ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1691/QĐ-UBND
|
Lâm Đồng, ngày 08
tháng 8 năm 2011
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TU CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN
2011-2015
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức
HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số
05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám
đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1398/SNN-TT ngày
14/7/2011,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị
quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015.
Điều 2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn
thể liên quan, UBND các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Thủ
trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày
ký./.
|
TM. ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh
Đức Hòa
|
KẾ
HOẠCH
THỰC
HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05 –NQ/TU CỦA TỈNH ỦY VỀ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số 1691/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng)
I. Mục
đích, yêu cầu:
1. Xác định cụ thể nội
dung, tiến độ và phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, địa
phương, đơn vị đối với từng nội dung công việc để triển khai thực hiện đạt được các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số
05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao giai đoạn 2011-2015.
2. Gắn chỉ đạo đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội chung toàn tỉnh.
II. Nội
dung thực hiện:
1. Công tác tuyên truyền:
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận
thức đến các cấp, các ngành xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao là nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm của ngành nông nghiệp tỉnh, giúp ổn định
đời sống, tăng thu nhập cho nông dân, xây dựng một nền nông nghiệp công nghệ
cao, sản xuất hàng hóa, phát triển bền vững.
a) Các sở, ban ngành, mặt trận, đoàn
thể trong tỉnh, UBND các huyện và thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc có trách nhiệm tổ
chức quán triệt Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của Tỉnh ủy, các văn bản
quản lý nhà nước về lĩnh vực phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến
tất cả các đảng viên, cán bộ công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân và đặc
biệt là các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
b) Các cơ quan thông tin
đại chúng (Báo Lâm Đồng, Đài phát thanh truyền hình Lâm Đồng, Đài phát thanh
truyền hình các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc) có trách nhiệm xây dựng
chuyên trang, chuyên mục về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phổ
biến nội dung Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/5/2011 của
Tỉnh ủy, nội dung Kế hoạch này một cách phù hợp thông qua lồng ghép với nội
dung tuyên truyền các chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm
nghèo nhanh bền vững, chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
c) Hoàn thành công tác tổ chức học
tập, tuyên truyền quán triệt Nghị quyết trong 6 tháng cuối năm 2011; các phương
tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền Nghị quyết trong suốt thời
gian thực hiện Kế hoạch.
2. Xây dựng quy hoạch chuyên ngành
a) Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất
rau, hoa, cây đặc sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015, trong đó có quy hoạch
chi tiết vùng sản xuất rau, hoa, cây đặc sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
b) Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất
chè tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020, trong đó có quy
hoạch chi tiết vùng sản xuất chè theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
c) Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất cà
phê tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 định hướng đến 2020, trong đó có quy
hoạch chi tiết vùng sản xuất cà phê theo hướng ứng dụng công nghệ cao .
d) Xây dựng quy hoạch vùng sản xuất
lúa tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015 định hướng đến 2020, trong đó có quy
hoạch chi tiết vùng sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng ứng dụng công nghệ
cao.
đ) Xây dựng quy hoạch
các vùng nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến 2020
3. Phát triển các vùng sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao
a) Phát triển sản xuất rau, hoa và cây
đặc sản ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 9.620 ha, trong đó cây rau
7.550 ha; cây hoa 1.750 ha; cây đặc sản 330 ha; tập trung tại thành phố Đà Lạt,
các huyện: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà và một số địa phương khác.
Tập trung triển khai một số nhiệm vụ
trọng tâm sau:
- Nghiên cứu, khảo nghiệm, phục tráng,
di nhập, sản xuất giống rau, hoa, cây đặc sản có năng suất và chất lượng cao.
- Xây dựng các mô hình trình diễn và
mô hình sản xuất thử nghiệm rau, hoa, cây đặc sản ứng dụng công nghệ
cao.
- Thực hiện đề tài nghiên cứu thiết kế
mẫu nhà lưới, nhà kính phù hợp ứng dụng trong sản xuất rau, hoa cây đặc sản tại
Lâm Đồng.
- Lập dự án và triển khai xây dựng
trung tâm giao dịch hoa Đà Lạt.
