ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1499/QĐ-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 21 tháng 09 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “XÂY DỰNG PHẦN MỀM TRỰC TUYẾN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI TỈNH BẮC GIANG”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ
ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP
ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa
học và Công nghệ tại Tờ trình số 64/TTr-KHCN ngày 01/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt dự án “Xây dựng phần mềm trực tuyến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
tại tỉnh Bắc Giang”, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Xây dựng phần mềm trực
tuyến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang.
2. Cơ quan chủ trì dự án: Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa.
3. Chủ nhiệm dự án: ThS. Trương Xuân
Cường.
4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ
tháng 6/2016 đến tháng 6/2018).
5. Mục tiêu của dự án
- Tổng hợp xây dựng bộ cơ sở dữ liệu
về chất lượng đất đai; cơ sở dữ liệu về kỹ thuật canh tác cho một số cây trồng
chính tại tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng phần mềm trực tuyến quản
lý và sử dụng đất nông nghiệp qua mạng internet được đăng tải lên trang thông
tin của các cơ quan quản lý của tỉnh giúp người sử dụng tra cứu các thông tin
về đất, phân bón, kỹ thuật canh tác cho một số cây trồng chính tại tỉnh Bắc
Giang và hệ thống các loại bản đồ chuyên đề.
- Đào tạo cán bộ quản lý, tập huấn
hướng dẫn chi tiết các thao tác tra cứu bản đồ, trích lục thông tin, cập nhật
dữ liệu thống kê.
6. Nội dung thực hiện
6.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu
Trên cơ sở các dữ liệu về điều kiện
tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, cây trồng,... đã có và
các nghiên cứu liên quan sẽ được phân loại, tổng hợp, bổ sung và đưa vào quản
lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên dụng (PostgreSQL) đảm bảo
tuân thủ theo quy trình của Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28 tháng 05 năm
2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy trình và định mức kinh tế
- kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường.
- Xây dựng dữ liệu thống kê, dự báo,
thông tin cây trồng, phân bón bao gồm các dữ liệu về điều kiện khí tượng, thủy
văn, về cơ cấu kinh tế, giá trị sản lượng ngành nông nghiệp... Xây dựng dữ liệu
về hiện trạng sử dụng phân bón của người dân, cơ cấu cây trồng mùa vụ, công
thức luân canh và biểu hiện mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh trưởng, phát
triển của cây trồng...
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài
nguyên đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang bao gồm: các loại bản đồ (đất, chất lượng
đất đai, bản đồ nông hóa, bản đồ thích nghi và bản đồ đề xuất cơ cấu cây
trồng...,).
6.2. Xây dựng phần mềm
* Cấu trúc phần mềm: Phần mềm được
thiết kế dựa trên kiến trúc DNA (Distributed Internet Applications) với các
tầng: tầng trình diễn, tầng nghiệp vụ, tầng dự liệu. Cho phép quản trị dữ liệu
tập trung, đảm bảo an toàn và tăng hiệu năng khai thác dữ liệu, đảm bảo cho
phép nhiều người sử dụng đồng thời trên mạng cục bộ hay internet.
- Sử dụng nền tảng GeoServer nguồn mở.
- Bảo mật: Chương trình hỗ trợ 03 mức
bảo mật: mức hệ điều hành mạng; mức hệ quản trị cơ sở dữ liệu; mức ứng dụng;
- Khả năng nâng cấp, mở rộng: Xây
dựng và thiết kế phần mềm hướng đối tượng do đó rất linh hoạt trong khả năng
nâng cấp và mở rộng.
* Chức năng phần mềm: Hệ thống bao
gồm các nhóm chức năng: Phục vụ quản lý hệ thống; Quản lý đất và cây trồng;
Quản lý khí tượng thủy văn; Quản lý phân bón; Khai thác và dự báo; Tính tối ưu
nhu cầu phân bón; Hướng dẫn lựa chọn phân bón.
- Đưa phần mềm vào sử dụng trong môi
trường thực tế.
- Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi:
Ghi nhận các yêu cầu thay đổi và cập nhật các sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu
thay đổi trong quá trình phát triển phần mềm.
6.3. Xây dựng mô hình kiểm chứng các
công thức bón phân theo tính toán của phần mềm
Tiến hành 3 mô hình thử nghiệm, mỗi
mô hình với quy mô và công thức bón phân 01 ha/mô hình.
- Mô hình chuyên lúa: bố trí theo
công thức lúa xuân - lúa mùa tại xã Hương Gián huyện Yên Dũng; Công thức bón
như sau:
+ Mức bón theo phần mềm: Lúa xuân:
100 N: 60 P2O5: 70 K2O; Lúa mùa: 80N: 60 P2O5:
60 K2O
+ Mức bón theo người dân: Lúa xuân:
100 N: 40 P2O5: 80 K2O; Lúa mùa: 90N: 60 P2O5:
80 K2O
- Mô hình hai lúa - màu: Bố trí theo
công thức lúa xuân - lúa mùa - bắp cải đông tại xã Song Vân huyện Tân Yên; Công
thức bón như sau:
+ Mức bón theo phần mềm: Lúa xuân: 80
N: 50 P2O5: 80 K2O; Lúa mùa: 70N: 40 P2O5:
80 K2O; Bắp cải đông: 150 N: 80 P2O5: 100 K2O
+ Mức bón theo người dân: Lúa xuân:
100 N: 60 P2O5: 80 K2O; Lúa mùa: 100N: 60 P2O5:
80 K2O; Bắp cải đông: 180 N: 90 P2O5: 120 K2O
- Mô hình chuyên rau màu: Bố trí theo
công thức khoai tây xuân - bí đỏ hè - ngô thu đông tại xã Lương Phong huyện
Hiệp Hòa; Công thức bón như sau:
+ Mức bón theo phần mềm: Lạc xuân: 40
N: 80 P2O5: 80 K2O; Dưa hấu hè: 120 N: 40 P2O5:
100 K2O; Khoai tây đông: 150 N: 80 P2O5: 100 K2O
+ Mức bón theo người dân: Lạc xuân:
60 N: 80 P2O5: 60 K2O; Dưa hấu hè: 150 N: 80 P2O5:
120 K2O; Khoai tây đông: 150 N: 90 P2O5: 120 K2O
- Theo dõi tình hình sinh trưởng và
phát triển của các cây trồng trong mô hình, đánh giá nhận xét về mức độ sinh
trưởng, phát triển thông qua chỉ tiêu thời gian sinh trưởng, thời gian phát
triển, và tổng thời gian sản xuất của các cây trồng.
- Tính năng suất thực thu của mỗi cây
trồng và so sánh đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình theo qua các chỉ
tiêu: Tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và giá trị
ngày công.
6.4. Đào tạo, chuyển giao công nghệ
- Đào tạo, tập huấn 02 lớp cho các
đối tượng quản lý (phòng, ban nghiệp vụ ở tỉnh, huyện, xã,...) người trực tiếp
khai thác và sử dụng trực tiếp phần mềm thông qua internet; sử dụng ứng dụng
web quản lý; 03 lớp tập huấn cho người dân về kỹ thuật canh tác mô hình kiểm
chứng.
6.5. Xây dựng báo cáo kết quả thực
hiện dự án.
7. Sản phẩm của dự án
Sản phẩm dự án dưới dạng phần mềm và
trang Web trực tuyến, với bản quyền thuộc sự quản lý của Sở Khoa học và Công
nghệ Bắc Giang, Doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đặc biệt người dân có thể
khai thác dữ liệu trực tiếp qua internet:
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về tài
nguyên đất tỉnh Bắc Giang: Hệ thống dữ liệu gồm tài liệu hướng dẫn, các số liệu
thống kê, dự báo về đất đai, cây trồng, phân bón,... và hệ thống bản đồ về đất,
tính chất đất, bản đồ hiện trạng, bản đồ chất lượng đất đai, bản đồ thích hợp
đất đai, bản đồ quy hoạch cây trồng chính, bản đồ quy hoạch,...
