ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 45/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 24
tháng 02 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, ĐẠO ĐỨC,
LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO THANH NIÊN, THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG GIAI
ĐOẠN 2022 - 2030” TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Thực hiện Quyết định số
1142/QĐ-LĐTBXH ngày 25/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 311/QĐ-TTg ngày 05/3/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống
văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn
2022 - 2030” trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi tắt là Quyết định
311); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên
không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030” trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (sau
đây gọi tắt là Kế hoạch) như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng,
qua đó góp phần xây dựng thế hệ trẻ có lý tưởng cách mạng, bản lĩnh vững vàng,
giàu lòng yêu nước, có tri thức, văn hóa, có ý thức tuân thủ pháp luật, trách
nhiệm với cộng đồng, có ước mơ, hoài bão, khát vọng và trau dồi kiến thức khoa
học kỹ thuật trên ghế nhà trường, đồng thời tiếp thu kỹ năng hội nhập quốc tế
trong kỷ nguyên số hóa cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
b) Hình thành và phát triển các
kỹ năng nhận diện, xử lý, làm chủ thông tin và các công cụ, phương tiện kỹ thuật
trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trên
không gian mạng; chủ động sàng lọc, nhận diện được các thông tin “xấu”, “độc”,
tiếp nhận thông tin tích cực trên không gian mạng, đấu tranh, phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp, góp phần
tích cực hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
2. Yêu cầu
a) Xác định đầy đủ, cụ thể nhiệm
vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu của các cơ quan, đơn vị để triển khai Quyết định
311 trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
b) Các nội dung của Kế hoạch được
thực hiện nghiêm túc, chất lượng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ sở
giáo dục nghề nghiệp.
c) Thường xuyên kiểm tra các hoạt
động của các cơ quan báo chí, rà soát nội dung các cổng/trang thông tin điện tử,
mạng xã hội, điểm truy cập internet và nội dung trò chơi trực tuyến đảm bảo giữ
gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, hướng
dẫn giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức triển khai thực
hiện.
II. CÁC CHỈ
TIÊU
1. Đến năm 2025, phấn đấu
trên 90% và đến năm 2030, đạt 100% học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp được
tuyên truyền và tích cực thực hiện Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
2. Đến năm 2025, phấn đấu
trên 80% và đến năm 2030, đạt 100% đoàn viên là học sinh, sinh viên giáo dục
nghề nghiệp kết nạp mới được học lý luận chính trị trên Cổng thông tin điện tử,
học lý luận chính trị dành cho đoàn viên.
3. Đến năm 2025, đạt
trên 80% và đến năm 2030, đạt 100% cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới,
nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, đấu
tranh trên không gian mạng.
4. Đến năm 2025, phấn đấu
trên 70% và đến năm 2030, đạt 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng tài liệu
và giảng dạy kỹ năng thích ứng và sử dụng không gian mạng an toàn, tích cực, hiệu
quả cho học sinh, sinh viên.
5. Đến năm 2025, đạt
trên 80% và đến năm 2030, phấn đấu đạt 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp có các
kênh thông tin trên không gian mạng để kết nối, tập hợp, tương tác, tuyên truyền,
định hướng tư tưởng cho học sinh, sinh viên.
III. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
1. Tuyên
truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên khi tham
gia các hoạt động trên không gian mạng an toàn, hiệu quả
a) Tuyên truyền sâu rộng các chủ
trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến
không gian mạng, an toàn thông tin trên môi trường mạng, về chuyển đổi số, kinh
tế số, xã hội số, công dân số. Tăng cường tuyên truyền, giúp học sinh, sinh
viên giáo dục nghề nghiệp nhận diện rõ bản chất của các quan điểm sai trái, luận
điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị.
b) Tuyên truyền về những chủ
trương, các cuộc vận động, các giải pháp, các mô hình nhằm định hướng, giáo dục
học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp khi tham gia các hoạt động không lành
mạnh trên không gian mạng.
c) Thường xuyên cung cấp những
vấn đề mới, những nội dung có tính dự báo về sự vận động và phát triển của
internet, của mạng xã hội, nhất là những trào lưu mới, phương thức mới trên
không gian mạng cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề
nghiệp.
d) Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp,
các ngành với gia đình, nhà trường chủ động tuyên truyền, giáo dục, cung cấp những
thông tin, kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề
nghiệp.
đ) Tổ chức các chiến dịch truyền
thông dành cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp gắn với các ngày kỷ niệm,
các ngày lễ lớn hoặc các sự kiện lớn của đất nước.
