ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày
18 tháng 7 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH
ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Quyết định số
2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ
liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch
triển khai thực hiện với nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả Quyết định
số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án “Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”.
- Ứng dụng công nghệ thông tin
vào đăng ký, quản lý hộ tịch với cấu trúc chuẩn chung tại tất cả các cơ quan
đăng ký hộ tịch, đáp ứng tốt nhất yêu cầu đăng ký, quản lý hộ tịch theo Luật Hộ
tịch và giải quyết thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch trực tuyến, có khả
năng kết nối để cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở
dữ liệu chuyên ngành khác có liên quan.
2. Yêu cầu
- Thực hiện đúng, đầy đủ những
nội dung nhiệm vụ, đã được đưa ra trong Đề án, phù hợp với tình hình thực tiễn
trên địa bàn tỉnh.
- Xác định các hoạt động cụ thể,
thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc tổ
chức triển khai thực hiện Đề án.
- Bảo đảm phù hợp với chủ
trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính nói
chung, trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Rà soát hiện trạng ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn
tỉnh, đề xuất phương án nâng cấp, trang bị mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin
a) Khảo sát, đánh giá về cơ sở vật chất, hạ tầng để triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin về đăng ký, quản lý hộ tịch tại địa phương (số
lượng, chất lượng máy tính, hạ tầng mạng, phần mềm đang sử dụng; trình độ của đội
ngũ công chức làm công tác hộ tịch...).
b) Đề xuất phương án nâng cấp, trang bị mới cơ sở hạ tầng kỹ
thuật công nghệ thông tin theo hướng: UBND tỉnh cấp kinh phí mua máy tính, máy
in mới để trang bị cho UBND các xã chưa được trang bị đảm bảo cho việc triển
khai đồng bộ Phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch trên toàn tỉnh. Các cơ quan
đăng ký và quản lý hộ tịch (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và UBND cấp xã) tự đăng
ký kết nối internet cho máy tính phục vụ công tác hộ tịch. Việc sửa chữa, bảo
dưỡng, nâng cấp máy tính, máy in của UBND cấp xã sau thời gian bảo hành sẽ do
các đơn vị tự bố trí kinh phí để tiến hành.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố; UBND các xã,
phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Quý III năm 2016.
2. Triển khai ứng dụng phần
mềm đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch
Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan trên địa
bàn tỉnh lập đề cương chi tiết theo phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng
chung của Bộ Tư pháp. Phần mềm chuẩn dùng chung về đăng ký, quản lý hộ tịch được
xây dựng trên cơ sở tin học hóa các quy định về trình tự, thủ tục đăng ký khai
sinh, khai tử, kết hôn và các việc hộ tịch khác theo quy định của Luật Hộ tịch,
Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch và Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày
16/11/2015 của Bộ Tư pháp.
Việc sử dụng internet để phục vụ công tác
đăng ký và quản lý hộ tịch phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật
về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2016.
3. Tổ chức việc đào tạo,
chuyển giao công nghệ liên quan đến các giải pháp kỹ thuật công nghệ (cài đặt,
kết nối, vận hành phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung)
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan
cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch theo tiêu chuẩn
dùng chung của Bộ Tư pháp. Tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ
công chức làm công tác hộ tịch trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng phần mềm
đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Bộ Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông; Công an tỉnh;
UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn.
-Thời
gian thực hiện: Năm 2016 và các năm tiếp theo.
4. Xây dựng phương án để cập
nhật dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy (hiện đang được lưu trữ tại Sở Tư pháp, cấp huyện,
cấp xã) vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc. Các đơn vị đã áp dụng phần
mềm do công ty bên ngoài cung cấp có kế hoạch trích xuất dữ liệu hộ tịch đã nhập
của phần mềm hộ tịch trước đó (nếu có) để chuyển vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện
tử toàn quốc
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường,
thị trấn.
- Đơn vị phối hợp: Bộ
Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và các năm tiếp theo.
5. Sơ kết việc áp dụng phần
mềm đăng ký và quản lý hộ tịch, tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp để tiếp tục hoàn
thiện phần mềm dùng chung về đăng ký và quản lý hộ tịch
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường,
thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2017 (theo kế hoạch của Bộ Tư pháp).
6. Tập trung duy trì, vận
hành củng cố hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo hướng hiện đại
theo quy định của Luật Hộ tịch; quản lý, khai thác, sử dụng an toàn, có hiệu quả
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Công an tỉnh; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường,
thị trấn.
- Thời gian thực hiện: Năm
2018 và những năm tiếp theo.
III. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Tổng dự toán kinh phí:
3.044.250.000 đồng (Ba tỷ không trăm bốn mươi bốn triệu
hai trăm năm mươi nghìn đồng).
- Kinh phí thực hiện Đề án được bảo đảm từ nguồn ngân sách
nhà nước cấp cho Đề án, kinh phí thường xuyên của Sở tư pháp, UBND các huyện và
kinh phí cho thuê từ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
- Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn chi sự nghiệp,
chi thường xuyên và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch.
(Có dự toán kinh phí kèm
theo).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Tư pháp: Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch này, đồng thời theo dõi, kiểm
tra, hướng dẫn, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch; lập dự toán
kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả
thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định dự toán kinh phí
trình UBND tỉnh quyết định.
3. UBND các huyện, thành
phố:
- Xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ
chức có trách nhiệm bố trí nguồn nhân lực đúng tiêu chuẩn, đủ năng lực làm công
tác hộ tịch tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bảo đảm kinh phí và các điều kiện về cơ sở vật chất,
trang thiết bị để thực hiện xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử tại địa phương, bảo đảm tốt hệ thống thông tin hộ tịch, việc kết nối chia
sẻ với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
4. Các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính, Tư pháp: Đề
xuất bố trí kinh phí từ các nguồn: Sự nghiệp công nghệ thông tin; vốn đầu tư
phát triển và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.
5. Các
Sở, ngành có liên quan: Phối hợp với Sở Tư pháp
trong việc triển khai các hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả các nội dung
của Đề án.
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, nếu phát
sinh những khó khăn, vướng mắc, Sở Tư pháp cần kịp thời tổng hợp, báo cáo để Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung hoặc báo cáo Bộ Tư pháp chỉ đạo
kịp thời./.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Thưởng
|