Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 73/2019/NĐ-CP quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách

Số hiệu: 73/2019/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 05/09/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sau đây:

a) Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước;

b) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Đối với dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên hoặc lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án, thực hiện theo các quy định tại Nghị định này.

3. Đối với các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án, phù hợp với tính chất đặc thù của dự án và pháp luật nước sở tại.

4. Đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

5. Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc diện bí mật nhà nước không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn khác áp dụng các quy định tại Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Báo cáo kinh tế-kỹ thuật dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi là báo cáo kinh tế-kỹ thuật) là báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (sau đây gọi là báo cáo nghiên cứu khả thi) được lập trong trường hợp dự án thực hiện theo phương án thiết kế 01 bước.

2. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các thông tin, dữ liệu được tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử.

3. Dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường là dịch vụ công nghệ thông tin được cung cấp ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất; đã được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận.

4. Dịch vụ công nghệ thông tin không sẵn có trên thị trường là dịch vụ được thiết lập theo các yêu cầu riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của cơ quan, đơn vị. Theo đó, cơ quan, đơn vị thuê tổ chức, cá nhân thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của cơ quan, đơn vị; sau khi hoàn thành hệ thống hoặc hạng mục của hệ thống công nghệ thông tin, tổ chức, cá nhân đó tổ chức quản trị, vận hành để cung cấp dịch vụ cho cơ quan, đơn vị thuê hoặc bàn giao cho cơ quan, đơn vị thuê tự tổ chức quản trị, vận hành trong một thời hạn nhất định.

5. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến việc nghiên cứu, bỏ vốn để mua sắm, thuê dịch vụ công nghệ thông tin, thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu để phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hiệu quả vận hành trong một thời hạn nhất định. Ở giai đoạn chuẩn bị, dự án ứng dụng công nghệ thông tin được thể hiện thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật.

6. Giám sát tác giả là công việc kiểm tra, giải thích hoặc xử lý những vướng mắc, thay đổi, phát sinh nhằm bảo đảm việc triển khai lắp đặt, cài đặt, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm thương mại hoặc xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, cơ sở dữ liệu theo đúng thiết kế chi tiết và bảo đảm quyền tác giả đối với thiết kế chi tiết theo quy định.

7. Hồ sơ hoàn thành dự án là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, cần được lưu trữ khi đưa sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án vào khai thác, sử dụng.

8. Kiểm thử phần mềm là việc kiểm tra sự đáp ứng của phần mềm so với yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng và yêu cầu của người sử dụng bằng các kỹ thuật, phương tiện và thiết bị.

9. Mở rộng phần mềm là việc sửa đổi phần mềm để tăng cường chức năng của phần mềm đã có nhằm đáp ứng thêm một số yêu cầu của người sử dụng, yêu cầu nghiệp vụ trong môi trường vận hành, khai thác phần mềm.

10. Nâng cấp phần mềm là việc sửa đổi, làm tăng hiệu năng, khả năng an toàn, bảo mật của phần mềm đã có nhằm tối ưu hóa khả năng xử lý các yêu cầu của người sử dụng và hạn chế tối đa các rủi ro trong môi trường vận hành, khai thác phần mềm.

11. Phát triển phần mềm (xây dựng phần mềm) là việc gia công, sản xuất phần mềm nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức, người sử dụng hoặc nhằm mục đích kinh doanh thương mại trên thị trường. Phát triển phần mềm được thực hiện trong môi trường sản xuất hay còn gọi là môi trường phát triển.

12. Phần mềm nguồn mở là phần mềm được cung cấp với mã nguồn kèm theo, người sử dụng không phải trả chi phí bản quyền mua mã nguồn nhưng phải tuân thủ các quy định quốc tế về sử dụng phần mềm nguồn mở.

13. Phần mềm nội bộ là phần mềm được xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng theo các yêu cầu riêng của tổ chức hoặc người sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù của tổ chức hoặc người sử dụng đó.

14. Phần mềm thương mại là phần mềm sẵn có; đã được công khai về giá, mô tả chức năng, tính năng kỹ thuật, công nghệ trên cổng/trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc thông qua phương tiện khác được nhiều người tiếp cận.

15. Quản lý chất lượng dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (gọi tắt là quản lý chất lượng) là hoạt động quản lý trong quá trình thực hiện khảo sát; thiết kế; triển khai và giám sát công tác triển khai; kiểm thử hoặc vận hành thử; nghiệm thu, bàn giao nhằm bảo đảm yêu cầu về chất lượng của sản phẩm và chất lượng của dự án.

16. Quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin là hoạt động quản lý tổng mức đầu tư, dự toán, định mức chi phí, đơn giá ứng dụng công nghệ thông tin.

17. Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về công nghệ thông tin, cơ quan có thẩm quyền khác trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án để làm cơ sở xem xét, quyết định phê duyệt.

18. Thẩm tra là việc kiểm tra, đánh giá về mặt chuyên môn của tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hoạt động đầu tư để làm cơ sở cho công tác thẩm định.

19. Thiết kế cơ sở là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh và các sơ đồ sơ bộ thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các nội dung khác bảo đảm thể hiện được phương án thiết kế. Thiết kế cơ sở có thể gồm một hoặc nhiều hạng mục đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

20. Thiết kế chi tiết là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh, sơ đồ, các mô tả nội dung thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng khác.

21. Mô hình tổng thể của hệ thống thông tin là mô hình mức cao nhất của một hệ thống thông tin. Mô hình này thể hiện đầy đủ kiến trúc, các lớp/thành phần của một hệ thống thông tin như: người dùng, nghiệp vụ, ứng dụng, dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin (bao gồm bảo đảm an toàn thông tin) và mối quan hệ giữa chúng cùng với các hệ thống bên ngoài có tương tác, tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống đó.

22. Mô hình lô-gic của hệ thống thông tin là mô hình thể hiện mức chi tiết của mô hình tổng thể. Mô hình lô-gic thể hiện quy trình xử lý giữa các thành phần của hệ thống hoặc giữa hệ thống với các hệ thống khác có liên quan để giải quyết các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống đó nhằm đưa ra các kết quả mong muốn.

23. Mô hình vật lý của hệ thống thông tin là mô hình thể hiện mức chi tiết của mô hình lô-gic. Mô hình này biểu diễn thiết kế của hệ thống thông tin dựa trên mô hình lô-gic và giải pháp thiết kế của hệ thống đã được lựa chọn với các thông tin về giải pháp, thông số kỹ thuật và thiết bị, công cụ sử dụng (nếu có) phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng.

Điều 4. Thực hiện quy định của pháp luật về chính sách ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước

Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tiêu chí chi tiết xác định và công bố danh mục các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin sản xuất trong nước được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm; danh mục sản phẩm phần mềm nguồn mở dùng chung đáp ứng yêu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước; danh mục các doanh nghiệp có sản phẩm đáp ứng các tiêu chí ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm. Đối với sản phẩm phần mềm phục vụ chuyên ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp và thống nhất với Bộ quản lý chuyên ngành trước khi ban hành.

Điều 5. Tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử và bảo đảm khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu

1. Việc xây dựng, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thiết kế và triển khai thực hiện dự án ứng dụng công nghệ thông tin phải tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh hiện hành.

2. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của bộ, cơ quan trung ương, địa phương quy định tại Luật công nghệ thông tin phải bảo đảm khả năng kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu theo quy định.

Chương II

QUẢN LÝ DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 6. Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng

1. Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 2 Chương này.

2. Đối với dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi là dự án thuê), trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 3 Chương này.

3. Trường hợp dự án có sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin chưa sẵn có trên thị trường, nếu cần thiết, chủ đầu tư xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền để lựa chọn các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ; xây dựng, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân nói trên chịu mọi chi phí phát sinh (nếu có). Sau khi thử nghiệm thành công, xác định được giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.

4. Trường hợp dự án trong lĩnh vực khác có hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, việc quản lý chi phí, quản lý chất lượng hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin đó thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 7. Phân loại dự án

Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của Luật đầu tư công.

Điều 8. Chủ đầu tư

1. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể như sau:

a) Đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án hoặc đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin làm chủ đầu tư;

b) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp đồng thời làm chủ đầu tư;

c) Ban quản lý dự án do bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án.

2. Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là đại diện của bên có tỷ lệ vốn góp cao nhất.

Mục 2. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tiểu mục 1. TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ VÀ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Điều 9. Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin

1. Trình tự đầu tư dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm các giai đoạn:

a) Chuẩn bị đầu tư;

b) Thực hiện đầu tư;

c) Kết thúc đầu tư.

2. Các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư có thể thực hiện tuần tự hoặc xen kẽ tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án và do người có thẩm quyền quyết định đầu tư xác định.

3. Khuyến khích áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp đối với các dự án có hạng mục đầu tư xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ. Tùy theo tính chất, quy mô của dự án, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định hình thức thực hiện phù hợp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả của dự án.

Trường hợp áp dụng hình thức gói thầu hỗn hợp, việc triển khai thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

4. Việc lựa chọn nhà thầu, thương thảo, ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 10. Các bước thiết kế

1. Tùy theo quy mô, tính chất của dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, việc thiết kế được thực hiện 01 bước hoặc 02 bước:

a) Thiết kế 01 bước là thiết kế chi tiết;

b) Thiết kế 02 bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế chi tiết.

