Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 36a/NQ-CP Chính phủ điện tử

Số hiệu: 36a/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử quy định việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, văn bản điện tử, dữ liệu điện tử… được ban hành ngày 14/10/2015.

  • Đánh giá tình hình:

Theo Nghị quyết 36a, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm phát triển công nghệ thông tin đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Hầu hết các Bộ, ngành, địa phương đã có trang/ cổng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết các thủ tục hành chính, xử lý hồ sơ, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm, thành lập doanh nghiệp. Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đã tăng lên 98%, rút ngắn thời gian nộp thuế doanh nghiệp, thực hiện thủ tục hải quan điện tử, Hệ thống thông quan tự động,  cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế,…

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, cấp giấy phép, thủ tục hành chính qua mạng điện tử, văn vản điện tử, dữ liệu theo Nghị quyết 36a còn nhiều khó khăn, chưa có tính hệ thống.

Theo chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam được đánh giá thấp.

  • Mục tiêu và chỉ tiêu:

Nghị quyết 36a năm 2015 đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu sau:

- Đẩy mạnh phát triển  Chính phủ điện tử;

- Cải cách hành chính gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin;

- Nâng cao dịch vụ công trực tuyến trong xử lý hồ sơ, cung ứng dịch vụ, thanh toán lệ phí; Phấn đầu đến hết năm 2017 nằm trong Nhóm 3 các quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến, và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.

  • Nhiệm vụ:

- Theo Nghị quyết số 36a,  cả nước cần xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Trung ương đến địa phương; Tạo lập môi trường điện tử; Thiết lập cổng dịch vụ công Quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử; Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, chất lượng đường truyền, an toàn thông tin, an ninh thông tin.

  • Giải pháp:

Các giải pháp thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, triển khai hệ thống  thông tin quốc gia về dân cư, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp, ban hành văn bản thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử.

- Khẩn trương triển khai các giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền các bộ, ngành, địa phương. Đảm bảo đến năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3. Đẩy mạnh hình thức thuê doanh nghiệp CNTT thực hiện dịch vụ cho thuê phần cứng, phần mềm, đường truyền giải pháp,… để cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Nâng cấp dịch vụ công trực tuyến lên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, cổng dịch vụ công quốc gia.

-Liên thông phần mềm quản lý văn bản, hệ thống điện tử lấy ý kiến xây dựng văn bản, giải quyết hồ sơ, thiết lập Trang tin doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử Chính phủ.

- Bên cạnh đó, Nghị quyết 36a của Chính phủ còn yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin, nhất là cán bộ làm công tác an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước. Quy định việc sử dụng ngân sách nhà nước để đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ, sản phẩm công nghệ thông tin. Chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin nhà nước nòng cốt phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Nghị quyết 36a có hiệu lực từ ngày 14/10/2015. Các Bộ, ngành, địa phương triển khai, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chỉ số dịch vụ công trực tuyến, điện tử Chính phủ trong các cơ quan nhà nước.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36a/NQ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2015-2016;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2015,

QUYẾT NGHỊ:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thúc đẩy ứng dụng CNTT. Công nghệ thông tin được coi là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc; là động lực quan trọng phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Các bộ, ngành và các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị; các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT. Hầu hết các bộ, ngành và địa phương đã có trang/cổng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, giảm chi phí hoạt động; tăng tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước, tạo thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.

CNTT đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nht là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Ngay trong năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT trên tất cả các lĩnh vực đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự tích cực triển khai ứng dụng CNTT, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn nhiều hạn chế, yếu kém. CNTT được ứng dụng nhiều trong các cơ quan nhà nước nhưng mang tính rời rạc, không liên kết thành một hệ thống, văn bản điện tử không được truyền đưa thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, dữ liệu không được chia sẻ và khai thác chung. Không ít các chương trình phần mềm được xây dựng từ nhiều năm trước, không được nâng cấp, khó sử dụng. Sử dụng phần mềm, các dịch vụ CNTT đôi khi lại tăng gánh nặng cho cán bộ, công chức, gây tâm lý không muốn tăng cường tin học hóa.

Các giấy phép, các thủ tục hành chính (dịch vụ công) được nhiều bộ ngành, địa phương thực hiện cấp qua mạng điện tử. Tuy nhiên người dân, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong sử dụng các dịch vụ công này do được cung cấp từ rất nhiều địa chỉ khác nhau mà không có một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử. Thiếu hướng dẫn, giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ khi người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công. Một số bộ, ngành triển khai phần mềm không phù hợp với thực tế và nhu cầu của địa phương gây khó khăn cho triển khai các phần mềm cấp phép phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Mạng truyn dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước được kết nối đến hầu hết các xã, huyện của các tỉnh, thành nhưng tốc độ truyền thấp, không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người sử dụng. Chất lượng của đường truyền Internet và 3G chưa ổn định.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trên là do tư duy và nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của CNTT của nhiều cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu chưa thực sự đầy đủ và việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về ứng dụng CNTT còn chậm, thiếu quyết liệt; chưa hình thành được cổng thông tin điện tử thống nhất và duy nhất để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đồng thời còn thiếu các hệ thống thông tin quốc gia (đặc biệt là hệ thống thông tin về dân cư, đất đai - xây dựng) để làm nền tảng cho việc tích hợp, liên thông; nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực CNTT chưa được bố trí tập trung, không bảo đảm được việc triển khai các kế hoạch, chương trình về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước theo tiến độ, mục tiêu đề ra.

Nhiều nhiệm vụ, giải pháp chưa được triển khai theo yêu cầu. Một số bộ, ngành, địa phương, chưa coi ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết của bộ, ngành, địa phương. Theo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (E-Government Development Index - EGDI) của Liên hiệp quốc (LHQ) năm 2014, Việt Nam xếp hạng thứ 99 trên thế giới (giảm 16 bậc so với năm 2012) và đứng thứ 5 trong khối ASEAN sau Singapore, Malaysia, Brunei và Philippines. Chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam được đánh giá thấp, chỉ đạt 0,41 điểm (thang điểm 1), trong khi đó của Singapore là 0,992 điểm và Malaysia là 0,677 điểm; chỉ số về hạ tầng viễn thông của Việt Nam đạt 0,38 điểm, trong khi đó của Singapore là 0,879 điểm và Malaysia là 0,446 điểm.

Đtiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công, xây dựng Chính phủ điện tử, trong ba năm 2015 - 2017, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp sau:

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của LHQ. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Trong ba năm 2015 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Phấn đấu đến hết năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ (dịch vụ công trực tuyến mức độ 3).

Phấn đấu đến hết năm 2016, một số dịch vụ công phổ biến, liên quan nhiều tới người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).

- Cải cách toàn diện cả ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phấn đấu đến hết năm 2016, Việt Nam nằm trong Nhóm 4 và đến hết năm 2017 nằm trong Nhóm 3 các quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của LHQ.

III. CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Triển khai các giải pháp để nâng cao cả ba nhóm chỉ số về dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI) theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của LHQ.

2. Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

3. Thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử (Một cửa điện tử Quốc gia) trên cơ sở hình thành từ các hệ thống thông tin về: Thủ tục hành chính, dân cư, đất đai - xây dựng và doanh nghiệp để cấp phép, thực hiện các thủ tục liên quan đến người dân, doanh nghiệp.

4. Ứng dụng CNTT gắn kết chặt chẽ với công cuộc cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

5. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng viễn thông, bảo đảm chất lượng đường truyền. Đy mạnh triển khai đưa hạ tầng di động và Internet về vùng sâu, vùng xa. Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ và các nghị quyết, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT; tập trung vào các giải pháp sau:

a) Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Từng bước triển khai các hệ thống thông tin quốc gia về dân cư, đất đai - xây dựng, doanh nghiệp... Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử.

b) Khẩn trương triển khai các giải pháp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương. Đến năm 2016 các bộ, ngành Trung ương có 100% các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3. Tích cực triển khai để cung cấp dịch vụ công mức độ 4. Xây dựng, ban hành và hàng năm cập nhật danh sách các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3 của các bộ, ngành, địa phương.

Đẩy mạnh triển khai hình thức thuê doanh nghiệp CNTT thực hiện dịch vụ cho thuê từng phần hoặc thuê trọn gói, bao gồm: Phần cứng, phần mềm, đường truyền, giải pháp... để cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Để bảo đảm an ninh thông tin, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chỉ định thầu; xác định giá thuê tạm thời ngắn hạn (dưới 12 tháng) nếu chưa đủ điều kiện cần thiết để xác định giá thuê ổn định.

c) Bổ sung, nâng cấp và tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc lên cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương. Tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương lên Cổng dịch vụ công Quốc gia.

d) Tổ chức đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về CNTT và việc thuê dịch vụ CNTT; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước.

đ) Ghi loại chi CNTT theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách như quy định tại Luật Công nghệ thông tin năm 2006; sử dụng nguồn kinh phí khoa học công nghệ để thực hiện nội dung ứng dụng CNTT trong nhiệm vụ khoa học - công nghệ và đầu tư hạ tầng thông tin khoa học - công nghệ; sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam cho những nhiệm vụ cụ thể.

Khẩn trương hoàn thiện các quy định về điều kiện, thủ tục đầu tư, mua sắm, thuê dịch vụ, sản phẩm CNTT; tạo điều kiện đẩy nhanh thực hiện thuê dịch vụ, sản phẩm CNTT trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt trong triển khai các dịch vụ công có thu.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích mạnh mẽ, thu hút các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam.

e) Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Rà soát, đơn giản hóa, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân, nhất là thủ tục hành chính có liên quan đến các chỉ số xếp hạng Chính phủ điện tử của LHQ.

Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

g) Thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ theo kế hoạch và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.

h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) và các ngân hàng thương mại triển khai thu phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử theo thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.

i) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này và có các hình thức khen thưởng kịp thời các đơn vị làm tốt; có các biện pháp, chế tài đối với các đơn vị chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

2. Văn phòng Chính phủ

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2016; tổ chức triển khai phần mềm quản lý văn bản đối với các cơ quan chưa có hoặc đã có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu liên thông.

b) Thiết lập hệ thống điện tử lấy ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác nhằm giảm thời gian xây dựng văn bản; thiết lập mạng xã hội - chính quyền để người dân tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

c) Thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; ban hành danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành, địa phương thực hiện, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

d) Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương công khai tiến độ giải quyết hồ sơ trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trước ngày 01 tháng 3 năm 2016; đối với Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành trước ngày 15 tháng 10 năm 2015.

đ) Thiết lập Trang tin doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để công bố thông tin về doanh nghiệp nhà nước với các nội dung sau:

- Báo cáo tài chính quý, năm và các hoạt động khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, do các doanh nghiệp nhà nước cung cấp;

- Thông tin về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tình hình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, do Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương cung cấp;

- Thông tin về đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư tích hợp từ hệ thống thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo cơ chế thí điểm đầu tư, mua sắm và thuê dịch vụ, sản phẩm CNTT phù hợp với đặc thù của công nghệ là liên tục đổi mới, thiết bị nhanh lạc hậu và giảm giá mạnh; trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo các doanh nghiệp CNTT lớn, trước hết là các doanh nghiệp nhà nước nòng cốt, có giải pháp huy động, tập hợp các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ tham gia xây dựng, vận hành hệ thống thông tin để phục vụ quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương tới doanh nghiệp, người dân.

b) Cấp thẻ nhà báo, giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo qua mạng điện tử.

c) Thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần hạ tầng viễn thông của Việt Nam theo phương pháp đánh giá phát triển Chính phủ điện tử của LHQ và công bố thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

d) Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất bố trí đủ ngân sách hàng năm cho xây dựng Chính phủ điện tử.

