Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 132-NĐ Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện Người ký: Nguyễn Hữu Mai
Ngày ban hành: 30/11/1956 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA  
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 132-NĐ

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1956 

 

NGHỊ ĐỊNH

ẤN ĐỊNH THỂ LỆ CHO BƯU ĐIỆN PHẢI BỒI THƯỜNG VỀ BƯU PHẨM, BƯU KIỆN BẢO ĐẢM GỬI TRONG NƯỚC BỊ MẤT, THẤT LẠC VÀ HƯ HỎNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN

Chiếu nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 20-9-1955 tách Bộ Giao thông  Công chính thành hai Bộ: Bộ Giao thông  và Bưu điện và Bộ Kiến Trúc và Thuỷ lợi;
Chiếu nghị định số 1-NĐ ngày 3-1-1956 và số 109-NĐ ngày 7-3-1955 ban hành chế độ cước phí mới áp dụng cho các bưu phẩm, bưu kiện gửi trong nước,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Ngành Bưu điện phải bồi thường về bưu phẩm bảo đảm gửi trong nước, trong các trường hợp sau đây:

a) Bưu phẩm bị mất vì khuyết điểm của bưu điện.

b) Bưu phẩm bị phát nhầm cho người không có quyền nhận mà không thu hồi lại được.

Điều 2.- Số tiền bồi thường cho mỗi bưu phẩm bảo đảm bị mất, định là 6.000đồng không phân biệt loại bưu phẩm gì( thơ, gói thơ hay bưu phẩm giá cước hạ). Ngoài số tiền bồi thường trên, bưu điện không phải hoàn lại các khoản cước đã thu và không được bồi thường về các tổn thất khác do sự mất mát gây nên.

Điều 3.- Tiền bồi thường ưu tiên phải trả cho người gửi nếu cả người gửi và người nhận cùng khiếu nại, nhưng cũng có thể trả cho  người nhận theo yêu cầu của người gửi hay được người gửi đồng ý.

Điều 4.-  Nếu bưu điện tìm được một bưu phẩm đã xem như mất hẳn và đã được bồi thường thì báo cho người gửi bưu phẩm đó biết. Trong vòng ba tháng, người gửi có thể xin hoàn bưu phẩm nhưng phải trả lại bưu điện số tiền đã bồi thường.

Quá ba tháng, nếu người gửi không đến lĩnh bưu phẩm thì bưu điện báo cho người nhận cũng có thể cùng trong một thời hạn 3 tháng kể từ ngày báo, đến lĩnh bưu phẩm nhưng phải hoàn lại bưu điện số tiền đã bồi thường. Nếu quá hạn, cả người gửi và người nhận đều không đến lĩnh thì bưu phẩm xem như vô thừa nhận và thuộc quyền sở hữu của quốc gia.

Điều 5.- Đơn khiếu nại về bưu phẩm bảo đảm chỉ được chấp nhận trong thời hạn một năm kể từ ngày ký gửi bưu phẩm.

Điều 6.- Ngành Bưu điện không phải bồi thường về bưu phẩm bảo đảm trong các trường hợp sau đây:

a) Bưu phẩm bị hư hỏng hoặc bị mất ruột.

b) Bưu phẩm bị mất hẳn vì trường hợp đặc biệt không thể nào tránh được ( cướp, cháy. đắm thuyền, tai nạn xe cộ, gặp chiến sự , thiên tai, bão, lut).

c) Bưu phẩm bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu vì dùng các đồ vật thuộc loại cấm gửi ( như thuộc loại có hại đến an ninh quốc gia hoặc trái với thuần phong mỹ tục).

Điều 7.-  Ngành Bưu điện phải bồi thường về bưu kiện gửi trong nước các trường hợp sau đây:

a) Bưu kiện bị mất hẳn, mất một phần hay cả ruột hoặc hư hỏng vì khuyết điểm của bưu điện.

b) Bưu kiện bị phát nhầm cho người không có quyền nhận mà không thu hồi lại được.

Điều 8.-  Số tiền bồi thường tối đa cho mỗi bưu kiện bị mất hẳn, bị mất ruột hoặc bị hư hỏng quy định như sau:

- Bưu kiện loại 3 ki- lô bồi thường 25.000đồng.

- Bưu kiện loại 5 ki- lô bồi thường 35.000đồng.

- Bưu kiện loại 10 ki- lô bồi thường 57.000đồng nhưng nếu giá trị của bưu kiện bị mất hẳn hay của bưu kiện bị mất ruột hay hư hỏng ít hơn số tiền bồi thường tối đa quy định trên thì chỉ bồi thường theo giá trị bưu kiện bị mất hẳn hay của phần bưu kiện bị móc ruột hay hư hỏng, ngoài ra bưu điện không bồi thường  về các tổn thất khác do sự mất mát hoặc hư hỏng gây nên.