2. Thiết kế 01 bước được áp dụng đối với các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin dưới đây, trừ trường hợp người có thẩm quyền quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải thiết kế 02 bước:

a) Dự án mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại;

b) Dự án đầu tư mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống;

c) Dự án đầu tư mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu nếu xét thấy đủ điều kiện để thiết kế chi tiết và xác định dự toán.

Các trường hợp thiết kế 01 bước quy định tại điểm a, b, c khoản này, thiết kế chi tiết và dự toán của báo cáo kinh tế - kỹ thuật được lập tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư thay cho thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư của báo cáo nghiên cứu khả thi.

3. Thiết kế 02 bước được áp dụng đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin khác, trừ các dự án quy định tại khoản 2 Điều này.

Trường hợp thực hiện thiết kế 02 bước, thiết kế chi tiết phải phù hợp với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt về mô hình tổng thể, mô hình lô-gic, mô hình vật lý của hệ thống hoặc các thành phần của hệ thống (nếu có).

Điều 11. Chuẩn bị đầu tư

1. Nội dung công việc chuẩn bị đầu tư bao gồm:

a) Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án;

b) Thực hiện khảo sát;

c) Lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án.

2. Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Một tổ chức, cá nhân tư vấn có thể đồng thời thực hiện khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật.

3. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư kết thúc khi người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt dự án.

Điều 12. Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án

1. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công.

Đơn vị được giao lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

2. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Luật đầu tư công. Việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư trong nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp hoặc căn cứ theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt.

3. Trường hợp dự án đầu tư trong lĩnh vực khác có hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 13. Lập nhiệm vụ khảo sát và tổ chức thực hiện công tác khảo sát

1. Nhiệm vụ khảo sát bao gồm các nội dung sau:

a) Mục đích khảo sát;

b) Phạm vi khảo sát;

c) Các loại công tác khảo sát dự kiến;

d) Thời gian thực hiện khảo sát dự kiến.

2. Nhiệm vụ khảo sát phải được chủ đầu tư phê duyệt phù hợp với yêu cầu của từng loại công việc khảo sát và là căn cứ để thực hiện công tác khảo sát.

Điều 14. Báo cáo kết quả khảo sát

1. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát

a) Tên nhiệm vụ khảo sát được duyệt;

b) Đặc điểm, quy mô đầu tư;

c) Quy trình, phương pháp và thiết bị (nếu có) dùng cho khảo sát;

d) Số liệu, kết quả khảo sát thực tế. Đối với phần mềm nội bộ, bổ sung thêm mô tả yêu cầu người sử dụng;

đ) Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;

e) Đề xuất giải pháp kỹ thuật - công nghệ (nếu có) phục vụ cho việc thiết kế cơ sở hoặc thiết kế chi tiết (trong trường hợp khảo sát bổ sung hoặc trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật);

g) Kết luận và kiến nghị;

h) Các phụ lục có liên quan để minh họa cho kết quả khảo sát thu được (nếu có).

2. Báo cáo kết quả khảo sát phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở cho việc triển khai lập thiết kế cơ sở hoặc thiết kế chi tiết (trong trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật).

3. Tổ chức, cá nhân lập nhiệm vụ khảo sát, thực hiện khảo sát phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc đảm nhận; bồi thường thiệt hại (nếu có) khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát được duyệt và các hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.

Điều 15. Nghiệm thu kết quả khảo sát

1. Căn cứ nghiệm thu kết quả khảo sát

a) Hợp đồng giao nhận thầu khảo sát (trong trường hợp thuê tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát);

b) Nhiệm vụ khảo sát được duyệt;

c) Báo cáo kết quả khảo sát.

2. Nội dung nghiệm thu

a) Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát;

b) Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát;

c) Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát theo hợp đồng đã ký kết.

3. Kết quả nghiệm thu phải được lập thành biên bản.

Điều 16. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án

1. Thiết kế cơ sở là một phần của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.

2. Nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, trong đó đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin cần thuyết minh rõ các nội dung sau:

a) Đánh giá sự tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;

b) Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, trong đó có phân tích, lựa chọn phương án bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan; yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 hoặc giải pháp nâng cấp hệ thống bảo đảm sẵn sàng với IPv6 nếu có các nội dung liên quan hoạt động trên môi trường Internet;

c) Thiết kế cơ sở của phương án chọn.

Điều 17. Nội dung chính của thiết kế cơ sở

1. Yêu cầu thiết kế cơ sở

a) Phải phù hợp với chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt và tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh hiện hành;

b) Phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng;

c) Phải thể hiện được các thông số chủ yếu, chức năng, tính năng chính;

d) Phải bảo đảm xác định được tổng mức đầu tư.

2. Nội dung chính của thiết kế cơ sở

a) Phần thuyết minh:

- Mô tả các yêu cầu của dự án;

- Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng;

- Thuyết minh mô hình tổng thể, mô hình lô-gic, mô hình vật lý của hệ thống hoặc các thành phần của hệ thống (nếu có), đưa ra các hạng mục đầu tư chính của dự án theo phương án đã chọn bảo đảm thể hiện được các kết nối bên trong, bên ngoài, đường truyền (nếu có) của hệ thống và tính toán (sizing) thông số kỹ thuật cơ bản, số lượng thiết bị;

- Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, thiết bị và các yêu cầu về kỹ thuật; khối lượng sơ bộ công tác đào tạo hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành và các công tác khác có liên quan;

- Mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

b) Phần sơ đồ sơ bộ:

- Các tài liệu về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện khác; sơ đồ sơ bộ xây lắp, lắp đặt (đối với xây lắp mạng, lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin và các phụ kiện);

- Sơ đồ sơ bộ thể hiện việc kết nối, liên thông với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan.

c) Nội dung chính của thiết kế cơ sở đối với các hạng mục hoặc dự án mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại bao gồm:

- Danh mục thiết bị phần cứng, phần mềm thương mại và các yêu cầu về kỹ thuật của thiết bị;

- Thống kê khối lượng các thiết bị phần cứng, phần mềm thương mại.

Điều 18. Mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ

Việc mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ phải bảo đảm đủ điều kiện để xác định chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, bao gồm các nội dung chính sau:

1. Tên phần mềm.

2. Các thông số chủ yếu:

a) Các quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (tổ chức, vận hành của quy trình, sản phẩm của quá trình nghiệp vụ, các giao tác xử lý của quy trình nghiệp vụ);

b) Các đối tượng tham gia vào quy trình nghiệp vụ và mối liên hệ giữa chúng (con người, các nguồn lực, thiết bị phục vụ cho xử lý nghiệp vụ, các yếu tố đóng vai trò hỗ trợ khác);

c) Danh sách các yêu cầu của người sử dụng.

3. Các yêu cầu phi chức năng:

a) Yêu cầu cần đáp ứng đối với cơ sở dữ liệu;

b) Yêu cầu về an toàn thông tin;

c) Các yêu cầu cần đáp ứng về thời gian xử lý, độ phức tạp xử lý của các phần mềm;

d) Các yêu cầu về cài đặt, hạ tầng, đường truyền, an toàn vận hành, khai thác, sử dụng;

đ) Các ràng buộc đối với hệ thống gồm: ràng buộc môi trường, sự phụ thuộc vào hệ thống nền tảng;

e) Yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 (nếu hoạt động trên môi trường Internet);

g) Các yêu cầu phi chức năng khác.

Điều 19. Tổng mức đầu tư dự án

1. Tổng mức đầu tư dự án là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư được ghi trong quyết định đầu tư, là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư dự án.

2. Tổng mức đầu tư bao gồm:

a) Chi phí xây lắp:

- Chi phí mua sắm, lắp đặt mạng, phụ kiện mạng công nghệ thông tin và các chi phí khác phục vụ cho lắp đặt mạng;

- Các chi phí xây lắp trực tiếp khác có liên quan.

b) Chi phí thiết bị:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ thông tin: Thiết bị phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị không phải lắp đặt và cài đặt, thiết bị phụ trợ và thiết bị ngoại vi, phần mềm thương mại, phần mềm nội bộ và các thiết bị khác; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan để mua sắm thiết bị;

- Chi phí tạo lập cơ sở dữ liệu; chuẩn hóa, chuyển đổi phục vụ cho nhập dữ liệu; thực hiện nhập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu;

- Chi phí lắp đặt thiết bị; cài đặt phần mềm; kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị và phần mềm;

- Chi phí đào tạo hướng dẫn sử dụng; chi phí đào tạo cho cán bộ quản trị, vận hành hệ thống (nếu có);

- Chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có).

c) Chi phí quản lý dự án: gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm của dự án vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá đầu tư dự án;

d) Chi phí tư vấn đầu tư: Chi phí khảo sát; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật; điều tra, nghiên cứu phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật, tuyển chọn giải pháp; thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư; lập thiết kế chi tiết, điều chỉnh, bổ sung thiết kế chi tiết; lập dự toán; điều chỉnh dự toán; thẩm tra thiết kế chi tiết, dự toán; lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu; lập định mức, đơn giá; kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị; đánh giá chất lượng sản phẩm; quy đổi vốn đầu tư; giám sát công tác triển khai; thực hiện các công việc tư vấn khác;

đ) Chi phí khác: phí và lệ phí; bảo hiểm (trừ chi phí bảo hiểm thiết bị quy định tại điểm b khoản này); kiểm thử hoặc vận hành thử; kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; lắp đặt và thuê đường truyền; lệ phí đăng ký và duy trì tên miền; chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin; chi phí thẩm định giá và các chi phí đặc thù khác;

e) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng trượt giá trong thời gian thực hiện dự án, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).

