|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Quyết định 122/QĐ-UBND 2023 phê duyệt chiến lược dữ liệu Lào Cai tầm nhìn đến 2030
Số hiệu:
|
122/QĐ-UBND
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Tỉnh Lào Cai
|
|
Người ký:
|
Trịnh Xuân Trường
|
Ngày ban hành:
|
16/01/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH
LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 122/QĐ-UBND
|
Lào Cai,
ngày 16 tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT CHIẾN LƯỢC DỮ LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày
29/6/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TU, ngày
17/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lào Cai đến năm
2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông tại Tờ trình số 130/TTr-STTTT ngày 23/12/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chiến lược dữ liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030 với những nội dung như sau:
(có nội dung
chi tiết kèm theo)
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện thông báo, hướng
dẫn, truyền thông các nội dung của chiến lược dữ liệu trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
-
Bộ Thông tin và Truyền thông
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như Điều 2, Điều 3;
- Tập đoàn FPT;
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX1, Các CV.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trịnh Xuân Trường
|
CHIẾN
LƯỢC DỮ LIỆU TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết
định số 122/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)
I. BẢNG THUẬT NGỮ
TT
|
Thuật ngữ/Từ
viết tắt
|
Ý nghĩa
|
1
|
Kho Dữ liệu
dùng chung của tỉnh
|
Là nơi tích hợp các cơ sở dữ liệu của
sở, ban, ngành, thành phố, thị xã, huyện, làm cơ sở phục vụ cho công tác dự
báo chiến lược phát triển của tỉnh; cũng như triển khai các ứng dụng tích hợp
phục vụ công tác điều hành tổng thể của các sở, ban, ngành, thành phố, huyện
và của thành phố; là nền tảng dữ liệu để xây dựng chính quyền điện tử phục vụ
quá trình chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền số; được lưu
trữ tại Trung tâm dữ liệu tỉnh.
|
2
|
Kho dữ liệu
ngành
|
Là nơi tập hợp, lưu trữ dữ liệu tập
trung của ngành; phục vụ chia sẻ cho các đơn vị của Sở, ngành; và là đầu nối
để chia sẻ dữ liệu với các hệ thống/ứng dụng bên ngoài. Kho dữ liệu ngành là
một thành phần của Kho dữ liệu của tỉnh đặt tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh.
|
3
|
Dữ liệu
giao dịch
|
Là dữ liệu phát sinh trong quá trình
cơ quan thực hiện một giao dịch chuyển ngành hay giao dịch quản lý nội bộ đơn
vị.
|
4
|
Dữ liệu
chuyên ngành
|
Gồm dữ liệu giao dịch và các dữ liệu
khác đặc thù cho hoạt động của 01 ngành.
|
5
|
Dữ liệu
dùng chung
|
Là dữ liệu gốc; hình thành trong hoạt
động của cơ quan nhà nước được chia sẻ và sử dụng nhiều lần bởi nhiều tổ chức,
cá nhân.
|
6
|
Dữ liệu
danh mục dùng chung
|
Là dữ liệu rất ít biến động, được
các cơ quan thống nhất và sử dụng đồng bộ trong tất cả các hệ thống ứng dụng
(ví dụ: mã dân tộc, mã giới tính, mã tỉnh...)
|
7
|
Dữ liệu mở
|
Là dữ liệu sẽ được chia sẻ cho người
dân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua các dịch vụ dữ liệu mở để khai thác sử dụng
để tạo giá trị gia tăng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh.
|
8
|
Quản lý Dữ
liệu tổng thể (Master Data Management)
|
Là quản lý tập trung thông tin về
các dữ liệu dùng chung bao gồm định nghĩa, phân cấp, cấu trúc, xác nhận,
phiên bản cùng với các thuộc tính về đặc tả chi tiết, bản dịch, tương quan,
quan hệ thực thể và các thông tin về dữ liệu liên quan khác.
|
9
|
Nền tảng
tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP)
|
Là nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu
chứa các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của
các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các
hệ thống thông tin của thành phố với các hệ thống bên ngoài; mô hình kết nối
của LGSP theo kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh, phù hợp Khung kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam.
|
10
|
Hệ thống kết
nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương (NDXP)
|
Là hệ thống đóng vai trò trung gian
phục vụ kết nối giữa các hệ thống thông tin lớn (hệ thống thông tin quốc gia;
cơ sở dữ liệu quốc gia; hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến
địa phương), giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh
khác nhau hoặc giữa các LGSP; mô hình kết nối của NDXP theo Khung kiến trúc
Chính phủ điện tử Việt Nam.
|
II. MỤC ĐÍCH, NHU CẦU,
PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Mục đích
Chiến lược dữ liệu của tỉnh Lào Cai được
xây dựng nhằm khai phá tiềm năng của dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho hoạt động của
các cơ quan chính quyền tỉnh, cung cấp dịch vụ thân thiện và hiệu quả hơn cho
người dân, doanh nghiệp và góp phần tăng năng suất lao động, đổi mới sáng tạo,
hướng đến thực hiện thành công công cụộc chuyển đổi số của tỉnh.
Chiến lược dữ liệu hướng đến:
► Khai thác hiệu quả dữ liệu, sử dụng dữ liệu
hiệu quả nhằm phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tạo
ra các dịch vụ thông minh dựa trên dữ liệu.
► Cụ thể hóa các nhiệm vụ về triển khai kho dữ
liệu, triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành và số hóa, sử dụng hiệu quả
dữ liệu số hóa đã được xác định tại Chương trình Chuyển đổi số tỉnh, Đề án đô
thị thông minh và Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh;
► Tạo lập các cơ sở dữ liệu và hệ thống thông
tin nền tảng phục vụ mục tiêu chuyển đổi số;
► Thúc đẩy trao đổi, chia sẻ, sử dụng và tái sử
dụng dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, hướng đến quản trị và điều hành, ra quyết
định dựa trên dữ liệu;
► Cung cấp dữ liệu thống nhất, tin cậy, bảo mật
và an toàn cho người dân, doanh nghiệp, và các nhà nghiên cứu để khai thác sử dụng
để tạo giá trị gia tăng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội;
► Nâng cao năng lực và kỹ năng của đội ngũ cán
bộ công chức về quản trị dữ liệu;
► Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng
đơn vị trong việc tạo lập, quản lý, giám sát và sử dụng dữ liệu số.
2. Phạm vi áp
dụng
Chiến lược dữ liệu được áp dụng cho
các hoạt động thu thập, lưu trữ, cập nhật, chia sẻ và sử dụng dữ liệu của các
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
3. Lộ trình
phát triển chiến lược dữ liệu
Việc xây dựng chiến lược dữ liệu là một
lộ trình dài hạn, chia thành 02 giai đoạn:
► Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, Chiến lược
dữ liệu sẽ tập trung vào các nhiệm vụ như: hoàn thiện thể chế, chính sách quản
trị dữ liệu, xây dựng và cập nhật các chuẩn dữ liệu; định hướng trọng tâm các
nhiệm vụ phát triển, chia sẻ và khai thác dữ liệu số trên địa bàn tỉnh; cung cấp
khung khai thác sử dụng dữ liệu trong các ngành, lĩnh vực.
► Giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, Chiến lược
dữ liệu sẽ tập trung hoàn thiện các mô hình vận hành xoay quanh dữ liệu, hướng
đến dùng dữ liệu để hỗ trợ trong các quyết định quan trọng của tỉnh; phát triển
các dịch vụ thông minh dựa trên dữ liệu lớn.
4. Lộ trình phát triển
dữ liệu số trên địa bàn tỉnh
Đảm bảo việc phát triển dữ liệu có
tính kế thừa, khai thác hiệu quả thì cần ưu tiên phát triển dữ liệu số tỉnh Lào
Cai theo các giai đoạn chính sau, các giai đoạn có thể tiến hành song song
trong từng thời điểm và dựa theo các văn bản chỉ đạo của trung ương, cụ thể là
các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Số hoá và phát triển phần
mềm chuyên ngành
+ Số hoá: số hoá dữ liệu còn giá trị sử
dụng góp phần tiết kiệm công sức tra cứu và làm nguồn đầu vào dữ liệu cho các phần
mềm chuyên ngành. Dữ liệu sau khi số hoá cần đưa vào các phần mềm chuyên ngành
tương ứng để khai thác.
+ Phát triển dữ liệu chuyên ngành: định
hướng các ngành sẽ triển khai dưới dạng nền tảng/hệ thống thông tin tổng thể
ngành nhằm khai thác hiệu quả dữ liệu, tránh cát cứ dữ liệu trong các cơ quan.
Việc phát triển dữ liệu chuyên ngành cần căn cứ theo các quy định của Bộ, ngành
chủ quản; trong trường hợp sử dụng phần mềm dùng chung của Bộ, ngành thì cần đảm
bảo cơ chế lưu trữ dữ liệu để phục vụ cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
khi có nhu cầu khai thác, sử dụng.
- Giai đoạn 2: Phát triển dữ liệu dùng
chung và dữ liệu mở
+ Phát triển dữ liệu dùng chung: Danh
mục CSDL chung: Là danh mục các CSDL của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
ban hành theo quy định tại khoản 4 Điều 11 và khoản 2 Điều 55 Nghị định số
47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu
số của cơ quan nhà nước (gọi tắt là Nghị định số 47/2020/NĐ-CP). Dữ liệu thuộc
Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh được khai thác, sử dụng vào các mục
đích:
► Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
► Phục vụ thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích cộng
đồng, giải quyết các vấn đề nóng gây bức xúc của xã hội.
► Phục vụ công tác quản lý, điều hành hoạt động
của cơ quan nhà nước.
► Phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính.
► Phục vụ công tác chuyển đổi số, phát triển
các dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh.
► Phục vụ công khai, chia sẻ dữ liệu cho tổ chức,
cá nhân theo quy định pháp luật.
► Thực hiện các nhiệm vụ cấp thiết theo chỉ đạo
của UBND tỉnh.
+ Chia sẻ dữ liệu mở: dữ liệu mở được
trích xuất từ các dữ liệu dùng chung và được cấp thẩm quyền quy định được phép
chia sẻ ra bên ngoài cho người dân, doanh nghiệp và đơn vị khác sử dụng. Nguyên
tắc dữ liệu mở là chia sẻ đúng và trúng nhu cầu cần thiết của người sử dụng nhằm
giúp họ có được dữ liệu chính xác, có tính cập nhật.
- Giai đoạn 3: Khai thác dữ liệu
+ Khai thác dữ liệu lớn: ứng dụng hiệu
quả các công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Bigdata) để phân tích, khai phá dữ liệu
lớn. Mục đích của khai thác dữ liệu lớn là hướng đến sử dụng dữ liệu trong việc
hỗ trợ chỉ đạo, điều hành; ra quyết định và quy hoạch.
+ Phát triển dịch vụ dữ liệu thông
minh: sử dụng dữ liệu để triển khai các dịch vụ thông minh theo từng bài toán của
ngành, lĩnh vực; tập trung khai thác hiệu quả dữ liệu từ các thiết bị cảm biến
(IOT).
III. TẦM NHÌN CHIẾN
LƯỢC
1. Phù hợp với
tầm nhìn định hướng của Quốc gia về dữ liệu số
Chiến lược dữ liệu của tỉnh Lào Cai phù
hợp với tầm nhìn và định hướng của quốc gia về phát triển dữ liệu số; tuân thủ
đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương
về quản lý và phát triển dữ liệu số.
2. Tầm nhìn,
định hướng phát triển dữ liệu số phục vụ chuyển đổi số của tỉnh đến năm 2025
Việc phát triển dữ liệu số của tỉnh đến
năm 2025 hướng tới phát triển toàn diện các trụ cột của Chuyển đổi số, cụ thể
như sau:
a. Dữ liệu số trong
phát triển chính quyền số, đô thị thông minh
Dữ liệu số hỗ trợ tốt hoạt động quản
lý, điều hành của các cơ quan nhà nước. Việc ban hành chính sách, cung cấp dịch
vụ số được thực hiện dựa trên năng lực khai thác và phân tích dữ liệu, hỗ trợ
ra quyết định phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Hạ tầng dữ liệu số
cơ bản trong cơ quan nhà nước tin cậy và ổn định; hình thành và hoàn thiện Kho
dữ liệu dùng chung kết nối đồng bộ và thống nhất.
Kho dữ liệu được sử dụng chung cho
phát triển chính quyền số và đô thị thông minh. Quy tắc triển khai Kho dữ liệu
dùng chung là tỉnh sẽ chỉ lấy các dữ liệu cần thiết từ Kho dữ liệu của các Sở,
ngành. Các Sở, ngành căn cứ theo các văn bản hướng dẫn và nhu cầu để xây dựng
nên Kho dữ liệu của ngành mình.
Về Trung tâm giám sát điều hành đô thị
thông minh (IOC) sẽ kết nối, trao đổi đến các OC ngành, OC huyện, thị xã.
Nguyên tắc khi triển khai IOC, OC là cần khai thác hiệu quả dữ liệu từ Kho tỉnh,
Kho ngành; tránh đầu tư trùng lặp về Kho trong các dự án IOC, OC.
Phát triển dữ liệu trong phát triển
chính quyền số và đô thị thông minh sẽ tập trung nhiều vào:
- Tập trung nhiều vào khai thác các
nhóm dữ liệu:
+ Dữ liệu quốc gia;
+ Dữ liệu ngành do Bộ, ngành triển
khai;
+ Dữ liệu số hoá và dữ liệu chuyên
ngành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh;
+ Dữ liệu dùng chung;
+ Dữ liệu mở;
+ Dữ liệu cảm biến (IOT);
+ Dữ liệu khác từ Internet.
- Tập trung nhiều vào hình thành các
công cụ số:
+ Xác thực, định danh tập trung (SSO);
+ Biểu mẫu điện tử (E-form);
+ Danh mục hệ thống/phần mềm dùng
chung của tỉnh. Chi tiết xem tại Phụ lục 02.
+ Hệ thống tổng thể các ngành;
+ Nền tảng số khác theo định hướng của
Bộ Thông tin và truyền thông; Bộ, ngành chủ quản các lĩnh vực quy định.
Các chỉ tiêu chủ yếu:
- 100% dữ liệu cơ bản nhất tạo nền tảng
cho Chính quyền số được hoàn thành và chia sẻ bao gồm dữ liệu về: dữ liệu gắn với
con người (dân cư, bảo hiểm, y tế và an sinh xã hội, giáo dục và đào tạo; cán bộ
công chức, viên chức, căn cước, hộ tịch,...); dữ liệu gắn với cơ quan, tổ chức
(doanh nghiệp, tài chính,...); dữ liệu gắn với tài nguyên (đất đai, khoáng sản,
hạ tầng không gian địa lý; hạ tầng kỹ thuật công cộng,...).
- 100% các cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh thiết lập được bộ phận phụ trách về dữ liệu; xây dựng và triển các hoạt
động được quy định tại Chiến lược dữ liệu; các hoạt động quản trị dữ liệu đã được
triển khai thực hiện định kỳ.
- 100% dữ liệu chia sẻ giữa các cơ
quan nhà nước (trừ dữ liệu mật) được chia sẻ thông qua LGSP của tỉnh, và công bố
các dữ liệu chia sẻ trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh. Đối với dữ liệu các ngành cần
cung cấp dữ liệu để hình thành nên Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
- 95% kết quả giải quyết thủ tục hành
chính, giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành được lưu trữ trong kho dữ liệu số của
tỉnh, được chia sẻ và sử dụng lại trong các thủ tục hành chính, hoạt động hành
chính và sử dụng thay thế hoàn toàn bản giấy.
- 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành của
các Sở, ngành cần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật dữ liệu của Bộ, ngành chủ quản.
Có sự kế thừa, tích hợp dữ liệu hiệu quả từ các CSDL quốc gia và CSDL Bộ,
ngành.
- 90% các hoạt động hành chính trao đổi,
phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan nhà nước được thay thế bằng chia sẻ
dữ liệu số.
- 100% các cơ quan nhà nước ban hành
và triển khai danh mục dữ liệu mở. Tối thiểu mỗi cơ quan ban hành và duy trì cập
nhật được 50 bộ dữ liệu mở mới một năm. Đến cuối giai đoạn năm 2025, tỉnh Lào
Cai cung cấp ít nhất 1.000 bộ dữ liệu mở.
- Mỗi năm có ít nhất 3 sáng kiến sử dụng
dữ liệu trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới AI, Bigdata để hỗ trợ ra quyết định,
cải thiện về quy trình và nâng cao năng suất công việc.
- 100% các cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ
liệu mở của tỉnh phải được quản lý, lưu trữ ở trung tâm dữ liệu của tỉnh đạt
tiêu chuẩn và kết nối đồng bộ thông suốt với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu
quốc gia, Cổng dữ liệu quốc gia.
b. Dữ liệu số trong
phát triển kinh tế số
Kinh tế dữ liệu sẽ mở ra một triển vọng
mới và có tiềm năng đóng góp đáng kể vào tỉ trọng GRDP của tỉnh. Việc tập trung
đầu tư cho tạo lập, dùng chung, và chia sẻ dữ liệu số (dữ liệu mở) sẽ thúc đẩy
những mô hình kinh doanh mới và các dịch vụ sáng tạo dựa vào dữ liệu, giúp tỉnh
phát triển kinh tế và xã hội.
Phát triển dữ liệu trong phát triển
kinh tế số sẽ tập trung nhiều vào:
- Tập trung nhiều vào khai thác các
nhóm dữ liệu:
+ Dữ liệu dùng chung;
+ Dữ liệu mở;
+ Dữ liệu cảm biến (IOT);
+ Dữ liệu khác từ Internet.
- Tập trung nhiều vào hình thành các
công cụ số:
+ Cổng dữ liệu mở.
+ Cổng Dịch vụ công trực tuyến, Cổng
thông tin hỗ trợ doanh nghiệp, Cổng dịch vụ công cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
+ Nền tảng số theo các định hướng của
Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ, ngành chủ quản các lĩnh vực quy định mà có
liên quan đến sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan
khác bên ngoài cơ quan nhà nước.
- Các chỉ tiêu chủ yếu:
- Kinh tế dữ liệu đóng góp ít nhất
0,5% GRDP.
- Tăng trưởng hàng năm vị trí việc làm
về dữ liệu đạt 1% mỗi năm.
- Tỉnh Lào Cai có ít nhất 01 doanh
nghiệp lớn hoạt động chính là cung cấp sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.
c. Dữ liệu số trong phát
triển xã hội số
Cơ quan nhà nước các cấp từng bước mở
dữ liệu để thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số; mọi công dân có thể theo
dõi, cập nhật thông tin cần thiết về hoạt động của cơ quan nhà nước.
Phát triển dữ liệu trong phát triển xã
hội số sẽ tập trung nhiều vào:
- Tập trung nhiều vào khai thác các
nhóm dữ liệu:
+ Dữ liệu mở;
+ Dữ liệu cảm biến (IOT);
+ Dữ liệu khác từ Internet.
- Tập trung nhiều vào hình thành các
công cụ số:
+ Cổng dữ liệu mở.
+ Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở
(MOOCS).
Các chỉ tiêu chủ yếu:
- 40% công dân thường xuyên theo dõi,
tra cứu thông tin cá nhân của mình do cơ quan nhà nước nắm giữ qua một đầu mối
thống nhất trên Cổng dữ liệu tỉnh Lào Cai; có thể truy cập dịch vụ dữ liệu số
phục vụ an sinh xã hội, ưu tiên là về lĩnh vực giáo dục, y tế, việc làm.
- 5% dữ liệu mở cho người dân, doanh
nghiệp có nguồn từ sự tham gia, đóng góp của người dân, doanh nghiệp.
- 50% các hệ thống IoT thu thập dữ liệu
trong cộng đồng, trước hết là những hệ thống giám sát về an ninh, được kết nối,
chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước để đảm bảo an
ninh, an toàn và trật tự xã hội, cung cấp tiện ích cho người dân.
IV. NGUYÊN TẮC
1. Nguyên tắc
chung
Chiến lược dữ liệu phù hợp với tầm
nhìn và định hướng của quốc gia về phát triển dữ liệu số.
Dữ liệu các cơ quan khối Đảng, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được gửi nhận trên mạng internet. Trừ
dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị có nội dung mang tính chất mật thực
hiện theo quy định của các cơ quan Trung ương và các quy định của pháp luật có
liên quan.
Chiến lược dữ liệu tuân thủ theo Khung
Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ; Kiến
trúc Chính quyền điện tử của tỉnh Lào Cai; Kiến trúc ICT đô thị thông minh tỉnh
Lào Cai.
Chiến lược dữ liệu tuân thủ đầy đủ các
quy định, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương về quản lý
và phát triển dữ liệu số.
Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
cần tuân thủ Chiến lược dữ liệu trong việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển
đổi số tại đơn vị.
Các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
khi triển khai xây dựng các hệ thống/phần mềm cần xem xét khai thác tối đa hiệu
quả dữ liệu, hướng sử dụng dữ liệu theo các khía cạnh chính sau:
► Dữ liệu phục vụ thống kê;
► Dữ liệu phục vụ báo cáo lên Bộ, ngành chủ quản;
báo cáo theo các chỉ tiêu theo quy định của ngành, của tỉnh;
► Dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành Thủ tướng
Chính phủ;
► Dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy,
UBND tỉnh;
► Dữ liệu phục vụ tác nghiệp chuyên ngành;
► Dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế số;
► Dữ liệu phục vụ phát triển xã hội số;
► Dữ liệu phục vụ phát triển đô thị thông minh;
► Dữ liệu phục vụ công tác học tập, nghiên cứu;
► Dữ liệu phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực;
► Dữ liệu phục vụ dự báo, quy hoạch;
► Dữ liệu phục vụ chia sẻ cho các hệ thống/phần
mềm bên ngoài khai thác;
► Dữ liệu khai thác kết nối từ các hệ thống/CSDL
quốc gia;
► Dữ liệu khai thác kết nối từ các địa phương
khác.
Việc triển khai Chiến lược dữ liệu bắt
đầu bằng việc số hóa dữ liệu, xây dựng, kết nối các hệ thống thông tin, hướng đến
khai thác, sử dụng hiệu quả tối đa giá trị của dữ liệu; đảm bảo dữ liệu có tính
kế thừa; sử dụng lại hiệu quả dữ liệu đã có.
Các cơ quan nhà nước khai thác, sử dụng
có hiệu quả dữ liệu từ các CSDL quốc gia, CSDL Bộ, ngành xây dựng, tập trung
xây dựng, bổ sung dữ liệu còn thiếu để hoàn thiện dữ liệu của tỉnh Lào Cai.
Tránh việc trùng lặp dữ liệu, cán bộ phải thực hiện nhập dữ liệu 02 lần trên
các phần mềm khác nhau. Cần có phương án kết nối liên thông với các CSDL quốc
gia, CSDL Bộ, ngành và dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
Đảm bảo tích hợp giữa các cơ quan nhà
nước để người dân, doanh nghiệp không cung cấp lại thông tin, đồng thời nắm được
các thông tin của người dân, doanh nghiệp đang được lưu trữ và sử dụng ra sao
trong cơ quan nhà nước.
Phát triển các CSDL dùng chung, kho dữ
liệu để phục vụ công tác quản lý, thống kê, báo cáo.
Quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo
quy định của Chính phủ, Bộ TT&TT về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số
của cơ quan nhà nước;
2. Nguyên tắc
cụ thể
a) Dữ liệu đảm bảo giá trị pháp lý
tương đương các văn bản giấy;
b) Chứa dữ liệu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh
làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu riêng của cơ quan,
đơn vị.
c) Dữ liệu được chia sẻ, sử dụng cho
nhiều cơ quan phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn
giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
d) Các hệ thống thông tin thuộc cơ sở
dữ liệu dùng chung của tỉnh phải được kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau qua hệ
thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh nhằm phục vụ các hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp tuân thủ quy định
của pháp luật trong việc tạo lập, quản lý và sử dụng dữ liệu.
đ) Các hệ thống thông tin và hệ thống
cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về kết nối,
chia sẻ dữ liệu theo quy định.
e) Các cơ quan không cung cấp thông
tin qua hình thức văn bản đối với thông tin đã được cung cấp, khai thác trên hệ
thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.
g) Việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống
thông tin trong cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh không làm ảnh hưởng tới quyền
lợi và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, không được xâm phạm quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
h) Dữ liệu chia sẻ trong hệ thống cơ sở
dữ liệu dùng chung của tỉnh phải bảo đảm tính cập nhật, chính xác theo quy định
của pháp luật; bảo đảm việc tiếp cận, trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu được
thông suốt, kịp thời; đáp ứng các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin.
i) Các hệ thống/phần mềm khi triển khi
cần đảm bảo sẵn sàng có các cơ chế chia sẻ dữ liệu phục vụ các hệ thống/phần mềm
khác tích hợp, kết nối theo nhu cầu sử dụng; và hướng đến phát triển các hệ thống/phần
mềm theo hướng cá nhân hoá người dùng; đảm bảo cung cấp tài liệu hướng dẫn kết
nối đến các dịch vụ dữ liệu của hệ thống/phần mềm.
k) Dữ liệu dễ dàng chia sẻ, tìm kiếm.
