Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 131/QĐ-TTg 2022 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục

Số hiệu: 131/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 25/01/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 131/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2023;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số tạo đột phá trong đổi mới hoạt động giáo dục và đào tạo; đổi mới quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tác động tích cực, toàn diện tới phương thức hoạt động, chất lượng, hiệu quả và công bằng trong giáo dục.

2. Người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số; lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ thành công của chuyển đổi số.

3. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo cần có sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp quản lý, sự chủ động, tích cực của các cơ sở giáo dục và sự ủng hộ, tham gia của mỗi người học, mỗi nhà giáo và toàn xã hội.

4. Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo phải được thiết kế đồng bộ, bao quát, có hệ thống trong tổng thể Chương trình chuyển đổi số quốc gia; được triển khai từng bước có trọng tâm, trọng điểm, đạt hiệu quả cao trong từng giai đoạn, nhất là trong giai đoạn thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

5. Hoàn thiện thể chế trên cơ sở các mô hình thử nghiệm và phát triển một số nền tảng, tài nguyên giáo dục sử dụng chung là chìa khóa để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận giáo dục, hiệu quả quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

2. Mục tiêu đến năm 2025

a) Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học

- Về tiếp cận giáo dục trực tuyến: 50% học sinh, mỗi sinh viên và mỗi nhà giáo có đủ điều kiện (về phương tiện, đường truyền, phần mềm) tham gia có hiệu quả các hoạt động dạy và học trực tuyến.

- Về môi trường giáo dục trực tuyến

+ Hình thành một số nền tảng dạy và học trực tuyến là sản phẩm trong nước, được trên 50% học sinh, sinh viên sử dụng;

+ Hình thành kho học liệu trực tuyến quốc gia đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho 50% nội dung chương trình giáo dục phổ thông;

+ Hơn 50% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến.

- Về quy mô hoạt động giáo dục trực tuyến

+ Tỉ trọng nội dung chương trình giáo dục phổ thông được triển khai dưới hình thức trực tuyến đạt trung bình 5% bậc tiểu học, 10% bậc trung học;

+ Tỉ trọng lớp học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục đại học đạt trung bình 20%;

+ Trong số người học lấy văn bng đại học thứ hai, có ít nhất 50% theo học hình thức trực tuyến (với thời lượng trực tuyến chiếm hơn 50%).

b) Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý, điều hành dựa trên công nghệ và dữ liệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và chất lượng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước và các cơ sở giáo dục

- Về quản trị nhà trường: 100% cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống quản trị nhà trường dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó:

+ 100% người học, 100% nhà giáo được quản lý bằng hồ sơ số với định danh thống nhất toàn quốc;

+ 80% cơ sở vật chất, thiết bị và các nguồn lực khác phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu được quản lý bằng hồ sơ số.

- Về quản lý giáo dục: Hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục được thiết lập và vận hành hiệu quả, trong đó:

+ Cơ sở dữ liệu toàn ngành được hoàn thiện, kết nối thông suốt với tất cả các cơ sở giáo dục đảm bảo cung cấp thông tin quản lý đầy đủ, tin cậy và kịp thời; được kết ni và chia sẻ hiệu quả với các cơ sở dữ liệu quốc gia;

+ Các cơ quan quản lý giáo dục từ trung ương tới các địa phương được vận hành chủ yếu dựa trên dữ liệu và công nghệ số, trong đó 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, cấp sở; 80% hồ sơ công việc tại cấp phòng được giao dịch và giải quyết trên môi trường số (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).

- Về dịch vụ hỗ trợ người học, người dân

+100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (hoặc mức độ 3 nếu không phát sinh thanh toán);

+ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%;

+ Tỷ lệ người học, phụ huynh hài lòng về chất lượng dịch vụ trực tuyến của các cơ sở giáo dục đạt trung bình 80%;

+ Tỷ lệ tổ chức, cá nhân hài lòng về chất lượng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan quản lý giáo dục đạt trung bình 80%.

