Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 42/2022/NĐ-CP cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng

Số hiệu: 42/2022/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 24/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Cơ quan nhà nước phải công khai Báo cáo tài chính năm trên mạng

Ngày 24/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng.

Theo đó, cơ quan nhà nước công khai trên môi trường mạng các thông tin như:

- Báo cáo tài chính năm; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý; thông tin về dịch. (quy định mới)

- Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hành chính thuộc thẩm quyền ban hành hoặc được giao chủ trì soạn thảo.

- Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên. (quy định mới)

- Thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước.

- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.

- Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước.

- Danh mục thông tin phải được công khai.

- Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải công bố công khai.

Xem thêm tại Nghị định 42/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2022 và thay thế Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011.

 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2022/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tổng cục, Cục và cơ quan tương đương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).

2. Tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng thông tin, dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng theo quy định pháp luật.

3. Cơ quan, tổ chức khác tự nguyện áp dụng các quy định của Nghị định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập của cơ quan trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thông tin.

2. Cơ quan chủ quản trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử là các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này (sau đây gọi tắt là cơ quan chủ quản).

3. Cổng dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên môi trường mạng phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước trong nội bộ của bộ, tỉnh; cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước trong nội bộ của bộ, tỉnh.

4. Dịch vụ hành chính công là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý hoặc dưới hình thức thông báo kết quả thực hiện trong các lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

Mỗi dịch vụ hành chính công gắn liền với một hoặc một số thủ tục hành chính để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.

5. Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.

6. Các chủ thể tham gia giao dịch là các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia vào các giao dịch của dịch vụ công trực tuyến.

7. Biểu mẫu điện tử không tương tác là biểu mẫu của thủ tục hành chính (mẫu đơn, mẫu tờ khai) được định dạng và lưu trữ dưới dạng tệp tin điện tử để tải về và điền thông tin.

8. Biểu mẫu điện tử tương tác là biểu mẫu của thủ tục hành chính được thể hiện dưới dạng ứng dụng máy tính (thông thường dưới dạng ứng dụng trên Web) để tổ chức, cá nhân cung cấp, trao đổi thông tin, dữ liệu khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước.

9. Kênh cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng (sau đây gọi là kênh cung cấp) là kênh giao tiếp trên môi trường mạng được cơ quan nhà nước xác định và quản lý để kiểm soát việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho tổ chức, cá nhân.

10. Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số là hệ thống do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng để thực hiện đo lường, đánh giá, theo dõi, quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước.

11. Dữ liệu đặc tả là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu.

12. Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, là hệ thống thông tin kết nối đến các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

Chương II

CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

Điều 4. Thông tin cung cấp trên môi trường mạng

1. Cơ quan nhà nước công khai trên môi trường mạng các thông tin cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin, Luật Công nghệ thông tin, phải bảo đảm cung cấp các thông tin như sau:

a) Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý hành chính thuộc thẩm quyền ban hành hoặc được giao chủ trì soạn thảo, trong đó nêu rõ: hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu, ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu, tệp văn bản cho phép tải về, cung cấp công cụ tìm kiếm văn bản.

Việc cung cấp thông tin văn bản quy phạm pháp luật tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo đảm đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật hoặc Công báo Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là một bên.

c) Thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến, quy trình giải quyết công việc của cơ quan nhà nước tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, tích hợp từ Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

d) Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách đối với những lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước.

đ) Chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành, lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện; chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan nhà nước, trong đó:

- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cung cấp thông tin về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền trong phạm vi cả nước. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp thông tin về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quản lý của mình.

- Việc công bố quy hoạch tuân theo Luật Quy hoạch.

- Thông tin về danh mục dự án, chương trình và kết quả thực hiện đầu tư công, mua sắm công và quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, các nguồn vốn vay theo quy định của pháp luật.

e) Thông tin về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, sơ đồ tổ chức của cơ quan và của đơn vị trực thuộc; địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử chính thức của cán bộ, công chức làm đầu mối liên hệ:

- Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục và cơ quan tương đương, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm có các thông tin về sơ đồ, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị trực thuộc; tóm lược quá trình hình thành và phát triển của cơ quan; tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ quan.

- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải bảo đảm có các thông tin về tổ chức bộ máy hành chính, bản đồ địa giới hành chính đến cấp xã, điều kiện tự nhiên, lịch sử, truyền thống văn hóa, di tích, danh thắng; tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo cơ quan.

g) Báo cáo tài chính năm công khai theo quy định của Luật Kế toán; thông tin thống kê về ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của Luật Thống kê; thông tin về danh mục và kết quả chương trình, đề tài khoa học theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; thông tin về dịch theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

h) Danh mục thông tin phải được công khai, trong đó nêu rõ địa chỉ, hình thức, thời điểm, thời hạn công khai đối với từng loại thông tin.

i) Các thông tin khác mà pháp luật quy định phải công bố công khai.

2. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, các cơ quan nhà nước có thể cung cấp thông tin khác theo thẩm quyền.

3. Thông tin của cơ quan nhà nước cung cấp trên môi trường mạng phải được cập nhật kịp thời sau khi có sự thay đổi.

Điều 5. Kênh cung cấp thông tin

1. Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (sau đây gọi chung là Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước) là kênh cung cấp thông tin thống nhất, tập trung của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước triển khai các kênh cung cấp thông tin khác sau đây cho tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng:

a) Cổng dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh

Cổng dữ liệu cấp bộ tích hợp với Cổng dữ liệu quốc gia và là cổng thành phần của Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Cổng dữ liệu cấp tỉnh tích hợp với Cổng dữ liệu quốc gia và là cổng thành phần của Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Mạng xã hội do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp thông tin trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.

c) Thư điện tử (Email).

d) Ứng dụng trên thiết bị di động do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp thông tin trên môi trường mạng được triển khai tập trung, thống nhất, dùng chung trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, tránh trùng lặp.

đ) Tổng đài điện thoại.

