BỘ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
|
Số:
03/2008/QĐ-BKHCN
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số
54/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số
28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị
định số 54/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển
dụng, sử dụng và quản lý cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ;
Căn cứ Công văn số 2128/BNV-CCVC ngày 25/7/2007 của Bộ Nội vụ về việc góp ý Dự
thảo Quy chế đánh giá viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đánh giá viên chức
chuyên ngành khoa học và công nghệ.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng
Công báo.
Điều 3.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo, Website CP;
- Lưu VT, Vụ TCCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Tiến
|
QUY CHẾ
ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03/2008/QĐ-BKHCN ngày 19/3/2008 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định nguyên tắc,
nội dung, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá hàng năm đối với viên chức được
tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch thuộc chuyên ngành khoa học và công nghệ
(sau đây gọi chung là viên chức khoa học và công nghệ) làm việc trong các
tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ công lập (sau đây gọi chung là tổ
chức khoa học và công nghệ).
Viên chức thuộc các chuyên ngành
khác làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện việc đánh giá theo
quy định của các chuyên ngành tương ứng hoặc áp dụng Quy chế này để thực hiện.
Điều 2. Mục
đích đánh giá
Đánh giá viên chức khoa học và
công nghệ để làm rõ phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực và kết quả công tác của
viên chức khoa học và công nghệ, làm cơ sở xây dựng quy hoạch, bố trí sử dụng,
đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ
luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức khoa học và công nghệ;
nâng cao năng lực, kết quả công tác của viên chức khoa học và công nghệ và góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.
Điều 3.
Nguyên tắc đánh giá
Khi đánh giá viên chức khoa học
và công nghệ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Tập trung dân chủ, khách
quan, toàn diện, công khai, minh bạch và công bằng, phản ánh đúng năng lực và
phẩm chất của viên chức khoa học và công nghệ.
2. Gắn chức danh, nhiệm vụ với kết
quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Làm rõ được ưu điểm, khuyết
điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả công tác và khả
năng, triển vọng phát triển của viên chức khoa học và công nghệ.
4. Việc đánh giá viên chức khoa
học và công nghệ được thực hiện hàng năm vào tháng cuối của năm công tác.
Điều 4. Căn
cứ đánh giá
1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các
ngạch viên chức ngành khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết
định số 11/2006/BNV ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
(sau đây gọi tắt là Quyết định số 11/2006/BNV).
2. Nghĩa vụ và những việc cán bộ,
công chức không được làm theo quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các
quy định pháp luật khác.
3. Những quy định trong điều
lệ về tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ nơi
viên chức khoa học và công nghệ làm việc.
4. Kết quả hoàn thành công
việc được giao.
Điều 5.
Thẩm quyền đánh giá
1. Trưởng ban (phòng) và chức vụ
tương đương đánh giá viên chức chuyên môn nghiệp vụ do mình trực tiếp quản lý,
sử dụng.
2. Người đứng đầu tổ chức khoa
học và công nghệ đánh giá cấp phó của mình và Trưởng, Phó ban (phòng) và chức
vụ tương đương.
3. Người đứng đầu cơ quan quản
lý cấp trên trực tiếp đánh giá người đứng đầu tổ chức khoa học và công
nghệ trực thuộc.
Điều 6.
Trách nhiệm và quyền của viên chức khoa học và công nghệ khi được đánh giá
1. Đầu năm, xây
dựng kế hoạch công tác hàng năm trên cơ sở những nhiệm vụ được giao.
2. Viên chức
khoa học và công nghệ được nhận xét, đánh giá phải nghiêm túc, trung thực tự
phê bình và phê bình.
2. Viên chức
khoa học và công nghệ có quyền trình bày ý kiến, bảo lưu ý kiến về những nội
dung không tán thành trong nhận xét, phân loại của người có thẩm quyền về bản
thân, nhưng phải chấp hành kết luận của người có thẩm quyền và được thực
hiện quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
NỘI DUNG,
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC SAU ĐÁNH GIÁ
Điều 7. Nội dung, quy trình đánh giá viên chức chuyên môn nghiệp vụ
1. Nội dung
đánh giá
Việc đánh
giá viên chức chuyên môn nghiệp vụ phải căn cứ vào các quy định tại
Điều 4 Quy chế này và những nội dung cụ thể sau:
a) Kết quả thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được lãnh đạo đơn vị phân công cho từng vị trí công
tác:
- Khối lượng công việc hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Chất lượng và hiệu
quả công việc.
- Thực hiện kế hoạch
và tiến độ công việc.
b) Phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống:
- Nhận thức, tư tưởng
chính trị và việc chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
- Tinh thần học tập
nâng cao trình độ về mọi mặt: chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
- Tinh thần trách
nhiệm, trung thực trong công tác, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
- Ý thức tổ chức kỷ
luật, đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong công việc.
