ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
01/2020/QĐ-UBND
|
Hải
Dương, ngày 10 tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨNG THỰC
THƯ SỐ, CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử
ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin
ngày 29/6/2006;
Căn cứ Luật Lưu trữ ngày 11/11/2011;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng
ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số
64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước
Căn cứ Nghị định số
Ol/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Lưu trữ;
Căn cứ Nghị định số
130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký so và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Căn cứ Quyết định số
28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản
điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
08/2016/TT-BQP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định ve cung
cáp, quản lý, sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ
quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
Căn cứ Thông tư số
41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định về sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong
cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, các chức
năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc
của các cơ quan, tổ chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản
lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan nhà nước tỉnh
Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng
01 năm 2020.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh;
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỨNG THƯ SỐ, CHỮ KÝ SỐ
CHUYÊN DÙNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày
10/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định việc quản
lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng trong việc trao đổi và sử dụng
văn bản điện tử của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
2. Quy chế này không quy định việc
sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử chứa thông tin thuộc danh mục bí mật nhà
nước và các văn bản khác theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các Sở,
ban, ngành; Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã,
phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số chuyên
dùng đối với văn bản điện tử.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Văn bản điện tử là văn bản dưới
dạng thông điệp dữ liệu, theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định, được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy.
2. Chứng thư số cơ quan, tổ chức
là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho người
đứng đầu cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
3. Chứng thư số cá nhân là chứng
thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp cho các chức danh
nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật
về quản lý và sử dụng con dấu.
4. Khóa bí mật cá nhân là khóa bí
mật tương ứng với chứng thư số cá nhân.
5. Chữ ký số cơ quan, tổ chức là
chữ ký số được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật con dấu.
6. Chữ ký số cá nhân là chữ ký số
được tạo ra khi sử dụng khóa bí mật cá nhân.
8. Phần mềm kiểm tra chữ ký số là
chương trình phần mềm có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số trên văn
bản điện tử.
9. Tính xác thực của văn bản điện
tử ký số là văn bản điện tử thông qua chữ ký số được ký số gắn với văn bản điện
tử xác định được người ký số hoặc cơ quan, tổ chức ký số vào văn bản điện tử.
10. Tính toàn vẹn của văn bản điện
tử ký số là văn bản điện tử sau khi được ký số nội dung không bị thay đổi trong
suốt quá trình trao đổi, xử lý và lưu trữ.
11. Thiết bị lưu khóa bí mật là
thiết bị vật lý chửa khóa bí mật và chứng thư số của thuê bao.
Điều 4. Nguyên
tắc sử dụng chữ ký số đối với văn bản điện tử
1. Chữ ký số phải được gắn kèm với
văn bản điện tử sau khi ký số.
2. Văn bản điện tử được ký số phải
đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn xuyên suốt quá trình trao đổi, xử lý và
lưu trữ văn bản điện tử được ký số.
3. Chữ ký số của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền
của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
4. Việc quản lý, sử dụng chữ ký số
phải đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Điều 5. Giá trị
pháp lý của văn bản điện tử được ký số
1. Văn bản điện tử được ký số với
loại chữ ký số của cá nhân đã được xác thực hợp lệ thì có
giá trị tương đương với văn bản giấy có chữ ký tay của cá nhân đó.
2. Văn bản điện tử được ký số với
loại chữ ký số của cơ quan đã dược xác thực hợp lệ thì có giá trị tương đương với
văn bản giấy có đóng dấu của cơ quan đó, trừ trường hợp quy định tại Điềm a Khoản
5 Điều này.
3. Văn bản điện tử được ký số với
loại chữ ký số của cá nhân và chữ ký số của cơ quan đã được xác thực hợp lệ thì
có giá trị tương đương với văn bản giấy có chữ ký tay và đóng dấu của cơ quan
đó.
4. Văn bản điện tử đã ký số được
xác thực hợp lệ gửi, nhận qua các hệ thống thông tin (Hệ thống Quản lý vãn
bàn và điều hành, hệ thống một cửa điện tử và dịch công trực tuyến, hệ thống
thư điện tử công vụ,...) và qua các phương tiện truyền đưa khác có giá trị
pháp lý tương đương văn bản giấy.