3. Cơ quan nhà nước công bố các kênh cung cấp thông tin trên môi trường mạng. Các kênh cung cấp này đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm thuận tiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

b) Cho phép tổ chức, cá nhân đánh giá trực tuyến mức độ hài lòng về thông tin được cung cấp. Cơ quan nhà nước bảo đảm tính bí mật, riêng tư của tổ chức, cá nhân đánh giá.

c) Bảo đảm an toàn thông tin mạng; áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông; tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về cung cấp thông tin trên môi trường mạng.

d) Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tiêu chuẩn hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông; cung cấp thông tin trên môi trường mạng.

4. Tổ chức, cá nhân có quyền chọn lựa kênh do cơ quan nhà nước cung cấp để truy cập, sử dụng thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng và có trách nhiệm tuân thủ các quy định trong việc sử dụng thông tin trên môi trường mạng.

Điều 6. Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

1. Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là kênh cung cấp thông tin chính thống, tập trung của cơ quan nhà nước trong phạm vi bộ, ngành, địa phương trên môi trường mạng. Cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có trang thông tin điện tử thì phải là thành phần của Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Cổng thông tin điện tử Chính phủ làm đầu mối kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng; hướng dẫn nghiệp vụ, tích hợp thông tin với Cổng thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết nối, tích hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.

4. Tên miền truy cập cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và sử dụng công nghệ địa chỉ Internet IPv6, tuân thủ theo quy tắc sau đây:

a) Đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, sử dụng tên miền cấp 3 có dạng: tenbonganh.gov.vn, trong đó tenbonganh là tên viết tắt hoặc đầy đủ bằng tiếng Việt không dấu hoặc là tên viết tắt bằng tiếng Anh của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Bộ Ngoại giao.

Cơ quan trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ sử dụng tên miền cấp 4 có dạng: tendonvi.tenbonganh.gov.vn, trong đó tendonvi là tên viết tắt hoặc tên đầy đủ của cơ quan trực thuộc bằng tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh.

b) Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sử dụng tên miền cấp 3 có dạng: tentinhthanh.gov.vn, trong đó tentinhthanh là tên đầy đủ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng tiếng Việt không dấu.

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sử dụng tên miền truy cập là: hochiminhcity.gov.vn.

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sử dụng tên miền cấp 4 có dạng: tencoquan.tentinhthanh.gov.vn, trong đó tencoquan là tên viết tắt hoặc tên đầy đủ của cơ quan chuyên môn bằng tiếng Việt không dấu hoặc tiếng Anh.

c) Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, sử dụng tên miền cấp 4 có dạng: tenquanhuyen.tentinhthanh.gov.vn, trong đó tenquanhuyen là tên đầy đủ của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bằng tiếng Việt không dấu.

d) Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã, sử dụng tên miền cấp 5 có dạng: tenphuongxa.tenquanhuyen.tentinhthanh.gov.vn, trong đó tenphuongxa là tên đầy đủ của xã, phường, thị trấn bằng tiếng Việt không dấu.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm bổ sung, thay đổi tên miền truy cập theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các dữ liệu đặc tả cho Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước để hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi và chia sẻ thông tin, bảo đảm khả năng liên kết, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời bảo đảm an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật.

7. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước và xây dựng công cụ dùng chung để các cơ quan nhà nước phát triển Cổng thông tin điện tử.

Điều 7. Các chức năng hỗ trợ cơ bản của cổng thông tin điện tử

1. Hỗ trợ tìm kiếm, liên kết và lưu trữ thông tin

a) Chức năng tra cứu, tìm kiếm thông tin cho phép tìm kiếm được đầy đủ và chính xác nội dung thông tin, tin, bài cần tìm hiện có theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

b) Cung cấp đầy đủ, chính xác các đường liên kết đến cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước khác có liên quan.

c) Cung cấp chức năng in ấn và lưu trữ cho mỗi tin, bài.

2. Cung cấp thông tin bằng tiếng nước ngoài

a) Cơ quan nhà nước phải bảo đảm cung cấp các thông tin bằng tiếng Anh gồm: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; thông tin liên hệ của cán bộ, công chức có thẩm quyền, bao gồm họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức.

b) Khuyến khích cơ quan nhà nước đăng tải các mục thông tin khác bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác.

c) Các mục thông tin quy định tại điểm a, điểm b của khoản 2 Điều này phải được cập nhật kịp thời khi có thay đổi.

3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước triển khai các chức năng cơ bản tại khoản 1, khoản 2 Điều này trên các kênh cung cấp khác.

Điều 8. Tương tác với tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng

1. Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để cung cấp chức năng tương tác với tổ chức, cá nhân trên cổng thông tin điện tử, bao gồm:

a) Chức năng hỏi đáp và tiếp nhận thông tin phản hồi trực tuyến gồm: cung cấp chức năng cho phép tổ chức, cá nhân gửi câu hỏi, ý kiến trực tuyến, trả lời các câu hỏi, tiếp thu ý kiến góp ý, theo dõi tình trạng xử lý và nhận kết quả xử lý kiến nghị trực tuyến.

b) Hỗ trợ tính năng mạng xã hội.

c) Cho phép tham gia trong hoạt động xây dựng pháp luật, thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

d) Cho phép đánh giá hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, bao gồm đánh giá về giao diện, nội dung, chất lượng, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước.

đ) Công khai toàn bộ các thông tin tương tác với tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước có thể triển khai chức năng tương tác với tổ chức, cá nhân tại khoản 1 Điều này qua các kênh cung cấp thông tin khác trên môi trường mạng.

Điều 9. Kết nối, chia sẻ thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng

1. Trường hợp cơ quan nhà nước triển khai nhiều kênh cung cấp thông tin trên môi trường mạng, các kênh này phải được kết nối, tích hợp để bảo đảm cung cấp thông tin đồng bộ với thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

2. Các thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được lưu trữ dưới dạng máy có thể đọc được và chia sẻ dưới dạng dịch vụ web, giao diện lập trình ứng dụng hoặc các hình thức phổ biến khác để bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước.

3. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

Điều 10. Quản lý, giám sát cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và đánh giá việc cung cấp thông tin của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trên môi trường mạng để bảo đảm khả năng thuận tiện và bảo đảm chất lượng của việc cung cấp thông tin.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số để quản lý, giám sát hiệu quả, mức độ cung cấp, sử dụng thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chương III

CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

Điều 11. Các mức độ cung cấp dịch vụ công trực tuyến

1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo 02 mức độ như sau:

a) Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: là dịch vụ bảo đảm cung cấp toàn bộ thông tin về thủ tục hành chính, việc thực hiện và giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện trên môi trường mạng. Việc trả kết quả được thực hiện trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

b) Dịch vụ công trực tuyến một phần: là dịch vụ công trực tuyến không bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Cơ quan nhà nước ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số tối đa trong quá trình cung cấp và xử lý dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng trừ trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải hiện diện tại cơ quan nhà nước hoặc cơ quan nhà nước phải đi thẩm tra, xác minh tại hiện trường theo quy định của pháp luật.

2. Với các dịch vụ công trực tuyến cho phép tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trên môi trường mạng, cơ quan nhà nước có trách nhiệm:

a) Triển khai áp dụng chữ ký số công cộng, chữ ký số chuyên dùng cho các ứng dụng chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về chữ ký số trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

b) Phát triển, sử dụng các biểu mẫu điện tử tương tác theo quy định.

c) Kết nối, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu dùng chung của các cơ quan nhà nước khác để tự động điền các thông tin vào biểu mẫu điện tử và cắt giảm thành phần hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc tổ chức, cá nhân chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

3. Văn phòng Chính phủ hướng dẫn rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ quy định tại Nghị định này.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tiêu chí kỹ thuật để đánh giá, xếp loại mức độ của dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn, quy định kỹ thuật về tích hợp chữ ký số hoặc ứng dụng ký số trên cổng dịch vụ công.

Điều 12. Danh mục dịch vụ công trực tuyến

1. Danh mục và thông tin của các dịch vụ công trực tuyến phải được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng bộ và đăng tải trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

2. Các dịch vụ công trực tuyến phải được tổ chức, phân loại theo đối tượng sử dụng (tổ chức, cá nhân), theo nhóm dịch vụ (theo chủ đề), theo mức độ và cơ quan thực hiện để thuận tiện cho việc tìm kiếm, sử dụng.

3. Dịch vụ công trực tuyến khi cung cấp trên môi trường mạng được chuẩn hóa, đồng bộ về mã, tên dịch vụ công trực tuyến; cung cấp biểu mẫu điện tử kèm theo; hướng dẫn quy trình sử dụng cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn quy trình xử lý của các cơ quan nhà nước và kết quả của dịch vụ công trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. Việc chuẩn hóa này được công bố kèm hướng dẫn cho người dùng theo từng dịch vụ công trực tuyến.

4. Các dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do các bộ, ngành triển khai cung cấp trên môi trường mạng phải được tích hợp, công bố công khai và đồng bộ thông tin tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh.

5. Quy định về định danh và xác thực điện tử của chủ thể tham gia giao dịch dịch vụ công trực tuyến phải được xác định rõ, công bố trên cổng dịch vụ công và tuân thủ quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

Điều 13. Kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến

1. Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh là thành phần của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp cho tổ chức, cá nhân.

2. Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu:

a) Có tên miền thống nhất theo dạng: dichvucong.(tên bộ, địa phương).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Việt, e-services.(tên bộ, địa phương tiếng Anh).gov.vn với giao diện ngôn ngữ tiếng Anh; tên bộ, địa phương đặt theo quy định của pháp luật và sử dụng công nghệ địa chỉ Internet IPv6.

b) Kết nối, tích hợp với Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cổng dịch vụ công quốc gia.

c) Kết nối với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.

d) Kết nối với Cổng kết nối dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng để giúp cho tổ chức, cá nhân thực hiện ký số thuận tiện, dễ dàng khi sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

đ) Cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật đối với Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

e) Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng công cụ dùng chung để các cơ quan nhà nước phát triển Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

3. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các cơ quan nhà nước chủ động triển khai các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến khác sau đây:

a) Mạng xã hội do cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của pháp luật.

b) Ứng dụng trên thiết bị di động của cơ quan nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai tập trung, thống nhất, dùng chung trong phạm vi bộ, ngành, địa phương để cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước, tránh trùng lặp.

4. Cơ quan nhà nước công bố các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

5. Các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm thuận tiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

b) Cho phép tổ chức, cá nhân có thể đánh giá trực tuyến mức độ hài lòng về dịch vụ công trực tuyến được cung cấp. Cơ quan nhà nước bảo đảm tính bí mật, riêng tư của tổ chức, cá nhân đánh giá.

c) Đồng bộ về thông tin, trạng thái xử lý với dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

6. Tổ chức, cá nhân có quyền chọn lựa kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng và có trách nhiệm tuân thủ những quy định về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đó.

Điều 14. Các yêu cầu kỹ thuật cung cấp dịch vụ công trực tuyến

1. Việc thiết kế, xây dựng, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến tuân thủ các quy chuẩn, quy định kỹ thuật đối với các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công trực tuyến và đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông.

2. Hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng phải có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, an toàn, bảo mật, lấy tổ chức, cá nhân làm trung tâm.

3. Sản phẩm phần mềm cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai dưới dạng các dịch vụ để dễ dàng nhân rộng và tùy biến, ít đòi hỏi năng lực công nghệ.