đ) Sử dụng Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để hỗ trợ thiết lập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các cấp và dịch vụ công trực tuyến trên cổng phục vụ người dân, tập trung cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.

e) Nâng cao chất lượng Mạng truyền dữ liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước, đáp ứng kịp thời yêu cầu của người sử dụng.

g) Thực hiện giám sát an toàn thông tin đối với hệ thống, dịch vụ CNTT của Chính phủ điện tử.

h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành CNTT; hoàn thành trước ngày 01 tháng 11 năm 2015.

i) Đxuất chính sách thu hút và sử dụng chuyên gia giỏi về CNTT phục vụ cơ quan nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng và hướng dẫn thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

4. Bộ Tài chính

a) Ghi loại chi CNTT theo phân ngành kinh tế trong hệ thống mục lục ngân sách như quy định tại Luật Công nghệ thông tin năm 2006, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định để hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương thực hiện từ năm 2016.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bố trí kinh phí chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử.

c) Thực hiện hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc; trong đó cơ quan thuế hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện hóa đơn điện tử có xác thực của cơ quan thuế.

d) Tiếp tục triển khai dịch vụ nộp thuế qua mạng, hoàn thuế điện tử và phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai dịch vụ nộp thuế đất đai, lệ phí trước bạ, hộ cá nhân qua mạng; tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu quả hệ thống Hải quan điện tử, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia và kết nối cơ chế một cửa ASEAN, phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện kết nối trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, bảo hiểm và các dịch vụ khác có liên quan.

đ) Kho bạc Nhà nước xây dựng các dịch vụ công điện tử phục vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua mạng, triển khai tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 01 tháng 4 năm 2016 và đánh giá, đề xuất triển khai diện rộng trong các năm 2017 và 2018; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc thu phạt vi phạm hành chính qua mạng điện tử.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Chính phủ điện tử.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư qua mạng điện tử với chỉ tiêu cụ thể sau:

- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017, tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đạt 10%, đăng ký đầu tư đạt 5%;

- Trước ngày 01 tháng 10 năm 2016, tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của Thành phố Hà Nội đạt 10-15%, của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 20-30%;

- Trước 01 tháng 01 năm 2017, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng điện tử của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đạt 10%.

c) Công bố đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh trên Trang tin doanh nghiệp và Cổng dịch vụ công Quốc gia; rà soát, đánh giá và kiến nghị bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không cần thiết.

d) Cung cấp trực tuyến dữ liệu, thông tin về doanh nghiệp đến các bộ, ngành, địa phương liên quan.

đ) Tổ chức thực hiện đấu thầu mua sắm công qua mạng.

6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài; tích hợp thông tin lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Thực hiện các giải pháp để nâng cao chỉ số thành phần nguồn nhân lực của Việt Nam theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của LHQ, công bố thông tin trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và hàng năm chủ động đề nghị phối hợp với các tổ chức quốc tế liên quan để cung cấp các số liệu này kịp thời, đầy đủ.

b) Xây dựng phương án và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử việc xét tuyển đầu cấp học (bao gồm cả xét tuyển đại học, cao đng) trên toàn quốc; xây dựng và đưa vào triển khai hệ thống thông tin quản lý giáo dục.

c) Đy mạnh xã hội hóa đào tạo các cấp học trên mạng và ứng dụng CNTT trong dạy và học, sách giáo khoa điện tử.

8. Bộ Giao thông vận tải

a) Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với cấp, đổi giấy phép lái xe; cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đi bin hiệu, phù hiệu xe ô tô và chấp thuận khai thác tuyến cđịnh; tích hợp các thông tin lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hoàn thành trước ngày 01 tháng 6 năm 2016.

b) Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý hạ tầng, tổ chức điều hành giao thông, thu phí không dừng, giám sát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc.

c) Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông và ứng dụng CNTT trong điều khiển để giảm thời gian ùn tắc giao thông, làm cơ sở cho hình thành hệ thống giao thông thông minh.

9. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng

a) Phối hợp thiết lập hệ thống thông tin quản lý đất đai - xây dựng; hướng dẫn các địa phương sử dụng phần mềm chung cho cả hai lĩnh vực đất đai và xây dựng; tích hợp thông tin về cấp phép và các thủ tục liên quan từ các địa phương trong lĩnh vực đất đai, xây dựng.

b) Bộ Tài Nguyên và Môi trường

- Thực hiện cấp chứng nhận đánh giá tác động môi trường qua mạng điện tử và tích hợp thông tin n Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và phối hợp, cung cấp thông tin phục vụ thực hiện các nghĩa vụ thuế.

c) Bộ Xây dựng

- Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp giấy phép xây dựng (cấp giấy phép xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo; di dời công trình; nhà ở riêng lẻ; công trình không theo tuyến; công trình theo tuyến trong đô thị; công trình tôn giáo; công trình tượng đài, tranh hoành tráng; công trình quảng cáo);

- Công khai quy hoạch xây dựng các đô thị toàn quốc trên mạng điện tử; thiết lập hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.

- Triển khai thực hiện đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản liên thông các thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế qua mạng.

10. Bộ Tư pháp

a) Ban hành quy định pháp lý về chứng từ, hồ sơ điện tử thay thế chứng từ, hồ sơ giấy.

b) Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc: cấp lý lịch tư pháp, thực hiện xong trước ngày 01 tháng 01 năm 2016; đăng ký giao dịch bảo đảm về động sản (trừ tàu bay, tàu biển) và các dịch vụ công trong lĩnh vực quốc tịch, thực hiện xong trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

c) Triển khai, nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống thông tin về quản lý hộ tịch; văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương; tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; và đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử bảo đảm thiết lập cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.

d) Thực hiện khai sinh, khai tử qua mạng điện tử.

đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, bảo đảm kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công Quốc gia.

11. Bộ Khoa học và Công nghệ

a) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đề tài, dự án khoa học và công nghệ trên mạng điện tử; thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp qua mạng điện tử.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm CNTT phục vụ Chính phủ điện tử.

c) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc sử dụng ngân sách chi cho khoa học và công nghệ cho công tác ứng dụng CNTT và các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử.

