Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 71/2007/NĐ-CP hướng dẫn luật công nghệ thông tin

Số hiệu: 71/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/05/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 71/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

2. Phần mềm hệ thống là phần mềm dùng để tổ chức và duy trì hoạt động của một hệ thống hoặc một thiết bị số (sau đây gọi chung là thiết bị số). Phần mềm hệ thống có thể tạo môi trường cho các phần mềm ứng dụng làm việc trên đó và luôn ở trạng thái làm việc khi thiết bị số hoạt động.

3. Phần mềm ứng dụng là phần mềm được phát triển và cài đặt trên một môi trường nhất định, nhằm thực hiện những công việc, những tác nghiệp cụ thể.

4. Phần mềm tiện ích là phần mềm nhằm trợ giúp cho người dùng tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của thiết bị số.

5. Phần mềm công cụ là phần mềm được dùng làm công cụ để cho người phát triển phần mềm sử dụng phát triển các phần mềm khác.

6. Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.

7. Phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng là sản phẩm phần mềm được sản xuất theo các yêu cầu riêng của khách hàng hoặc người sử dụng.

8. Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất cài đặt sẵn vào thiết bị số và hoạt động cùng với thiết bị số mà không cần sự kích hoạt của người sử dụng.

9. Gia công phần mềm là hoạt động trong đó bên nhận gia công thực hiện việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm hoặc thực hiện một số công đoạn để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ phần mềm theo yêu cầu của bên thuê gia công.

10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

11. Sản phẩm nội dung thông tin số là sản phẩm nội dung, thông tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.

12. Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số.

13. Thiết bị điện tử nghe nhìn là sản phẩm điện tử có khả năng ghi, thu, lưu trữ, truyền, phát, cung cấp thông tin bằng hình ảnh, âm thanh cho người dùng ở bất kể định dạng thông tin nào. Thiết bị điện tử nghe nhìn bao gồm các thiết bị tivi, đầu đĩa VCD, DVD, dàn âm thanh, máy nghe nhạc số, máy ảnh số, máy quay phim số.

14. Thiết bị điện tử gia dụng là thiết bị điện tử dùng trong các hoạt động của gia đình. Thiết bị điện tử gia dụng bao gồm thiết bị điều hoà không khí, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, lò vi sóng.

15. Thiết bị điện tử chuyên dùng là thiết bị điện tử sử dụng trong các chuyên ngành cụ thể. Thiết bị điện tử chuyên dùng bao gồm thiết bị đo lường, tự động hoá, trang thiết bị y tế, sinh học và các ngành khác.

16. Thiết bị thông tin - viễn thông, đa phương tiện bao gồm các thiết bị tổng đài, truyền dẫn, đầu cuối mạng, cáp quang, cấp thông tin, thiết bị thông tin vệ tinh, thiết bị truyền dẫn - phát sóng.

Điều 4. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp công nghệ thông tin.

3. Xây dựng, ban hành quy định về tiêu chuẩn, chất lượng áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin; quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin.

4. Cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghiệp công nghệ thông tin.

5. Hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ thông tin.

6. Quản lý đầu tư trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin.

8. Tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyên, cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghiệp công nghệ thông tin.

9. Quản lý, thực hiện báo cáo thống kê công nghiệp công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại; tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin.

11. Huy động cơ sở hạ tầng thông tin và thiết bị công nghiệp công nghệ thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chỉnh, Viễn thông trong việc quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin trong phạm vi địa phương theo quy định của Chính phủ.

Sở Bưu chính, Viễn thông là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại địa phương.

Điều 6. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin

Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế nhằm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế.

Điều 7. Nội dung hợp tác quốc tế trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin

1. Tuyên truyền quảng bá định hướng chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin với các nước, các tổ chức quốc tế.

2. Thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác trong hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin.

3. Tham gia các tổ chức quốc tế về công nghiệp công nghệ thông tin.

4. Hợp tác, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực về công nghiệp công nghệ thông tin.

5. Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến.

6. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

7. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế về công nghiệp công nghệ thông tin.

Chương 2:

HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

MỤC 1:

LOẠI HÌNH CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 8. Hoạt động công nghiệp phần cứng

1. Hoạt động công nghiệp phần cứng bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng; lắp ráp, gia công sản phẩm phần cứng; cung cấp dịch vụ công nghiệp phần cứng.

2. Sản phẩm phần cứng bao gồm các nhóm sản phẩm sau đây:

a) Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi;

b) Điện tử nghe nhìn;

c) Điện tử gia dụng;

d) Điện tử chuyên dùng;

đ) Thông tin - viễn thông, thiết bị đa phương tiện;

e) Phụ tùng, linh kiện điện tử;

g) Các sản phẩm phần cứng khác.

3. Dịch vụ phần cứng bao gồm các loại sau đây:

a) Tư vấn, trợ giúp khách hàng lắp đặt sản phẩm phần cứng;

b) Phân phối, lưu thông các sản phẩm phần cứng;

c) Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm phần cứng;

d) Xuất nhập khẩu sản phẩm phần cứng;

đ) Các dịch vụ phần cứng khác.