Đảm bảo dữ liệu được chia sẻ có thể tìm kiếm tập trung và cung cấp các bộ lọc để
nhanh chóng tìm ra kết quả tìm kiếm theo nhu cầu người dùng.
l) Kết hợp mang tính hiệu quả và đảm bảo
an toàn dữ liệu theo hình thức lưu trữ dữ liệu đám mây và lưu trữ dữ liệu tại
máy chủ. Đối với các dịch vụ mà hướng đến người dân, doanh nghiệp thì ưu tiên
lưu trữ tại đám mây; đối với dữ liệu phục vụ các cơ quan thì lưu trữ tại máy chủ
tập trung của tỉnh, có thể đưa lên đám mây một số thông tin phù hợp.
V. QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC
DỮ LIỆU
1. Mô hình tổ
chức dữ liệu tại tỉnh Lào cai được tổ chức làm như hình dưới đây
Hình 1: Tổ chức
dữ liệu mức khung cảnh của tỉnh Lào Cai Mô hình tổ chức dữ liệu 3 lớp bao gồm:
- Lớp dữ liệu Chuyên ngành: bao gồm
các CSDL của các CQNN được quản lý, sử dụng trong nội bộ để hỗ trợ các tác nghiệp
và công tác chuyên môn, thực hiện các dịch vụ công và thủ tục hành chính, tổng
hợp thống kê báo cáo của đơn vị.
- Lớp dữ liệu Dùng chung: bao gồm các
dữ liệu của các CQNN được chia sẻ, dùng chung để hỗ trợ tác nghiệp và ra quyết
định của CQNN. CSDL dùng chung còn là lớp dữ liệu với mục tiêu liên thông, kết
nối các thành phần dữ liệu từ các HTTT khác nhau thành hệ thống CSDL thống nhất,
chia sẻ, đồng bộ trong các CQNN tại tỉnh Lào Cai.
- Lớp dữ liệu mở: là dữ liệu được các
CQNN chia sẻ qua Cổng thông tin để người dân, tổ chức sử dụng tạo giá trị gia
tăng; tạo hệ sinh thái mở phục vụ mục tiêu chuyển đổi số của Lào Cai.
2. Bảo mật,
an toàn thông tin
- Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu của
các hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh, các hệ thống thông tin với Nền tảng chia sẻ,
tích hợp dùng chung tỉnh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn
thông tin mạng, an ninh mạng và các quy định sau:
- Sở Thông tin và Truyền thông có
trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với Nền tảng chia sẻ, tích hợp
dùng chung tỉnh và cơ sở hạ tầng hệ thống mạng và dịch vụ hệ thống tại Trung
tâm Hạ tầng thông tin tỉnh. Xây dựng, định nghĩa các tiêu chuẩn kết nối dữ liệu
đảm bảo tuân theo quy chuẩn của an toàn thông tin.
- Cơ quan quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu
của tỉnh chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn và bảo mật thông tin, thực hiện kiểm
tra, đánh giá an toàn thông tin, quản lý rủi ro và các biện pháp phù hợp để bảo
đảm an toàn thông tin.
- Cơ quan quản lý hệ thống thông tin
tham gia vào quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu chịu trách nhiệm bảo đảm an
toàn, an ninh thông tin trên hệ thống của mình, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn
thông tin theo cấp độ.
- Cơ quan khai thác dữ liệu có trách
nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi kết nối, tiếp nhận dữ liệu chia sẻ.
- Cơ quan quản lý, vận hành các hệ thống/phần
mềm cần ban hành quy chế Quản lý, vận hành, khai thác trong đó có nêu rõ các
quyền hạn, chính sách và quy trình sử dụng nhằm đảm bảo dữ liệu được sử dụng
đúng chức năng, quyền hạn.
- Các cơ quan khi triển khai các hệ thống/phần
mềm cần ứng dụng các công nghệ bảo mật vừa đảm bảo an toàn, bảo mật mà vẫn đảm
bảo tính thuận tiện, nhanh chóng và chính xác để hỗ trợ người dùng khi sử dụng
hệ thống/phần mềm.
3. Kết nối
chia sẻ dữ liệu
- Việc kết nối, khai thác dữ liệu giữa
các đơn vị phải thực hiện thông qua Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung
(LGSP) của tỉnh và theo Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh.
- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh
thực hiện đánh giá và rà soát dữ liệu theo ngành của mình ở Trung ương, của cơ
quan, cung cấp thông tin về hiện trạng dữ liệu cho Sở Thông tin và Truyền thông
để tổng hợp vào danh mục dữ liệu của tỉnh.
- Các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh khi
có nhu cầu đề xuất khai thác dữ liệu trong và ngoài tỉnh thì phối hợp Sở Thông
tin và Truyền thông để hướng dẫn, thực hiện theo quy định.
- Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm kết
nối, sử dụng, chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu bộ,
ngành theo quy định của pháp luật.
- Đầu mối dữ liệu cơ quan, đơn vị và đầu
mối dữ liệu cấp tỉnh sẽ giám sát và phối hợp thực hiện các nội dung phát sinh.
- Các cơ quan, đơn vị cần phân loại dữ
liệu thành 02 loại chính:
+ Công khai (Public): dữ liệu dùng để
trao đổi, chia sẻ với bên ngoài.
+ Riêng tư (Private): các dữ liệu dùng
chung nội bộ đơn vị, không chia sẻ ra với bên ngoài.
4. Phương án
trao đổi dữ liệu
Qua văn bản điện tử: được áp dụng các
loại dữ liệu sau:
+ Dữ liệu phi cấu trúc và bán cấu
trúc;
+ Dữ liệu không được thường xuyên trao
đổi;
+ Dữ liệu không thể định hình từ trước
Qua khai thác dữ liệu dùng chung: CSDL dùng
chung có phần giá trị dữ liệu do cơ quan phát sinh nguồn dữ liệu chịu trách nhiệm
và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và duy trì.
Phương án áp dụng với các loại dữ liệu:
+ Dữ liệu có cấu trúc;
+ Dữ liệu được nhiều cơ quan, đơn vị
cùng xây dựng và khai thác;
+ Dữ liệu có tần suất truy cập lớn.
Qua dịch vụ: các cơ quan, đơn vị
sẽ công bố các dịch vụ (dựa trên CNTT) tiếp nhận và cung cấp dữ liệu cho các cơ
quan khác khai thác sử dụng, gồm các loại dữ liệu:
+ Dữ liệu có cấu trúc;
+ Dữ liệu phần lớn được duy trì và vận
hành bởi một đơn vị;
+ Dữ liệu có tần suất truy cập hạn chế,
mang tính chuyên ngành cao.
5. Phát triển dữ liệu
trong các ngành, lĩnh vực
Tăng cường xây dựng tạo
lập dữ liệu mới bằng việc triển khai các chiến dịch số hóa để chuyển đổi các đối
tượng quản lý, hoạt động, sự kiện lên môi trường số, tập trung vào một số lĩnh
vực sau:
+ Dữ liệu về hoạt động hành chính
trong cơ quan nhà nước: văn bản, tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động
của cơ quan nhà nước, hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân, dữ liệu phục
vụ cải cách hành chính, hiện đại hóa hành chính công vụ.
+ Dữ liệu về người dân và các hoạt động
xã hội: bảo hiểm, hộ tịch, giáo dục (giáo viên, học sinh, sinh viên), lao động.
+ Dữ liệu về tổ chức: các tổ chức
chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, hội, hiệp hội; doanh nghiệp; hộ gia đình
kinh doanh.
+ Dữ liệu về hoạt động sản xuất và
phát triển kinh tế, dữ liệu về thị trường, các quy trình sản xuất chuẩn, điển
hình làm cơ sở tham chiếu, sử dụng cho các doanh nghiệp.
+ Dữ liệu về tài nguyên: đất đai, địa
chính, địa chất, khoáng sản, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ...
+ Dữ liệu về cơ sở hạ tầng công cộng:
thực hiện số hóa thực thể dữ liệu số về hạ tầng công cộng: hạ tầng cung cấp,
truyền tải điện; cấp thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; chiếu sáng; cây
xanh... và các hoạt động liên quan đến quản lý, vận hành hạ tầng công cộng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về siêu dữ liệu
trong cơ quan nhà nước để đánh chỉ mục dữ liệu số, hỗ trợ tìm kiếm và tra cứu
các nguồn dữ liệu số.
- Xây dựng, tạo lập tài nguyên dữ liệu
mẫu phục vụ phát triển trí tuệ nhân tạo bao gồm thu hoạch các bộ dữ liệu điển
hình cho máy học (mẫu giọng nói, mẫu hình ảnh phục vụ máy học như chữ viết tay,
hình người và đồ vật, sự kiện...); tập hợp các dữ liệu cơ bản, cần thiết khác để
hỗ trợ nghiên cứu, phát triển các thuật toán và nền tảng học máy
Phát triển dữ liệu trong
một số lĩnh vực ưu tiên:
*) Dữ liệu số ngành tài nguyên và môi
trường:
- Kết nối mạng lưới thiết bị IOT về
quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước; thiết lập nền tảng số
thu thập dữ liệu quan trắc để thu thập dữ liệu bao gồm cả các thiết bị IOT của
doanh nghiệp; áp dụng các công nghệ phân tích, xử lý dữ liệu IOT thông minh để
giám sát, tổng hợp và hỗ trợ ra quyết định về tài nguyên và môi trường.
- Cung cấp dữ liệu quan trắc môi trường,
khí tượng thủy văn, tài nguyên nước dưới dạng dữ liệu mở cho người dân, doanh
nghiệp khai thác, sử dụng.
- Thiết lập dữ liệu hạ tầng không gian
địa lý tỉnh Lào Cai tập trung và cung cấp các dịch vụ dữ liệu về bản đồ không
gian địa lý cho các ngành, các lĩnh vực khai thác, sử dụng.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành Tài nguyên và môi trường đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các trường dữ liệu
quốc gia về Tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và môi trường quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành
Tài nguyên và môi trường.
*) Dữ liệu số ngành y tế:
- Số hóa hạ tầng về y tế bao gồm: cơ sở
khám chữa bệnh, dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, quy trình, phác đồ
khám chữa bệnh, thuốc và giá thuốc... và cung cấp rộng rãi cho người dân, doanh
nghiệp.
- Xây dựng hệ thống tư vấn, hỗ trợ
khám, chữa bệnh (bao gồm khám và chữa bệnh từ xa) thông minh dựa trên trí tuệ
nhân tạo sử dụng kho dữ liệu số về các triệu chứng lâm sàng và kinh nghiệm khám
chữa bệnh để tạo điều kiện chăm sóc y tế cho tất cả các đối tượng.
- Thúc đẩy triển khai giải
pháp xây dựng nền tảng kết nối các thiết bị IOT y tế cá nhân với nền tảng theo
dõi sức khỏe thông minh để tự động theo dõi sức khỏe, cảnh báo sức khỏe cho người
dân.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành Y tế đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các trường dữ liệu quốc gia về y tế
do Bộ Y tế quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành Y
tế.
*) Dữ liệu số ngành giáo dục:
- Số hóa hạ tầng giáo dục thống nhất
bao gồm: hệ thống trường học các cấp; các chuyên ngành đào tạo, hồ sơ giáo
viên, học sinh.
- Số hóa và quản lý thống nhất hệ thống
văn bằng, chứng chỉ, chương trình đào tạo gắn với từng học viên, sử dụng làm cơ
sở tham chiếu, sử dụng trong các hoạt động xã hội.
- Số hóa hệ thống học liệu số, chương
trình đào tạo, sách giáo khoa số.
- Xây dựng hệ thống dữ liệu số về nhu
cầu nhân lực đào tạo, nhu cầu việc làm để làm cơ sở hỗ trợ hoạt động giáo dục.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành Giáo dục đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các trường dữ liệu quốc gia về
giáo dục do Bộ Giáo dục quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành
Giáo dục.
*) Dữ liệu số ngành nông nghiệp:
- Số hóa hình thành các cơ sở dữ liệu
về vùng sản suất nông nghiệp, đặc trưng thổ nhưỡng; sản phẩm nông nghiệp (cây
trồng, vật nuôi, thủy sản); quy trình sản xuất.
- Xây dựng nền tảng hệ tri thức về sản
xuất nông nghiệp bao gồm: sản phẩm chiến lược có ưu thế cạnh tranh; thị trường
tiêu thụ, kinh nghiệm sản xuất và tổ chức hỗ trợ chia sẻ từ người dân, doanh
nghiệp; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong nước và thế giới;
hỗ trợ sản xuất sản phẩm chất lượng, giảm thiệt hại do thiên tai và rủi ro thị
trường gây ra.
- Sử dụng các công nghệ AI, Bigdata dựa
trên dữ liệu phục vụ hỗ trợ sản xuất bao gồm định hướng sản phẩm, tự động hóa
quy trình, trợ giúp sản xuất.
- Cung cấp dữ liệu cơ bản và cần thiết
để hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các
trường dữ liệu quốc gia về nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
*) Dữ liệu số ngành giao thông vận tải:
- Số hóa toàn bộ mạng lưới hạ tầng
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, biển báo giao thông, điều hành giao
thông và thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên dữ liệu số; cung cấp dữ liệu
số về hạ tầng giao thông rộng rãi dưới dạng dịch vụ dữ liệu cho người dân,
doanh nghiệp khai thác, sử dụng.
- Số hóa đăng ký các phương tiện giao
thông, hoạt động của phương tiện giao thông;
- Thiết lập nền tảng thu thập và cung
cấp dữ liệu số quan trắc tình hình giao thông tập trung thống nhất toàn tỉnh gồm:
dữ liệu camera giao thông, thiết bị giám sát hành trình, thiết bị giám sát giao
thông (radar, giám sát tốc độ).... và triển khai hoạt động phân tích thông minh
dựa trên dữ liệu số để hỗ trợ xây dựng phương án điều hành giao thông tổng thể
và ra quyết định.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành Giao thông vận tải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các trường dữ liệu quốc
gia về giao thông vận tải do Bộ Giao thông vận tải quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành
Giao thông vận tải.
*) Dữ liệu số ngành công nghiệp,
thương mại và năng lượng:
- Số hóa toàn bộ mạng lưới sản xuất,
truyền tải, tiêu thụ điện; triển khai quản lý tài sản hạ tầng ngành điện trên dữ
liệu số, sử dụng dữ liệu số để phát triển hệ thống mạng lưới điện thông minh
(smart grid).
- Triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo
trong các hoạt động điều tiết sản xuất và tiêu thụ điện;
- Số hóa mạng lưới, chuỗi cung ứng sản
xuất cơ bản trong hoạt động công nghiệp từ nguyên liệu thô tới thành phẩm
thương mại.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong điều
tiết thị trường, điều tiết sản xuất và phân phối trên cơ sở sử dụng dữ liệu số
giám sát thị trường.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành Công thương tải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các trường dữ liệu quốc
gia về công thương do Bộ Công thương quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành
công nghiệp, thương mại và năng lượng.
*) Dữ liệu số ngành văn hóa, du lịch:
- Số hóa cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm:
điểm du lịch, đại lý du lịch, tuyến du lịch, dịch vụ du lịch để tạo hạ tầng dữ
liệu số cơ bản dùng chung.
- Xây dựng dữ liệu số về làng văn hóa,
không gian văn hóa, di sản văn hóa để cung cấp rộng rãi trên Internet hỗ trợ quảng
bá văn hóa tỉnh Lào Cai.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành văn hóa, du lịch đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các trường dữ liệu quốc
gia về văn hóa, du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành Văn
hóa, ngành Du lịch.
*) Dữ liệu số trong quản lý đô thị:
- Số hóa toàn bộ hạ tầng không gian đô
thị trên nền GIS, cơ sở hạ tầng đô thị (điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác
thải, môi trường, chất thải rắn, cây xanh); quy hoạch đô thị tạo thành hệ cơ sở
dữ liệu đô thị cơ bản và chia sẻ cho các ứng dụng khai thác sử dụng.
- Kết nối dữ liệu, xây dựng dữ liệu
thông minh, gắn kết để triển khai các giải pháp tự động hóa; thu thập dữ liệu
quan trắc đô thị, dữ liệu giám sát đô thị và ứng dụng các công nghệ trí tuệ
nhân tạo, bigdata để hỗ trợ trong quản lý và điều hành đô thị.
- Hình thành hệ thống quản lý thông
tin ngành Xây dựng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu các trường dữ liệu quốc gia về
xây dựng do Bộ Xây dựng quy định.
- Hình thành Kho dữ liệu, IOC ngành
Xây dựng, quản lý đô thị.
*) Dữ liệu số trong quản lý cửa khẩu,
logistic:
Dữ liệu số trong quản lý an ninh trật
tự:
Trong quá trình triển khai các hệ thống/phần
mềm của các Sở, ngành thì cần dựa theo bảng thông tin cần quản lý. Trường hợp
mà nhóm thông tin cân xây dựng mà do Bộ, ngành chủ quản xây dựng thì cần có
phương án kết nối, tích hợp để có thể quản lý các dữ liệu đó phục vụ nhu cầu
khai thác của UBND tỉnh và các cơ quan khác khi có nhu cầu. Chi tiết danh mục
thông tin của các ngành xem tại Phụ lục 04: Danh mục thông tin quản lý của các
ngành.
VI. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ
DỮ LIỆU
Mô hình quản trị dữ liệu của tỉnh quy
định các chính sách và tiêu chuẩn kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, vai trò và trách
nhiệm của các bên liên quan để đảm bảo cho dữ liệu được tạo lập với chất lượng
cao, luôn được cập nhật (đúng, đủ, sạch, sống), được chia sẻ và sử dụng một
cách có hiệu quả, phục vụ cho phát triển của tỉnh.
Mô hình quản trị dữ liệu bao gồm các
bên tham gia với các vai trò như sau:
Chủ quản dữ liệu:
Chủ quản dữ liệu là các bên tham gia với
vai trò chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng dữ liệu, thực thi các quyền
chia sẻ, cung cấp dữ liệu và dịch vụ dữ liệu cho người sử dụng dữ liệu là cơ
quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn.
Chủ quản dữ liệu là UBND tỉnh. UBND tỉnh
ủy quyền chủ quản dữ liệu cho các Sở, Ban, Ngành theo chức năng, nhiệm vụ cho
các nhóm dữ liệu. Chủ quản dữ liệu có thẩm quyền cấp quyền truy cập dữ liệu người
sử dụng theo các cấp độ khác nhau cũng như yêu cầu các bên tham gia với vai trò
là người tạo lập và cập nhật dữ liệu thực hiện các công việc liên quan đến dữ
liệu. Chủ quản dữ liệu có vai trò cao cấp nhất trong hệ thống quản trị dữ liệu.
Tạo lập và cập nhật dữ liệu:
Tạo lập và cập nhật dữ liệu là vai trò
của bên tham gia chịu trách nhiệm tạo lập, cập nhật các nguồn dữ liệu chuyên đề
để chia sẻ thông qua kho dữ liệu dùng chung của tỉnh.
Việc tạo lập, cập nhật dữ liệu cũng
như cung cấp các dịch vụ kết nối dữ liệu được đảm nhiệm bởi các cơ quan có chức
năng nhiệm vụ liên quan đến nguồn dữ liệu cho kho dữ liệu dùng chung. Như vậy, các
Sở, Ban, ngành chuyên môn sẽ vừa đóng vai trò cao cấp là chủ quản dữ liệu đồng thời
thực hiện vai trò của người tạo lập và cập nhật dữ liệu cho kho dữ liệu dùng
chung.
Giám sát thực thi:
Giám sát và điều phối chia sẻ dữ liệu
là bên tham gia với vai trò quản lý kho dữ liệu dùng chung, giám sát quá trình
tạo lập tiêu chuẩn dữ liệu, tạo lập và cập nhật dữ liệu, công bố thông tin về
kho dữ liệu dùng chung, công bố và quản lý các dịch vụ chia sẻ dữ liệu, đảm bảo
hạ tầng công nghệ thông tin cho Trung tâm dữ liệu dùng chung.
Theo chức năng, nhiệm vụ thì cơ quan
đóng vai trò giám sát, thực thi việc chia sẻ dữ liệu là Sở TTTT. Liên quan đến
vai trò giám sát thực thi chia sẻ dữ liệu thông qua kho dữ liệu dùng chung, Sở
TTTT chịu trách nhiệm như sau:
► Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
cho kho dữ liệu dùng chung.
► Xây dựng và quản lý Cổng thông tin dữ liệu mở
của tỉnh với các chức năng giới thiệu dịch vụ dữ liệu, hướng dẫn kết nối vào
các CSDL chuyên ngành được chia sẻ trong kho dữ liệu dùng chung.
► Hỗ trợ các cơ quan chủ quản dữ liệu xây dựng
tiêu chuẩn, nội dung dữ liệu cho các dữ liệu được chia sẻ qua kho dữ liệu dùng
chung.
► Giám sát thực hiện quá trình chia sẻ dữ liệu,
đảm bảo tính thông suốt và liên tục của dữ liệu được chia sẻ qua kho dữ liệu dùng
chung.
Sử dụng dữ liệu:
Sử dụng dữ liệu là các bên tham gia với
vai trò là người sử dụng dữ liệu cho các mục đích quản lý nhà nước, hoặc tạo lập,
xây dựng các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ các dịch vụ dữ liệu được
cung cấp từ kho dữ liệu dùng chung, tra cứu thông tin được công bố
Tùy theo mục đích sử dụng dữ liệu, người
sử dụng có thể là UBND tỉnh, các cơ quan nhà nước phân theo Sở, Ngành, chính
quyền địa phương các cấp.
► Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: sử dụng dữ liệu được
tổng hợp từ các nguồn dữ liệu trong kho dữ liệu dùng chung cho các mục đích xây
dựng chính sách, chủ trương, kế hoạch cụ thể trong phát triển kinh tế xã hội,
quy hoạch tổng thể hoặc các quy
hoạch chuyên ngành. Nguồn dữ liệu có tính cập nhật cao, thông tin chi tiết và đầy
đủ, có độ chính xác cao cung cấp các thông tin chính xác trong quá trình ra quyết
định.
► Các Sở, Ban, Ngành sử dụng dữ liệu được liên
thông, chia sẻ thông qua các dịch vụ dữ liệu, hoặc chia sẻ trực tiếp bằng cách
tạo bản sao dữ liệu cho công tác quản lý nhà nước, hỗ trợ phát triển kinh tế xã
hội trong các lĩnh vực của ngành mình. Các Sở, Ban, Ngành dựa trên dữ liệu được
chia sẻ để xây dựng các hệ thống thông tin chuyên ngành.
► Các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch
vụ dữ liệu để phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin, tạo ra giá trị gia
tăng từ dữ liệu trong phạm vi tỉnh.
► Người dân có quyền tiếp cận một số nguồn dữ
liệu mở, hoặc được hưởng lợi gián tiếp nhờ sự liên thông thông tin, đơn giản
hóa và tin học hóa các thủ tục hành chính.
VII. CHÍNH SÁCH, TIÊU
CHUẨN DỮ LIỆU
1. Chính sách
dữ liệu
► Khi triển khai các hệ thống/phần mềm các cơ
quan nhà nước cần công bố rõ các điều khoản thu thập, khai thác về dữ liệu đối
với người sử dụng.
► Bám sát theo các chính sách về bảo vệ dữ liệu
cá nhân, đảm bảm bí mật dữ liệu nhà nước theo các quy định hiện hành.
► Trong quá trình thẩm định dự án CNTT, yêu cầu
Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định về sự trùng lặp với các dự án hình thành
dữ liệu của quốc gia; dữ liệu của Bộ, ngành nhằm đảm bảo dữ liệu có tính kế thừa,
tránh trùng lắp dữ liệu.
► Trong tổ chức cơ quan nhà nước cần ban hành
chính sách về đảm bảo an toàn dữ liệu, đưa ra các điều khoản, hướng dẫn để
tránh những lỗ hổng gây mất an
toàn dữ liệu, đặc biệt là yếu tố con người.