Trường hợp dự án được triển khai trên phạm vi nhiều địa điểm khác nhau hoặc ở nước ngoài, các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này được tính thêm chi phí di chuyển thiết bị và lực lượng lao động.

Các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này nếu chưa có quy định về định mức hoặc chưa tính được ngay thì được tạm tính để đưa vào tổng mức đầu tư.

3. Tổng mức đầu tư được tính toán và xác định trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở.

Trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật, dự toán được lập thay cho tổng mức đầu tư. Dự toán tính theo khối lượng từ thiết kế chi tiết và các quy định tại Điều 28 Nghị định này.

4. Tổng mức đầu tư được xác định theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Tính theo thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó: Chi phí xây lắp được tính theo khối lượng chủ yếu từ thiết kế cơ sở, các khối lượng khác dự tính và giá vật tư, thiết bị, dịch vụ phù hợp trên thị trường; Chi phí thiết bị được tính theo số lượng, chủng loại thiết bị phù hợp với giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, giá thiết bị trên thị trường và các yếu tố khác liên quan (nếu có); Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp; Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư và chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc tạm tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây lắp, chi phí thiết bị; Chi phí dự phòng được xác định theo quy định tại khoản 5 Điều này.

Đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng công nghệ mới, việc xác định các chi phí thuộc tổng mức đầu tư được phép căn cứ theo báo giá thị trường (nếu có).

b) Tính trên cơ sở số liệu của các dự án có chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật tương tự đã thực hiện. Khi áp dụng phương pháp này phải tính quy đổi các số liệu của dự án tương tự về thời điểm lập báo cáo nghiên cứu khả thi và điều chỉnh các khoản mục chi phí chưa xác định trong tổng mức đầu tư cho phù hợp;

c) Kết hợp các phương pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

5. Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính trên tổng các chi phí quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian triển khai đầu tư của dự án có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Điều 20. Thẩm quyền, trình tự thẩm định thiết kế cơ sở dự án

1. Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án nhóm A, trừ các dự án đầu tư mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại.

Trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan trung ương, địa phương có thể lấy thêm ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với thiết kế cơ sở dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

2. Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế cơ sở đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, trừ các dự án có thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định thiết kế cơ sở, trừ các dự án có thiết kế cơ sở thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc thuộc thẩm quyền thẩm định quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trong trường hợp đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở đồng thời là chủ đầu tư, đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định thiết kế cơ sở hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho đơn vị chuyên môn khác thẩm định thiết kế cơ sở.

5. Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư thẩm định dự án theo quy định của Luật đầu tư công (sau đây gọi là đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định) có trách nhiệm:

a) Gửi hồ sơ thiết kế cơ sở lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của đơn vị có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở);

b) Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan để thẩm định dự án (nếu cần thiết).

6. Đơn vị thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này có trách nhiệm gửi ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở cho đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định để tổng hợp ý kiến khi thực hiện thẩm định dự án.

Điều 21. Hồ sơ, nội dung thẩm định thiết kế cơ sở

1. Hồ sơ đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định gửi lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở bao gồm:

a) Báo cáo kết quả khảo sát;

b) Thiết kế cơ sở;

c) Các văn bản pháp lý, tài liệu khác có liên quan.

Số lượng hồ sơ là 01 bộ.

2. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ như sau: Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm A; không quá 15 ngày đối với dự án nhóm B; không quá 10 ngày đối với dự án nhóm C.

3. Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở:

- Sự phù hợp về thành phần, quy cách của thiết kế cơ sở so với quy định của pháp luật, bao gồm: thuyết minh thiết kế cơ sở, các sơ đồ thiết kế cơ sở, các tài liệu khảo sát và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

- Sự phù hợp với quy hoạch, chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin;

- Sự tuân thủ với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;

- Sự phù hợp của việc lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị;

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật;

- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở trong việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan.

Điều 22. Thẩm quyền, trình tự, nội dung thẩm định thiết kế chi tiết dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật

1. Nội dung chính của báo cáo kinh tế - kỹ thuật bao gồm:

a) Đánh giá sự tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;

b) Phân tích, lựa chọn phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, trong đó có phân tích, lựa chọn phương án bảo đảm tính kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu liên quan; yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 hoặc giải pháp nâng cấp hệ thống bảo đảm sẵn sàng với IPv6 nếu có các nội dung liên quan hoạt động trên môi trường Internet;

c) Hồ sơ thiết kế chi tiết và dự toán theo quy định tại Điều 2728 Nghị định này;

d) Các nội dung khác của báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi quy định tại Luật đầu tư công.

2. Thẩm quyền, trình tự thẩm định thiết kế chi tiết dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật

a) Hội đồng thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn quản lý về đầu tư thẩm định dự án theo quy định của Luật đầu tư công (sau đây gọi là đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định) có trách nhiệm: gửi hồ sơ thiết kế chi tiết lấy ý kiến thẩm định thiết kế chi tiết của đơn vị có thẩm quyền quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này; lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan để thẩm định dự án (nếu cần thiết);

b) Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm định thiết kế chi tiết đối với dự án nhóm A, trừ các dự án đầu tư mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại.

Trường hợp cần thiết, bộ, cơ quan trung ương, địa phương có thể lấy thêm ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với thiết kế chi tiết dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của các đơn vị quy định tại các điểm c và d khoản này;

c) Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định thiết kế chi tiết đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, trừ các dự án có thiết kế chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

d) Đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định thiết kế chi tiết, trừ các dự án có thiết kế chi tiết thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc thuộc thẩm quyền thẩm định quy định tại điểm c khoản này;

đ) Trong trường hợp đơn vị thẩm định thiết kế chi tiết đồng thời là chủ đầu tư, đơn vị thẩm định thiết kế chi tiết thành lập hội đồng thẩm định để thẩm định hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư giao cho đơn vị chuyên môn khác thẩm định thiết kế chi tiết;

e) Đơn vị thẩm định thiết kế chi tiết quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản này có trách nhiệm gửi ý kiến thẩm định thiết kế chi tiết cho đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định để tổng hợp ý kiến khi thực hiện thẩm định dự án.

3. Nội dung thẩm định thiết kế chi tiết, dự toán thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định này.

Điều 23. Điều chỉnh dự án

Việc điều chỉnh dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Tiểu mục 2. THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Điều 24. Nội dung công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Nội dung công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư gồm:

1. Thực hiện việc khảo sát bổ sung (nếu cần thiết).

2. Thỏa thuận sử dụng tần số, tài nguyên số quốc gia (nếu yêu cầu phải có thỏa thuận về sử dụng tần số, tài nguyên số theo quy định của pháp luật có liên quan).

3. Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế chi tiết, trừ trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu và thực hiện các hợp đồng.

5. Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các hợp đồng.

6. Quản lý thực hiện dự án.

7. Kiểm thử hoặc vận hành thử.

8. Bàn giao sản phẩm, hạng mục công việc của dự án.

9. Đào tạo hướng dẫn sử dụng, triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành và khai thác.

10. Nghiệm thu, bàn giao dự án.

11. Lập hồ sơ hoàn thành, lưu trữ hồ sơ của dự án theo quy định.

Điều 25. Khảo sát bổ sung

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định việc khảo sát bổ sung.

2. Nhiệm vụ khảo sát bổ sung được lập theo các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này.

3. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát bổ sung, nội dung nghiệm thu kết quả khảo sát bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 14 và khoản 2 Điều 15 Nghị định này.

4. Báo cáo kết quả khảo sát bổ sung phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu và là cơ sở cho triển khai lập hoặc thay đổi, điều chỉnh, bổ sung thiết kế chi tiết hoặc thiết kế cơ sở của báo cáo nghiên cứu khả thi.

Điều 26. Lập thiết kế chi tiết

1. Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê các tổ chức, cá nhân lập thiết kế chi tiết và dự toán. Trong quá trình thiết kế, được phép sử dụng thiết kế điển hình cho các mô hình ứng dụng công nghệ thông tin tương tự nhau.

2. Tài liệu làm căn cứ để thiết kế chi tiết

a) Quyết định phê duyệt dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt, trừ trường hợp dự án thực hiện theo hình thức báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

b) Danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ thông tin được áp dụng;

c) Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;

d) Báo cáo kết quả khảo sát;

đ) Báo cáo kết quả khảo sát bổ sung (nếu có) và các yêu cầu khác (nếu cần thiết).

3. Tổ chức, cá nhân thiết kế chi tiết phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình triển khai, nghiệm thu sản phẩm của dự án khi chủ đầu tư yêu cầu.

