Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 160/2004/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông

Số hiệu: 160/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 160/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VỀ VIỄN THÔNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 5 năm 2002.

2. Việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ và các quy định liên quan của Nghị định này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động viễn thông tại Việt Nam trong các lĩnh vực: thiết lập mạng viễn thông; cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông; sản xuất và xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông; thi công lắp đặt công trình viễn thông.

2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về viễn thông khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin

1. Mạng viễn thông là cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải được bảo vệ và không được xâm phạm. Chính quyền địa phương, các đơn vị lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm phối hợp với nhau để bảo vệ an toàn mạng viễn thông công cộng. Chủ mạng viễn thông dùng riêng, chủ mạng viễn thông chuyên dùng, đại lý dịch vụ viễn thông và người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm bảo vệ mạng viễn thông và thiết bị đầu cuối của mình, tích cực tham gia bảo vệ mạng viễn thông công cộng, đồng thời thông báo cho doanh nghiệp viễn thông hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi phá hoại, xâm phạm mạng viễn thông công cộng.

2. Trong quá trình tham gia hoạt động viễn thông, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Trong trường hợp khẩn cấp do pháp luật về tình trạng khẩn cấp quy định, một phần hoặc toàn bộ mạng viễn thông có thể được huy động để phục vụ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bố trí mặt bằng, điểm truy nhập mạng viễn thông và các điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ cần thiết khác để các cơ quan đó thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và bảo đảm an ninh thông tin.

5. Doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tiến hành ngăn chặn khẩn cấp và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp gây bạo động, bạo loạn, sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet xâm phạm an ninh quốc gia, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan có liên quan hướng dẫn việc bảo đảm an toàn mạng viễn thông và an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông.

Điều 4. Bảo đảm bí mật thông tin

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin mà mình đưa vào, lưu trữ và truyền đi trên mạng viễn thông.

2. Tin tức thuộc loại bí mật nhà nước nếu truyền đi trên mạng viễn thông phải được mã hóa theo quy định của pháp luật về cơ yếu. Việc sử dụng kỹ thuật mật mã nhằm bảo đảm bí mật thông tin trong thương mại và dân sự phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

3. Bí mật đối với thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông, Internet của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc nghe trộm, thu trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân.

4. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo đảm bí mật các thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông bao gồm tên, địa chỉ, số máy chủ gọi, số máy bị gọi, thời gian gọi và các thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cho cung cấp các thông tin nêu trên;

b) Các doanh nghiệp viễn thông có thoả thuận bằng văn bản với nhau việc trao đổi thông tin về người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật viễn thông nhằm ngăn chặn các hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

c) Các doanh nghiệp viễn thông có thoả thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính cước, in cước và thu cước khách hàng;

d) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông, Internet phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp viễn thông, chủ mạng viễn thông dùng riêng, đại lý và người sử dụng dịch vụ viễn thông có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi lợi dụng mạng viễn thông để hoạt động khủng bố, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Chương 2:

MẠNG VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

MỤC 1: THIẾT BỊ ĐẦU CUỐI VÀ MẠNG NỘI BỘ

Điều 5. Thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ

1. Thiết bị đầu cuối thuê bao là thiết bị đầu cuối cố định hoặc di động của người sử dụng được đấu nối hoà mạng vào mạng viễn thông công cộng thông qua điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng.

2. Thiết bị đầu cuối thuê bao được phân thành:

a) Thiết bị đầu cuối thuê bao một đường là thiết bị đầu cuối không có chức năng chuyển mạch hoặc kết nối cuộc gọi bao gồm: thiết bị điện thoại cố định, thiết bị điện thoại di động, thiết bị fax, thiết bị nhắn tin, modem, thiết bị đầu cuối truy nhập vô tuyến Internet, máy tính, thiết bị kết hợp tính năng của các thiết bị nói trên;

b) Thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường là thiết bị đầu cuối có chức năng chuyển mạch, kết nối cuộc gọi bao gồm: tổng đài PABX, thiết bị cổng truy nhập vô tuyến Internet, thiết bị có tính năng kết nối cuộc gọi;

c) Các thiết bị đầu cuối thuê bao khác theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

3. Các thiết bị đầu cuối thuê bao thuộc danh mục bắt buộc chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, các thiết bị đầu cuối thuê bao có phát xạ sóng vô tuyến điện muốn sử dụng trên mạng viễn thông công cộng phải tuân theo các quy định về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn và các quy định về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

4. Mạng nội bộ là hệ thống thiết bị viễn thông do một tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là chủ mạng nội bộ) thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà chủ mạng nội bộ đó được toàn quyền sử dụng hợp pháp để bảo đảm liên lạc nội bộ cho các thành viên của mạng. Trường hợp chủ mạng nội bộ là cá nhân thì các thành viên của mạng là thành viên của hộ gia đình mà chủ mạng nội bộ là chủ hộ hoặc là người được chủ hộ uỷ quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp chủ mạng nội bộ là tổ chức thì tư cách thành viên của mạng được xác định theo điều lệ hoạt động, văn bản pháp quy quy định cơ cấu tổ chức bộ máy của tổ chức đó hoặc các quy định pháp lý có liên quan khác.

5. Mạng nội bộ được phân thành mạng nội bộ hữu tuyến (các thiết bị viễn thông liên kết với nhau bằng đường cáp viễn thông), mạng nội bộ vô tuyến (các thiết bị vô tuyến điện liên kết với nhau bằng sóng vô tuyến điện hoặc kết hợp cả sóng vô tuyến điện và đường cáp viễn thông).

Điều 6. Vị trí điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng

1. Điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối của người sử dụng dịch vụ vào mạng viễn thông.

2. Điểm kết cuối mạng viễn thông công cộng phân định ranh giới trách nhiệm về kinh tế và kỹ thuật giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ. Phạm vi từ điểm kết cuối về phía người sử dụng thuộc trách nhiệm của người sử dụng. Phạm vi từ điểm kết cuối về phía doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp.

3. Trong trường hợp mạng viễn thông được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông tới người sử dụng thông qua mạch vòng nội hạt (đường dây thuê bao hoặc đường trung kế), nếu không có thoả thuận khác khi giao kết hợp đồng giữa doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ thì vị trí điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng được xác định là phía thuê bao của:

a) Hộp đầu cáp cuối cùng lắp đặt tại nhà thuê bao; hoặc

b) Hộp đầu dây thuê bao hoặc phiến (bảng) đấu dây của thiết bị truyền dẫn lắp đặt tại nhà thuê bao nếu điều kiện tại điểm a nêu trên không thoả mãn; hoặc

c) ổ giắc cắm thiết bị đầu cuối thuê bao đầu tiên (gần người sử dụng nhất) tại nhà thuê bao, nếu điều kiện tại các điểm a, b nêu trên không thoả mãn.

4. Trong trường hợp mạng viễn thông được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông tới người sử dụng thông qua thiết bị vệ tinh (bao gồm thiết bị phát hoặc thu - phát) hoặc trạm vô tuyến gốc, hoặc thiết bị cổng truy nhập vô tuyến Internet của doanh nghiệp viễn thông, nếu không có thoả thuận khác khi giao kết hợp đồng giữa doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ thì vị trí điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng được xác định là phía thuê bao của ăng ten của thiết bị vệ tinh hoặc ăng ten của trạm vô tuyến gốc hoặc ăng ten của thiết bị cổng truy nhập vô tuyến Internet.

Điều 7. Trang bị, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ

1. Người sử dụng dịch vụ có thể tự mua thiết bị đầu cuối thuê bao, hoặc thuê thiết bị đầu cuối thuê bao của doanh nghiệp viễn thông; có thể tự đảm nhiệm hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ thuộc tài sản của mình.

2. Người sử dụng dịch vụ có thể tự đảm nhiệm hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ trong phạm vi địa điểm của mình cho đến điểm kết cuối của mạng viễn thông công cộng. Việc thiết kế, lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ phải tuân thủ quy trình, quy phạm của Nhà nước và các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông về xây lắp công trình mạng viễn thông và thiết bị viễn thông.

3. Việc đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng do doanh nghiệp viễn thông thực hiện thông qua việc giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ.

4. Khi đấu nối hoà mạng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng, doanh nghiệp viễn thông có quyền từ chối đấu nối hoà mạng và yêu cầu người sử dụng dịch vụ khắc phục các tồn tại nếu phát hiện và có đủ cơ sở kết luận việc lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ:

a) Không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông; hoặc

b) Gây mất an toàn cho mạng viễn thông công cộng, doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ; hoặc

c) Không đảm bảo đúng mục đích sử dụng dịch vụ theo quy định về viễn thông hoặc các điều khoản trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.

5. Đối với các thiết bị đầu cuối thuê bao và mạng nội bộ có đấu nối với kênh thuê riêng, trạm vệ tinh mặt đất VSAT, Internet thì người sử dụng dịch vụ viễn thông phải bảo đảm sử dụng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ đúng mục đích đã ghi trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông. Người sử dụng dịch vụ viễn thông không được dùng hoặc cho phép người khác dùng thiết bị đầu cuối thuê bao, mạng nội bộ để chuyển tiếp bằng bất kỳ phương thức nào (tự động hay nhân công) các cuộc gọi từ các thiết bị đầu cuối không phải của mình hoặc thiết bị đầu cuối ngoài mạng nội bộ qua các kênh thuê riêng, trạm vệ tinh mặt đất VSAT, Internet và ngược lại (theo cả hai chiều đi và đến).

MỤC 2: MẠNG VIỄN THÔNG

Điều 8. Mạng viễn thông công cộng

1. Mạng viễn thông công cộng bao gồm:

a) Mạng viễn thông cố định:

- Mạng viễn thông cố định mặt đất;

- Mạng viễn thông cố định vệ tinh.

b) Mạng viễn thông di động:

Mạng viễn thông di động mặt đất;

Mạng viễn thông di động vệ tinh.

c) Các mạng viễn thông công cộng khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.

2. Quản lý, khai thác mạng viễn thông công cộng.

a) Bộ Bưu chính, Viễn thông:

Xây dựng, ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông trong đó có các quy hoạch về mạng viễn thông và tài nguyên thông tin;

Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thiết lập hoặc đình chỉ quan hệ viễn thông với nước ngoài;

Quyết định đóng, mở các hướng liên lạc viễn thông đường dài trong nước phục vụ công ích, an ninh, quốc phòng sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

b) Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm phối hợp để bảo đảm:

Quy hoạch, thiết kế, xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác có phần quy hoạch cho các công trình viễn thông như: trung tâm viễn thông, điểm phục vụ công cộng, cột ăng ten, cống, bể cáp, đường cáp trong nhà v.v...

Các đường truyền dẫn vi ba, cáp quang, cáp đồng được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện;

Các công trình xây dựng công cộng và dân sinh khác không gây ảnh hưởng hoặc cản trở hoạt động của các công trình mạng lưới viễn thông đã được xây dựng theo đúng quy hoạch.

c) Các tổ chức, doanh nghiệp viễn thông khi thiết lập và khai thác mạng viễn thông phải bảo đảm:

Tuân theo kế hoạch, quy hoạch phát triển đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Có giấy phép viễn thông do Bộ Bưu chính, Viễn thông cấp theo quy định tại Nghị định này;

Có Quyết định phân bổ tài nguyên thông tin (nếu có) của Bộ Bưu chính, Viễn thông;

Tuân theo các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế về xây lắp mạng, công trình viễn thông do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố bắt buộc áp dụng;

Không gây hại đến môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.

Điều 9. Mạch vòng nội hạt

1. Mạch vòng nội hạt là một phần của mạng viễn thông công cộng bao gồm các đường dây thuê bao và các đường trung kế kết nối tổng đài nội hạt của doanh nghiệp viễn thông với thiết bị đầu cuối thuê bao của người sử dụng dịch vụ.

2. Đường dây thuê bao là đường truyền dẫn hữu tuyến hoặc vô tuyến kết nối tổng đài nội hạt của doanh nghiệp viễn thông với thiết bị đầu cuối thuê bao một đường của người sử dụng.

3. Đường trung kế là đường truyền dẫn hữu tuyến hoặc vô tuyến kết nối tổng đài nội hạt của doanh nghiệp viễn thông với thiết bị đầu cuối thuê bao nhiều đường của người sử dụng. Theo tiêu chuẩn kỹ thuật, đường trung kế được phân thành: trung kế thuê bao, trung kế tương tự và trung kế số.

Điều 10. Hệ thống đường trục viễn thông quốc gia

1. Hệ thống đường trục viễn thông quốc gia là một phần của mạng viễn thông công cộng, bao gồm các đường truyền dẫn đường dài trong nước, quốc tế và các cổng thông tin quốc tế, có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống đường trục viễn thông quốc gia thông qua các cơ chế, chính sách, quy định về cấp phép; kết nối các mạng viễn thông; tiêu chuẩn, chất lượng và giá cước kết nối, thuê kênh; sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia.

3. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng có giấy phép thiết lập mạng viễn thông cố định công cộng đường dài trong nước hoặc quốc tế mới được thiết lập hệ thống đường trục viễn thông quốc gia và kinh doanh dịch vụ thuê kênh đường dài trong nước hoặc quốc tế.

4. Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng chỉ có giấy phép thiết lập mạng viễn thông di động công cộng được phép thiết lập các đường truyền dẫn nội hạt và đường dài trong nước để kết nối các hệ thống thiết bị thuộc mạng của mình với nhau, nhưng không được sử dụng các đường truyền dẫn này để cung cấp dịch vụ thuê kênh và không được thiết lập các cổng thông tin quốc tế.

5. Các doanh nghiệp viễn thông khác không được thiết lập hệ thống đường trục viễn thông quốc gia, nhưng được thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông theo đúng quy định của giấy phép.

Điều 11. Truyền dẫn phát sóng

1. Truyền dẫn phát sóng là việc truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh và các dạng khác của thông tin bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, các phương tiện quang học và các phương tiện điện từ khác.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về truyền dẫn phát sóng trong phạm vi cả nước:

a) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch phát triển truyền dẫn phát sóng trong phạm vi cả nước; tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cấp phép, tần số, tiêu chuẩn, chất lượng, giá cước để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng;

c) Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng; chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để kiểm tra, kiểm soát việc truyền dẫn phát sóng phục vụ quốc phòng, an ninh.

3. Các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến việc truyền dẫn phát sóng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải được Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định phù hợp chiến lược, quy hoạch, quy định của pháp luật về truyền dẫn phát sóng.

Điều 12. Mạng viễn thông dùng riêng

1. Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do chủ mạng viễn thông dùng riêng thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm hai hay nhiều thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam mà các thành viên của mạng được toàn quyền sử dụng theo quy định của pháp luật và được kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông công cộng hoặc bằng các đường truyền dẫn do chủ mạng thuê hoặc tự xây dựng.

2. Chủ mạng viễn thông dùng riêng là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng theo quy định. Thành viên của mạng là thành viên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được phép thiết lập mạng. Tư cách thành viên được xác định theo điều lệ hoạt động, văn bản pháp quy quy định cơ cấu, tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó hoặc các quy định pháp lý có liên quan khác.

3. Theo phương thức truyền dẫn sử dụng để thiết lập mạng, mạng viễn thông dùng riêng được phân thành mạng dùng riêng hữu tuyến (các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường cáp viễn thông), mạng dùng riêng vô tuyến (các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng sóng vô tuyến điện hoặc kết hợp cả sóng vô tuyến điện và đường cáp viễn thông).

4. Các mạng viễn thông dùng riêng phải có giấy phép thiết lập mạng bao gồm:

a) Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên của mạng này là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có cùng tính chất hoạt động hay mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên;

b) Mạng viễn thông dùng riêng hữu tuyến có đường truyền dẫn tự xây dựng;

c) Mạng viễn thông dùng riêng vô tuyến cố định vệ tinh và di động vệ tinh, trừ các mạng dùng riêng vệ tinh trong các nghiệp vụ lưu động hàng hải, lưu động hàng không, quảng bá (phát thanh, truyền hình) và vô tuyến điện nghiệp dư;

d) Mạng viễn thông dùng riêng vô tuyến của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao có trụ sở tại Việt Nam;

đ) Các mạng viễn thông dùng riêng khác theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

5. Ngoài các mạng viễn thông dùng riêng nêu tại khoản 4 Điều này, các mạng viễn thông dùng riêng khác không cần giấy phép thiết lập mạng, nhưng phải tuân theo các quy định về kết nối, đánh số, cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

MỤC 3: DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Điều 13. Phân loại dịch vụ viễn thông

1. Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của người sử dụng dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận qua mạng.