2. Tiêu chuẩn
dữ liệu
► Tiêu chuẩn về đặt tên:
Tên cơ sở dữ liệu: ưu tiên đặt tên
theo hệ thống/phần mềm xây dựng;
Tên thực thể: sử dụng tiếng Anh (nếu sử
dụng tiếng Anh thì trong tài liệu thiết kế cần lập bảng từ viết tắt) hoặc tiếng
Việt không dấu, tên thực thể cần đúng với đối tượng nghiệp vụ quản lý hoặc cần
trừu tượng hoá thực thế để tránh manh mún dữ liệu.
Tên thuộc tính: sử dụng tiếng Anh (nếu
sử dụng tiếng Anh thì trong tài liệu thiết kế cần lập bảng từ viết tắt) hoặc tiếng
Việt không dấu, tên thuộc tính cần đúng với các thực thế trong nghiệp vụ.
► Tiêu chuẩn về mô hình hóa: Mô hình hoá dữ liệu
bằng ngôn ngữ mô hình hoá UML - sử dụng biểu đồ ERD.
► Tiêu chuẩn về thực thể lưu trữ: Một thực thể
lưu trữ dữ liệu cần đảm bảo đáp ứng tối thiểu các thuộc tính quản lý sau:
Thực thế quản lý (entity): Sự trừu tượng
hoá cho người, vật, địa điểm, sự kiện hoặc khái niệm được mô tả (hoặc đặc tính
hoá) thông qua các thuộc tính/phần tử thông dụng. Ví dụ “Người” và “cơ quan nhà
nước” là các thực thể dữ liệu. Một phiên bản của thực thể thể hiện một biểu diễn
của thực thế dữ liệu, ví dụ công dân, người đóng thuế là biểu diễn của thực thể
“Người”.
Các phần tử/thuộc tính (data
elements/attributes): Các thuộc tính của một thực thể dữ liệu mà chứa đựng các
thông tin về trạng thái của nó.
Kiểu dữ liệu (data type): Ràng buộc về
kiểu biểu diễn vật lý mà một phiên bản của đối tượng/thuộc tính dữ liệu có thể
giữ (ví dụ “string” hay “integer”). Để có thể chọn đúng kiểu dữ liệu thì cần
liên hệ với giá trị thực tế về kiểu dữ liệu của thuộc tính mô tả. Ví dụ như tuổi
của con người thì không thể là số âm, cũng không thể là số thập phân mà là số
nguyên dương.
Các quan hệ dữ liệu (data
relationships): Mô tả mối quan hệ giữa 2 thực thể dữ liệu. Ví dụ thực thể “Người”
liên quan đến thực thể “Địa chỉ” bởi mối quan hệ “sống tại”.
► Tiêu chuẩn về định dạng dữ liệu chia sẻ: Dữ
liệu chia sẻ dữ liệu cần tuân thủ theo các định dạng chia sẻ dữ liệu mở, được sử
dụng phổ biến trong các hệ thống với nhau. Một số định dạng dữ liệu phổ biến là
XML hoặc JSON. Có thể xem xét áp dụng các định dạng chia sẻ dữ liệu mới tiên tiến.
► Tiêu chuẩn về an toàn thông tin: đáp ứng các
tiêu chuẩn về an toàn thông tin theo các quy định hiện hành; đảm bảo có các
công nghệ kỹ thuật mã hóa/giải mã đối với các dữ liệu nhạy cảm, quan trọng.
► Tiêu chuẩn về công nghệ dữ liệu:
Phân tích, lựa chọn phù hợp công nghệ
dữ liệu cho từng bài toán, mục đích sử dụng.
Với các bài toán phân tích dữ liệu lớn
thì xem xét sử dụng các công nghệ chuyên phục vụ dữ liệu lớn.
Ưu tiên sử dụng các công nghệ dữ liệu
phổ biến, mã nguồn mở. Tận dụng các thư viện của các ngôn ngữ lập trình chuyên
về phân tích xử lý dữ liệu như Python, R.
► Tiêu chuẩn về lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu cần được
lưu tập trung tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh (DC); dữ liệu cần được lưu trữ
theo các quy định hiện hành về lưu trữ dữ liệu.
► Tiêu chuẩn về trải nghiệm sử dụng: thu thập dữ
liệu một lần duy nhất và chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu để hạn chế việc người
dùng nhập lại thông tin mà hệ thống/phần mềm, cơ quan nhà nước đã thu thập; thiết
kế hệ thống/phần mềm theo hướng hệ thống tự động hoá các thao tác người dùng,
người dùng là chốt chặn cuối để xác nhận thao tác.
VIII. CÁC NỘI DUNG CẦN
THỰC HIỆN KHI TRIỂN KHAI HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CHUYÊN NGÀNH
Nhằm phục vụ công tác quản lý, điều
hành của lãnh đạo tỉnh và các cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ công phục
vụ người dân và doanh nghiệp, việc triển khai các hệ thống thông tin chuyên
ngành và cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần đảm bảo tính phù hợp và đầy đủ của dữ
liệu chuyên ngành, đảm bảo sử dụng hiệu quả cho nhiều mục đích khác nhau, được
sử dụng lâu dài, và được chia sẻ để dữ liệu được sử dụng nhiều nhất, đem lại hiệu
quả cao nhất, đồng thời phù hợp với các quy định pháp luật về đầu tư dự án công
nghệ thông tin theo Nghị định 73/2019/NĐ-CP .
Để đạt được điều này, khi xây dựng,
triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành và cơ sở dữ liệu chuyên ngành
thì các Sở, ngành cần thực hiện các nội dung công việc như sau:
1. Xây dựng danh mục hệ thống thông
tin chuyên ngành: Danh mục hệ thống thông tin chuyên ngành cần được thiết lập dựa
trên kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin, nhu cầu ngắn hạn và tầm nhìn
dài hạn của mỗi ngành, và có sắp xếp theo mức độ ưu tiên.
2. Xây dựng Kế hoạch số hóa, tạo lập dữ
liệu; hướng dẫn nội dung, phương án, quy trình, chuẩn dữ liệu để thực hiện số
hóa, tạo lập dữ liệu;
3. Việc tạo lập, số hóa dữ liệu cần phải
thực hiện song song với việc xây dựng hệ thống thông tin chuyên ngành để đảm bảo
dữ liệu sau khi dữ liệu hoàn thiện đến đâu thì đưa vào hệ thống thông tin chuyên
ngành đến đó, dữ liệu luôn được cập nhật.
4. Xây dựng danh mục cơ sở dữ liệu
chuyên ngành
- Danh mục Cơ Sở dữ liệu chuyên ngành phù
hợp với chuẩn dữ liệu chuyên ngành hiện có, đáp ứng các nhu cầu dữ liệu của các
sở, ban, ngành và các huyện.
- Danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành
cần quy định về chuẩn dữ liệu, nội dung dữ liệu, cấu trúc, định dạng dữ liệu,
xác định được các nguồn dữ liệu mà hệ thống cần có từ các cơ quan khác, xác định
các dữ liệu có thể chia sẻ cho các cơ quan nhà nước khác và các dữ liệu mở cho
người dân, doanh nghiệp khai thác
5. Triển khai các hệ thống thông tin
quản lý chuyên ngành thống nhất trên toàn tỉnh, từ Sở, ngành đến các huyện/thị
xã/thành phố và các xã/phường/thị trấn.
6. Xây dựng Kho dữ liệu ngành: tích hợp
dữ liệu từ các phần mềm chuyên ngành; nguồn dữ liệu khác để làm giàu kho dữ liệu
ngành, phục vụ khai thác, chia sẻ dữ liệu của ngành đối với các đơn vị của sở,
ngành; và đầu mối để chia sẻ dữ liệu cho các hệ thống khác.
7. Xác định các chỉ số KPI và ngưỡng
phục vụ quản lý, điều hành của ngành, lĩnh vực mình quản lý.
8. Xây dựng quy chế vận hành Hệ thống
thông tin quản lý chuyên ngành, quy định trách nhiệm của các đơn vị trong việc
quản lý, sử dụng, cập nhật, duy trì dữ liệu liên tục, chia sẻ dữ liệu vào Kho dữ
liệu dùng chung.
9. Xây dựng danh mục các dịch vụ chia
sẻ dữ liệu bao gồm nội dung dữ liệu, cấu trúc, định dạng dữ liệu được chia sẻ,
hình thức, cơ chế chia sẻ, trong đó ưu tiên chia sẻ dưới dạng dịch vụ dữ liệu
(API) có kiểu dữ liệu XML/JSON. Ngoài ra, trong một số trường hợp tùy thuộc vào
nguồn dữ liệu, các quy định về bảo vệ dữ liệu thì có thể chia sẻ thông qua tạo
bản sao dữ liệu trên máy chủ của Kho dữ liệu dùng chung hoặc chia sẻ qua các tệp
file: Excel/CSV. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu sẽ thực hiện bằng các dịch vụ dữ
liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh.
10. Công bố Danh mục hệ thống thông
tin chuyên ngành, danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành, danh mục các dịch vụ
chia sẻ dữ liệu, danh mục dữ liệu được chia sẻ dưới dạng tệp tin trên Cổng dữ
liệu mở của tỉnh.
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Hỗ trợ các Sở, Ban, Ngành xây dựng
danh mục hệ thống thông tin danh mục, danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành, danh
mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu.
- Rà soát, cập nhật các danh mục dữ liệu
dùng chung của tỉnh.
- Thiết lập các tiêu chuẩn, quy chuẩn
dữ liệu của các CSDL dùng chung; rà soát, thẩm định tiêu chuẩn dữ liệu của các
CSDL ngành mà các đơn vị triển khai.
- Chủ trì nghiên cứu lộ trình áp dụng
các công nghệ phân tích, xử lý dữ liệu theo các xu hướng chung của thế giới.
- Chủ trì thực hiện lập từ điển dữ liệu
các ngành, lĩnh vực nhằm phục vụ công tác quản lý dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu.
- Chủ trì triển khai tích hợp, xây dựng
các dữ liệu dùng chung (dữ liệu chủ) của tỉnh.
- Phối hợp với các đơn vị công bố danh
mục hệ thống thông tin chuyên ngành, danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành, danh
mục các dịch vụ chia sẻ dữ liệu trên Cổng dữ liệu mở của tỉnh.
- Cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin
đảm bảo an toàn thông tin của các hệ thống tại Trung tâm dữ liệu tỉnh.
- Nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân
tỉnh việc thành lập bộ máy chuyên trách quản trị dữ liệu của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các doanh nghiệp
uy tín để đào tạo, bổ sung kỹ năng phân tích dữ liệu lớn cho các cán bộ chuyên
trách IT của các sở, ban, ngành.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình triển
khai của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh; chủ động nắm bắt các khó khăn, vướng mắc có khả năng ảnh hưởng đến
chất lượng, tiên độ của Kế hoạch và phối hợp với các đơn vị tìm phương án giải
quyết, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Các Sở, ban, ngành
- Chủ trì xây dựng danh mục hệ thống
thông tin danh mục, danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành, danh mục các dịch vụ
chia sẻ dữ liệu chuyên ngành.
- Chủ trì xây dựng chi tiết chiến lược
dữ liệu phát triển ngành, lấy đó làm thước đo để triển khai các hệ thống/phần mềm;
hướng đến ứng dụng các công nghệ phân tích, xử lý dữ liệu lớn vào phân tích các
bài toán bằng dữ liệu của ngành mình.
- Triển khai các hệ thống thông tin quản
lý chuyên ngành thống nhất trên toàn tỉnh, từ Sở, ngành đến các huyện/thị xã và
các sở ngành có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện/thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai số hóa, tạo lập cơ sở
dữ liệu chuyên ngành đảm bảo sau khi dữ liệu hoàn thiện đến đâu thì đưa vào hệ
thống thông tin chuyên ngành đến đó, dữ liệu luôn được cập nhật.
- Tham mưu, đề xuất với Sở Thông tin
và Truyền thông về những thay đổi quy định dữ liệu ngành để làm cơ sở cập nhật
Chiến lược dữ liệu hằng năm.
- Đề xuất với Sở Thông tin và Truyền
thông về việc tổ chức các hội thảo chuyên sâu về phân tích, xử lý dữ liệu trong
ngành, lĩnh vực của cơ quan mình.
3. Ủy ban nhân dân các huyện/thị
xã/thành phố
- Phối hợp cùng các sở, ngành trong việc
triển khai các hệ thống thông tin chuyên ngành và số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu
chuyên ngành.
Đề xuất nhu cầu về phân cấp, phân quyền
dữ liệu để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo.
Phụ
lục 01
DANH MỤC DỮ LIỆU DÙNG CHUNG
TT
|
Dữ liệu dùng chung
|
Các thông
tin cơ bản/Mô tả
|
Cơ quan chủ
trì cập nhật
|
1
|
Công dân
|
- Số định danh
- Họ và tên
- Ngày, tháng, năm sinh
- Giới tính
- Nơi đăng ký khai sinh
- Quê quán
- Dân tộc
- Tôn giáo
- Quốc tịch
- Tình trạng hôn nhân
- Nơi thường trú
- Nơi ở hiện tại
- Và các thông tin khác
|
Công an tỉnh
|
2
|
Doanh nghiệp
|
- Mã số doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp
- Ngành, nghề kinh doanh
- Mã số địa điểm kinh doanh
- Địa chỉ doanh nghiệp
- Điện thoại
- Email
- Chủ sở hữu
- Vốn điều lệ
- Người đại diện theo pháp luật
- Và các
thông tin khác
|
Sở Kế hoạch
và Đầu tư
|
3
|
Đất đai
|
- Nhóm dữ liệu về người: gồm dữ liệu
người quản lý đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người sử dụng
đất, chủ Sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, người có liên quan đến
các giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về thửa đất: gồm dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của thửa đất;
- Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với
đất: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất;
- Nhóm dữ liệu về quyền: gồm dữ liệu
thuộc tính về tình trạng sử dụng của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất; hạn chế quyền và nghĩa vụ trong sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất; giao dịch về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất;
- Nhóm dữ liệu về thủy hệ: gồm dữ liệu
không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống thủy văn và hệ thống thủy lợi;
- Nhóm dữ liệu về giao thông: gồm dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về hệ thống đường giao thông;
- Nhóm dữ liệu về địa giới: gồm dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về mốc và đường địa giới hành chính các
cấp;
- Nhóm dữ liệu về địa danh và ghi
chú: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về vị trí, tên của các đối
tượng địa danh sơn văn, thủy văn, dân cư, và các ghi chú khác;
- Nhóm dữ liệu về điểm khống chế tọa
độ và độ cao: gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về điểm khống chế
tọa độ và độ cao trên thực địa phục vụ đo vẽ lập bản đồ địa chính;
- Nhóm dữ liệu về quy hoạch: gồm dữ
liệu không gian và dữ liệu thuộc tính về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch
sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông và các loại quy hoạch
khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ công trình.
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
4
|
Cán bộ,
công chức, viên chức
|
Họ và tên, giới tính, ngày sinh, số
điện thoại, email, trạng thái làm việc, tên đăng nhập, mã cán bộ, đơn vị công
tác, chức danh, chức vụ khác, dân tộc, số CMND/CCCD, nơi cấp, quê quán, hộ khẩu
thường trú, hộ khẩu tạm trú, ngày ký hợp đồng, ngày tuyển dụng tập sự, ngày hết
hạn tập sự, ngày bổ nhiệm ngạch, mã ngạch, bậc lượng, hệ số, thời điểm nâng
lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khác, trình độ chuyên môn cao nhất, chuyên
ngành, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ tiếng anh,
trình độ ngoại ngữ khác, trình độ tin học, ngày vào đảng, đơn vị kết nạp,
ngày chính thức vào đảng, hình thức khen thưởng cao nhất, số sổ BHXH...)
|
Sở Nội vụ
|
5
|
TTHC
|
Thống nhất về mã thủ tục, tên thủ tục,
quy trình thực hiện để bảo đảm liên thông giữa các hệ thống: Cổng DVC, Cổng
DVC quốc gia, HTTT một cửa điện tử, Hệ thống thanh toán DVC trực tuyến Chính
phủ (PayGov)...Do đó, cần thiết có CSDL dùng chung về TTHC; chứa các trường
thông tin cơ bản: Danh sách, số lượng, tên TTHC, mã số, cơ quan công bố/công khai;
cơ quan thực hiện, lĩnh vực, quy trình xử lý...
|
Văn phòng
UBND tỉnh
|
6
|
Người sử dụng
|
Người sử dụng hệ thống trong các cơ
quan, đơn vị; Người sử dụng hệ thống là người dân, doanh nghiệp.
Chứa các thông tin chính: Số TK, Tên
đăng nhập, Mật khẩu, Họ tên, mã định danh, email, số điện thoại, địa chỉ liên
hệ,...
|
Sở Thông
tin và Truyền thông
|
7
|
Lưu trữ cơ quan;
lưu trữ lịch sử
|
Lưu trữ toàn bộ các tài liệu lưu trữ
điện tử của cơ quan và định kỳ chuyển các hồ sơ, tài liệu điện tử phải lưu trữ
lịch sử vào CSDL lưu trữ lịch sử theo các tiêu chuẩn theo quy định.
|
Sở Nội vụ
|
8
|
Sơ đồ tổ chức
|
Lưu trữ các thông tin về sơ đồ tổ chức,
tên phòng/ban, thông tin liên hệ, ... dùng chung toàn tỉnh
|
Sở Nội vụ
|
9
|
Biểu mẫu
|
Lưu trữ các biểu mẫu theo các lĩnh vực,
nhiệm vụ để chia sẻ, tái sử dụng trong các cơ quan nhà nước
|
Sở Nội vụ
|
10
|
Văn bản
pháp luật
|
Loại văn bản, cơ quan ban hành, tình
trạng hiệu lực, thời gian ban hành, số văn bản, ...
|
Sở Tư pháp
|
11
|
Danh mục
dùng chung
|
Đồng bộ danh mục dùng chung theo quốc
gia quy định; Đồng nhất các danh mục được sử dụng chung trong các cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh.
|
Sở Thông
tin và Truyền thông
|
12
|
Báo cáo
|
Lưu trữ các thông tin báo cáo, sử dụng
chung trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
|
Văn phòng
UBND tỉnh
|
13
|
Logs
|
Lưu trữ tập trung các dữ liệu logs từ
các hệ thống/phần mềm của các cơ quan, để giám sát tập trung, hỗ trợ quản trị
vận hành CNTT của tỉnh.
|
Sở Thông
tin và Truyền thông
|
14
|
Kho dữ liệu
tỉnh
|
Tổng hợp dữ liệu từ các CSDL và các
nguồn dữ liệu khác. Nơi cung cấp dữ liệu cho tổng hợp, báo cáo, thông kê,
phân tích...
|
Sở Thông
tin và Truyền thông
|
15
|
Dữ liệu
chuyên ngành
|
Lưu trữ dữ liệu dùng chung của các
ngành nhằm phục vụ chia sẻ cho các cơ quan, đơn vị khác có nhu cầu khai thác,
sử dụng. Các Sở, ngành chủ động xác định các đối tượng dữ liệu dùng chung để
chia sẻ trong ngành và mở ra cho cơ quan nhà nước khác có nhu cầu sử dụng.
|
Các Sở,
ngành
|
Phụ
lục 02:
DANH MỤC CÁC HỆ THỐNG/PHẦN MỀM DÙNG CHUNG CỦA TỈNH LÀO
CAI
Mô tả: Nhằm đảm bảo dữ liệu dùng chung
được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và tránh đầu tư manh mún ở nhiều đơn vị trên
địa bàn tỉnh thì việc đầu tư các hệ thống/phần mềm dùng chung là rất cần thiết. Dưới
đây là một số hệ thống/phần mềm cần đầu tư theo hình thức phần mềm dùng chung của
tỉnh, cụ thể như bảng dưới đây:
TT
|
Hệ thống/phần
mềm dùng chung toàn tỉnh
|
1
|
Cổng dịch vụ công trực tuyến khối Đảng,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.
|
2
|
Phần mềm Quản lý văn bản và ý kiến
chỉ đạo điều hành tỉnh Lào Cai
|
3
|
Thư điện tử tỉnh Lào Cai
|
4
|
Hệ thống giải quyết thủ tục hành
chính tỉnh Lào Cai
|
5
|
Nền tảng điện toán đám mây tỉnh Lào
Cai
|
6
|
Nền tảng quản trị công việc tổng thể
tỉnh Lào Cai
|
7
|
Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng
hợp tỉnh Lào Cai
|
8
|
Nền tảng an toàn, an ninh mạng (SOC) tỉnh
Lào Cai
|
9
|
Nền tảng bản đồ nền (GIS) tỉnh Lào
Cai
|
10
|
Nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng
chung tỉnh Lào Cai
|
11
|
Hệ thống họp trực tuyến tỉnh Lào Cai
|
12
|
Nền tảng số hoá và bóc tách dữ liệu
tỉnh Lào Cai
|
13
|
Hệ thống báo cáo tổng hợp tỉnh Lào
Cai
|
14
|
Nền tảng trung tâm giám sát điều
hành thông minh (IOC) tỉnh Lào Cai
|
15
|
Phần mềm Cổng dữ liệu mở tỉnh Lào
Cai
|
16
|
Phần mềm chấm điểm chỉ số chuyển đổi
số tỉnh Lào Cai
|
17
|
Nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) tỉnh
Lào Cai: trong đó gồm trợ lý ảo, tổng đài tự động, chuyển đổi giọng nói, huấn
luyện mô hình.
|
18
|
Nền tảng thiết bị IOT tỉnh Lào Cai
|
19
|
Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở
(MOOCS) tỉnh Lào Cai
|
20
|
Ứng dụng công dân số tỉnh Lào Cai
|
21
|
Nền tảng xác thực, định danh tỉnh
Lào Cai
|
22
|
Nền tảng theo dõi, giám sát thông
tin trên môi trường mạng Internet
|
Phụ
lục 03:
DANH MỤC DỮ LIỆU DỰ BÁO ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TẠI CÁC NGÀNH,
LĨNH VỰC
TT
|
Tên dịch vụ
|
1
|
Lĩnh vực Y tế
|
|
Dự đoán tình trạng xấu đi của bệnh
nhân trong 60 phút tới
|
|
Dự báo về tình trạng bệnh mãn tính
|
|
Dự báo về khả năng bùng dịch bệnh
|
|
Dự báo về số người phù hợp ở từng ca
trực
|
|
Dự đoán khả năng hao mòn và hỏng hóc
của một số bộ phận thiết bị y tế
|
|
Dự báo về tình trạng giường bệnh tại
các bệnh viện
|
|
Dự báo về số lượng các thiết bị y tế
|
|
Dự đoán về gian lận BHXH
|
|
Dự đoán tình trạng nghỉ việc của bác
sĩ
|
|
Dự báo về địa điểm xây dựng bệnh viện
|
|
Dự báo về nhân lực ngành y tế
|
|
Dự báo về dân số trên địa bàn tỉnh
|
2
|
Lĩnh vực Giáo dục
|
|
Dự đoán về tình trạng nghỉ học của học
sinh
|
|
Dự báo về số lượng tuyển sinh của
các trường trên địa bàn tỉnh
|
|
Dự đoán về tình trạng bỏ thi tốt
nghiệp THPT
|
|
Dự đoán về tình trạng bỏ thi cao đẳng/đại
học
|
|
Dự báo về tình trạng nguồn nhân lực
tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
|
|
Dự đoán về tình trạng làm của giáo
viên
|
|
Dự báo về tình trạng vật chất tại
trường
|
3
|
Nông nghiệp
|
|
Dự báo về sản lượng sản xuất nông sản
|
|
Dự báo về diện tích đất canh tác
nông nghiệp
|
|
Dự báo về giá bán nông sản
|
|
Dự báo về thị trường buôn bán nông sản
|
4
|
Kế hoạch, tài
chính, ngân hàng
|
|
Dự đoán về cá nhân trốn thuế
|
|
Dự đoán về doanh nghiệp trốn thuế
|
|
Dự báo về tổng thu ngân sách
|
|
Dự báo về tổng chi ngân sách
|
|
Dự đoán về khả năng vỡ nợ của doanh
nghiệp
|
5
|
Giao thông vận tải
và logistics
|
|
Dự báo số lượng phương tiện ra vào tỉnh
|
|
Dự đoán tình trạng hư hỏng của thiết
bị
|
6
|
Tài nguyên và môi
trường
|
|
Dự báo về tình trạng ô nhiễm trên địa
bàn tỉnh
|
|
Dự báo về sản lượng khai thác tài
nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh
|
|
Dự đoán về tình trạng xả thải trái
phép
|
|
Dự báo về tình trạng sụt lở, lũ quét
|
|
Dự báo về tình trạng phá rừng
|
7
|
Sản xuất công nghiệp,
năng lượng, thương mại
|
|
Dự báo về số lượng doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp
|
|
Dự đoán về nhu cầu sử dụng năng lượng
tại các khu công nghiệp
|
|
Dự báo về nguồn nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất công nghiệp
|
8
|
Du lịch
|
|
Dự báo về số lượng du khách đến tỉnh
để thăm quan du lịch
|
|
Dự doán báo về nhu cầu dịch vụ của
du khách
|
Phụ
lục 04:
DANH MỤC DỮ LIỆU CẦN QUẢN LÝ CỦA CÁC NGÀNH
1. Danh mục dữ
liệu cần quản lý của các cơ quan khối Đảng, Mật trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội
TT
|
Tên nhóm dữ liệu
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
Cổng dịch vụ công trực tuyến khối Đảng,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh
|
Cơ sở dữ liệu:
- Thông tin về các cơ quan khốiĐảng,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh
- Thông tin về thủ tục hành chính.