3. Mục tiêu đến năm 2030

Đưa tất cả thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân vào môi trường số, trong đó:

- Hoàn thiện một nền tng dạy và học trực tuyến quốc gia tích hợp kho học liệu số hỗ trợ 100% người học và nhà giáo tham gia có hiệu quả các hoạt động giáo dục trực tuyến; đáp ứng yêu cầu về tài liệu học tập cho toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông;

- Giáo dục đại học số trở thành một trụ cột của hệ thống giáo dục đại học, chiếm tỉ trọng 30% quy mô; 100% cơ sở giáo dục đại học cung cấp các chương trình đào tạo (cấp bằng) hình thức từ xa, trực tuyến;

- 100% nguồn lực giáo dục, chương trình giáo dục và đối tượng giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quản lý trên môi trường số, kết nối thông suốt toàn ngành và liên thông với các cơ sở dữ liệu, thông tin quốc gia.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

a) Đảm bảo các điều kiện về hạ tầng số, trang thiết bị triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin các hệ thống số hóa, đảm bảo an toàn trong các hoạt động dạy - học và làm việc trên môi trường số. Ưu tiên sử dụng các mô hình dịch vụ trên nền tảng đám mây; đảm bảo kết nối Internet cáp quang tới tất cả các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ dịch vụ Internet cho người học và đội ngũ giáo viên; có chính sách máy tính phù hợp cho học sinh và sinh viên;

b) Hình thành, phát triển hệ thống phòng học tương tác thông minh, phòng thí nghiệm/thực hành (Lab) hiện đại, phòng Lab mô phỏng, ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), công nghệ học máy, công nghệ phân tích dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo vào các lĩnh vực nghiên cứu, thực hành.

2. Phát triển hệ sinh thái chuyển đổi số hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học

a) Đổi mới mô hình dạy - học

-Triển khai, thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số theo hướng dạy học kết hợp (lớp học thông minh, nhóm học tương tác, tự học với trợ lý ảo) phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Xây dựng một số trung tâm đào tạo và nghiên cứu xuất sắc về công nghệ theo hình thức hợp tác công - tư cho giáo dục đại học.

b) Phát triển kho học liệu số chia sẻ dùng chung

- Phát triển các kho học liệu số, học liệu mở chia sẻ dùng chung toàn ngành giáo dục, gồm bài giảng điện tử, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác; phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thư viện điện tử trong các cơ sở giáo dục phổ thông; cổng thư viện số kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ học liệu với các cơ sở đào tạo đại học; phát triển các phòng thí nghiệm ảo, các phòng thực hành và thực tập ảo nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo trong giáo dục đại học.

c) Phát triển, ứng dụng các nền tảng số phục vụ dạy - học và triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số

- Phát triển, ứng dụng nền tảng số dạy và học trực tuyến với các tính năng tiên tiến hỗ trợ học tập cá thể hóa và tăng cường trải nghiệm; tăng cường kiểm tra, thi trên máy tính và thi trực tuyến; kết nối nền tảng dạy học trực tuyến với nền tảng quản trị nhà trường và mạng IoT, thiết lập hệ sinh thái chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục;

- Phát triển, ứng dụng nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOCs), tăng cường công nhận tín chỉ các khóa học trực tuyến giữa các cơ sở giáo dục đại học;

- Triển khai thí điểm mô hình giáo dục đại học số tại một số cơ sở giáo dục đại học.

3. Triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo và cơ sở dữ liệu ngành giáo dục

a) Đổi mới mô hình, quy trình quản lý, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính

- Rà soát, cải cách các mô hình quản trị cơ sở giáo dục đại học (quản lý tuyển sinh, quản lý chương trình đào tạo, quản lý thông tin người học, quản lý thông tin đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, quản trị văn phòng điện tử, quản lý các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khác);

- Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ theo hướng giúp ứng dụng hiệu quả công nghệ số;

- Triển khai cổng dịch vụ công trực tuyến (tích hợp Hệ thống thông tin một cửa điện tử) với các hệ thống nghiệp vụ chuyên ngành để cung cấp dịch vụ số, kết nối với Cổng dịch vụ công Quốc gia; mở rộng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4;

- ng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ (như trợ lý ảo, trả lời tự động); thử nghiệm nền tảng dùng chung giải quyết một số thủ tục hành chính không dùng giấy tờ trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng cơ sở dữ liệu ngành giáo dục.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đảm bảo phục vụ tất cả cơ quan quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ sở dữ liệu lớn của ngành giáo dục tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (bao gồm cơ sở dữ liệu về người học, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên, cơ sở vật chất, tài chính - đầu tư, kiểm định chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học và chương trình đào tạo);

- Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngành giáo dục, kết nối đầy đủ, toàn diện dữ liệu từ các cơ sở giáo dục, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo đến Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết nối dữ liệu giữa ngành giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu của địa phương phục vụ công tác báo cáo, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo, kiểm tra và thanh tra của các cơ quan quản lý giáo dục;

- Phát triển các trung tâm điều hành, giám sát thông tin ở cơ quan quản lý giáo dục và trường học, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn hỗ trợ hoạt động quản lý giáo dục.

c) Phát triển các ứng dụng, nền tảng số phục vụ quản trị các cơ sở giáo dục

- Triển khai nền tảng qun trị nhà trường tích hợp không gian làm việc số tới 100% cơ sở giáo dục nhằm tạo môi trường làm việc và tương tác trực tuyến cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên và người học; đảm bảo kết nối, báo cáo liên thông dữ liệu từ cơ sở giáo dục với hệ thống cơ sở dữ liệu toàn quốc của ngành giáo dục;

- Trên nền tảng cơ sở dữ liệu, triển khai các ứng dụng hồ sơ điện tử, liên lạc giữa nhà trường với gia đình, thanh toán không dùng tiền mặt, truyền thông và kết nối với các nền tảng ứng dụng trong và ngoài ngành giáo dục; triển khai các mô hình quản trị nhà trường tiên tiến trên nền tảng số đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

d) Xây dựng môi trường số kết nối

- Triển khai nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của ngành giáo dục kết nối với trục tích hợp, liên thông dữ liệu quốc gia; triển khai nền tảng quản lý đnh danh, xác thực người dùng trên môi trường số của ngành giáo dục;

- ng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) trong số hóa, giám sát, quản lý và khai thác các nguồn lực, đối tượng và hoạt động giáo dục trong nhà trường, đảm bảo kết nối thời gian thực với hệ thống thông tin quản trị nhà trường.

4. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức; đào tạo, bồi dưỡng năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học; nâng cao chỉ số phát triển nguồn nhân lực về Chính phủ điện tử (HCI)

a) Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đến toàn thể đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học trong ngành giáo dục và xã hội;

b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học bảo đảm quản lý, làm việc hiệu quả trên môi trường số; kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong ngành giáo dục; thí điểm bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo về knăng sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận chuẩn quốc tế tại một số cơ sở giáo dục, địa phương có đủ điều kiện và yêu cầu cao về nhân lực chuyển đổi số; triển khai hệ thống bồi dưỡng giáo viên đảm bảo 100% nhà giáo có hồ sơ và tài khoản sử dụng để tự bồi dưỡng một cách chủ động, thường xuyên theo nhu cầu;

c) Triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM), phát triển tư duy lập trình, triển khai các chương trình về khoa học máy tính phù hợp; đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng, các nền tảng mở, phần mềm nguồn mở vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số;

d) Tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp các số liệu kịp thời cho các tổ chức quốc tế.

5. Huy động các nguồn lực tham gia ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

a) Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức và hiệp hội về công nghệ thông tin trong và ngoài nước, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu các giải pháp công nghệ tiên tiến về công nghệ giáo dục và chuyển đổi số áp dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

b) Thu hút nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công tư (PPP) để đầu tư xây dựng các nền tảng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, ưu tiên cho phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến, hệ thống học tập trực tuyến, kho học liệu số dùng chung, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục;

c) Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất, phân phối trang thiết bị số để hỗ trợ, ưu đãi cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin cơ bản (máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng) tích hợp các phần mềm ứng dụng và tính năng an toàn, bảo mật cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học phục vụ hoạt động dạy - học trong các nhà trường.

