban, hoạt động theo mô hình quản trị nhóm thì vấn đề viên chức quản lý (cấp phòng) dôi dư được giải quyết bằng cơ chế tài chính linh hoạt. Lương, thưởng, phúc lợi được chi trả theo vị trí việc làm, theo hiệu quả công việc (hiện tại theo chức vụ, ngạch bậc công chức, viên chức). Khi đó bài toán dôi dư viên chức quản lý được giải quyết.

2.1.3. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tuyển dụng:

Xây dựng tiêu chí cụ thể cho công tác tuyển dụng, để đảm bảo chất lượng nhân lực đáp ứng thời kỳ hội nhập. Việc tuyển dụng mới viên chức, người lao động gắn với việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế viên chức mang tính “động” và “mở” nghĩa là có tuyển dụng vào nếu đáp ứng được yêu cầu của vị trí việc làm và vị trí việc làm còn trống, có cơ chế chuyển ra (cho thôi việc, chuyển vị trí công tác khác…) nếu không còn đáp ứng được yêu cầu công việc.

2.2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trên cả hai lĩnh vực.

- Về chính trị: từng bước chuẩn hóa trình độ chính trị trung cấp hoặc cao cấp lý luận chính trị đối với đội ngũ phóng viên, biên tập, viên chức dự nguồn quy hoạch và lãnh đạo trưởng, phó phòng trở lên.

- Đào tạo chuyên sâu:

Phát hiện kịp thời những nhân tố có năng lực và triển vọng để tập trung đào tạo, bồi dưỡng trở thành những cán bộ giỏi, có chuyên môn vững vàng, trong đó lưu ý các lĩnh vực: cán bộ quản lý; đạo diễn; biên kịch; dẫn chương trình; cán bộ kỹ thuật - công nghệ.

Ngoài việc cử viên chức, người lao động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh, vị trí việc làm của viên chức do tỉnh tổ chức hằng năm, Đài tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại đơn vị về kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện cho đội ngũ phóng viên biên tập viên của Đài, trước hết ưu tiên những người làm việc cho bộ phận tin tức để có thể ứng dụng, làm chủ các thiết bị công nghệ mới, đặc biệt là các thiết bị di động và thiết bị cầm tay (ghi âm, quay phim, xử lý kỹ thuật cơ bản, truyền phát dữ liệu...), có sự nhạy bén để xử lý thông tin cho các kênh truyền thông khác nhau.

Các lớp đào tạo tập trung vào các đối tượng: đạo diễn, biên tập viên, phóng viên dẫn chương trình, kỹ thuật viên dựng hình, kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật viên đồ họa, kỹ thuật viên công nghệ thông tin...

Tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam mở lớp hoặc cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, dẫn chương trình và đội ngũ quản lý.

Thực hiện đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo, bồi dưỡng để bố trí sử dụng hợp lý.

2.3. Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng gắn với cải cách cơ chế chi trả thu nhập, thưởng, phúc lợi:

- Gắn kết quả thực hiện công việc với chi trả thu nhập, bằng việc nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả thu nhập theo tiêu chí thời gian, chất lượng công việc đối với nhân viên khối hành chính quản lý và theo tiêu chí sản phẩm đối với lao động khối sản xuất.

- Nâng cao chất lượng và nội dung thi đua khen thưởng đảm bảo việc tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân được chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc. Việc khen thưởng được thực hiện bằng nhiều hình thức, quan tâm khen thưởng các tập thể nhỏ và cá nhân trực tiếp lao động, sản xuất. Khen thưởng đảm bảo nguyên tắc thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, tránh tình trạng cào bằng, dàn đều.

2.4. Rà soát, điều chỉnh kịp thời nội dung các quy định về quản lý, các quy chế, quy định nội bộ đảm bảo tính bao quát, chi tiết và cụ thể:

Hệ thống các quy định về quản lý, quy chế nội bộ được cập nhật đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm túc sẽ tác động tích cực tới công tác quản lý, điều hành mọi hoạt động của cơ quan.

3. Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ điều hành, sản xuất và phát sóng chương trình:

Để đạt được các mục tiêu đề ra, cần phải có sự đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống trang thiết bị trên cơ sở các thiết bị hiện có và nhu cầu thực tế phát sinh, đồng thời căn cứ vào các mục tiêu, định hướng, giải pháp về trang thiết bị và cơ sở vật chất, cụ thể:

3.1. Đối với hệ thống công nghệ thông tin: bổ sung nâng cấp các hệ thống thiết bị công nghệ thông tin nhằm tăng hiệu quả, chất lượng sản xuất chương trình truyền hình, bao gồm:

3.1.1. Đầu tư bổ sung hệ thống mạng sản xuất chương trình nhằm tăng cường sự kết nối giữa các bộ phận sản xuất với nhau. Tăng tốc độ truyền file nhằm đảm bảo hiệu quả công việc khi sản xuất các nội dung chương trình ở định dạng HD. Nội dung đầu tư bao gồm: 01 switch core để kết hợp với 01 switch core đã đầu tư năm 2019 để tạo thành một cặp switch core hoạt động dự phòng nóng 100%, firewal, 02 cặp máy chủ cơ sở dữ liệu dự phòng nóng 100 % cho nhau.