- Trang Web quản lý, sử dụng đất nông
nghiệp và phân bón tỉnh Bắc Giang: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Có khả
năng tích hợp cao với nhiều loại ứng dụng. Đảm bảo tính bảo mật và an toàn. (Mô
tả cấu trúc phần mềm; chức năng phần mềm theo mục 14 của Thuyết minh dự án KH&CN).
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm
trực tuyến.
- 03 mô hình kiểm chứng các công thức
bón phân theo tính toán của phần mềm, với quy mô 03 ha.
- Đào tạo, tập huấn 05 lớp.
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
- Sản phẩm khác đạt được của việc xây
dựng cơ sở dữ liệu (phụ lục 1); Phần mềm trực tuyến (phụ lục 2); Các đĩa CD ghi
lại các kết quả.
8. Kinh phí thực hiện dự án
Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự
nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 2.264.600.000 đồng (Hai tỷ, hai trăm sáu
mươi tư triệu, sáu trăm nghìn đồng).
Điều 2. Cơ
quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm triển khai thực hiện đề tài đúng
tiến độ và nội dung đã được phê duyệt.
Sở Khoa học và Công nghệ có trách
nhiệm quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và nghiệm thu đề tài theo đúng
quy định của Nhà nước.
Điều 3. Thủ
trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước tỉnh,
Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Chủ nhiệm đề tài và các cơ
quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, Nam.CN.
Bản điện tử:
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, TKCT, TH, KT, TPCNN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Văn Thái
|
PHỤ LỤC 1
THIẾT
KẾ MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU, TẠO LẬP CHO DANH MỤC DỮ LIỆU, SIÊU DỮ LIỆU
(Kèm theo Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch UBND
tỉnh Bắc Giang)
TT
|
Nội
dung công việc
|
Kết
quả cần đạt
|
1.
|
Rà soát, phân tích nội dung thông
tin dữ liệu
|
- Báo cáo rà soát, phân loại và
đánh giá các thông tin dữ liệu.
- Bộ dữ liệu mẫu.
- Danh mục đối tượng quản lý và các
thông tin chi tiết cho từng đối tượng quản lý, các quan hệ và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Danh mục chi tiết các tài liệu
quét và giấy cần nhập vào CSDL.
- Báo cáo quy định khung danh mục
dữ liệu, siêu dữ liệu.
- Báo cáo Quy đổi đối tượng quản lý.
|
2.
|
Thiết kế mô hình CSDL tạo lập dữ
liệu cho danh mục dữ liệu, siêu dữ liệu
|
- Mô hình CSDL, mô hình danh mục dữ
liệu, siêu dữ liệu dưới dạng XML.
- Báo cáo thuyết minh mô hình danh
mục dữ liệu, siêu dữ liệu.
- Báo cáo thuyết minh mô hình CSDL.
- Báo cáo kết quả kiểm tra mô hình
cơ sở dữ liệu trên dữ liệu mẫu.
|
3.
|
Tạo lập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu
|
|
|
- Quét (chụp) tài liệu
|
- Danh mục các tài liệu quét và đã
được đính kèm vào các lớp, bảng dữ liệu của các ĐTQL.
- Dữ liệu dạng số trước khi chuyển
đổi.
- Dữ liệu phi không gian trước khi
chuẩn hóa.
- Cơ sở dữ liệu đã được chuyển đổi.
- Báo cáo kết quả thực hiện chuyển
đổi dữ liệu (theo mẫu M4.1).
- Dữ liệu dạng giấy dùng để nhập dữ
liệu (được lưu trữ ở đơn vị thi công phục vụ kiểm tra, nghiệm thu của chủ đầu
tư khi có yêu cầu).
- Báo cáo đối soát dữ liệu và các
vấn đề phát sinh trong quá trình nhập dữ liệu (theo mẫu M4.2).
- Cơ sở dữ liệu đã được nhập đầy đủ
nội dung.