2. Dịch vụ cơ bản bao gồm:

a) Dịch vụ viễn thông cố định (nội hạt, đường dài trong nước, quốc tế):

Dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại);

Dịch vụ truyền số liệu;

Dịch vụ truyền dẫn tín hiệu truyền hình;

Dịch vụ thuê kênh;

Dịch vụ telex;

Dịch vụ điện báo.

b) Dịch vụ viễn thông di động (nội vùng, toàn quốc):

Dịch vụ thông tin di động mặt đất;

Dịch vụ điện thoại trung kế vô tuyến;

Dịch vụ nhắn tin;

c) Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;

d) Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh;

đ) Dịch vụ vô tuyến điện hàng hải;

e) Các dịch vụ cơ bản khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.

3. Dịch vụ cộng thêm là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời cùng với dịch vụ cơ bản, làm phong phú và hoàn thiện thêm dịch vụ cơ bản, trên cơ sở các tính năng kỹ thuật của thiết bị hoặc khả năng phục vụ của doanh nghiệp viễn thông. Doanh nghiệp viễn thông quy định và công bố các dịch vụ cộng thêm do mình cung cấp.

4. Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị sử dụng thông tin của người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin, hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet. Dịch vụ giá trị gia tăng bao gồm:

a) Dịch vụ thư điện tử (e-mail);

b) Dịch vụ thư thoại (voice mail);

c) Dịch vụ truy cập dữ liệu và thông tin trên mạng;

d) Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử;

đ) Dịch vụ fax gia tăng giá trị bao gồm lưu trữ và gửi, lưu trữ và truy cập;

e) Dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức;

g) Dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng;

h) Các dịch vụ giá trị gia tăng khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.

5. Dịch vụ Internet bao gồm:

a) Dịch vụ kết nối Internet;

b) Dịch vụ truy nhập Internet;

c) Dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông.

6. Căn cứ Chiến lược phát triển Bưu chính Viễn thông, quy hoạch thị trường dịch vụ viễn thông trong từng thời kỳ, Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành danh mục các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng.

Điều 14. Bán lại dịch vụ viễn thông

1. Bán lại dịch vụ viễn thông là hình thức mua trực tiếp các dịch vụ viễn thông từ các doanh nghiệp viễn thông trên cơ sở thuê dung lượng hoặc mua lưu lượng thông qua hợp đồng ký kết với doanh nghiệp viễn thông để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng. Bán lại dịch vụ viễn thông bao gồm bán lại dịch vụ đầu cuối và bán lại dịch vụ trên cơ sở thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế.

2. Bán lại dịch vụ đầu cuối:

a) Khi bán lại dịch vụ đầu cuối, mọi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, nộp thuế theo quy định của pháp luật và ký hợp đồng đại lý bán lại dịch vụ với doanh nghiệp viễn thông và tuân thủ các quy định về quản lý giá cước bán lại dịch vụ viễn thông;

b) Đối với dịch vụ viễn thông cố định, các tổ chức, cá nhân được thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối thuê bao cố định trong phạm vi địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp và bán lại dịch vụ cho người sử dụng trong phạm vi địa điểm đó theo đúng loại hình, chất lượng thoả thuận trong hợp đồng đại lý trên cơ sở thuê mạch vòng nội hạt (đường trung kế, đường dây thuê bao) của doanh nghiệp viễn thông;

c) Đối với dịch vụ viễn thông di động, các tổ chức, cá nhân được cung cấp (bán hoặc cho thuê) các thiết bị đầu cuối thuê bao di động và bán lại dịch vụ cho người sử dụng theo đúng loại hình, chất lượng thoả thuận trong hợp đồng đại lý trên cơ sở mua lưu lượng của doanh nghiệp viễn thông.

3. Bán lại dịch vụ trên cơ sở thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế:

a) Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng được lắp đặt hệ thống thiết bị viễn thông trong phạm vi địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp để bán lại dịch vụ viễn thông trên phạm vi cả nước trên cơ sở thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông khác;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông được lắp đặt hệ thống thiết bị viễn thông trong phạm vi địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp để bán lại dịch vụ viễn thông trong phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trên cơ sở thuê kênh đường dài trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông khác. Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông, Bộ Bưu chính, Viễn thông xem xét, quyết định đối với các trường hợp bán lại dịch vụ viễn thông ngoài phạm vi các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

4. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến việc bán lại dịch vụ viễn thông như: danh mục dịch vụ viễn thông được phép bán lại, đối tượng được phép bán lại dịch vụ, phạm vi bán lại, giá cước bán lại dịch vụ, đánh số, kết nối, thuê kênh.

Điều 15. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông

1. Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ.

2. Hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ được thể hiện bằng hình thức văn bản, lời nói, phương thức thanh toán hoặc bằng các hành vi cụ thể khác theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ được thực hiện bằng văn bản:

a) Căn cứ quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng, ban hành hợp đồng mẫu cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp. Nhằm bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định đối với một số dịch vụ viễn thông phổ cập thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng hợp đồng mẫu, trình Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt;

b) Ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trong hợp đồng mẫu, các bên giao kết hợp đồng có thể thoả thuận với nhau về các nội dung khác trong hợp đồng, nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Điều 16. Từ chối cung cấp dịch vụ

Ngoài các quy định chung của pháp luật về hợp đồng, doanh nghiệp viễn thông có quyền từ chối giao kết hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng với người sử dụng dịch vụ trong các trường hợp sau:

1. Người sử dụng dịch vụ vi phạm pháp luật về viễn thông theo văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không thực thi trách nhiệm của mình theo kết luận xử lý của văn bản.

2. Người sử dụng dịch vụ vi phạm các điều khoản hợp đồng mà hai bên đã thoả thuận là điều kiện đình chỉ hợp đồng.

3. Người sử dụng dịch vụ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thanh toán giá cước dịch vụ theo quy định với một doanh nghiệp viễn thông khác, nếu đã có thoả thuận bằng văn bản giữa các doanh nghiệp viễn thông với nhau về vấn đề này.

Điều 17. Liên lạc nghiệp vụ và liên lạc khẩn cấp

1. Liên lạc nghiệp vụ:

a) Doanh nghiệp viễn thông được phép sử dụng liên lạc nghiệp vụ trong nước và quốc tế qua mạng viễn thông do doanh nghiệp thiết lập để quản lý, điều hành khai thác, xử lý kỹ thuật, nghiệp vụ;

b) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm quy định đối tượng, phạm vi, mức độ sử dụng và ban hành Quy chế quản lý liên lạc nghiệp vụ trong doanh nghiệp mình theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông;

c) Miễn cước dịch vụ đối với liên lạc nghiệp vụ của các doanh nghiệp viễn thông.

2. Liên lạc khẩn cấp:

a) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo đảm ưu tiên phục vụ ngay các trường hợp liên lạc khẩn cấp quy định tại Điều 7 Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông;

b) Dịch vụ khẩn cấp là dịch vụ điện thoại nội hạt dùng để gọi đến các số dịch vụ khẩn cấp của các cơ quan công an, cứu hoả, cấp cứu y tế và các cơ quan khác do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định;

c) Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định các số dịch vụ khẩn cấp trong quy hoạch đánh số viễn thông quốc gia. Các doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng, đăng trong danh bạ điện thoại công cộng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các số dịch vụ khẩn cấp do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định;

d) Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp khả năng truy nhập và miễn cước đối với dịch vụ khẩn cấp cho người sử dụng dịch vụ.

Điều 18. Số thuê bao và danh bạ điện thoại công cộng

1. Số thuê bao là tập hợp các chữ số được người sử dụng dịch vụ quay (bấm) trên thiết bị đầu cuối thuê bao để nối đến một người sử dụng dịch vụ khác trong cùng vùng đánh số hoặc cùng mạng dịch vụ.

2. Danh bạ điện thoại công cộng là tập hợp các thông tin liên quan đến tên, địa chỉ, số thuê bao và các thông tin liên quan khác (nếu có) của người sử dụng dịch vụ, được lưu trữ dưới hình thức ấn phẩm truyền thống hoặc ấn phẩm điện tử và được các doanh nghiệp viễn thông in, phát hành và quản lý theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

3. Người sử dụng dịch vụ có quyền đăng ký hoặc từ chối đăng ký số thuê bao của mình vào danh bạ điện thoại công cộng. Nếu người sử dụng dịch vụ từ chối đăng ký số thuê bao vào danh bạ điện thoại công cộng, thì doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến người sử dụng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Điều 19. Trợ giúp tra cứu số thuê bao

1. Dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao là dịch vụ điện thoại của doanh nghiệp viễn thông, giúp cho người sử dụng dịch vụ tra cứu số thuê bao nội hạt do doanh nghiệp quản lý và được đăng ký trong danh bạ điện thoại công cộng. Khi người sử dụng dịch vụ gọi đến số máy dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của doanh nghiệp viễn thông và nêu các thông tin liên quan đến tên hoặc địa chỉ của người sử dụng dịch vụ thì sẽ được biết số thuê bao nội hạt cần tra cứu.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định số máy dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao của mạng điện thoại trong Quy hoạch đánh số quốc gia.

3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ, đăng trong danh bạ điện thoại công cộng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các số máy dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao được Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.

4. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp khả năng truy nhập và miễn cước đối với dịch vụ trợ giúp tra cứu số thuê bao cho người sử dụng dịch vụ bằng các phương thức sau:

a) Tự tổ chức thực hiện; hoặc

b) Uỷ thác cho tổ chức hoặc doanh nghiệp viễn thông khác thực hiện, thông qua hợp đồng ký với tổ chức, doanh nghiệp đó.

Điều 20. Báo hỏng số thuê bao

1. Dịch vụ báo hỏng số thuê bao của mạng điện thoại công cộng là dịch vụ điện thoại của doanh nghiệp viễn thông giúp cho người sử dụng dịch vụ thông báo cho doanh nghiệp biết việc hoạt động không bình thường hoặc việc mất liên lạc của số thuê bao cố định nội hạt do doanh nghiệp quản lý và yêu cầu khắc phục sự cố.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định số máy dịch vụ báo hỏng số thuê bao của mạng viễn thông cố định nội hạt trong Quy hoạch đánh số quốc gia. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng dịch vụ, đăng trong danh bạ điện thoại công cộng và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng số máy dịch vụ báo hỏng số thuê bao được Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định.

3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp khả năng truy nhập và miễn cước đối với dịch vụ báo hỏng số thuê bao cho người sử dụng dịch vụ.

Điều 21. Lập hoá đơn và thanh toán giá cước

1. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm lập hoá đơn thanh toán giá cước dịch vụ chính xác, đầy đủ, kịp thời cho người sử dụng dịch vụ. Người sử dụng dịch vụ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, kịp thời cước sử dụng dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp theo đúng giá cước quy định.

2. Hoá đơn thanh toán giá cước dịch vụ phải thể hiện chính xác, đầy đủ, rõ ràng và gồm tối thiểu các nội dung sau:

a) Giá cước đối với từng loại dịch vụ viễn thông;

b) Tổng số giá cước phải thanh toán;

c) Tỷ giá quy đổi giữa ngoại tệ áp dụng để thu tiền và đồng Việt Nam (nếu có);

d) Thuế giá trị gia tăng (VAT).

3. Đối với việc lập hoá đơn hàng tháng theo hợp đồng, trừ trường hợp người sử dụng yêu cầu không in, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm cung cấp hoặc ủy thác cho doanh nghiệp viễn thông khác thông qua hợp đồng để cung cấp bảng kê chi tiết miễn phí một lần kèm theo hoá đơn cho người sử dụng đối với:

a) Các cuộc gọi đường dài trong nước;

b) Các cuộc gọi quốc tế;

c) Các cuộc gọi vào mạng thông tin di động.

4. Nếu không có thoả thuận khác giữa doanh nghiệp viễn thông và người sử dụng dịch vụ, bảng kê chi tiết kèm theo hoá đơn thanh toán giá cước phải có tối thiểu các thông tin sau đối với từng cuộc gọi có tính cước:

a) Ngày, tháng, năm thực hiện cuộc gọi;

b) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hoặc thời gian bắt đầu và tổng thời gian cuộc gọi;

c) Số máy bị gọi (cuộc gọi quốc tế: mã quốc gia, mã vùng, số thuê bao; cuộc gọi trong nước: mã vùng, số thuê bao);

d) Số tiền cho từng cuộc gọi.

Điều 22. Cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông qua biên giới

1. Việc cung cấp các dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông nước ngoài qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ đất liền Việt Nam phải thông qua hợp đồng kinh doanh hoặc thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp quản lý, khai thác cổng thông tin quốc tế của Việt Nam.

2. Việc sử dụng dịch vụ viễn thông của người sử dụng trên lãnh thổ đất liền Việt Nam phải được thực hiện thông qua việc giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.

3. Căn cứ vào thông lệ quốc tế, các quy định về bảo đảm an toàn hàng không, hàng hải và khả năng cung cấp dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông qua biên giới đối với tàu, thuyền, máy bay trên vùng trời, vùng biển của Việt Nam và các trường hợp đặc biệt khác.

4. Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam được phép cung cấp dịch vụ viễn thông của mình ra nước ngoài phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của pháp luật tại nước mà doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông.

Chương 3:

CÁC BÊN CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Điều 23. Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế

1. Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế là doanh nghiệp chiếm thị phần doanh thu hoặc lưu lượng lớn hơn 30 % tổng doanh thu hoặc lưu lượng đối với loại hình dịch vụ viễn thông trên địa bàn được phép cung cấp và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp viễn thông khác.

2. Định kỳ hàng năm, Bộ Bưu chính, Viễn thông xác định và công bố doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.

3. Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 39 Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002.

Điều 24. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu

1. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu là doanh nghiệp viễn thông chiếm giữ trên 30% dung lượng mạch vòng nội hạt trên địa bàn được phép cung cấp hoặc chiếm giữ trên 30% dung lượng kênh truyền dẫn đường dài trong nước hoặc quốc tế; hoặc chiếm giữ trên 30% số trạm vô tuyến gốc của mạng thông tin di động mặt đất.

2. Định kỳ hàng năm, Bộ Bưu chính, Viễn thông xác định và công bố doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu.

3. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có trách nhiệm:

a) Quy hoạch và đầu tư xây dựng mạng viễn thông bảo đảm năng lực phục vụ cho việc kết nối mạng và chuyển tải lưu lượng các dịch vụ viễn thông;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối mạng, dịch vụ giữa các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông một cách công bằng và hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông, sử dụng chung vị trí kết nối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua thoả thuận kết nối giữa các bên;

c) Xây dựng và trình Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt thoả thuận kết nối mẫu để áp dụng chung cho các doanh nghiệp viễn thông yêu cầu kết nối.

Điều 25. Đại lý dịch vụ viễn thông

1. Tổ chức, cá nhân muốn cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông, phải ký kết hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đại lý dịch vụ viễn thông được phân thành đại lý hoa hồng và đại lý bán lại.

2. Đại lý hoa hồng được thiết lập các thiết bị đầu cuối thuê bao một đường tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp; đấu nối thiết bị đầu cuối thuê bao vào mạng viễn thông công cộng bằng đường dây thuê bao để cung cấp dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo đúng loại hình, chất lượng và giá cước dịch vụ theo quy định và hưởng hoa hồng.

3. Đại lý bán lại được thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối thuê bao (một đường và nhiều đường) trong phạm vi địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp; đấu nối hệ thống thiết bị đầu cuối vào mạng viễn thông bằng đường trung kế hoặc đường dây thuê bao để bán lại dịch vụ đầu cuối tại địa điểm đó theo đúng các quy định về bán lại dịch vụ viễn thông của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

4. Trên cơ sở quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm xây dựng và ban hành hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông mẫu để thực hiện thống nhất trong doanh nghiệp.

5. Đại lý dịch vụ viễn thông chịu sự thanh tra, kiểm tra của Bộ Bưu chính, Viễn thông và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cung cấp dịch vụ viễn thông.

Điều 26. Chế độ báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định và ban hành các mẫu biểu báo cáo để áp dụng chung cho các doanh nghiệp viễn thông.