3.1.2. Đầu tư hệ thống phần mềm/phần cứng quản lý tài nguyên số. Hiện nay, toàn bộ quá trình sản xuất của Đài đều dựa trên cơ sở file base. Càng ngày, số lượng tin bài, các chuyên đề, chuyên mục càng nhiều, vì vậy số lượng file và dung lượng file trong hệ thống tăng lên đáng kể. Nhu cầu lưu trữ và truy xuất nhanh cũng tăng lên, vì vậy cần phải đầu tư một hệ thống phần mềm quản lý tài nguyên số (MAM) nhằm hỗ trợ việc lưu trữ, truy xuất các tài nguyên số trong hệ thống một cách dễ dàng, thuận lợi và có nhiều tiện ích nâng cao. Hệ thống bao gồm cái module chính:

- Module thông tin chung, quản lý người sử dụng: cung cấp bảng tin cho toàn bộ người sử dụng. Quyền đăng tin được quản lý bởi admin. Hệ thống phần mềm sử dụng bảng tin để đưa các thông báo nhanh và cung cấp đường link nhanh để xử lý các yêu cầu của hệ thống. Quản lý người dùng, có thể tích hợp với AD để tiện cho người sử dụng. Có thế thực hiện việc truy cập 02 bước và quản lý người dùng theo IP truy cập và giờ có thể truy cập hệ thống.

- Module phân quyền cho người sử dụng: quyền người sử dụng phản ánh chính xác trách nhiệm của từng người trong tổ chức. Hệ thống hiển thị chức năng và cấu hình theo đúng người sử dụng. Các chức năng không được phân quyền sẽ không thấy hoặc không sử dụng được. Modul bắt buộc phải có của hệ thống

- Module quản lý tiến trình dịch vụ ngầm: cho phép admin được dễ dàng giám sát và quản trị hoạt động hệ thống, đặt thông số cho các tiến trình ngầm, tắt, bật dịch vụ, debug và xử lý sự cố từ bất kỳ đâu Modul bắt buộc phải có của hệ thổng.

- Module workflow: được sử dụng với các modul phần mềm quản lý và các phần mềm chạy ngầm. Workflow kết hợp toàn bộ các tác vụ, dịch vụ của hệ thống lên media thành một hệ thống luôn chạy với đủ thông tin trạng thái cập nhật bất kỳ thời điểm nào của hệ thống. Workflow luôn chạy và hiển thị trạng thái công việc thời gian thực; không hạn chế số lượng workflow. Workflow được áp dụng cho media cho phép nhanh chóng triển khai hệ thống với mức độ phức tạp cao. Modul bắt buộc phải có của hệ thống.

- Module tin bài: cho phép phóng viên, biên tập viên được đăng ký ý tưởng, nội dung và kịch bản vào hệ thống quản lý để nhận được chấp thuận thực hiện, sửa đổi hay từ chối thực hiện chương trình truyền hinh; có track change.

- Module quản lý media: quản lý sản phẩm hoàn chỉnh của Đài, đảm bảo việc tổ chức lưu trữ và tìm kiếm nhanh chóng các chương trình hoàn chỉnh. Cho phép xem media ở lowress từ bất kỳ vị trí nào trong hệ thống khi có licence cho dịch vụ lowress. Quyền được thay đổi metadata được gán mặc định cho người tạo lập và được cấp linh hoạt trong hệ thống. Workflow thực chất được áp trực tiếp lên media, mỗi media được gán một workflow riêng hoặc chung tùy thể loại và tùy tác giả.

- Module ingest file media vào hệ thống quản lý: ingest từng file với khả năng khai báo metadata chi tiết cho media. Khả năng kiểm tra media để loại bỏ các file media không tương thích với định dạng; có thể kết hợp với workflow để xử lý các file sai định dạng yêu cầu.

- Module quản lý lịch phát sóng hằng ngày: lập lịch ngày cho chương trình phát sóng. Toàn bộ thông tin lập lịch dựa trên metadata trong hệ thống để đảm bảo toàn bộ danh sách phát sóng có trong hệ thống quản lý, thực hiện chèn, thêm bớt, khóa cứng giờ bất kỳ chương trình nào. Hỗ trợ cài quảng cáo giữa chương trình, khóa lịch cấm thay đổi sau thời gian quy định.

- Module quản lý nhuận bút: thực hiện việc trả nhuận bút, thù lao theo sản phẩm và chất lượng sản phẩm, cần kế hoạch sản xuất và định mức chi phí để thực hiện việc phân bổ nhuận bút theo đội ngũ tham gia sản xuất. Licence MAM, licence tin bài, licence lịch phát sóng hàng ngày để hoạt động.

- Module quản lý xuất bản OTT: quản lý file xuất bản OTT. Cho phép xuất hiện, không xuất hiện trên OTT, cung cấp API cho phép tích hợp với hệ thống OTT.

- Module dựng draft trên lowress: tạo lệnh dựng từ các clips tư liệu và media trong hệ thống. Dựng cut-to-cut. Cho phép xem nhanh kết quả chương trình bởi nhóm làm việc/người có trách nhiệm trước khi dựng tinh. Lệnh dựng được mở trực tiếp bởi bất kỳ bộ dựng nào để hoàn thiện chương trình.

- Dịch vụ RenderFarm: tự động render project dựng draftcut thành file media và tự động ingest vào hệ thống MAM.

- Các module và tiến trình chạy ngầm: tự động ingest file từ một thu mục, tạo thumbnail, tạo độ phân giải thấp, thông báo qua email, đóng gói MXF, transcode, truyền file ftp, kiểm duyệt nội dung....