6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số và tăng cường giám sát, đánh giá việc thực hiện cơ chế, chính sách

a) Rà soát và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyển đổi số trong các hoạt động dạy học, quản trị cơ sở giáo dục, quản lý giáo dục; quy định về cơ sở dữ liệu trong ngành giáo dục; quy định về năng lực số của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên và người học;

b) Rà soát và ban hành các quy định kỹ thuật về dữ liệu; hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị, cơ quan trong ngành giáo dục và ngành giáo dục với các cơ sở dữ liệu quốc gia; hướng dẫn kết nối kỹ thuật triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục; ban hành tiêu chí kỹ thuật của các nền tảng số dùng trong ngành giáo dục; ban hành các bộ chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục;

c) Ban hành chính sách thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo, các mô hình giáo dục và đào tạo mới dựa trên nn tảng và công nghệ số; chính sách huy động sự tham gia và đóng góp nguồn lực của các tổ chức, cá nhân và chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài cho chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ giáo dục (Edtech); chính sách máy tính giáo dục cho học sinh, sinh viên; chính sách Internet giáo dục;

d) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đi strong giáo dục và đào tạo; tổ chức đánh giá, công bố chỉ số chuyển đổi số đối với cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Bảo đảm tiết kiệm, minh bạch, đúng pháp luật, chống tiêu cực, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương theo quy định để thực hiện các chương trình, dự án nhm triển khai Đề án; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia Đ án.

3. Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.

4. Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ của Đề án theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin, đối tác công tư, giao nhiệm vụ, hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án;

b) Chủ trì triển khai các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Mục III.6, Mục III.1.b, Mục III.3.d và các nhiệm vụ, giải pháp liên quan tại mục III của Quyết định này;

c) Tổ chức sơ kết sau 02 năm triển khai Đề án; đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án trong trường hợp cần thiết; tổng kết sau khi kết thúc thực hiện Đề án.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển các nền tng, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

b) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, phát triển hạ tầng số quốc gia, hạ tầng Internet đảm bảo triển khai hiệu quả các hoạt động chuyển đổi số trong ngành giáo dục; đảm bảo kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục; có chính sách ưu đãi về dịch vụ Internet và dịch vụ công nghệ thông tin đối với người học, đội ngũ nhà giáo và các cơ sở giáo dục.

3. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện Đề án theo quy định, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.

4. BKế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm để thực hiện các chương trình, dự án được cơ quan thẩm quyền phê duyệt theo quy định để triển khai Đề án.

5. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

a) Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án để cụ thể hóa nội dung triển khai trong các chương trình, kế hoạch phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số trung hạn và hàng năm của cơ quan, đơn vị;

b) Có các giải pháp tăng cường nguồn lực bảo đảm các điều kiện triển khai chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục trực thuộc;

c) Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tổ chức đánh giá sơ kết và tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Căn cứ mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đán để cụ thể hóa nội dung trong các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển chính phủ điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng Kế hoạch, Đề án hoặc Chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và tổ chức triển khai thực hiện;

b) Có các giải pháp tăng cường nguồn lực bảo đảm các điều kiện triển khai chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn;

c) Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tổ chức đánh giá sơ kết và tổng kết theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí
thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương M
t trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn
thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TTK HĐGD, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 131/QD-TTg

Hanoi, January 25, 2022

 

DECISION

ON APPROVING SCHEME “STRENGTHENING APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY AND DIGITAL TRANSFORMATION IN EDUCATION AND TRAINING FOR THE PERIOD OF 2022-2025 WITH A VISION TOWARDS 2030"

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Governmental Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

Pursuant to Resolution No. 44/NQ-CP dated June 09, 2014 of the Government promulgating Action Program of the Government on implementing Resolution No. 29-NQ/TW dated November 04, 2013 of the 8th National Congress of the 11th Central Committee on renovating fundamentally and comprehensively education and training, meeting the requirements of industrialization and modernization in a socialist-oriented market economy and international integration;

Pursuant to Resolution No. 17/NQ-CP dated March 07, 2019 of the Government on major tasks and measures to develop electronic Government for the period of 2019-2020 towards 2025;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Resolution No. 76/NQ-CP dated July 15, 2021 of the Government promulgating general programmes for state administration innovation for the period of 2019-2020;

At the request of the Minister of Education and Training.

HEREBY DECIDES:

Article 1. Approving the Scheme “Strengthening application of information technology and digital transformation in education and training for the period of 2022-2025 with a vision towards 2030" (hereinafter referred to as "Scheme") with the following major contents:

I. POINT OF VIEW

1. Strengthening application of information technology and digital transformation creates breakthroughs in innovating educational and training; renovating state management in education and training; positively and comprehensively affecting the operation methods, quality, efficiency and equity in education.

2. Learners and teachers are the epicenter of the digital transformation process; benefits brought to learners, teachers and other people are the main measure to evaluate the success of digital transformation.