Điều 9. Hoạt động công nghiệp phần mềm

1. Hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần mềm.

2. Các loại sản phẩm phần mềm bao gồm:

a) Phần mềm hệ thống;

b) Phần mềm ứng dụng;

c) Phần mềm tiện ích;

d) Phần mềm công cụ,

đ) Các phần mềm khác.

3. Các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:

a) Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;

b) Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;

e) Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;

d) Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;

đ) Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;

e) Dịch vụ tích hợp hệ thống;

g) Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;

h) Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;

i) Các dịch vụ phần mềm khác.

Điều 10. Hoạt động công nghiệp nội dung

1. Hoạt động công nghiệp nội dung bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ nội dung thông tin số.

2. Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các sản phẩm sau:

a) Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử;

b) Sách, báo, tài liệu dưới dạng số;

c) Các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên diện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình;

d) Sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động và cố định;

đ) Thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử;

e) Phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số;

g) Các sản phẩm nội dung thông tin số khác.

3. Các địch vụ nội dung thông tin số bao gồm:

a) Dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số;

b) Dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số;

e) Dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm nội dung thông tin số;

d) Dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm nội dung thông tin số;

đ) Dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ truyền thông được cung cấp trên môi trường mạng;

e) Các dịch vụ nội dung thông tin số khác.

Điều 11. Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ thông tin

Bộ Bưu chính, Viễn thông định kỳ ban hành Danh mục chi tiết các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp công nghệ thông tin quy định tại các Điều 8, 9, 10 Nghị định này.

MỤC 2:

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHÊ THÔNG TIN TRỌNG ĐIỂM

Điều 12. Chương trình, danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm

1. Sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm quy định tại Điều 50 Luật Công nghệ thông tin được Nhà nước khuyến khích, đặc biệt ưu đãi đầu tư cho nghiên cứu - phát triển, sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành danh mục các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

4. Căn cứ chương trình phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Bưu chính, Viễn thông tổng hợp, cân đối vốn ngân sách hàng năm dành cho đầu tư phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định.

5. Bộ, cơ quan ngang Bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ vào danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm quy định tại khoản 3 Điều này, xây dựng chương trình và lập kế hoạch bố trí vốn ngân sách địa phương để phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm của địa phương.

Điều 13. Tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm

1. Tổ chức, cá nhân được tham gia nghiên cứu - phát triển và sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia chương trình phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có lĩnh vực hoạt động, trình độ chuyên môn phù hợp với việc nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh sản phẩm trong danh mục sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm;

b) Có năng lực kỹ thuật, công nghệ, giải pháp phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với chương trình phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

3. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định cụ thể các điều kiện về trình độ chuyên môn, năng lực kỹ thuật, cộng nghệ, giải pháp phát triển sản phẩm công nghệ thông tin quy định tại Điều này.

Điều 14. Thủ tục đăng ký tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước

1. Hồ sơ đăng ký của tổ chức, cá nhân bao gồm:

a) Đơn đăng ký tham gia chương trình phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm;

b) Đối với doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

c) Nghiên cứu khả thi về việc nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghiệp công nghệ thông tin bao gồm các nội dung về mục tiêu sản xuất, kinh doanh; kế hoạch sản xuất, kinh doanh; giải pháp công nghệ, kỹ thuật; dự kiến kết quả; cam kết thực hiện triển khai dự án đúng mục đích, đúng thời hạn.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì tiếp nhận, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xử lý hồ sơ đăng ký tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận, xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật.

MỤC 3:

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 15. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin có các quyền sau đây:

a) Tham gia nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghệ thông tin;

b) Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin;

c) Số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin;

d) Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ do mình tạo ra và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật;

đ) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện và tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu - phát triển, sản xuất;

c) Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 3, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo.

Điều 16. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định tại Điều 15 Nghị định này, các quy định của pháp luật liên quan và các quy định sau:

1. Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.

2. Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.

Điều 17. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp nội dung

1. Tổ chức, cá nhân tham gia tham gia hoạt động công nghiệp nội dung phải tuân thủ các quy định tại khoản 2 và 3 Điều 9, khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin và các quy định tại Điều 15 Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, cung cấp gói sản phẩm nội dung thông tin số hoàn chỉnh phải công bố trên sản phẩm nội dung thông tin số hoặc bao gói của sản phẩm nội dung thông tin số những thông tin sau đây:

a) Ngày sản xuất;

b) Tên nhà sản xuất;

c) Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

d) Nhãn hiệu sản phẩm;

đ) Điều kiện sử dụng sản phẩm nội dung thông tin số;

e) Thông tin cần thiết khác.

3. Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm quyền lợi của người sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số bằng cách sao chép, tái sản xuất hoặc truyền đưa toàn bộ hay một phần nội dung của sản phẩm nhằm mục đích lợi nhuận trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số.