- Xây dựng các liên minh sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm rau, hoa, cây đặc sản.
- Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và
quản lý thương hiệu rau, hoa, cây đặc sản.
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận một vùng sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao quy mô
diện tích khoảng 200 ha.
- Hỗ trợ hình thành
và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận 3-5 doanh nghiệp nông
nghiệp sản
xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao theo quy định.
b) Phát triển sản
xuất chè ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 8.400 ha, trong đó thành phố
Đà Lạt 400 ha, thành phố Bảo Lộc 3.000 ha, huyện Bảo Lâm 4.500 ha, huyện Di
Linh 500 ha.
Tập trung triển khai một số nhiệm vụ
trọng tâm sau:
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản xuất
giống chè theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
- Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô
hình sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm;
cơ giới hóa trong chăm sóc, thu hoạch.
- Xây dựng các Liên minh sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm chè.
- Hỗ trợ hình thành và đề nghị Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận một vùng sản xuất chè ứng dụng công
nghệ cao quy mô diện tích khoảng 200 ha.
c) Phát triển sản
xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 15.000 ha, trong đó cây
cà phê chè 4.000 ha, cây cà phê vối 11.000 ha.
Tập trung triển khai một số nhiệm vụ
trọng tâm sau:
- Xây dựng và triển khai
đề
án bảo quản, chế biến cà phê giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Hỗ trợ, nâng cao năng lực sản xuất
giống cà phê chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn.
- Xây dựng các Liên minh sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm cà phê.
- Xây dựng các mô hình canh tác ứng
dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn chất lượng; mô hình chế biến cà phê nông hộ.
d) Phát triển sản xuất lúa chất lượng
cao với tổng diện tích 4.900 ha, trong đó huyện Cát Tiên 2.500 ha, huyện Đạ Tẻh
2.000ha, huyện Đơn Dương 400 ha.
Tập trung triển khai một số nhiệm vụ
trọng tâm sau:
- Ứng dụng công nghệ
sinh học và sinh thái trong phòng trừ rầy nâu trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2011-2015.
- Khảo nghiệm, lựa chọn các giống lúa
có năng suất, chất lượng cao, kháng rầy ứng dụng vào sản xuất trên địa bàn
tỉnh.
- Xây dựng các mô hình sản xuất lúa
ứng dụng công nghệ cao; mô hình bảo quản chế biến sau thu hoạch; cơ giới hóa
trong các khâu sản xuất, chế biến.
đ) Phát triển chăn nuôi bò sữa với quy
mô tổng đàn 7.000 con, trong đó huyện Đơn Dương 4.200 con, huyện Đức Trọng
1.600con, thành phố Bảo Lộc 600 con và các địa phương khác.
Tập trung triển khai một số nhiệm vụ
trọng tâm sau:
- Di nhập, chọn tạo giống, tinh giới
tính để cải tạo chất lượng và tăng số lượng đàn bò sữa
- Xây dựng và triển khai đề án phát
triển vùng nguyên liệu cỏ cao sản phục vụ chăn nuôi bò sữa, bò thịt giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
- Xây dựng các Liên minh chăn nuôi bò
sữa
- Hỗ trợ xây dựng mô hình chăn nuôi bò
sữa chất lượng cao; ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi bò sữa.
e) Phát triển nuôi cá nước lạnh với
tổng diện tích ao nuôi 220 ha, diện tích lồng bè 15ha tập trung tại các địa bàn
các huyện Lạc Dương, Đam Rông, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Đà Lạt.
Tập trung triển khai một số nhiệm vụ
trọng tâm sau:
- Di nhập, nuôi thử nghiệm và nhân
rộng mô hình nuôi các giống cá nước lạnh mới có giá trị kinh tế cao.
- Xây dựng mô hình chế biến sản phẩm
cá nước lạnh.