2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, nghiệp vụ của mình theo yêu cầu của Bộ Bưu chính, Viễn thông và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và kịp thời của các nội dung và số liệu báo cáo.

3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm chứng minh các số liệu báo cáo theo yêu cầu của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tạo điều kiện để Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm tra các số liệu báo cáo trong trường hợp cần thiết.

4. Doanh nghiệp viễn thông vi phạm quy định về chế độ báo cáo sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 4:

KẾT NỐI

MỤC 1: KẾT NỐI CÁC MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

Điều 27. Nguyên tắc kết nối

Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng và ban hành Quy định kết nối trên cơ sở các nguyên tắc sau:

1. Doanh nghiệp viễn thông có quyền yêu cầu kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình với điều kiện công bằng và hợp lý.

2. Việc kết nối các mạng viễn thông phải được thực hiện trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng.

3. Bảo đảm cho người sử dụng dịch vụ:

a) Được tự do lựa chọn doanh nghiệp viễn thông một cách thuận lợi dễ dàng;

b) Được liên lạc với bất kỳ người sử dụng nào, không phụ thuộc vào người sử dụng đó giao kết hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông nào;

c) Được cung cấp dịch vụ và thanh toán giá cước một cách thuận tiện, hợp lý.

4. Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về kết nối:

a) Tuân theo các tiêu chuẩn về kết nối do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành;

b) Bảo đảm sự an toàn và toàn vẹn của mỗi mạng và toàn bộ mạng viễn thông công cộng.

5. Giá cước kết nối được xây dựng trên cơ sở giá thành, phân tách một cách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân biệt đối xử giữa các loại hình dịch vụ. Trường hợp giá cước kết nối có bao gồm phần đóng góp cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thì phần đóng góp này phải được định rõ.

Điều 28. Thoả thuận kết nối mẫu

1. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có trách nhiệm xây dựng Bản thỏa thuận kết nối mẫu với các điều kiện minh bạch và không phân biệt đối xử trình Bộ Bưu chính, Viễn thông phê duyệt.

2. Sau khi được phê duyệt, Bản thỏa thuận kết nối mẫu được công bố công khai để áp dụng chung đối với tất cả các doanh nghiệp viễn thông yêu cầu kết nối.

3. Ngoài các nội dung chủ yếu được quy định trong thoả thuận kết nối mẫu, các doanh nghiệp tham gia kết nối có thể thoả thuận với nhau về các nội dung khác trong thoả thuận, nhưng không được trái với quy định của pháp luật, không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

Điều 29. Điểm kết nối

1. Điểm kết nối là điểm nằm trên tuyến kết nối hai mạng viễn thông với nhau, phân định trách nhiệm kinh tế, kỹ thuật giữa hai doanh nghiệp viễn thông.

2. Vị trí địa lý của điểm kết nối: nếu không có thoả thuận khác trong thoả thuận kết nối của các doanh nghiệp tham gia kết nối hoặc yêu cầu khác của Bộ Bưu chính, Viễn thông, thì vị trí địa lý điểm kết nối được quy định như sau:

a) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc nội hạt là tổng đài nội hạt hoặc tổng đài tandem nội hạt;

b) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc đường dài trong nước là tổng đài tandem nội hạt hoặc tổng đài đường dài;

c) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc quốc tế là tổng đài đường dài hoặc tổng đài quốc tế;

d) Vị trí địa lý của điểm kết nối cho liên lạc di động là tổng đài tandem nội hạt, hoặc tổng đài đường dài, hoặc tổng đài di động.

3. Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng là cổng trung kế của các tổng đài kết nối.

4. Số lượng điểm kết nối do các doanh nghiệp viễn thông tham gia kết nối tự thoả thuận, nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc kết nối quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Điều 30. Sử dụng chung vị trí và sử dụng chung cơ sở hạ tầng

1. Sử dụng chung vị trí.

a) Các doanh nghiệp viễn thông tham gia kết nối áp dụng nguyên tắc sử dụng chung vị trí cho điểm kết nối ở tất cả những nơi thực tế cho phép nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mặt bằng, giảm chi phí và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kết nối.

b) Có hai phương pháp sử dụng chung vị trí là sử dụng chung vị trí thực và sử dụng chung vị trí ảo. Phương pháp sử dụng chung vị trí ảo chỉ áp dụng khi phương pháp sử dụng chung vị trí thực không thể thực hiện được do doanh nghiệp cung cấp kết nối không thể bố trí được mặt bằng và các điều kiện cần thiết khác.

2. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

a) Cơ sở hạ tầng bao gồm nhà cửa, cống cáp, bể cáp, cột cáp, tháp ăng ten, đường dẫn cáp nội bộ và thiết bị phụ trợ trong toà nhà đặt thiết bị kết nối và các phương tiện khác cần được sử dụng chung một cách tiết kiệm, hiệu quả, tránh chồng chéo trong đầu tư xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối, nếu các yêu cầu đưa ra hợp lý, khả thi về kinh tế, kỹ thuật và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật;

b) Việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng được thực hiện thông qua hợp đồng trên cơ sở thoả thuận giữa các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp cần thiết đối với việc kết nối và thiết lập mạng viễn thông, để bảo đảm lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng dịch vụ, Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ quyết định việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông nếu các doanh nghiệp không thoả thuận được.

MỤC 2: KẾT NỐI MẠNG VIỄN THÔNG DÙNG RIÊNG, MẠNG VIỄN THÔNG CHUYÊN DÙNG VỚI MẠNG VIỄN THÔNG CÔNG CỘNG

Điều 31. Nguyên tắc kết nối

Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng với mạng viễn thông công cộng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

1. Mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng phải đáp ứng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông công cộng.

2. Thực hiện thông qua hợp đồng kết nối bằng văn bản giữa doanh nghiệp viễn thông và chủ mạng viễn thông dùng riêng, chủ mạng viễn thông chuyên dùng.

3. Không sử dụng mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng để chuyển tiếp bằng bất kỳ phương thức nào (tự động hay nhân công) cuộc gọi đường dài trong nước và quốc tế giữa các thiết bị đầu cuối ngoài mạng (theo cả hai chiều đi và đến).

4. Không kết nối trực tiếp các mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng với nhau, trừ trường hợp được Bộ Bưu chính, Viễn thông cho phép.

Điều 32. Điểm kết nối

1. Mạng viễn thông dùng riêng được phép kết nối với mạng viễn thông công cộng tại các tổng đài nội hạt, tổng đài tandem nội hạt và tại các điểm kết nối khác do doanh nghiệp viễn thông quy định bằng các đường trung kế.

2. Mạng viễn thông chuyên dùng được phép kết nối với mạng viễn thông công cộng tại các tổng đài nội hạt, tổng đài tandem nội hạt, tổng đài đường dài và tại các điểm kết nối khác do doanh nghiệp viễn thông quy định bằng các đường trung kế .

Điều 33. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng

1. Trường hợp chủ mạng viễn thông dùng riêng, chủ mạng viễn thông chuyên dùng tự xây dựng đường truyền dẫn theo giấy phép thiết lập mạng thì chủ mạng phải chịu trách nhiệm toàn bộ việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng đường trung kế. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bố trí mặt bằng lắp đặt thiết bị truyền dẫn (nếu có), ống cáp, bể cáp, cột, trụ ăng ten và các thiết bị khác đi kèm như nguồn điện, điều hoà v.v... cho chủ mạng viễn thông dùng riêng, chủ mạng viễn thông chuyên dùng tại địa điểm tổng đài kết nối của mình.

2. Việc sử dụng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp viễn thông được thực hiện thông qua hợp đồng ký giữa chủ mạng viễn thông dùng riêng, chủ mạng viễn thông chuyên dùng với doanh nghiệp viễn thông.

3. Chi phí cho việc sử dụng hạ tầng của doanh nghiệp viễn thông do chủ mạng viễn thông dùng riêng, chủ mạng viễn thông chuyên dùng và doanh nghiệp viễn thông thoả thuận.

Chương 5:

ĐÁNH SỐ VIỄN THÔNG

Điều 34. Quy hoạch đánh số viễn thông

1. Quy hoạch đánh số viễn thông là quy định chi tiết cấu trúc và mục đích sử dụng các mã, số được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước để bảo đảm cho hoạt động của mạng và dịch vụ viễn thông. Tập hợp các mã, số viễn thông được gọi là kho số viễn thông.

2. Quy hoạch đánh số viễn thông bao gồm:

a) Quy hoạch đánh số mạng viễn thông công cộng;

b) Quy hoạch đánh số mã điểm báo hiệu;

c) Quy hoạch đánh số tên miền, địa chỉ Internet;

d) Quy hoạch đánh số các mạng dịch vụ viễn thông khác.

3. Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng, ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch đánh số viễn thông.

Điều 35. Quản lý kho số viễn thông

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông xây dựng và ban hành Quy định quản lý kho số viễn thông.

2. Dựa trên Quy hoạch đánh số và Quy định quản lý kho số, Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định việc phân bổ hoặc thu hồi các mã, số viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông và cho các tổ chức, cá nhân.

3. Doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm:

a) Làm thủ tục xin phân bổ mã, số và khối số theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông;

b) Xây dựng kế hoạch sử dụng mã, số viễn thông đã được Bộ Bưu chính, Viễn thông phân bổ;

c) Thực hiện việc cấp số, cho thuê số và thu hồi số đối với người sử dụng dịch vụ theo Quy định quản lý kho số viễn thông;

d) Báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông kế hoạch và tình hình sử dụng mã, số viễn thông định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Bưu chính, Viễn thông;

đ) Trong phạm vi khối số viễn thông đã được phân bổ, trên cơ sở Quy hoạch đánh số viễn thông và kế hoạch phát triển mạng lưới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp viễn thông phải thông báo trước cho người sử dụng dịch vụ liên quan ít nhất 60 ngày trước khi tiến hành thay đổi số thuê bao về thời điểm và các thông tin cần thiết về kế hoạch đổi số, hướng dẫn người sử dụng việc sử dụng dịch vụ sau khi đổi số. Doanh nghiệp viễn thông phải chịu mọi chi phí cho việc đổi số, nhưng không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại gián tiếp do việc đổi số gây ra cho người sử dụng.

4. Chủ mạng viễn thông chuyên dùng, dùng riêng, đại lý và người sử dụng dịch vụ được cấp hoặc được thuê mã, số có trách nhiệm sử dụng mã, số đã được cấp hoặc được thuê theo Quy định quản lý kho số viễn thông và hướng dẫn của doanh nghiệp viễn thông.

5. Bộ Bưu chính, Viễn thông thu hồi các mã, số dịch vụ hoặc khối số thuê bao đã phân bổ trong trường hợp doanh nghiệp viễn thông hoặc chủ mạng không có nhu cầu sử dụng nữa để sử dụng cho các mục đích khác.

6. Khi có nhu cầu thay đổi khối số hoặc độ dài số thuê bao, doanh nghiệp viễn thông và các chủ mạng viễn thông chuyên dùng phải lập kế hoạch, đề xuất phương án và chỉ thực hiện sau khi được Bộ Bưu chính, Viễn thông cho phép bằng văn bản.

7. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng mã, số viễn thông phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

GIẤY PHÉP VIỄN THÔNG

MỤC 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CẤP PHÉP

Điều 36. Nguyên tắc cấp phép

1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông Việt Nam.

2. Ưu tiên cấp phép cho các đề án có khả năng triển khai nhanh chóng trên thực tế, có cam kết cung cấp lâu dài cho đông đảo người sử dụng dịch vụ; các đề án cung cấp dịch vụ đến các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo; các đề án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và an ninh, quốc phòng.

3. Trong trường hợp việc cấp giấy phép có liên quan đến sử dụng tần số, kho số, thì giấy phép chỉ được xem xét cấp nếu việc phân bổ tần số, kho số có thể thực hiện được theo đúng quy hoạch đã phê duyệt.

4. Việc cấp phép cho doanh nghiệp viễn thông có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

5. Nghiêm cấm việc mua bán, chuyển nhượng các loại giấy phép viễn thông. Trong trường hợp thay đổi về tổ chức như sáp nhập, giải thể, cổ phần hoá hoặc thay đổi phần vốn góp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông để xem xét việc cấp lại hoặc thu hồi giấy phép theo đúng quy định về đối tượng được cấp phép.

6. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ xin cấp giấy phép viễn thông. Căn cứ vào hồ sơ xin cấp phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông tiến hành thẩm định và cấp phép hoặc từ chối cấp phép theo các quy định tại Nghị định này. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sau khi nhận được giấy phép viễn thông, có trách nhiệm và chủ động triển khai thực hiện các hoạt động ghi trong giấy phép và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của mình theo các quy định của pháp luật và các quy định của giấy phép đã được cấp.

7. Mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp phí và lệ phí cấp phép theo quy định.

Điều 37. Kinh doanh viễn thông không cần giấy phép

1. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có thể đăng ký và hoạt động kinh doanh viễn thông trong các lĩnh vực sau đây mà không cần giấy phép:

a) Sản xuất vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện);

b) Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị viễn thông;

c) Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông.

2. Trong quá trình hoạt động kinh doanh viễn thông, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa và dịch vụ, các quy định về thông tin quảng cáo, các quy định về giải quyết tranh chấp, bồi thường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Ngoài các quy định tại khoản 2 của Điều này:

a) Đối với việc kinh doanh sản xuất vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện), tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về quản lý chất lượng thiết bị viễn thông tại Điều 52 của Nghị định này;

b) Đối với việc kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị viễn thông, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về quản lý chất lượng thiết bị viễn thông tại Điều 52 của Nghị định này, các quy định về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện của Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về tần số vô tuyến điện và các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ;

c) Đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phải tuân theo các quy định về đại lý dịch vụ viễn thông tại Điều 25 của Nghị định này.

MỤC 2: CẤP PHÉP THIẾT LẬP MẠNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Điều 38. Điều kiện cấp phép

1. Điều kiện về chủ thể:

Là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.

2. Điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ và khả năng tài chính:

a) Có đủ khả năng về tài chính và nhân lực chuyên môn phù hợp với quy mô của đề án để triển khai giấy phép;

b) Có phương án kỹ thuật phát triển mạng và phương án kinh doanh dịch vụ khả thi và phù hợp với các quy định hiện hành về kết nối, sử dụng tài nguyên thông tin, giá cước, tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng dịch vụ;

c) Có các phương án dự phòng để đảm bảo an toàn khi có sự cố về kỹ thuật;

d) Có các trang thiết bị và phương án kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin.

Điều 39. Thủ tục cấp phép

1. Hồ sơ xin cấp phép.

Hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp được lập thành 03 bộ (01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao). Mỗi bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép của doanh nghiệp;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

d) Đề án cung cấp dịch vụ gồm các nội dung chính như sau:

Kế hoạch kinh doanh bao gồm loại hình dịch vụ; phạm vi cung cấp dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; giá cước; dự báo và phân tích thị trường, doanh thu; tổng kinh phí đầu tư và phân bổ kinh phí cho từng giai đoạn; hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; nhân lực;

Kế hoạch kỹ thuật bao gồm cấu hình mạng lưới, thiết bị bao gồm cả phần chính và phần dự phòng; phân tích năng lực mạng lưới, thiết bị; dung lượng các đường truyền dẫn; tài nguyên thông tin tương ứng; trang thiết bị và biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm an toàn, an ninh thông tin;

Cam kết thực hiện triển khai đề án xin cấp phép để cung cấp dịch vụ viễn thông lâu dài cho người sử dụng và các quy định quản lý về viễn thông.

2. Thời gian và quy trình xử lý hồ sơ.

Bộ Bưu chính, Viễn thông tiếp nhận hồ sơ xin phép, tiến hành thẩm định trong thời gian 75 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do từ chối cấp phép cho doanh nghiệp xin phép biết. Trường hợp hồ sơ xin phép đảm bảo về cơ bản các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của các Bộ, ngành liên quan và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến về việc xin cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp. Trường hợp nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Bưu Chính, Viễn thông có trách nhiệm cấp giấy phép cho doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.

3. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép.

a) Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu doanh nghiệp được cấp phép muốn sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép thì phải gửi hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung giấy phép đến Bộ Bưu chính, Viễn thông;

b) Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung bao gồm: đơn xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép; bản sao giấy phép đang có hiệu lực; báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp; báo cáo mô tả chi tiết nội dung bổ sung, sửa đổi và các tài liệu có liên quan khác;

c) Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và xét cấp phép bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép bổ sung, sửa đổi, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho doanh nghiệp xin sửa đổi, bổ sung giấy phép biết.

4. Gia hạn giấy phép.

a) Doanh nghiệp được cấp phép muốn gia hạn giấy phép phải gửi hồ sơ xin gia hạn tới Bộ Bưu chính, Viễn thông 60 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ xin gia hạn gồm đơn xin gia hạn giấy phép; bản sao giấy phép đang có hiệu lực;

b) Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và xét gia hạn giấy phép trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp nộp đơn biết;

c) Giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần và thời gian gia hạn không vượt quá một năm.

5. Thu hồi giấy phép.

Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày cấp phép, doanh nghiệp chưa triển khai thực hiện trên thực tế các hoạt động ghi trong giấy phép mà không có lý do xác đáng. Doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép muốn xin cấp phép lại phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như trường hợp xin phép mới;

b) Bị xử lý vi phạm trong lĩnh vực viễn thông theo các quy định của pháp luật có áp dụng biện pháp thu hồi giấy phép.

MỤC 3: CẤP PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Điều 40. Điều kiện cấp phép

1. Điều kiện về chủ thể:

Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ:

a) Có phương án kỹ thuật phát triển hệ thống thiết bị viễn thông trong phạm vi cơ sở và điểm phục vụ công cộng và phương án kinh doanh dịch vụ viễn thông khả thi và phù hợp với các quy định hiện hành về thiết lập mạng, kết nối, sử dụng tài nguyên thông tin, giá cước, công nghệ và chất lượng dịch vụ;

b) Có các phương án dự phòng để đảm bảo an toàn khi có sự cố về kỹ thuật;

c) Có các trang thiết bị và phương án kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm an toàn mạng lưới và an ninh thông tin.

Điều 41. Thủ tục cấp phép

1. Hồ sơ xin cấp phép.

Hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp được lập thành 03 bộ (01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao). Mỗi bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin cấp giấy phép của doanh nghiệp;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp;

c) Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

d) Đề án cung cấp dịch vụ gồm các nội dung chính như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 39 của Nghị định này.

2. Thời gian xử lý hồ sơ.

Bộ Bưu chính, Viễn thông tiến hành thẩm định và cấp phép trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu có những vấn đề phát sinh đòi hỏi phải thẩm tra lại thì thời hạn trên có thể kéo dài thêm nhưng không quá 75 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp xin cấp phép biết.

3. Sửa đổi, bổ sung nội dung; gia hạn và thu hồi giấy phép.

Thực hiện theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 39 của Nghị định này.

MỤC 4: CẤP PHÉP THỬ NGHIỆM MẠNG VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG

Điều 42. Đối tượng cấp phép

1. Các doanh nghiệp viễn thông muốn cung cấp thử nghiệm dịch vụ viễn thông mới cho công cộng ngoài các dịch vụ đã được quy định trong giấy phép đã được cấp hoặc thử nghiệm các dịch vụ viễn thông mới có sử dụng tài nguyên viễn thông.

2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp muốn thử nghiệm mạng viễn thông dùng riêng có sử dụng tài nguyên viễn thông.

Điều 43. Thủ tục cấp phép

1. Hồ sơ xin cấp phép.

Hồ sơ xin cấp phép được lập thành 03 bộ (01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao). Mỗi bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin phép thiết lập thử nghiệm hoặc cung cấp thử nghiệm dịch vụ;

b) Đề án thiết lập thử nghiệm mạng hoặc cung cấp thử nghiệm dịch vụ, trong đó xác định rõ: mục đích, phạm vi, thời hạn thử nghiệm; cấu hình mạng, loại hình dịch vụ, bên hợp tác cùng thử nghiệm (nếu có); giá cước dự định (nếu có); tần số, kho số xin phép thử nghiệm (nếu có); các điều khoản, điều kiện để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng nếu sau khi kết thúc thời hạn cung cấp thử nghiệm dịch vụ, doanh nghiệp không đưa dịch vụ vào cung cấp chính thức;

c) Bản sao giấy phép viễn thông (nếu có).

2. Thời gian xử lý hồ sơ

Bộ Bưu chính, Viễn thông tiến hành thẩm định và xét cấp phép hoặc từ chối cấp phép trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xin phép biết.

3. Gia hạn thời gian thử nghiệm

a) Doanh nghiệp muốn gia hạn thời gian thử nghiệm phải gửi hồ sơ xin gia hạn tới Bộ Bưu chính, Viễn thông 15 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ xin gia hạn bao gồm đơn xin gia hạn trình bày rõ lý do xin gia hạn; bản sao Giấy phép thử nghiệm đang có hiệu lực;

b) Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và xét gia hạn trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp biết;

c) Thời gian gia hạn hoặc tổng thời gian của các lần gia hạn không vượt quá 01 năm.

4. Kết thúc thời hạn thử nghiệm, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm tổng kết, hoàn chỉnh hồ sơ thử nghiệm và báo cáo kết quả thử nghiệm cho Bộ Bưu chính, Viễn thông.

5. Sau thời gian thử nghiệm, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xin thử nghiệm muốn đưa mạng hoặc dịch vụ vào khai thác chính thức phải xin phép Bộ Bưu chính, Viễn thông. Thủ tục xin phép được áp dụng theo quy định tại các mục 2 và mục 3 Chương VI của Nghị định này.

6. Thu hồi giấy phép.

Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Nếu sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp phép, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép chưa triển khai thực hiện trên thực tế các hoạt động ghi trong giấy phép mà không có lý do xác đáng. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép muốn xin cấp phép lại phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như trường hợp xin phép mới;

b) Bị xử lý vi phạm về viễn thông theo các quy định pháp luật có áp dụng biện pháp thu hồi giấy phép.

MỤC 5: CẤP PHÉP THIẾT LẬP MẠNG VIỄN THÔNG DÙNG RIÊNG

Điều 44. Điều kiện cấp phép

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp muốn thiết lập mạng viễn thông dùng riêng phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Việc thiết lập mạng viễn thông dùng riêng chỉ để đảm bảo liên lạc cho các thành viên mạng, không vì mục đích kinh doanh và bảo đảm phi lợi nhuận.

2. Có phương án kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho mạng viễn thông dùng riêng.

Điều 45. Thủ tục cấp phép

1. Hồ sơ xin cấp phép.

Hồ sơ xin cấp phép: hồ sơ xin cấp phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng được lập thành 03 bộ (01 bộ là bản chính, 02 bộ là bản sao). Mỗi bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin cấp phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng. Công văn đề nghị của Bộ Ngoại giao đối với các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xin phép;

c) Điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung giữa các thành viên (nếu có);

d) Đề án thiết lập mạng, trong đó nêu rõ: mục đích thiết lập mạng; cấu hình mạng; chủng loại thiết bị; dịch vụ sử dụng; thành viên của mạng (nếu có); phạm vi hoạt động; công nghệ sử dụng; tần số, mã, số xin sử dụng (nếu có).

2. Thời gian xử lý hồ sơ.

Bộ Bưu chính, Viễn thông tiến hành thẩm định và xét cấp phép hoặc từ chối cấp phép trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp xin phép biết. Trường hợp có những vấn đề phát sinh đòi hỏi phải thẩm tra lại thì thời hạn cấp phép có thể kéo dài thêm nhưng không được quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép.

a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép muốn sửa đổi, bổ sung cấu hình mạng, loại hình dịch vụ, phạm vi hoạt động của mạng phải gửi hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung tới Bộ Bưu chính, Viễn thông;

b) Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung bao gồm: đơn xin sửa đổi, bổ sung; bản mô tả chi tiết dự định sửa đổi, bổ sung; các tài liệu khác có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung; bản sao giấy phép đang có hiệu lực;

c) Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và xét cấp phép hoặc từ chối cấp phép sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp xin phép biết.

4. Gia hạn giấy phép.

a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép muốn gia hạn giấy phép phải gửi hồ sơ xin gia hạn tới Bộ Bưu chính, Viễn thông 15 ngày trước ngày giấy phép hết hạn;

b) Hồ sơ xin gia hạn gồm đơn xin gia hạn, bản sao giấy phép đang có hiệu lực;

c) Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và xét gia hạn trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối gia hạn, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nộp đơn biết;

d) Thời gian gia hạn hoặc tổng thời gian của các lần gia hạn không vượt quá 01 năm.

5. Thu hồi giấy phép.

Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Nếu sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày được cấp phép, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép chưa triển khai thực hiện trên thực tế các hoạt động ghi trong giấy phép mà không có lý do xác đáng. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy phép muốn xin cấp phép lại phải thực hiện đầy đủ các thủ tục như trường hợp xin phép mới;

b) Bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông theo các quy định có áp dụng biện pháp thu hồi giấy phép.

MỤC 6: CẤP PHÉP LẮP ĐẶT CÁP VIỄN THÔNG TRONG VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ, THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM

Điều 46. Điều kiện cấp phép

1. Cam kết tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

2. Cam kết tuân thủ sự giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền Việt Nam và chịu mọi chi phí cho hoạt động này.

Điều 47. Thủ tục cấp phép

1. Hồ sơ xin cấp phép: hồ sơ xin cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam phải lập thành 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao). Mỗi bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin phép lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam;

b) Đề án lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam bao gồm các nội dung sau:

Tính chất, mục tiêu và phạm vi của tuyến cáp, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến khảo sát biển và hoạt động ngầm dưới biển;

Thiết kế kỹ thuật và vị trí địa lý, tọa độ chính xác tuyến cáp viễn thông xin lắp đặt;

Phương án tổ chức thi công và phương án bảo đảm an ninh, môi trường biển.

2. Thời gian xử lý hồ sơ

a) Bộ Bưu chính, Viễn thông tiếp nhận hồ sơ xin phép và gửi hồ sơ đến các Bộ, ngành có liên quan lấy ý kiến trước khi cấp giấy phép;

b) Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện việc cấp giấy phép trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cho tổ chức xin cấp phép biết;

c) Căn cứ vào giấy phép đã cấp, Bộ Bưu chính, Viễn thông phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc cho phép cho tàu, thuyền hoạt động khảo sát, thi công, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa tuyến cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam theo giấy phép và theo các quy định của pháp luật.

3. Sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép.

a) Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu tổ chức được cấp phép muốn sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép thì phải gửi hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung giấy phép đến Bộ Bưu chính, Viễn thông;

b) Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung bao gồm: đơn xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép; bản sao giấy phép đang có hiệu lực; báo cáo mô tả chi tiết nội dung bổ sung, sửa đổi và các tài liệu có liên quan khác;

c) Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và xét cấp phép bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp giấy phép bổ sung, sửa đổi, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức xin sửa đổi, bổ sung giấy phép biết.

4. Gia hạn giấy phép.

a) Tổ chức được cấp phép muốn gia hạn giấy phép phải gửi hồ sơ xin gia hạn tới Bộ Bưu chính, Viễn thông 90 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ xin gia hạn gồm: đơn xin gia hạn giấy phép; bản sao giấy phép đang có hiệu lực;

b) Bộ Bưu chính, Viễn thông thẩm định và xét gia hạn giấy phép trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;

c) Trường hợp từ chối gia hạn giấy phép, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho tổ chức nộp đơn biết;

d) Giấy phép chỉ được gia hạn 01 lần và thời gian gia hạn không vượt quá 01 năm.

5. Thu hồi giấy phép.

Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam sẽ bị thu hồi trong trường hợp tổ chức bị xử lý vi phạm về viễn thông theo các quy định pháp luật có áp dụng biện pháp thu hồi giấy phép.

Chương 7:

CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH

Điều 48. Dịch vụ viễn thông công ích

1. Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc, là những dịch vụ viễn thông thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

2. Trên cơ sở quy hoạch phát triển viễn thông, Internet, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm:

a) Xây dựng chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Quy định, hướng dẫn cụ thể về danh mục, đối tượng và phạm vi cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hàng năm.

3. Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông thực hiện chương trình, kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Điều 49. Cơ chế tài chính hỗ trợ thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

1. Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua:

a) Cước kết nối;

b) Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

2. Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, trực thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

3. Nguồn hình thành Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam bao gồm:

a) Vốn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông: các khoản đóng góp bắt buộc đối với các doanh nghiệp viễn thông cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể cơ chế đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông;

b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ và vốn thực hiện các chương trình do Chính phủ giao;

c) Các khoản hỗ trợ phát triển chính thức và các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

d) Các nguồn vốn khác được huy động theo quy định của pháp luật.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định về tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.

Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích

1. Tham gia bình đẳng thực hiện các chương trình, dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ đóng góp về tài chính cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích theo quy định.

3. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông khác thực hiện các chương trình, dự án về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông.

4. Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.

Chương 8:

TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG VIỄN THÔNG

Điều 51. Hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng viễn thông

1. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng viễn thông bao gồm các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng đối với thiết bị, mạng lưới, kết nối mạng, dịch vụ và công trình viễn thông.

2. Tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng bao gồm: các tiêu chuẩn ngành (TCN), các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), các tiêu chuẩn quốc tế do Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố bắt buộc áp dụng.

3. Tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng do các tổ chức, cá nhân công bố tự nguyện áp dụng.

4. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định việc xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng viễn thông.

Điều 52. Quản lý chất lượng thiết bị viễn thông

1. Chất lượng thiết bị viễn thông được quản lý thông qua hình thức chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố hoặc do các tổ chức, cá nhân tự nguyện áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật.

2. Việc thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với thiết bị viễn thông giữa Việt Nam với nước ngoài và các tổ chức quốc tế được thực hiện theo các điều ước mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia các thoả thuận công nhận lẫn nhau về chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn trong lĩnh vực viễn thông.

3. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định và công bố danh mục thiết bị viễn thông sản xuất trong nước, nhập khẩu bắt buộc phải chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn trước khi được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam hoặc kết nối với mạng viễn thông công cộng.

4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với các thiết bị viễn thông không nằm trong danh mục nêu tại khoản 3 Điều này.

5. Thiết bị viễn thông lưu thông trong nước và nhập khẩu phải tuân thủ quy định về ghi nhãn hàng hoá và các quy định khác của pháp luật.

6. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết nội dung, hình thức và thủ tục quản lý chất lượng thiết bị viễn thông.

Điều 53. Quản lý chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông

1. Chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông được quản lý thông qua hình thức công bố chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Bưu chính, Viễn thông công bố hoặc do các doanh nghiệp viễn thông tự nguyện áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định danh mục dịch vụ, mạng viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng.

3. Đối với các dịch vụ, mạng viễn thông thuộc danh mục bắt buộc quản lý chất lượng, doanh nghiệp viễn thông phải công bố tiêu chuẩn chất lượng không trái với tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định và báo cáo Bộ Bưu chính, Viễn thông về thực tế chất lượng theo quy định. Đối với các dịch vụ, mạng viễn thông nằm ngoài danh mục nêu tại khoản 3 Điều này, doanh nghiệp viễn thông phải tự xây dựng và công bố tiêu chuẩn chất lượng áp dụng.

4. Khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tự nguyện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng công bố; duy trì chất lượng theo tiêu chuẩn công bố; các chủ mạng nội bộ có thu cước kết nối với mình, các đại lý viễn thông của mình trong việc bảo đảm chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông đã công bố.

5. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành quy định về quản lý chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông, kiểm tra và xử lý các vi phạm về chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông.

Điều 54. Quản lý chất lượng công trình viễn thông

1. Chất lượng công trình viễn thông được quản lý thông qua hình thức kiểm định chất lượng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng do cơ quan quản lý nhà nước công bố hoặc do các doanh nghiệp viễn thông tự nguyện áp dụng phù hợp với các quy định của pháp luật.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định danh mục các công trình viễn thông bắt buộc kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng, khai thác.

3. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành các quy định quản lý chất lượng công trình viễn thông, kiểm tra và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình viễn thông.

Điều 55. Đo kiểm chất lượng

1. Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành các quy định về quản lý đo kiểm viễn thông để phục vụ cho việc quản lý chất lượng nhằm mục đích xây dựng và phát triển các cơ quan đo kiểm viễn thông, phối hợp và liên kết các khả năng đo kiểm của cơ sở.