3.1.3. Đầu tư hệ thống phần mềm/phần cứng quản lý, phê duyệt tin bài; quản lý thiết bị. Không chỉ trong ngành truyền hình mà trong hầu hết các lĩnh vực khác, việc quản lý quy trình công việc, sản xuất, dịch vụ đều đã được tin học hóa, chuyển đổi sang mô hình quản lý tập trung và tự động. Phần mềm quản lý, phê duyệt tin bài cung cấp một nền tảng tập trung, cho phép biên tập viên, phóng viên, tổng biên tập và các cấp lãnh đạo có thể làm việc trên môi trường online, giúp tự động hóa (bỏ quy trình sử dụng giấy) các quy trình từ lên ý tưởng, đăng ký đề tài, viết kịch bản, sản xuất, phê duyệt, hiển thị lên prompter cho đến phát sóng. Hệ thống bao gồm:

- Module quản lý sản xuất tin thời sự: được tối ưu hóa cho tin thời sự với khả năng thực hiện nhanh bản tin và tối ưu hóa cho việc làm tin. Cần module PAM để có được kết nối hình ảnh hoàn chỉnh cho bản tin, tích hợp khả năng truy tìm bản tin gốc qua các lần chỉnh sửa và duyệt.

- Module tạo lập khung bản tin: thực hiện nhanh rundown cho các bản tin. Bản tin được bố trí theo khung định sẵn hoặc theo format tiêu chuẩn cho từng loại bản tin.

- Module tạo lập kịch bản sản xuất bản tin: thực hiện lập kịch bản hiển thị đồ họa, voice over, chọn góc quay, camera, hình nền, nhạc nền cho từng tin và cho toàn bộ bản tin.

- Module quản lý kế hoạch phát sóng dài hạn: lịch tuần tạo khung cứng phát sóng, nhập serie chương trình, quản lý lịch sản xuất chương trình, quản lý chương trình thay thế, quản lý bản quyền chương trình, đăng ký media mới yêu cầu thực hiện cho hệ thống, xuất lịch ngày theo yêu cầu. Toàn bộ chức năng được hoạt động trong liên kết chặt chẽ với MAM cho phép thực hiện hệ thống quản lý chặt chẽ, không có tác vụ thừa và lặp từ kế hoạch phát sóng dài hạn tới phát sóng hàng ngày.

- Module quản lý thiết bị: gắn thiết bị với chương trình đang được sản xuất, đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị cao. Xem hiện trạng sử dụng để có phương án sản xuất/ book thiết bị hợp lý. Điều hành việc mượn - trả thiết bị theo yêu cầu sản xuất chương trình.

- Module quản lý cơ sở vật chất: đăng ký và booking, duyệt booking với studio và các không gian sản xuất khác.

- Module quản lý phương tiện: đăng ký, booking, duyệt booking với phương tiện vận chuyển và đi lại.

- Module quản lý công việc: thực hiện việc quản lý công việc cho toàn bộ nhân viên của đài, đánh giá công việc của nhân viên.

- Module quản lý tư liệu tiền kỳ (PAM): media được phân loại theo chủ đề, dự án, phân cảnh và tag để hỗ trợ công tác dựng, cần module ingest licence để nạp nguyên thư mục thẻ quay vào hệ thống. Hỗ trợ tìm kiếm nhanh, xem trước bằng lowress (cần có licence lowress), mark in, out, comment, cue... Tự động tìm kiếm phân cảnh sẽ có được khi sử dụng licence cho dịch vụ phân cảnh tự động. Ingest toàn thẻ/toàn bộ thư mục chỉ định vào project với sự phân biệt các thẻ sau khi ingest.

- Plug-in để truy cập PAM từ phần mềm NLE: tương tác với PAM để cung cấp tư liệu dựng cho phần mềm NLE. Kiểm soát môi trường dựng để đảm bảo khả năng dựng lowress hoàn chỉnh trên Adobe và tự động chuyển đổi sang Highress ngay lập tức khi có nhu cầu render ra chất lượng cao. Hệ thống nhờ đó cho phép thực hiện việc dựng không phụ thuộc độ phân giải trên bất kỳ máy dựng cấu hình yếu nào. Kiểm soát môi trường xuất file để đảm bảo chương trình xuất ra được tự động kiểm soát bởi MAM. License được tính theo NLE.

- Các dịch vụ khác như: dịch vụ tự động phát hiện freeze frame, black frame, audio loss. Tự động nhận biết thay đổi phân cảnh và thông báo cho hệ thống MAM/PAM để tìm kiếm và mô tả phân cảnh nhanh. Dịch vụ export list phát sóng sang Server Studio.

3.1.4. Đầu tư hệ thống phần mềm/phần cứng quản lý, phân tích thống kê nhằm tăng cường hiệu quả, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá chất lượng làm việc, để kịp thời đưa ra những điều chỉnh hợp lý đạt hiệu quả công việc cao.

- Module kết nối tin internet: lấy tin từ các nguồn Internet một cách tự động, đảm bảo hệ thống làm chương trình được cập nhật với thông tin trên mạng

- Module tương tác mạng xã hội: thực hiện việc cấp tin bài, video lên mạng xã hội sau khi qua quy trình xử lý tin bài tiêu chuẩn cho từng loại media. Quản lý view và phản hồi từ mạng xã hội để có thông tin về mức độ quan tâm chương trình, thực hiện việc quàng cáo đón đầu chương trình phát sóng trên mạng xã hội trước khi chương trình được lên sóng.