5. Chữ ký số chỉ có giá trị pháp
lý khi tồn tại ở dạng văn bản điện tử được ký số hợp lệ:
a) Văn bản điện tử được quét từ
văn bản giấy có chữ ký tay và đóng dấu cơ quan được ký số
với loại chữ ký số cơ quan, tổ chức được xác thực hợp lệ thì vẫn
có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy có chữ ký tay và đóng dấu của cơ
quan đó.
b) Văn bản là văn bản giấy được in
hoặc sao chụp (photocopy) từ văn bản điện tử có chữ ký số thì không có
giá trị pháp lý.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
CHỨNG THƯ SỐ VÀ CHỮ KÝ SỐ
Điều 6. Thẩm
quyền quản lý thuê bao chữ ký số, chứng thư số
Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện trách nhiệm của người quản lý
thuê bao đối với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
(Ban Cơ yểu Chính phủ) cung cấp cho
các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Hải Dương,
Điều 7. Cấp mới,
gia hạn, thay đổi thông tin, thu hồi chứng thư số
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục,
thời gian thực hiện cấp mới, gia hạn, thay đổi thông tin và thu hồi chứng thư số
được thực hiện theo quy định từ Điều 60 đến Điều 70 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP
ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Điều 8. Cấp chứng
thư số sau khi chứng thư số cũ hết hạn hoặc chứng thư số bị thu hồi
Điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục
cấp chứng thư số sau khi chứng thư số cũ hết hạn hoặc chứng thư số bị thu hồi
được thực hiện theo quy định tại Điều 72 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày
27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ
ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Điều 9. Thu hồi,
khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật (USB Token)
1. Thu hồi lưu khóa bí mật sau khi
chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hối
được thực hiện theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày
27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ
ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Khôi phục thiết bị lưu khóa bí
mật trong trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị khóa khi nhập sai mật khẩu quá
số lần quy định được thực hiện theo quy định tại Điều 73 Nghị định số
130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Điều 10. Quản
lý thiết bị lưu khóa bí mật
1. Việc quản lý thiết bị lưu khóa
bí mật được thực hiện theo quy định tại Điều 74 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP
ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. ^
2. Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ
quan, tổ chức được ủy quyền cho Văn thư quản lý và sử dụng. Việc bảo quản, lưu
giữ được thực hiện như với con dấu của cơ quan, tổ chức. Người được giao quản
lý thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc quản
lý và sử dụng thiết bị lưu khóa để tạo ra chữ ký số của cơ quan, tổ chức mình.
Khi thay đổi người quản lý thiết bị lưu khóa bí mật phải lập Biên bản bàn giao
theo Mầu 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Thiết bị lưu khóa bí mật của cá
nhân do chính cá nhân đó có trách nhiệm bảo quản an toàn. Không được tiết lộ mật
khẩu hoặc để người khác sử dụng thiết bị lưu khóa của mình.
Điều 11. Ký số
trên văn bản điện tử
1. Việc ký số được thông qua phần mềm
ký số; ký số vào văn bản điện tử thành công hay không
thành công phải được thông báo xác thực thông qua phần mềm.
2. Vị trí và hình thức ký số: được
thực hiện theo Điều 12 và Điều 13 Thông tư 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ
Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công
tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong
quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.
3. Quy trình ký số:
Các cơ quan, tổ chức có thể áp dụng
một trong các quy trình ký số sau:
a) Sử dụng một chữ ký số của cơ
quan, tổ chức để phát hành văn bản:
- Bước 1: Soạn tệp văn bản, ký duyệt,
lấy sổ, đóng dấu (như phát hành văn bản giấy);
- Bước 2: Quét văn bản hoặc đưa
văn bản về định dạng .pdf;
- Bước 3: Văn thư sử dụng chứng
thư số của cơ quan, tổ chức mình, ký số lên tệp văn bản định dạng .pdf ở trên;
- Bước 4: Phát hành văn bản điện tử
đã được ký số.
b) Sử dụng hai chữ ký số (01 chữ
ký số của cá nhân, 01 chữ ký số của cơ quan,
tổ chức) đế phát hành văn bản được thực hiện ký số
theo trình tự như sau:
- Bước 1: Soạn tập tin văn bản điện
tử, gửi trình ký;
- Bước 2: Người ký duyệt ký số lên
tập tin văn bản điện tử trình ký, chuyển văn thư;
- Bước 3: Văn thư lấy số văn bản,
cập nhật vào tập tin văn bản trình ký; sử dụng chứng thư số của cơ quan, tổ chức
mình ký số lên văn bản điện tử đã được ký duyệt;
- Bước 4: Phát hành văn bản điện tử
đã được ký số.
c) Sử dụng nhiều chữ ký số, có
phát hành văn bản:
Một văn bản điện tử trước khi phát
hành có thể qua nhiều người ký số, như: Ký kiểm tra nội dung văn bản, ký kiểm
tra thể thức trình bày văn bản, ký duyệt của lãnh đạo, ký của cơ quan, tổ chức.