2. Việc thừa nhận lẫn nhau về kết quả đo kiểm viễn thông giữa Việt Nam với nước ngoài và với các tổ chức quốc tế được thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia các thoả thuận công nhận lẫn nhau về kết quả đo kiểm viễn thông và là cơ quan chỉ định trong khuôn khổ các thoả thuận này.

Chương 9:

GIÁ CƯỚC VIỄN THÔNG

Điều 56. Nguyên tắc quản lý giá cước của Nhà nước

1. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá cước và cạnh tranh về giá cước theo quy định của pháp luật của các doanh nghiệp viễn thông, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao hiệu quả giảm giá thành cung cấp dịch vụ, giảm giá cước để nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ của xã hội và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn giá cước, bảo đảm không phân biệt đối xử về giá cước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và của Nhà nước.

Điều 57. Căn cứ định giá cước

1. Giá cước các dịch vụ viễn thông được xác định trên cơ sở giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ, quan hệ cung cầu trên thị trường.

2. Đối với các dịch vụ do Nhà nước định giá cước, giá cước dịch vụ còn được quy định căn cứ vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển viễn thông quốc gia trong từng thời kỳ và tương quan hợp lý với giá cước các dịch vụ viễn thông trong khu vực, thế giới.

Điều 58. Nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý giá cước

1. Thủ tướng Chính phủ:

a) Ban hành chính sách, cơ chế quản lý giá cước dịch vụ viễn thông;

b) Quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông quan trọng tác động đến nhiều ngành và đến phát triển kinh tế - xã hội.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông:

a) Quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích (trừ các dịch vụ Thủ tướng Chính phủ quyết định);

b) Quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông có ảnh hưởng đến thị trường viễn thông, áp dụng đối với người sử dụng của doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế;

c) Quyết định giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông;

d) Quy định việc quản lý giá cước giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông;

đ) Hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông thực hiện các quy định, quyết định của Nhà nước về quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.

3. Doanh nghiệp viễn thông:

a) Hạch toán chi phí, xác định giá thành các dịch vụ viễn thông;

b) Quy định cụ thể giá cước đối với các dịch vụ viễn thông, ngoài danh mục Nhà nước quy định theo đúng các quy định về quản lý giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

c) Thực hiện các quy định, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc quản lý giá cước dịch vụ viễn thông.

Chương 10:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Điều 59. Giải quyết tranh chấp giữa bên cung cấp và người sử dụng dịch vụ viễn thông

1. Việc giải quyết tranh chấp giữa bên cung cấp và người sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện thông qua thương lượng giữa các bên. Nếu không có thỏa thuận khác trong hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông thì thời hiệu giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

a) Về giá cước là 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo hoặc hóa đơn thanh toán cước đầu tiên hoặc kể từ ngày thanh toán cước dịch vụ;

b) Về chỉ tiêu chất lượng dịch vụ và các vi phạm khác là 03 tháng kể từ ngày sử dụng dịch vụ hoặc xảy ra vi phạm.

2. Trong trường hợp giữa các bên không đạt được thỏa thuận thông qua thương lượng thì các bên có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.

Điều 60. Hiệp thương, giải quyết tranh chấp giữa các doanh nghiệp viễn thông về kết nối

1. Các doanh nghiệp viễn thông có quyền yêu cầu Bộ Bưu chính, Viễn thông giải quyết tranh chấp liên quan đến kết nối các mạng viễn thông công cộng.

2. Bộ Bưu chính, Viễn thông xem xét, quyết định tiến hành giải quyết tranh chấp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp. Trường hợp không tiến hành giải quyết tranh chấp, Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết.

3. Việc giải quyết tranh chấp được tiến hành theo trình tự sau đây:

a) Bộ Bưu chính, Viễn thông tổ chức hiệp thương giữa các bên. Thời hạn hiệp thương giữa các bên tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày Bộ Bưu chính, Viễn thông quyết định tiến hành giải quyết tranh chấp;

b) Nếu sau hiệp thương, các bên vẫn không đạt được thoả thuận thì Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hiệp thương. Sau khi Bộ Bưu chính, Viễn thông đưa ra quyết định giải quyết tranh chấp:

- Hai bên tranh chấp phải thi hành quyết định giải quyết tranh chấp;

- Trường hợp doanh nghiệp không nhất trí với quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Bưu chính, Viễn thông, doanh nghiệp có thể tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện ra toà để được giải quyết theo các quy định của pháp luật. Trong thời gian tiếp tục yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện ra toà hai bên vẫn phải tiếp tục chấp hành quyết định giải quyết tranh chấp của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Chương 11:

THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 61. Thanh tra, kiểm tra

Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của thanh tra chuyên ngành về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 62. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông đều bị xử phạt vi phạm hành chính và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 12:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 63. Tổ chức thực hiện

Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm ban hành các quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

Điều 64. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 65. Điều khoản thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 160/2004/ND-CP

Hanoi, September 3, 2004

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES ON TELECOMMUNICATIONS OF THE POST AND TELECOMMUNICATIONS ORDINANCE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the May 25, 2002 Post and Telecommunications Ordinance;
At the proposal of the Post and Telematics Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The management, provision and use of Internet services shall comply with the provisions of the Government's Decree No. 55/2001/ND­CP of August 23, 2001 and the relevant provisions of this Decree.

Article 2.- Subjects of application

1. This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals; foreign organizations and individuals engaged in telecommunications activities in Vietnam in the establishment of telecommunication networks; provision and use of telecommunication services; manufacture, export and import of telecommunication equipment; construction and installation of telecommunication works.

2. Where the international agreements which Vietnam has signed or acceded to contain telecommunication provisions different from those of this Decree, such international agreements shall apply.

Article 3.- Assurance of safety for telecommunication networks and information security

1. Telecommunication networks constitute a national information infrastructure, must be protected and must not be infringed upon. Local administrations, people's armed force units and telecommunication enterprises shall have to coordinate with one another in safely protecting public telecommunication networks. Owners of private-use telecommunication networks, owners of special-use telecommunication networks, telecommunications service agents and service users shall have to protect their telecommunication networks and terminal equipment, actively participate in protecting public telecommunication networks, and at the same time notify telecommunication enterprises or competent State bodies of acts that destroy or infringe upon public telecommunication networks.

2. In the process of participating in telecommunications activities, agencies, organizations and individuals shall have to assure safety for telecommunication networks and information security, submit to the management, inspection, examination by competent State bodies and comply with their telecommunication network safety and information security assurance requests.

3. In emergency cases prescribed by the emergency state legislation, part or whole of telecommunication networks may be mobilized for service under decisions of competent State bodies.

4. At the requests of competent State bodies, telecommunication enterprises shall have to arrange locations, telecommunication network access points as well as other technical and professional conditions for such bodies to control and assure information security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Post and Telematics Ministry shall coordinate with the Public Security Ministry and concerned agencies in guiding the assurance of telecommunication network safety and information security in telecommunication activities.

Article 4.- Assurance of confidentiality

1. Agencies, organizations and individuals engaged in telecommunication activities must comply with the legislation on State secret protection and take responsibility before law for the information contents they put into, store and transmit in telecommunication networks.

2. Information classified as State secret must be encoded according to law provisions on cipher if it is to be transmitted on telecommunication networks. The use of encoding techniques to assure confidentiality in commercial and civil transactions must comply with law provisions.

3. Confidentiality for all organizations and individuals' private information transmitted via telecommunication networks shall be assured according to law provisions. It is strictly prohibited to eavesdrop or secretly record information on telecommunication networks; steal or illegally use passwords and cipher keys as well as private information of organizations and individuals.

4. Telecommunication enterprises shall have to assure confidentiality for private information related to telecommunications service users, including their names, addresses, callers' numbers and called numbers, call time and other private information which users have provided when entering into contracts with the enterprises, except for the following cases:

a/ Telecommunication service users agree on the supply of the above-said information;

b/ Telecommunication enterprises have reached written mutual agreements on the sharing of information on telecommunication service users that violate telecommunication legislation in order to prevent acts of shirking contractual obligations;

c/ Telecommunication enterprises have reached written mutual agreements on the sharing and supply of information on telecommunication service users in service of the calculation of charges, printing of bills and collection of charges from customers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The control of information on telecommuni­cation networks and Internet must be conducted by competent State bodies according to law provisions. Telecommunication enterprises, owners of private-use telecommunication networks, telecommunication service agents and users shall have to closely collaborate with, and fully supply relevant information to, competent State bodies so that the latter can detect, stop and handle acts of abusing telecommunication networks to carry out terrorist activities, infringe upon national security or social order and safety.

Chapter II

TELECOMMUNICATION NETWORKS AND SERVICES

Section 1. TERMINAL EQUIPMENT AND INTRANETS

Article 5.- Subscriber terminal equipment and intranets

1. Subscriber terminal equipment mean users' fixed or mobile terminal equipment connected to public telecommunication networks through the end points of public telecommunication networks.

2. Subscriber terminal equipment are categorized as follows:

a/ Single-line subscriber terminal equipment are terminal equipment which do not have the circuit-switching or call-connecting function, including: fixed telephone equipment, mobile telephone equipment, fax equipment, paging equipment, modems, wireless Internet access terminal equipment, computers, equipment having the combined functions of the above-said equipment;

b/ Multi-line subscriber terminal equipment are terminal equipment which have the circuit­- switching, call-connecting function, including PABX switchboards, wireless Internet access portal equipment and equipment with the call connecting function;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Subscriber terminal equipment on the list of those subject to standard conformity certification, subscriber terminal equipment which transmit radio waves must comply with the regulations on standard conformity certification and on radio frequency and transmitter management and use if they are to be used on public telecommunication networks.

4. Intranet means a telecommunication equipment system established by an organization or individual (hereinafter called intranet owner) at a premises with a specified address and scope which the intranet owner has the full right to lawfully use for ensuring internal communication among the intranet members. Where the intranet owner is an individual, the intranet members shall be members of the household of which the intranet owner is the head or is a person authorized by the household head according to law provisions. Where the intranet owner is an organization, the network membership shall be determined according to the operation charter and legal document(s) prescribing the organizational structure and apparatus of such organization or to other relevant regulations.

5. Intranets are categorized into wire intranets (telecommunication equipment are linked together by telecommunication cables) and wireless intranets (radio equipment are linked together by radio waves or radio waves combined with telecommunication cables).

Article 6.- Positions of end points of public telecommunication networks

1. End points of public telecommunication networks are physical connection points belonging to the telecommunication networks, which satisfy technical standards to ensure the connection of service users' terminal equipment to the telecommunication networks.

2. End points of public telecommunication networks serve as a dividing line between the economic and technical responsibilities of telecommunication enterprises and those of service users. The scope from the end points to the users' side falls under the users' responsibility. The scope from the end points to the enterprises' side falls under the enterprises' responsibility.

3. Where telecommunication networks are used to provide telecommunication services for users via local loops (subscriber lines or trunk lines), unless it is otherwise agreed upon in the contracts between telecommunication enterprises and service users, the positions of end points of public telecommunication networks shall be determined to be on the subscriber side, which are:

a/ The last cable boxes installed in the subscribers' homes; or

b/ The subscriber line boxes or wire­connection slates of transmission equipment installed in the subscribers' homes if the condition stated at Point a above is not satisfied; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Where telecommunication networks are used to provide telecommunication services for users via satellite equipment (including transmitters or transreceivers) or base radio stations, or wireless Internet access portal equipment of telecommunication enterprises, if it is not otherwise agreed upon in the contracts between telecommunication enterprises and service users, the positions of the end points of public telecommunication networks shall be determined to be on the, subscriber side, being the antennas of the satellite equipment or antennas of the base radio stations or antennas of the wireless Internet access portal equipment.

Article 7.- Equipment, design, installation, maintenance, repair and connection of subscriber terminal equipment, intranets

1. Service users may purchase by themselves subscriber terminal equipment or hire them from telecommunication enterprises; may maintain, repair by themselves subscriber terminal equipment or intranets belonging to their properties or hire other organizations or individuals to do this work.

2. Service users may design and install by themselves subscriber terminal equipment or intranets within their premises up to the end points of public telecommunication networks or hire other organizations or individuals to do this work. The design and installation of subscriber terminal equipment and intranets must follow the State's procedures and rules and the Post and Telematics Ministry's regulations on construction and installation of telecommunication network facilities and telecommunication equipment.

3. The connection of subscriber terminal equipment and intranets to public telecommunication networks shall be effected by telecommunication enterprises under contracts signed with service users.

4. When connecting subscriber terminal equipment and intranets to public telecommuni­cation networks, telecommunication enterprises may refuse to connect and request service users to remedy problems if they detect and have sufficient grounds to make conclusions that the installation of subscriber terminal equipment or intranets:

a/ Fails to satisfy technical standards prescribed by the Post and Telematics Ministry; or

b/ Causes unsafety to public telecommuni­cation networks, telecommunication enterprises and service users; or

c/ Fails to ensure the service use purposes according to telecommunication regulations or the terms of the telecommunication service provision and use contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. TELECOMMUNICATION NETWORKS

Article 8.- Public telecommunication networks

1. Public telecommunication networks include:

a/ Fixed telecommunication networks:

- Fixed earth telecommunication networks;

- Fixed satellite telecommunication networks.

b/ Mobile telecommunication networks:

- Mobile earth telecommunication networks;

- Mobile satellite telecommunication networks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Management and operation of public telecommunication networks.

a/ The Post and Telematics Ministry:

- To formulate and promulgate or submit to the Prime Minister for approval telecommuni­cation development strategies and plannings, including plannings on telecommunication networks and information resources;

- To submit to the Prime Minister for decision the establishment or cancellation of telecom­munication relations with foreign countries;

- To decide to close or open domestic long-distance telecommunication directions in service of public-utility, security and defense tasks after consulting the Public Security Ministry and the Defense Ministry.

b/ Ministries, branches, local administrations at all levels and the Post and Telematics Ministry shall have to coordinate with one another to ensure that:

- The planning, design and construction of urban centers, residential areas, industrial parks, export-processing zones, high-tech parks, new economic zones and other public facilities include the planning on such telecommunication works as telecommunication centers, public service points, antenna masts, cable culverts and tanks, in-house cable lines, etc.

- Viba transmission lines, optical-fiber cables and copper cables are constructed along roads, bridges, culverts, pavements, streets or power lines;

- Other public and welfare construction works do not affect or obstruct the operation of telecommunication network works which have been constructed as planned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Observe development plans and plannings already approved by competent State bodies;

- Have telecommunication licenses granted by the Post and Telematics Ministry under the provisions of this Decree;

- Have information resource allocation decisions (if any) of the Post and Telematics Ministry;

- Observe branch standards, Vietnamese standards and international standards on construction and installation of telecommuni­cation networks and works, promulgated or publicized by competent State bodies for compulsory application;

- Not cause harms to the environment and other socio-economic activities.

Article 9.- Local loops

1. Local loops constitute part of public telecommunication networks, including subscriber lines and trunk lines that connect local switchboards of  telecommunication enterprises to service users' subscriber terminal equipment.

2. Subscriber lines are wire or wireless transmission lines connecting local switchboards of telecommunication enterprises to users' single-line subscriber terminal equipment.

3. Trunk lines are wire or wireless transmission lines connecting local switchboards of telecommunication enterprises to users' multi­line subscriber terminal equipment. According to technical standards, trunk lines are categorized into subscriber, analog and digital trunk lines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. National telecommunication backbone systems constitute part of public telecommunication networks, including domestic and international long-distance transmission lines and international communication portals, which are of special importance to the operation of the whole national telecommunication network and directly affect the national socio-economic development and assurance of national security and defense.

2. The Post and Telematics Ministry performs the function of State management over the national telecommunication backbone systems through mechanisms, policies and regulations on licensing, interconnection of telecommuni­cation networks; interconnection standards, quality and charges, channel lease; common use of national communication infrastructures.

3. Only network infrastructure-operating enterprises which have licenses for establishment of domestic or international long-distance public fixed telecommunication networks can establish national telecommunication backbone systems and deal in the domestic or international long-distance channel lease service.

4. Network infrastructure-operating enter­prises which only have licenses for establish­ment of public mobile telecommunication networks may establish local and domestic long­distance transmission lines for connecting together the equipment systems belonging to their networks but must neither use these transmission lines for providing the channel lease service nor establish international communication portals.