- Module quản lý Archiving: thực hiện việc quản lý lưu trữ và phục hồi file highress từ hệ thống lưu trữ offline. Module được tích hợp thẳng vào các module MAM, PAM để đảm bảo hiệu quả cao trong sử dụng. Yêu cầu archive và restore được thực hiện bởi hệ thống dịch vụ ngầm, cần licence dịch vụ ghi/đọc băng LTO trên máy Data Pump để hoạt động.

- Module quản lý log: quản lý truy cập, quản lý lịch sử thay đổi dữ liệu trong hệ thống, log các hoạt động trên hệ thống nhằm mục đích an ninh và xử lý sự cố.

- Module quản lý bằng chứng phát sóng: tích hợp với hệ thống ghi bằng chứng phát sóng.

- Module phân tích thống kê: thực hiện xuất các bản thống kê theo yêu cầu chuyên biệt của các bộ phận vào excel.

3.1.5. Nâng cấp hoàn thiện hệ thống tủ băng:

Nâng cấp cải tạo khả năng quản lý tủ băng LTO, phục vụ cho nhu cầu lưu trữ lâu dài cái chương trình đã được sản xuất, cũng như làm tư liệu để dùng trong tương lai, gồm 02 máy chủ và phần mềm quản lý, dịch vụ quản lý LTO. Write/Read LTFS LTO. Tự động kết nối với hệ thống MAM cho dịch vụ lưu trữ. Tự động chuyển tập tin từ hệ thống lưu trữ NAS sang server Data-pump và ghi vào LTO theo mục đích của người dùng. Lưu trữ tự động dung lượng LTO định kỳ hoặc đầy đủ. Tự động khôi phục tệp vào hệ thống lưu trữ từ Data-pump thay vì từ LTO nếu tệp vẫn trong Data-pump. Tự động trả lời yêu cầu khôi phục từ hệ thống MAM và tự động khôi phục file. Cấu hình dịch vụ qua hệ thống quản lý dịch vụ.

3.2. Nâng cấp, cải tạo hệ thống phát sóng: Nhằm nâng cấp, thay thế hệ thống phát sóng đã bắt đầu có 1 số thiết bị hỏng hóc, khó thay thế. Các hạng mục bao gồm:

3.2.1. Phần mềm phát sóng tự động với các module cơ bản:

- Onair software: chạy trên client workstation để kiểm soát automation và cập nhật playlist, điều khiển bằng tay và kiểm soát hệ thống phát sóng. GUI mạnh với timeline và chi tiết các sự kiện phụ được thể hiện bằng đồ họa trên timeline. Hệ thống cảnh báo bằng giọng nói mọi vấn đề khẩn cấp của hệ thống cần tác động của người trực, nhờ đó giảm được căng thẳng theo dõi màn hình của người trực.

- Phần mềm lập lịch phát sóng chuyên nghiệp: cho phép lập lịch cho bất kỳ ngày nào trong năm, đủ các công cụ để lập list nhanh như copy. Phần mềm cho phép lập lịch đồ họa kênh sóng nhanh chóng với 16 lớp đồ họa độc lập và khả năng sử dụng nhiều kỹ xảo trên một lớp, nội dung đồ họa được cung cấp tự động từ hệ thống MAM từ file hoặc từ link.

- Phần mềm MAM cho phát sóng: quản lý file phát sóng, lịch phát sóng hàng ngày, ingest file phát sóng, tìm kiếm và quản trị file phát sóng, đặt thời gian sống cho file trong hệ thống phát sóng.

- Phần mềm file manager: tương tác với MAM để tự động copy file từ hệ thống NAS về server phát sóng để sẵn sàng phát sóng. Các file sắp được lên sóng sẽ được ưu tiên copy trước. Tự động dọn dẹp, xóa file trên server khi file không còn được sử dụng phát sóng để đảm bảo server luôn sẵn sàng để nhận file mới.

- Phần mềm Preview: sử dụng 01 kênh video độc lập cho phép người sử dụng kiểm tra kênh sóng, kiểm tra khả năng phát được của các file và kiểm tra chất lượng tín hiệu trước khi lên sóng.

- Phần mềm tự động kiểm tra, cảnh báo lỗi sớm file video: phần mềm tự động kiểm tra khả năng phát sóng của file video trên server phát sóng. Mỗi khi file được copy vào server phát sóng sẽ được phần mềm điều khiển phát ở tốc độ cao để kiểm tra khả năng decode, kiểm tra timecode đầu cuối của file, đảm bảo file không bị báo lỗi sẽ chắc chắn không bị lỗi trong quá trình phát sóng.

- Phần mềm điều khiển đồ họa phát sóng: graphic playout onair graphic engine software, Graphic automatic onair option for Automation control, cho phép phần mềm điều khiển phát sóng tự động điều khiển đồ họa lên sóng theo lịch định sẵn với dữ liệu từ MAM từ file và link.

- Phần mềm cơ sở dữ liệu.

3.2.2. Server phát sóng tự động gồm 02 máy chủ chạy dự phòng nóng cho nhau, phát theo tiêu chuẩn HD, có khả năng nâng cấp để phát 4K trong tương lai.

Các thiết bị phụ trợ khác như máy trạm điều khiển, switch mạng cho điều khiển, KVM extender.