12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp phép quảng cáo ngoài trời và cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.

b) Thực hiện qua mạng điện tử đối với việc: cấp phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu; cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thông báo tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; cấp phép phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác.

c) Tích hợp thông tin nêu trên lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

13. Bộ Y tế

a) Kết ni hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế qua mạng điện tử trước ngày 01 tháng 01 nám 2016.

b) Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Cấp phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký lưu hành và đăng ký giá thuốc qua mạng điện tử trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Tích hợp thông tin cấp chứng chỉ, cấp phép nêu trên lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

c) Xây dựng các định mức chi trả cho hoạt động CNTT trong công tác khám, chữa bệnh và thanh quyết toán bảo hiểm y tế; chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa chi phí tin học hóa bệnh viện, hoạt động CNTT trong bệnh viện và hệ thống giám sát điện tử vào trong giá dịch vụ thanh quyết toán bảo him y tế.

d) Chỉ đạo, phối hợp với các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và trực thuộc các thành phố lớn xây dựng và vận hành hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

đ) Xây dựng hệ thống bệnh án điện tử; hệ thống thông tin quản lý tiêm chủng, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm, triển khai toàn quốc trước ngày 01 tháng 01 năm 2018.

14. Bảo hiểm xã hội Việt Nam

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục rà soát, đơn giản hồ sơ, quy trình và thủ tục kê khai thu và chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục kê khai tham gia bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống còn 49 giờ.

b)Triển khai ứng dụng phần mềm hỗ trợ kê khai hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên toàn quốc; nghiên cứu, đxuất, triển khai áp dụng chữ ký số nộp thuế trong việc kê khai, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế qua mạng điện tử.

c) Xây dựng phương án kết nối mạng giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội trên toàn quốc; tạo dựng hệ thống thông tin về bảo hiểm xã hội tập trung của cả nước, tiến tới thực hiện giao dịch điện tử đối với các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

15. Bộ Nội vụ

a) Thực hiện có hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT. Đẩy mạnh triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

c) Ứng dụng CNTT để thực hiện công tác thi tuyển, nâng ngạch công chức một cách minh bạch, công bằng và xây dựng, đưa vào sử dụng hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức trên phạm vi toàn quốc, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

16. Bộ Công Thương

a) Ứng dụng CNTT, triển khai công tơ điện thông minh trong đo đếm điện năng từ xa (AMR), tiến tới xây dựng hệ thống đo đếm điện năng thông minh (AMI). Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành hệ thống đo đếm điện từ xa trước 01 tháng 01 năm 2018.

b) Thực hiện chứng nhận nhãn năng lượng qua mạng điện tử trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

17. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc kiểm định động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật, quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm; tích hợp các thông tin nêu trên lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 nám 2017.

18. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đẩy mạnh ứng dụng CNTT, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và triển khai các giải pháp kỹ thuật trong các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu phương án và xây dựng lộ trình triển khai cấp thị thực (Visa) điện tử cho khách nhập cảnh vào Việt Nam, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

19. Bộ Ngoại giao

Xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử đối với các dịch vụ công được thực hiện tại các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài; tích hợp thông tin về các dịch vụ công này lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Xây dựng hệ thống và thực hiện qua mạng điện tử đối với việc cấp phép cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán qua phương thức điện tử.

b) Nâng cấp ứng dụng thanh toán liên ngân hàng để đáp ứng yêu cầu nộp thuế qua mạng của người dân nộp thuế, bảo đảm điện tử hóa 100% nội dung chứng từ theo quy định của Bộ Tài chính.

21. Thanh tra Chính phủ

a) Ứng dụng CNTT trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công khai việc kết luận giải quyết qua mạng điện t, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tích hợp thông tin này lên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, thực hiện xong trước ngày 01 tháng 6 năm 2016.

b) Ứng dụng CNTT trong hoạt động thanh tra, phòng chống tham nhũng, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

22. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Bố trí đủ ngân sách cho xây dựng chính quyền điện tử;

b) Thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản tất cả các sở, ngành, đơn vị cấp huyện, cấp xã, hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

c) Triển khai cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan và tích hợp lên cổng dịch vụ công Quốc gia.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội nâng cấp hệ thống, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành xây dựng hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông và ứng dụng CNTT trong điều khiển để giảm thời gian ùn tắc giao thông, làm cơ sở cho hình thành hệ thống giao thông thông minh; hoàn thành trước ngày 01 tháng 01 năm 2017.

23. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề

a) Tiến hành khảo sát, nghiên cứu độc lập đánh giá định kỳ về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đưa ra các khuyến nghị với Chính phủ. Nghiên cứu xếp hạng tín nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp đối với các bộ, ngành và các địa phương về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

b) Tham gia, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng các nhà đầu tư nắm bắt những vướng mắc, khó khăn, bất cập trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phản ánh với cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ kịp thời.

c) Phối hợp với các bộ, cơ quan, các hiệp hội doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tham gia thực hiện thuê dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước.

d) Tổ chức thu thập ý kiến của các doanh nghiệp về phản biện chính sách của các bộ, ngành, địa phương và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả ứng dụng CNTT của cơ quan mình; phân công một đồng chí cấp phó trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai ứng dụng và phát triển CNTT.

2. Các bộ, ngành, địa phương

a) Nghiên cứu, tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính toán và ý nghĩa của các chỉ số dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử của LHQ. Tập trung chỉ đạo quán triệt, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết này và các Chỉ thị, Nghị quyết liên quan của Đảng, Quốc hội; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết này trong lĩnh vực được giao.

b) Lập kế hoạch hành động cụ thể về xây dựng Chính quyền điện tử của từng bộ, cơ quan, địa phương; trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì và dự kiến các bước thực hiện để cải thiện các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có kế hoạch chi tiết ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành, các kết quả dự kiến đạt được theo các mốc thời gian và phân tích rõ các hệ quả phát sinh.

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương; có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.

d) Rà soát lại những chỉ tiêu liên ngành, xác định rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của cơ quan mình, đồng thời tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan, cá nhân trong việc triển khai thực hiện.