5. Other telecommunication enterprises must not establish national telecommunication backbone systems but may lease domestic and international long-distance channels for establishing telecommunication networks and providing telecommunication services strictly according to their licenses.

Article 11.- Broadcasting

1. Broadcasting means the transmission of codes, signals, data, scripts, sounds, images and other forms of information by cable lines, radio waves, optic means and other electromagnetic means.

2. The Post and Telematics Ministry performs the function of State management over broadcasting nationwide:

a/ To submit to the Prime Minister for promulgation national broadcasting develop­ment strategies and plannings; organize and direct the implementation of such strategies and plannings after they are approved by the Prime Minister;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To organize the inspection, supervision and handling of law violations in broadcasting; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Defense Ministry and the Public Security Ministry in, inspecting and controlling the broadcasting in service of defense and security.

3. Before being submitted to the Prime Minister for approval, socio-economic development plannings related to broadcasting must be evaluated by the Post and Telematics Ministry to ensure that they are in line with the strategies, plannings and law provisions on broadcasting.

Article 12,- Private-use telecommunication networks

1. Private-use telecommunication networks are the ones established by private-use telecommunication network owners to ensure communication among network members, including two or more telecommunication equipment installed in different places with specified addresses and scopes on the Vietnamese territory, which the network members have the full right to lawfully use and are connected together via public telecommuni­cation networks or transmission lines leased or constructed by the network owners themselves.

2. Private-use telecommunication network owners are Vietnamese agencies, organizations or enterprises or foreign agencies or organizations that operate on the Vietnamese territory and are licensed to establish private­use telecommunication networks according to regulations. Network members are members of the agencies, organizations or enterprises licensed to establish the networks. Membership is determined according to the operation charters and legal documents defining the organizational structures and apparatuses of such agencies, organizations or enterprises or to other relevant regulations.

3. Based on the transmission modes used for network establishment, private-use telecommunication networks are categorized into wire private-use networks (telecommuni­cation equipment are linked together by telecommunication cables), wireless private-use networks (telecommunication equipment are linked together by radio waves or radio waves combined with telecommunications cables).

4. Private-use telecommunication networks that require network establishment licenses include:

a/ Private-use telecommunication networks the members of which are Vietnamese agencies, organizations or enterprises or foreign agencies or organizations that lawfully operate in Vietnam, carry activities of similar nature or for similar purposes and are associated under their operation charters or legal documents defining the common organizational structure or common association forms and activities for their members.

b/ Wire private-use telecommunication networks which have transmission lines built by their owners themselves;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Wireless private-use telecommunication networks of Vietnam-based foreign diplomatic representations, consular offices, representative offices of international organizations, which enjoy diplomatic privileges and immunities.

e/ Other private-use telecommunication networks as prescribed by the Post and Telematics Ministry.

5. Except for the private-use telecommuni­cation networks stated in Clause 4 of this Article, other private-use telecommunication networks shall not require network establishment licenses but must comply with regulations on interconnection, numbering, radio frequency and transmitter use licensing.

Section 3. TELECOMMUNICATION SERVICES

Article 13.- Classification of telecommuni­cation services

1. Basic telecommunication services are services that instantaneously transmit users' information in the forms of signs, signals, data, scripts, sounds and images via telecommuni­cation networks or Internet without modifying the forms or contents of information sent and received via networks.

2. Basic services include:

a/ Fixed telecommunication services (local, domestic and international long-distance):

- Telephony service (voice, far., data transmission in audio tapes);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Television signal transmission service;

- Channel lease service;

- Telex service;

- Telegraph service.

b/ Mobile telecommunication services (local, nationwide):

- Mobile earth communication service;

- Wireless trunk telephone service;

- Paging service;

c/ Fixed satellite telecommunication service;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Maritime radio service;

f/Other basic services prescribed by the Post and Telematics Ministry.

3. Supplementary services are services additionally provided together with basic services, further diversifying and perfecting basic services on the basis of technical properties of equipment or servicing capability of telecom­munication enterprises. Telecommunication enterprises shall prescribe and publicize supplementary services they provide.

4. Value-added services are services that increase users' information use value by perfecting the information forms or contents or supplying the capability of storing and restoring such information on the basis of using telecommunication networks or Internet. Value added services include:

a/ E-mail service;

b/ Voice mail service;

c/ Network data and information access service;

d/ Electronic data exchange service;

e/ Value-added fax service, including storage and sending, storage and access;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Network data and information-processing service;

h/ Other value-added services prescribed by the Post and Telematics Ministry.

5. Internet services include:

a/ Internet connection service;

b/ Internet access service;

c/ Internet application service in telecommuni­cations.

6. Basing itself on the post and telecom­munication development strategy and telecommunication service market planning for each period, the Post and Telematics Ministry shall promulgate the list of basic and value added telecommunication services.

Article 14.- Resale of telecommunication services

1. Resale of telecommunication services is the form of direct purchase of telecommunication services from telecommunication enterprises on the basis of capacity leasing or traffic purchase through contracts signed with such telecommunication enterprises for providing telecommunication services for users. Resale of telecommunication services includes resale of terminal services and resale of services on the basis of leasing domestic or international long-distance channels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ When reselling terminal services, all organizations and individuals shall be obliged to make business registration and pay taxes according to law provisions and sign service resale agency contracts with telecommunication enterprises and observe regulations on manage­ment of telecommunication service resale tariffs;

b/ For fixed telecommunication services, organizations and individuals may establish systems of fixed subscriber terminal equipment within the premises which they have the full right to lawfully use and resell services to users within such premises according to the right forms and quality agreed upon in the agency contracts on the basis of leasing local loops (trunk lines, subscriber lines) of telecommunication enterprises;

c/ For mobile telecommunication services, organizations and individuals may supply (sell or lease) mobile subscriber terminal equipment and resell services to users according to the right forms and quality agreed upon in the agency contracts on the basis of purchasing traffic of telecommunication enterprises.

3. Resale of services on the basis of leasing domestic and international long-distance channels:

a/ Network infrastructure-operating enter­prises may install telecommunication equipment systems within the premises they have the full right to lawfully use for resale of telecommuni­cation services nationwide on the basis of leasing domestic and international long-distance channels of other telecommunication enterprises;

b/ Telecommunication service-providing enterprises may install telecommunication equipment systems within the premises they have the full right to lawfully use for reselling telecommunication services within industrial parks, export-processing zones and/or high-tech parks on the basis of leasing domestic and international long-distance channels of other telecommunication enterprises. Basing itself on the telecommunication development strategies and plannings, the Post and Telematics Ministry shall consider and decide on the cases of resale of telecommunication services outside industrial parks, export-processing zones or high-tech parks.

4. The Post and Telematics Ministry shall issue detailed regulations on technical and professional matters relating to the resale of telecommunication services such as the list of telecommunication services permitted for resale, subjects permitted to resell services, resale scope, and tariffs for service resale, numbering, interconnection and channel lease.

Article 15.- Telecommunication service provision and use contracts

1. The provision and use of telecommuni­cation services shall be effected on the basis of contracts signed between telecommunication enterprises and service users.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Where service provision and use contracts are expressed in writing:

a/ Basing themselves on law provisions on contracts and regulations of the Post and Telematics Ministry, telecommunication enterprises shall have to formulate and promulgate model telecommunication service provision and use contracts for uniform use within the whole enterprises. To guarantee the interests of telecommunication service users, the Post and Telematics Ministry shall prescribe a number of essential universal telecommuni­cation services; telecommunication enterprises shall have to formulate model contracts and submit them to the Post and Telematics Ministry for approval;

b/ In addition to the principal contents prescribed for model contracts, the contractual parties may reach agreements on other contents of their contracts provided that such contents are not contrary to law provisions, do not infringe upon the State's interests, public interests, legitimate rights and interests of other organizations and individuals.

Article 16.- Refusal to provide services

In addition to general law provisions on contracts, telecommunication enterprises may refuse to enter into contracts or unilaterally suspend the performance of contracts signed with service users in the following cases:

1. Service users commit violations of the telecommunication legislation according to written conclusions of competent State bodies and fail to fulfil their responsibilities according to such written handling conclusions.

2. Service users breach the contract terms which the two parties have agreed to be conditions for contract suspension.

3. Service users shirk their obligation to pay service charges as prescribed to another telecommunication enterprise, if telecommuni­cation enterprises have reached mutual written agreement on this matter.

Article 17.- Professional communication and urgent communication

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Telecommunication enterprises may use domestic and international professional communication via telecommunication networks they have established for managing and administering their operation and dealing with technical and professional matters.

b/ Telecommunication enterprises shall have to prescribe the use subjects, scope and degree and issue regulations on management of professional communication within their enterprises according to the regulations of the Post and Telematics Ministry;

c/ Service charges shall be exempt for professional communication of telecommuni­cation enterprises.

2. Urgent communication:

a/ Telecommunication enterprises shall have to promptly provide priority services for urgent communication cases prescribed in Article 7 of the Post and Telecommunication Ordinance.

b/ Urgent services are local telephone services used to call emergency service numbers of police, fire-fighting, first-aid and other agencies prescribed by the Post and Telematics Ministry;

c/ The Post and Telematics Ministry shall prescribe emergency service numbers in the national telecommunication numbering plan. Telecommunication enterprises shall have to notify users of, publish in public telephone directories, and publicize on the mass media, emergency service numbers prescribed by the Post and Telematics Ministry;

d/ Telecommunication enterprises shall have to provide service users with the possibility to access emergency services free of charge.

Article 18.- Subscriber numbers and public telephone directories

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Public telephone directories are collections of information relating to the names, addresses, subscriber numbers and other relevant information (if any) of service users, stored in the form of traditional or electronic publication, and printed, distributed and managed by telecommunication enterprises according to the regulations of the Post and Telematics Ministry.

3. Service users may register or refuse to register their subscriber numbers in public telephone directories. If service users refuse to register their subscriber numbers in public telephone directories, telecommunication enterprises shall be responsible for keeping confidential information relating to such service users, except for the cases prescribed in Clause 4, Article 4 of this Decree.

Article 19.- Telephone directory assistance 1. Telephone directory assistance service is a telephony service provided by telecommuni­cation enterprises to help service users to find out local subscriber numbers managed by the enterprises and registered in public telephone directories. When service users call the telephone directory assistance service numbers of telecommunication enterprises and give information relating to the names or addresses of service users, they shall be informed of the local subscriber numbers they look for.

2. The Post and Telematics Ministry shall prescribe the telephone directory assistance service numbers of telephone networks in the national numbering plan.

3. Telecommunication enterprises shall have to notify service users of, publish in public telephone directories, and publicize on the mass media, telephone directory assistance service numbers prescribed by the Post and Telematics Ministry.

4. Telecommunication enterprises shall have to provide service users with the possibility to access the telephone directory assistance service free of charge by the following modes:

a/ Self-organization of the provision; or

b/ Entrusting and signing contracts with other organizations or telecommunication enterprises to organize such provision.

Article 20.- Notification of subscriber number malfunctions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Post and Telematics Ministry shall prescribe the subscriber number malfunction notification service numbers of local fixed telecommunication networks in the national numbering plan. Telecommunication enterprises shall have to notify service users of, publish in public telephone directories, and publicize on the mass media, the subscriber number malfunction notification service numbers prescribed by the Post and Telematics Ministry.

3. Telecommunication enterprises shall have to provide service users with the possibility to access the subscriber number breakdown notification service free of charge.

Article 21.- Billing and payment of charges

1. Telecommunication enterprises shall have to make bills for payment of service charges in an accurate, full and timely manner for service users. Service users shall have to pay charges in a full and timely manner for using the services provided by the enterprises according to the prescribed tariffs.

2. Service charge payment bills must accurately, fully and clearly contain at least the following details:

a/ Charge for each type of telecommunication service;

b/ Total charge to be paid;

c/ The rate of exchange between the foreign currency for charge collection and Vietnam dong (if any);

d/ Value added tax (VAT).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Domestic long-distance calls;

b/ International calls;

c/ Calls to the mobile communication networks.

4. Unless otherwise agreed upon between telecommunication enterprises and service users, the detailed lists enclosed with the charge payment bills must contain at least the following information on each charged call:

a/ Date of the call;

b/ Starting time and ending time or starting time and total call time;

c/ Called number (international call: country code, area code, subscriber number; domestic call: area code, subscriber number);

d/ Charge amount for each call.

Article 22.- Cross-border provision and use of telecommunication services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The use of telecommunication services by users on the Vietnamese territory must be effected under contracts signed with Vietnamese telecommunication enterprises.

3. Basing itself on international practices, regulations on maritime, aeronautical safety assurance and Vietnamese telecommunication enterprises' capability of providing telecom­munication services, the Post and Telematics Ministry shall prescribe the cross-border provision and use of telecommunication services for vessels in the sea and aircraft in the space of Vietnam and other special cases.

4. Vietnamese telecommunication enter­prises licensed to provide telecommunication services abroad must observe Vietnamese law provisions and law provisions of the countries where they provide telecommunication services.

Chapter III

SERVICE PROVISION AND USE PARTIES

Article 23.- Telecommunication enterprises with telecommunication services holding dominant market shares

1. Telecommunication enterprises with telecommunication services holding dominant market shares are enterprises having their turnover or traffic market shares accounting for over 30% of total turnover or traffic of the type of telecommunication service in the geographical areas where they are licensed to provide, which may directly affect the penetration into such service market by other telecommunication enterprises.

2. Annually, the Post and Telematics Ministry shall identify and publicize telecommunication enterprises with telecommunication services holding dominant market shares.

3. Telecommunication enterprises with telecommunication services holding dominant market shares shall have the rights and obligations prescribed in Clause 2, Article 39 of the May 25, '2002 Post and Telecommunication Ordinance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Telecommunication enterprises holding essential means are those holding over 30% of the capacity of the local loop in the geographical area where they are licensed to provide or over 30% of the capacity of domestic or international long-distance transmission channels; or over 30% of the number of base radio stations of the mobile earth communication network.

2. Annually, the Post and Telematics Ministry shall identify and publicize telecommunication enterprises holding essential equipment.

3. Telecommunication enterprises holding essential means shall have the responsibility:

a/ To plan and invest in building telecom­munication networks to ensure the capacity of servicing the network interconnection and the transmission of the traffic of telecommunication services;

b/ To create favorable conditions for the negotiation and interconnection of networks and services between telecommunication enterprises' telecommunication networks in a fair and rational manner on the basis of efficient use of telecommunication resources and common use of interconnection positions and technical infrastructures under interconnection agreements between the involved parties;

c/ To formulate and submit to the Post and Telematics Ministry for approval model interconnection agreements for uniform application to telecommunication enterprises that have interconnection requests.

Article 25.- Telecommunication service agents

1. Organizations and individuals that wish to provide telecommunication services for users in the form of telecommunication service agency must sign telecommunication service agency contracts with telecommunication enterprises and make business registration according to law provisions. Telecommunication service agents are classified into commission agents and resale agents.

2. Commission agents may establish single­line subscriber terminal equipment in the premises which they have the full right to lawfully use; link subscriber terminal equipment to public telecommunication networks by subscriber lines for providing telecommunication services in such premises strictly according to the prescribed service forms, quality and tariffs for commissions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. On the basis of law provisions on contracts and the Post and Telematics Ministry's regulations, telecommunication enterprises shall have to formulate and promulgate model telecommunication service agency contracts for uniform application within their enterprises.

5. Telecommunication service agents shall submit to the inspection and supervision by the Post and Telematics Ministry and competent State bodies of their provision of telecommuni­cation services.

Article 26.- Reporting regime of telecom­munication enterprises

1. The Post and Telematics Ministry shall prescribe and promulgate report forms for uniform application to telecommunication enterprises.

2. Telecommunication enterprises shall have to regularly or irregularly report to the Post and Telematics Ministry on their manufacture, business, technical and professional activities at the latter's requests and shall be accountable for the accuracy and timeliness of the reported contents and data.

3. Telecommunication enterprises shall have the responsibility to evidence their reported data if the Post and Telematics Ministry so requests and create conditions for the Post and Telematics Ministry to verify the reported data when necessary.

4.. Telecommunication enterprises that violate the reporting regime shall be sanctioned according to current law provisions.