- Tinh thần phê
bình và tự phê bình, thái độ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu
hiện tiêu cực khác.
2. Quy trình
đánh giá
a) Viên chức
chuyên môn nghiệp vụ viết bản tự nhận xét, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Quy chế này;
b) Người đứng đầu
đơn vị (ban, phòng) của tổ chức khoa học và công nghệ trực tiếp quản lý, sử
dụng viên chức quy định tại Điều 5 Quy chế này triệu tập cuộc họp để tập thể
viên chức khoa học và công nghệ cùng làm việc trong đơn vị tham gia nhận
xét, góp ý đối với bản tự nhận xét, đánh giá của viên chức chuyên môn nghiệp vụ;
những ý kiến nhận xét, góp ý được ghi vào biên bản cuộc họp;
c) Người có thẩm
quyền đánh giá theo quy định tại Điều 5 Quy chế này tham khảo ý kiến góp ý của
tập thể và bản tự nhận xét, đánh giá của viên chức chuyên môn nghiệp vụ để tổng
hợp, đánh giá và phân loại viên chức chuyên môn nghiệp vụ. Kết quả đánh giá phải
được thông báo đến từng viên chức chuyên môn nghiệp vụ và được tổng hợp để báo
cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị.
Điều 8. Nội dung, quy trình đánh giá đối với viên chức lãnh đạo
1. Nội dung
đánh giá
Việc đánh
giá viên chức lãnh đạo phải căn cứ vào các quy định tại Điều 4 Quy chế
này và những nội dung cụ thể sau:
a) Việc giao
nhiệm vụ hàng năm cho cán bộ thuộc quyền quản lý trực tiếp và bảo đảm điều kiện
cần thiết để cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
b) Kết quả thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và năng lực quản lý, lãnh đạo đơn vị.
- Khối lượng công việc của đơn vị.
- Chất lượng và hiệu
quả công việc của đơn vị.
- Năng lực quản
lý, lãnh đạo đơn vị.
- Các giải pháp hoặc
sáng kiến đề xuất với cấp trên trực tiếp về những vấn đề thuộc nhiệm vụ được
giao.
c) Phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống:
- Nhận thức, tư tưởng
chính trị, quán triệt, cụ thể hóa và việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị
quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tinh thần học tập
nâng cao trình độ về mọi mặt: chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
- Tinh thần trách
nhiệm, trung thực trong công tác, tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
- Ý thức tổ chức kỷ
luật, đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong công việc.
- Tinh thần phê
bình và tự phê bình, thái độ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu
hiện tiêu cực khác.
2. Quy trình
đánh giá
a) Viên chức
lãnh đạo viết bản tự nhận xét, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Quy chế này;
b) Người đứng đầu
tổ chức khoa học và công nghệ triệu tập cuộc họp bao gồm lãnh đạo các đơn vị
trực thuộc, người đứng đầu các tổ chức chính trị, đoàn
thể trong tổ chức khoa học và công nghệ tham gia nhận xét, góp ý đối với bản tự
nhận xét, đánh giá của viên chức lãnh đạo; những ý kiến nhận xét, góp ý được
ghi vào biên bản cuộc họp;
c) Người có thẩm
quyền đánh giá quy định tại Điều 5 Quy chế này tham khảo ý kiến góp ý của tập
thể và bản tự nhận xét, đánh giá của viên chức lãnh đạo để tổng hợp, đánh giá
và phân loại viên chức lãnh đạo. Kết quả đánh giá phải được thông báo đến từng
viên chức lãnh đạo và được tổng hợp báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp.
Điều 9. Phân loại viên chức sau đánh giá
Căn cứ kết
quả đánh giá theo những nội dung tại Quy chế này, viên chức khoa học và
công nghệ được phân theo 4 loại sau:
1. Loại Xuất
sắc: là người hoàn thành xuất sắc các yêu cầu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ được giao về số lượng, chất lượng và thời gian; có đề xuất sáng
kiến, cải tiến đã được áp dụng trong thực tiễn làm tăng hiệu quả và chất lượng
công tác; gương mẫu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ của viên chức theo quy định, đồng thời đạt từ 90 điểm trở lên,
trong đó kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao phải từ 65 điểm trở
lên; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống phải đạt từ 25 điểm trở lên.
2. Loại Khá: là người hoàn thành vượt mức các yêu cầu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được
giao về số lượng, chất lượng và thời gian; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống lành mạnh; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức theo quy định, đồng
thời đạt từ 70 đến dưới 90 điểm, trong đó kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao phải từ 50 điểm trở lên; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống phải
đạt từ 20 điểm trở lên.