Tổ chức, cá nhân thiết kế chi tiết không được sử dụng danh nghĩa của các tổ chức, cá nhân thiết kế chi tiết khác dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Tổ chức, cá nhân thiết kế chi tiết và dự toán phải bàn giao cho chủ đầu tư hồ sơ thiết kế chi tiết với số lượng đủ bảo đảm phục vụ cho công tác quản lý đầu tư và lưu trữ.

5. Hồ sơ thiết kế chi tiết được duyệt phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 27. Nội dung chính của hồ sơ thiết kế chi tiết

1. Nội dung chính của thiết kế chi tiết

a) Đối với xây lắp mạng, lắp đặt thiết bị công nghệ thông tin và các phụ kiện:

- Các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng trong triển khai lắp đặt, cài đặt, kiểm tra và hiệu chỉnh thiết bị;

- Danh mục thiết bị lắp đặt, cài đặt và các thông số kỹ thuật của thiết bị;

- Thống kê khối lượng công tác xây lắp, thiết bị của các hạng mục đầu tư chính và phụ; khối lượng đào tạo hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành và các công tác khác có liên quan;

- Chỉ dẫn biện pháp triển khai (đối với trường hợp triển khai phức tạp);

- Biện pháp an toàn vận hành, phòng, chống cháy, nổ (nếu có);

- Sơ đồ mặt bằng hiện trạng;

- Sơ đồ và thuyết minh chi tiết giải pháp thiết kế mạng, đường truyền, hạ tầng kỹ thuật, an toàn thông tin, cấp điện, chống sét, hệ thống làm mát, tính toán băng thông đường truyền;

- Sơ đồ và thuyết minh quy hoạch địa chỉ mạng IP;

- Sơ đồ lắp đặt thiết bị: vị trí, khoảng cách, cao độ lắp đặt (nếu có); các vị trí đấu nối; thống kê vật liệu, vật tư phục vụ lắp đặt, cài đặt thiết bị;

- Sơ đồ xây lắp mạng: đi dây, lắp đặt máng cáp bảo vệ, chống sét lan truyền, sử dụng vật tư, vật liệu trong lắp đặt mạng, liên kết giữa các phần hệ mạng với nhau và kết nối ra hệ thống bên ngoài với các kích thước và vật liệu chủ yếu;

- Đối với mạng xây lắp theo tuyến (nếu có): thể hiện phương án tuyến, góc đổi hướng tuyến, cao độ và tọa độ lắp đặt, sự giao cắt chính trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến với các kích thước và vật liệu chủ yếu.

b) Đối với các hạng mục hoặc dự án mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại, nội dung chính của thiết kế chi tiết bao gồm:

- Danh mục thiết bị phần cứng, phần mềm thương mại và các yêu cầu về kỹ thuật của thiết bị;

- Thống kê khối lượng các thiết bị phần cứng, phần mềm thương mại.

c) Đối với phần mềm nội bộ:

- Nội dung mô tả yêu cầu kỹ thuật cần đáp ứng của phần mềm nội bộ trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư;

- Phân tích và mô tả chức năng của phần mềm;

- Yêu cầu về mức độ chịu đựng sai hỏng đối với các lỗi cú pháp lập trình, lỗi lô-gic trong xử lý dữ liệu, lỗi kiểm soát tính đúng đắn của dữ liệu đầu vào;

- Yêu cầu về tính sẵn sàng với IPv6 hoặc giải pháp nâng cấp bảo đảm sẵn sàng với IPv6 nếu hoạt động trên môi trường Internet; trường hợp không kết nối Internet, khuyến khích khả năng tương thích hỗ trợ IPv6 hoặc có giải pháp nâng cấp bảo đảm sẵn sàng với IPv6;

- Yêu cầu về mỹ thuật, kỹ thuật cần đạt được của các giao diện chương trình;

- Các yêu cầu về năng lực của cán bộ tham gia xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm;

- Các yêu cầu phi chức năng khác.

d) Yêu cầu chi tiết về việc đào tạo hướng dẫn sử dụng; triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có); yêu cầu về bảo hành và bảo trì.

2. Dự toán được lập theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.

Điều 28. Dự toán

1. Dự toán là toàn bộ chi phí thực hiện dự án được xác định ở giai đoạn thực hiện đầu tư theo từng dự án cụ thể phù hợp với báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế chi tiết và các yêu cầu công việc khác phải thực hiện.

a) Dự toán là một nội dung trong hồ sơ thiết kế chi tiết; dự toán chi tiết hạng mục đầu tư được duyệt là cơ sở để xác định giá gói thầu đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng;

b) Đối với gói thầu hỗn hợp, dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết;

c) Trường hợp sử dụng thiết kế điển hình, dự toán được xác định trên cơ sở dự toán của thiết kế điển hình quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này.

2. Nội dung dự toán gồm các chi phí: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư, chi phí khác và chi phí dự phòng.

a) Chi phí xây lắp:

Chi phí xây lắp được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở định mức, phương pháp lập định mức theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định có liên quan.

b) Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở số lượng, chủng loại thiết bị cần mua sắm và giá thiết bị trên thị trường. Chi phí xây dựng, phát triển, nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ được xác định theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp tính chi phí hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp. Chi phí lắp đặt, cài đặt thiết bị, tạo lập cơ sở dữ liệu, đào tạo hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; chi phí triển khai, hỗ trợ, quản trị, vận hành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án trước khi nghiệm thu bàn giao (nếu có) và các chi phí khác có liên quan (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán;

c) Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư được xác định trên cơ sở đinh mức chi phí theo tỷ lệ hoặc bằng cách lập dự toán;

d) Chi phí khác bao gồm các chi phí chưa quy định tại các điểm a, b và c khoản này và được xác định bằng cách lập dự toán hoặc theo định mức chi phí theo tỷ lệ;

đ) Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính trên cơ sở độ dài thời gian đầu tư của dự án.

3. Việc áp dụng các phương pháp lập dự toán, tính chi phí, xác lập định mức, đơn giá trong từng thời kỳ và quản lý chi phí được thực hiện theo các công bố, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

5. Nội dung hồ sơ phục vụ xác định chi phí và phương pháp xác định chi phí phần mềm nội bộ, kiểm thử phần mềm nội bộ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 29. Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán

1. Nội dung thẩm định thiết kế chi tiết

a) Sự phù hợp về thành phần, quy cách của thiết kế chi tiết so với quy định của pháp luật, bao gồm: các nội dung chính của thiết kế chi tiết, các tài liệu khảo sát và các hồ sơ khác theo quy định của pháp luật có liên quan;

b) Sự phù hợp với thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt và quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;

c) Sự phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;

d) Sự tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ hoặc Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh;

đ) Sự hợp lý của giải pháp, thiết bị (nếu có);

e) Sự phù hợp của biện pháp an toàn vận hành, phòng, chống cháy, nổ (nếu có).

2. Nội dung thẩm định dự toán

a) Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế chi tiết và khối lượng dự toán;

b) Sự phù hợp của việc áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, mức chi, đơn giá; việc vận dụng định mức, đơn giá, phương pháp tính, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định.

3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định và được phép thuê tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm thực hiện thẩm tra thiết kế chi tiết và dự toán để làm cơ sở thẩm định đối với các phần việc mà mình thực hiện, trừ trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.

4. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán

a) Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán đối với trường hợp thiết kế 02 bước;

b) Việc phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán được thực hiện đồng thời, không tách riêng thiết kế chi tiết với dự toán.

5. Hồ sơ thiết kế chi tiết được phê duyệt là cơ sở để chủ đầu tư quản lý chất lượng, tiến độ, biện pháp tổ chức triển khai dự án.

6. Tổ chức, cá nhân thực hiện thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế chi tiết và dự toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, thẩm tra, phê duyệt của mình.

7. Trường hợp điều chỉnh dự án dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế chi tiết và dự toán, các nội dung điều chỉnh phải được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt lại theo quy định tại Điều này.

Điều 30. Điều chỉnh thiết kế chi tiết

1. Thiết kế chi tiết đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Khi dự án được điều chỉnh theo quy định tại Điều 23 Nghị định này và có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế;

b) Trong quá trình triển khai thực hiện phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư của dự án, tiến độ, biện pháp triển khai và hiệu quả đầu tư của dự án.

2. Trường hợp điều chỉnh thiết kế chi tiết không làm thay đổi giải pháp kỹ thuật, công nghệ; không thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không làm vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh thiết kế chi tiết. Các trường hợp còn lại, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh.

3. Đối với trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nếu thay đổi thiết kế chi tiết không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt dự toán đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh thiết kế chi tiết; các trường hợp còn lại, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt lại nội dung điều chỉnh.

4. Tùy điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân thực hiện điều chỉnh thiết kế chi tiết, thiết kế cơ sở.

Điều 31. Các trường hợp điều chỉnh dự toán

1. Chủ đầu tư tổ chức lập dự toán điều chỉnh trong các trường hợp quy định tại Điều 23khoản 1 Điều 30 Nghị định này.

2. Trường hợp thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán (bao gồm cả chi phí dự phòng) nhưng không vượt tổng mức đầu tư hoặc dự toán (đối với trường hợp dự án thực hiện lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đã được phê duyệt, chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh dự toán các hạng mục đầu tư của dự án.