Điều 9.-  Khi bồi thường, bưu điện căn cứ vào các hoá đơn gửi kèm theo bưu kiện bị mất ruột hay bị hư hỏng.

Trường hợp bưu kiện bị mất hẳn, hoặc không có hoá đơn gửi kèm theo bưu kiện bị mất ruột hay hư hỏng thì bưu điện căn cứ vào giá thị trường của loại hàng đó ở nơi gửi và lúc gửi bưu kiện mà quy định bồi thường.

Nhưng trong mọi trường hợp, bưu điện chỉ bồi thường  như đã ấn định trong điều 8.

Điều 10.-  Tiền bồi thường ưu tiên phải trả cho cho người gửi nếu cả người gửi và người nhận cùng khiếu nại. Trường hợp bưu kiện chỉ hư hỏng hoặc mất một phần ruột và người nhận đồng ý nhận thì tiền bồi thường trả cho người nhận nếu họ yêu cầu khi lĩnh bưu kiện.

Trường hợp bị mất hẳn, tiền bồi thường cũng có thể trả cho người nhận nếu được sự đồng ý của người gửi hoặc nếu người gửi yêu cầu.

Điều 11.-  Trường hợp phải bồi thường vì bưu kiện bị mất hẳn hoặc bị hoàn toàn hư hỏng vì khuyết điểm của bưu điện thì bưu điện còn phải hoàn lại toàn bộ  cước phí đã thu ( cước vận chuyển và cước thủ tục).

Trường hợp người nhận từ chối không lĩnh vì bưu kiện bị hư hỏng hay bị mất ruột một phần và do bưu điện gây nên, thì cũng phải hoàn lại toàn bộ cước phí.

Trong mọi trường hợp khác thì không hoàn lại

Điều 12.-  Nếu bưu điện tìm được một bưu kiện đã xem như bị mất hẳn và đã được bồi thường thì báo cho người gửi bưu kiện đó biết. Trong vòng ba tháng người gửi có thể xin hoàn bưu kiện nhưng phải trả lại bưu điện số tiền đã bồi thường.

Quá ba tháng, nếu người gửi không đến lĩnh bưu kiện thì bưu điện báo cho người nhận có thể cùng trong một thời hạn ba tháng kể từ ngày báo đến lĩnh bưu kiện nhưng phải trả lại bưu điện số tiền đã bồi thường. Nếu quá hạn, cả người gửi và người nhận đều không đến lĩnh thì bưu kiện xem như vô thừa và thuộc quyền sở hữu của quốc gia.

Điều 13.- Đơn khiếu nại về bưu kiện chỉ được chấp nhận trong thời hạn một năm kể từ ngày ký gửi bưu kiện

Điều 14.-  Ngành Bưu điện không phải bồi thường về bưu kiện trong các trường hợp xảy ra sau đây:

a) Bưu kiện bị mất hoặc bị hư hỏng vì trường hợp đặc biệt không thể nào tránh được (cướp, cháy, đắm thuyền, tai nạn xe cộ, gặp chiến sự hay thiên tai bão, lụt).

b) Bưu kiện bị hư hỏng, mất ruột, vì người gửi gói bọc sơ sài, không chắc chắn, không đúng thể lệ mà vẫn ghi chú, yêu cầu bưu điện chuyển đi, nên xảy ra rách, nát, dập vỡ trong khi chuyên chở.

c) Bưu kiện bị hư hỏng vì tính chất của các đồ vật đựng trong bưu kiện dễ bị hỏng.

d) Bưu kiện bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu vì dùng các đồ vật thuộc loại cấm gửi (như thuộc loại có hại đến an ninh quốc gia hoặc trái với thuần phong mỹ tục).

Điều 15.- Nghị định này thi hành kể từ ngày ký

Các nghị định và thể lệ trước trái với nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 16.-  Các ông Chánh Văn phòng Bộ Giao thông và Bưu điện và Tổng Cục trưởng Tổng Cục Bưu điện chiếu nghị định thi hành.

 

 

K.T BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
THỨ TƯỞNG




Nguyễn Hữu Mai

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 132-NĐ ngày 30/11/1956 về việc ấn định thể lệ cho bưu điện phải bồi thường về bưu phẩm, bưu kiện bảo đảm gửi trong nước bị mất, thất lạc và hư hỏng do Bộ trưởng Bộ Giao Thông và Bưu Điện ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.112.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!