- Danh mục dữ liệu để cung cấp,
khai thác, sử dụng phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước.
|
- Chuẩn hóa phông chữ
|
- Chuẩn hóa dữ liệu phi không gian
theo thiết kế mô hình dữ liệu
|
- Chuyển đổi dữ liệu không gian về
hệ tọa độ
|
- Chuyển đổi dữ liệu sau khi đã
được chuẩn hóa vào mô hình
|
- Nhập dữ liệu phi không gian có
cấu trúc
|
- Nhập dữ liệu phi không gian không
có cấu trúc
|
- Nhập dữ liệu không gian yếu tố
dạng điểm
|
- Nhập dữ liệu không gian yếu tố
dạng vùng
|
- Nhập dữ liệu không gian yếu tố
dạng đường.
|
4
|
Biên tập dữ liệu
|
|
|
- Tuyên bố đối tượng các dữ liệu
không gian.
|
Cơ sở dữ liệu đã được biên tập.
File trình bày hiển thị dữ liệu không gian.
|
- Kiểm tra và sửa lỗi tương quan
của dữ liệu không gian.
|
- Hiệu chỉnh lỗi tương quan.
|
- Trình bày dữ liệu không gian.
|
- Hiệu đính nội dung dữ liệu phi
không gian và trình bày.
|
5.
|
Kiểm tra sản phẩm.
|
- Báo cáo kết quả kiểm tra sản phẩm.
- Báo cáo kết quả sửa chữa.
- Báo cáo kiểm tra, nghiệm thu chất
lượng, khối lượng.
|
PHỤ LỤC 2
XÂY
DỰNG PHẦN MỀM TRỰC TUYẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
(Kèm theo Quyết định số 1499/QĐ-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch UBND
tỉnh Bắc Giang)
TT
|
Nội
dung công việc
|
Kết
quả cần đạt
|
1.
|
Thu thập yêu cầu phần mềm, mô hình
hóa chi tiết nghiệp vụ và thiết kế cấu trúc và mô hình hóa nghiệp vụ (Xây
dựng nghiệp vụ người dùng, xây dựng mô hình use - case nghiệp vụ).
|
- Báo cáo thu thập yêu cầu phần mềm.
- Báo cáo xác định yêu cầu phần mềm.
- Báo cáo Quy đổi trường hợp sử
dụng.
- Tài liệu mô hình hóa chi tiết quy
trình nghiệp vụ. Trong trường hợp tổ chức, đơn vị đã áp dụng quy trình ISO
thì lấy quy trình ISO làm sản phẩm.
- Tài liệu mô tả biểu đồ THSD
nghiệp vụ.
|
2.
|
Thiết kế kiến trúc hệ thống, thiết
kế use - case, thiết kế class, thiết kế lược đồ dữ liệu theo kết quả phân
tích, nhập dữ liệu mẫu để kiểm tra mô hình dữ liệu, thiết kế giao diện
|
- Báo cáo thuyết minh kiến trúc
phần mềm.
- Báo cáo thuyết minh biểu đồ
trường hợp sử dụng, biểu đồ hoạt động, biểu đồ tuần tự và biểu đồ lớp.
- Mô hình cơ sở dữ liệu dưới dạng
XML.
- Báo cáo thuyết minh mô hình CSDL.
- Báo cáo thiết kế giao diện phần
mềm.
|
3.
|
Lập trình
|
Mã nguồn đã được tích hợp
|
4
|
Kiểm tra thử (Kiểm tra mã nguồn,
mức thành phần, mức hệ thống)
|
- Báo cáo kiểm tra theo quy tắc lập
trình.
- Báo cáo kiểm tra các thành phần.
- Báo cáo kiểm tra toàn bộ hệ thống.
|
5.
|
Đóng gói phần mềm
|
- Phần mềm đã được đóng gói hoàn
chỉnh.
- Tài liệu hướng dẫn cài đặt và sử
dụng phần mềm.
- Báo cáo quản lý, yêu cầu thay đổi
|
6.
|
Xây dựng tài liệu hướng dẫn, đào tạo
|
7.
|
Quản lý và cập nhật thay đổi
|