Khi văn bản có sử dụng nhiều chữ ký số thì chữ ký số của cá nhân được thực hiện
trước, chữ ký số của cơ quan, tổ chức được thực hiện sau và trước khi phát hành
văn bản, văn thư có trách nhiệm kiểm tra, xác thực tính đúng đắn, hợp lệ của từng
chữ ký.
d) Sử dụng nhiều chữ ký số, không
phát hành văn bản:
Khi cần xác thực nội dung văn bản
trong quá trình trao đổi tài liệu hoặc xử lý công việc nhưng không cần phải
phát hành văn bản thì có thể sử dụng nhiều chữ ký số loại của cá nhân để ký
trên văn bản đó.
e) Sử dụng chữ ký số cho văn bản
liên ngành:
Sau khi thống nhất nội dung văn bản
liên ngành, cơ quan, tổ chức chủ trì ký số trước rồi chuyển văn bản trên trục
văn bản liên thông cho cơ quan, tổ chức tiếp theo; khi tiếp nhận văn bản điện tử
đã ký của cơ quan, tổ chức ban hành, cơ quan, tổ chức tiếp theo tiến hành ký số
vào văn bản và chuyến lại cho cơ quan, tổ chức phát hành văn bản. Quy trình lặp
lại cho đến khi tất cả những cơ quan, tổ chức liên quan ký số vào văn bản.
4. Việc ban hành và phát hành văn
bản được thực hiện theo Điều 11 Thông tư 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ
Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công
tác văn thư, các chức năng cơ bản của hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong
quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.
5. Mẫu chứng thư số :
a) Mẫu chứng thư số của cơ quan, tổ
chức: Được quy định theo Mầu 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Mẫu chứng thư sổ của cá nhân:
Được quy định theo Mầu 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
6. Các trường hợp khác:
a) Chữ ký số đảm
bảo tính toàn vẹn của văn bản điện tử nên trường hợp văn bản điện tử (có nhiều
trang trong củng một tệp-file) được ký số bởi chữ ký số hợp pháp thì có giá
trị bao gồm giá trị tương ứng của dấu giáp lai trên văn bản giấy.
b) Nếu văn bản điện tử có các tài
liệu, phụ lục kèm theo cùng nằm trong một tệp (file) với văn bản chính được ký
số bởi chữ ký số hợp pháp thì các tài liệu, phụ lục kèm theo đó có giá trị
tương đương với bản giấy có dấu treo hợp pháp của các tài
liệu, phụ lục tương ứng. Neu các tài liệu, phụ lục kèm theo không cùng nằm
trong một tệp (file) với văn bản chính thì các tài liệu, phụ lục đi kèm phải được
ký số bởi chữ ký số hợp pháp của cơ quan, tổ chức ban hành
văn bản mới đảm bảo giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy có dấu treo của cơ
quan, tổ chức ban hành.
c) Trường hợp xảy ra lỗi kỹ thuật,
không thể thực hiện việc ký số và chuyển phát hành văn bản điện tử trên hệ thống
quản lý văn bản và điều hành của cơ quan, tổ chức thì văn bản được xử lý bằng
hình thức truyền thống (ký và đóng dấu của cơ quan, tổ chức) gửi đi. Sau
khi hệ thống được khắc phục, Văn thư quét văn bản truyền thống đã được ký và
đóng dấu, sau đó ký số vào văn bản và cập nhật vào hệ thống.
Điều 12. Xác
thực chữ ký số, chứng thư số
Khi nhận được văn bản điện tử có
ký số, văn thư hoặc cán bộ tiếp nhận văn bản phải thực hiện việc xác thực chữ
ký số theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Thông tư số
41/2017/TT-BTTTT ngày 19/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định về sử dụng chữ ký số cho văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước, cụ thể như
sau:
1. Kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký
số, bao gồm kiểm tra các yếu tố: Người ký, tính hợp lệ của chứng thư số, thời
gian ký, tính toàn vẹn của nội dung; khi các yếu tố kiểm tra trên đều hợp lệ
thì chữ ký số là hợp lệ.
2. Nếu chữ ký số không hợp lệ thì thông
báo lại với đơn vị gửi văn bản biết để ký và gửi lại, đồng thời xóa văn bản
không hợp lệ đó.
3. Nếu văn bản điện tử được ký bởi
chữ ký số hợp lệ thì có thể vào sổ văn bản và xử lý ngay theo đúng trình tự văn
bản giấy bình thường mà không càn chờ bản giấy.
4. Các văn bản điện tử có chữ ký số
lấy từ các Cổng/Trang thông tin điện tử hoặc các nguồn khác cần được xác thực
chữ ký số trước khi sử dụng.
Chương III
TỎ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Sở
Thông tin và Truyền thông
1. Bố trí cán bộ theo dõi, thực hiện
trách nhiệm của người quản lý thuê bao theo quy định.
2. Phối hợp với Ban Cơ yếu Chính
phủ tổ chức đào tạo, tập huấn hướng dẫn quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư
số, phần mềm ký số cho các thuê bao.