Chapter IV

INTERCONNECTION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Interconnection principles

The Post and Telematics Ministry shall formulate and promulgate interconnection regulations on the following principles:

1. Telecommunication enterprises may request to connect their telecommunication networks to telecommunication networks or services of other enterprises, and at the same time are obliged to allow other telecommuni­cation enterprises to connect to their telecommunication networks or services under fair and rational conditions.

2. The interconnection of telecommunication networks must be effected on the basis of efficient use of telecommunication resources and technical infrastructures which have been invested and constructed.

3. Service users are guaranteed to:

a/ Freely select telecommunication enterprises in an convenient and easy manner;

b/ Communicate with any users, regardless of which telecommunication enterprises such users have signed contracts with;

c/ Be provided with services and pay charges in a convenient and rational manner.

4. Technical requirements for interconnection are guaranteed to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Ensure safety and integrity of each network and the entire public telecommunication networks.

5. Interconnection tariff shall be formulated on the basis of costs, rationally divided for the network components or service phases without discrimination among various types of service. Where the interconnection tariff is inclusive of amounts contributed for the provision of public-utility telecommunication services; such amounts must be clearly stated.

Article 28.- Model interconnection agreements

1. Telecommunication enterprises holding essential means shall have to formulate model written interconnection agreements with transparent and non-discriminatory conditions and submit them to the Post and Telematics 1'zinistry for approval.

2. After being approved, model written interconnection agreements shall be made public for uniform application to all telecom­munication enterprises that have interconnection requests.

3. In addition to the major contents prescribed in model written interconnection agreements, interconnecting enterprises may reach agreements with one another on other contents of such agreements provided that such contents are not contrary to law provisions and do not infringe upon the State's interests, public interests, legitimate rights and interests of other organizations and individuals.

Article 29.- Interconnection points

1. Interconnection points are points lying on the routes that interconnect two telecommuni­cation networks, used to define economic and technical responsibilities between two telecommunication enterprises.

2. The geographical positions of interconnection points: unless otherwise agreed upon in the interconnection agreements of interconnecting enterprises or otherwise requested by the Post and Telematics Ministry, the geographical positions of interconnection points are prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Geographical positions of interconnection points for domestic long-distance communication are local tandem switchboards or long-distance switchboards;

c/ Geographical positions of interconnection points for international communication are long distance switchboards or international switchboards;

d/ Geographical positions of interconnection points for mobile communication are local tandem switchboards or long-distance switchboards or mobile switchboards.

3. The positions of interconnection points within a network structure are trunk portals of interconnected switchboards.

4. The number of interconnection points shall be agreed upon by the interconnecting telecommunication enterprises themselves, provided that it must abide by the interconnection principles prescribed in Article 27 of this Decree.

Article 30.- Common use of positions and common use of infrastructures

1. Common use of positions.

a/ Interconnecting telecommunication enterprises shall apply the principle of common use of positions to interconnection points at all places where practical conditions permit in order to improve efficiency in the use of ground areas, reduce costs and create favorable conditions for interconnecting enterprises.

b/ There are two methods of commonly using positions, namely commonly using real positions and commonly using virtual positions. The method of commonly using virtual positions shall be applied only when it is impossible to use the method of commonly using real positions because interconnection-providing enterprises cannot arrange ground areas and other necessary conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Infrastructure consists of houses and buildings, cable culverts, cable tanks, cable posts, antenna towers, internal cable lines and accessory equipment within the buildings where are installed interconnection equipment and other means which need to be commonly used in an economical and efficient manner, avoiding waste in investment and construction and creating favorable conditions for interconnection, given that the submitted proposals are rational, economically and technically viable and compliant with current law provisions;

b/ The common use of infrastructure is effected under contracts agreed upon between enterprises. In a number of necessary cases of interconnection and establishment of telecom­munication networks, in order to guarantee the interests of the State, enterprises as well as service users, the Post and Telematics Ministry shall decide on the common use of telecom­munication infrastructure when enterprises cannot reach any agreement.

Section 2. INTERCONNECTION OF PRIVATE­USE TELECOMMUNICATION NETWORKS, SPECIAL-USE TELECOMMUNICATION NETWORKS TO PUBLIC TELECOMMUNICATION NETWORKS

Article 31.- Interconnection principles

The interconnection of private-use or special­ use telecommunication networks to public telecommunication networks must ensure the following principles:

1. Private-use or special-use telecommuni­cation networks must satisfy the technical standards applicable to public telecommuni­cation networks.

2. Interconnection shall be effected under written interconnection contracts between telecommunication enterprises and owners of private-use or special-use telecommunication networks.

3. Private-use or special-use telecommuni­cation networks must not be used for forwarding by any modes (automatic or manual) domestic and international long-distance calls (in both outgoing and incoming directions) between terminal equipment outside such networks.

4. Private-use and special-use telecommuni­cation networks must not be directly interconnected, unless it is permitted by the Post and Telematics Ministry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Private-use telecommunication networks may be interconnected by trunk lines to public telecommunication networks at local switchboards, local tandem switchboards and at other interconnection points prescribed by telecommunication enterprises.

2. Special-use telecommunication networks may be interconnected by trunk lines to public telecommunication networks at local switchboards, local tandem switchboards, long distance switchboards and at other interconnection points prescribed by telecommunication enterprises.

Article 33.- Common use of infrastructure 1. Where owners of private-use or special-use telecommunication networks build by themselves transmission lines according to their network establishment licenses, they shall be responsible for the whole work of installing, operating and maintaining trunk lines. Telecommunication enterprises shall have to arrange areas for installation of transmission equipment (if any), cable conduits, cable tanks, antenna posts and masts and other accompanying equipment such as power sources, air-conditioners, etc., at the sites of their interconnection switchboards for owners of private-use or special-use telecommunication networks.

2. The use of telecommunication enterprises' infrastructure shall be effected under contracts signed between private-use or special-use telecommunication network owners and telecommunication enterprises.

3. Expenses for the use of telecommunication enterprises' infrastructure shall be agreed upon by private-use or special-use telecommunication network owners and telecommunication enterprises.

Chapter V

TELECOMMUNICATION NUMBERING

Article 34.- Telecommunication numbering plans

1. Telecommunication numbering plans are detailed regulations on the structure and use purposes of codes and numbers for uniform application in the whole country in order to ensure the operation of telecommunication networks and services. The collection of telecommunication codes and numbers is called telecommunication number budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Plan on numbering of public telecom­munication networks;

b/ Plan on numbering of signaling point codes;

c/ Plan on numbering of Internet domain names and addresses;

d/ Plan on numbering of other telecommuni­cation service networks.

3. The Post and Telematics Ministry shall formulate, promulgate, amend and supplement telecommunication numbering plans.

Article 35.- Management of the telecommuni­cation number budget

1. The Post and Telematics Ministry shall formulate and promulgate a Regulation on management of the telecommunication number budget.

2. Basing itself on the numbering plans and the number budget management plan, the Post and Telematics Ministry shall decide on the allocation or withdrawal of telecommunication codes and numbers to or from telecommunication enterprises as well as organizations and individuals.

3. Telecommunication enterprises shall have the following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To formulate plans on the use of telecommunication codes and numbers already allocated by the Post and Telematics Ministry;

c/ To grant numbers, lease numbers to, and withdraw numbers from, service users according to the Regulation on management of the telecommunication number budget;

d/ To report to the Post and Telematics Ministry the plans on, and the situation of, the use of telecommunication codes and numbers regularly or irregularly when the Post and Telematics Ministry so requests;

e/ Within the scope of allocated telecommuni­cation number blocks, on the basis of the telecommunication numbering plans and the network development plans already approved by competent authorities, at least 60 days before changing subscriber numbers, telecommuni­cation enterprises must notify the concerned service users of the time of, and necessary information about, the number change plans and instructions on the use of services after their numbers are changed. Telecommunication enterprises must bear all number change costs but shall not be liable for indirect damage caused by the number change to users.

4. Private-use and special-use telecommuni­cation network owners, service agents and users that are granted or leased codes and/or numbers shall have to use such granted and/or leased codes and numbers according to the Regulation on management of the telecommunication number budget and the guidance of telecommunication enterprises.

5. The Post and Telematics Ministry shall withdraw service codes and numbers or subscriber number blocks already allocated for use for other purposes when telecommunication enterprises or network owners no longer need to use them.

6. When they need to change number blocks or the length of subscriber numbers, telecommunication enterprises and special-use telecommunication network owners must draw up plans, propose solutions and may only implement them after obtaining the Post and Telematics Ministry's written permission.

7. All agencies, organizations and individuals must pay charges and fees for using telecommunication codes and numbers according to law provisions.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 1. GENERAL PROVISIONS ON LICENSING

Article 36.- Licensing principles

1. Compliance with Vietnam's telecommuni­cation development strategies, plannings and plans.

2. Priority shall be given to schemes that can be quickly executed in practice, with commitments to long-term provision for a majority of service users; schemes that provide services in deep-lying, remote, border areas and islands; schemes that provide public-utility telecommunication services, serve Party and State agencies, security and defense.

3. Where the licensing involves the use of frequencies or the number budget, licenses shall be considered and granted only if the allocation of frequencies or the number budget can be effected in line with the approved plannings.

4. The licensing of telecommunication enterprises that have foreign investors as their partners must comply with law provisions on foreign investment and international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

5. It is strictly prohibited to purchase, sell or transfer telecommunication licenses of all kinds. In case of organizational change such as merger, dissolution, equitization or change of the State- contributed capital portions, agencies, organizations and enterprises shall have to report such to the Post and Telematics Ministry for re-grant or withdrawal of licenses strictly according to regulations on the licensed subjects.

6. Agencies, organizations and enterprises shall bear full responsibility before law for the accuracy of their dossiers of application for telecommunication licenses. On the basis of the application dossiers, the Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and grant or refuse to grant licenses under the provisions of this Decree. After receiving telecommunication licenses, agencies, organizations and enterprises shall be responsible for, and take initiative in, carrying out activities stated in their licenses and bear full responsibility before law for their manufacture, business and service provision activities according to law provisions and the provisions of their granted licenses.

7. All agencies, organizations and enterprises shall be obliged to pay licensing charges and fees according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Organizations, individuals and enterprises of all economic sectors that operate lawfully in Vietnam may register and conduct telecommuni­cation business activities in the following domains without having to apply for licenses:

a/ Manufacture of telecommunication supplies and equipment (excluding radio transmitters and trans receivers);

b/ Export and import of telecommunication supplies and equipment;

c/ Provision of telecommunication services in the form of telecommunication service agency.

2. In the course of conducting telecommuni­cation business activities, organizations, individuals and enterprises must observe law provisions on goods and service quality, regulations on information and advertisement, regulations on resolution of disputes and compensation and other relevant law provisions.

3. In addition to the provisions of Clause 2 of this Article:

a/ For the manufacture of telecommunication supplies and equipment (excluding radio transmitters and transreceivers), organizations, individuals and enterprises must observe the telecommunication equipment quality manage­ment provisions of Article 52 of this Decree;

b/ For the export and import of telecom­munication supplies and equipment, organi­zations, individuals and enterprises must observe the telecommunication equipment quality management provisions of Article 52 of this Decree, the radio frequency and equipment use provisions of the Government's Decree No. 24/2004/ND-CP of January 14, 2004 on radio frequencies and the Prime Minister's regulations on goods export and import management for each period;

c/ For the provision of telecommunication services in the form of telecommunication service agency, organizations, individuals and enterprises must observe the telecommunication service agency provisions of Article 25 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.- Licensing conditions

1. Conditions on subjects:

Being State enterprises or enterprises where the State holds dominant or special shares.

2. Conditions on professional and financial capabilities:

a/ Having adequate financial and professional manpower capabilities suitable to the scales of the schemes for execution as licensed;

b/ Having feasible technical plans on network development and service provision plans in compliance with current regulations on interconnection, information resource use, service tariff, technical standards and quality;

c/ Having contingency plans for assuring safety when technical incidents occur;

d/ Having equipment, facilities, technical and professional plans for assuring network safety and information security.

Article 39.- Licensing procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Each enterprise shall compile 3 sets of application dossier (1 original and 2 copies). Each dossier set consists of:

a/ The enterprise's application for a license;

b/ The business registration certificate or investment license;

c/The enterprise's organization and operation charter;

d/ The service provision scheme with the following principal contents:

- The business plan on types of services; service provision scope; service standards and quality; tariff; market and turnover forecast and analysis; total investment capital and allocation of capital for each period; investment form, capital mobilization plans; manpower;

- The technical plan on network configuration and equipment, including main and standby parts; network and equipment capability analysis; capacity of transmission lines; corresponding information resources; equipment and technical and professional measures for assuring information safety and security;

- Commitments to implement the scheme applied for a license for the long-term provision of telecommunication services for users, and to observe telecommunication management regulations.

2. Dossier-processing time and procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Amendment and supplementation of the licenses' contents.

a/ While their licenses remain valid, if the enterprises wish to amend and/or supplement the licenses' contents, they must send dossiers of application therefor to the Post and Telematics Ministry;

b/A dossier of application for amendment and supplementation consists of an application for amendment and supplementation of the license's contents; a copy of the still valid license; a report on the e=enterprise's operation; a detailed written description of the amended and/or supplemented contents and other related documents;

c/ The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and consider the grant of amended and/or supplemented licenses within 60 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal to grant amended and/or supplemented licenses, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the refusal reasons to the applying enterprises.

4. Extension of licenses.

a/ Enterprises which wish to extend their licenses must send extension application dossiers to the Post and Telematics Ministry 60 days before their licenses expire. An extension application dossier shall consist of an application for license extension and a copy of the still valid license;

b/ The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and consider the extension of licenses within 60 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal to extend licenses, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the reasons to the applying enterprises;

c/ Each license shall be extended only once and the extended duration shall not exceed one year.

5. Withdrawal of licenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Past 02 years counting from the date they are granted licenses but the enterprises have not yet carried out in reality activities stated in their licenses without plausible reasons. If wishing to apply for new licenses, enterprises having their licenses withdrawn shall have to fill in all procedures prescribed for application of new licenses;

b/ Enterprises are handled for violations in the telecommunication domain according to law provisions under which their licenses are withdrawn.

Section 3. LICENSING OF THE PROVISION OF TELECOMMUNICATION SERVICES

Article 40.- Licensing conditions

1. Conditions on subjects:

Enterprises of all economic sectors, which are established under law provisions.

2. Technical and professional conditions:

a/ Having technical plans on telecom­munication equipment system development within their premises and public service points and feasible telecommunication service business plans in compliance with current regulations on network establishment, interconnection, information resource use, tariff, technology and service quality;

b/ Having contingency plans for assuring safety when technical incidents occur;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- Licensing procedures

1. Application dossiers

Each enterprise shall compile three (03) sets of application dossier (1 original and 2 copies). Each dossier set consists of:

a/ The enterprise's application for a license;

b/ The business registration certificate or investment license;

c/ The enterprise's organization and operation charter;

d/ The service provision scheme with the principal contents prescribed at Point d, Clause 1, Article 39 of this Decree.

2. Dossier-processing time

The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and grant licenses within 60 days, counting from the date of receiving valid dossiers. If there emerge matters in need of re­evaluation, the above-said time limit may be prolonged but must not exceed 75 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal to grant licenses, the? Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the reasons to the applying enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To comply with the provisions of Clauses 3, 4 and 5, Article 39 of this Decree.

Section 4. LICENSING OF THE EXPERIMENTATION OF TELECOMMUNICATION NETWORKS AND SERVICES

Article 42.- Subjects to be licensed

1. Telecommunication enterprises that wish to experimentally provide new telecommuni­cation services for the public other than the services prescribed in their granted licenses or new telecommunication services involving the use of telecommunication resources.

2. Agencies, organizations and enterprises that wish to experiment private-use telecom­munication networks involving the use of telecommunication resources.

Article 43.- Licensing procedures

1. Application dossiers

Each application dossier shall be made in 3 sets (1 original and 2 copies). Each set consists of:

a/ An application for a license for experimental establishment or experimental provision of services:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ A copy of the telecommunication license (if any).

2. Dossier-processing time

The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and grant or refuse to grant licenses within 30 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the refusal reasons to the applying agencies, organizations or enterprises.

3. Extension of the experimentation period a/ Enterprises that wish to extend the experimentation period must send extension application dossiers to the Post and Telematics Ministry 15 days before their licenses expire. Such an extension application dossier shall consist of an application clearly stating the extension reasons and a copy of the still valid experimentation license;

b/ The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and consider the extension within 15 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the refusal reasons to the applying agencies, organizations or enterprises.

c/ The extended period or the total time of extensions shall not exceed one year.