3. Tùy điều kiện cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể thuê các tổ chức, cá nhân thực hiện lập dự toán điều chỉnh.

4. Nội dung dự toán điều chỉnh được chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định là một phần của hồ sơ thiết kế chi tiết.

Điều 32. Công tác triển khai và giám sát công tác triển khai

1. Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê các tổ chức, cá nhân thực hiện công tác triển khai xây lắp, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cài đặt phần mềm, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị.

2. Nhà thầu triển khai có trách nhiệm lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô nếu chủ đầu tư yêu cầu; lập nhật ký công tác triển khai.

3. Các dự án đầu tư trong quá trình triển khai xây lắp, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cài đặt phần mềm, hiệu chỉnh vật tư, thiết bị phải được thực hiện chế độ giám sát công tác triển khai.

4. Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát công tác triển khai.

5. Nội dung công tác triển khai, giám sát công tác triển khai, nghiệm thu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 33. Quản lý tiến độ thực hiện

1. Dự án trước khi triển khai thực hiện phải được lập tiến độ thực hiện. Tiến độ thực hiện phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

2. Đối với dự án có quy mô lớn và thời gian thực hiện kéo dài trên 01 năm thì tiến độ thực hiện phải được lập cho từng giai đoạn, quý, năm.

3. Nhà thầu có nghĩa vụ lập tiến độ thực hiện chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải bảo đảm phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

4. Chủ đầu tư, đơn vị giám sát công tác triển khai (nếu có) và các bên liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ ở một số giai đoạn bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án.

5. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trên cơ sở bảo đảm chất lượng đầu tư.

Điều 34. Kiểm thử hoặc vận hành thử

1. Sản phẩm của dự án phải được kiểm thử hoặc vận hành thử tại ít nhất một đơn vị thụ hưởng trước khi tiến hành nghiệm thu.

2. Trường hợp thực hiện kiểm thử, tùy điều kiện cụ thể, chủ đầu tư có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

a) Tự kiểm thử;

b) Thuê tổ chức, cá nhân kiểm thử độc lập có đủ năng lực, phương tiện và điều kiện để thực hiện kiểm thử.

3. Kết quả kiểm thử hoặc vận hành thử phải được lập thành văn bản và được gọi là báo cáo kết quả kiểm thử hoặc vận hành thử.

Báo cáo kết quả kiểm thử hoặc vận hành thử là căn cứ để các bên tham gia nghiệm thu xem xét khi tiến hành nghiệm thu hoặc để chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu triển khai tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện.

4. Sản phẩm của dự án sau khi được nhà thầu bổ sung, hoàn thiện phải được chủ đầu tư tổ chức kiểm thử hoặc vận hành thử lại. Quá trình này chỉ kết thúc khi sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng.

Điều 35. Nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án

1. Sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án chỉ được bàn giao cho chủ đầu tư sau khi đã nghiệm thu đạt yêu cầu chất lượng. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp thiết bị, triển khai và cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).

2. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án, nhà thầu có thể bàn giao từng sản phẩm, hạng mục công việc đã hoàn thành, dự án thành phần hoặc toàn bộ dự án hoàn thành cho chủ đầu tư để đưa vào khai thác, sử dụng.

Nhà thầu đồng thời phải bàn giao kèm theo các tài liệu sau: hồ sơ hoàn thành, tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành, bảo trì (nếu có) đối với sản phẩm hoặc hạng mục công việc đã hoàn thành; tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối theo quy định (đối với dự án có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương). Các tài liệu này phải được xác định rõ trong hợp đồng và là một phần trong hồ sơ hoàn thành của dự án.

3. Chủ đầu tư phải gửi cho đơn vị có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản này báo cáo hoàn thành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án cùng danh mục hồ sơ hoàn thành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án để theo dõi, kiểm tra sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án hoàn thành, sự tuân thủ quy định tại Nghị định này khi cần thiết.

a) Thời hạn: trong vòng 10 ngày (đối với dự án có thiết kế cơ sở không thuộc trách nhiệm thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông) hoặc trong vòng 20 ngày (đối với các dự án có thiết kế cơ sở thuộc trách nhiệm thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông) kể từ ngày nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án vào khai thác, sử dụng đạt yêu cầu và được các bên tham gia nghiệm thu chấp thuận, ký kết biên bản nghiệm thu;

b) Đơn vị có thẩm quyền được quy định cụ thể như sau:

- Đối với các dự án có thiết kế cơ sở thuộc trách nhiệm thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông, chủ đầu tư gửi về Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư gửi về đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Đối với các dự án khác, chủ đầu tư gửi về đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định này, trừ các dự án thuộc trách nhiệm thẩm định thiết kế cơ sở của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Đối với xây dựng, phát triển hoặc nâng cấp, mở rộng phần mềm nội bộ, nhà thầu có trách nhiệm bàn giao:

a) Các tài liệu của từng giai đoạn trong quá trình xây dựng, phát triển hoặc nâng cấp, mở rộng phần mềm theo nội dung hợp đồng đã ký kết;

b) Bộ chương trình cài đặt phần mềm;

c) Mã nguồn của chương trình (nếu có);

d) Các tài liệu hướng dẫn sử dụng, quản trị, vận hành; tài liệu phục vụ đào tạo người sử dụng, quản trị, vận hành; tài liệu quy trình bảo trì (nếu có); hướng dẫn về kỹ thuật và tiêu chuẩn, quy chuẩn (nếu có);

đ) Tài liệu kỹ thuật phục vụ kết nối theo quy định (đối với dự án có kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương).

5. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án phải được chủ đầu tư lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

6. Trường hợp dự án không được tiếp tục thực hiện do nguyên nhân bất khả kháng hoặc theo quyết định của người có thẩm quyền quyết định đầu tư thì chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu phân công việc đã thực hiện với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tư vấn, thiết kế và cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có).

Điều 36. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án

1. Hồ sơ hoàn thành sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án phải được chủ đầu tư lập đầy đủ trước khi đưa sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án vào khai thác, sử dụng.

2. Hồ sơ hoàn thành được lập một lần chung cho toàn bộ dự án nếu các sản phẩm, hạng mục công việc thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng đồng thời. Trường hợp các sản phẩm, hạng mục công việc của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở các thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành cho riêng từng sản phẩm, hạng mục công việc đó.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành. Các nhà thầu chịu trách nhiệm lập hồ sơ hoàn thành cho sản phẩm, hạng mục công việc mình đảm nhận, số lượng hồ sơ hoàn thành do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với các nhà thầu và các bên có liên quan.

4. Lưu trữ hồ sơ hoàn thành thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Tiểu mục 3. KẾT THÚC ĐẦU TƯ, ĐƯA SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN VÀO KHAI THÁC, SỬ DỤNG

Điều 37. Kết thúc đầu tư, đưa sản phẩm của dự án vào khai thác, sử dụng

Nội dung công việc thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

1. Bảo hành sản phẩm của dự án.

2. Quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán.

Điều 38. Bảo hành sản phẩm của dự án

1. Thời hạn tối thiểu bảo hành sản phẩm của dự án được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu bàn giao, đưa sản phẩm hoặc hạng mục công việc của dự án vào khai thác, sử dụng và được quy định như sau:

a) Bảo hành 24 tháng đối với sản phẩm của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A;

b) Bảo hành 12 tháng đối với sản phẩm của dự án nhóm B, C.

2. Mức tiền bảo hành tối thiểu được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị sản phẩm của dự án và được quy định như sau:

a) Đối với sản phẩm có thời hạn bảo hành 24 tháng là 03%;

b) Đối với sản phẩm có thời hạn bảo hành 12 tháng là 05%.

Nhà thầu có trách nhiệm nộp thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương cho chủ đầu tư hoặc các hình thức bảo lãnh khác được chủ đầu tư chấp nhận.

Nhà thầu chỉ được hoàn trả bảo lãnh sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.

3. Trách nhiệm của các bên về bảo hành

a) Chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án có trách nhiệm:

- Kiểm tra, phát hiện sai hỏng để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục, thay thế. Trường hợp nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành sản phẩm của dự án;

- Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa, thay thế của nhà thầu;

- Xác nhận hoàn thành bảo hành sản phẩm của dự án cho nhà thầu.

b) Nhà thầu có trách nhiệm:

- Tổ chức khắc phục, sửa chữa, thay thế ngay sau khi có yêu cầu của chủ đầu tư, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án và phải chịu mọi phí tổn khắc phục, sửa chữa, thay thế;

- Từ chối bảo hành trong các trường hợp: Hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra; chủ đầu tư vi phạm quy định quản lý nhà nước bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc gỡ bỏ; sử dụng sản phẩm của dự án sai quy trình vận hành.

c) Nhà thầu phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng, sự cố, sai hỏng đối với sản phẩm của dự án kể cả sau thời gian bảo hành, tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Xử lý tài sản khi dự án kết thúc

Việc xử lý tài sản là kết quả của dự án và tài sản phục vụ hoạt động của dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 40. Bảo trì sản phẩm của dự án

1. Sản phẩm của dự án phải được bảo trì.

2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án trong việc bảo trì:

a) Tổ chức thực hiện bảo trì sản phẩm của dự án;

b) Xác định chi phí bảo trì trên cơ sở báo giá thị trường;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chất lượng sản phẩm của dự án xuống cấp hay trục trặc do không thực hiện bảo trì theo quy định.