3. Digital transformation in education and training requires a drastic change in awareness, drastic direction of management at all levels, the initiative and positivity of educational institutions, and the support and participation of every learner, every teacher and the whole society.

4. Digital transformation in education and training must be designed synchronously, comprehensively and systematically in comparison with the general national digital transformation Programme; implemented gradually with focuses and high efficiency in each stage, especially during safe, flexible adaptation and effective control of COVID-19 epidemic”.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. OBJECTIVE

1. General objective

Take advantage of technological advances to promote innovation in teaching and learning, improve quality and access to education and effectively manage education; build an open education adaptive on the digital foundation and contribute to the development of digital Government, digital economy and digital society.

2. Objectives by 2025:

a) Strongly renovate methods of educational organization to make teaching and learning in the digital environment an essential and daily educational activity for every teacher and every learner.

- 50% of students have access to online education, in which, every student and every teacher has suitable devices, internet connection and software to effectively participate in online teaching and learning.

- Regarding environment of online education

+ Form some domestic online teaching and learning platforms, used by over 50% of students;

+ Form a national online repository of learning materials to meet the requirements of learning materials for 50% of contents of the general education programme;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regarding operation scope of online education

+ The proportion of online contents of general education programs reaches 5% on average at primary education level, 10% at secondary education level;

+The proportion of online classes of higher education institutions reaches 20% on average;

+ At least 50% of the people studying for second university degrees take the online classes (with more than 50% online time).

b) Strongly renovate the management and administration methods using technology and data to improve the management efficiency and the support service provision quality of the State and educational institutions.

- Regarding school administration: 100% of educational institutions apply school information administration systems using data and digital technology, in which:

+ 100% of learners and 100% of teachers are managed by digital files with uniform national identification numbers;

+ 80% of material facilities, devices and other resources for education, training and research are managed by digital files.

- Regarding educational management: a sector-wide information management system is effectively established and operated, in which:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Central and local education authorities operate mainly based on data and digital technology, in which 90% of work files of ministries and departments and 80% of work files of divisions are transacted and processed in the digital environment (unless work files contain confidential information).

- Regarding services of assisting learners and other people

+ 100% of administrative procedures are eligible for deploying online public services at level 4 (or at level 3 unless transfer arising);

+ Percentage of online files at level 3 and level 4 out of the total files reaches at least 50%;

+ Percentage of learners and their parents satisfied with the quality of online services of educational institutions averages 80%;

+ Percentage of organizations and individuals satisfied with the quality of online public services by educational authorities averages 80%.

3. Objectives by 2030

Bring all elements of the national education system into the digital environment, in which:

- Perfect a national online teaching and learning platform that integrates a digital learning repository that assists 100% of learners and teachers in effectively participating in online education activities; meet the requirements for learning materials for the entire general education programme;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- 100% of educational resources, educational programmes and educational subjects in the national education system are managed in a digital environment, connected throughout the whole education sector and connected to national databases and information.

III. MAJOR TASKS AND MEASURES

1. Strengthen conditions to ensure the implementation of information technology application and digital transformation in education and training

a) Ensure conditions for digital infrastructure and equipment for the information technology application and digital transformation in education and training; implement measures to ensure the safety and security of information of digital systems, ensure safety in teaching, learning and working in the digital environment. Prioritize the use of cloud-based service models; ensure fiber-optic cable Internet connection to all educational institutions; have policies to support Internet services for learners and teachers; have an appropriate computer policy for pupils and students;

b) Form and develop smart interactive classroom systems, modern laboratories (Labs), simulation Labs, apply virtual reality (VR) and augmented reality (AR) technology, machine learning technology, big data analysis technology and artificial intelligence to research and practice.

2. Develop a digital transformation ecosystem of teaching, learning, testing, evaluation and scientific research

a) Innovating teaching-learning models

-Implement and pilot advanced teaching and learning models on the digital platform towards combined teaching (smart classrooms, interactive groups, self-study with virtual assistants) in accordance with conditions, characteristics and practical needs of general education and continuing education;

- Build some excellent technology training and research centers according to public-private cooperation for higher education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop shared open and digital learning repository, including e-lectures, TV lectures, multimedia digital learning, e-textbooks, simulation software and other learning materials in the whole education sector; develop an online question banking system for all subjects of general and continuing education;

- Continually build and perfect electronic libraries in general education institutions; digital library portal connecting with digital learning repositories and sharing learning materials with higher education institutions; develop virtual laboratories, virtual practice and internship rooms to improve research and training capacity in higher education.

c) Developing and applying digital platforms for teaching, learning and piloting the digital higher education models.