- Thông tin về dịch vụ công trực tuyến.
- Thông tin tổng hợp, thống kê giải
quyết thủ tục hành chính.
- Thông tin hồ sơ
- Thông tin kết quả xử lý
- Thông tin người nộp hồ sơ
Đánh giá độ hài lòng
|
Các cơ quan khối Đảng, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
|
- Hỗ trợ về tình hình giải quyết, kết
quả giải quyết TTHC trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông
tin một cửa tỉnh
- Là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ
trợ tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC, dịch vụ công trực tuyến theo quy định của
pháp luật.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến của
các cơ quan khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ
cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã
|
2
|
Phần mềm xếp lịch của các cơ quan khối
Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
|
Cơ sở dữ liệu:
- Dữ liệu về xếp lịch công tác, lịch
làm việc, lịch họp của các
- đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, lãnh
đạo các cơ quan, đơn vị
|
Các cơ quan khối Đảng, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
|
- Quản lý người dùng & phân quyền:
Quản trị viên của từng đơn vị, phân quyền sử dụng cho từng đối tượng người
dùng.
- Quản lý Danh mục: Quản trị mạng của
các cơ quan, đơn vị có thể quản lý các danh mục được sử dụng trong hệ thống.
- Quản lý Đơn vị: Là chức năng quản
trị mạng của các cơ quan, đơn vị quản lý trong quy trình giao việc của hệ thống.
- Quản lý Lịch làm việc: là chức
năng quản lý thông tin chi tiết của Lịch làm việc đơn vị
- Quản lý Duyệt lịch để công khai lịch
- Quản lý báo cáo, hệ thống phân
tích dữ liệu.
- Thường xuyên nâng cấp, cập nhật
các chức năng, tính năng hữu ích, thông dụng, hiện đại và cung cấp dịch vụ tiện
ích cho người sử dụng, đáp ứng yêu cầu chung của người sử dụng.
- Tích hợp với Cơ sở dữ liệu dùng
chung của tỉnh Lào Cai. Qua đó các hệ thống khác có thể lấy dữ liệu về và sử
dụng lại dữ liệu. Thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình sử dụng phần
mềm.
|
3
|
Phần mềm quản lý họp (phòng họp
không giấy)
|
Cơ sở dữ liệu:
- Đảm bảo về công tác quản lý, tạo
cuộc họp, chuẩn bị nội dung, cập nhật tài liệu lên phần mềm để cho đại biểu
tra cứu, thống kê các cuộc họp đã tham gia của các thành viên.
|
Các cơ quan khối Đảng, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
|
- Tổ chức và luu trữ các tài liệu
theo cấu trúc chuyên mục (thư mục), mỗi chuyên mục có thể tương ứng với các kỳ
họp, phiên họp.
- Đại biểu có thể dễ dàng truy cập
và khai thác tài liệu trực tiếp trong các chuyên mục mà không cần download.
- Trong quá trình đại biểu khai thác
tài liệu nếu có ý kiến đóng góp có thể gủi trực tiếp trên hệ thống.
- Cán bộ soạn thảo, quản lý tài liệu
sẽ nhận được thông báo để tổng hợp và chỉnh sửa theo yêu cầu. Tất cả các đại
biểu có quyền khai thác tài liệu sẽ nhìn thấy nội dung góp ý.
- Có màn hình quản lý lịch họp, nhận
thông báo về cuộc họp trực tiếp trên hệ thống và qua hệ thống tin nhắn SMS.
- Cung cấp tính năng điểm danh và
thông báo khi có đại biểu ra, vào cuộc họp
- Liệt kê đầy đủ và chi tiết về nội
dung của một cuộc họp
- Các tài liệu được gắn theo nội
dung cuộc họp, khi đang thực hiện nội dung nào thì tài liệu liên quan sẽ chủ
động được hiển thị trên màn hình. Đại biểu không cần các thao tác tìm kiếm phức
tạp trên hệ thống.
- Cho phép đại biểu đăng tải tài liệu
cá nhân
- Cung cấp tính năng đăng tải các
tài liệu kết luận sau cuộc họp.
- Chủ trì cuộc họp sẽ nhận được
thông báo khi đại biểu đăng kí phát biểu
- Cung cấp các trạng thái:
- + Chờ phát biểu: chủ trì đã duyệt,
đại biểu chờ theo thứ tự để phát biểu
- + Mời phát biểu: Đại biểu đứng lên
phát biểu
- và thông tin về đại biểu sẽ được
đưa lên màn
- hình cho tất đại biểu tham gia cuộc
họp biết
- + Từ chối phát biểu
- Quản lý người dùng & phân quyền:
Quản trị viên (từ nay gọi tắt là QTV) có thể phân quyền sử dụng cho từng đối
tượng người dùng
- Quản lý Nhóm đại biểu: QTV có thể
quản lý các danh mục nhóm đại biểu để dễ dàng chọn đơn vị xin ý kiến, gửi tin
nhắn...
- Quản lý Thông báo: QTV quản lý các
thông báo trên toàn hệ thống.
- Quản lý tin nhắn SMS: QTV Nhắn tin
SMS cho các đại biểu thông qua hệ thống nhắn tin brandname của đơn vị. Thống
kê những người nhận được tin nhắn hoặc tin nhắn lỗi trên hệ thống.
- Quản lý Thông tin phiếu xin ý kiến:
QTV hoặc người dùng (được phân quyền tạo phiếu) có thể lựa chọn các tùy biến
của phiếu xin ý kiến phù hợp với nội dung (ví dụ: nhắn tin, thay đổi ý kiến,
gia hạn, nhắc tin nhắn, ý kiến khác, chọn nhiều ý kiến, xem kết quả...). Thêm
file xin ý kiến (nếu có) từ máy tính hoặc ioffice. Thêm file kết quả xin ý kiến
(nếu có) từ máy tính hoặc ioffice. Thêm bớt người theo dõi, đơn vị xin ý kiến,
cá nhân xin ý kiến ...
- - Báo cáo - Thống kê, xuất file
excel, pdf hoặc máy in.
- Thường xuyên nâng cấp, cập nhật
các chức năng, tính năng hữu ích, thông dụng, hiện đại và cung cấp dịch vụ tiện
ích cho người sử dụng, đáp ứng yêu cầu chung của người sử dụng. Chi phí nâng
cấp, mở rộng tính theo quy định hiện hành.
|
2. Danh mục dữ
liệu phục vụ UBND tỉnh
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
Dữ liệu về theo dõi nhiệm vụ của UBND
tỉnh
|
CSDL theo dõi thực hiện nhiệm vụ của
UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao đơn vị
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Triển khai tập trung, thống nhất
trong các cơ quan, đơn vị để theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban nhân
dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các Sở, ban ngành, huyện,
thành phố. Từ đó, giúp các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố theo dõi, kiểm soát việc thực hiện nhiệm vụ được giao, cũng như báo
cáo kịp thời quá trình thực hiện và kết quả công việc dược giao. Đồng thời,
cũng giúp cho chuyên viên Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc thực
hiện công việc đối với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; nắm được con số cụ thể của từng nhiệm vụ được giao, ở mỗi giai đoạn
đã xử lý, đang xử lý và chưa xử lý
|
2
|
Dữ liệu về các Ban chỉ đạo trên địa
bàn tỉnh
|
CSDL về các Ban chỉ đạo của các đơn
vị trên địa bàn tỉnh
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Xây dựng hệ CSDL về thông tin các
Ban chỉ đạo phục vụ điều hành, thông báo nhiệm vụ của từng ban
|
3
|
Thông tin về các dự án ngoài ngân
sách
|
CSDL dự án đầu tư ngoài ngân sách
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Xây dựng CSDL thông tin của các dự
án đầu tư ngoài ngân sách của tỉnh
|
4
|
Thủ tục hành chính
|
CSDL Thủ tục hành chính, hồ sơ nhận
giải quyết, kết quả giải quyết...
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Hỗ trợ giải quyết TTHC tại Trung tâm
Hành chính công, nhằm tin học hóa giao dịch giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan
hành chính nhà nước và giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau với mục đích
hỗ trợ việc đăng ký và thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị
|
5
|
Dịch vụ công trực tuyến
|
CSDL
- Thông tin về các cơ quan hành
chính Nhà nước của tỉnh
- Thông tin về thủ tục hành chính.
- Thông tin về dịch vụ công trực tuyến.
- Thông tin tổng hợp, thống kê giải
quyết thủ tục hành chính.
- Thông tin hồ sơ
- Thông tin kết quả xử lý
- Thông tin người nộp hồ sơ
- Đánh giá độ hài lòng
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Hỗ trợ về tình hình giải quyết, kết
quả giải quyết TTHC trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông
tin một cửa tỉnh. Là đầu mối cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực
hiện TTHC, dịch vụ công trực tuyến theo quy định của pháp luật. Cung cấp dịch
vụ công trực tuyến của các cơ quan hành chính Nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện
đến cấp xã
|
6
|
Quản lý các nội dung họp, các nội
dung về xin ý kiến các thành viên UBND tỉnh
|
CSDL về các cuộc họp, nội dung và
tài liệu các cuộc họp
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Hỗ trợ số hoá về các cuộc họp, nội
dung về các cuộc họp.
Xây dựng thông tin về các nội dung
xin ý kiến các thành viên UBND
|
7
|
Lịch làm việc, lịch họp
|
CSDL về các lịch làm việc, lịch họp
của cán bộ, công chức
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Số hoá về các nội dung lịch làm việc
của lãnh đạo, cán bộ, công chức
|
8
|
Dữ liệu về tiếp công dân
|
CSDL về các nội dung tiếp công dân
bao gồm thời gian, địa điểm, nội dung, kết quả
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Xây dựng thông tin và số hoá các nội
dung, các lần tiếp công dân
|
9
|
Công báo các thông tin
|
CSDL về các nội dung Công báo tíiông
tin của tỉnh
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Xây dựng các các nội dung về số hoá
công báo để xây dựng nghiệp vụ công báo điện tử. Cung cấp công báo điện tử cấp
tỉnh phục vụ nhu cầu khai thác của tổ chức, cá nhân
|
10
|
Phản ánh kiến nghị
|
CSDL Hệ thống phản ánh kiến nghị.
|
Văn phòng UBND tỉnh
|
Gửi phản ánh kiến nghị, tiếp nhận, xử
lý, công khai kết quả, đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc gia
|
3. Danh mục dữ
liệu ngành Giáo dục và đào tạo
TT
|
Tên CSDL
|
Nhóm CSDL
|
Mô tả chi
tiết
|
1
|
- Nhóm CSDL các cơ sở giáo dục (CSDL
về giáo dục mầm mon, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên)
|
Quản lý dữ liệu về:
- Trường học.
- Lớp học.
- Học sinh
- Đội ngũ (CBL, giáo viên, nhân
viên).
- Cơ sở vật chất trường học và thiết
bị dạy học.
|
Chi tiết theo Thông tư số
42/2021/TT-BGDĐT về việc quy định về cơ sở dữ liệu giáo dục.
- Cơ sở vật chất theo Quy định tại
Thông tư số 13/2020/TT-GDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định
tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường
phổ thông có nhiều cấp học
- Thiết bị dạy học theo Văn bản hợp
nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/201 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Thông tư Danh
mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non;
Thông tư số 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học; Thông tư số
38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục
thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở; Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT
ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành danh mục thiết bị dạy học
tối thiểu cấp Trung học phổ thông;
|
2
|
- Nhóm CSDL Hệ thống hồ sơ quản lý
hoạt động giáo dục
|
Quản lý dữ liệu về hệ thống hồ sơ quản
lý hoạt động giáo dục (Theo Điều lệ trường):
- Đối với nhà trường.
- Đối với tổ chuyên môn.
- Đối với giáo viên
|
Theo Điều lệ trường:
- Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về Điều
lệ Trường mầm non
- Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Trường tiểu học.
- Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều
lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ
thông
|
3
|
- Nhóm CSDL
văn bằng chứng chỉ
|
Quản lý dữ liệu về:
- Bảng điểm
- Văn bằng, chứng chỉ.
|
|
4
|
- Nhóm CSDL
thi đua khen thưởng
|
Quản lý dữ liệu về:
- Thông tin khen thưởng cá nhân.
- Thông tin khen thưởng tập thể.
- Thông tin khen thưởng điển hình
tiên tiến.
- Thông tin tiêu chí đánh giá và
bình xét thi đua.
|
|
5
|
- Nhóm CSDL
thư viện và học liệu
|
Quản lý dữ liệu về:
- Sách điện tử (Sách giáo khoa, sách
giáo viên, sách tham khảo) phục vụ giáo viên, học sinh.
- Danh mục sách truyền thống (Sách
giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, truyện...) phục vụ giáo viên, học
sinh.
- Học liệu hỗ trợ dạy và học (tạp
chí, báo,...).
- Dữ liệu bạn đọc (Giáo viên, học
sinh)
- Hồ sơ, sổ sách của thư viện (Sổ
đăng ký tổng quát; sổ đăng ký cá biệt: sách nghiệp vụ, sách tham khảo, sách
thiếu nhi...; sổ đăng ký sách giáo khoa; sổ mượn, trả sách (học sinh); sổ mượn,
trả sách giáo viên; sổ thống kê bạn đọc.
|
1. Sách (Mã sách, Tên sách, Mã tác
giả, Mã thể loại, Mã NXB, Năm xuất bản)
2. Tác giả (Mã tác giả, Tên tác giả,
website, Ghi chú)
3. Thể loại (Mã thể loại, Tên thể loại)
4. Nhà xuất bản (Mã NXB, Tên NXB, Địa
chỉ, Email, Thông tin người đại diện)
5. Độc giả (Mã độc giả, Tên độc giả,
Địa chỉ, số thẻ)
6. Thẻ thư viện (Số thẻ, Ngày bắt đầu,
Ngày hết hạn, Ghi chú)
7. Nhân viên (Mã nhân viên, Họ tên,
Ngày sinh, số điện thoại)
8. Mượn trả (Mã mượn trả, số thẻ, Mã
nhân viên, Ngày mượn)
9. CT Mượn trả (Mã mượn trả, Mã
sách, Ghi chú, Đã trả, Ngày trả)
|
4. Danh mục dữ
liệu ngành Tài chính
TT
|
Tên nhóm Dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
Quản lý ngân sách
|
Kho dữ liệu thu - chi ngân sách nhà
nước
|
Quản lý thu - chi ngân sách nhà nước
|
Khai thác báo cáo tĩnh tình hình thu
chi ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính; Khai thác
báo cáo biểu đồ; Khai thác báo cáo dạng bản đồ; Khai thác báo cáo trên Mobile
|
2
|
Quản lý ngân sách
|
Hệ thống công khai ngân sách nhà nước
|
Quản lý số liệu công khai ngân sách
nhà nước
|
Công khai số liệu ngân sách nhà nước
bao gồm: Tình hình thực hiện dự toán (quý, 6 tháng, 9 tháng, năm); Quyết toán
ngân sách; Tình hình thực hiện công khai dự toán; Dự toán trình HĐND; Dự toán
HĐND quyết định; Tổng hợp tình hình thực hiện dự toán; Tổng hợp tình hình thực
hiện quyết toán.
|
3
|
Quản lý ngân sách
|
Trao đổi thông tin thu ngân sách nhà
nước và Quản trị truyền tin
|
Trao đổi thông tin thu ngân sách nhà
nước giữa các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan và Kho bạc
|
Xử lý bảng kê; In bảng kê chứng từ tạm
thu, tạm giữ; Quản lý NNT chiếm tỷ trọng lớn; Lập báo cáo theo dõi số thu nộp
của NNT chiếm tỷ trọng lớn; Phân loại nghiệp vụ cho chứng từ; Nhận chứng từ
kho bạc; Tra cứu chứng từ đã vào tác nghiệp; Báo cáo tổng hợp thu ngân sách
theo MLNS; sổ theo dõi thu ngân sách nhà nước (Sổ theo dõi chi tiết thu NS, sổ
theo dõi tổng hợp thu NS); Báo cáo Gom chứng từ theo loại nghiệp vụ
|
4
|
Quản lý ngân sách
|
CSDL Danh mục điện tử dùng chung
|
Danh mục điện tử dùng chung ngành
Tài chính
|
- Mục lục ngân sách:Danh mục Mã số
chương; Danh mục Mã số ngành kinh tế (Loại, Khoản); Danh mục Mã số nội dung
kinh tế (Mục, tiểu mục); Danh mục Mã số chương trình, mục tiêu Quốc gia; Danh
mục Mã số nguồn ngân sách nhà nước; Danh mục Mã số các cấp ngân sách; Danh mục
Mã nhiệm vụ chi Ngân sách Nhà nước.
- Quản lý ngân sách: Danh mục Đơn vị
sử dụng Ngân sách; Danh mục Dự án đầu tư; Danh mục Các Quỹ tài chính Nhà nước
ngoài ngân sách; Danh mục Các Ban quản lý dự án đầu tư; Danh mục Mã tổ chức
ngân sách, mã ngân sách toàn địa bàn.
- Tổ chức ngành Tài chính: Danh mục
Cơ quan thu; Danh mục Cơ quan Tài chính; Danh mục Cơ quan Thuế; Danh mục Cơ
quan Kho bạc; Danh mục Cơ quan Hải quan; Danh mục Cơ quan Chứng khoán; Danh mục
Cơ quan Dự trữ; Danh mục Các công ty chứng khoán; Danh mục Các công ty quản
lý quỹ; Danh mục Hàng dự trữ quốc gia; Danh mục Ngân hàng ủy nhiệm thu; Danh
mục Ngân hàng phối hợp thu
- Quản lý cán bộ: Danh mục Mức lương
cơ sở; Danh mục Phụ cấp lương; Danh mục Ngạch công chức và ngạch viên chức;
Danh mục Bậc lương; Danh mục Loại Bảo hiểm; Danh mục Các đối tượng chính sách
nhà nước
- Hành nghề lĩnh vực tài chính: Danh
mục Các doanh nghiệp kiểm toán độc lập; Danh mục Những người hành nghề kiểm
toán; Danh mục Các doanh nghiệp hành nghề kế toán; Danh mục Những người hành
nghề kế toán; Danh mục Doanh nghiệp thẩm định giá có đủ điều kiện hoạt động;
Danh mục Các thẩm định viên về giá
|
5
|
Quản lý ngân sách
|
CSDL Nợ chính quyền địa phương
|
Quản lý nợ công trên địa bàn tỉnh
Lào Cai
|
Kế hoạch vay, trả nợ của chính quyền
địa phương; Thực hiện vay, trả nợ của chính quyền địa phương: vay lại vốn vay
ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, vay qua phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương và vay từ các nguồn vốn trong nước khác; Báo cáo Quản lý Nợ chính quyền
địa phương.
|
6
|
Quản lý ngân sách
|
Hệ thống thông tin Thống kê tài
chính
|
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê
ngành Tài chính
|
- Lĩnh vực Quản lý ngân sách: Thu
ngân sách trên địa bàn tỉnh/thành phố...( Kỳ báo cáo: 6 tháng, Năm); Chi thường
xuyên ngân sách trên địa bàn tỉnh/thành phố... (Kỳ báo cáo: 6 tháng, Năm).
- Lĩnh vực nợ công: Thực hiện vay và
trả nợ của tỉnh, thành phố ... (Kỳ báo cáo: 6 tháng, Năm).
- Lĩnh vực Quản lý Trái phiếu: Kế hoạch
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ... (Kỳ báo cáo: Năm); Kết quả
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương ... (Kỳ báo cáo: Quý, Năm); Tình
hình huy động và thanh toán trái phiếu chính quyền địa phương ... (Kỳ báo
cáo: Năm); Mua lại trái phiếu chính quyền địa phương ... (Kỳ báo cáo: 6
tháng, Năm); Hoán đổi trái phiếu chính quyền địa phương ... (Kỳ báo cáo: 6
tháng, Năm);
- Lĩnh vực đơn vị sự nghiệp công: Số
lượng đơn vị sự nghiệp công hiện có trên địa bàn tỉnh/thành phố ... (Kỳ báo
cáo: Năm); Tổng hợp số thu của đơn vị sự nghiệp công (không bao gồm nguồn
ngân sách nhà nước) trên địa bàn tỉnh/thành phố ... (Kỳ báo cáo: Năm).
- Lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước/doanh
nghiệp có vốn nhà nước: Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước tại
tỉnh/thành phố ... (Kỳ báo cáo: 6 tháng, Năm); Hiệu quả hoạt động và xếp loại
doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh/thành phố ... (Kỳ báo cáo: Năm).
- Lĩnh vực quỹ tài chính nhà nước: Tổng
hợp quyết toán các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản
lý (Kỳ báo cáo: Năm).
|
7
|
Quản lý ngân sách
|
Hệ thống thông tin quản lý ngân sách
và Kho bạc (TABMIS)
|
Quản lý thu - chi ngân sách Tài
chính với Kho bạc
|
- Quản lý phân bổ ngân sách (BA): Nhập
ngân sách; Phân bổ, điều chỉnh ngân sách
- Sổ cái (Lệnh chi tiền trên phân hệ
sổ cái): Phân hệ sổ cái, Bút toán thực, ngân sách, Phê duyệt, Kết sổ, Tìm kiếm
bút toán, Truy vấn số dư tài khoản, Truy vấn quỹ, Thực hiện báo cáo
- Quản lý Chi (Lệnh chi tiền trên
phân hệ Quản lý Chi): Lô yêu cầu thanh toán, Yêu cầu thanh toán, tìm kiếm
YCTT, điều chỉnh YCTT, Chạy báo cáo, Chuyển nguồn, Hủy dự toán
|
8
|
Quản lý giá và tài sản công
|
CSDL Quốc gia về Giá
|
Quản lý thông tin về giá cả các loại
hàng hóa, dịch vụ và tài sản theo yêu cầu quản lý của nhà nước và của Bộ Tài
chính
|
- Giá hàng hóa, dịch vụ do UBND Tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là UBND tỉnh) định giá đối
với dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
- Giá hàng hóa, dịch vụ thuộc diện
báo cáo giá thị trường theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với các mặt hàng
mang tính đại diện, hiện có tại địa phương nhưng chưa có trong danh mục báo
cáo giá thị trường của CSDL quốc gia về giá giai đoạn 1, Sở Tài chính làm
công văn đề nghị Cục Quản lý giá (Trung tâm Dữ liệu quốc gia và Dịch vụ về
giá) để xem xét, cấu hình bổ sung.
- Giá tính thuế tài nguyên do UBND tỉnh
quy định.
|
9
|
Quản lý giá và tài sản công
|
CSDL Quốc gia về tài sản công
|
Quản lý thông tin về tài sản theo
yêu cầu quản lý của nhà nước và của Bộ Tài chính
|
- Quản lý thông tin: số dư đầu kỳ,
tăng/giảm tài sản
- Các chức năng xử lý tài sản tại
đơn vị: (Tăng/giảm nguyên giá, thay đổi thông tin...)
- In thẻ tài sản (thẻ tài sản chi tiết,
thẻ kiểm kê tài sản...)
- Khai thác tài sản, kết xuất số liệu
báo cáo tài sản công.
