ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
14/2021/QĐ-UBND
|
Cao Bằng, ngày 24
tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP ĐỂ THEO DÕI, XỬ LÝ THÔNG
TIN XẤU ĐỘC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 16 tháng 9 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 05
tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật An ninh mạng
ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01
tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet, thông tin trên mạng;
Căn cứ Nghị định số
15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ
thông tin và giao dịch điện tử;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp để theo
dõi, xử lý thông tin xấu độc trên không gian mạng.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04
tháng 07 năm 2021.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở,
Thủ trưởng các Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Hội Nhà báo tỉnh;
- VP UBND tỉnh: LĐVP; TTTT, các CV;
- Lưu: VT, VX (M).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Ánh
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP ĐỂ THEO DÕI, XỬ LÝ THÔNG TIN XẤU ĐỘC
TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
(Kèm theo Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên
tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa
phương trong việc theo dõi, phát hiện, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu
độc trên không gian mạng, làm cản trở sự phát triển của tỉnh và các địa phương,
gây bức xúc dư luận trong nhân dân trên địa bàn tỉnh.
2. Quy chế này áp dụng đối với
các Sở, Ban ngành, đơn vị cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan trên
địa bàn tỉnh.
Điều 2.
Nguyên tắc phối hợp
1. Công tác phối hợp theo dõi,
phát hiện, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng
được thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa
phương; tuân thủ sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp trên và quy định của pháp luật.
2. Việc theo dõi, tiếp nhận, kiểm
chứng, định hướng, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không
gian mạng phải kịp thời, chính xác; đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, không cản
trở tự do báo chí, tự do ngôn luận; thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội
bộ, bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước.
Điều 3.
Phương thức phối hợp
1. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương tăng cường công tác theo dõi, nắm bắt thông tin; khi phát hiện những nội
dung thông tin cần xem xét, xử lý, chủ động sử dụng ngay các biện pháp ngăn chặn
trong phạm vi khả năng và quyền hạn của đơn vị mình, đồng thời thông báo cho cơ
quan chủ trì (Sở Thông tin và Truyền thông) để phối hợp. Các hình thức thông
báo khi phát hiện những vấn đề cần xem xét, xử lý, gồm:
a) Thông qua điện thoại, tin nhắn,
e-mail, văn bản điện tử hoặc các phương tiện điện tử khác;
b) Thông qua văn bản gửi/nhận
theo đường bưu điện.
2. Tùy theo tính chất, nội dung
thông tin, vấn đề cần xử lý, các phương thức phối hợp gồm:
a) Tổ chức họp các ngành liên
quan để thảo luận, thống nhất việc kiểm tra, xác minh, thẩm định nội dung thông
tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng cần xử lý; thống nhất
đưa ra phương án xử lý;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản của
các cơ quan phối hợp về việc kiểm tra, xác minh, thẩm định, hướng xử lý thông
tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng.
3. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương cử cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng phát hiện, phân
tích và xử lý thông tin để phối hợp trong việc theo dõi, tham mưu xử lý thông
tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng.
4. Đối với những nội dung thông
tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng cần phải tiếp tục điều
tra, làm rõ theo quy định của pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan Công an thực
hiện theo trình tự của pháp luật.
Chương II
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM PHỐI
HỢP VÀ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Điều 4. Nội
dung phối hợp
1. Tổ chức tuyên truyền, đấu tranh,
phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
trên không gian mạng.
2. Rà soát, theo dõi nhằm phát
hiện kịp thời những thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc đăng tải trên
không gian mạng.
3. Kiểm tra, xác minh và thẩm định
nội dung thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng.
4. Xử lý hành vi đăng tải thông
tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng.
5. Cung cấp thông tin cho các
cơ quan báo chí về kết quả xử lý hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, thông
tin xấu độc trên không gian mạng để tuyên truyền và kết hợp tuyên truyền, phổ
biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng thông tin trên không gian mạng
đến tổ chức, cá nhân.