- Develop and apply online teaching and learning digital platforms with advanced features to support personalized learning and enhance experience; increase testing on computer and online exam; connect online teaching platforms with school administration platforms and IoT network, establish digital transformation ecosystems in educational institutions;

- Develop and apply platforms of providing mass open online courses (MOOCs), enhance recognition of online course credits of higher education institutions;

- Pilot digital higher education models in some higher education institutions.

3. Deploy synchronously systems of training and education management information and education database

a) Renovating management models and processes and drastically reforming administrative procedures

- Review and reform higher education institution administration models (enrollment management, training program management, learner information management, employee information management, facilities management, financial management, management of scientific research, electronic office administration, management of other training and research);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Deploy an online public service portal (integrated with an Electronic Single Window Information System) with specialized professional systems to provide digital services, connecting to the National Public Service Portal; expand online public services at level 3 and level 4;

- Strong apply artificial intelligence technology to provide services (such as virtual assistant, automatic answering); pilot shared platforms to solve some paperless administrative procedures in education on the basis of the education databases.

b) Building databases and education and training information management

- Build and perfect the big database to ensure services for all education management agencies; complete a large education database of the Ministry of Education and Training (including a database of learners, teachers, educational administrators and employees, facilities, finance - investment, assessment of education quality, scientific research and training programs);

- Deploy an education information management system, fully and comprehensively connect data from educational institutions, education and training divisions, education and training departments to the Ministry of Education and Training; connect data between the education sector and national databases, specialized databases and local databases for reporting, monitoring, warning, forecasting, examining and inspecting by educational management agencies;

- Develop centers controlling and monitoring information of educational management agencies and schools, apply artificial intelligence technology and analyze the big data to support educational management.

c) Developing applications and digital platforms for educational institution administration

- Deploy a school administration platform integrated with digital workspaces into 100% of educational institutions in order to create an online interactive and working environment for education administrators, teachers, employees and learners; ensure connection and inter-reporting of data from educational institutions to the national education database system;

- Implement electronic file applications, school-to-family communication, non-cash payments, communication and connection with application platforms inside and outside of the education sector on database platforms; deploy advanced school administration models on digital platforms to ensure practicality and efficiency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Deploy an education data sharing and connection platform connected with the national data integration and interoperability axis; deploy an identity management and user authentication platform in the digital education environment;

- Apply Internet of Things (IoT) technology in digitizing, monitoring, managing and exploiting educational resources, objects and activities in schools, ensure real-time connection with school information administration systems.

4. Disseminating development of awareness; training and improving digital capacity for teachers, education administrators, employees and learners; improve e-Government human capital index (HCI)

a) Disseminate and grasp thoroughly to raise awareness of digital transformation in education and training to all teachers, educational administrators, employees and learners in the education sector and in society;

b) Train and improve digital capacity for teachers, education administrators, employees and learners to ensure effective management and work in the digital environment; consolidate and improve capacity of cadres in charge of information technology and digital transformation application in education; pilot training of teachers in skills of using information technology to approach international standards at some educational institutions and administrative divisions that have adequate conditions and high requirements for digital transformation human resources; deploy a teacher training system to ensure that 100% of teachers have profiles and accounts to use for active and regular self-improvement according to their needs;

c) Deploy an educational model that integrates science - technology – Engineering - Art - Mathematics (STEM/STEAM education), develops programming thinking and deploys appropriate computer science programmes; bring contents of universalizing digital skills and safety, cyber security, open platforms and open source software into the curricula from the primary level to form early necessary skills for digital citizens;

d) Continue carrying out solutions to improve the index of human resource of Vietnam according to the United Nations e-Government assessment method, cooperate closely with relevant international organizations in providing promptly data to international organizations.

5. Mobilizing resources to participate in information technology and digital transformation application in education and training

a) Promote cooperation with domestic and foreign information technology enterprises, organizations and associations and overseas Vietnamese experts in introducing advanced technological solutions in education and digital transformation technology applied in education and training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Strengthen cooperation with enterprises producing and distributing digital equipment to support and give incentives to provide basic information technology products (computers, laptops, tablets) that integrate application software and safety and security features for teachers, education administrators, employees and learners serving teaching and learning in schools.