3. Loại
Trung bình: là người hoàn thành các yêu cầu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ được giao về số lượng, chất lượng và thời gian, có phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của viên
chức theo quy định, đồng thời đạt từ 50 đến dưới 70 điểm, trong đó kết quả thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao phải từ 35 điểm trở lên; phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống phải đạt từ 15 điểm trở lên.
4. Loại Kém: là người chưa hoàn thành các yêu cầu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao
về số lượng, chất lượng và thời gian hoặc có thiếu sót về phẩm chất chính trị,
đạo đức, lối sống hay chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức theo quy
định và đạt dưới 50 điểm.
Chương 3:
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và
Công nghệ kiểm tra việc thực hiện Quy chế này của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan
thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 11. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đối với các tổ chức
khoa học và công nghệ trực thuộc.
Điều 12. Trách nhiệm và xử lý vi phạm của người đứng đầu các tổ chức
khoa học và công nghệ
1. Người đứng đầu
tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 1 Quy chế này căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ và Tiêu chuẩn nghiệp vụ
các ngạch viên chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm:
a) Xây dựng chi
tiết thang điểm đánh giá: khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc của viên
chức khoa học và công nghệ trong tổ chức khoa học và công nghệ.
b) Thực hiện việc
đánh giá, xếp loại viên chức khoa học và công nghệ theo đúng nguyên tắc đánh
giá đã được quy định tại Điều 3 Quy chế này và báo cáo kết quả lên cơ quan quản
lý cấp trên trực tiếp.
2. Người đứng đầu
tổ chức khoa học và công nghệ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đánh giá
viên chức trong tổ chức do mình quản lý, phụ trách; nếu có vi phạm thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của
pháp luật.
PHỤ LỤC I
BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA VIÊN CHỨC
CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ
Năm ...........
Họ và
tên:.....................................................................................................................................
Đơn vị công
tác:............................................................................................................................
Nhiệm vụ được giao:......................................................................................................................
Nội
dung tự đánh giá
|
Điểm
tối đa
|
Điểm
đạt
|
Ghi
chú
|
I/Kết quả thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao:
|
70
|
|
|
1. Khối lượng công
việc hoàn thành
|
20
|
2. Chất lượng và
hiệu quả công việc
|
35
|
3. Thực hiện kế
hoạch và tiến độ công việc
|
15
|
II/Phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống:
|
30
|
1. Nhận thức, tư
tưởng chính trị và việc chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
|
6
|
2. Tinh thần học
tập nâng cao trình độ về mọi mặt: chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
|
6
|
3. Tinh thần
trách nhiệm, trung thực trong công tác, tinh thần và thái độ phục vụ nhân
dân.
|
6
|
4. Ý thức tổ chức
kỷ luật, đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong công việc.
|
6
|
5. Tinh thần phê
bình và tự phê bình, thái độ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu
hiện tiêu cực khác.
|
6
|
Tổng cộng:
|
100
|
III. Tóm tắt ưu, khuyết điểm
chính về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
IV. Tự đánh giá và phân loại: (Xuất sắc, Khá, Trung bình, Kém).
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP
(nhận xét, đánh giá, phân loại)
|
.........., Ngày... tháng... năm...
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký tên)
|
PHỤ LỤC II
BẢN TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA VIÊN CHỨC
LÃNH ĐẠO
Năm ...........
Họ và
tên:.....................................................................................................................................
Đơn vị công
tác:............................................................................................................................
Nhiệm vụ được
giao:......................................................................................................................
Nội
dung tự đánh giá
|
Điểm
tối đa
|
Điểm
đạt
|
Ghi
chú
|
I/Kết quả thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao:
|
70
|
|
|
1. Khối lượng
công việc hoàn thành
|
20
|
|
|
2. Chất lượng và
hiệu quả công việc
|
35
|
|
|
3. Thực hiện kế
hoạch và tiến độ công việc
|
15
|
|
|
II/Phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống:
|
30
|
|
|
1. Nhận thức, tư
tưởng chính trị và việc chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
|
6
|
|
|
2. Tinh thần học
tập nâng cao trình độ về mọi mặt: chính trị, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học.
|
6
|
|
|
3. Tinh thần
trách nhiệm, trung thực trong công tác, tinh thần và thái độ phục vụ nhân
dân.
|
6
|
|
|
4. Ý thức tổ chức
kỷ luật, đoàn kết, hợp tác, phối hợp trong công việc.
|
6
|
|
|
5. Tinh thần phê
bình và tự phê bình, thái độ chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu
hiện tiêu cực khác.
|
6
|
|
|
Tổng cộng:
|
100
|
|
|
III. Tóm tắt ưu, khuyết điểm
chính về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
IV. Tự đánh giá và phân loại:
(Xuất sắc, Khá, Trung bình, Kém).
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TRỰC TIẾP
(nhận xét, đánh giá, phân loại)
|
.........., Ngày... tháng... năm...
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký tên)
|