Điều 5.
Trách nhiệm phối hợp
1. Sở Thông tin và Truyền
thông:
a) Chủ trì tổ chức thực hiện
công tác phối hợp rà soát, theo dõi, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu
độc trên không gian mạng:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
thành lập Tổ theo dõi, xử lý thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không
gian mạng;
- Tổ chức theo dõi, tiếp nhận,
tổng hợp thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng có liên
quan đến các địa phương trên địa bàn tỉnh;
- Triển khai các phương thức phối
hợp để kiểm tra, xác minh, thẩm định thông tin vi phạm.
b) Phối hợp với Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, chính quyền các cấp chủ
động, kịp thời thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phản bác các luận điệu
xuyên tạc, vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh trên không gian mạng;
định hướng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động đăng tải thông tin trên không gian mạng,
kiên quyết xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật,
vi phạm đạo đức người làm báo;
c) Tổ chức họp hoặc lấy ý kiến
bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp kiểm tra, xác minh, thẩm
định, đề xuất hướng xử lý những hành vi đăng tải thông tin sai sự thật, thông
tin có nội dung xấu độc trên không gian mạng;
d) Thường xuyên rà soát các
trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội; kịp thời phát hiện những thông tin
sai sự thật, thông tin có nội dung xấu độc để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Tổ chức khai thác các hệ thống
để kiểm soát thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên hệ thống cơ sở dữ liệu;
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý thông tin trên không gian mạng;
e) Hướng dẫn, phối hợp với các
cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí; xử lý thông
tin trên không gian mạng theo quy định của pháp luật; tổ chức tập huấn nâng cao
nhận thức, kỹ năng nhận diện, phòng ngừa, ngăn chặn thông tin sai sự thật,
thông tin xấu độc trên không gian mạng;
g) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu gỡ bỏ thông tin có nội dung vi phạm
pháp luật, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng;
h) Xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm đăng tải thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng
theo thẩm quyền; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị, địa phương có liên quan xử lý theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:
a) Tăng cường chỉ đạo, định hướng
chính trị, tư tưởng; chỉ đạo đẩy mạnh thông tin tích cực, tuyên truyền và cung
cấp thông tin chính thống liên quan đến các vấn đề dư luận quan tâm, vụ việc phức
tạp, nổi cộm; kịp thời định hướng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch, thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng;
b) Thường xuyên theo dõi, nắm
chắc tình hình hoạt động của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng các sự kiện
quan trọng, vụ việc phức tạp, nhạy cảm để chống phá Nhà nước trên địa bàn tỉnh;
đề xuất các biện pháp đấu tranh phản bác, ngăn chặn, bóc gỡ, xử lý thông tin
sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng;
3. Ban Nội chính Tỉnh ủy:
Phối hợp theo dõi, phát hiện,
tiếp nhận các thông tin sai sự thật, thông tin có nội dung xấu độc trên không
gian mạng liên quan đến lĩnh vực nội chính, công tác cải cách tư pháp, công tác
phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông trong công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử
lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng không gian mạng để cung cấp, chia sẻ,
phát tán thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc, xâm hại đến an ninh quốc
gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trên địa bàn tỉnh;
b) Áp dụng các biện pháp nghiệp
vụ theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị trên không gian mạng; tổ chức thu thập thông tin, điều
tra, xác lập chứng cứ, danh tính tổ chức, cá nhân vi phạm trên không gian mạng
và đề xuất hướng xử lý. Tổ chức thực hiện các nội dung phối hợp theo đề nghị của
cơ quan chủ trì, đặc biệt tích cực, chủ động xác minh, làm rõ nguồn gốc, danh
tính của tổ chức, cá nhân vi phạm việc cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin
sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng.