- Tài sản xác lập SHTD, quản lý kết
quả xử lý tài sản xác lập; Kết xuất báo cáo tài sản xác lập SHTD
- Quản lý danh mục đơn vị, danh mục
nhóm tài sản
- Quản lý dữ liệu đồng bộ: Danh sách
tài sản, Danh sách biến động, Kiểm kê tài sản, Khai thác tài sản
- Tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn
vị: Danh sách tài sản, Danh sách biến động, Kiểm kê tài sản, Khai thác tài sản
- Tài sản xác lập sở hữu toàn dân:
Danh sách quyết định tịch thu, Danh sách phương án xử lý, Danh sách kết quả xử
lý, Danh sách thu chi, Tài sản công trình nước sạch, Hạ tầng giao thông đường
bộ
- Tổng hợp báo cáo: Tra cứu danh
sách báo cáo tài sản đã đồng bộ thành công gần nhất, Chi tiết thông tin báo
cáo tài sản: Báo cáo tổng hợp, Báo cáo công khai, Báo cáo Chính phủ, Báo cáo
tài sản xác lập sở hữu toàn dân, Báo cáo khác, Báo cáo tra cứu
|
10
|
Tài chính đầu tư
|
CSDL Tài chính đầu tư
|
Quản lý thông tin các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản có sử dụng nguồn vốn của nhà nước
|
- Thông tin các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản: Chủ trương đầu tư (chuẩn bị dự án); Quá trình thực hiện dự án (Thủ tục
đầu tư; Giao kế hoạch vốn đầu tư từng năm, Lựa chọn nhà thầu tư vấn, thẩm
tra, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng, cung cấp thiết bị lắp đặt;
Triển khai thực hiện dự án, công trình, gói thầu); Kết thúc xây dựng (Nghiệm
thu công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng; Bảo hành công trình và
lập hồ sơ báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Kiểm toán độc lập, kiểm toán
nhà nước, thanh tra nhà nước thực hiện sau khi dự án xây dựng hoàn thành; Quyết
toán)
- Khai thác báo cáo: Công khai tài
chính đối với việc phân bổ, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn
ngân sách nhà nước; Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ
ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước; Tình hình thực hiện quyết toán các dự án
hoàn thành.
|
11
|
Thanh tra Tài chính
|
CSDL Thanh tra Tài chính
|
Quản lý thông tin báo cáo công tác
thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài chính theo quy định tại Thông tư số
02/2021/TT-TTCP
|
- Báo cáo định kỳ
- Báo cáo chuyên đề
- Báo cáo đột xuất
|
12
|
Tài chính hành chính sự nghiệp
|
CSDL Tài chính hành chính sự nghiệp
|
Tổng hợp dữ liệu báo cáo theo quy định
cho các đơn vị dự toán cấp I, II từ đơn vị dự toán cấp III; Xét duyệt, thẩm định
và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp
|
- Thông tin tin chung: Dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; Giá, phí dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước; Dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước;
Quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; Phân loại mức tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công; Xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên
- Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị
sự nghiệp công lập: Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm
chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự bảo
đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2); Tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp
công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3); Tự chủ tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn
vị nhóm 4); Tự chủ về giao dịch tài chính và liên doanh, liên kết
- Cơ chế tự chủ về tài chính của đơn
vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế - dân số; giáo dục và đào tạo; giáo dục
nghề nghiệp: Tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế
- dân số; Tự chủ về tài chính của cơ sở giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp
- Lập, chấp hành dự toán và quyết
toán thu, chi
|
13
|
Tài chính doanh nghiệp
|
CSDL Tài chính doanh nghiệp
|
Quản lý hoạt động đầu tư, sử dụng vốn
nhà nước của doanh nghiệp có góp vốn của nhà nước
|
- Lĩnh vực kinh doanh, tài chính
doanh nghiệp
- Hệ thống văn bản, báo cáo tài
chính doanh nghiệp
- Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
- Cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp
|
5. Danh mục dữ
liệu ngành Xây dựng:
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
CSDL Quản lý kết cấu hạ tầng giao
thông
|
|
|
|
|
|
Đường bộ
|
|
Thông tin về: Điểm đầu điểm cuối;
chiều dài; quy mô cấp đường.
|
|
|
|
Cao tốc
|
|
|
|
|
Tỉnh lộ
|
|
|
|
|
Huyện lộ
|
|
|
|
|
Đường tuần tra biên giới
|
|
|
|
|
Đường thôn, bản, ngõ xóm
|
|
|
|
Đường Sắt
|
|
Thông tin về: Điểm đầu điểm cuối;
chiều dài; khổ đường sắt; ga
|
|
|
|
Quốc gia
|
|
|
|
|
Chuyên dùng
|
|
|
|
Đường thủy nội địa
|
|
|
|
|
|
Trung ương quản lý
|
Thông tin về: Điểm đầu điểm cuối; tải
trọng tàu; phạm vi luồng tuyến
|
|
|
Đường hàng không
|
|
Chưa triển khai thực hiện
|
2
|
CSDL Quản lý Vận tải Phương tiện,
Người lái;
|
|
|
|
|
|
Vận tải
|
CSDL quản lý, cấp phép kinh doanh vận
tải, phù hiệu, biên hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải các loại
|
(1) Thông tin về Đơn vị kinh doanh vận
tải; (2) Phương tiện vận tải; (3) Bến xe khách trên địa bàn tỉnh; (4) Tuyến vận
tải hành khách cố định
|
|
|
Phương tiện
|
(1) CSDL quản lý, cấp đăng ký xe máy
chuyên dùng; (2) CSDL quản lý, cấp đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa;
(3) CSDL quản lý, cấp giấy phép cho xe tập lái; (4) CSDL về thẩm định thiết kế
xe cơ giới cải tạo
|
|
|
|
Người lái
|
(1) CSDL Quản lý cấp (đổi) Giấy phép
lái xe do Sở GTVT- XD cấp; (2) CSDL quản lý giáo viên dạy thực hành lái xe
|
|
3
|
CSDL an toàn giao thông
|
|
|
|
|
|
Hành lang an toàn giao thông
|
|
|
|
|
Đấu nối giao thông
|
|
|
|
|
Xây dựng công trình thiết yếu
|
|
|
|
|
Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu
nạn
|
|
|
|
|
Kiểm soát tải trọng xe
|
|
|
4
|
CSDL Quản lý, khai thác, duy tu, bảo
trì hạ tầng giao thông
|
|
|
|
|
|
Mặt đường
|
|
|
|
|
|
Vá ổ gà
|
|
|
|
|
Trám vết nứt
|
|
|
|
|
Vệ sinh mặt đường
|
|
|
|
Lề đường
|
|
|
|
|
|
Đắp bù phụ
|
|
|
|
|
San gạt lề đường bị gồ ghề
|
|
|
|
|
Đắp mái taluy
|
|
|
|
Phát quang cây cỏ
|
|
|
|
|
|
Trên lề đường
|
|
|
|
|
Trên mái taluy
|
|
|
|
Công trình thoát nước
|
|
|
|
|
|
Cầu
|
|
|
|
|
|
Vệ sinh mặt cầu
|
|
|
|
|
Bôi mỡ, sơn lan can, sửa chữa khe co
giãn...
|
|
|
|
|
Sửa chữa hư hỏng nhỏ: Tứ nón, sân cầu...
|
|
|
|
Ngầm tràn
|
|
|
|
|
|
Vệ sinh mặt cầu
|
|
|
|
|
Bôi mỡ, sơn lan can
|
|
|
|
|
Sửa chữa hư hỏng nhỏ: Sân ngầm, lòng
ngầm...
|
|
|
|
Cống
|
|
|
|
|
|
Sửa chữa hư hỏng tường đầu, tường
cánh, thân cống...
|
|
|
|
|
Nạo vét bùn đất
|
|
|
|
Rãnh
|
|
|
|
|
|
Sửa chữa hư hỏng
|
|
|
|
|
Nạo vét bùn đất
|
|
|
Hệ thống an toàn giao thông
|
|
|
|
|
|
|
Sửa chữa hư hỏng
|
|
|
|
|
Điều chỉnh vị trí, cao độ, sơn lại...
|
5
|
CSDL Quản lý Quy hoạch xây dựng và
kiến trúc
|
|
|
|
|
|
Quy hoạch xây dựng
|
|
|
|
|
|
Quy hoạch xây dựng đô thị
|
Quy hoạch chung
|
|
|
|
Quy hoạch xây dựng nông thôn
|
Quy hoạch phân khu
|
|
|
|
Quy hoạch xây dựng khu chức năng
|
|
|
|
Kiến trúc
|
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và
nông thôn
|
|
|
|
|
|
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị
|
|
|
|
|
Quy chế quản lý kiến trúc nông thôn
(tích hợp trong Quy hoạch chung xã)
|
|
|
|
Công trình kiến trúc có giá trị
|
|
6
|
CSDL Quản lý Hoạt động đầu tư xây dựng;
phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu công nghệ cao
|
|
|
|
|
|
Thẩm định
|
|
|
|
|
|
Báo cáo nghiên cứu khả thi
|
Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng các dự án nhóm A, B, C trên địa bàn tỉnh
|
|
|
|
Thẩm định sau thiết kế cơ sở
|
Thẩm định sau thiết kế cơ sở đối với
đối với các công trình trên địa bàn toàn tỉnh
|
|
|
Cấp phép
|
|
đối với công trình cấp đặc biệt, cấp
I, cấp II (công trình Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/Tín ngưỡng,
tôn giáo/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Theo giai đoạn cho công trình không
theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án)
|
|
|
|
Cấp mới
|
|
|
|
|
Cấp sửa chữa, cải tạo
|
|
|
|
|
Di dời
|
|
|
|
|
Điều chỉnh
|
|
|
|
|
Gia hạn
|
|
|
|
|
Cấp lại
|
|
|
|
Quản lý chất lượng
|
|
|
|
|
|
Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa
công trình vào sử dụng đối với các công trình trên địa bàn thuộc trách nhiệm
quản lý của Sở GTVT-XD
|
|
|
|
|
|
Kiểm tra công tác nghiệm thu trong
quá trình thi công xây dựng
|
|
|
|
|
Kiểm tra công tác nghiệm thu khi
hoàn thành thi công xây dựng công trình
|
7
|
CSDL Quản lý Hoạt động xây dựng;
phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị
|
|
|
|
|
|
CSDL phát triển đô thị
|
Đô thị loại mấy (từ loại V - đặc biệt)
|
Loại của đô thị; phạm vi ranh giới;
diện tích; quy mô dân số thường trú (bao gồm cả nội thành và ngoại thành - nếu
có)
|
|
|
CSDL HTKT cấp đô thị
|
Nhà máy cấp nước và mạng lưới cấp nước
|
(i) Nhà máy cấp nước (vị trí; công
suất; chất lượng nước cấp vào hệ thống;
(ii) Mạng lưới đường ống cấp nước (sơ
đồ mạng lưới; đường kính; vị trí đấu nối tuyến chính; tỷ lệ thất thoát)
|
|
|
CSDL HTKT thoát nước đô thị
|
Nhà máy xử lý nước thải (nếu có) và
mạng lưới đường ống/cống thu gom
|
(i) Nhà máy xử lý (vị trí, công suất,
công nghệ xử lý, chất lượng nước thải ra môi trường);
(ii) Mạng lưới đường ống thu gom (sơ
đồ mạng lưới; đường kính; vị trí điểm đấu nối thu gom)
|
|
|
CSDL HTKT chiếu sáng đô thị
|
Hệ thống điện chiếu sáng
|
Tên theo tuyến đường/phố; vị trí từng
đèn; chiếu sáng một bên/hai bên/ở giữa; loại đèn chiếu sáng (led/sợi đốt/halogen...);
thời gian chiếu sáng
|
|
|
CSDL HTKT công viên, cây xanh đô thị
|
Công viên, cây xanh đô thị
|
(i) Công viên (tên; vị trí cổng
ra/vào; phạm vi; diện tích);
(ii) Cây xanh đô thị (vị trí, phạm
vi, diện tích, có được chăm sóc hay không)
|
|
|
CSDL HTKT quản lý nghĩa trang, trừ
nghĩa trang liệt sỹ;
|
Nghĩa trang nhân dân
|
Vị trí; phạm vi; tổng diện tích; diện
tích đã sử dụng (không bao gồm đường giao thông, thoát nước, cây xanh, nhà quản
trang...), diện tích khả dụng (có thể an táng); có xử lý môi trường hay
không?
|
|
|
CSDL HTKT kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị
|
Như nội dung 4
|
Như nội dung 4
|
|
|
CSDL HTKT xây dựng ngầm đô thị
|
Hệ thống HTKT ngầm đô thị
|
Sơ đồ mạng lưới, bề rộng, chiều sâu
(đường ngầm - nếu có)
|
|
|
CSDL HTKT quản lý sử dụng chung cơ sở
hạ tầng kỹ thuật đô thị
|
Hạ tầng thông tin dùng chung
|
Vị trí hoặc Sơ đồ mạng lưới, bề rộng,
chiều sâu (nếu ngầm); điểm đầu nối.
|
8
|
CSDL Quản lý Nhà ở
|
|
|
|
|
|
Quản lý nhà ở dân cư trên địa bàn tỉnh
|
|
Quản lý về số lượng, thực trạng nhà ở
dân cư
|
|
|
Quản lý Dự án, công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh
|
|
Quản lý về số lượng, thực trạng dự
án, công trình xây dựng
|
9
|
CSDL Quản lý Thị trường bất động sản
|
|
|
|
|
|
Quản lý chung các giao dịch bất động
sản trên địa bàn tỉnh
|
|
|
|
|
Quản lý các sàn giao dịch Bất động sản
trên địa bàn tỉnh
|
|
|
10
|
CSDL Quản lý kinh tế xây dựng
|
|
|
|
|
|
1. Công bố Giá VLXD
|
Thực hiện công bố theo quý (hoặc
theo tháng)
|
Giá các loại VLXD phổ biến trên địa
bàn tỉnh
|
|
|
2. Chỉ số giá xây dựng
|
Thực hiện theo tháng và theo quý
|
|
|
|
3. Định mức xây dựng
|
Xây dựng các định mức về dịch vụ hạ
tầng kỹ thuật
|
3.1. Xử lý rác thải
3.2. Xử lý nước thải
3.3. Dịch vụ công ích đô thị (trồng,
chăm sóc duy trì cây xanh; chiếu sáng đô thị; cấp thoát nước)
|
11
|
CSDL Quản lý Vật liệu xây dựng
|
|
|
|
|
|
2.1. Tổ chức lập, thẩm định các quy
hoạch phát triển vật liệu xây dựng
|
2.1.1. Quy hoạch thăm dò
2.1.2. Quy hoạch khai thác, chế biến,
sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
|
- Cát (sỏi)
- Đá (đá xây dựng; đá ốp lát)
- Gạch xây các loại
- Xi măng
- Sét
- Vôi Công nghiệp
- Cao lanh-Fenspat
- Bê tông (bê tông thương phẩm; cột
bê tông, cọc bê tông, bê tông cấu kiện)
- Vật liệu san lấp
|
|
|
2.2. Thẩm định thiết kế cơ sở đối với
các dự án khai thác KS làm VLXD
|
|
|
12
|
Cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng
|
|
|
|
|
|
Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây
dựng
|
|
|
|
|
|
Cấp mới
|
|
|
|
|
Cấp đổi
|
|
|
|
|
Cấp lại
|
|
|
|
Cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây
dựng
|
|
|
|
|
|
Cấp mới
|
|
|
|
|
Cấp đổi
|
|
|
|
|
Cấp lại
|
|
|
|
Cấp giấy phép hoạt động cho nhà thầu
nước ngoài
|
|
|
|
|
|
Cấp mới
|
|
|
|
|
Điều chỉnh
|
|
13
|
CSDL về thanh tra GTVT-Xây dựng
|
|
|
|
|
|
Thanh tra Giao thông vận tải
|
|
|
|
|
|
Xử phạt vi phạm hành chính
|
|
|
|
Thanh tra Xây dựng
|
Xử phạt vi phạm hành chính
|
|
|
|
Giải quyết khiếu nại tố cáo
|
|
|
6. Danh mục dữ liệu
ngành Công thương
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
CSDL lĩnh vực Kế hoạch và chính sách
phát triển ngành Công thương
|
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
|
- Chính sách, đề án, kế hoạch của
TW.
- Chính sách, đề án, kế hoạch của tỉnh
|
- Chính sách, đề án, kế hoạch lĩnh vực
công nghiệp, thương mại, năng lượng, xuất nhập khẩu, hội nhập quốc tế
|
2
|
CSDL Công nghiệp
|
|
|
|
|
|
Khu công nghiệp
|
|
- Thông tin cơ bản của đơn vị:
+ Tên đơn vị.
+ Địa chỉ, sđt.
+ Giám đốc
+ Diện tích, quy mô, vị trí.
+ Tổng mức đầu tư
+ Thời gian hoạt động của dự án.
- Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng tháng, quý, năm của các đơn vị.
- Báo cáo tiến độ đầu tư xây dựng một
số dự án đầu tư do Bộ Công Thương, Sở Công Thương thẩm định thiết kế.
- Thông tin về sản phẩm do đơn vị sản
xuất ra, gồm: Tên hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tem nhãn hàng
hóa,....
- Dữ liệu về sản phẩm công bố hợp
quy/hợp chuẩn sản phẩm hàng hóa.
|
|
|
Cụm công nghiệp
|
|
- Thông tin cơ bản của đơn vị:
+ Tên đơn vị.
+ Địa chỉ, sđt.
+ Giám đốc
+ Diện tích, quy mô, vị trí.
+ Tổng mức đầu tư
+ Thời gian hoạt động của dự án.
- Các chế độ ưu đãi đầu tư khi chủ dự
án thực hiện đầu tư dự án vào cụm công nghiệp.
- Báo cáo tiến độ đầu tư xây dựng
các dự án đầu tư vào Cụm công nghiệp.
- Thời gian hoạt động của dự án.
- Báo cáo định kỳ tình hình hoạt động
sản xuất, kinh doanh hàng tháng, quý, năm của các đơn vị.
- Thông tin về sản phẩm do đơn vị sản
xuất ra, gồm: Tên hàng hóa, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tem nhãn hàng
hóa,....
- Công bố hợp quy/hợp chuẩn sản phẩm
hàng hóa.
|
|
|
|
Dữ liệu thống kê các giá trị liên
quan đến sản xuất công nghiệp
|
- Các doanh nghiệp thống kê về tình
hình sản xuất kinh trong trong tháng:
+ Tên DN, địa chỉ
+ Ngành nghề kinh doanh
+ Sản phẩm sản xuất trong tháng báo
cáo
+ Tiêu thụ, tồn kho, doanh thu
+ Dự kiến kế hoạch tháng sau....
- Nộp ngân sách
+ Các khoản thuế phải nộp
+ Lao động
+ Thu nhập
|
|
|
An toàn thực phẩm
|
|
- Tổng số cơ sở thực phẩm trên địa
bàn.
- Thông tin của cơ sở:
+ Tên DN, địa chỉ
+ Ngành nghề kinh doanh
+ Cấp giấy phép; Công bố sản phẩm, hậu
kiểm
+ Thanh tra, kiểm tra (Liên ngành,
chuyên ngành)
+ Các điều kiện khác (về con người,
khám sức khỏe, tập huấn...)
- Truy xuất nguồn gốc thực phẩm
+ Hóa đơn chứng từ
- Xử lý vi phạm
- Báo cáo định kỳ....
|
|
|
CSDL Khuyến công
|
- Khuyến công quốc gia
- Khuyến công địa phương
|
- Nội dung đề án
+ Tên đề án
+ Tên đơn vị hỗ trợ
+ Địa chỉ
+ Nội dung hỗ trợ
+ kinh phí: Kinh phí hỗ trợ; kinh
phí đối ứng
- Báo cáo tình hình triển khai đề án,
kết quả giải ngân
|
|
|
Năng lượng
|
Thủy điện
|
Thông tin cơ bản:
- Địa chỉ, người đại diện
- Quy mô công suất -Thông tin đấu nối
- Số lượng các đơn vị vận hành thủy
điện.
|
|
|
|
CSDL Tiết kiệm năng lượng (Cơ sở sử
dụng nhiều năng lượng)
|
Thông tin cơ bản:
- Địa chỉ, người đại diện
- Quy mô công suất
- Thông tin năng lượng sử dụng (điện,
than, dầu, khí...)
- Số lượng các cơ sở sử dụng nhiều
năng lượng.
|
|
|
|
Điện Nông thôn,...
|
Thông tin cơ bản:
- Huyện, xã, thôn...
- Thông tin quy mô lưới điện (đường
dây trung áp, trạm biến áp, đường dây hạ áp, công tơ)
- Số hộ sử dụng điện từ các nguồn
(nhà nước đầu tư, dân tự kéo, thủy điện mini, điện mặt trời...)
|
|
|
Dữ liệu về Hoạt động khai thác chế
biến khoáng sản
|
Khai thác khoáng sản
|
Thông tin cơ bản:
- Địa chỉ, người đại diện
- Giấy chứng nhận đầu tư, tổng mức đầu
tư
- Diện tích, quy mô khai thác.
- Số lượng các đơn vị khai thác
khoáng sản
- Số giấy phép, sản lượng khai thác
hàng tháng; sản lượng tiêu thụ hàng tháng, địa chỉ tiêu thụ, kế hoạch tiêu thụ
tháng kế tiếp
|
|
|
|
- Chế biến khoáng sản
|
Thông tin cơ bản:
- Địa chỉ, người đại diện
- Giấy chứng nhận đầu tư, tổng mức đầu
tư
- Diện tích, quy mô khai thác.
- Số lượng các đơn vị khai thác
khoáng sản
- Số giấy phép, sản lượng khai thác
hàng tháng; sản lượng tiêu thụ hàng tháng, địa chỉ tiêu thụ, kế hoạch tiêu thụ
tháng kế tiếp
|
|
|
- CLDS về hóa chất
|
Hóa chất cơ bản
|
- Thông tin cơ bản về các đơn vị: địa
chỉ; người đại diện pháp luật; số điện thoại; Giấy chứng nhận đầu tư; tổng mức
đầu tư; diện tích; quy mô, công suất...
- Thống kê, báo cáo định kỳ
|
|
|
|
Phân bón
|
- Thông tin cơ bản về các đơn vị: địa
chỉ; người đại diện pháp luật; số điện thoại; Giấy chứng nhận đầu tư; tổng mức
đầu tư; diện tích; quy mô, công suất...
- Thống kê, báo cáo định kỳ
|
|
|
|
Axit
|
- Thông tin cơ bản về các đơn vị: địa
chỉ; người đại diện pháp luật; số điện thoại; Giấy chứng nhận đầu tư; tổng mức
đầu tư; diện tích; quy mô, công suất...
|
|
|
- Công nghiệp và tiền chất thuốc nổ,
Vật liệu nổ công nghiệp - Tiền chất
|
- Tiền chất công nghiệp
|
- Thông tin cơ bản về các đơn vị; địa
chỉ; người đại diện pháp luật; số điện thoại.
- Thống kê, báo cáo định kỳ
|
|
|
|
Tiền chất thuốc nổ
|
- Thông tin cơ bản về các đơn vị; địa
chỉ; người đại diện pháp luật; số điện thoại.
- Thống kê, báo cáo định kỷ
|
|
|
|
Vật liệu nổ công nghiệp
|
- Thông tin cơ bản về các đơn vị; địa
chỉ; người đại diện pháp luật; số điện thoại.
- Thống kê, báo cáo định kỳ
|
3
|
CSDL thương mại
|
CSDL thương mại (nội địa)
|
CSDL Hệ thống chợ
|
Thông tin cơ bản:
- Diện tích, quy mô, vị trí
- Tổng mức đầu tư
- Quy hoạch.
- Số lượng hộ kinh doanh tại chợ,
ngành nghề kinh doanh.
|
|
|
|
CSDL xăng dầu, LPG chai
|
Thông tin cơ bản:
- Doanh nghiệp kinh doanh
- Cửa hàng xăng dầu LPG chai
|
|
|
|
CSDL bán hàng đa cấp
|
- Thông tin về doanh nghiệp (địa chỉ,
mã số thuế)
- Số lượng người tham gia bán hàng
đa cấp (địa chỉ, CMND,... doanh thu)
- Giấy phép hoạt động kinh doanh đa
cấp,....
|
|
|
|
CSDL về xúc tiến thương mại
|
- Hình ảnh, thông tin về các hoạt động
xúc tiến thương mại trong và ngoài nước
|
|
|
|
CSDL Thương mại điện tử
|
- Thông tin cơ bản của doanh nghiệp
tham gia hoạt động TMĐT:
+ Tên DN, địa chỉ
+ Thông tin thu thuế TMĐT
+ Mặt hàng kinh doanh
|
|
|
|
CSDL về đăng ký khuyến mại
|
|
|
|
CSDL Xuất nhập khẩu (Thương mại biên
giới)
|
CSDL Xuất khẩu
|
Một số dữ liệu chi tiết
- Thông tin cơ bản về DN xuất khẩu
(Tên, địa chỉ, mã số thuế,...)