đ) Định kỳ hàng quý có báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết này, gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Văn phòng Chính phủ

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng Chính phủ điện tử và triển khai các giải pháp được nêu tại Nghị quyết.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ tháng cuối quý. Kết quả thực hiện Nghị quyết được đưa vào đánh giá chất lượng hoạt động của từng bộ, ngành, địa phương tại phiên họp thường kỳ tháng 12 hàng năm của Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Viện NCQLKTTW, Văn phòng PTBV (Bộ KH&ĐT);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: Văn thư, KGVX(3b).HMT.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom- Happiness
----------------

No. 36a/NQ-CP

Hanoi, October 14, 2015

 

RESOLUTION

ON E-GOVERNMENT

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Implement the Government’s Resolution No. 26/NQ-CP dated April 15, 2015 on promulgating the Government's action program on implementation of the Resolution No. 36-NQ/TW dated July 01, 2014 of the Political Bureau on promoting application and development of information technology to meet requirements for sustainable development and international integration;

Implement the Government’s Resolution No. 19/NQ-CP dated March 12, 2015 on main duties and measures for improving business environment and enhancing national competitiveness in 2015 - 2016;

On the basis of the discussion among the Government members and the conclusion of the Prime Minister at the Government’s regular meeting on July, 2015,

RESOLVES:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Over the past few years, the Party and the Government have always paid much attention to the development of information technology (IT) applications, especially the application of IT to regulatory authorities. Quite a few legislative documents have been promulgated, creating a legal framework for the promotion of IT application. IT is treated as a powerful tool of development and national defense; as a significant driving force for the development of the knowledge economy, information society and enhancement of national competitiveness in the international integration; it also makes a great contribution to accelerating industrialization and modernization, thereby ensuring the rapid and sustainable development of the country.

Ministries and local authorities have proactively implemented the Directive and Resolution of the Political Bureau; resolutions and decisions of the Government, Prime Minister on promoting the development and application of IT. Most of the Ministries and local authorities establish websites/portals and apply information technology to deal with administrative procedures, shorten the time for processing documents, and reduce operating costs; increase transparency in the operation of regulatory authorities, thereby creating favorable conditions for people and enterprises.

IT has made a great contribution to the State management of ministries and local authorities, especially in the processing of administrative documents, budget management of tax, treasury, customs, social insurance, establishment of enterprises, etc. In 2015, the percentage of enterprises declaring e-tax increased from 65% to 98%; tax payment time of enterprises decreased from 537 hours per year to 167 hours per year. The implementation of e-customs procedures under the automatic customs clearance system (VNACCS/VCIS) and the national single-window system at international seaports has decreased the average cargo clearance time from 21 days to 14 days for export and 13 days for import, reducing 10-20% of the cost and 30% of clearance time for imported and exported goods of enterprises.

The promotion of IT development and application in all sectors has aided in surmounting difficulties and obstacles, thereby creating favorable conditions for people and enterprises, and enhancing the effectiveness and efficiency of the State management and corporate governance.

However, a number of Ministries, and local authorities have not really proactively implemented IT applications, provision of online public service still reveals limitations and weaknesses. Despite the fact that IT has been applied to many regulatory authorities, it remains fragmentary and lacks an integrated system. Moreover, electronic documents are not smoothly transmitted among the regulatory authorities, data is not shared and provided for general accessibility. There have existed a lot of software that were designed years ago, not upgraded, and are not user-friendly. The use of software and IT services sometimes increase the burden on officials, which actually hinders them from the enhancement of computerization.

Issuance of licenses and administrative procedures (public services) has been performed online by many Ministries and local authorities. However, many people and enterprises have encountered difficulties in using these public services that are provided by many different addresses without a unique online address. There is a lack of guidance, clear and detailed explanation as people and enterprise use public services. A number of ministries run software that does not meet actual conditions and needs of the local authorities, making it difficult to run the software licensed to serve people and enterprises.

Specialized data transfer network of the Party and regulatory authorities is connected to most communes and districts of provinces but remains at low speed and does not meet time requirements of users. Quality of Internet connection and 3G remains unstable.

Those limitations and weaknesses mainly results from unclear thinking and perception of the role and importance of IT of many levels of authorities, especially the leaders, and the implementation of tasks on IT application remains slow and lacks strong determination; a unified and unique portal is yet to be established to provide online public services and there is a lack of national information systems (especially the information system on population and land - construction) that is necessary for laying the foundations for integration and inter-connectivity; the funding provided by the State budget to the investment in IT sector have not been yet allocated in an effective manner, therefore, the implementation of plans and programs on the application of IT to the regulatory authorities fails to achieve the set progress and objectives.

Many tasks and solutions are yet to be implemented as required. A number of ministries and local authorities are yet to treat the application of IT to management and provision of public services as a key and urgent task of ministries and local authorities. According to e-Government Development Index - EGDI of the United Nations (UN) in 2014, Viet Nam was ranked 99th in the world (decreasing by 16 places compared to 2012) and stood at the 5th position in ASEAN bloc behind Singapore, Malaysia, Brunei and the Philippines. The online service index was rated low, at 0.41 points (on scale of 1), while that of Singapore and Malaysia was 0.992 and 0.677, respectively; the telecommunications infrastructure index of Vietnam was 0.38 points, while that of Singapore and Malaysia was 0.879 and 0.446, respectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

II. OBJECTIVES AND PRINCIPAL TARGETS

1. Objectives

Promote the development of e-government, improve the quality and effectiveness of the regulatory authorities to better serve people and enterprises. Improve Vietnam’s position on e-government according to the UN ratings. Demonstrate openness and transparency towards operations of regulatory authorities in the network environment.

2. Principal targets0}

- In three years 2015 - 2017, focus on promoting administrative reform associated with strengthening application of IT to management and provision of online public services, accelerating the process of handling documents, reduce the number of, simplify, and standardize the content of documents, reduce time and expenses for following administrative procedures.

By the end of 2016, 100% of public services of central-level ministries are provided online at the level that allows users to fill and submit document templates online to agencies and organizations providing services. Transactions of document processing and service provision are carried out in the network environment. Fee payment (if any) and receipt of document results are made directly at agencies and organizations providing services (online public services at level 3).

By the end of 2016, a number of popular public services closely related to the people and enterprises are provided at level 3 and allow users to make fee payment (if any) online. The return of results can be made online, in person or by post to users (online public services at level 4).