3.3. Cải tạo, nâng cấp hệ thống dựng để tăng chất lượng và hiệu quả công việc, giúp các bộ dựng hiện tại tương thích với các hệ thống lưu trữ, MAM mới đầu tư:

3.3.1. Nâng cấp dung lượng bộ nhớ và phần mềm cho các máy dựng. Chuyển đổi hệ thống dựng hoạt động theo mô hình dựng trên máy local kết hợp SAN, file thành phẩm sẽ được lưu trên hệ thống lưu trữ chung, vì vậy cần phải bổ sung thêm dung lượng bộ nhớ cho máy tính, đồng thời cài đặt lại phần mềm để có thể tương thích với hệ thống lưu trữ chung mới, sửa chữa các máy bị hư hỏng. Dung lượng ổ cứng tối thiểu là 1TB SSD và 1TB HDD.

3.3.2 Đầu tư mới hệ thống máy dựng 4K: 05 máy dựng và phần mềm dựng đảm bảo khả năng dựng theo tiêu chuẩn 4K.

3.3.3. Đầu tư mới hệ thống lưu trữ riêng cho hệ thống dựngvà lưu tư liệu. Hiện nay, toàn Đài đang sử dụng chung bộ lưu trữ có dung lượng 30TB cho các mục đích dựng, phát sóng và lưu trữ tư liệu lâu dài. Việc sử dụng chung 01 bộ lưu trữ cho nhiều mục đích lớn như vậy là rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến độ an toàn sóng, dung lượng và năng lực của thiết bị cũng không thể đáp ứng đủ được yêu cầu của công việc. Vì vậy, cần phải tách riêng hệ thống lưu trữ phát sóng với hệ thống lưu trữ cho dựng và tư liệu. Hệ thống lưu trữ đầu tư mới phải có khả năng mở rộng được để có thể phát triển dung lượng và năng lực trong tương lại khi có nhu cầu.

Hạng mục bao gồm: hệ thống lưu trữ có dung lượng tối thiểu 120TB và các hệ thống phụ kèm theo.

3.4. Nâng cấp, cải tạo hệ thống trường quay:

Do hệ thống trường quay của Đài đã xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, vì vậy cần phải đầu tư nâng cấp một số thiết bị, làm mới decor nhằm thay đổi, làm tươi mới hình ảnh của các chương trình của Đài.

3.4.1. Nâng cấp hệ thống ánh sáng, Decor cho trường quay thời sự. Bổ sung thêm đèn, gồm đèn flood và đèn freshnel, thay mới bóng đèn flurencent do đã sử dụng lâu ngày. Trang trí, làm lại decor, bàn ghế cho trường quay thời sự, phù hợp với diện mạo, phong cách mới của Đài. Bố trí 02 set khác nhau trong cùng một phòng để tăng hiệu suất sử dụng thiết bị, tạo sự đa dạng về hình ảnh cho Đài.

3.4.2 Nâng cấp hoàn thiện thiết bị sản xuất cho trường quay thời sự: đầu tư tăng cường thêm:

- 02 server playout video;

- 02 server ghi video;

- 02 server playout audio;

- 02 server đồ họa trường quay;

- Phần mềm studio automation; các thiết bị phụ trợ khác.

3.4.3. Nâng cấp, cải tạo trường quay biểu diễn: tăng cường số lượng đèn, bao gồm các loại đèn spotlight, đèn màu, đèn sân khấu, bổ sung hệ thống loa, âm thanh để có thể tổ chức các buổi biểu diễn ca nhạc (hiện nay chỉ có hệ thống loa hội nghị). Kích thước sân khấu hiện nay còn chưa hợp lý, không đủ không gian để thực hiện các chương trình có quy mô trung bình, hai cánh gà thiết kế chưa hợp lý, làm giảm tầm nhìn của khán giả, vì vậy cần phải cải tạo lại hệ thống sân khấu. Di chuyển hệ thống màn hình LED trường quay chuyên đề xuống trường quay biểu diễn. Đầu tư thêm: 02 server playout/ghi video; 02 server đồ họa trường quay; các thiết bị và phần mềm phụ trợ khác.

3.5. Phát triển nội dung và chương trình truyền hình và chương trình phát thanh trên nền tảng Internet:

- Nâng cấp giao diện Web với phong cách hiện đại, tiện ích;

- Thiết kế ứng dụng Mobile App cho phép khán thính giả có thể truy cập các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài trên các phương tiện di động;

- Thiết kế mới bộ logo, hình hiệu phù hợp với phong cách mới, tương thích với các loại hình, nền tảng truyền hình khác nhau.

3.6. Tăng cường năng lực sản xuất chương trình sự kiện và làm trực tiếp:

Xu thế phát triển của truyền hình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hiện nay là tập trung vào chất lượng và tính tức thời của bản tin thời sự, tính tương tác, thực tế của các chương trình khoa giáo và giải trí. Sau đây là các đầu tư cần thiết để nhằm đáp ứng các nhu cầu đó:

3.6.1. Đầu tư 01 trường quay ảo nhằm tăng hiệu ứng hình ảnh, mềm dẻo trong quá trình thiết kế background của các chương trình truyền hình, phù hợp để thực hiện các chương trình dự báo thời tiết, cập nhật tình hình thị trường, kinh tế, tài chính và các chương trình truyền hình đòi hỏi hiện thị các thông tin đồ họa, số liệu khác, dự phòng cho trường quay thời sự.

Các hạng mục bao gồm: 03 camera sử dụng chân, cẩu và đầu quay robot để điều khiển camera theo chương trình đặt sẵn, 02 engine đồ họa trường quay ảo, bàn mixer hình, bàn mixer tiếng, hệ thống thiết bị âm thanh trường quay (có dây và không dây), hệ thống hiển thị âm thanh và hình ảnh, hệ thống ánh sáng, hệ thống server ghi file và phát file, hệ thống prompter, hệ thống intercom cho trường quay, bàn ghế trang âm, decor cho trường quay...