4. Trường hợp sản phẩm nội dung thông tin số được bảo hộ của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì áp dụng các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Điều 18. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm

1. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm được Nhà nước ưu tiên đầu tư; được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư có trách nhiệm nộp lại cho ngân sách nhà nước một phần doanh thu mang lại từ việc kinh doanh sản phẩm đó. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định cụ thể mức thu nộp ngân sách này.

3. Tổ chức, cá nhân không được chuyển giao, bán, chuyển nhượng công nghệ, giải pháp phát triển sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư khi chưa có sự đồng ý của cơ quan tiếp nhận, xử lý và giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm quy định tại Điều 14 Nghị định này.

4. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu - phát triển, sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm chịu sự kiểm tra, kiểm soát, tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông về dự án đầu tư cho nghiên cứu - phát triển, sản xuất thử nghiệm và xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm.

Chương 3:

KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG

Điều 19. Các loại hình khu công nghệ thông tin tập trung

Khu công nghệ thông tin tập trung là loại hình khu công nghệ cao, tập trung hoặc liên kết cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghệ thông tin, bao gồm hai loại hình sau đây:

1. Khu công nghệ thông tin tập trung có ranh giới địa lý xác định là khu tập trung các cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghiệp công nghệ thông tin.

2. Khu công nghệ thông tin tập trung không có ranh giới địa lý xác định là tập hợp các cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung nằm trong các khu vực, toà nhà tách biệt về ranh giới địa lý và liên kết với nhau trên môi trường mạng.

Điều 20. Thành lập, công nhận và ưu đãi đầu tư khu công nghệ thông tin tập trung

1. Thủ tục đầu tư thành lập mới khu công nghệ thông tin tập trung có ranh giới địa lý xác định thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Khu vực, toà nhà đã được đầu tư xây dựng và đang có hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin được xem xét để công nhận là khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung. Thủ tục công nhận khu công nghệ thông tin tập trung thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

3. Tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng và phát triển khu công nghệ thông tin tập trung; tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh công nghiệp công nghệ thông tin trong khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư dành cho Khu công nghệ cao.

Điều 21. Điều kiện và thủ tục công nhận khu công nghệ thông tin tập trung

1. Khu công nghệ thông tin tập trung có ranh giới địa lý xác định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có ít nhất 300 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở công nghiệp công nghệ thông tin. Riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có ít nhất 500 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở công nghiệp công nghệ thông tin;

b) Những cơ sở công nghiệp công nghệ thông tin và trang thiết bị đi kèm phải sử dụng ít nhất một nửa diện tích mặt bằng;

c) Có các cơ sở hạ tầng dùng chung để đảm bảo hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin như phòng họp, phòng thảo luận chung và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng đảm bảo hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin.

2. Khu công nghệ thông tin tập trung không có ranh giới địa lý xác định phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

a) Có ít nhất 300 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số. Riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có ít nhất 500 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số;

b) Những cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số và trang thiết bị đi kèm phải sử dụng ít nhất một nửa diện tích mặt bằng tại các khu vực, toà nhà liên kết;

c) Thoả mãn điều kiện về băng thông kết nối giữa các toà nhà, giữa các khu vực, toà nhà và mạng diện rộng (WAN) do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định;

d) Ít nhất một nửa số cơ sở sản xuất, kinh doanh phần mềm, nội dung thông tin số tại các toà nhà có sự kết hợp với nhau về quy trình sản xuất, cung cấp phần mềm, thông tin số;

đ) Có các cơ sở hạ tầng dùng chung để đảm bảo hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung như phòng họp, phòng thảo luận chung và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng đảm bảo hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung.

3. Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng, ban hành quy định về trình tự, thủ tục xem xét công nhận khu công nghệ thông tin tập trung.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc công nhận và huỷ bỏ khu công nghệ thông tin tập trung trên cơ sở các điều kiện quy định tại khoản 1 , khoản 2 Điều này.

Điều 22. Quản lý khu công nghệ thông tin tập trung

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu công nghệ thông tin tập trung.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan quản lý nhà nước khu công nghệ thông tin tập trung do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tự. Ban Quản lý khu công nghệ thông tin tập trung do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư có tổ chức và biên chế trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông. Trưởng Ban Quản lý do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan quản lý nhà nước khu công nghệ thông tin tập trung do Ủy ban cấp Giấy chứng nhận đầu tư; khu công nghệ thông tin tập trung được công nhận theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý khu công nghệ thông tin tập trung tại địa phương do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.

4. Các vấn đề về quản lý đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý lao động, quản lý dân cư, tài chính, kế toán, ngoại hối tại khu công nghệ thông tin tập trung thực hiện theo quy định của pháp luật về Khu công nghệ cao.