Điều 41. Thanh toán, quyết toán dự án

Việc thanh toán, quyết toán dự án thực hiện theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các đơn giá, khối lượng và giá trị đề nghị thanh toán trong hồ sơ thanh toán.

Tiểu mục 4. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 42. Các hình thức quản lý dự án

1. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án sau:

a) Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư có đủ điều kiện, năng lực;

b) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án.

2. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trong trường hợp trực tiếp quản lý dự án để giúp chủ đầu tư làm đầu mối quản lý dự án.

Đối với dự án có tổng mức đầu tư từ 15 tỷ đồng trở xuống, chủ đầu tư có thể không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để hỗ trợ quản lý dự án.

Điều 43. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý dự án

1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về quản lý thực hiện dự án, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư, nghiệm thu, bàn giao đưa sản phẩm của dự án vào khai thác sử dụng bảo đảm hiệu quả, khả thi của dự án và tuân thủ các quy định của pháp luật, kể cả những công việc giao cho Ban quản lý dự án hoặc thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện.

2. Báo cáo giám sát, đánh giá dự án và cập nhật thông tin dự án trên Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định.

3. Trường hợp trực tiếp quản lý dự án nhưng không thành lập Ban quản lý dự án, chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

4. Trường hợp trực tiếp quản lý dự án và thành lập Ban quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm:

a) Giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Ban quản lý dự án theo nguyên tắc: phù hợp với điều kiện thực tế của chủ đầu tư, yêu cầu của dự án; phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án; phân cấp mạnh cho Ban quản lý dự án theo tinh thần nhiệm vụ phải đi đôi với quyền hạn để giảm tối đa các thủ tục hành chính giữa chủ đầu tư và Ban quản lý dự án.

Việc giao nhiệm vụ và ủy quyền cho Ban quản lý dự án phải được thể hiện trong quyết định thành lập Ban quản lý dự án, các văn bản giao nhiệm vụ và ủy quyền của chủ đầu tư.

b) Có thể giao cho một Ban quản lý dự án quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực.

5. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư có trách nhiệm:

a) Phân công ít nhất một cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị phụ trách việc quản lý thực hiện dự án và giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án nhằm bảo đảm dự án được thực hiện đúng nội dung, tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

b) Tổ chức lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án phù hợp với công việc đảm nhận để giúp chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án.

6. Chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý dự án và tổ chức tư vấn quản lý dự án

1. Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án, Ban quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền;

b) Ban quản lý dự án không được thành lập các Ban quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp trực thuộc để thực hiện quản lý dự án;

c) Khi Ban quản lý dự án được giao quản lý nhiều dự án thì từng dự án phải được quản lý, theo dõi, ghi chép riêng và quyết toán kịp thời sau khi kết thúc dự án theo đúng quy định;

d) Trường hợp cần thiết, Ban quản lý dự án được phép thuê các tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm để tham gia quản lý, giám sát một số phần việc Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn thực hiện, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận;

đ) Ban quản lý dự án được ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để quản lý các công việc mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc khi có yêu cầu đặc biệt khác. Việc thuê tư vấn nước ngoài trong trường hợp này phải được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép;

e) Thực hiện các công việc quản lý dự án theo quy định tại Điều 45 Nghị định này;

g) Chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Trường hợp chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, tổ chức tư vấn quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

a) Tổ chức tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng ký với chủ đầu tư. Hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án phải nêu rõ phạm vi công việc và nội dung quản lý; quyền hạn, trách nhiệm của tư vấn và của chủ đầu tư;

b) Tổ chức tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Tư vấn quản lý dự án phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người phụ trách và bộ máy của tư vấn trực tiếp thực hiện quản lý dự án cho chủ đầu tư biết và thông báo tới các nhà thầu khác và tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Tổ chức tư vấn quản lý dự án được thuê các tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện một số phần việc quản lý dự án, nhưng phải được chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư;

d) Thực hiện các công việc quản lý dự án theo quy định tại Điều 45 Nghị định này và các nội dung đã cam kết trong hợp đồng; phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án; chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin;

đ) Chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

Điều 45. Nội dung công việc quản lý dự án

Nội dung công việc quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin gồm:

1. Thực hiện các thủ tục và các công việc phục vụ triển khai dự án.

2. Tổ chức lập, chuẩn bị hồ sơ thiết kế chi tiết.

3. Tổ chức lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu.

4. Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo yêu cầu của chủ đầu tư.

5. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí triển khai, an toàn phòng, chống cháy, nổ, an toàn vận hành và vệ sinh công nghiệp tại hiện trường.

6. Thực hiện giám sát công tác triển khai theo quy định và các công việc tư vấn khác.

7. Tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm của dự án; thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng đã ký kết theo yêu cầu của chủ đầu tư.

8. Lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

9. Thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

Mục 3. QUẢN LÝ DỰ ÁN THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 46. Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin

1. Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê các tổ chức, cá nhân lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

2. Nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư của dự án thuê thực hiện theo quy định tại Luật đầu tư công, trong đó thuyết minh rõ các nội dung sau:

a) Sự cần thiết thuê dịch vụ công nghệ thông tin;

b) Xác định sơ bộ các hạng mục chính cần thuê; mục tiêu, nội dung, quy mô, phạm vi, địa điểm và cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin;

c) Xác định sơ bộ yêu cầu về chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin; sơ bộ yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ; yêu cầu về khả năng kết nối, liên thông với ứng dụng, hệ thống thông tin khác;

d) Xác định thời gian thuê phải đủ dài nhằm bảo đảm sự ổn định, liên tục, hiệu quả của việc khai thác, sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin;

đ) Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Việc xác định sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án thuê thực hiện theo phương pháp so sánh hoặc phương pháp chuyên gia hoặc theo báo giá thị trường hoặc kết hợp các phương pháp hoặc căn cứ theo kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt.

Điều 47. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin

1. Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê các tổ chức, cá nhân lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án thuê thực hiện theo các nội dung quy định tại Luật đầu tư công, trong đó thuyết minh rõ các nội dung sau:

a) Hiện trạng, sự cần thiết thuê dịch vụ công nghệ thông tin;

b) Các hạng mục chính cần thuê; mục tiêu, nội dung và quy mô, phạm vi, địa điểm và cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin;

c) Xác định yêu cầu về chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin; yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ; yêu cầu, điều kiện về khả năng kết nối, liên thông với ứng dụng, hệ thống thông tin khác; mô tả yêu cầu cần đáp ứng của phần mềm nội bộ; yêu cầu về an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu và các yêu cầu khác;

d) Xác định, làm rõ việc sở hữu các thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và phương án quản lý, chuyển giao cho bên thuê;

đ) Thời gian thuê và tiến độ, thời gian xây dựng, phát triển, hình thành dịch vụ công nghệ thông tin;

e) Yêu cầu về các phát sinh trong quá trình khai khác, sử dụng dịch vụ công nghệ thông tin;

g) Xác định tổng mức đầu tư dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổng mức đầu tư dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin

a) Cơ cấu tổng mức đầu tư

- Chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin;

- Chi phí quản lý dự án: Gồm các chi phí để tổ chức thực hiện quản lý dự án từ giai đoạn lập, phê duyệt chủ trương đến khi kết thúc thuê dịch vụ công nghệ thông tin và chi phí giám sát, đánh giá đầu tư dự án thuê;

- Chi phí tư vấn: Chi phí khảo sát; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; báo cáo đề xuất chủ trương; báo cáo nghiên cứu khả thi; thẩm tra dự án thuê; tư vấn đấu thầu; giám sát thực hiện (nếu có); thực hiện các công việc tư vấn khác;

- Chi phí khác: Phí và lệ phí; bảo hiểm; kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; thẩm định giá; kiểm thử hoặc vận hành thử; chi phí đặc thù khác;

- Chi phí dự phòng.

b) Phương pháp xác định

- Chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong dự án thuê được xác định bằng một trong các phương pháp: Phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp lấy báo giá thị trường; phương pháp tính chi phí; kết hợp các phương pháp.

- Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc theo định mức chi phí theo tỷ lệ.

Chủ đầu tư căn cứ vào tính chất của dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin để lựa chọn phương pháp xác định chi phí thuê phù hợp và chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Điều 48. Quyền sở hữu thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thuê dịch vụ công nghệ thông tin

Thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thuê dịch vụ công nghệ thông tin thuộc sở hữu của cơ quan, đơn vị thuê. Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, chuyển giao đầy đủ cho cơ quan, đơn vị thuê các thông tin, dữ liệu khi kết thúc hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin.

Điều 49. Hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin và tổ chức kiểm thử hoặc vận hành thử

1. Các nội dung đặc thù của hợp đồng thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Dịch vụ công nghệ thông tin phải được kiểm thử hoặc vận hành thử theo quy định tại Điều 58 Nghị định này trước khi chính thức đưa vào sử dụng dịch vụ.