3.6.2. Đầu tư 01 hệ thống sản xuất tin bài cơ động để phục vụ một cách linh hoạt cho sự kiện nhỏ, đòi hỏi thời gian triển khai nhanh, tính cơ động cao. Hệ thống bao gồm 01 mixer hình kèm tiếng, loại cơ động, 03 camera loại nhỏ, hệ thống âm thanh lưu động và các thiết bị phụ trợ đi kèm.

3.6.3. Đầu tư hệ thống truyền tin trực tiếp dùng công nghệ 3G/4G/wifi giúp truyền dẫn tín hiệu truyền hình trực tiếp từ hiện trường về phòng tổng khống chế của Đài thông qua mạng điện thoại di động. Hệ thống ghép nhiều SIM điện thoại 3G/4G và các đường truyền khác như wifi, ethernet để gộp dung lượng và truyền dữ liệu về trung tâm. Với hệ thống truyền dẫn này, Đài có thể triển khai các chương trình truyền hình trực tiếp từ một phóng viên sử dụng camera vác vai, từ điện thoại thông minh, hoặc từ xe truyền hình lưu động, hoặc từ hệ thống tin bài cơ động, hoặc từ Trung tâm Văn hóa, thể thao - Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố.

Hệ thống bao gồm:

- 01 hệ thống trung tâm chuyển mạch mềm;

- 01 hệ thống truyền dẫn từ xe truyền hình lưu động;

- 02 hệ thống truyền dẫn lưu động đeo lưng trang bị cho phóng viên, giúp truyền bản tin trực tiếp thông qua mạng 4G;

- 05 hệ thống truyền từ các điểm xa để làm các đầu cầu truyền hình trực tiếp sử dụng account internet thông thường, không đòi hỏi đường truyền lease line;

- 05 license sử dụng cho điện thoại di động cho phép thực hiện chương trình truyền hình trực tiếp sử dụng điện thoại.

3.6.4. Đầu tư 10 camera vác vai cho phóng viên nhằm bổ sung, thay thế cho các camera hiện tại mà các phóng viên đang sử dụng.

3.7. Nâng cấp cải tạo hệ thống phát thanh:

Hệ thống phát thanh hiện tại sử dụng công nghệ Analog đã cũ, không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện nay của Đài nên cần phải đầu tư mới một số thiết bị chính, tái sử dụng các thiết bị không liên quan đến quá trình đổi mới công nghệ như micro, loa, và các thiết bị phụ trợ khác... , bao gồm:

- Đầu tư mới mixer âm thanh số để thay thế cho hệ thống mixer âm thanh analog đã lỗi thời;

- Đầu tư mới hệ thống thiết bị và phần mềm phát sóng tự động cho phát thanh cho phép tự động hóa quá trình phát sóng phát thanh; giúp kết hợp hệ thống mixer âm thanh số và các hệ thống truyền dẫn, làm tin để phát huy, triển khai các chương trình phát thanh trực tiếp;

- Đầu tư mới hệ thống làm tin lưu động cho hệ thống phát thanh;

- Bổ sung các thiết bị cần thiết khác cho hệ thống phát thanh nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động với đầy đủ tính năng, hiện đại và hiệu quả.

3.8. Cải tạo hệ thống điện, hệ thống UPS:

- Đầu tư hệ thống UPS công suất tối thiểu 300KVA;

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống máy phát điện;

- Đầu tư, nâng cấp hệ thống thiết bị bảo vệ, phân phối điện.

3.9. Xây dựng hệ thống quản lý theo dõi tín hiệu:

Giám sát các nguồn tín hiệu kênh Lào Cai trên các hạ tầng, bao gồm hệ thống màn hình mornitor, các thiết bị thu, multiviewer, server và các phần mềm quản lý hạ tầng theo dõi tín hiệu.

3.10. Nâng cấp hệ thống lưu trữ dùng chung:

Đầu tư mới hệ thống lưu trữ riêng. Hiện nay, toàn Đài đang sử dụng chung bộ lưu trữ có dung lượng 30TB cho các mục đích dựng, phát sóng và lưu trữ tư liệu lâu dài. Việc sử dụng chung 01 bộ lưu trữ cho nhiều mục đích lớn như vậy là rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến độ an toàn sóng, dung lượng và năng lực của thiết bị cũng không thể đáp ứng đủ được yêu cầu của công việc. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư 1 hệ thống lưu trữ dùng chung có gồm 2 bộ lưu trữ dung lượng 120TB chạy dự phòng nóng, đảm bảo năng lực lưu trữ cho hơn 4.000 giờ phát sóng của đài theo tiêu chuẩn HD.

Sau khi đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, phần mềm sẽ giúp cho Đài nâng cao năng lực sản xuất chương trình; có thể liên kết sản xuất với các đài quốc gia; phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông; nâng cao khả năng tiếp cận của khán, thính giả trong tỉnh, trong nước và quốc tế đối với các chương trình do Đài sản xuất.