Chương 4:

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Điều 23. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin

Nhà nước ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ thông tin thông qua các hình thức sau:

1. Lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin được xếp vào nhóm ưu tiên trong các chương trình học bổng đào tạo nước ngoài bằng ngân sách nhà nước hoặc các chương trình học bổng hợp tác phát triển giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư hoặc tham gia vào hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi để mua nhà, đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để đưa lao động phần mềm và thông tin số Việt Nam ra làm việc, thực tập, học tập ở nước ngoài.

4. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện hoạt động đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng các kỹ năng chuyên ngành và công nghệ mới cho đội ngũ nhân lực công nghiệp công nghệ thông tin; cấp chứng chỉ công nghệ thông tin.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông tiến hành rà soát, thường xuyên bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo về công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng trên cơ sở chú trọng sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ mới, xu thế mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin trên thế giới.

Điều 24. Đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin

1. Hàng năm, Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi sự nghiệp phát triển công nghiệp công nghệ thông tin.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công tác quản lý tài chính cho hoạt động tạo lập nền công nghiệp công nghệ thông tin.

Điều 25. Ưu đãi đầu tư

1. Cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh về công nghiệp công nghệ thông tin được hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

2. Khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng ưu đãi ở mức tương đương các chính sách ưu đãi hiện hành dành cho khu công nghệ cao quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao.

3. Những dự án đầu tư đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp công nghệ thông tin được hưởng các ưu đãi bổ sung theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 26. Ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung

1. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế và ưu đãi trong việc sử dụng đất;

b) Các sản phẩm phần mềm và nội dung thông tin số được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.

2. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ngoài việc tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội đung còn tham gia nhiều loại hình hoạt động khác thì chỉ được hưởng các chính sách ưu đãi quy định tại Điều này đối với các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số.

Điều 27. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì nghiên cứu, xây dựng các chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam.

2. Có chính sách ưu tiên huy động các nguồn vốn khác nhau để xây dựng các cơ sở nghiên cứu phát triển về công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung nhằm các mục đích sau đây:

a) Đảm bảo vai trò phòng thí nghiệm trọng điểm về công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế;

b) Là trung tâm nghiên cứu phát triển và hỗ trợ áp dụng các quy định sản xuất công nghiệp, quy trình đảm bảo chất lượng, các chuẩn công nghiệp công nghệ thông tin;

c) Là vườn ươm cho các ý tưởng sáng tạo mới, các sản phẩm mới trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung;

d) Là cầu nối gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo công nghệ thông tin và sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin; là trung tâm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung.

Điều 28. Áp dụng quy trình đảm bảo chất lượng trong công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung

1. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp phần mềm và doanh nghiệp sản xuất nội dung thông tin số áp dụng các quy trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế CMM, CMMI và các tiêu chuẩn tương đương khác. Sản phẩm, dịch vụ phần mềm và sản phẩm nội dung thông tin số của các doanh nghiệp được công nhận có quy trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn CMM, CMMI từ mức 3 trở lên hoặc tương đương, được ưu tiên sử dụng trong các dự án công nghệ thông tin dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm và thông tin số theo các chuẩn quốc tế CMM, CMMI và các tiêu chuẩn tương đương khác.

Điều 29. Quản lý và khai thác kho tài sản trí tuệ phần mềm

1. Nhà nước giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm phần mềm, nội dung thông tin số do các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu - phát triển, sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước để hình thành kho tài sản trí tuệ phần mềm của Nhà nước nhằm tạo nguồn vốn hỗ trợ phát triển phát triển công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng và ban hành Quy chế quản lý, khai thác kho tài sản trí tuệ phần mềm

Điều 30. Quản lý thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm thu thập, phân tích, quản lý và công bố thông tin liên quan đến sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài.

2. Thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, bao gồm:

a) Trình độ công nghệ sản xuất công nghệ thông tin;

b) Xu hướng nghiên cứu - phát triển công nghệ thông tin;

c) Xu hướng phát triển thị trường công nghiệp công nghệ thông tin;

d) Hiện trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31. Tổ chức thực hiện

Bộ Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành các quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 32. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 33. Điều khoản thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 71/2007/ND-CP

Hanoi, May 03, 2007

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON INFORMATION TECHNOLOGY REGARDING INFORMATION TECHNOLOGY INDUSTRY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;
At the proposal of the Minister of Post and Telematics,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope ofregulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals engaged in information technology industry activities in the Vietnamese territory.

Article 3.- Interpretation ofterms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Software product means software, and accompanying documents which are produced and displayed or stored in objects ofany formand can be purchased, sold or transferred to other subjects for exploitatioiior use.

2. System software means a software used for organizing and maintaining the operation ofa system or digital equipment (below collectivefyreferredto as digital equipment). A system software may create an environment for application softwares to operate and be constantly in the operation status during the operation of digital equipment

3. Application software means a software developed and installed in a certain environment to perform specific tasks or operations.

4. Utility software means a software helping users organize, manage and maintain the operation of digital equipment

5. Tool software means a software used as a tool by software developers to use and develop other softwares.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Software manufactured to order means software products manufactured under specific requirements of customers or users.