Điều 50. Thuê dịch vụ công nghệ thông tin tập trung

Cơ quan, đơn vị thuê dịch vụ công nghệ thông tin xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin tập trung trong phạm vi của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đối với các dịch vụ công nghệ thông tin có tính chất, tính năng giống nhau mà nhiều cơ quan, đơn vị trực thuộc cùng có nhu cầu sử dụng.

Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin tập trung thực hiện theo các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

Chương III

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG KINH PHÍ CHI THƯỜNG XUYÊN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 51. Quản lý thực hiện hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước

1. Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên sau đây, thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm hàng hóa nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị:

a) Mua sắm dự phòng, thay thế các thiết bị phần cứng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có;

b) Mua sắm thiết bị không cần lắp đặt, phần mềm thương mại; bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm; quản lý vận hành, thuê quản trị, hỗ trợ kỹ thuật hệ thống thông tin, dịch vụ an ninh mạng, an toàn thông tin;

c) Tạo lập, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu; bảo đảm hoạt động cho cổng/trang thông tin điện tử;

d) Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có mức kinh phí từ 200 triệu đồng trở xuống để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu;

đ) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc thực thi nhiệm vụ giải quyết sự cố theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc yêu cầu nghiệp vụ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.

2. Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 200 triệu đồng đến 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về lập đề cương và dự toán chi tiết.

3. Đối với các hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên có mức kinh phí trên 15 tỷ đồng để thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, cơ sở dữ liệu, thực hiện theo quy định về quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin như sau:

a) Phân loại dự án; trình tự, thủ tục đầu tư dự án; thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế; quản lý chi phí, quản lý chất lượng thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này;

b) Chủ trương đầu tư; thẩm quyền quyết định đầu tư; xác định chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Đơn vị đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

Điều 52. Quản lý thực hiện hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước

1. Đối với hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sẵn có trên thị trường, thực hiện theo quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Giá thuê dịch vụ (tính theo đơn giá của từng dịch vụ sử dụng hoặc đơn giá sản phẩm đầu ra của dịch vụ) được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm thuê dịch vụ.

Trường hợp người có thẩm quyền quyết định thuê dịch vụ yêu cầu phải lập kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin, việc lập kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57 Nghị định này.

2. Đối với hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin không sẵn có trên thị trường (sau đây gọi là dịch vụ theo yêu cầu riêng), thực hiện theo quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 Nghị định này.

3. Trường hợp dịch vụ công nghệ thông tin chưa sẵn có trên thị trường, nếu cần thiết, cơ quan, đơn vị thuê dịch vụ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền để lựa chọn các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ; xây dựng, thử nghiệm dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân nói trên chịu mọi chi phí phát sinh (nếu có). Sau khi thử nghiệm thành công, xác định được giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí, cơ quan, đơn vị thuê dịch vụ tiến hành các thủ tục thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định.

4. Quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán kinh phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Việc lựa chọn nhà cung cấp trong hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

6. Quyền sở hữu thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 48 Nghị định này.

7. Cơ quan, đơn vị thuê dịch vụ công nghệ thông tin xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện thuê dịch vụ công nghệ thông tin tập trung trong phạm vi của bộ, cơ quan trung ương, địa phương đối với các dịch vụ công nghệ thông tin có tính chất, tính năng giống nhau mà nhiều đơn vị trực thuộc cùng có nhu cầu sử dụng.

Việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin tập trung thực hiện theo các quy định tại Chương này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 53. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị theo quy định phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin theo yêu cầu riêng (sau đây gọi là kế hoạch thuê) theo thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp mình.

2. Kế hoạch thuê phải được thẩm định trước khi phê duyệt.

a) Cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê phân công đơn vị chuyên môn trực thuộc tiến hành thẩm định kế hoạch thuê trước khi phê duyệt (sau đây gọi là đơn vị đầu mối thẩm định);

b) Đơn vị đầu mối thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê lấy ý kiến của đơn vị có chuyên môn về công nghệ thông tin;

c) Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê yêu cầu đơn vị sử dụng ngân sách được giao nhiệm vụ thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là chủ trì thuê) lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 3 Điều 56 Nghị định này.

Điều 54. Lập kế hoạch thuê

1. Chủ trì thuê tự thực hiện hoặc thuê các tổ chức, cá nhân thực hiện lập kế hoạch thuê theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Nội dung chính của kế hoạch thuê

a) Hiện trạng, sự cần thiết thuê dịch vụ;

b) Các hạng mục chính cần thuê; mục tiêu, nội dung và quy mô, phạm vi, địa điểm và cơ quan, đơn vị sử dụng dịch vụ;

c) Xác định yêu cầu về chất lượng dịch vụ công nghệ thông tin; yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ; yêu cầu, điều kiện về khả năng kết nối, liên thông với ứng dụng, hệ thống thông tin khác; mô tả yêu cầu cần đáp ứng của phần mềm nội bộ; yêu cầu về an toàn bảo mật thông tin, dữ liệu và các yêu cầu khác;

d) Xác định, làm rõ việc sở hữu các thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình cung cấp dịch vụ và phương án quản lý, chuyển giao cho bên thuê;

đ) Thời gian thuê và tiến độ, thời gian xây dựng, phát triển, hình thành dịch vụ; thời gian thuê phải đủ dài (từ 01 năm trở lên nhưng không quá 05 năm) nhằm bảo đảm sự ổn định, liên tục, hiệu quả của việc khai thác, sử dụng dịch vụ; các trường hợp có thời gian thuê dưới 01 năm phải được người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê cho phép;

e) Yêu cầu về các phát sinh trong quá trình khai khác, sử dụng dịch vụ;

g) Dự toán thuê dịch vụ theo quy định tại Điều 55 Nghị định này.

Điều 55. Dự toán thuê dịch vụ theo yêu cầu riêng

1. Cơ cấu dự toán:

a) Chi phí thuê dịch vụ;

b) Chi phí quản lý: Gồm các chi phí cần thiết theo quy định để chủ trì thuê tổ chức quản lý thực hiện;

c) Chi phí tư vấn: Chi phí khảo sát, lập kế hoạch thuê; thẩm tra kế hoạch thuê; tư vấn đấu thầu; giám sát thực hiện (nếu có); thực hiện các công việc tư vấn khác;

d) Chi phí khác: Chi phí kiểm toán; thẩm định giá; kiểm thử hoặc vận hành thử; chi phí đặc thù khác;

đ) Chi phí dự phòng.

2. Phương pháp xác định

a) Chi phí thuê dịch vụ được xác định bằng một trong các phương pháp sau: Phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp lấy báo giá thị trường; phương pháp tính chi phí; kết hợp các phương pháp.

b) Chi phí quản lý, chi phí tư vấn, chi phí khác được xác định bằng cách lập dự toán hoặc theo định mức chi phí theo tỷ lệ.

Chủ trì thuê căn cứ vào tính chất của hoạt động thuê dịch vụ để lựa chọn phương pháp xác định chi phí thuê phù hợp và chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình.

c) Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phương pháp tính chi phí thuê dịch vụ.

Điều 56. Thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê

1. Hồ sơ trình thẩm định:

a) Tờ trình thẩm định kế hoạch thuê theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Kế hoạch thuê;

c) Các văn bản có liên quan khác.

2. Thời gian thẩm định kế hoạch thuê

a) Thời gian thẩm định kế hoạch thuê không quá 20 ngày kể từ ngày đơn vị đầu mối thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ và không bao gồm thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian thẩm định kế hoạch thuê bao gồm thời gian đơn vị đầu mối thẩm định lấy ý kiến theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 và khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp cần yêu cầu bổ sung hoặc giải trình thêm về nội dung kế hoạch thuê, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, đơn vị đầu mối thẩm định có văn bản yêu cầu chủ trì thuê bổ sung hoặc giải trình.

3. Nội dung thẩm định kế hoạch thuê

a) Sự phù hợp của các nội dung trong kế hoạch thuê quy định tại Điều 54 Nghị định này;

b) Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế của các khoản mục chi phí trong dự toán thuê dịch vụ.

4. Trong quá trình thẩm định, tùy theo tính chất phức tạp của từng công việc và nội dung chi, cơ quan đầu mối thẩm định có thể lấy ý kiến hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê lấy ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị tư vấn để lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia của các tổ chức, cá nhân có chuyên môn.

5. Văn bản kết quả thẩm định được dùng làm cơ sở cho bước xem xét, phê duyệt kế hoạch thuê.

6. Hồ sơ do đơn vị đầu mối thẩm định trình người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê bao gồm:

a) Tờ trình phê duyệt kế hoạch thuê;

b) Dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch thuê theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Kế hoạch thuê đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;

d) Văn bản kết quả thẩm định kế hoạch thuê;

đ) Ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có);

e) Các văn bản pháp lý, hồ sơ có liên quan khác.