4. Nhóm giải pháp về tài chính:

4.1. Kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng mức đầu tư của Đề án là 133 tỷ đồng, trong đó: năm 2020 đầu tư 25 tỷ đồng; giai đoạn 2021-2025 đầu tư 108 tỷ đồng. Cân đối nguồn vốn như sau:

a) Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách tỉnh: 90 tỷ đồng (bằng 68% tổng mức đầu tư), trong đó:

- Năm 2020: 23,2 tỷ đồng (đã giao dự toán tại Quyết định số 4268/QĐ-UBND ngày 09/12/2019 của UBND tỉnh số tiền 20,5 tỷ đồng; chuyển nguồn năm 2019 sang năm 2020 tại Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh số tiền 2,7 tỷ đồng);

- Giai đoạn 2021-2025: 66,8 tỷ đồng.

b) Nguồn vốn khấu hao và quỹ phát triển sự nghiệp của Đài 43 tỷ đồng (bằng 32% tổng mức đầu tư), trong đó:

- Năm 2020: 1,8 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2021-2025: 40,2 tỷ đồng.

Bao gồm các nội dung:

TT

Hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

Tổng mức (tỷ đồng)

Năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

 

Tổng số

 

 

133

25

108

1

Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin

 

 

18,5

7,5

11

1.1

Đầu tư bổ sung hệ thống mạng sản xuất chương trình

HT

1

2,6

2,6

 

1.2

Đầu tư hệ thống phần mềm/ phần cứng quản lý tài nguyên số

HT

1

4,9

4,9

 

1.3

Đầu tư hệ thống phần mềm/ phần cứng quản lý, phê duyệt tin bài, quản lý thiết bị

HT

1

7

 

7

1.4

Đầu tư hệ thống phần mềm/ phần cứng quản lý, phân tích thống kê

 HT

2

 

2

1.5

Nâng cấp hoàn thiện hệ thống tủ băng lưu trữ

 HT

1

2

 

2

2

Nâng cấp, cải tạo hệ thống phát sóng tự động

HT

1

6

6

 

3

Cải tạo, nâng cấp hệ thống dựng

 

 

14

0,5

13,5

3.1

Nâng cấp dung lượng bộ nhớ, phần mềm cho các máy dựng.

Máy

10

1

0,5

 0,5

3.2

Đầu tư hệ thống máy dựng 4K

 HT

1

3

 

3

3.3

Đầu tư mới hệ thống lưu trữ riêng cho hệ thống dựng và lưu tư liệu.

HT

1

10

 

10

4

Nâng cấp, cải tạo hệ thống trường quay

 

 

32,2

2,2

30

4.1

Nâng cấp hệ thống ánh sáng, Décor cho trường quay thời sự

HT

1

2,2

2,2

 

4.2

Nâng cấp hoàn thiện thiết bị sản xuất cho trường quay thời sự.

 HT

5

 

5

4.3

Nâng cấp, cải tạo trường quay trường quay chuyên đề.

HT

1

10

 

10

4.4

Nâng cấp, cải tạo trường quay lớn.

HT

1

15

 

15

5

Phát triển nội dung và chương trình truyền hình và chương trình phát thanh trên nền tảng Internet

 

 

7,8

1,3

6,5

6

Tăng cường năng lực sản xuất chương trình sự kiện và làm trực tiếp

 

 

24

0

24

6.1

Đầu tư hệ thống trường quay ảo

HT

1

15

 

15

6.2

Đầu tư 01 hệ thống sản xuất tin bài cơ động

HT

1

2

 

2

6.3

Đầu tư hệ thống truyền tin trực tiếp dùng công nghệ 4G

HT

1

3

 

3

6.4

Đầu tư camera và thiết bị kèm theo

Chiếc

10

4

 

4

7

Nâng cấp cải tạo hệ thống phát thanh

HT

1

2

0,4

1,6

8

Cải tạo hệ thống điện, hệ thống UPS

HT

1

5

 

5

9

Hệ thống quản lý theo dõi tín hiệu

HT

1

2

 

2

10

Đào tạo nguồn nhân lực

 

 

2

 

2

11

Hệ thống camera an ninh

 

 

1,4

1,4

 

12

Hệ thống lưu trữ dùng chung

HT

1

2,7

2,7

 

13

Các trang thiết bị khác 

 

 

15,4

3

12,4

Kinh phí thực hiện Đề án không bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm ô tô phục vụ công tác và ô tô chuyên dụng.

4.2. Giải pháp về tài chính:

- Tăng cường công tác đo lường thị phần, điều tra nắm bắt nhu cầu, ý kiến khán thính giả, xác định rõ từng phân khúc khán giả để đổi mới nội dung, hình thức các chương nhằm từng bước tăng số lượng khán thính giả, cơ sở để các công ty quảng cáo và các doanh nghiệp hợp tác với Đài.

- Đẩy mạnh xã hội hóa chương trình thông qua các hình thức hợp đồng hợp tác sản xuất, phát sóng và tài trợ, tạo cơ chế tương hỗ lẫn nhau giữa các bộ phận nội dung và dịch vụ quảng cáo, gắn quyền lợi của nhà tài trợ - quảng cáo với từng chương trình cụ thể. Tăng cường tính thương mại của các dịch vụ phát thanh - truyền hình để tăng nguồn thu. Khai thác tối đa các nguồn chương trình ngoài Đài (trao đổi, miễn phí hoặc giá rẻ), phù hợp với chiến lược phát triển nội dung và bản sắc của Đài để làm phong phú thêm chương trình và giảm chi phí sản xuất.

- Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, có chính sách phù hợp để thu hút các công ty truyền thông, công ty quảng cáo, các nhà sản xuất trong và ngoài tỉnh vào quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên sóng phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử của Đài.