4. Upon the expiry of the experimentation time limit, agencies, organizations or enterprises shall have to conduct a review, finalize the experimentation dossiers and report the experimentation results to the Post and Telematics Ministry.

5. After the experimentation period, if agencies, organizations or enterprises that conduct the experimentation wish to put their networks or services into official operation, they must apply for licenses to the Post and Telematics Ministry. The application procedures shall comply with the provisions of Sections 2 and 3, Chapter \/I of this Decree.

6. Withdrawal of licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Past 06 months, counting from the date they are granted licenses, but the agencies, organizations or enterprises have not yet carried out in reality activities stated in their licenses without plausible reasons. If wishing to apply for new licenses, agencies, organizations or enterprises having their licenses withdrawn shall have to fill in all procedures prescribed for application of new licenses;

b/ Enterprises are handled for violations in the telecommunication domain according to law provisions under which their licenses are withdrawn.

Section 5. LICENSING OF THE ESTABLISHMENT OF PRIVATE-USE TELECOMMUNICATION NETWORKS

Article 44.- Licensing conditions

Agencies, organizations or enterprises wishing to establish private-use telecommuni­cation networks must ensure the following conditions:

1. The establishment of private-use telecommunication networks is only for ensuring communication among the network members, not for business purposes and profits.

2. Having technical and professional plans for assuring safety and security for private-use telecommunication networks.

Article 45.- Licensing procedures

1. Application dossiers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ An application for a license for establishing an private-use telecommunication network. The written request of the Foreign Ministry if the applicants are Vietnam-based foreign diplomatic representations, consulates or representative offices of international organizations which enjoy diplomatic or consular privileges and immunities;

b/ The applying agency's or organization's establishment decision or operation license or the applying enterprise's business registration certificate;

c/ The operation charter or legal document(s) defining the common organizational structure or the common form of association or activity of members (if any);

d/ The network establishment scheme, clearly stating the network establishment purpose; network configuration; categories of equipment; to be-used services; network members (if any); operation scope; to be-used technology; to be used frequencies, codes and numbers (if any).

2. Dossier-processing time

The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and grant or refuse to grant licenses within 30 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal, -the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the refusal reasons to the applying agencies, organizations or enterprises. If there emerge matters in need of re-evaluation, the licensing time limit may be prolonged but must not exceed 45 days, counting from the date of receiving valid dossiers.

3. Amendment and supplementation of the licenses' contents

a/ The licensed agencies, organizations or enterprises that wish to amend or supplement the network configuration, types of services or network operation scope must send dossiers of application therefor to the Post and Telematics Ministry;

b/A dossier of application for amendment and supplementation consists of an application for amendment and supplementation; a detailed written description of the proposed amendments and/or supplements; other documents related to the amendment and/or supplementation; and a copy of the still valid license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Extension of licenses

a/ Agencies, organizations or enterprises which wish to extend their licenses must send extension application dossiers to the Post and Telematics Ministry 15 days before their licenses expire;

b/ An extension application dossier consists of a license extension application and a copy of the still valid license;

c/ The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and consider the extension within 10 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal to extend licenses, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the refusal reasons to the applying agencies, organizations or enterprises;

d/ The extended period or the total time of extensions shall not exceed one year.

5. Withdrawal of licenses

Private-use telecommunication network establishment licenses shall be withdrawn in the following cases:

a/ Past one year as from the date they are granted licenses but the agencies, organizations or enterprises have not yet carried out in reality activities stated in their licenses without plausible reasons. If wishing to apply for new licenses, agencies, organizations or enterprises having their licenses withdrawn shall have to fill in all procedures prescribed for application of new licenses;

b/ Enterprises are handled for violations in the telecommunication domain according to law provisions under which their licenses are withdrawn.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 46.- Licensing conditions

1. Commitments to observe Vietnamese laws and international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.

2. Commitments to submit to the supervision by competent Vietnamese management bodies and bear all expenses for this activity.

Article 47.- Licensing procedures

1. Application dossiers: Each dossier of application for a license for laying telecom­munication cables in the exclusive economic zone or continental shelf of Vietnam must be made in 5 sets (01 original and 04 copies). Each dossier set consists of:

a/ An application for a license for laying telecommunication cables in the exclusive economic zone or continental shelf of Vietnam;

b/ The scheme on the laying of telecommuni­cation cables in the exclusive economic zone or continental shelf of Vietnam, with the following contents:

- Nature, purpose and scope of the cable line, especially matters related to marine survey and submarine operations;

- Technical design and geographical position, precise co-ordinates of the telecommunication cable line to be laid;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Dossier-processing time

a/ The Post and Telematics Ministry shall receive application dossiers and send them to the concerned ministries and branches for opinions before granting licenses.

b/ The Post and Telematics Ministry shall grant licenses within 90 days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal to grant licenses, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the refusal reasons to the applying organizations.

c/ On the basis of the granted licenses, the Post and Telematics Ministry shall collaborate with the Public Security Ministry and the Defense Ministry in permitting vessels to engage in surveys, construction, repair and maintenance of telecommunication cables in the exclusive economic zone or continental shelf of Vietnam according to the licenses and law provisions.

3. Amendment and supplementation of the licenses' contents

a/ While their licenses remain valid, if the organizations wish to amend or supplement their contents, they must send dossiers of application therefor to the Post and Telematics Ministry;

b/ A dossier of application for amendment and supplementation consists of an application for amendment and supplementation of the license's contents; a copy of the still valid license; a detailed written description of the proposed amendments and/or supplements and other related documents;

c/ The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and consider the grant of amended and/or supplemented licenses within 60_days, counting from the date of receiving valid dossiers. In case of refusal to grant amended and/or supplemented licenses, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the reasons to the applying organizations.

4. Extension of licenses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The Post and Telematics Ministry shall conduct evaluation and consider the extension of licenses within 90 days, counting from the date of receiving valid dossiers;

c/ In case of refusal to extend licenses, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the reasons to the applying organizations;

d/ Each license may be extended only once and the extended time shall not exceed one year.

5. Withdrawal of licenses

Licenses for laying telecommunication cables in the exclusive economic zone or continental shelf of Vietnam shall be withdrawn when the licensed organizations are handed for violations in the telecommunication domain according to law provisions under which their licenses must be withdrawn.

Chapter VII

PROVISION OF PUBLIC-UTILITY TELECOMMUNICATION SERVICES

Article 48.- Public-utility telecommunication services

1. Public-utility telecommunication services include universal telecommunication services and compulsory telecommunication services, which are telecommunication services essential to the society and the State assures their provision with the quality and tariff prescribed by competent State bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To formulate the program on the provision of public-utility telecommunication services and submit it to the Prime Minister for approval;

b/ To prescribe, and give specific guidance on, the list, subjects and scope of provision of public-utility telecommunication services;

c/ To formulate and implement the annual plans on the provision of public-utility telecommunication services.

3. The concerned State management bodies shall base themselves on their respective functions, tasks and powers to coordinate with the Post and Telematics Ministry in implementing the programs and plans on the provision of public-utility telecommunication services.

Article 49.- Financial mechanisms to support the provision of public-utility telecommunication services

1. The State shall support enterprises to provide public-utility telecommunication services through:

a/ Interconnection charges;

b/ The Vietnam fund for public-utility telecommunication services.

2. The Vietnam fund for public-utility telecommunication services is a State financial institution, attached to the Post and Telematics Ministry and operating not for profits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Capital contributed by telecommunication enterprises: compulsory contributions of telecommunication enterprises to the Vietnam fund for public-utility telecommunication services shall be accounted in the enterprises' production and business costs. The Prime Minister shall specify the mechanism on contributions of telecommunication enterprises;

b/ The State budget's supports for the charter capital and capital for implementing the programs assigned by the Government;

c/ Official development assistance amounts and contributions of organizations and individuals at home and abroad;

d/ Other capital sources mobilized according to law provisions.

4. The Prime Minister shall decide on the organization and operation of the Vietnam fund for public-utility telecommunication services.

Article 50.- Rights and obligations of telecommunication enterprises providing public utility telecommunication services

1. To participate on an equal basis in implementing the State programs and projects on providing public-utility telecommunication services according to law provisions.

2. To fully and timely fulfil the obligation to make financial contributions to the fund for public-utility telecommunication services according to regulations.

3. To collaborate with, and create favorable conditions for, other telecommunication enterprises to implement programs and projects on providing public-utility telecommunication services according to regulations of the State management agency in charge of telecommunications.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VIII

TELECOMMUNICATION QUALITY STANDARDS

Article 51.- System of telecommunication quality standards

1. The system of telecommunication quality standards consists of standards for compulsory application and standards for voluntary application to telecommunication equipment, networks, network interconnection, services and works.

2. Compulsorily applied standards include branch standards, Vietnamese standards and international standards publicized by the Post and Telematics Ministry for compulsory application.

3. Voluntarily applied standards are those which organizations and individuals publicize to voluntarily apply.

4. The Post and Telematics Ministry shall prescribe the formulation, promulgation and application of telecommunication quality standards.

Article 52.- Telecommunication equipment quality management

1. The quality of telecommunication equipment is managed through standard conformity certification based on the standards publicized by the Post and Telematics Ministry for compulsory application or voluntarily applied by organizations or individuals in accordance with law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Post and Telematics Ministry shall prescribe and publicize the lists of home-made and imported telecommunication equipment subject to standard conformity certification before they are permitted for circulation in the Vietnamese market or connection to public telecommunication networks.

4. Organizations and individuals are encouraged to voluntarily obtain standard conformity certificates for telecommunication equipment not included in the lists stated in Clause .3 of this Article.

5. Telecommunication equipment which are domestically circulated and imported must comply with the goods labeling regulations and other law provisions.

6. The Post and Telematics Ministry shall specify the telecommunication equipment quality management contents, forms and procedures.

Article 53.- Telecommunication service and network quality management

1. The quality of telecommunication services and networks is managed through quality publicization based on the standards publicized by the Post and Telematics Ministry for compulsory application or voluntarily applied by organizations or individuals in accordance with law provisions.

2. The Post and Telematics Ministry shall prescribe the lists of telecommunication networks and services subject to quality management and standards for compulsory application.

3. For telecommunication services and networks on the lists of those subject to quality management, telecommunication enterprises must publicize their quality standards which are not contrary to standards prescribed by the Post and Telematics Ministry for compulsory application and report to the Post and Telematics Ministry on their actual quality according to regulations. For telecommunication services and networks not on the lists stated in Clause 3 of this Article, telecommunication enterprises must formulate by themselves and publicize the quality standards applied thereto.

4. Organizations, individuals and enterprises are encouraged to voluntarily apply the quality management system. Telecommunication enterprises shall be responsible for the publicized quality standards, maintain the quality according to the publicized standards; ascertain that the owners of intranets which are operated for charges and interconnected to their networks and their telecommunication agents ensure the publicized quality of their telecommunication networks and/ or services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 54.- Telecommunication work quality management

1. The quality of telecommunication works is managed through quality inspection based on the standards publicized by State management bodies for compulsory application or voluntarily applied by telecommunication enterprises in accordance with law provisions.

2. The Post and Telematics Ministry shall prescribe the list of telecommunication works subject to quality inspection before they are commissioned.

3. The Post and Telematics Ministry shall promulgate regulations on the telecommuni­cation work quality management, inspect and handle violations related to the quality of telecommunication works.

Article 55.- Quality test

1. The Post and Telematics Ministry shall promulgate regulations on telecommunication test management in service of the quality management aiming to build up and develop telecommunication testing agencies, coordinate and combine the testing capabilities of the establishments.

2. The mutual recognition of telecommuni­cation test results between Vietnam and foreign countries as well as international organizations shall comply with the international agreements which Vietnam has signed or acceded to. The Post and Telematics Ministry is an agency representing Vietnam in participating in the agreements on mutual recognition of telecom­munication test results and the designated agency within the framework of these agreements.

Chapter IX

TELECOMMUNICATION TARIFFS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The State respects the telecommunication enterprises' right to set tariffs by themselves and to compete on tariffs according to law provisions, encourages them to raise efficiency, reduce costs of, and tariffs on, services in order to increase the society's use of services and the economy's competitiveness.

2. The State shall take necessary measures to stabilize tariffs, ensure non-discrimination in tariffs, protect the legitimate rights and interests of service users, telecommunication service providing enterprises and the State.

Article 57.- Bases for setting tariffs

1. Telecommunication service tariffs are determined on the basis of the production costs of services and the supply-demand relation on the market.

2. For services with their tariffs set by the State, their tariffs are determined also on the basis of national socio-economic development and telecommunication development policies in each period as well as the rational interrelation to telecommunication service tariffs in the region sand the world.

Article 58.- Tariff management tasks and competence

1. The Prime Minister:

a/ To promulgate telecommunication service tariff management policies and mechanisms;

b/ To decide on tariffs on important telecom­munication services which have impacts on many branches and socio-economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To decide on public-utility telecommuni­cation service tariffs (excluding services on which the tariffs are decided by the Prime Minister);

b/ To decide on tariffs on telecommunication services which have impacts on the telecom­munication market, for application to users of telecommunication enterprises holding dominant market shares;

c/ To decide on tariffs on interconnection between telecommunication enterprises;

d/ To prescribe the tariff management by telecommunication service-providing enterprises;

e/ To guide telecommunication enterprises to observe the State's regulations and decisions on telecommunication service tariff management. 3. Telecommunication enterprises:

a/ To account expenditures to determine telecommunication service costs;

b/ To set specific tariffs on telecommunication services not on the State-prescribed list strictly according to the tariff management regulations issued by competent State bodies;

c/ To observe competent State bodies' regulations and decisions on telecommunication service tariff management.

Chapter X

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 59.- Settlement of disputes between telecommunication service providers and users

1. The settlement of disputes between telecommunication service providers and users shall be effected through negotiations between the involved parties. Unless otherwise provided for in the telecommunication service provision and use contracts, the statute of limitations for dispute settlement is prescribed as follows:

a/ For tariffs, it shall be one month, counting from the date of receiving the first charge payment notice or bill or from the date of payment of service charges;

b/ For service quality standards and other violations, it shall be three months, counting from the date of service use or commission of violations.

2. Where the involved parties fail to reach any agreement through negotiations, they may request competent State bodies to settle their disputes according to law provisions.

Article 60.- Consultation, settlement of interconnection disputes between telecommuni­cation enterprises

1. Telecommunication enterprises may request the Post and Telematics Ministry to settle disputes related to interconnection of public telecommunication networks.

2. The Post and Telematics Ministry shall consider and decide on the settlement of disputes within 30 days, counting from the date of receiving the enterprises' written requests for dispute settlement. In case of refusal to settle disputes, the Post and Telematics Ministry shall have to issue written replies, clearly stating the reasons therefor to the enterprises.

3. The dispute settlement shall follow the following order:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ If the involved parties cannot reach any agreement after consultations, the Post and Telematics Ministry shall issue decisions to settle disputes within 30 days after the end of consultations. After the Post and Telematics Ministry issues dispute settlement decisions:

- The two involved parties must execute the decisions;

- Where the enterprises disagree with the Post and Telematics Ministry's decisions, they may file further requests for dispute settlement or initiate lawsuits for settlement according to law provisions. During the time of filing further requests for dispute settlement or initiating lawsuits, the two involved parties must still comply with the Post and Telematics Ministry's dispute settlement decisions.

Chapter XI

INSPECTION, EXAMINATION, HANDLING OF VIOLATIONS

Article 61.- inspection, examination

All Vietnamese and foreign organizations and individuals carrying out telecommunications related activities in Vietnam shall be subject to the inspection and examination by the specialized post and telecommunication as well as information technology inspectorates and by competent State bodies according to law provisions.

Article 62.- Handling of violations Vietnamese and foreign organizations and individuals that commit law violation acts in the telecommunication domain shall all be sanctioned for administrative violations and handled according to current law provisions.

Chapter XII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 63.- Implementation organization The Post and Telematics Ministry shall have to promulgate detailed regulations and guidance on the implementation of this Decree.

Article 64.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette. All previous regulations contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 65.- Implementation provision

The ministers, the heads of the ministerial level agencies, the heads of the Government attached agencies, and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 160/2004/NĐ-CP ngày 03/09/2004 Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.142

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.199.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!