8. Embedded software means software products which are installed by the manufacturer before hand in digital equipment and operate together with digital equipment without requiring activation by users.

9. Softwareprocessing means activities whereby the processor manufactures and supplies software products or services or performs some stages to complete software products or services at the request of the processee.

10. Software service means activities in direct support or service of the manufacture, installation, exploitation, use, upgrading, warranty and maintenance of software and other similar activities related to software.

11. Digital information content products means information content products, including documents, data, images and sounds; which are displayed in the digital form, stored and transmittted in the nework environment

12. Digital information content services means services provided in the networt environment in direct support or service of the manufacture, exploitation, distribution, upgrading, warranty and maintenance of digital information content products and other similar activities related to digital information contents.

13. Audio-visual electronic equipment means electronic equipment capable of recording, storing, transmitting, broadcasting, attributing orsupplying image or sound information to users in any information format Audio-visual electronic equipment includes television sets, VCD and DVD players, hi-fis, digital music players, digital cameras, digital camcorders.

14. Electronic home appliances means electronic equipment used at home. Electronic home appliances include air conditioners, refrigerators, washing machines, vacuum cleaners and microwave ovens.

15. Specialized electronic equipment means electronic equipment used in specialized domains. Specialized electronic equipment includes measuring, automatic, medical and biological equipment and those in other specialized domains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- Contents of statemanagement of the information technology industry

1 .Formulating, organizing-the implementation of policies, strategies, plannings, plans and programs for development of the information technology industry.

2. Drafting, promulgating, and organizing the implementation of legal documents on the information technology industry.

3.Elaborating, promulating regulations on standards and quality applicable in the information technology industry; managing in formation safety and security in information technology industry activities.

4. Granting, suspending, invalidating and withdrawing information technology industry certificates.

5. Entering international cooperation on the information technology industry.

6. Managing investment in information technology industry activities in accordance with law.

7. Managing and developing human resources for the information technology industry.

8. Organizing the management and use ofnatural resources and national databases on the information technology industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Supervising, inspecting, settling complaints about, denouncing and handling, violations in the information technology industry.

11. Mobilizing information infrastructure and equipment of the information technology industry in service of defense and security and in other emergency cases under the provisions of law.

Article 5.- Responsibility for state management of the information technology industry

1. The Ministry of Postand Telematics is answerable to the Govemmentfor assuming the prime responsibility for, and coordinating with concerned ministries and ministerial-level agencies in, performing the state management of the information technology industry.

2. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Post and Telematics in performing the state management of the information technology industry.

3. Provincial/municipal People's Committees shall perform the state management of the information technology industry in their respective localities according to the Government's regulations.

Provincial/municipal Services of Post and Telematics shall assist provincial/municipal People's Committees in performing the state management of the information technology industry in their respective localities.

Article 6.- Principles of international cooperation in information technology industry activities

The State shall adopt policies and measures to promote international cooperation with foreign countries and international organizations in information technology industry activities on the basis of respect for independence and sovereignty, equality and mutual benefit and in accordance with Vietnamese law as well as international law and practice with a view to developing the information technology industry and enhancing the friendly and cooperative relations and mutual understanding between Vietnam and foreign countries and international organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Disseminating and popularizing strategic development orientations and policies for the information technology industry to foreign countries and international organizations.

2. Establishing and developing cooperative relations in information technology industry activities.

3. Joining international information technology industry organizations.

4. Cooperating in, supporting and promoting the development of human resources for the information technology industry.

5. Cooperating in scientific research and transfer of advanced technologies.

6. Exchanging information and experience on information technology industry development

7. Formulating and implementing international information technology industry programs and projects.

Chapter II

INFORMATION TECHNOLOGY INDUSTRY ACTIVITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Articles 8.- Hardware industry activities

1. Hardware industry activities include designing and manufacturing hardware products; assembling and processing hardware products; providing hardware industry services.

2. Hardware products are of the following groups:

a/ Computers, network equipment, peripheral devices;

b/ Audio-visual electronic equipment;

c/ Electronichome appliances;

d/ Specialized electronic equipment;

e/ Communication-telecommunication and multimedia equipment;

f/ Electronic accessories and components;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Hardware services include the following:

a/ Counseling and support for customers to install hardware products;

b/ Distribution and circulation ofhardware products;

c/ Installation, repair, maintenance and warranty of hardware products;

d/ Import and export ofhardware products;

e/ Other hardware services.

Article 9.- Software industry activities

1. Software industry activities are activities of designing, manufacturing and supplying software products and services, including manufacturing packaged softwares, manufacturing softwares under orders or embedded softwares; processing softwares and providing software services.

2. Software products include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/Application softwares;

c/Utility softwares;

d/Tool softwares;

e/ Other softwares.

3. Software-services include:

a/ Administration, warranty and maintenance of operations ofsoftwares and information systems;

b/ Software quality counseling, assessment and evaluation;

c/ Software project counseling and formulation;

d/ Softwarevaluation counseling;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ System integration;

g/ Assurance of safety and security for software products and information systems;

h/ Distribution and supply ofsoftware products;

i/ Other software services.