6. Improve mechanisms and policies on promoting digital transformation and strengthen monitoring and assessment of the implementation of mechanisms and policies

a) Review and promulgate a system of legislative documents regulating digital transformation in teaching, educational institution administration and education management; regulating education databases; regulating digital capacity of teachers, education administrators, employees and learners;

b) Review and issue technical regulations on data; provide guidance on connection and sharing of data among education units and agencies and the education with national databases; provide guidance on connection of non-cash payment techniques in educational institutions; promulgate technical criteria for digital platforms used in education; promulgate sets of digital transformation assessment criteria for educational institutions and educational management agencies;

c) Issue policies on promoting innovation, new education and training models based on digital platforms and technologies; policies on mobilizing participation and resource contribution of overseas Vietnamese organizations, individuals and experts for digital transformation in education and training; policies on promoting the development of educational technology (Edtech); educational computer policy for pupils and students; educational Internet policy;

d) Regularly inspect, examine, supervise and assess application of information technology and digital transformation to education and training; evaluate and publish digital transformation indexes for educational institutions and educational management agencies on the mass media.

IV. IMPLEMENTATION FUNDING

1. Ensure thrift, transparency, compliance with the law, fight against negativity and wastefulness in using the state budget and other legal mobilized resources.

2. Annually funding for the Scheme shall be provided from the State budget, which includes regular expenditures according to budget decentralization and development investment expenditures for ministries, central authorities and local authorities as prescribed to execute programmes and projects to implement the Scheme; self-funding and other lawful contributions from other units that participate in the Scheme.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Prioritize the Scheme's tasks according to engagement of information technology services, public-private partnerships, assign tasks and forms of order depending on each specific task.

V. ORGANISATION AND IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Education and Training shall:

a) Take charge and cooperate with relevant ministries and agencies and the People's Committees of provinces and central-affiliated cities in performing the tasks of the Scheme;

b) Take charge of performing tasks and measures prescribed in Sections III.6, III.1.b and III.3.d and relevant tasks and measures specified in Section III of this Decision;

c) Organize preliminary after 02 years of implementation of the Scheme; propose adjustment of the Scheme contents if necessary by the Prime Minister; sum up after completing the Scheme.

2. The Ministry of Information and Communication

a) Take charge and direct information technology enterprises to research and develop platforms and solutions for application of information technology and digital transformation to education and training;

b) Direct telecommunications enterprises, information technology enterprises to research and develop national digital infrastructure and Internet infrastructure to ensure the effective implementation of digital transformation in education; ensure Internet connection to all educational institutions; have preferential policies on Internet services and information technology services for learners, teachers and educational institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training and relevant ministries and central authorities in arranging regular expenditures to implement the Scheme according to the regulations and in a suitable manner of state budget balancing capacity in each stage.

4. The Ministry of Planning and Investment

Take charge and cooperate with the Ministry of Education and Training in consolidating and submitting medium-term and annual public investment plans to the Government and the Prime Minister for implementation of programs and projects approved by competent authorities in accordance with regulations to implement the Scheme.

5. Ministries, ministerial agencies and Governmental authorities

a) Based on the objectives, contents and solutions of the Scheme, concretize implementation contents in programs and plans of e-government development and medium-term and annual digital transformation of agencies and units;

b) Have solutions for enhancing resources to ensure conditions for digital transformation in affiliated educational institutions;

c) Annually organize examination and assessment of the Scheme; organize preliminary and summary assessments under the guidance of the Ministry of Education and Training to consolidate and report to the Prime Minister.

6. The People’s Committees of provinces and central-affiliated cities

a) Based on the objectives, contents and solutions of the Scheme, concretize contents in programs, Schemes and plans of e-government development, digital transformation, socio-economic development of provinces; develop digital transformation Plans, Schemes or Programmes in education and training and organize implementation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Annually organize examination and assessment of the Scheme; organize preliminary and summary assessments under the guidance of the Ministry of Education and Training to consolidate and report to the Prime Minister.

Article 2. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 3. Ministers, Heads of Ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities, relevant agencies and organizations are responsible for implementation of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.997

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.47.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!