7. Thời gian phê duyệt kế hoạch thuê là không quá 10 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thuê nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Điều 57. Điều chỉnh kế hoạch thuê

1. Kế hoạch thuê đã phê duyệt được xem xét điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp có yêu cầu phát sinh về chất lượng, số lượng dịch vụ cần thuê, thay đổi thời gian thuê làm tăng hoặc giảm chi phí thuê;

b) Xuất hiện các yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động thuê;

c) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: sự cố thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất khả kháng khác có tác động trực tiếp đến hoạt động thuê;

d) Khi chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được cấp thẩm quyền điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới phạm vi, nội dung, quy mô, mục tiêu của kế hoạch thuê.

2. Khi điều chỉnh kế hoạch thuê không làm thay đổi mục tiêu, quy mô; không vượt dự toán đã được phê duyệt, chủ trì thuê được phép tự tổ chức thẩm định, phê duyệt điều chỉnh.

Trường hợp điều chỉnh kế hoạch thuê làm thay đổi mục tiêu và quy mô hoặc vượt dự toán đã được phê duyệt, chủ trì thuê phải trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định trước khi quyết định. Hồ sơ, thủ tục, thời gian trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê điều chỉnh được thực hiện như bước thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê.

3. Người quyết định điều chỉnh kế hoạch thuê chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 58. Tổ chức kiểm thử, vận hành thử

1. Dịch vụ theo yêu cầu riêng phải được kiểm thử hoặc vận hành thử trước khi chính thức đưa vào sử dụng nhằm bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của kế hoạch thuê.

2. Trường hợp thực hiện kiểm thử, tùy điều kiện cụ thể, chủ trì thuê có thể lựa chọn một trong các hình thức sau:

a) Tự kiểm thử;

b) Thuê tổ chức, cá nhân kiểm thử độc lập có đủ năng lực, phương tiện và điều kiện để thực hiện kiểm thử.

3. Kết quả kiểm thử hoặc vận hành thử phải được lập thành văn bản và được gọi là báo cáo kết quả kiểm thử hoặc vận hành thử.

Báo cáo kết quả kiểm thử hoặc vận hành thử là căn cứ để các bên tham gia nghiệm thu xem xét khi tiến hành nghiệm thu, đưa vào sử dụng dịch vụ hoặc là căn cứ để chủ trì thuê yêu cầu nhà thầu tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện. Thời điểm thuê dịch vụ được tính từ thời điểm nghiệm thu, đưa vào sử dụng dịch vụ.

4. Dịch vụ theo yêu cầu riêng sau khi được nhà thầu cung cấp dịch vụ bổ sung, hoàn thiện phải được chủ trì thuê tổ chức kiểm thử hoặc vận hành thử lại. Quá trình này chỉ kết thúc khi dịch vụ theo yêu cầu riêng đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dịch vụ và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ cần đáp ứng.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Ban hành và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

2. Theo dõi, kiểm tra, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.

3. Theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả.

4. Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ quy định tại Nghị định này.

5. Yêu cầu, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả; kiểm tra việc tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan đến dự án đầu tư trong phạm vi quản lý của mình.

6. Rà soát hệ thống định mức thuộc thẩm quyền quản lý; sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn, tiến bộ khoa học và công nghệ, bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí.

7. Xây dựng và quy định chi tiết việc sử dụng hệ thống quản lý kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

8. Chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều 60. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương

1. Hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý.

2. Theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả.

3. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của Nghị định này đối với các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý.

4. Chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Điều 61. Trách nhiệm của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Trách nhiệm của đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại địa phương;

b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại địa phương;

c) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương, bảo đảm đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, có hiệu quả;

d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại địa phương;

đ) Thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này;

e) Thẩm định thiết kế chi tiết theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Nghị định này;

g) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, việc tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm

a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý;

b) Kiểm tra việc tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi quản lý;

c) Phối hợp với đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước khi được yêu cầu.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 62. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và bãi bỏ Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

Điều 63. Quy định chuyển tiếp

1. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và đang thực hiện thì thực hiện theo các quy định về quản lý đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin tại thời điểm phê duyệt.

Trường hợp cần thiết áp dụng theo các quy định tại Nghị định này thì người có thẩm quyền xem xét quyết định, bảo đảm không làm gián đoạn các công việc.

2. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa triển khai thực hiện hoặc đã lập, thẩm định nhưng chưa được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì các bước tiếp theo thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Điều 64. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Trong quá trình thực hiện các nội dung của Nghị định này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét hướng dẫn hoặc tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

MẪU TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN
(Kèm theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ)

CƠ QUAN TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……

…, ngày … tháng … năm …

TỜ TRÌNH

Thẩm định, phê duyệt dự án (Tên dự án) ...

Kính gửi: ………………………………………

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số …/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Chủ đầu tư trình thẩm định, phê duyệt dự án ... (Tên dự án) ... với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi:

4. Sự cần thiết đầu tư dự án:

5. Mục tiêu đầu tư:

6. Quy mô đầu tư:

7. Địa điểm đầu tư:

8. Thiết kế cơ sở:

a) Giải pháp thiết kế cơ sở cần tuân thủ:

b) Giải pháp thiết kế cơ sở cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong bước thiết kế tiếp theo:

9. Tổng mức đầu tư của dự án:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây lắp:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

10. Nguồn vốn đầu tư và dự kiến phân bổ vốn theo tiến độ:

11. Hình thức quản lý dự án:

12. Thời gian thực hiện dự án:

13. Đánh giá tính hiệu quả dự án:

14. Đánh giá tính khả thi dự án:

15. Kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định dự án:

16. Các nội dung khác:

II. HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH

…..


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC II

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN
(Kèm theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ)

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……

…, ngày... tháng ... năm ...

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt dự án (Tên dự án)...

TÊN CÁ NHÂN, CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của …….;

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Xét đề nghị của ... tại tờ trình số ngày ... tháng ... năm ... và báo cáo kết quả thẩm định của…….tại văn bản số…… ngày……..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án (Tên dự án)... với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án:

2. Chủ đầu tư:

3. Tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi:

4. Mục tiêu đầu tư:

5. Quy mô đầu tư:

6. Địa điểm đầu tư:

7. Thiết kế cơ sở:

a) Giải pháp thiết kế cơ sở cần tuân thủ:

b) Giải pháp thiết kế cơ sở cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong bước thiết kế tiếp theo:

8. Tổng mức đầu tư của dự án:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí xây lắp:

- Chi phí thiết bị:

- Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí tư vấn đầu tư:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

9. Nguồn vốn đầu tư và dự kiến phân bổ nguồn vốn theo tiến độ:

10. Hình thức tổ chức quản lý dự án:

11. Thời gian thực hiện dự án:

12. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có):

13. Các nội dung khác:

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT.

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

MẪU TỜ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Kèm theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ)

TÊN TỔ CHỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:…….

……, ngày... tháng....năm…….

TỜ TRÌNH

Thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin

(Tên hoạt động thuê) ...

Kính gửi: ……..

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số .../.../NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Chủ trì thuê trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin ... (Tên hoạt động thuê) ... với các nội dung chính sau:

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên hoạt động thuê:

2. Chủ trì thuê:

3. Tổ chức tư vấn lập kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin (nếu có):

4. Mục tiêu:

5. Nội dung và quy mô:

6. Địa điểm:

7. Dự toán:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin:

- Chi phí quản lý:

- Chi phí tư vấn:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

8. Nguồn vốn:

9. Thời gian thực hiện (bao gồm thời gian xây dựng, phát triển, hình thành dịch vụ công nghệ thông tin và thời gian thuê dịch vụ công nghệ thông tin):

10. Các nội dung khác:

II. HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT

……


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT.

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THUÊ DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Kèm theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ)

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……

……, ngày... tháng....năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin

(Tên hoạt động thuê) ...

TÊN CÁ NHÂN, CƠ QUAN PHÊ DUYỆT

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của …….;

Căn cứ Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm ... của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;

Xét đề nghị của……tại tờ trình số ngày ... tháng ... năm ... và báo cáo kết quả thẩm định của……..tại văn bản số…….ngày……,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin ..(Tên hoạt động thuê)... với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin:

2. Chủ trì thuê dịch vụ công nghệ thông tin:

3. Tổ chức tư vấn lập kế hoạch thuê dịch vụ công nghệ thông tin (nếu có):

4. Mục tiêu:

5. Nội dung và quy mô:

6. Địa điểm:

7. Dự toán:

Tổng cộng:

Trong đó:

- Chi phí thuê dịch vụ công nghệ thông tin:

- Chi phí quản lý:

- Chi phí tư vấn:

- Chi phí khác:

- Chi phí dự phòng:

8. Nguồn vốn:

9. Thời gian thực hiện (bao gồm thời gian xây dựng, phát triển, hình thành dịch vụ công nghệ thông tin và thời gian thuê dịch vụ công nghệ thông tin):

10. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có):

11. Các nội dung khác:

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành Quyết định.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu: VT.

CƠ QUAN PHÊ DUYỆT
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Decree No. 73/2019/ND-CP dated September 05, 2019 on management of state investment in information technology application
Văn bản này đang cập nhật Nội dung => Bạn vui lòng "Tải về" để xem.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 73/2019/NĐ-CP ngày 05/09/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


275.206

DMCA.com Protection Status
IP: 35.171.45.182
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!