Article 10.- Content industry activities

1. Content industry activities include activities of manufacturing digital information content products and providing digital information content services.

2. Digital information content products include:

a/ Textbooks, lectures and learning materials in the electronic form;

b/ Books, newspapers and documents in the digital form;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Entertainment products in mobile or fixed telecommunications networks;

e/ Digital libraries, databases or dictionaries;

f/ Digital films, photos, music or advertisements;

g/ Other digital information content products.

3. Digital information content services include:

a/ Distribution and supply of digital information content products;

b/ Entry, updating, search, storing and processing of digital data;

c/ Administration, maintenance and warranty of digital information content products;

d/ Modification, addition of utilities and localization of digital infonnation contentproducts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Other information content services.

Article 11.- Lists of digital information content services and products

The Ministry of Postand Telematics shall periodically promulgate detailed lists of digital information content services and products defined in Articles 8, 9 and 10 of this Decree.

SECTION 2. DEVELOPMENT OF KEY INFORMATION TECHNOLOGY INDUSTRY PRODUCTS

Article 12.- Programs on and list of key information technology products

1. The State eneourages and gives special investment incentives for research development and production of key information technology products defined in Article 50 of the Law on Information Technology in accordance with the investment law.

2. The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, working out programs for the development of key information technology products and submitting them to the Prime Minister for approval.

3. The Ministry of Post and Telematics shall promulgate a list of key information products elaborate and organize the implementation of annual plans on the development of key information technology products.

4. Based on the program for the development of key information technology products approved by the Prime Minister, the Miristry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Post and Telematics in, summing up and arranging state budget capital in annual plans onstate development investment in key informarion technology products andsubmitring them to competent authorities for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Provincial/municipal People's Committees shall, on the basis of the list of key information technology products defined in Clause 3 of this Article, elaborate programs for the development of key information technology products in their respective localities and plans on the allocation of local budgets for these programs.

Article 13.- Participation in research and development, and manufacture of key information technology products

1. Organizations and individuals may participate in the research and development, and manufacture of key information technology products.

2. Organizations and individuals participating in state funded programson the development of key information technology products must meet the following conditions:

a/ Their operation domains and professional qualifications are relevant to the research and development, manufacture and trading of products on the list of key information technology products;

b/Their technical and technological capabilities, and solutions for the development of information technology products are compatible with these programs.

3. The Ministry of Post and Telematics shall specify conditions on professional qualificarions, technical and technological capabilities as well as solutions for the development of information technology products prescribed in this Article.

Article 14.- Procedures for registration of participation in state budget-funded research and development or manufacture of key information technology products

1. For organizations and individuals, a registration dossier comprises:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The business registration certificate or investment certificate, for enterprises;

c/ The feasibility study report on research and development or manufacture of information technology industry products, including manufacture and business purposes; production and business plans; technological and technical solutions; expected outcomes; and commitments on the implementation of the project for proper purposes and on schedule.

2. The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, processing dossiers of registration for participation in the central budget-funded research and development or manufacture of key infomation technology products in accordance with law.

3. Provincial/municipal People's Committees shall .receive, process and handle dossiers of registration for participation in the local budget-funded research and development or manufacture of key information technology products in accordance with law.

SECTION 3. RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED IN INFORMATION TECHNOLOGY INDUSTRY ACTIVITIES

Article 15.- Rights and responsibilities of organizations and individuals engaged in information technology industry activities

1. Organizations or individuals engaged in information technology industry activities have the following rights:

a/ To participate in the research and development of information technology products;

b/ To manufacture and supply information technology products;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/To register intellectual property rights to products and services which they create and the State protects in accordance with law,

e/ To exercise other rights in accordance with law.

2. Organizations and individuals engaged in information technology industry activities have the following responsibilities:

a/ To meet the prescribed conditions and comply with the provisions orth e Law on Information

Technology, the Investment Law, the Enterprise Law, the Law on Enterprise Income Tax, the Law on Intellectual Property, the Law on Technology Transfer and relevant laws;

b/ To ensure the truthfulness of research and development as well as manufacture results;

c/ By March 15 annually at the latest, information technology industry enterprises shall send reports on the previous year's situation of specialized information technology industry activities to provincial municipal Post andTelematics Services of their respective localities. The Ministry of Post andTelematics shall specify the contents of those reports.

Article 16.- Rights and responsibilities of organizations and individuals engaged in software industry activities

Organizationsand individuals engaged in software industry activities shall comply with the provisions of Article 15 of this Decree, the relevant provisions of law and the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Individuals who are hired to research and develop softwares or any individuals who have access to softwares may not copy and use for any purposes those softwares, software documents, software structures, software source codes or their basic contents without permission ofinvestors of research and development of those softwares.