Điều 15. Trách nhiệm cung cấp dịch vụ công trực tuyến

1. Cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm:

a) Cải cách mô hình tổ chức, quy trình công việc để có thể ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

b) Đối xử công bằng, không phân biệt khi người dùng truy cập dịch vụ công trực tuyến trên các kênh cung cấp khác nhau.

c) Kết nối, liên thông các kênh cung cấp để người dùng có thể truy cập thông tin trên nhiều kênh cung cấp khác nhau trong một lần sử dụng dịch vụ.

d) Sẵn sàng, chủ động, kịp thời cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng, nhanh chóng, hướng tới việc cá thể hóa theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

2. Khuyến khích các cơ quan nhà nước cung cấp các dịch vụ công trực tuyến khác ngoài dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng.

Điều 16. Giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến

1. Việc quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước phải được thực hiện tự động hóa bằng hệ thống thông tin với từng dịch vụ công trực tuyến, từng chủ thể tham gia giao dịch, từng bước thực hiện dịch vụ.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng hướng dẫn kỹ thuật chi tiết về công cụ đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước; tích hợp, đồng bộ thông tin kết quả đánh giá với Hệ thống đánh giá chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp của Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm tận dụng, không thu thập lại các thông tin đã có.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

a) Báo cáo kết quả triển khai và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của bộ, ngành, địa phương; gửi Bộ Thông tin và Truyền thông theo định kỳ hằng tháng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b) Kết nối các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số.

Chương IV

BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

Mục 1. BẢO ĐẢM NHÂN LỰC

Điều 17. Nhân lực biên tập cổng thông tin điện tử

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm phân công, bố trí đủ nhân lực biên tập cổng thông tin điện tử để tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin, bảo đảm hoạt động của cổng thông tin điện tử theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Nhân lực quản trị kỹ thuật

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực chuyên môn để quản trị cổng thông tin điện tử, cổng dịch vụ công và các hệ thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến khác theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Bồi dưỡng nhân lực

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bồi dưỡng nhân lực về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực đảm nhiệm để bảo đảm phục vụ hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Mục 2. BẢO ĐẢM KINH PHÍ

Điều 20. Kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng

1. Kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được bảo đảm từ các nguồn:

a) Ngân sách nhà nước:

- Kinh phí duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được bố trí trong dự toán chi ngân sách hằng năm theo các lĩnh vực chi của cơ quan. Trong đó, nhiệm vụ chi cho duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, đơn vị ở trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm; nhiệm vụ chi cho duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan, đơn vị ở địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước.

- Kinh phí chi cho công tác bồi dưỡng cán bộ thực hiện cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến được bố trí hằng năm trong dự toán ngân sách của cơ quan để bồi dưỡng cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý.

b) Nguồn thu hợp pháp của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định của pháp luật.

c) Nguồn viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nhà tài trợ.

d) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan nhà nước hằng năm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo đảm kinh phí để duy trì và phát triển các hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của mình; báo cáo cơ quan có thẩm quyền để phân bổ kinh phí.

Điều 21. Kinh phí bảo đảm cơ sở hạ tầng và an toàn thông tin

1. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, đơn vị được giao quản trị, vận hành được trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, đường truyền và các thiết bị cần thiết khác để bảo đảm lưu trữ, khai thác, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin mạng phục vụ hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2. Định kỳ theo giai đoạn, hằng năm, đơn vị được giao quản trị, vận hành xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp các hệ thống cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến; trình cấp có thẩm quyền xem xét, phân bổ kinh phí, nhằm bảo đảm hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến ổn định, an toàn thông tin mạng.

Điều 22. Kinh phí tạo lập thông tin và chi trả nhuận bút, cung cấp thông tin

1. Chế độ thù lao, nhuận bút cho việc cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên cổng thông tin điện tử và các kênh cung cấp khác thực hiện theo quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản.

2. Mức chi cho việc tạo lập, chuyển đổi và số hóa thông tin trên cổng thông tin điện tử và các kênh cung cấp khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về mức chi tạo lập thông tin điện tử.

3. Căn cứ khả năng kinh phí của cơ quan, Thủ trưởng cơ quan chủ quản quyết định mức chi cụ thể cho việc tạo lập thông tin và chi trả thù lao, nhuận bút phù hợp với các quy định của pháp luật.

Mục 3. BẢO ĐẢM HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Điều 23. Bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

1. Cơ quan nhà nước tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

Điều 24. Bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến

1. Các kênh cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến và các hệ thống thông tin liên quan của cơ quan nhà nước phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để bảo đảm hoạt động tin cậy, liên tục.

2. Hằng năm, các kênh cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến và các hệ thống thông tin liên quan của cơ quan nhà nước phải được rà soát, có phương án nâng cấp, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu thực tế.

Điều 25. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật

1. Cơ quan nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc thuê dịch vụ từ nhà cung cấp bên ngoài để bảo đảm cho hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin cho các kênh cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng, bảo đảm khai thác hiệu quả hạ tầng công nghệ hiện có, ứng dụng các công nghệ hiện đại, ưu tiên ứng dụng công nghệ điện toán đám mây.

Điều 26. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng.

2. Có giải pháp hiệu quả chống lại các tấn công gây mất an toàn thông tin mạng của các kênh cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến.

3. Có phương án dự phòng khắc phục sự cố bảo đảm các kênh cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến hoạt động liên tục ở mức tối đa.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Điều 5, Điều 6, Điều 10, Điều 11, Điều 13, Điều 16, Điều 23 của Nghị định này.

2. Xây dựng các nền tảng, công cụ kỹ thuật tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng theo nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

3. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong cung cấp thông tin và triển khai dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 28. Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ

1. Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Điều 11 của Nghị định này.

2. Phát triển, vận hành và duy trì Cổng thông tin điện tử Chính phủ theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.

3. Quy định, hướng dẫn việc chuẩn hóa danh mục dịch vụ công trực tuyến các cấp và thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

4. Phát triển, hoàn thiện Cổng dịch vụ công quốc gia và tích hợp dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương lên Cổng dịch vụ công quốc gia; theo dõi, giám sát, đánh giá chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương bằng dữ liệu theo thời gian thực.

Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Quản lý, giám sát và cải tiến chất lượng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

2. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến.

4. Tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2022.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.

3. Đối với các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã chưa tuân thủ khoản 1 Điều 6, trong 02 năm kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ quan chủ quản có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6.

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2)
NĐL.

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 42/2022/ND-CP

Hanoi, June 24, 2022

 

DECREE

PRESCRIBING PROVISION OF ONLINE INFORMATION AND ONLINE PUBLIC SERVICES BY REGULATORY BODIES

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; Law dated November 22, 2019 on Amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization;

Pursuant to the Law on Information Technology dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Cyberinformation Security dated November 19, 2015;

Pursuant to the Law on Access to Information dated April 06, 2016;

At the request of the Minister of Information and Communications;

The Government hereby promulgates a Decree prescribing provision of online information and online public services by regulatory bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Decree prescribes the provision of online information and online public services by regulatory bodies.

Article 2. Regulated entities

1. Ministries, ministerial agencies, governmental agencies; General Departments, Departments and equivalent agencies; specialized agencies affiliated to People's Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial People’s Committees); specialized agencies affiliated to People's Committees of provinces and central-affiliated cities; People’s Committees of urban districts, rural districts, district-level towns, provincial cities and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “district-level People’s Committees”); People's Committees of communes, wards and commune-level towns affiliated to districts, urban districts, district-level towns, provincial cities and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “commune-level People's Committees”).

2. Organizations and individuals providing and using online information and public services of regulatory bodies in accordance with regulations of law.

3. Other agencies and organizations voluntarily applying provisions of this Decree.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. “agency managing a web portal or website” means any of the regulatory bodies specified in clause 1 Article 2 of this Decree (hereinafter referred to as “managing agency”).

3. “ministerial or provincial data portal” means a focal point which offers access to online information and data for the purposes of publishing open data and providing information on data sharing of regulatory bodies within a Ministry or province; provides documents, services, tools and applications for processing and exploiting data published by regulatory bodies within such Ministry or province.

4. “public administrative service” means a not-for-profit service related to law enforcement, which is provided by a regulatory body to organizations and individuals in the form of legally valid documents or notifications of performance results in the domains under management of that regulatory body.

Each public administrative service is associated with one or more administrative procedure(s) to handle a specific affair related to an organization or individual.

5. “online public service” of a regulatory body means a public administrative service or another service electronically provided by a regulatory body to organizations and individuals.

6. “subjects participating in transactions” include regulatory bodies, organizations and individuals participating in transactions of online public services.

7. “non-interactive electronic form” means a form serving administrative procedures (application form, declaration form) formatted and stored as an electronic file for downloading and filling out such form.

8. “interactive electronic form” is a form serving administrative procedures which is presented in the form of a computer application (usually in the form of an application on a website) so as for organizations and individuals to provide and exchange information and data when using online public services of regulatory bodies.

9. “online public services and communication channel” of a regulatory body means an online communication channel defined and managed by a regulatory body to control the provision of online information and online public services to organizations and individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



11. “metadata” means information describing properties of such data as content, format, quality, conditions and other specifications in order to facilitate data search, access, management and storage.

12. “public certification portal” which is developed by the Ministry of Information and Communications means an information system connected to public certification authorities and Government’s specialized certification authorities.

Chapter II

PROVISION OF ONLINE INFORMATION BY REGULATORY BODIES

Article 4. Provision of online information

1. Regulatory bodies that disclose online information to organizations and individuals in accordance with the Law on Access to Information and the Law on Information Technology shall provide information as follows:

a) Legislative documents and administrative documents which fall under their promulgation authority or they are assigned to preside over drafting, clearly stating: forms of documents, promulgation authority, numbers, dates of promulgation, effective dates, subjects, files permitted for download, provision of document search tools;

Information on legislative documents shall be provided under regulations of law and in synchronization with the National Database of Legislative Documents or the Official Gazette of the Government of the Socialist Republic of Vietnam.

b) Treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, international agreements to which Vietnam is a party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Information concerning dissemination and provision of guidance on implementation of laws, regimes and policies on the domains under regulatory bodies’ management.

dd) National and local socio-economic development strategies, programs, projects, schemes, plans and planning; sectoral and industry planning, methods and results of implementation; annual working programs and plans of regulatory bodies. To be specific:

- Every Ministry, ministerial agency or governmental agency provide information on strategies, plans and sectoral and industry planning under their authority nationwide. Specialized agencies affiliated to provincial People’s Committees provide information on strategies, plans and sectoral and industry planning under their authority within provinces.

- Provincial and district-level People’s Committees provide information on socio - economic development strategies, plans and planning within their provinces and districts.

- The announcement of planning shall comply with the Law on Planning.

- Information on the list of projects, programs and results of public investment, public procurement, management and use of public investment funds and loans in compliance with regulations of law.

e) Information on functions, tasks, powers, organizational structures, organizational charts of agencies and affiliated units; addresses, phone number, fax number and emails of regulatory bodies; full names, positions, workplaces, phone number and official emails of officials acting as the contact point:

- For a ministry, ministerial agency, governmental agency, General Department, Department or an equivalent agency or a specialized agency affiliated to a provincial People’s Committee, there must be information on organizational charts, organizational structures, functions, tasks and powers of the agency and its affiliated units; brief description of the foundation and development of the agency; short biographies and tasks of the agency leadership.

- For a provincial People’s Committee or district-level People’s Committee, there must be information on organization of the administrative apparatus, map of commune-level administrative divisions; natural conditions, history, cultural tradition, sites/monuments and landscape; short biographies and tasks of the agency leadership.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) A list of pieces of information required to be publicized, clearly stating the address, form, time and time limit for disclosure for each type of information.

i) Other information required to be disclosed as prescribed law.

2. In addition to the information specified in clause 1 of this Article, regulatory bodies may provide other information under their authority.

3. Online information provided by regulatory bodies must be promptly updated after changes are made.

Article 5. Communication channel

1. Website or web portal of a regulatory body (hereinafter referred to as “regulatory body’s web portal”) is an online uniform and centralized communication channel of a regulatory body.