5. Hội Nhà báo tỉnh:
a) Quán triệt hội viên chấp
hành nghiêm Quy định về đạo đức nghề nghiệp của Người làm báo Việt Nam; Quy tắc
sử dụng mạng xã hội của Người làm báo Việt Nam đến các Chi hội và hội viên do Hội
Nhà báo quản lý;
b) Xử lý hoặc kiến nghị xử lý
nghiêm đối với hội viên vi phạm Quy tắc sử dụng mạng xã hội của Người làm báo
Việt Nam, vi phạm 10 điều quy định về đạo đức người làm báo Việt Nam.
6. Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh
- Truyền hình tỉnh:
Chủ động, thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin
điện tử; các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng thông tin trên không
gian mạng đến tổ chức, cá nhân; tích cực tuyên truyền đấu tranh, phản bác các
thông tin sai sự thật, thông tin xấu độc trên không gian mạng.
7. Các Sở, Ban ngành, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố:
a) Tăng cường tuyên truyền,
quán triệt nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của
cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân khi sử dụng internet và mạng xã hội;
quản lý, giám sát việc sử dụng internet và mạng xã hội của cán bộ, công chức,
viên chức để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp lan truyền, chia sẻ,
bình luận thông tin có nội dung xấu độc, thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường
lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, công tác quản lý,
điều hành của tỉnh, làm lộ lọt bí mật nhà nước;
b) Thường xuyên theo dõi, nắm bắt
tình hình; tổ chức kiểm tra, xác minh thông tin trên không gian mạng phản ánh
những vấn đề tiêu cực, bức xúc trong dư luận liên quan đến địa bàn, lĩnh vực do
sở, ngành, địa phương quản lý để chủ động xử lý dứt điểm theo thẩm quyền và
theo quy định của pháp luật; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở
Thông tin và Truyền thông);
c) Tổ chức thực hiện tốt công
tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng quy định nhằm tránh
khủng hoảng truyền thông. Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức
tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng nhận diện, xử lý thông tin sai sự thật,
thông tin xấu độc trên không gian mạng cho cán bộ, công chức, viên chức;
d) Tổ chức thực hiện tốt công
tác quản lý hồ sơ, tài liệu, công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong cơ quan,
đơn vị;
đ) Tích cực phối hợp trao đổi,
cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về các nội dung liên quan đến thông
tin thông tin sai sự thật, xấu độc trên không gian mạng để làm cơ sở đấu tranh
phản bác và tuyên truyền.
Điều 6. Quy
định chế độ làm việc và báo cáo
1. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương khi phát hiện những thông tin sai sự thật, xấu độc trên không gian mạng
có liên quan đến cơ quan, đơn vị, địa phương mình cần chủ động tổ chức xác
minh, xử lý và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và
Truyền thông).
2. Định kỳ 6 tháng, hằng năm hoặc
đột xuất, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác phối hợp báo cáo việc
triển khai quy chế phối hợp, đề xuất các giải pháp thực hiện nhiệm vụ phối hợp
trong thời gian tới qua Sở Thông tin và Truyền thông.
3. Định kỳ 6 tháng và hằng năm,
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
về kết quả thực hiện quy chế quy chế này.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7.
Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành
tích trong công tác phối hợp theo dõi, xử lý thông tin sai sự thật, xấu độc
trên không gian mạng được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi
vi phạm Quy chế này, tùy mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Thông tin và Truyền thông
chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai
thực hiện Quy chế này.
2. Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện theo chức năng và nhiệm vụ được
giao tại Quy chế này. Chủ động cân đối kinh phí trong dự toán được cấp có thẩm
quyền giao hàng năm để thực hiện rà soát theo dõi, điểm tin; xây dựng, vận hành
hệ thống cơ sở dữ liệu rà soát, theo dõi thông tin thông tin sai sự thật, thông
tin xấu độc trên không gian mạng.
Trong quá trình thực hiện nếu
có khó khăn, vướng mắc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bằng văn bản (qua Sở Thông
tin và Truyền thông) để xem xét sửa đổi, bổ sung đảm bảo phù hợp./.