Article 17.- Rights and responsibilities of organizations and individuals engaged in content industry activities

1. Organizations and individuals engagedin content

industry activities shall complywith the provisions of Clauses 2 and 3 of Article 9, Clause 2 of Article 12 of the Law on Information Technology and Article 15 of this Decree.

2. Organizations and individuals engaged in the manufacture or supply of complete digital information content packages shall display on digital information content products or their packages the following contents:

a/The date of manufacture;

b/ The name of the manufacturer

c/ The serial number of the business registration certificate or code granted by acompetent state agency;

d/ The trademark of the product;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Other necessary conditions.

3. Within five years from the date of manufacture of digital information content products, organizations and individuals may not infringe up on the interests of rnanufacturers of those products by copying, reproducing or transmitting the whole or a part of contents of the products for profit-making purposes.

4. Digital information content products protected under the intellectual property law shall be governed by the intellectual property law.

Article 18.- Rights and responsibilities of organizations and individuals engaged in research and development or manufacture of key information technology products

1. Organizations and individuals engaged in the research and development or manufacture of key information technology products are entitled to priority investment from the State and preferences prescribed by law.

2. Organizations and individuals engaged in the state-funded research and development or manufacture of key information technology products shall remit into the state budget part of their revenues from the sale of those products. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Post and Telematics in, specifying the remittance levels.

3. Organizations and individuals may not assign, sell or transfer technologies or solutions for the development of key information technology products invested by the State without consent of agencies receiving, processing and handling dossiers of registration for participation in the research and developmentor manufacture of those products as defined in Article 14 of this Decree.

4. Organizations and individuals engaged in the research and development or manufacture of key information technology products are subjectto inspection andcontrol and shall abide by the reporting regime prescribed by the Ministry of Post and Telematics regarding investment projects on research and development, trial manufacture and trade promotion of key information technology products.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Types ofinformatioatechnology parks

Information technology parks are hi-tech parks where information technology research and development, production, business or training establishments are located or associated. They are of the following two types:

1. Information technology parks with specified geographical boundaries where information technology research and development, production, business or training establishments are located

2. Information technology parks without specified geographical boundaries, which are formed with software industry or content industry research and development, production, business or training establishments located in separated areas or buildings and associated with one another in the network environment

Article 20.- Establishment, recognition of, and investment prefeieiKesfoi; inform

1. Investment procedures for the establishment of information technology parks with specified geographical boundaries shall comply with the investment law.

2. Constructed areas or buildings where information technology industry activities are carried out may be considered for recognition as information technology parks. Procedures for recognition as information technology parks are defined in Article 21 of this Decree.

3. Organizations and individuals investing in the construction and development of information technology parks; organizations and individuals engaged in information technology industry production and business activities in information technology parks are entitled to investment preferences given to hi-tech parks.

Article 21.- Conditions and procedures for recognition as information technology parks

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Having at least 300 laborers, or at least 500 laborers for Hanoi and Ho Chi Minh City, directly working at information technology industry establishments;

b/ Having at least halfofits groundarea occupied by information technology irxlustry establishments and their acccmparrying equipment

c/ Having common infrastructures to ensure- information technology industry activities, such as meeting: rooms, seminar rooms, and specialized facilities and equipment to ensure those activities.

2. An information technology park with out specified geographical boundaries must meet the following conditions:

a/ Having at least 300 laborers, or at least 500 laborers for Hanoi and Ho Chi Minh City, directly working at establishments manufacturing or trading in software or digital information content;

b/ Having at least half of the ground area of associated areas or buildings occupied by establishments manufecturing or trading in software ordigital information content and their accompanying equipment

c/ Satisfying the conditions on the bandwidth connecting buildings, areas or buildings and the wide area network (WAN) prescribed by the Ministry of Post and Telematics;

d /At least half of establishments manufacturing or trading in software or digital information content located in different buildings are linked together in the process of manufacture and supply of softwares or digital information;

e/ Having common infrastructures to ensure software industry and content industry activities such as meeting rooms, seminar rooms, and specialized facilities and equipment to ensure those activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Provincial/municipal People's Committees shall recognize or cancel information technology parks on the basis of the conditions specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 22- Management of information technology parks

1. The Ministry of Post and Telemarics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with, concerned ministries and branches in, elaborating and submitting to the Prime Minister for approval aplanning on informationt echnology parks.

2. The Ministry of Postand Telematics shall act as the state agency managing information technology parks in which investment is subject to approval of the Prime Minister. The Management Boards of information technology parks in which investment is subject to approval of the Prime Ministershall be organized and staffed under the Ministry of Post and Telematics. The heads of the Management Boards shall be appointed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Post and Telematics.

3. Provincial/municipal People's Committees shall act as the state agencies managing infonnation technology parks to which they grant investment certificates; and information technology parks recognized under the provisions of Clause 3, Article 21 of this Decree. The functions, tasks, powers and organizational structure of the management units oflocal information technology parks shall be specified by provincial/municipal People's Committees.