- Comprehensively reform the three index groups including Online Service Index (OSI), Telecommunication Infrastructure Index (TII) and Human Capital Index (HCI); strive to improve the Viet Nam’s position by the end of 2016, to top 4 and by the end of 2017 to top 3 in ASEAN countries in terms of the Online Service Index (OSI) and the e-Government Development Index (EGDI) of the UN.

III. SPECIFIC TASKS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Build an integrated electronic system connecting and linking electronic documents and data from the Government to provincial, district and communal levels. Create an electronic environment in order for people to monitor and contribute to the operation of the government at all levels.

3. Establish the National Public Service Portal at a single online address (National Electronic Single Window) according to the formation of information system on: Administrative procedures, population, land-construction and enterprises for issuance of license and implementation of procedures relating to people and enterprises.

4. Apply IT closely linked with administrative reform, tasks and solutions to enhance competitiveness and improve the business environment; apply IT in combination with the ISO quality management system (Electronic ISO).

5. Improve the quality of telecommunications infrastructure, ensure the quality of transmission. Promote the provision of mobile and the Internet infrastructure for remote and isolated areas. Strengthen information security.

IV. PRINCIPAL SOLUTIONS

1. Based on their assigned functions, Ministries and local authorities shall direct the synchronous and effective implementation of Resolutions and Directives of the Political Bureau, programs and plans of the Government and resolutions and decisions of the Government, the Prime Minister on promoting IT development and application; focusing on the following solutions:

a) Strengthen innovation and enhance IT application in the State management, especially in processing of administrative procedures and provision of online services for the essential fields relating to people and enterprises. Gradually implement national information systems on population, land - construction, enterprises, etc. Promulgate legislative documents to implement electronic documents and records.

b) Expeditiously implement solutions to provide online public services under the competence of Ministries and local authorities. By 2016, central-level ministries shall have 100% of public services provided online at level 3. Deploy solutions to provide public services at level 4. Develop, promulgate and update annual list of public services given priority to online provision at least at level 3 of ministries and localities.

Promote the deployment of the form that is to lease IT enterprises to run partial or full leasing services including: hardware, software, connection, solutions, etc. in order for regulatory authorities to provide public online services. In order to ensure information security, Ministers, heads of ministerial agencies, Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces may directly appoint contractors; decide a short-term temporary rent (under 12 months) in case of failure to satisfy necessary conditions for determining a stable rent rate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Provide training and re-training for full-time information technology officials at regulatory authorities at all levels in order to meet duty requirements for information technology and leasing of information technology services; increase capacity of officials in charge of information security at regulatory authorities.

dd) Record expenditures on IT under economic categories of the system of the State Budget Index as prescribed in the Law on Information Technology 2006; use science and technology funding sources to implement the application of IT under scientific - technological missions and investment in scientific–technological information infrastructure; use the Viet Nam Public-Utility Telecommunication Service Fund for specific tasks.

Expeditiously complete regulations on conditions and procedures for investment, procurement and leasing of IT services and products; create favorable conditions to accelerate the leasing of IT services and products in regulatory authorities, especially in the provision of public services with revenues.

Review and amend tax incentives to encourage and attract investors to promote the development and application of IT in Vietnam.

e) Focus on providing direction for accelerating the reform of administrative procedures. Review, simplify or abolish unnecessary administrative procedures to create favorable conditions and reduce time and expenses for enterprises and people, especially administrative procedures related to rating index of the UN on e-Government.

Apply IT in combination with the ISO quality management system (Electronic ISO) in operations of agencies and organizations of the State administration system.

g) Connect and link document management software with the Office of the Government according to the plan and guidance of the Office of the Government.

h) Take charge and coordinate with the Ministry of Finance (the State Treasury) and commercial banks in organizing the online collection of fines for administrative violations under the sanction competence as prescribed by law.

i) Strengthen inspection and supervision of the implementation of this Resolution and promptly provide rewards and commendations for well-performing entities; impose measures and sanctions for entities which fail to fulfill their set objectives and tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Take charge and coordinate with central-level ministries and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in connecting and linking document management software, and complete before January 01, 2016; implement the deployment of document management software for agencies which have not had or not yet meet the requirements for interconnection.

b) Establish an electronic system collecting opinions for the preparation of legislative documents and other documents to save time for preparing documents; establish a social-governmental network in order for people to give opinions during the process of preparing legislative documents.

c) Establish the National Public Service Portal to integrate all online services of ministries and local authorities; issue the list of online services at level 3 and 4 in order for ministries and local authorities to implement and complete before January 01, 2016.

d) Coordinate with ministries and local authorities in publishing the progress of processing documents on the Vietnam Government Portal before March 01, 2016; before October 15, 2015 for Ho Chi Minh City.

dd) Establish the Enterprise Information Website on the Government Portal to publish the following information of the state-owned enterprises:

- Quarterly and annual financial statements and other operations of enterprises as prescribed by law, provided by state-owned enterprises;

- Information on equitization of state-owned enterprises, the reorganization and innovation of enterprises, provided by the Steering Committee for Enterprise Innovation and Development;

- Information on enterprise registration and investment registration integrated from the information system of the Ministry of Planning and Investment.

e) Take charge and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Information and Communications in drafting a pilot mechanism for investment, procurement and renting of IT services and products in conformity with the characteristics of technology which are constant innovation, quickly outdated equipment and great reduction in price, and submit it to the Prime Minister before January 01, 2016.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Direct big IT enterprises, first of all the key state-owned enterprises, to work out solutions for mobilizing and gathering small and medium IT enterprises to participate in the development and operation of information system in service of the management and provision of online public services of ministries, local authorities for enterprises and people.

b) Issue press cards and permits to establish integrated electronic information websites and permits to run advertising channels and programs online.

c) Implement solutions to improve the telecommunication infrastructure index of Vietnam under the UN's development evaluation method of e-government and publish the information on the Government Portal.

d) Coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment in submitting the Prime Minister the proposal for allocating adequate annual budget for the development of e-government.

dd) Use the Vietnam Public-Utility Telecommunication Service Fund to support the establishment of electronic portal of People's Committees at all levels and online public services on the portal in service of the people, concentrating on remote and isolated areas, disadvantaged areas, border areas and islands.

e) Improve the quality of specialized data transmission network of the Party and the State to meet user requirements in a timely manner.