3. Thực hiện thanh tra, kiểm tra
việc quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật và việc
thực hiện các quy định trong Quy chế này của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi
thẩm quyền quản lý.
4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự
trù kinh phí ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước đảm bảo tiết kiệm,
hiệu quả.
5. Thống kê, theo dõi việc sử dụng
chứng thư số trên địa bàn tỉnh; định kỳ 6 (sáu) tháng, 01 (một) năm tổng hợp
báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Cơ
quan, tổ chức sử dụng chữ ký số, chứng thư số
1. Cơ quan quản lý trực tiếp thuê
bao thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP
ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử
về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. ^
2. Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu
quả chứng thư số của cơ quan, tổ chức, cá nhân, dịch vụ, thiết bị, phần mềm thuộc
thẩm quyền quản lý theo quy định; thực hiện áp dụng chữ ký số trong việc gửi,
nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
3. Có trách nhiệm phân công và cử
cán bộ tiếp nhận chứng thư số, tiếp nhận chuyển giao cài đặt phần mềm ký số và
đào tạo, hướng dẫn sử dụng chữ ký số, chứng thư số tại cơ quan, tổ chức.
4. Đối với chứng thư số cấp cho cơ
quan, tổ chức phải có quyết định giao thiết bị lưu khóa bí mật cho người được
phân công làm nhiệm vụ vãn thư sử dụng để ký số các văn bản điện từ; đảm bảo an
toàn việc sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật tại cơ quan, tổ chức.
5. Thường xuyên kiểm tra việc quản
lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư sổ của cơ quan, tổ chức mình đảm bảo thực hiện
theo đúng quy định tại Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
6. Trang bị hệ thống thông tin đáp
ứng yêu cầu để thực hiện ký số, lưu trữ văn bản điện tử, phục vụ khai thác và sử
dụng văn bản điện tử theo quy định.
7. Định kỳ 06 tháng, 01 năm hoặc đột
xuất báo cáo kết quả sử dụng chữ ký số, chứng thư số của cơ quan, tổ chức mình,
gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp.
Điều 15.
Trách nhiệm của cá nhân sử dụng chữ ký số
1. Thuê bao cá nhân thực hiện nhiệm
vụ theo quy định tại tại Điều 78, Điều 79 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày
27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ
ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. '
2. Thông báo kịp thời cho cơ quan
quản lý trực tiếp thuê bao những thông tin liên quan đến thiết bị lưu khóa bí mật
như: BỊ mất, bị hỏng vật lý, bị khóa thiết bị do nhập sai mật khẩu, chuyển công
tác, nghỉ chế độ và các trường hợp mất an toàn, an ninh khác.
3. Tham gia các khóa đào tạo, tập
huấn liên quan đến việc quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số trong các cơ
quan nhà nước do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
4. Quản lý thiết bị lưu khóa bí mật
theo quy định tại Điều 10 Quy chế này.
5. Sử dụng chứng thư số đúng mục
đích và tuân thủ các quy trình, quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật
có liên quan về quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực
chữ ký sô.
6. Có trách nhiệm cung cấp thông
tin theo quy định và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 16.
Trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác văn thư tại các cơ quan, tổ chức
1. Thực hiện ký số văn bản điện tử
và phát hành văn bản điện từ đã ký số qua mạng theo các quy định tại Quy chế này
và các quy định khác có liên quan.
2. Thực hiện lưu trữ văn bản điện
tử theo quy định hiện hành.
3. Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản
lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức khi
được phân công; đảm bảo đúng các quy định tại Quy chế này và các quy định khác
có liên quan.
4. Tham gia các chương trình đào tạo,
tập huấn ứng dụng chừ ký số do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Điều 17.
Trách nhiệm của cán bộ chuyên trách/phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ
quan, tổ chức
1. Chịu trách nhiệm cài đặt phần mềm
ký số, cập nhật phiên bản phần mềm ký số mới (nếu cổ), hỗ trợ kỹ thuật
và hướng dẫn trong quá trình sử dụng chữ ký số cho cán bộ, công chức, viên chức
được cấp chứng thư số tại cơ quan, tổ chức.
2. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị thực
hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin tại cơ quan, tổ chức
mình.
3. Chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản
lý và sử dụng chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật, thiết bị, phần mềm của cơ
quan, tổ chức khi được phân công; đảm bảo đúng các quy định tại Quy chế này và
các quy định khác có liên quan.
4. Tham gia các chương trình đào tạo,
tập huấn, hướng dẫn về ứng dụng chữ ký số do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.Điều
18. Điều khoản thi hành
1. Sở Thông tin và Truyền thông có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp
xã hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ
chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.