- Xây dựng bảng giá dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách địa phương phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền của tỉnh Lào Cai đảm bảo tính đúng, tính đủ chi phí, bao gồm cả khấu hao máy móc thiết bị (không bao gồm nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc, ô tô và các tài sản không sử dụng hoặc không thường xuyên sử dụng) trình UBND tỉnh phê duyệt để Đài chủ động trong việc sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác chuyên môn, phù hợp với cơ chế tự chủ và xu thế phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Điều chỉnh, bổ sung các quy chế, quy định về quản lý tài chính, tài sản (quy chế chi tiêu nội bộ; quy chế chi trả nhuận bút, thù lao; quy chế quản lý, sử dụng tài sản; phương án tự chủ tài chính; giá dịch vụ, quảng cáo) cho phù hợp với chính sách pháp luật hiện hành và tạo động lực khuyến khích người lao động nhiệt huyết và sáng tạo trong công việc. Đảm bảo thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, tăng thu, tiết kiệm chi, phân phối thu nhập gắn với hiệu quả, chất lượng công việc thực hiện, từng bước cải thiện thu nhập của người lao động.

- Xây dựng đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để sử dụng có hiệu quả các tài sản đã được tỉnh đầu tư, đồng thời đổi mới nội dung các chương trình, tăng thêm nguồn thu...

- Nghiên cứu, xây dựng phương án huy động vốn của cán bộ, viên chức, người lao động và huy động vốn từ bên ngoài Đài theo quy định của pháp luật để thực hiện các chương trình dịch vụ.

- Sắp xếp, đào tạo lại đội ngũ viên chức làm công việc về kế hoạch, tài chính, tiếp thị quảng cáo để đội ngũ này thực sự năng động, sáng tạo trong việc khai thác các nguồn lực cho Đài.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:

Đề án được triển khai thực hiện trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 và tầm nhìn 2030, chia thành 03 mốc thời gian: năm 2020; từ năm 2021 đến năm 2025; từ năm 2026 đến năm 2030.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh ban hành giá đặt hàng dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách địa phương. Thời gian thực hiện: trong quý II năm 2020.

- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đặt hàng thông tin, tuyên truyền sử dụng ngân sách tỉnh hằng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp mở rộng diện phủ sóng phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh; các giải pháp tăng số lượng người nghe, xem các chương trình phát thanh, truyền hình của tỉnh; triển khai thực hiện chủ trương số hóa truyền hình mặt đất.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo hoạt động của các Trung tâm Văn hóa, Thể thao ‑ Truyền thông đáp ứng định hướng tuyên truyền của tỉnh và yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền tại địa phương.

2. Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh ban hành giá đặt hàng dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách địa phương; việc đặt hàng thông tin, tuyên truyền sử dụng ngân sách tỉnh hàng năm.

- Hướng dẫn Đài thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án theo lộ trình hằng năm và cả giai đoạn.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn kinh phí thực hiện các nội dung của Đề án theo lộ trình hằng năm và cả giai đoạn.

4. Sở Nội vụ:

- Thẩm định Đề án tổ chức lại Đài Phát thanh - Truyền hình, trình UBND tỉnh phê duyệt trong Quý II năm 2020.

- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục vị trí việc làm và khung năng lực vị trí việc làm theo Đề án tổ chức lại Đài Phát thanh - Truyền hình đã được UBND tỉnh phê duyệt trong Quý III năm 2020.

- Hỗ trợ Đài Phát thanh - Truyền hình đào tạo cán bộ, viên chức đảm bảo phù hợp với lộ trình thực hiện Đề án, danh mục vị trí việc làm và khung năng lực vị trí việc làm đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn Đài Phát thanh - Truyền hình thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và thực hiện nhiệm vụ.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chỉ đạo xây dựng Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông đủ năng lực, điều kiện sản xuất chương trình cung cấp cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của địa phương và tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh triển khai các giải pháp mở rộng diện phủ sóng phát thanh, truyền hình trên địa bàn; các giải pháp tăng số lượng người nghe, xem các chương trình phát thanh, truyền hình của tỉnh.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

- Hằng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đảm bảo tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả; đề xuất việc đặt hàng thông tin, tuyên truyền sử dụng ngân sách tỉnh

- Đề xuất với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính giá đặt hàng dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng ngân sách địa phương trong tháng 5/2020.

- Xây dựng Đề án tổ chức lại Đài Phát thanh - Truyền hình phù hợp với Đề án này, gửi Sở Nội vụ để thẩm định trong tháng 5/2020.

- Xây dựng danh mục vị trí việc làm và khung năng lực vị trí việc làm phù hợp với Đề án tổ chức lại Đài Phát thanh - Truyền hình, gửi Sở Nội vụ thẩm định trong quý II năm 2020.

- Đề xuất với UBND tỉnh các cơ chế, chính sách phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình phù hợp với quy hoạch báo chí, định hướng của trung ương, phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế tự chủ về tổ chức bộ máy, tài chính và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của trung ương và hướng dẫn của Sở Tài chính, Sở Nội vụ.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp mở rộng diện phủ sóng phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh; các giải pháp tăng số lượng người nghe, xem các chương trình phát thanh, truyền hình của tỉnh; triển khai thực hiện chủ trương số hóa truyền hình mặt đất.

- Hướng dẫn Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nghiệp vụ phát thanh, truyền thanh, truyền hình.

- Định kỳ hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1517/QĐ-UBND ngày 27/05/2020 về phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực hoạt động của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.667

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.82.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!