- Mặt hàng xuất khẩu (giá trị, số lượng)
- Xuất xứ hàng hóa
- Kiểm dịch (TV, ĐV)
- Số liệu về phương tiện xuất khẩu
(Biên phòng)
|
|
|
|
CSDL Nhập khẩu
|
Một số dữ liệu chi tiết
- Thông tin cơ bản về DN nhập khẩu
- Mặt hàng nhập khẩu (giá trị, số lượng)
- Kiểm dịch (TV, ĐV)
- Số liệu về phương tiện nhập khẩu.
|
|
|
CSDL về Logistics
|
- Hệ thống các cửa khẩu
- Hệ thống kho bãi
|
- Thông tin về hệ thống các cửa khẩu
(vị trí, quy mô, loại hình,...)
- Thông tin cơ bản về các kho bãi
(Tên doanh nghiệp, diện tích, quy mô, loại hình,...)
|
|
|
|
- Dữ liệu về các DN vận tải,
logistics
|
- Số lượng DN vận tải, vận tải hàng
hóa,...
|
|
|
- CSDL văn phòng đại diện của thương
nhân nước ngoài.
|
|
- Thông tin về doanh nghiệp, thương
nhân có văn phòng đại diện tại Việt Nam
|
7. Danh mục dữ liệu
ngành Thanh tra
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
|
CSDL Thanh tra
|
|
|
|
|
|
Công tác thanh tra
|
|
|
|
|
Phòng, chống tham nhũng
|
|
|
|
|
Tiếp công dân
|
|
|
|
|
|
Xử lý đơn
|
|
|
|
|
Tiếp dân
|
|
|
|
|
Khiếu nại tố cáo
|
|
|
|
CSDL Quản lý công tác thanh tra trên
địa bàn
|
|
|
|
|
CSDL Hệ thống CSDL quốc gia báo cáo
công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo,phòng, chống tham nhũng
|
|
|
|
|
CSDL Tiếp công dân, xử lý, giải quyết
đơn thư khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh
|
|
|
|
|
CSDL Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm
soát tài sản, thu nhập
|
|
|
8. Danh mục dữ liệu
ngành Dân tộc
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
CSDL Công tác dân tộc và chính sách
dân tộc
|
Chỉ đạo, Văn bản cơ sở pháp lý
|
- Văn bản của Trung ương
- Văn bản của tỉnh Tỉnh
|
- Quyết định của Trung ương phê duyệt
chương trình, đề án.
- Thông tư hướng dẫn của các bộ,
ngành triển khai thực hiện.
- Quyết định của tỉnh giao thường trực,
kinh phí triển khai.
- Kế hoạch của tỉnh thực hiện các
Chương trình, Đề án theo giai đoạn, năm.
|
Các Chương trình, Đề án do Ban Dân tộc
thường trực
|
Chương trình do Ban Dân tộc làm thường
trực;
|
- Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình của Ban theo từng năm, giai đoạn.
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện
sau khi có hướng dẫn của Trung ương và hướng dẫn của các sở, ban, ngành tham
gia thực hiện Chương trình
- Tài liệu, hồ sơ của các địa
phương, các sở, ban, ngành tham gia triển khai thực hiện
- Báo cáo kết quả triển khai của các
địa phương, sở, ban, ngành.
- Kiểm tra thực hiện Chương trình tại
các địa phương.
- Khen thưởng các địa phương có
thành tích xuất sắc trong quá triển khai thực hiện,
|
Đề án do Ban Dân tộc chủ trì
|
|
|
Dữ liệu về dân tộc thiểu số
|
Thông tin các dân tộc
|
Quản lý dữ liệu về:
- Thành phần dân tộc
- Dân số
- Nơi cư trú
- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc
biệt khó khăn của từng dân tộc.
|
Tình hình kinh tế - xã hội của từng
dân tộc thiểu số
|
9. Danh mục dữ liệu
Ban quản lý khu kinh tế
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
CSDL Quản lý Cửa Khẩu
|
Xuất nhập cảnh
|
Xuất cảnh, Nhập cảnh
|
Khách du lịch, lái xe, lái tàu, cư
dân biên giới xnc,..
|
2
|
CSDL Quản lý Cửa Khẩu
|
Xuất nhập khẩu
|
Xuất khẩu, Nhập khẩu
|
Kim ngạch (đơn vị tính: USD)
|
3
|
CSDL Quản lý Khu công nghiệp
|
Giá trị sản xuất công nghiệp, doanh
thu, thu ngân sách nhà nước
|
|
Giá trị (đơn vị tính: tỷ đồng)
|
4
|
CSDL Quản lý Khu công nghiệp
|
Quản lý lao động
|
- Lao động nước ngoài, Lao động địa
phương, thu nhập của người lao động
|
Số lượng người lao động
|
5
|
CSDL Quản lý Khu công nghiệp
|
Quản lý về đầu tư
|
Thông tin dự án, mục tiêu, quy mô, vốn,..
|
Số lượng dự án
|
6
|
CSDL Quản lý Khu công nghiệp
|
Quản lý quy hoạch, xây dựng
|
Thông tin quy hoạch, diện tích xây dựng,..
|
Số lượng dự án
|
7
|
CSDL Quản lý Khu công nghiệp
|
Đất đai
|
Diện tích đất sử dụng,
|
Diện tích các thửa đất trong KCN,
KKT (ĐVT: m2)
|
8
|
CSDL Quản lý Khu công nghiệp
|
Quản lý môi trường
|
Khí thải, nước thải, chất thải rắn
|
Khí: CO, HF, SO2, NO2,...; Nước thải
sản xuất, nước thải sinh hoạt,...
|
10. Danh mục dữ liệu ngành
Ngoại vụ
TT
|
Tên nhóm Dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mửc 2)
|
1
|
LĨNH VỰC LÃNH SỰ
|
Bảo hộ công dân
|
Người Việt Nam ở nước ngoài
|
Quản lý đoàn ra
|
Quản lý đoàn vào
|
Quản lý Hộ chiếu ngoại giao
|
Quản lý Hộ chiếu công vụ
|
2
|
HỢP TÁC QUỐC TẾ
|
Công tác Ngoại giao kinh tế
|
Công tác thông tin đối ngoại
|
Công tác phi chính phủ nước ngoài
|
Quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế
|
Công tác Ngoại giao văn hóa
|
Ký kết Thỏa thuận quốc tế
|
3
|
QUẢN LÝ BIÊN GIỚI
|
Hệ thống mốc giới Việt Nam - Trung
Quốc trên địa bàn tỉnh Lào Cai
|
11. Danh mục dữ liệu
ngành Nội vụ
TT
|
Tên nhóm Dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
Tổ chức bộ máy
|
Các sở, ban ngành
|
Sở ….
|
- Chi cục...;
- Phòng thuộc sở
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở
|
Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh
|
Đơn vị ….
|
- Phòng, đơn vị thuộc đơn vị sự nghiệp
thuộc UBND tỉnh
|
UBND cấp huyện
|
Huyện ….
|
- Phòng chuyên môn
- Đơn vị sự nghiệp
|
2
|
Các sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp
thuộc UBND tỉnh UBND cấp huyện
|
Sở ….
|
- Biên chế công chức
- Số lượng người làm việc
trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68
|
- Biên chế công chức
- Số lượng người làm việc trong đơn
vị sự nghiệp công lập
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68
|
Đơn vị …
|
- Biên chế công chức
- Số lượng người làm việc trong đơn
vị sự nghiệp công lập
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68
|
- Biên chế công chức
- Số lượng người làm việc trong đơn
vị sự nghiệp công lập
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68
|
Huyện ….
|
- Biên chế công chức
- Số lượng người làm việc trong đơn
vị sự nghiệp công lập
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68
|
- Biên chế công chức
- Số lượng người làm việc trong đơn
vị sự nghiệp công lập
- Hợp đồng lao động theo Nghị định 68
|
3
|
Quản lý vị trí việc làm, cơ cấu ngạch
công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức
|
Các sở, ban ngành
|
Sở...
|
- Khối văn phòng sở;
- Chi cục thuộc sở;
- Đơn vị sự nghiệp.
|
Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh
|
Đơn vị
|
- Đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh
(Khối văn phòng);
- Tổ chức hành chính thuộc ĐVSNCL;
- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
|
UBND cấp huyện
|
Huyện ...
|
Các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện.
|
4
|
Quản lý hội
|
Các Hội được nhà giao nhiệm vụ
|
Cấp tỉnh
|
Hội A
|
Cấp huyện
|
Huyện A...
|
Cấp xã
|
Xã A...
|
Các hội tự nguyện
|
Cấp tỉnh
|
Hội A
|
Cấp huyện
|
Huyện A...
|
Cấp xã
|
Xã A...
|
5
|
Quỹ
|
Các Quỹ xã hội, từ thiện cấp tỉnh
|
Quỹ A
|
- Cơ cấu tổ chức Quỹ
- Lĩnh vực hoạt động
|
6
|
|
(1) Công tác chỉ đạo điều hành
|
(1) Các Sở, ban, ngành
(2) Các huyện, thị xã, thành phố
|
|
(2) Cải cách thể chế
|
|
|
(3) Cải cách thủ tục hành chính
|
|
|
(4) Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước
|
|
|
(5) Cải cách chế độ công vụ
|
|
|
(6) Cải cách tài chính công
|
|
|
(7) Xây dựng và phát triển Chính quyền
điện tử, Chính quyền số
|
|
|
(8) Tác động của cải cách hành chính
đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
|
|
|
(9) Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của
cơ quan hành chính (SIPAS)
|
|
|
(10) Chỉ số Hiệu quả quản trị và
Hành chính công cấp tỉnh (PAPI)
|
|
|
7
|
CSDL Quản lý Cán bộ, công chức, viên
chức
|
Cấp tỉnh
|
Cán bộ, công chức
|
Đào tạo, bồi dưỡng
|
Vị trí việc làm và cơ cấu công chức
theo ngạch
|
Viên chức
|
Đào tạo, bồi dưỡng
|
Vị trí việc làm và cơ cấu chức danh
nghề nghiệp theo hạng
|
Cấp huyện
|
Cán bộ, công chức
|
Đào tạo, bồi dưỡng
|
Vị trí việc làm và cơ cấu công chức theo
ngạch
|
Viên chức
|
Đào tạo, bồi dưỡng
|
Vị trí việc làm và cơ cấu chức danh
nghề nghiệp theo hạng
|
Cấp xã
|
Cán bộ
|
Đào tạo, bồi dưỡng
|
Vị trí việc làm và chức danh (theo
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009)
|
Công chức
|
Đào tạo, bồi dưỡng
|
Vị trí việc làm và cơ cấu công chức
theo ngạch (theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009)
|
8
|
CSDL Quản lý nhà nước về văn thư,
lưu trữ
|
Văn thư
|
|
|
Lưu trữ
|
|
|
|
Lưu trữ hiện hành
|
|
|
Lưu trữ lịch sử
|
|
9
|
CSDL Quản lý Tín ngưỡng, Tôn giáo
|
Tín ngưỡng
|
Quản lý hoạt động tín ngưỡng
|
- Ban Quản lý di tích;
- Người đại diện
|
Quản lý cơ sở tín ngưỡng
|
- Các cơ sở tín ngưỡng đã được Nhà
nước công nhận hoặc được UBND cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích;
- Các cơ sở tín ngưỡng chưa được Nhà
nước công nhận.
|
Tôn giáo
|
Phật giáo
|
- Cơ sở thờ tự và điểm sinh hoạt tôn
giáo;
- Chức sắc, chức việc;
- Tín đồ tôn giáo.
|
Công giáo
|
- Cơ sở thờ tự và điểm sinh hoạt tôn
giáo;
- Chức sắc, chức việc;
- Tín đồ tôn giáo.
|
Tin lành
|
- Cơ sở thờ tự và điểm sinh hoạt tôn
giáo;
- Chức sắc, chức việc;
- Tín đồ tôn giáo.
|
Tổ chức khác
|
Tín đồ
|
|
Điểm sinh hoạt tôn giáo
|
|
10
|
CSDL Quản lý Thi đua - khen thưởng
|
Tập thể cá nhân được khen thưởng
|
Tập thể
|
- Khen thưởng cấp nhà nước;
- Khen thưởng cấp tỉnh;
- Khen thưởng cấp huyện và tương
đương;
- Khen thưởng cấp xã.
|
Cá nhân
|
- Khen thưởng cấp nhà nước;
- Khen thưởng cấp tỉnh;
- Khen thưởng cấp huyện và tương
đương;
- Khen thưởng cấp xã;
- Khen thưởng Cán bộ công chức.
|
Các phong trao thi đua khen thưởng
|
|
|
11
|
CSDL nữ và bình đẳng giới
|
|
|
|
12. Danh mục dữ liệu
ngành Khoa học và Công nghệ
TT
|
Tên nhóm Dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
1
|
Cơ sở dữ liệu về Tổ chức khoa học và
công nghệ
|
a) Thông tin chung về tổ chức (Tên,
địa chỉ, lĩnh vực hoạt động);
b) Thông tin về nhân lực;
c) Thông tin về kinh phí hoạt động;
d) Thông tin về cơ sở vật chất - kỹ
thuật;
đ) Thông tin về hợp tác quốc tế;
e) Thông tin về hoạt động khoa học
và công nghệ và các kết quả đạt được;
g) Thông tin về tài sản trí tuệ.
|
2
|
Cơ sở dữ liệu về Cán bộ nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ;
|
a) Thông tin chung về cán bộ (Họ
tên, giới tính, năm sinh, dân tộc, chức danh, học hàm/học vị, chuyên ngành được
đào tạo, địa chỉ, điện thoại, fax, email);
b) Thông tin về nơi làm việc của cán
bộ;
c) Thông tin về trình độ chuyên môn,
lĩnh vực nghiên cứu chính;
d) Thông tin về các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ do cán bộ nghiên cứu chủ trì và tham gia;
đ) Thông tin về các công bố khoa học
và công nghệ, sáng chế và giải pháp hữu ích.
|
3
|
Cơ sở dữ liệu về Nhiệm
vụ khoa học và công nghệ;
|
a) Thông tin về tên nhiệm vụ khoa học
và công nghệ;
b) Thông tin về tổ chức chủ trì, tổ
chức phối hợp triển khai, cơ quan chủ quản;
c) Thông tin về chủ nhiệm nhiệm vụ
và các cá nhân tham gia chính;
d) Mục tiêu và nội dung chính;
đ) Lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu
kinh tế - xã hội;
e) Phương pháp nghiên cứu;
g) Thông tin về kết quả, sản phẩm;
h) Kinh phí;
i) Thời gian bắt đầu; thời gian kết
thúc;
k) Tình trạng nhiệm vụ (đang tiến
hành, đã kết thúc, đã được ứng dụng);
l) Địa chỉ và quy mô ứng dụng;
m) Hiệu quả ứng dụng;
n) Hiệu quả về kinh tế;
o) Tác động đối với kinh tế, xã hội
và môi trường.
|
4
|
Cơ sở dữ liệu về Công bố khoa học và
chỉ số trích dẫn khoa học;
|
a) Thông tin nhan đề;
b) Thông tin về tác giả;
c) Thông tin về cơ quan chủ trì và
tài trợ chính;
d) Thông tin mô tả nội dung, chủ đề;
đ) Thông tin về tài liệu tham khảo;
e) Thông tin về chỉ số trích dẫn
khoa học;
g) Toàn văn hoặc liên kết tới nguồn
toàn văn của công bố khoa học.
|
5
|
Cơ sở dữ liệu Thống kê khoa học và
công nghệ;
|
a) Thông tin thống kê tổng hợp về tổ
chức có hoạt động khoa học và công nghệ;
b) Thông tin thống kê tổng hợp về
nhân lực khoa học và công nghệ;
c) Thông tin thống kê tổng hợp về
kinh phí dành cho khoa học và công nghệ;
d) Thông tin thống kê tổng hợp về
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
đ) Thông tin thống kê tổng hợp về hợp
tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ;
e) Thông tin thống kê tổng hợp về đổi
mới sáng tạo;
g) Thông tin thống kê tổng hợp về hoạt
động sở hữu công nghiệp.
|
6
|
Cơ sở dữ liệu Công nghệ, công nghệ
cao, chuyển giao công nghệ;
|
a) Thông tin về công nghệ và thiết bị;
b) Thông tin về dự án ứng dụng công
nghệ cao; dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao; cơ sở ươm tạo công
nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghiệp cao;
c) Thông tin về chuyển giao công nghệ
từ nước ngoài vào Việt Nam; chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài
và chuyển giao công nghệ trong nước.
|
7
|
Cơ sở dữ liệu Thông tin về khoa học
và công nghệ trong khu vực và trên thế giới;
|
a) Thông tin thống kê tổng hợp về
nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
b) Thông tin thống kê tổng hợp về
kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
c) Thông tin thống kê tổng hợp về kết
quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, công bố khoa học
và công nghệ, sáng chế và giải pháp hữu ích;
d) Thông tin thống kê tổng hợp về hoạt
động đổi mới sáng tạo.
|
8
|
Cơ sở dữ liệu Doanh nghiệp khoa học
và công nghệ;
|
a) Thông tin chung về doanh nghiệp
(Tên giao dịch, tên viết tắt, tên tiếng Anh, địa chỉ, điện thoại, website,
email, mã số thuế, ngày thành lập);
b) Thông tin về loại hình doanh nghiệp;
c) Thông tin về lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh chính;
d) Thông tin về lĩnh vực hoạt động
khoa học và công nghệ;
đ) Thông tin về hoạt động nghiên cứu
khoa học, ươm tạo và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp;
e) Thông tin về tài sản trí tuệ của
doanh nghiệp;
g) Thông tin về sản phẩm, dịch vụ
khoa học và công nghệ chính của doanh nghiệp;
h) Thông tin về vốn điều lệ và doanh
thu hàng năm của doanh nghiệp;
i) Thông tin về các sản phẩm, dịch vụ
hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh
nghiệp; thông tin về doanh thu tăng thêm hàng năm từ việc ứng dụng công nghệ
mới;
k) Thông tin về kinh phí đầu tư hàng
năm cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
l) Thông tin về hoạt động chuyển
giao công nghệ của doanh nghiệp.
|
9
|
Cơ sở dữ liệu Thông tin sở hữu trí
tuệ;
|
a) Cơ sở dữ liệu công bố thông tin sở
hữu công nghiệp;
b) Cơ sở dữ liệu sáng chế toàn văn;
c) Cơ sở dữ liệu về tổ chức đại diện
sở hữu công nghiệp, người đại diện sở hữu công nghiệp;
d) Cơ sở dữ liệu về tổ chức, cá nhân
đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
|
10
|
Cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn đo lường chất
lượng
|
a) Cơ sở dữ liệu thư mục tiêu chuẩn
quốc gia;
b) Cơ sở dữ liệu thư mục quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
c) Cơ sở dữ liệu các tổ chức kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm đã đăng ký, được chỉ định;
d) Cơ sở dữ liệu giải thưởng chất lượng
quốc gia.
|
13. Danh mục dữ liệu
ngành Tư pháp:
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
CSDL Bổ trợ tư pháp
|
CSDL Công chứng
|
- Các tổ chức hành nghề công chứng
trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Giao dịch công chứng.
- Hợp đồng giao dịch.
- Xử lý vi phạm.
|
Phòng công chứng; Văn phòng công chứng.
|
CSDL Luật sư
|
|
|
CSDL Tư vấn pháp luật
|
|
|
CSDL Trợ giúp pháp lý
|
|
|
2
|
CSDL lĩnh vực phổ biến pháp luật
|
Cơ sở dữ liệu hòa giải cơ sở;
Cơ sở dữ liệu về chuẩn tiếp cận pháp
luật;
Cơ sở dữ liệu về công tác phổ biến giáo
dục pháp luật
|
|
Sở Tư pháp tỉnh Lào Cai
|
14. Danh mục dữ liệu
ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
TT
|
Tên CSDL
|
Danh mục
chi tiết CSDL
|
Quản lý
CSDL
|
Mô tả chi
tiết
|
1
|
CSDL lĩnh vực Kế hoạch và chính sách
phát triển ngành nông nghiệp.
|
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu.
|
- Chính sách, đề án, kế hoạch của
Trung ương;
- Chính sách, đề án, kế hoạch Tỉnh
- Tốc độ tăng trưởng;
- Giá trị sản xuất.
|
- Chính sách, đề án, kế hoạch lĩnh vực
Trồng trọt và BVTV, chăn nuôi, thú y, thủy sản, phát triển nông thôn, quản lý
chất lượng....
- Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp.
|
2
|
CSDL lĩnh vực Trồng trọt, bảo vệ thực
vật
|
- Văn bản, chính sách, đề án, kế hoạch,
quy hoạch;
- Trồng trọt;
- Bảo vệ thực vật;
- Thanh tra, pháp chế.
|
- Cây trồng;
- Đất nông nghiệp;
- Cấp, quản lý mã số vùng trồng;
- Sâu bệnh hại cây trồng;
- Kiểm dịch thực vật nội địa;
- Quản lý thuốc BVTV;
- Quản lý phân bón;
- Xử lý vi phạm hành chính.
|
- Cây lương thực, cây dược liệu, cây
ăn quả, cây công nghiệp, rau mầu;
- Đất sản xuất trồng trọt, đất nông
nghiệp chuyển đổi mục đích, đất nông nghiệp khác.
- Cấp, quản lý mã số vùng trồng.
- Sâu bệnh hại cây lương thực, cây
ăn quản cây công nghiệp, rau màu.
- Quản lý cơ sở buôn bán, quản lý
giá phân bón, đào tạo tập huấn..
- Danh sách vùng trồng, cơ sở được cấp
mã số...
|
3
|
CSDL lĩnh vực Chăn nuôi, thú y
|
- Giống vật nuôi.
- Thức ăn chăn nuôi.
- Thông tin cơ sở chăn nuôi.
- Thông tin thị trường Chăn nuôi.
- Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y.
- Kiểm dịch động vật, sản phẩm động
vật.
- Phòng chống dịch bệnh.
- Hành nghề Thú y
|
- Cơ sở sản xuất tinh, phôi, ấu
trùng và ấp trứng; làm dịch vụ thụ tinh nhân tạo, cấy truyền phôi; cơ sở mua
bán con giống, tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng...
- Cơ sở Kinh doanh, sản xuất thức
ăn...
- Hành nghề buôn bán thuốc Thú y;
Hành nghề Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động
liên quan dến lĩnh vực thú y; hành nghề Khám bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm bệnh
động vật; sản xuất kiểm nghiệm, khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú
y...
- Phòng bệnh cho động vật; chống dịch,
xử lý ổ dịch; giám sát dịch bệnh; Thông tin tuyên truyền; cơ sở, vùng an toàn
dịch bệnh...
|
- Gia súc; Gia cầm; Giống vật nuôi
khác;
- Thức ăn bổ sung, hỗn hợp, đậm đặc
- Thông tin tổ chức cá nhân chăn
nuôi; Điều kiện chăn nuôi; Chúng nhận cơ sở chăn nuôi; Hợp tác, liên kết chăn
nuôi...
- Thị trường Chăn nuôi trong nước,
trong tỉnh, quốc tế.
- Cơ sở giết mổ tập trung, quy mô nhỏ.
- Kiểm dịch động vật, SPĐV Trên cạn;
Kiểm dịch ĐV, SPĐV Thủy sản;
|
4
|
CSDL lĩnh vực thủy sản
|
- Nuôi trồng thủy sản.
- Thức ăn thủy sản.
- Bảo vệ nguồn lợi và phát triển Thủy
sản.
- Phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
|
- Nuôi trồng thủy sản nước lạnh;
Nuôi các loài thủy sản truyền thống và loài thủy sản có giá trị kinh tế; Cơ sở
nuôi cá làm cảnh, giải trí; Giống thủy sản; Cơ sở nuôi loài thủy sản nguy cấp,
quý hiếm;
- Thức ăn tự chế biến; Thức ăn Tươi
sống; Cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản;
- Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản;
Bảo vệ các nơi thủy sản tập trung sinh sản và nơi thủy sản tập trung sinh sống;
Khai thác thủy sản;
- Quan Trắc, cảnh báo
môi trường nuôi trồng thủy sản; Giám sát dịch bệnh Thủy sản; Thuốc Thú y thủy
sản; Kiểm dịch thủy sản.
|
- Nuôi trong bồn, bể, Nuôi trong lồng
bè, nuôi trong ao, hồ nhỏ, nuôi mặt nước lớn.
Cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy
sản bố mẹ; cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
- Thức ăn hỗn hợp, đậm đặc, bổ sung.
- Thuốc phòng bệnh thủy sản; thuốc
chữa bệnh thủy sản; sản phẩm xử lý môi trường nuôi thủy sản.
|
5
|
CSDL lĩnh vực Phát triển nông thôn
|
- Kinh tế hợp tác và trang trại;
- Phát triển nông thôn và bố trí dân
cư;
- Cơ điện và ngành nghề nông thôn;
|
- Hợp tác xã; Tổ hợp tác; Liên kết sản
xuất; Trang trại; Giảm nghèo và an sinh xã hội;
- Bố trí dân cư, sắp xếp dân cư;
- Cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn;
ngành nghề nông thôn.
|
- Tên HTX; địa chỉ trụ sở chính; Tên
CT HĐQT/giám đốc; số giấy CN ĐKKD
- Ngành nghề SXKD dịch vụ; hiện trạng
hoạt động (đang HĐ/ ngừng/ tạm ngừng HĐ).