4. Land management, infrastructure construction, labor management population management- finance, accountancy and foreign exchange in information technology parks shall be performed in accordance with the law on hi-tech parks.

Chapter IV

MEASURESFORENSURING THE DEVELOPMENTS INFORMATION TEOINOLOGYINDUSTRY

Article 23- Development ofhuman resources for the information technology industry

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1 .Information technology industry is included in the priority group of state budget-funded scholarship programs for overseas training or cooperation development scholarship programs between the Vietnamese Government and foreign governments or international organizations.

2. Overseas Vietnamese investing or participating in information technology industry activities in Vietnam may buy houses and residential land under favorable conditions as prescribed by the law on land and houses.

3. The State shall create favorable conditions for sending Vietnamese software and digital information laborers to work, practice or study abroad.

4. The Ministry of Post and Telematics shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in, specifying conditions for short-term training and fostering of specialized skills and new technology skills for human resources of the information technology industry, and grant information technology certificates.

5. The Ministry of Education and Training shall assume the primeresponsibility for, and coordinate with the Ministry of Post and Telematics in, reviewing, regularly supplementing and adjusting information technologyiiaining programsin universities and colleges, paying attention to the quick development of new technologies andnew trends in the world in the domain ofinforrnation technology.

Article 24.- Investment in development of the information technology industry

1. Annually, the Ministry of Post and Telematics shall elaborate plans and make cost estimates for the development of the information technology industry.

2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Post and Telematics and the Ministry of Planning and Investment in, guiding the financial management of activities to form, the information technology industry.

Article 25.- Investment preferences

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Information technology parks are entitled to preferences equivalent to those granted to hi-tech parks under the Government's Decree No. 108/20067ND- CP of September 22,2006, detailing and guiding the implementation ofa number of articles of the Investment Law, and legal provisions on policies to encourage investment in hi-tech parks.

3. Investment projects which are particularly important to development of the information technology industry are entitled to additional preferences as decided by the Prime Minister.

Article 26.- Priorities for development of the software industry and content industry

1. The State shall grant the highest preferences to organizations and individuals participating in software industry or content industry activities in accordance with law, including:

a/ Organizations and individuals investing in the manutacture of, or trade in, softwares; orther manufacture of digital information content products are entitled to tax preferences provided for by the tax law and land use preferences;

b/ Software and digital information content products manufactured in Vietnam and software services supplied by organizations andenterprises of all economic sectors operating in Vietnam enjoy the highest preferences in terms ofvalue added tax and export tax.

2. If organizations or enterprises participate in the software industry or content industry and in many other activities, they are only entitled to preferential policies prescribed in this Article for the manufacture and supply ofs oftware products and services or the manufacture of digital information content products.

Article 27.- Building of material and technical facilities for research and development of the software industry and content industry

1. The Ministry of Post and Telematics shall study and formulate policies to encourage domestic and foreign organizations and individuals to set up venture investment funds in the domain of information technology industry in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Playing the role of key software industry and content industry laboratories up to regional and international standards;

b/ Acting as centers for research and development and support of the application of industrial production processes and informaiion technology industry quality and standard assurance processes;

c/ Functioning as nurseries ofnew creative ideas and new products in the domain o fsoftware industry and - content industry,

d/ Serving as abridge linking information technology training and information technology industry manufacture acting as centers to support the development ofhuman resources for the software industry and content industry

Article 28.- Application of software industry and content industry quality assurance processes

1. The Government encourages software enterprises and enterprises manufacturing digital information contents to apply processes to assure their quality uptothe CMM, CMMI standards or other equivalent standards. Software products and services and digital information content products of enterprises which have been accredited to apply processes ofassuring their quality according to the CMM, CMMI standards of level 3 upward or equivalent standards shall be prioritized for use in information technology projects funded with the state budget or capital of state budget origin in accordance with law.

2. The Government shall adopt policies to support enterprises to obtain certificates of assurance of the quality of software products and digital information according to the CMM, CMM1 standards or equivalent standards.

Article 29.- Managementand exploitation of the software intellectual properly depository

1. The Stateiiolds intellectual property rights to software products and digital information contents researched, developed or manufactured by organizations orenterprises with state budget capital or capital of state budget origin so as to create a software intellectual property depository of the State, thereby creating capital sources to support the development of the software industry and content industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 30.- Management of information on the infomiation technology industry

1. The Ministry of Post and Telematics shall take responsibility for gathering, analyzing, managing and promulgating information on the development of the information technology industry in the country and overseas.

2. Information on the information technology industry defined in Clause 1 of this Article covers:

a/ The technological level of the production of information technology,

b/ The trends of research and development of information technology,

c/ The trends of development of the information technology industry market;

d/ The present situation of the development of information technology industry enterprises.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Postand Telematics shall assume the primeTesponsibility for, and coordinate with the concerned agencies in, detailing and guiding the implementation of this Decree.

Article 32.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." All earlier regulations contrary to this Decree are annulled

Article 33.- Implementationprovision

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 Hướng dẫn Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


114.582

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.141.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!