2. Based on specific conditions, regulatory bodies shall establish other online communication channels as follows:

a) Ministerial and provincial data portals

The ministerial data portal is integrated with the National Data Portal and is a subpage of a web portal of a Ministry, ministerial agency or governmental agency; the provincial data portal is integrated with the National Data Portal and is a subpage of a web portal of a provincial People's Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Email.

d) Applications on mobile devices permitted by regulatory bodies to provide online information, which shall be run in a centralized manner and shared among Ministries, central and local authorities in order to provide regulatory bodies’ online information and avoid duplication.

dd) Telephone switchboards.

3. Regulatory bodies shall publish online communication channels. These channels shall conform to the following requirements:

a) Ensure different means’ easy access, including mobile devices.

b) Permit organizations and individuals to make online assessments of the satisfaction of the provided information. Regulatory bodies shall protect confidentiality and privacy of information about assessors.

c) Ensure cyberinformation security; apply standards and technologies to assist people with disabilities in accessing and using information and communications products and services; comply with technical regulations on provision of online information.

d) The Ministry of Information and Communications shall provide guidance on standards for provision of assistance to people with disabilities in accessing and using information and communications products and services; provision of online information.

4. Organizations and individuals are entitled to choose any channel provided by regulatory bodies to access and use regulatory bodies’ online information and shall comply with regulations on use of online information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Web portals of Ministries, ministerial agencies, governmental agencies and provincial People's Committees are official and centralized online communication channels of regulatory bodies within the Ministries, central and local authorities. If agencies and units affiliated to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies; specialized agencies affiliated to provincial People's Committees; district-level People’s Committees; commune-level People's Committees have websites, they must be part of web portals of Ministries, ministerial agencies, governmental agencies and provincial People's Committees.

2. The Government’s web portal acts as an online communication; provide professional guidance and integrate information with web portals of ministries, ministerial agencies, governmental agencies and provincial People’s Committees.

3. Web portals of ministries, ministerial agencies, governmental agencies and provincial People's Committees are connected and integrated with the Government’s web portal and the digital Government service rating system.

4. The domain name of a regulatory body’s web portal must use the national domain name “.vn” and use IPv6 Internet address in compliance with the following principles:

a) For ministries, ministerial agencies, and governmental agencies, use the third-level domain name: name of ministry or sector.gov.vn in which the name of the Ministry or sector is the abbreviated name or full name in Vietnamese without accent marks or the abbreviated name in English of that Ministry, ministerial agency or governmental agency prescribed by the Ministry of Foreign Affairs.

Agencies affiliated to Ministries, ministerial agencies and governmental agencies use the fourth-level domain: nameofagency.nameofministry or sector.gov.vn in which the name of agency is the abbreviated name or full name of the affiliated agency in Vietnamese without accent marks or English.

b) For provincial People's Committees, use the third-level domain name: nameofprovince or city.gov.vn in which the name of province or city is the full name of the province or central-affiliated city in Vietnamese without accent marks.

The domain name of the People’s Committee of Ho Chi Minh City is hochiminhcity.gov.vn.

Specialized agencies affiliated to provincial People's Committees use the fourth-level name: nameofagency.nameofprovince or city.gov.vn in which the name of agency is the abbreviated name or full name of the specialized agency in Vietnamese without accent marks or English.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) For commune-level People's Committees, use the fifth-level domain name: nameofward or commune.nameofprovince or city.gov.vn in which the name of ward or commune is the full name of the commune, ward or district-level town in Vietnamese without accent marks.

5. Ministries, ministerial agencies, governmental agencies; provincial People's Committees shall add or change domain names in accordance with clause 4 of this Article.

6. Ministries, ministerial agencies, governmental agencies; provincial People's Committees shall provide metadata to regulatory bodies’ web portals to support the search for, exchange and sharing of information, maintaining the connection and integration with web portals of relevant agencies and organizations, and maintaining the cyberinformation security in accordance with regulations of law.

7. The Ministry of Information and Communications shall provide guidance on the structure, layout and technical requirements for the regulatory bodies’ web portals and develop a shared tool so as for regulatory bodies to develop their web portals.

Article 7. Basic functions of web portals

1. Supporting information search, connection and storage

a) The information search function allows search for full and accurate contents of needed existing information, news and articles at the request of organizations and individuals.

b) Links to web portals of other relevant regulatory bodies are provided in a full and accurate manner.

c) Print and storage functions for every piece of news and article are provided.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Every regulatory body must provide information in English, including organizational structure, functions, tasks and powers of such body and its affiliated units; contact information of competent officials, including full names, positions, workplace, phone number, fax numbers and official emails.

b) Regulatory bodies are encouraged to post information in other sections in English and other languages.

c) Any change to the information sections specified in points a and b clause 2 of this Article must be promptly updated.

3. Based on specific conditions, regulatory bodies shall perform the basic functions mentioned in clauses 1 and 2 of this Article on other channels.

Article 8. Online interaction with organizations and individuals

1. Regulatory bodies shall apply information technology and digital technology to carry out functions allowing online interaction with organizations and individuals on their web portals, consisting of:

a) Question-answer and feedback function, which allows organizations and individuals to submit their questions and feedback online, answers questions, receives feedback and monitors the online processing of complaints and receipt of results.

b) Social networking function.

c) Allowing participation in law-making and enforcement of policies and laws of regulatory bodies in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Publicize all information relating to interaction with organizations and individuals as prescribed by law.

2. Based on specific conditions, regulatory bodies may perform the functions specified in clause 1 of this Article through other online communication channels.

Article 9. Online connection and sharing of regulatory bodies’ information

1. Where a regulatory body establishes multiple online communication channels, these channels must be connected and integrated to make sure that information is provided in sync with the information on its web portal.

2. Regulatory bodies’ online information shall be archived in a machine-readable form and shared in the form of a web service or application programming interface or other common forms to ensure the readiness for information connection and sharing between information systems of regulatory bodies.