g) Monitor information security of IT system and services of e-government.

h) Take charge and coordinate with the Ministry of Home Affairs and relevant agencies in establishing and promulgating professional standards and titles of public employees majored in IT; and complete before 01 November, 2015.

i) Propose a policy on attracting and using IT experts serving regulatory authorities and submit it to the Prime Minister before January 01, 2016.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Ministry of Finance

a) Record expenditures on IT under economic categories of the system of the State Budget Index as prescribed in the Law on Information Technology 2006, and inform the competent level thereof for decision to provide guidelines for ministries and local authorities to implement in 2016.

b) Take charge and coordinate with ministries and local authorities in allocating funding for covering recurrent expenditures provided by the State budget to implement objectives and solutions for the implementation of the program.

c) Implement electronic invoicing nationwide; including tax authorities assisting small and medium enterprises in implementing electronic invoicing authenticated by tax authorities.

d) Continue to implement online tax payment services, electronic tax refund and coordinate with relevant agencies in implementing the online payment services of land tax, registration fees of individuals and households; continue to improve efficiency of electronic customs systems, implement the national single-window system in coordination with ASEAN single-window system, coordinate with other entities to exchange information between customs authorities and regulatory authorities, commercial banks and enterprises operating in logistics, insurance and other relevant services.

dd) The State Treasury shall develop electronic public services serving the control of online expenditure on the State budget, which shall be deployed in five central-affiliated cities before April 1, 2016, review and propose large scale deployment in 2017 and 2018; and coordinate with Ministries, local authorities and commercial banks in accelerating the online collection of fines for administrative violations.

5. The Ministry of Planning and Investment

a) Take charge and coordinate with ministries and local authorities in allocating funding for covering development investment expenditures provided by the State budget to implement objectives and solutions for the development of e-government.

b) Take charge and coordinate with ministries and local authorities in implementing solutions to improve the rates of online enterprise registration and investment registration with the following targets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Before October 01, 2016, the rates of online enterprise registration of Hanoi reach 10-15%, of Ho Chi Minh city reach 20-30%;

- Before January 01, 2017, the rates of online enterprise registration of Hanoi reach 10-15%, of Ho Chi Minh city reach 20-30%;

c) Publish all regulations on business conditions on the Enterprise Information Website and the National Public Service Portal; review, assess and propose the abolition of unnecessary business conditions.

d) Provide online data and information of enterprises for relevant ministries and localities.

dd) Implement online public procurement.

6. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

 Develop a system and provide guidelines on nationwide online issuance of work permits online to foreigners; integrate information into the National Public Service Portal, and complete before January 01, 2017.

7. The Ministry of Education and Training

a) Implement solutions to improve the Human Capital Index of Vietnam according to the UN’s evaluation methods of e-Government, publish information on the Government Portal and annually proactively to coordinate with relevant international organizations in promptly and fully providing these data.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Promote private sector involvement in provision of online training at various education levels and application of IT in teaching, learning, and electronic textbooks.

8. The Ministry of Transport

a) Develop a system and provide guidelines on nationwide online issuance and renewal of driving licenses; issuance and renewal of transport business licenses; issuance and renewal of automobile plates and badges and permits to operate on fixed routes; integrate relevant information into the National Public Service Portal, and complete before June 01, 2016.

b) Promote the application of IT in infrastructure management, organization of traffic operation, non-stop toll collection, supervision and handling of violations against traffic order and safety nationwide.

c) Coordinate with People’s Committee of Hanoi and Ho Chi Minh city in developing traffic signal control system and applying IT to traffic control in order to limit the duration of traffic jams, which lays the foundation for the formation of smart transport systems.

9. The Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Construction

a) Coordinate to establish information system for managing land - construction; instruct local authorities to use common software in both land and construction; integrate information about licensing and relevant procedures from local authorities about land and construction.

b) The Ministry of Natural Resources and Environment

- Issue certificate of environmental impact assessment online and integrate information into the Government Portal;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The Ministry of Construction

- Develop a system and provide guidelines on the nationwide online issuance of construction licenses (new licenses for construction; repair, renovation, relocation of works, separate houses, works built not in lines; works built in lines in urban areas; religious works, monuments, murals; advertisement);

- Publish nationwide planning of urban construction online; establish information system of housing and real estate market.

- Register land and asset use and ownership rights online in connection with online procedures for notarization, registration of land and asset use rights attached to land and tax.

10. The Ministry of Justice

a) Promulgate regulations on electronic documents replacing paper-based documents.

b) Develop a system and provide guidelines on the nationwide online issuance of judicial records; and complete before January 01, 2016; registration of transactions secured with movable assets (except for aircraft and seagoing ships) and public services concerning nationality, and complete before January 01, 2017.

c) Implement, upgrade and complete information systems for managing civil status; unify legislative documents from the central to local levels; receive and deal with comments and proposals concerning administrative regulations and status and results of handling administrative procedures at all levels of authorities; and register, manage electronic civil status to ensure the establishment of a nationwide electronic database of civil status.

d) Register birth and death online.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. The Ministry of Science and Technology

a) Develop an online information system for managing science and technology themes and projects; register protection of industrial property rights online.

b) Take charge and coordinate with the Ministry of Information and Communications in developing and implementing research and development of IT products serving e-government.

c) Take charge and coordinate with the Office of the Government, the Ministry of Information and Communications and relevant agencies in providing guidelines on the use of the State budget provided for science and technology for IT application and tasks to develop e-government.

12. The Ministry of Culture, Sports and Tourism

a) Develop a system and provide guidelines on the nationwide online issuance of license for outdoor advertisement and for art performances and fashion shows.

b) Issue online licenses for: the organization of beauty and model contests; organizations and individuals entering Viet Nam for art performances and fashion shows; notification of organization of art performances and fashion shows; distribution of musical and theatrical works composed before 1975 or works by Vietnamese residing overseas.

c) Integrate the abovementioned information into the National Public Service Portal, and complete before January 01, 2017.

13. The Ministry of Health

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Develop a system and provide guidelines on the nationwide online issuance of certificate of medical practice before January 01, 2017.

Issue license for operation of health facilities registering for circulation and medicine price online before January 01, 2017.