- Tên hộ liên kết, địa chỉ; nội dung
liên kết, hình thức liên kết; quy mô liên kết; sản lượng, giá trị liên kết...
- Mã trang trại; tên trang trại, địa
chỉ; diện tích trang trại; số lao động, giá trị lao động...
- Tên máy móc thiết bị; số năm trang
bị; số lượng; tình trạng...
|
6
|
CSDL lĩnh vực Thủy lợi
|
- Quản lý nhà nước và khai thác công
trình
- Các loại hình công trình
|
- Văn bản QPPL; Pháp chế
- Phân cấp quản lý nhà nước
- Tổ chức, vận hành, khai thác
- Công trình hồ chứa
- Công trình đập dâng, kênh dẫn
- Công trình kè bờ sông, suối
- Công trình cấp nước sinh hoạt nông
thôn
|
- Văn bản của trung ương, tỉnh;
- Kiểm tra, giám sát, Xử lý hoặc đề
nghị xử lý vi phạm hành chính;
- Hồ chứa (lớn, vừa, nhỏ);
- Công trình đập dâng kênh dẫn; Công
trình kè sông, suối các loại; Công trình Cấp nước sinh hoạt.
- Đối tượng vận hành khai thác,
Phương thức khai thác.
- Công trình liên huyện, Công trình
liên xã, Công trình nội xã;
- Công trình kè bờ sông, suối biên
giới, Kè bờ sông nội địa, Kè bờ suối nội địa
- Tập trung khu vực nông thôn cấp nước
sạch đạt QC 01-1, Tập trung khu vực nông thôn cấp nước hợp vệ sinh.
|
7
|
CSDL lĩnh vực lâm nghiệp
|
- Thông tin dữ liệu về văn bản quy
phạm pháp luật;
- Giống cây trồng lâm nghiệp;
- Gây nuôi động vật hoang dã;
- Quản lý và bảo vệ rừng;
- Phát triển rừng;
- Điều tra xử lý vi phậm về lâm nghiệp;
|
- Văn bản QPPL về giống cây trồng Lâm
nghiệp; gây nuôi động vật hoang dã; Phát triển rừng; Điều tra, xử phạt vị phạm
hành chính trong Lâm nghiệp; quản lý bảo vệ rừng.
- Nguồn giống; giống cây trồng lâm
nghiệp mới; các đơn vị, cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất, kinh doanh
giống.
- Diện tích rừng trồng mới tập
trung; Diện tích rừng trồng được chăm sóc; khoang nuôi xúc tiến tái sinh; số
lượng cây trồng phân tán; Sản lượng khai thác, chế biến gỗ.
- Tổng số vụ vi phạm; Số vụ không
xác định được người vi phạm; Diện tích rừng bị thiệt hại; Tiền xử lý vi phạm
...
|
- Văn bản của trung ương, tỉnh;
- Tên cơ sở nuôi; Địa chỉ; Mã số cơ
sở nuôi; Loài gây nuôi; số lượng nuôi;
- Kiểm kê rừng; Diễn biến rừng;
Phòng cháy chữa cháy rừng;
- Rừng phòng hộ; rừng TT CMĐSD; rừng
đặc dụng; Rừng sản xuất;
- Diện tích tổng; Diện tích theo huyện.
- Khoanh nuôi mới; khoanh nuôi chuyển
tiếp;
- Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng;
Sản lượng khai thác gỗ từ cây trồng phân tán; Sản lượng khai thác tre, nứa; Sản
lượng khai thác nhựa cây; Sản lượng khai thác hạt, quả; Sản lượng khai thác lấy
sợi, lá...
|
8
|
CSDL lĩnh vực quản lý chất lượng NLS
và TS;
|
- CSDL Quản lý Chất lượng an toàn thực
phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản;
- Cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh
nông, lâm, thủy sản (thuộc diện cấp giấy chứng nhận;
- Cơ’ sở sản xuất, chế biến, kinh
doanh phẩm nông, lâm, thủy sản (không thuộc diện cấp chứng nhận).
|
|
- Mã số cơ sở; tên cơ sở; địa chỉ cơ
sở; số điện thoại; tên sản phẩm cụ thể; quy mô; ngày ký cam kết đảm bảo;
phương thức thanh, kiểm; ngày thanh, kiểm tra; hành vi vi phạm trong; số tiền
phạt sau kiểm tra; số mẫu lấy thanh, kiểm tra; số mẫu vi phạm thanh; chỉ tiêu
vi phạm thanh, kiểm tra...
- Kết quả thẩm định; thời điểm thẩm
định (tháng/năm); xử lý vi phạm (nếu có); đã được cấp chúng nhận cơ; phương
thức thanh, kiểm;...
- Xúc tiến thương mại; chế biến nông
sản; thông tin thị trường nông sản...
|
9
|
CSDL lĩnh vực phòng chống thiên tai
|
- Thu quỹ phòng chống thiên tai
- Thống kê thiệt hại;
- Thông tin tuyên truyền;
- Hợp tác quốc tế nâng cao năng lực
phòng chống thiên tai;
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo
thiên tai.
|
|
- Số đơn vị thu quỹ; tên cơ quan, tổ
chức; số tiền thu theo lao động; số tiền nộp theo giá trị tài sản; số tiền
truy thu nợ; tổng số tiền nộp quỹ....
- Thiệt hại về người; thiệt hại về
nhà ở; thiệt hại về nông, lâm nghiệp; thiệt hại về chăn nuôi; thiệt hại về thủy
sản; Thiệt hại về xây dựng...
|
10
|
CSDL lĩnh vực Khuyến nông
|
- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật;
- Thông tin tuyên truyền và đào tạo;
- Tư vấn, dịch vụ và Hợp tác quốc tế;
- Đề tài khoa học và SX Công nghệ
cao.
|
- Trồng trọt; Chăn nuôi; Thủy sản;
Lâm nghiệp; Lĩnh vực khác;
- Thông tin tuyên truyền; Đào tạo, tập
huấn;
- Tư vấn, dịch vụ; Hợp tác quốc tế;
- Đề tài khoa học, Đề án, Chương
trình; SX Công nghệ cao;
|
- Cây lương thực; cây ăn quả, cây dược
liệu, cây công nghiệp
- Gia súc, gia cầm, cá nước ngọt, cá
nước lạnh.
- Chuyên mục Khuyến nông; viết tin
bài; xây dựng tài liệu kỹ thuật; Tổ chức sự kiện, xúc tiến thương mại
- Đào tạo nghề Nông nghiệp cho lao động
nông thôn; tập huấn, bồi dưỡng.
- Đề tài khoa học; Đề án, Chương
trình.
- SX ứng dụng Công nghệ cao; SX ứng
dụng một phần Công nghệ cao...
|
15. Danh mục dữ liệu
ngành Kế hoạch và Đầu tư:
TT
|
Tên CSDL
|
Danh mục
chi tiết CSDL
|
Quản lý
CSDL
|
Mô tả chi
tiết
|
1
|
CSDL dự án sử dụng vốn ODA
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Xây dựng kế hoạch, phân khai kế hoạch
chi tiết năm, báo cáo tiến độ giải ngân.
|
Quản lý các nguồn vốn, dự án ODA
|
2
|
CSDL dự án NGO
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Hồ sơ văn kiện, khoản viện trợ.
|
Quản lý các nguồn vốn, dự án NGO
|
3
|
CSDL dự án FDI
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Hồ sơ chứng nhận đầu tư dự án
|
Quản lý các nguồn vốn, dự án FDI
|
4
|
CSDL dự án đầu tư trong nước
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin các dự án đầu tư,
giám sát đánh giá
|
Quản lý các nguồn vốn, dự án có vốn
đầu tư trong nước
|
5
|
CSDL doanh nghiệp
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin doanh nghiệp
|
Quản lý các thông tin về doanh nghiệp
(cấp tỉnh)
|
6
|
CSDL liên hiệp hợp tác xã
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin liên hiệp HTX
|
Quản lý các thông tin về liên hiệp hợp
tác xã (cấp huyện)
|
7
|
CSDL hợp tác xã
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin hợp tác xã
|
Quản lý các thông tin về hợp tác xã
(cấp huyện)
|
8
|
CSDL hộ kinh doanh
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin hộ kinh doanh
|
Quản lý các thông tin về Hộ kinh
doanh (cấp huyện)
|
9
|
CSDL tổ hợp tác
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin tổ hợp tác
|
Quản lý các thông tin về tổ hợp tác
(cấp xã)
|
10
|
CSDL đầu tư công
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin đầu tư công
|
Quản lý các chương trình, dự án có vốn
đầu tư trong nước
|
11
|
CSDL hệ thống văn bản điều hành
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đồ án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin văn bản và điều
hành
|
Quản lý, số hóa văn bản đi, đến từ
những năm trước 2017
|
12
|
CSDL thủ tục hành chính
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin TTHC
|
Quản lý các thông tin về TTHC thuộc
lĩnh vực ngành quản lý (cấp tỉnh, huyện, xã)
|
13
|
CSDL hồ sơ giải quyết TTHC
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin hồ sơ giải quyết
TTHC
|
Quản lý về tình hình giải quyết
TTHC, số hóa hồ sơ, kết quả TTHC.
|
14
|
CSDL thông tin chỉ đạo điều hành
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin chỉ đạo
|
Chỉ đạo điều hành trên phần mềm
|
15
|
CSDL báo cáo kinh tế - xã hội
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin số liệu báo cáo
KT- XH
|
Tổng hợp số liệu báo cáo kinh tế -
xã hội trên địa bàn tỉnh
|
16
|
CSDL tài sản
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin tài sản
|
Quản lý tài sản trong phạm vi sở
|
17
|
CSDL công chức, viên chức và người
lao động
|
- Văn bản;
- Chính sách;
- Kế hoạch;
- Đề án;
- Số liệu;
- Thanh tra, pháp chế.
|
Quản lý thông tin công chức viên chức
và người lao động
|
Quản lý thông tin, số hóa hồ sơ công
chức, viên chức và người lao động thuộc Sở
|
18
|
CSDL chỉ số PCI, DDCI
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin số liệu PCI, DDCI
|
Số liệu chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh,
cấp huyện
|
19
|
CSDL kế hoạch vốn, theo dõi đánh giá
đầu tư công
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin nguồn vốn
|
Quản lý thông tin các nguồn vốn, tiến
độ giải ngân, tiến độ triển khai thực hiện
|
20
|
CSDL dự án là chủ đầu tư đang triển
khai
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin các dự án được
giao làm chủ đầu tư
|
Quản lý tình hình triển khai các dự
án trên địa bàn tỉnh
|
21
|
CSDL quản lý đơn thư, giải quyết khiếu
nại, tố cáo
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin đơn thư, giải quyết
KNTC
|
Quản lý đơn thư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết
|
22
|
CSDL quy hoạch, kế hoạch
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin quy hoạch, kế hoạch
phát triển KT-XH
|
Quản lý thông tin quy hoạch trên địa
bàn tỉnh
|
23
|
CSDL về đấu thầu
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin đấu thầu
|
Quản lý thông tin đấu thầu, các gói
thầu
|
24
|
CSDL về thông tin báo cáo
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin báo cáo của các cơ
quan, đơn vị
|
Quản lý thông tin báo cáo của các
đơn vị
|
25
|
CSDL kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội
|
- Văn bản
- Chính sách
- Kế hoạch
- Đề án
- Số liệu
- Thanh tra, pháp chế
|
Quản lý thông tin kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội
|
Quản lý các thông tin về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội
|
16. Danh mục dữ liệu
ngành Lao động, Thương binh và Xã hội:
TT
|
Tên nhóm Dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
1
|
CSDL giáo dục nghề nghiệp
|
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Học sinh, sinh viên giáo dục nghề
nghiệp
- Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề
nghiệp
|
- Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp; địa
chỉ; số điện thoại liên hệ; loại hình; Tên người đứng đầu.
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh,
Nam/nữ; Dân tộc; địa chỉ thường trú; số CMND/CCCD; Trình độ văn hóa; ngành
nghề đào tạo, Trình độ đào tạo, Thời gian đào tạo; tên lớp; tên cơ sở GDNN
đào tạo.
- Họ và tên, ngày tháng năm sinh,
Nam/nữ; Dân tộc; địa chỉ thường trú; số CMND/CCCD; Trình độ văn hóa; Trình độ
đào tạo; chuyên ngành đào tạo; đơn vị công tác.
|
- Năm thành lập; Quyết định thành lập.
- Thuộc đối tượng nào? Loại tốt nghiệp/
kết thúc khóa đào tạo; số hiệu bằng/chứng chỉ; Có thể báo lỗi “chú ý” khi nhập
số CMND/CCCD bị trùng (để các cơ sở GDNN lưu ý đối với các đối tượng hưởng
ngân sách khi tham gia học nghề)
- Cơ hữu hay thỉnh giảng; trình độ
ngoại ngữ; trình độ tin học; trình độ kỹ năng nghề quốc gia; bậc thợ, nghiệp
vụ sư phạm...
|
2
|
CSDL về việc làm
|
Phần mềm cơ sở dữ liệu Người tìm việc,
việc tìm người (theo Nội dung Thông tư số 11/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2022 của Bộ
Lao động - TBXH)
|
Họ và tên, ngày tháng năm sinh,
Nam/nữ; Dân tộc; địa chỉ thường trú; số CMND/CCCD; Trình độ văn hóa; Trình độ
đào tạo; chuyên ngành đào tạo; Địa chỉ nơi làm việc
|
Thông tin chi tiết về nhu cầu tìm kiếm
việc làm của người lao động, nhu cầu tuyển dụng lao động của người sử dụng
lao động. Trong đó mô tả chi tiết nhu cầu tuyển dụng, vị trí việc làm, trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc,... của người lao động, người sử
dụng lao động.
|
3
|
CSDL Quản lý Tiền lương; tiền công;
bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm
thất nghiệp)
|
- Tổ chức sử dụng người lao động
- Thực hiện chính sách lao động, việc
làm của doanh nghiệp
|
- Tên đơn vị sử dụng người lao động
|
Thông tin cá nhân người lao động,
lương, BHXH, BHYT
|
4
|
CSDL Quản lý An toàn, vệ sinh lao động
|
- Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
- Quản lý đối tượng có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Tai nạn lao động
|
- Tên tổ chức được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
- Thông tin tổ chức thực hiện việc
huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
- Tên tổ chức, cá nhân khai báo sử dụng
dối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
- Tên tổ chức khai báo tai nạn lao động
|
- Nhóm đối tượng được huấn luyện
ATVSLĐ; số lượng người lao động được huấn luyện ATVSLĐ
- Tên đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động được khai báo sử dụng
- Thông số kỹ thuật, địa điểm lắp đặt,
thời hạn kiểm định KTAT định kỳ của đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
được khai báo
- Thông tin cá nhân người bị tai nạn
lao động; thời gian, địa điểm của người bị TNLĐ (đối với TNLĐ chết người hoặc
làm bị thương nặng người LĐ).
|
5
|
CSDL Quản lý Người có công; bảo trợ
xã hội
|
- Người có công
- Bảo trợ xã hội
|
- Người hưởng chính sách ưu đãi người
có công
- Liệt sĩ
- Mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ
- Đối tượng trợ giúp xã hội
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo
- Người khuyết tật
- Người làm công tác xã hội
|
- Thông tin cá nhân của người hưởng
chính sách ưu đãi người có công
- Thông tin về liệt sĩ (Họ tên, năm
sinh, năm hy sinh...).
- Các nghĩa trang liệt sĩ và mộ liệt
sĩ trên địa bàn tỉnh
- Thông tin Mộ liệt sĩ (ảnh mộ, vị
trí mộ, thông tin về liệt sĩ trên bia mộ...)
- Thông tin cá nhân của đối tượng bảo
trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, người làm công tác xã hội.
|
6
|
CSDL Quản lý Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em
|
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
|
Nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
|
Thông tin chi tiết Đối tượng cụ thể
|
7
|
CSDL Quản lý Phòng, chống tệ nạn xã
hội
|
Người cai nghiện ma túy; người bán
dâm; nạn nhân bị mua bán trở về
|
Họ tên, ngày tháng năm sinh, thời
gian nghiện ma túy; các hình thức cai nghiện ma túy; các nhu cầu hỗ trợ của
người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán.
|
|
8
|
CSDL quản lý lao động người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam và lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài trên địa
bàn tỉnh
|
- Doanh nghiệp, Tổ chức sử dụng lao
động nước ngoài
- Doanh nghiệp, Tổ chức được phép đưa
lao động đi làm việc ở nước ngoài
|
- Thông tin Doanh nghiệp, Công ty, Hộ
kinh doanh sử dụng người lao động nước ngoài
- Thông tin Doanh nghiệp, Tổ chức được
phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
|
- Họ và tên, Ngày sinh, Quốc tịch, Vị
trí công việc, Chức danh công việc, Thời gian làm việc
- Thông tin cá nhân người Việt Nam
làm việc ở nước ngoài, tên ngành nghề làm việc, thời gian làm việc, làm việc
tại quốc gia nào...
|
17. Danh mục dữ liệu
ngành Tài nguyên và Môi trường:
TT
|
Tên nhóm Dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
Mô tả chi
tiết (mức 5)
|
1
|
CSDL Quản lý Đất đai
|
- Địa chính
- Thống kê, kiểm kê
- Quy hoạch,kế hoạch
- Giá đất
|
- Đo đạc bản đồ
- Đăng ký cấp giấy
- Thống kê
- Kiểm kê
- Quy hoạch,
- Kế hoạch
- Bảng giá đất
- Bản đồ
|
- Đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
|
|
2
|
CSDL Quản lý Tài nguyên khoáng sản
|
- Bản đồ cấm, tạm thời cấm hoạt động
khoáng sản
- Khu vực không đấu giá quyền khai
thác khoáng sản
- Quy hoạch khoáng sản
- Sơ đồ các khu vực khoáng sản
- Giấy phép hoạt động khoáng sản
- Chấp hành pháp luật trong hoạt động
khoáng sản
|
- Ranh giới, phạm vi các khu vực cấm,
thời cấm hoạt động khoáng sản
- Thuyết minh các khu vực cấm, tạm
thời cấm
- Ranh giới, phạm vi các khu vực
không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
- Thuyết minh các khu vực không đấu
giá quyền khai thác khoáng sản
- Quy hoạch khoáng sản của TW
- Quy hoạch khoáng sản tỉnh Lào Cai
- Sơ đồ ranh giới các khu vực đã cấp
phép hoạt động khoáng sản
- Sơ đồ ranh giới khu vực dự trữ
khoáng sản Quốc gia
- Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp
- Giấy phép do UBND tỉnh Lào Cai cấp
- Chấp hành pháp luật trong thăm dò
khoáng sản
- Chấp hành pháp luật trong khai
thác khoáng sản
- Báo cáo đinh kỳ hoạt động khoáng sản
- Thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng
sản (theo từng mỏ, từng loại KS)
- Thanh tra, kiểm tra, xử phạt VPHC
- Đóng cửa mỏ khoáng sản
- Phê duyệt trữ lượng khoáng sản
- Phê duyệt số tiền phải hoàn trả do
Nhà nước đầu tư khảo sát, thăm dò
- Công tác quản lý, sử dụng quặng
apatit loại III tại các kho lưu
- Hồ sơ đăng ký khai thác VLXDTT
trong phạm vi, diện tích công trình
- Báo cáo công tác QLNN về khoáng sản
và hoạt động khoáng sản trên địa bàn hàng năm
- Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị
38/CT-TTg
- Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị
05/CT-UBND
- Báo cáo tình hình thực hiện NQ
04/TU
- Báo cáo tình hình thực hiện Chương
trình HĐ số 138 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 321 của UBND tỉnh thực hiện NQ số
88 của Chính phủ và NQ10 của Bộ Chính trị.
|
- Quy hoạch khoáng sản làm VLXD
- Quy hoạch Khoáng sản (trừ khoáng sản
làm VLXD)
- Quy hoạch KS làm VLXD thông thường
- Quy hoạch Khoáng sản (trừ khoáng sản
làm VLXD)
- Khu vực dự trữ apatit
- Khu vực dự trữ đất hiếm
- Giấy phép thăm dò khoáng sản
- Giấy phép khai thác khoáng sản
- Công ty A
- Công ty B
- Báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò
khoáng sản
- Báo cáo định kỳ hoạt động khai
thác, khoáng sản
- Tổng cục Địa chất Khoáng sản /Bộ
TNMTXPVPHC
- UBND tỉnh XPVPHC
- Thanh tra Sở TNMT XPVPHC
- Các sở, ngành khác XPVPHC
- UBND cấp huyện XPVPHC
- Giấy phép do Bộ TNMT cấp
- Giấy phép do UBND tỉnh cấp
- QĐ phê duyệt trữ lượng của Bộ TNMT
- QĐ phê duyệt trữ lượng của UBND tỉnh
- QĐ phê duyệt
- Số tiền phê duyệt cần hoàn trả cho
Nhà nước
- Đã hoàn trả
- Chưa hoàn trả
- Khối lượng quặng đã vận chuyển, sử
dụng
- Trữ lượng còn lại
- Nghĩa vụ tài chính đối với NN
|
- Quy hoạch thăm dò
- Quy hoạch khai thác
- Quy hoạch chế biến
- Quy hoạch sử dụng
- Thông tin cụ thể về giấy phép thăm
dò
- Thông tin cơ bản về giấy phép khai
thác
- Giấy phép thăm dò khoáng sản
- Về lựa chọn tổ chức thăm dò
- Thông báo kế hoạch thăm dò
- Cắm và bàn giao mốc thăm dò
- Báo cáo định kỳ
- Khối lượng thăm dò
- Hồ sơ pháp lý về dự án đầu tư
- Hồ sơ pháp lý về khoáng sản
- Hồ sơ pháp lý về lĩnh vực GTVTXD
- Hồ sơ pháp lý về đất đai
- Hồ sơ pháp lý về môi trường
- Hồ sơ pháp lý về tài nguyên nước
- Hồ sơ pháp lý về Vật liệu nổ công
nghiệp
- Thực hiện nghĩa vụ NSNN
- Sản lượng khai thác
- Đã chấp hành nộp phạt
- Chưa chấp hành nộp phạt
- Đã phê duyệt đề án đóng cửa mỏ
- Chưa phê duyệt đề án đóng cửa mỏ
- Đã có QĐ đóng cửa mỏ
- Chưa có QĐ đóng cửa mỏ
|
3
|
CSDL Quản lý Môi trường
|
- Thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường
- Thông tin nguồn thải
- CSDL Quan trắc tự động gồm: môi
trường không khí; môi trường Nước mặt; Khí thải các cơ sở sản xuất, kinh
doanh; nước thải các cơ sở sản xuất, kinh doanh
- CSDL Quan trắc hiện trạng môi trường
định kỳ gồm: môi trường không khí định kỳ; môi trường nước mặt định kỳ; môi
trường nước dưới đất định kỳ; môi trường đất định kỳ; môi trường nước thải định
kỳ.