3. The connection and sharing of data between regulatory bodies shall comply with the regulations set out in the Government’s Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 09, 2020.

Article 10. Management and supervision of provision of online information by regulatory bodies

1. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees shall inspect, supervise and assess the provision of online information by agencies and affiliated units to ensure the convenience and quality assurance upon provision of information.

2. The Ministry of Information and Communications shall instruct Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees to establish a connection with the digital Government service rating system in order to manage and monitor the efficiency in and level of provision and use of regulatory bodies’ online information, and submit a consolidated report thereon to the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PROVISION OF ONLINE PUBLIC SERVICES

Article 11. Levels of online public services

1. Every regulatory body shall provide online public services at 02 levels as follows:

a) Wholly online public service, which is a service making sure that all information about administrative procedures are provided and administrative procedures in are processed and handled online. Results are returned online or via the public postal service.

b) Partially online public service, which is an online public service failing to satisfy the conditions specified at point a clause 1 of this Article.

Regulatory bodies shall apply information technology and digital technology to the maximum in the process of providing and processing online public services, except for cases where service users are required to be present at a regulatory body or the regulatory body has to conduct on-site verification in accordance with regulations of law.

2. For online public services that permit organizations and individuals to submit dossiers online, regulatory bodies shall:

a) Apply public digital signatures or specialized digital signatures to specialized applications to meet the digital signature requirements in the process of rendering online public services.

b) Develop and use interactive e-forms as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The connection and sharing of data between regulatory bodies shall comply with the regulations set out in the Government’s Decree No. 47/2020/ND-CP dated April 09, 2020.

3. The Office of the Government shall provide guidelines for reviewing and assessing administrative procedures to meet the requirements for development of online public services at the levels specified in this Decree.

4. The Ministry of Information and Communications shall provide guidance on technical criteria for assessing and rating online public services; provide guidance and technical regulations on integration of digital signatures or digital signature application on public service portals.

Article 12. List of online public services

1. The list of and information about online public services must be updated on the National Database of Administrative Procedures, synchronized and published on ministerial and provincial public service portals.

2. Online public services shall be organized and classified according to users (organizations and individuals), service groups (by topics), levels and agencies in charge to facilitate the search and use thereof.

3. Upon being provided online, online public services shall be standardized and synchronized in terms of their codes and names; attached e-forms; instructions for use; instructions on the handling process provided by regulatory bodies and the results of online public services with the National Database of Administrative Procedures. Such standardization shall be published together with the user guide according to each online public service.

4. Online public services under the authority of regulatory bodies at all levels in provinces which are rendered online by Ministries and central authorities shall be integrated, disclosed and synchronized with information relating to receipt and processing of dossiers on the National Public Service Portal and the provincial information system for handling administrative procedures.

5. Regulations on e-identification and e-authentication of subjects participating in online public service transactions must be clearly defined and publicized on public service portals and comply with regulations of law on e-identification and e-authentication.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Ministerial and provincial public service portals are part of the ministerial and provincial information systems for handling administrative procedures which provide organizations and individuals with online information and public services under the authority Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and People’s Committees at all levels.

2. Ministerial and provincial public service portals must meet the following requirements:

a) Have a consistent domain name: dichvucong(“publicservice”).(name of ministry or local authority).gov.vn for the Vietnamese-language interface, e-services.(name of ministry or local authority in English).gov.vn for the English language interface; name of ministry or local authority shall comply with regulations of law, and the Internet IPv6 address shall be used.

b) Connect and integrate with web portals of Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees; National Public Service Portal.

c) Connect with the digital Government service rating system.

d) Connect with the public digital signature certification portal to assist organizations and individuals using digital signatures in conveniently and easily using online public services provided by regulatory bodies.

dd) Structure, layout and technical requirements applicable for the ministerial and provincial public service portals shall adhere to the guidelines provided by the Ministry of Information and Communications.

e) The Ministry of Information and Communications shall develop a shared tool so as for regulatory bodies to develop the ministerial and provincial public service portals.

3. Based on specific conditions, regulatory bodies shall proactively establish other online public services channels as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Applications on mobile devices permitted by regulatory bodies to provide online public services, which shall be run in a centralized manner and shared among Ministries, central and local authorities in order to provide regulatory bodies’ online public services and avoid duplication.

4. Regulatory bodies shall publicize online public services channels.

5. Online public services channels must meet the following requirements:

a) Ensure different means’ easy access, including mobile devices.

b) Permit organizations and individuals to make online assessments of the satisfaction of the provided online public services. Regulatory bodies shall protect confidentiality and privacy of information about assessors.

c) Synchronize information and processing status with online public services provided on the National Public Service Portal or ministerial and provincial public service portals.

6. Organizations and individuals are entitled to choose any online public services channel provided by regulatory bodies and shall comply with regulations on use of such online public services.

Article 14. Technical requirements for provision of online public services

1. The design, development and provision of online public services must comply with technical regulations applicable to information systems providing online public services, and meet the demands of organizations and individuals, support people with disabilities in accessing and using information and communications services and products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Software intended for providing online public services shall be run as services for easy replication and customization, requiring little technological capacity.

Article 15. Responsibility for providing online public services

1. Every regulatory body providing online public services shall:

a) Reform its organizational structure and business process in order to apply information technology and digital technology to the maximum during provision of online public services.

b) Provide services for users accessing online public services from different channels in an equal manner without discrimination.

c) Connect various channels in order for users to access information on different channels during a visit.

d) Readily, proactively and promptly provide online public services which are convenient, easy and quick, and individualize requests of organizations and individuals.

2. Regulatory bodies are encouraged to provide online public services other than online public administrative services.

Article 16. Monitoring and assessing the efficiency and extent of use of online public services

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Information and Communications shall provide technical guidance on the tool for rating online public services of regulatory bodies; integrate and synchronize assessment results with the system for assessing indicators of citizen- and enterprise-centric public service delivery of the National Public Service Portal without recollecting available information.

3. Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People’s Committees shall:

a) Report the performance and efficiency in the provision of online public services by Ministries, central and local authorities; send them to the Ministry of Information and Communications on a monthly basis for consolidation and reporting to the Prime Minister.

b) Connect ministerial and provincial online public service systems with the digital Government service rating system.

Chapter IV

FACILITATING PROVISION OF ONLINE INFORMATION AND ONLINE PUBLIC SERVICES

Section 1. PERSONNEL

Article 17. Web portal editing personnel

Regulatory bodies shall assign sufficient personnel to edit web portals to receive, process, edit and update information, ensuring the operation of web portals in accordance with regulations of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Regulatory bodies shall assign sufficient qualified personnel to administer web portals, public service portals and other online information and public service systems as prescribed by law.

Article 19. Personnel training

Regulatory bodies shall provide personnel with professional training appropriate to their assigned tasks in order to facilitate their provision of online information and online public services.

Section 2. FUNDING

Article 20. Funding for maintenance and development of online public service and information provision-related activities of regulatory bodies

1. Funding for maintenance and development of online public service and information provision-related activities of regulatory bodies shall be covered by:

a) State budget:

- Funding for maintenance and development of online public service and information provision-related activities of regulatory bodies is included in the annual state budget expenditure estimate by expenditures incurred by the bodies. Expenditures on maintenance and development of online public service and information provision-related activities of central authorities and units shall be covered by the central state budget; expenditures on maintenance and development of online public service and information provision-related activities of local authorities and units shall be covered by the local state budget in accordance with regulations of law on hierarchical management of state budget.

- Funding for provision of training for officials responsible for provision of online information and online public services is annually included in authorities’ estimates of budget for providing training for officials under their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Aid and official development assistance from donors.

d) Other lawful funding sources prescribed by law.

2. Every regulatory body shall develop an annual plan to provide funding for maintenance and development of their online public service and information provision-related activities; report it to a competent authority for funding allocation.

Article 21. Funding for maintaining infrastructure and information security

1. Based on actual needs, units responsible for management and operation shall be fully equipped with servers, lines and other equipment necessary for storage, exploitation, protection of confidentiality and security of cyberinformation in service of provision of online information and online public services by regulatory bodies.

2. Over periods or on an annual basis, units responsible for management and operation shall develop a plan for maintenance, care and upgrading of online information and public services systems, and submit it to a competent authority for consideration and allocation of funding in order to ensure stability in provision of online information and online public services and cyberinformation security.

Article 22. Funding for information creation and information provision and payment of royalty

1. Remunerations and royalties from the provision of information by regulatory bodies on web portals or other channels shall comply with the regulations of law on royalties in areas of journalism and publishing.

2. Specific expenditures on the creation, transformation and digitalization of information on web portals or other channels shall adhere to the guidelines for e-information creation given by the Ministry of Finance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 3. TECHNICAL INFRASTRUCTURE

Article 23. Conformity with technical regulations and standards

1. Regulatory bodies shall comply with standards, technical regulations and guidance to provide online information and public services.

2. The Ministry of Information and Communications shall develop and promulgate standards, technical regulations and guidance on provision of online information and online public services by regulatory bodies.

Article 24. Maintenance, care and upgrading of online public service and information system

1. Online public services and communication channels and related information systems of regulatory bodies must be regularly checked and maintained to ensure their reliable and continuous operation.

2. On an annual basis, online public services and communication channel and related information systems of regulatory bodies must be reviewed and a plan for upgrading and adjustment thereof must be in place to meet actual demands.

Article 25. Maintenance of technical infrastructure

1. Regulatory bodies shall invest in building technical infrastructure or hire service providers to ensure cost-efficient and effective provision of online information and online public services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 26. Assurance of cyberinformation security and cyber security

Regulatory bodies shall provide online information and public services according to the following requirements:

1. Ensure information security, protect personal information and ensure information system security in accordance with regulations of law on information security and cyber security

2. Adopt effective solutions against attacks that threaten cyberinformation security of online public service and communication channels.

3. Formulate backup plans to ensure that online public service and communication channels operate continuously to the maximum.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 27. Responsibilities of Ministry of Information and Communications

1. Perform the assigned tasks in Articles 5, 6, 10, 11, 13, 16 and 23 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Inspect and assess the effectiveness and satisfaction of technical requirements for provision of information and performance of online public services of regulatory bodies; submit consolidated reports thereon to the Prime Minister.

Article 28. Responsibilities of the Office of the Government

1. Perform the assigned tasks in Article 11 of this Decree.

2. Develop, operate and maintain web portals of the Government as prescribed in clauses 2 and 3 Article 6 of this Decree.

3. Prescribe and provide guidance on standardization of list of online public services at all levels nationwide.

4. Develop and complete the National Public Service Portal and integrate online public services of Ministries, central and government authorities into the National Public Service Portal; monitor, supervise and assess quality of services provided to organizations and individuals during performance of administrative procedures and provision of public services by Ministries, central and local authorities using real-time data.

Article 29. Responsibilities of Ministries, ministerial agencies, governmental agencies and provincial People's Committees

1. Manage, monitor and improve the quality of online public services and information provided by agencies and their affiliated units.

2. Comply with standards, technical regulations and guidance on provision of online information and online public services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Organize the implementation of regulations of this Decree at Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies and provincial People's Committees.

Article 30. Effect

1. This Decree comes into force from August 15, 2022.

2. This Decree supersedes the Government’s Decree No. 43/2011/ND-CP dated June 13, 2011.

3. For websites of regulatory bodies affiliated to Ministries, ministerial agencies, Governmental agencies; specialized agencies affiliated to provincial People's Committees; district-level People’s Committees; commune-level People's Committees which have yet to comply with clause 1 of Article 6, the agencies managing such websites shall, within 02 years from the effective date of this Decree, comply with the regulations set out in clause 1 of Article 6.

Article 31. Responsibility for implementation

Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, provincial People's Committees and organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Decree.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 42/2022/NĐ-CP ngày 24/06/2022 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


150.601

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.245.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!