4. Xây dựng cơ chế chính sách, thực
hiện các chuyên đề
a) Xây dựng và
ban hành các quy trình canh tác, quy trình nuôi đối với từng
cây trồng, vật nuôi, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; các tiêu chuẩn, quy chuẩn
sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b) Xây dựng và thực
hiện kế hoạch khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai
ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học đã thành công đối với từng cây trồng,
vật nuôi, thủy sản sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
c) Xây dựng và triển
khai đề án giảm tổn thất sau thu hoạch rau, hoa, chè giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2020.
d) Xây dựng và triển
khai đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
đ) Xây dựng cơ
chế, chính sách hỗ
trợ phát
triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2011-2015.
e) Xây dựng nhãn
hiệu, chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao của
tỉnh.
g) Xây dựng chứng
nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và chứng nhận sản phẩm
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn.
h) Xây dựng kế hoạch
và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao giai đoạn 2011-2015.
i) Xây dựng danh mục
và bố trí vốn xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao giai đoạn 2011-2015.
5. Xây dựng các công trình điểm
a) Lập và triển khai
dự
án Khu công nghệ sinh
học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt tại huyện Lạc Dương.
b) Lập và triển khai
dự
án Khu tập trung
thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 132 ha tại địa bàn
huyện Lạc Dương.
c) Lập và
xây
dựng dự án Trung tâm công
nghệ cao canh tác rau, hoa, cây cảnh trong nhà kính do tỉnh East Flanders (Bỉ) tài
trợ.
III. Kinh phí:
1. Tổng nhu cầu kinh phí: 2.981,76 tỷ
đồng.
2. Nguồn kinh phí:
- Ngân sách Trung ương: 521,6 tỷ đồng.
- Ngân sách địa phương và vốn lồng
ghép: 244,26 tỷ đồng.
- Huy động vốn đầu tư của các thành
phần kinh tế, tổ chức, cá nhân: 2.215,9 tỷ đồng.
3. Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2011: 14,38 tỷ đồng.
- Năm 2012: 289,31 tỷ đồng.
- Năm 2013: 374,79 tỷ đồng.
- Năm 2014: 597,59 tỷ đồng.
- Năm 2015: 1.705,69 tỷ đồng.
(Chi tiết theo các Phụ lục từ I đến
XII đính kèm)
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1.
Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương
a)
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, phối hợp với các
sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch, định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh quản
lý, theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành và địa phương triển khai kế hoạch này.
Rà
soát, điều chỉnh, lập mới các quy hoạch chuyên đề, tham mưu UBND tỉnh ban hành
các quy chuẩn, tiêu chuẩn về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Xây dựng, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế,
chính sách hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật, các đề tài, dự án về sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
b)
Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn các giải pháp về công nghệ,
thiết bị công nghệ cao để ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên
địa bàn tỉnh; thực hiện các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao để đáp ứng
nhu cầu phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Lập
dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học và nông nghiệp hiện đại tại
huyện Lạc Dương.
c)
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát quỹ đất phục vụ cho việc lập quy hoạch và
kêu gọi thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
d) Sở Kế hoạch và Đầu
tư và Sở Tài chính phối hợp với các sở, ngành và các địa phương đề xuất bố trí
nguồn vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước cho cả
giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện các nội dung kế hoạch.
đ) Sở Nội vụ Xây dựng
chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông
nghiệp.
e) UBND các huyện,
thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng kế
hoạch cụ thể của địa phương gắn với kế hoạch hàng năm.
Triển khai thực hiện
chương trình, dự án, quy hoạch, thu hút đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương.
Cân
đối nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án
đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để thực hiện tốt nội dung kế
hoạch
g) Hội Nông dân các
cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong hội viên nông dân tích cực
vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất;
phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây
dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong sản xuất.
h)
Mặt trận và các đoàn thể chỉ đạo vận động toàn thể các đoàn viên, hội viên và
các tổ chức mặt trận đoàn thể các cấp thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh
ủy
2. Triển khai thực hiện:
Các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ tiến độ, nội dung Kế hoạch, chức năng,
nhiệm vụ được phân công tại các Phụ lục: II, III, V, VI, VII, VIII, IX, X đính
kèm theo Quyết định này để chủ trì hoặc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xây dựng các đề án, dự án, chính sách nhằm triển khai thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch này./.