|
- Thẩm quyền Bộ
- Thẩm quyền UBND tỉnh; Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Thẩm quyền cấp huyện
- KCN, KKT CCN, làng Nghề; Khu Đô thị;
Khu vực nông thôn
- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Cơ quan nhà nước
- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ
|
- Báo cáo ĐTM; Đề án BVMT; Phương
án/dự án Cải tạo phục hồi môi trường
- Xác nhận hoàn thành Công trình
BVMT;
- Chủ xử lý chất thải nguy hại;
- Chủ nguồn thải CTNH
- Báo cáo ĐTM; Đề án BVMT; Kế hoạch
BVMT; Phương án/dự án Cải tạo phục hồi môi trường;
- Xác nhận hoàn thành Công trình
BVMT;
- Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH;
- Cam kết BVMT; Đề án BVMT; Kế hoạch
BVMT; Phương án/dự án Cải tạo phục hồi môi trường;
- Chất thải rắn (thông thường; nguy
hại);
- Nguồn khí thải;
- Nguồn nước thải;
- Môi trường không khí (không khí
xung quanh KCN);
- Nước thải;
- Môi trường nước xuyên biên giới
(nước sông Hồng)
- Khí thải
- Nước thải
- Môi trường không khí (khu vực dân
cư, KCN, Khu khai thác khoáng sản);
- Nước mặt (hệ thống sông, suối trên
địa bàn tỉnh)
- Nước ngầm (KCN, khu vực khai thác
khoáng sản; khu vực dân cư);
- Môi trường đất (KCN, khu vực khai
thác khoáng sản; nông thôn);
|
|
4
|
CSDL tài nguyên nước
|
- Các quy định của pháp luật về Tài
nguyên nước
- Quy hoạch tài nguyên nước
- Hiện trạng tài nguyên nước
- Giấy phép tài nguyên nước
- Thanh tra, kiểm tra
|
- Trung ương
- Địa phương
- Quy hoạch của TW
- Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lào
Cai
- Điều tra cơ bản tài nguyên nước tỉnh
LC
- Mạng lưới trạm quan trắc tài
nguyên nước
- Hệ thống giám sát khai thác tài
nguyên nước
- Giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp
- Giấy phép do UBND tỉnh Lào Cai cấp
- Thanh tra
- Kiểm tra
- Xử lý vi phạm hành chính
|
- Luật
- Thông tư
- Nghị định
- Văn bản QPPL do UBND tỉnh Ban hành
- Danh mục nguồn nước nội tỉnh
- Danh mục hồ, ao, đầm không được
san lấp
- Danh mục vùng hạn chế khai thác nước
dưới đất
- Danh mục nguồn nước phải lập hành
lang bảo vệ
- Tài nguyên nước dưới đất
- Tài nguyên nước mặt
- Quy hoạch tài nguyên nước dưới đất
- Quy hoạch tài nguyên nước mặt
- Trữ lượng
- Chất lượng
- Danh mục trạm
- Kết quả quan trắc
- CSDL về đối tượng khai thác, sử dụng
TNN
- GP hết hiệu lực
- Trung ương
- Địa phương
|
- Danh mục Bản đồ
- Quy hoạch thăm dò
- Quy hoạch khai thác
- Quy hoạch sử dụng
- Quy hoạch thăm dò nước dưới đất
- Quy hoạch khai thác NDĐ
- Quy hoạch sử dụng NDĐ
- Quy hoạch khai thác, sử dụng tài
nguyên nước mặt
- Tài nguyên nước mặt
- Tài nguyên nước dưới đất
- Vị trí các trạm trên bản đồ
- Quy hoạch mạng lưới trạm
- CSDL quan trắc tự động trực tuyến
- Chi tiết thông tin giấy phép
|
5
|
CSDL về Khí tượng thủy văn
|
- Các quy định về KTTV
- Các công trình phải báo cáo, chia
sẻ dữ liêu KTTV
- Quy hoạch mạng lưới KTTV địa
phương
|
- Trung ương
- Địa phương
- Thủy điện
- Vườn quốc gia
- Cáp treo phục vụ du lịch
- Quy hoạch tổng thể
- Mạng lưới các trạm KTTV chuyên dùng
|
- Luật
- Nghị định
- Thông tư
- Các văn bản chỉ đạo, điều hành
- Chi tiết hồ sơ của từng đơn vị
- CSDL dùng chung của các trạm KTTV
|
|
18. Danh mục dữ liệu
ngành Văn hóa, thể thao
TT
|
Tên CSDL
|
Danh mục
chi tiết CSDL
|
Quản lý
CSDL
|
Mô tả chi
tiết
|
1
|
CSDL Di sản văn hóa
|
|
|
|
|
Di sản văn hóa vật thể:
- Di tích, danh lam thắng cảnh;
- Hiện vật bảo tàng
|
- Di tích, danh thắng:
+ Lý lịch khoa học
+ Biên bản, bản đồ khoanh vùng các
khu vực bảo vệ 1 và 2;
+ Album ảnh khảo tả
+ Các tài liệu liên quan khác
+ Hồ sơ Quy hoạch di tích, danh thắng.
|
- Di tích lịch sử văn hóa;
- Di tích kiến trúc nghệ thuật;
- Di tích khảo cổ;
- Di tích cách mạng
- Di tích danh lam thắng cảnh
|
|
|
Di sản văn hóa phi vật thể
|
- Lý lịch khoa học
- Báo cáo khảo sát
- Bản đồ di sản
- Album ảnh
- Phim tư liệu
- Bản cam kết
- Hồ sơ kiểm kê làng
- Các loại văn bản khác
|
- Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại
- Di sản văn hóa phi vật thể quốc
gia
- Di sản văn hóa phi vật thể các dân
tộc (7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể quy định tại Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ,
bao gồm: Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân
gian; Tập quán xã hội; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri
thức dân gian.
|
|
|
Hiện vật bảo tàng
|
- Lý lịch hiện vật
- Ảnh hiện vật
- Phim tư liệu bảo tàng
- Bản sao hiện vật gốc
- Bảo vật quốc gia
|
- Hiện vật đồ đá
- Hiện vật đồ kim khí
- Hiện vật đồ gỗ, tre...
- Hiện vật đồ da
- Hiện vật đồ giấy
- Hiện vật đồ vải
…
|
|
|
Nghệ nhân
|
- Lý lịch
- Phim tư liệu
- Ảnh tư liệu
|
- Nghệ nhân nhân dân
- Nghệ nhân ưu tú
- Nghệ nhân dân gian
|
|
2
|
CSDL Văn hóa - gia đình
|
|
|
|
|
|
Gia đình
|
|
Tổng số hộ gia đình; số hộ Gia đình
đạt chuẩn văn hóa; Gia đình 1 thế hệ; gia đình 2 thế hệ, gia đình 3 thế hệ;
gia đình khác
|
|
|
Bạo lực gia đình
|
|
Số hộ có bạo lực gia đình; số người
gây bạo lực gia đình; Hình thức bạo lực (tinh thần, thể chất, kinh tế, tình dục);
Người gây bạo lực gia đình (giới tính, độ tuổi); Biện pháp xử lý; số nạn nhân
bị BLGĐ (giới tính, độ tuổi, biện pháp hỗ trợ)
|
|
|
Văn hóa cơ sở:
- Thiết chế văn hóa cơ sở (cấp huyện,
xã, thôn)
|
|
Số lượng, địa điểm, diện tích, bộ
máy quản lý, cơ sở vật chất
|
|
|
- Đội văn nghệ các thôn bản
|
|
Số lượng đội văn nghệ, số lượng người
tham gia/đội, giới tính (nam, nữ), số buổi hoạt động/năm
|
|
|
- Thôn bản tổ dân phố văn hóa
|
|
Số lượng, tên thôn bản, tổ dân phố;
hàng năm và công nhận lại
|
|
|
Thực hiện nếp sống văn minh
|
|
Số đám cưới, đám tang, lễ hội thực
hiện nếp sống văn minh; số trường hợp vi phạm
|
|
|
Xây dựng đô thị văn minh
|
|
Số phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị
văn minh; số tiêu chí đã đạt...
|
|
|
Hương ước, quy ước khu dân cư
|
|
Số hương ước, quy ước đã chỉnh sửa,
bổ sung, đã được phê duyệt thực hiện; số HU,QU cần điều chỉnh sửa đổi cho phù
hợp với quy định của pháp luật.
|
3
|
CSDL Phòng Quản lý Văn hóa
|
|
|
|
|
Tên đường phố và công trình công cộng
|
|
|
Hệ thống tên đường, phố đã đặt Tên
đường phố mới (dự kiến đặt trong thời gian tới theo Ngân hàng tên đường, phố
và công trình công cộng được UBND tỉnh phê duyệt)
|
|
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ
karaoke, vũ trường
|
|
|
Doanh nghiệp
Hộ kinh doanh
|
|
Nghệ sỹ, nghệ nhân
|
Nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú (Văn
phòng Sở).
Nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ưu tú
(phòng di sản vh).
|
|
|
4
|
CSDL Thể dục thể thao
|
|
|
|
|
CSDL Thể thao thành tích cao
|
- Các môn thể thao thành tích cao của
tỉnh Lào Cai.
- Huấn luyện viên thể thao thành
tích cao.
- Vận động viên thể thao thành tích
cao
|
|
- Tổng số môn đào tạo huấn luyện
- Tổng số Huấn luyện viên hạng III,
hạng II, hạng I
- Tổng số vận động viên Đội tuyển cấp
tỉnh, đội tuyển trẻ cấp tỉnh, đội tuyển năng khiếu cấp tỉnh
|
|
CSDL Thể thao cho mọi người
|
- Người tham gia tập luyện TDTT thường
xuyên
- Câu lạc bộ thể thao cơ sở.
|
|
- Tổng số người dân, hộ gia đình
tham gia tập luyện TDTT thường xuyên.
- Tổng số CLB TDTT cơ sở (trong đó số
CLB hoạt động nhiều môn, CLB hoạt động 01 môn)
|
|
CSDL về các thiết chế thể thao
|
- Thiết chế thể thao cấp tỉnh
- Thiết chế thể thao cấp huyện
- Thiết chế thể thao cấp xã
- Thiết chế thể thao Khu dân cư,
thôn, bản.
|
|
- Tổng số sân vận động, nhà thi đấu,
bể bơi, thiết chế thể thao khác
- Tổng số sân vận động, nhà thi đấu,
bể bơi, thiết chế thể thao khác
- Tổng số sân vận động, nhà thi đấu,
bể bơi, thiết chế thể thao khác
- Tổng số Nhà văn hóa thể thao, nhà
tập luyện, sân bãi luyện tập đơn giản
|
19. Danh mục dữ liệu
ngành Du lịch:
TT
|
Tên nhóm Dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL (mức 2)
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
Mô tả chi
tiết (mức 4)
|
I
|
CSDL Quản lý du lịch
|
|
|
|
1
|
|
Luư trú
|
|
|
|
|
|
Cơ sở lưu trú
|
Tên, địa chỉ, người đại diện, xếp hạng
sao
|
|
|
|
Resort, khu nghỉ dưỡng
|
Tên, địa chỉ, người đại diện, xếp hạng
sao
|
|
|
|
Homestay
|
Tên, địa chỉ, tiêu chí đã đạt được
|
2
|
|
Lữ hành
|
|
|
|
|
|
Công ty lữ hành
|
Tên, địa chỉ, người đại diện, loại
hình kinh doanh
|
|
|
|
Văn phòng đại diện của công ty lữ
hành
|
Tên, địa chỉ, người đại diện, loại
hình kinh doanh
|
3
|
|
Hướng dẫn viên
|
|
|
|
|
|
Tại điểm
|
Tên, địa chỉ, mã số thẻ hướng dẫn
viên
|
|
|
|
Quốc tế
|
Tên, địa chỉ, mã số thẻ hướng dẫn
viên
|
4
|
|
Tài nguyên du lịch
|
|
|
|
|
|
Văn hóa
|
Loại hình, đặc điểm, địa chỉ, hình ảnh,
được xếp hạng, công nhận?
|
|
|
|
Tự nhiên
|
Quy mô, địa điểm, đặc điểm, khả năng
tiếp cận, tình trạng khai thác
|
5
|
|
Khu, điểm du lịch
|
|
|
|
|
|
Khu du lịch quốc gia, cấp tỉnh
|
Tên, địa chỉ, quyết định công nhận,
hồ sơ kèm theo, đặc điểm về tài nguyên du lịch, hiện trạng quản lý, khai
thác, quy hoạch, định hướng phát triển...
|
|
|
|
Điểm du lịch nhà nước quản lý, doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân quản lý
|
Tên, địa chỉ, quyết định công nhận,
hồ sơ kèm theo, đặc điểm về tài nguyên du lịch, hiện trạng quản lý, khai
thác, quy hoạch, định hướng phát triển...
|
6
|
|
Khách du lịch
|
|
|
|
|
|
Khách du lịch nội địa
|
Tổng lượng khách, lưu trú bình quân,
chỉ tiêu bình quân, nhu cầu và thói quen đi du lịch
|
|
|
|
Khách du lịch nội địa
|
Tổng lượng khách, lưu trú bình quân,
chi tiêu bình quân, nhu cầu và thói quen đi du lịch
|
7
|
|
Sản phẩm du lịch
|
Danh mục sản phẩm du lịch
|
|
8
|
|
Xúc tiến du lịch
|
|
|
|
|
|
Xúc tiến trong nước
|
|
|
|
|
Xúc tiến nước ngoài
|
|
9
|
|
Dịch vụ du lịch khác
|
|
|
|
|
|
Cơ sở vui chơi giải trí phục vụ
khách du lịch
|
Tên, địa chỉ, người đại diện, loại
hình dịch vụ
|
|
|
|
Dịch vụ nhà hàng, ăn uống
|
Tên, địa chỉ, người đại diện, loại
hình dịch vụ
|
|
|
|
Dịch vụ vận tải phục vụ khách du lịch
|
Tên, địa chỉ, người đại diện, điều
kiện kinh doanh
|
10
|
|
Thể chế
|
|
|
|
|
|
Luật và các văn bản hướng dẫn
|
Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban
hành, hiệu lực; bản scan
|
|
|
|
Chính sách Trung ương, địa phương
|
Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban
hành, hiệu lực; bản scan
|
|
|
|
Chương trình, Đề án, kế hoạch Trung
ương, địa phương
|
Số, ký hiệu, ngày tháng năm ban
hành, hiệu lực; bản scan
|
20. Danh mục dữ liệu
ngành Thông tin và Truyền thông:
TT
|
Tên nhóm dữ
liệu (mức 1)
|
Danh mục
CSDL
|
Thông tin
quản lý (mức 3)
|
I
|
Công tác tham mưu
|
|
|
1
|
|
Chủ trương định hướng
|
Nghị quyết tỉnh ủy, HĐND, UBND; Chỉ
thị của Tỉnh ủy, UBND do sở TT&TT tham mưu;
|
2
|
|
Thể chế
|
Quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề
án, dự án của Tỉnh ủy, UBND do sở TT&TT tham mưu;
|
II
|
Báo chí
|
|
|
1
|
|
Các cơ quan báo chí
|
Thông tin về các cơ quan báo chí in,
Báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình trên địa bàn tỉnh;
|
2
|
|
Bản tin thông tấn
|
Thông tin về các cơ quan phát hành bản
tin thông tấn;
|
3
|
|
Hồ sơ thẻ nhà báo
|
Thông tin về hồ sơ cấp thẻ nhà báo;
|
4
|
|
Cơ quan Báo, tạp chí TU thường trú đóng
trên địa bàn
|
Thông tin về văn phòng đại diện, cơ
quan thường trú trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
|
5
|
|
Dịch vụ phát thanh, truyền hình
|
|
6
|
|
Thu phát vệ tinh
|
|
III
|
Xuất bản, in và
phát hành
|
|
|
1
|
|
Tài liệu không kinh doanh
|
Thông tin về các tài liệu không kinh
doanh
|
2
|
|
Triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm
|
Thông tin về các hội chợ, triển lãm
xuất bản phẩm
|
3
|
|
Lưu triểu
|
Thông tin về hoạt động đọc lưu triểu
|
4
|
|
Tiêu hủy
|
Thông tin về tiêu hủy xuất bản phẩm
|
IV
|
Thông tin đối ngoại
|
|
|
1
|
|
Thẩm định
|
Thông tin về thẩm định các nội dung
tuyên truyền về đối ngoại
|
V
|
Thông tin cơ sở
|
|
|
1
|
|
Hệ thống thông tin cổ động
|
Thông tin về các hệ thống thông tin
cổ động
|
2
|
|
Dữ liệu nguồn phát thanh
|
Dữ liệu cho hệ thống truyền thanh cơ
sở
|
VI
|
Thông tin điện tử
|
|
|
1
|
|
Trang thông tin điện tử tổng hợp
|
Thông tin về các trang thông tin điện
tử tổng hợp của các tổ chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai
|
2
|
|
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện
tử công cộng
|
Thông tin về các địa điểm cung cấp dịch
vụ trò chơi điện tử công công
|
3
|
|
Trò chơi G1
|
Thông tin về cá trò chơi G1 được cấp
phép
|
VII
|
Quảng cáo
|
|
|
1
|
|
QC trên môi trường mạng
|
|
2
|
|
QC trên báo chí
|
|
|
|
QC trên xuất bản phẩm
|
|
4
|
|
QC tích hợp trên các sản phẩm, dịch
vụ, bưu chính, viễn thông, CNTT
|
|
VIII
|
Bưu chính
|
|
|
1
|
|
Các dịch vụ Bưu chính
|
Thông tin về các dịch vụ Bưu chính
được hoạt động trên địa bàn tỉnh
|
2
|
|
Trung tâm khai thác bưu gửi
|
|
3
|
|
Đại lý
|
|
4
|
|
Bưu điện văn hóa xã
|
|
5
|
|
Đường thư
|
|
6
|
|
Tem
|
Dữ liệu về tem bưu chính
|
IX
|
Viễn thông
|
|
|
1
|
|
Điểm cung cấp dịch vụ Viễn thông
|
Thông tin về các điểm cungc cấp dịch
vụ viễn thông
|
2
|
|
Trạm BTS
|
|
3
|
|
Trạm BSC
|
|
4
|
|
Tuyến truyền dẫn
|
|
5
|
|
Hạ tầng mạng Internet
|
|
6
|
|
Hạ tầng mạng PSTN
|
|
X
|
Công nghệ thông tin
|
|
|
1
|
|
Quy chế, quy định
|
Thông tin về các quy chế, quy định về
quản lý ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
|
2
|
|
Sự cố an toàn thông tin
|
Thông tin về các sự cố và khắc phục
sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh
|
3
|
|
Hạ tầng CNTT
|
Thông tin về hạ tầng CNTT trong các
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
|
4
|
|
HTTT, CSDL
|
Thông tin về các hệ thống thông tin,
CSDL của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
|
5
|
|
Chỉ số chuyển đổi số
|
Thông tin về điểm chấm bộ chỉ số
chuyển đổi số cấp sở, cấp huyện
|
6
|
|
Dịch vụ CNTT
|
Thông tin và các dịch vụ CNTT cung cấp
trên địa bàn tỉnh
|
7
|
|
Nhân lực CNTT
|
Thông tin về nguồn nhân lực CNTT
trong các CQNN
|
8
|
|
Mã định danh
|
Thông tin về mã định danh các cơ
quan nhà nước trên địa bàn tỉnh (thuộc thẩm quyền cấp của UBND tỉnh)
|
9
|
|
Dữ liệu dùng chung
|
Thông tin về dữ liệu dùng chung được
cung cấp trên LGSP
|
XI
|
Tần số vô tuyến điện
|
|
|
1
|
|
Thông tin vô tuyến
|
Thông tin về các tổ chức được cấp
phép sử dụng tần số trên địa bàn tỉnh
|
XII
|
Sở hữu trí tuệ
|
|
|
1
|
|
Quyền tác giả
|
|
2
|
|
Quyền sở hữu trí tuệ
|
|
XIII
|
Doanh nghiệp
|
|
|
1
|
|
Doanh nghiệp
|
|
XIV
|
Đơn vị sự nghiệp
|
|
|
1
|
|
Trung tâm CNTT
|
|
XV
|
Đào tạo
|
|
|
1
|
|
Đạo tạo CNTT
|
|
2
|
|
Đào tạo báo chí
|
|
XVI
|
Dịch vụ công
|
|
|
1
|
|
Thủ tục hành chính
|
|
2
|
|
Dịch vụ công ích
|
|
XVII
|
Quản lý đầu tư
|
|
|
1
|
|
Thẩm định dự án CNTT
|
|
2
|
|
Thẩm định dự án VT
|
|
XVIII
|
Định mức kinh tế kỹ
thuật
|
|
|
1
|
|
Định mức dịch vụ sự nghiệp công
|
|
2
|
|
Đơn giá dịch vụ dự nghiệp công
|
|
XIX
|
Nghiên cứu khoa học
|
|
|
1
|
|
Đề tài nghiên cứu khoa học
|
|
2
|
|
Sáng kiến kinh nghiệm
|
|
3
|
|
Ứng dụng nghiên cứu Khoa học
|
|
XX
|
Cải cách hành chính
|
|
|
1
|
|
Chỉ số cải cách hành chính
|
|
XXI
|
Báo cáo
|
|
|
1
|
|
Chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội
|
|
2
|
|
Định kỳ
|
|
3
|
|
Điều tra, thống kê
|
|
XXII
|
Hợp tác quốc tế
|
|
|
XXIII
|
Thanh tra, kiểm tra
|
|
|
1
|
|
Thanh tra, kiểm tra
|
|
2
|
|
Khiếu nại, tố cáo
|
|
3
|
|
Tiêu hủy tang vật
|
|
4
|
|
Đề xuất, kiến nghị của công dân
|
|
5
|
|
Số điện thoại vị phạm
|
|
XXIV
|
Tổ chức, nhân sự
|
|
|
XXV
|
Tài chính, tài sản
|
|
|
XXVI
|
Các tổ chức kiêm
nhiệm
|
|
|
1
|
|
Ban chỉ đạo
|
|
2
|
|
Hội đồng
|
|
3
|
|
Tổ công tác/giúp việc
|
|
XXVII
|
Cấp phép
|
|
|
1
|
|
Cấp phép tài liệu không kinh doanh
|
|
2
|
|
Cấp phép tần số
|
|
3
|
|
Cấp phép...
|
|
|
Văn bản
|
|
|
|
|
Văn bản đi
|
|
|
|
Văn bản đến
|
|
|
|
Hồ sơ dự thảo văn bản
|
|
|
|
Hồ sơ công việc
|
|
21. Danh mục dữ liệu
ngành Y tế:
Ngành Y tế đã được Bộ Y tế ban hành
quy định dữ liệu rõ ràng về dữ liệu ngành Y tế, do đó đề nghị Sở Y tế căn cứ
theo quy định của Bộ Y tế hoàn thiện các dữ liệu theo quy định. Ngoài ra, bổ
sung một số danh mục sau:
TT
|
Tên cơ sở dữ
liệu
|
Danh mục
chi tiết CSDL
|
Quản lý
CSDL
|
Mô tả chi
tiết
|
1
|
CSDL kiểm dịch y tế quốc tế
|
Công tác kiểm dịch y tế quốc tế.
|
|
Thu thập thông tin và dữ liệu phục vụ
triển khai các nghiệp vụ kiểm dịch y tế, giám sát các bệnh truyền nhiễm và
các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Triển khai các biện pháp phòng
chống vật chủ, trung gian truyền bệnh, vật thể mang mầm bệnh truyền nhiễm,
các yếu tố nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng trong khu vực cửa khẩu theo quy
định của pháp luật
|
2
|
CSDL giám định y khoa
|
- Quy trình giám định
- Hồ sơ giám định y khoa.
|
- Quản lý, theo dõi quá trình giám định
từ khi tiếp nhận đến khi trả kết quả
- Tra cứu lịch sử, hồ sơ, in ấn, báo
cáo thống kê
|
Số hoá quy trình nghiệp vụ công tác
giám định y khoa, nâng cao hiệu suất làm việc, công khai, minh bạch; từng bước
hình thành CDSL chuyên ngành để nâng cao hiệu quả tác nghiệp, chỉ đạo điều
hành
|
3
|
CSDL giám định pháp y
|
- Quy trình giám định
- Hồ sơ giám định pháp y (thương
tích, giám định tử vong)
|
- Quản lý, theo dõi quá trình giám định
từ khi tiếp nhận đến khi trả kết quả
- Tra cứu lịch sử, hồ sơ, in ấn, báo
cáo thống kê
|
Số hoá quy trình nghiệp vụ công tác
giám định pháp y, nâng cao hiệu suất làm việc, công khai, minh bạch; từng bước
hình thành CDSL chuyên ngành để nâng cao hiệu quả tác nghiệp, chỉ đạo điều
hành
|
4
|
CSDL kiểm nghiệm
|
Phân tích mẫu dược phẩm, độc chất
|
- Quản lý, theo dõi quá trình kiểm
nghiệm từ khi phát sinh nhu cầu, lấy/tiếp nhận mẫu, thực hiện đến khi trả kết
quả
- Tra cứu lịch sử, hồ sơ, in ấn, báo
cáo thống kê
- Dữ liệu phân tích mẫu từ các thiết
bị chuyên dụng
|
Số hoá quy trình nghiệp vụ công tác
kiểm nghiệm, nâng cao hiệu suất làm việc, công khai, minh bạch; từng bước
hình thành CDSL chuyên ngành để nâng cao hiệu quả tác nghiệp, chỉ đạo điều
hành
|
5
|
CSDL hoạt động y tế tư nhân
|
- CSDL phòng khám tư nhân ngoài động
đồng.
- CSDL nhà thuốc.
|
Phòng nghiệp vụ Y, nghiệp vụ Dược
|
Thu thập thông tin và số liệu hoạt động
của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn tỉnh
|
Quyết định 122/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt chiến lược dữ liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 122/QĐ-UBND ngày 16/01/2023 phê duyệt chiến lược dữ liệu tỉnh Lào Cai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
1.328
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|