Integrate the abovementioned information about the issuance of certificate and license into the National Public Service Portal, and complete before January 01, 2017.

c) Establish limits on expenditures on IT operations in medical examination and treatment, and payment for health insurance; take charge and coordinate with the Vietnam Social Security to including expenses for hospital computerization, IT operation in hospitals and electronic monitoring system in prices for health insurance payment services.

d) Take charge and coordinate with hospitals affiliated to the Ministry of Health and major cities in developing and operating the system for distant healthcare consultations, and complete before January 01, 2017.

dd) Develop a system for electronic medical record; information system for immunization management, infectious diseases and non-communicable diseases, deploy nationwide before January 01, 2018.

14. The Vietnam Social Security

a) Take charge and coordinate with relevant ministries and local authorities in continuing to review and simplify documents, processes and procedures for declaration of revenues and expenditures of social insurance, health insurance; reduce time for completing registration procedures for mandatory insurance applicable to enterprises to 49 hours.

b) Apply software supporting social insurance and health insurance filing nationwide; study, recommend and deploy the application of digital signatures for tax payment to the online declaration and payment of social insurance and health insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15. The Ministry of Home Affairs

a) Effectively implement the comprehensive program of administrative reform associated with the enhancement of IT applications. Accelerate the implementation of IT application in one-stop shop and inter-agency one-stop shop systems at local State administrative agencies.

b) Strengthen the inspection and strict handling of acts of harassment and impediment to people and enterprises in settling administrative procedures.

c) Apply IT to recruitment examination and promotion of civil servant ranks transparently, fairly and constructively, and implement information system for managing officials nationwide, and complete before January 01, 2017.

16. The Ministry of Industry and Trade

a) Apply IT, deploy smart electric meters in automatic meter reading (AMR), advance towards the development of advanced metering infrastructure (AMI). Ha Noi and Ho Chi Minh City shall complete automatic meter reading before January 01, 2018.

b) Certify energy labels online before January 01, 2017.

17. The Ministry of Agriculture and Rural Development

a) Develop a system and provide guidelines on the nationwide online testing of animals and animal products, inspection of veterinary hygiene, plant quarantine, management of agricultural materials, and food safety; integrate information into the National Public Service Portal, and complete before January 01, 2017.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Public Security shall take charge and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs and relevant agencies in developing implementation plans and roadmap for issuance of electronic visa to foreigners entering Vietnam, and complete before January 01, 2017.

19. The Ministry of Foreign Affairs

Develop a system and provide guidelines on the nationwide online provision of public services executed at foreign-based Vietnamese representative missions; integrate information into the National Public Service Portal, and complete before January 01, 2017.

20. The State Bank of Vietnam

a) Develop a system and provide guidelines on the nationwide online issuance of license for payment service providers providing payment services via electronic means.

b) Upgrade interbank payment applications to meet the requirements for online tax payment taxpayers, ensuring to transform 100% of document contents into digital format as prescribed by the Ministry of Finance.

21. Government Inspectorate

a) Apply IT to the reception of citizens, handling and settlement of complaints and denunciation and online disclosure of settlement and conclusion, unless otherwise prescribed by law; integrate this information into the Government Portal, and complete before June 01, 2016.

b) Apply IT to inspection and anti-corruption, and complete before January 01, 2017.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Allocate sufficient budget to the development of e-government;

b) Connect and link software managing documents of all departments, agencies and units at district and commune levels, and complete before January 01, 2017.

c) Provide public services online according to guidelines provided by relevant Ministries, and integrate information into the National Public Service Portal.

People’s Committee of Hanoi shall upgrade the system, People’s Committee of Ho Chi Minh city shall develop traffic signal control system and apply IT to traffic control in order to limit the duration of traffic jams, which lays the foundation for the formation of smart transport systems; complete before January 01, 2017.

23. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, business associations and professional associations

a) Conduct surveys, independent studies, periodical assessment of the implementation quality of administrative procedures, online provision of public services, propose recommendations to the Government. Conduct study on credit ratings of enterprise community on ministries and local authorities in online provision of online public services.

b) Take part in and closely coordinate with the investor community in understanding problems, difficulties and shortcomings in the implementation of administrative procedures and provision of public services, inform the competent authorities thereof for timely consideration and solutions.

c) Closely coordinate with Ministries, agencies and business associations in supporting enterprises engaged in leasing of IT services in regulatory authorities.

d) Collect opinions of enterprises on the policies of ministries and local authorities, and publish them on the mass media.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and chairpersons of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall take personal responsibility before the Government and Prime Minister for the results of IT application of their agencies; assign a deputy head to have direct responsibility for IT application and development..

2. Ministries and local authorities

a) Study and identify methodology, calculation approach and implication of online public services and e-government indexes of the UN. Focus on the thorough instruction, aggressive, flexible and effective execution of the tasks and solutions mentioned in this Resolution and relevant Directives and Resolutions of the Party and the National Assembly; take responsibility before the Government and the Prime Minister for the implementation of this Resolution in assigned areas.

b) Develop specific action plans on the development of e-government of each Ministries, agencies and local authorities; which clearly defines objectives, tasks, progress, and units to take charge and expected steps taken for improvement of functional fields and assigned tasks, have detailed plan on the promulgation and amendments of prevailing legal documents, expected achievements by timeline and a clear analysis of the consequences incurred.

c) Regularly inspect and monitor implementation progress and results of IT application and provision of online public services of ministries and local authorities; work out appropriate, timely and flexible solutions to newly arising issues; recommend and propose solutions for appropriate and effective direction and administration.

d) Review inter-industry targets, clearly identify specific tasks and targets, and coordinate with other relevant ministries and authorities to effectively implement objectives and tasks set out in the Resolution; clearly define functions, duties, responsibilities and competence of each agency and individuals in the implementation.

dd) Submit quarterly reports on implementation evaluation and results of this Resolution to the Office of the Government and the Ministry of Information and Communications, and summarize and submit a report to the Prime Minister.

3. The Office of the Government

b) Take charge and coordinate with the Ministry of Information and Communications and relevant agencies in developing e-government and implementing the solutions mentioned in this Resolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


65.624

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.106.23
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!