2. Giám
sát, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng ảnh
hưởng tiêu cực đến học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp
a) Xây dựng kế hoạch thực hiện
Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa trên không gian mạng và Bộ Quy
tắc ứng xử trên mạng xã hội cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp.
b) Tăng cường công tác phối hợp,
tiến hành rà soát và yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan áp dụng
biện pháp phù hợp xử lý các kênh thông tin có nội dung tiêu cực, thông tin sai
sự thật, xuyên tạc, kích động, tác động xấu đến học sinh, sinh viên theo đề nghị
của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
c) Bảo vệ bí mật đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân của học sinh, sinh viên khi tham gia các hoạt động trên
không gian mạng theo đúng quy định của pháp luật; ngăn chặn, xử lý theo quy định
của pháp luật hành vi lợi dụng không gian mạng để xâm hại quyền riêng tư của học
sinh, sinh viên.
d) Tăng cường phối hợp liên
ngành, kiểm soát chặt chẽ các ấn phẩm văn hóa, các trò chơi trực tuyến có yếu tố
bạo lực, trái với truyền thống văn hóa dân tộc, thuần phong, mỹ tục của dân tộc
trên không gian mạng; phát hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý
nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các nhà sản xuất, các doanh
nghiệp cung cấp trò chơi trực tuyến, ấn phẩm sách, báo, video trực tuyến có yếu
tố bạo lực, khiêu dâm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của học sinh, sinh
viên.
đ) Phát hiện, kịp thời ngăn chặn
những thông tin xấu, độc; chủ động đấu tranh phản bác trực diện những luận điệu
xuyên tạc của các thế lực thù địch theo nội dung, lĩnh vực và nhóm đối tượng cụ
thể; tố giác hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng.
3. Triển
khai hiệu quả Cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”
trên không gian mạng tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
a) Tăng cường đăng tải những
thông tin chính thống, tích cực liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước và quá trình cụ thể hóa thực hiện của các cấp,
các ngành; các thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội có tác động tích cực đến
suy nghĩ, quan niệm, lối sống của học sinh, sinh viên; các thông tin có mục
đích, định hướng tốt, có tính phản biện và tinh thần xây dựng cao.
b) Tăng số lượng, tần suất đăng
tải những câu chuyện truyền cảm hứng về việc làm tốt, hành động đẹp thể hiện
lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; những tấm gương người tốt, việc tốt,
thể hiện tinh thần trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, nhân hậu của con người,
tinh thần quả cảm, trung thực, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân vì đất nước
và cộng đồng; về những tấm gương vượt khó vươn lên, thành công trong cuộc sống
và có những đóng góp thiết thực cho xã hội.
c) Triển khai các đợt thi đua
cao điểm, tuần cao điểm gắn với kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, của dân tộc,
của ngành, cơ quan, đơn vị; đồng loạt đăng tải tin tốt, câu chuyện đẹp trên
không gian mạng, trong đó, chú trọng đăng tải trên các nền tảng số, mạng viễn
thông, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, báo điện tử, mạng xã hội.
d) Phát hiện, tôn vinh, kịp thời
biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Cuộc vận động.
đ) Khuyến khích, vận động văn
nghệ sĩ, đặc biệt là văn nghệ sĩ trẻ, người nổi tiếng, có uy tín đăng tải các
thông tin tích cực, câu chuyện ý nghĩa; chủ động sản xuất, thực hiện các sản phẩm
tuyên truyền tích cực hướng đến học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
4. Xây dựng,
nâng cấp, vận hành, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các kênh thông tin
trên không gian mạng
a) Tiến hành rà soát, đánh giá
thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin, kỹ thuật, các trang thiết bị, nguồn
nhân lực phục vụ công tác thông tin dành cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
hoạt động của các kênh thông tin phục vụ công tác giáo dục lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên; đảm bảo hiệu quả, hiện đại,
đáp ứng nhu cầu của sự phát triển.
c) Phối hợp với các cơ quan báo
chí xây dựng các chuyên mục riêng về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên trên các trang báo điện tử.
d) Triển khai ứng dụng di động
“Thanh niên Việt Nam” phục vụ công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống văn hóa cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
5. Tổ chức
hiệu quả các hoạt động sử dụng không gian mạng để thu hút, tập hợp học sinh,
sinh viên
a) Tuyên truyền, vận động học
sinh, sinh viên tích cực tham gia các cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch
sử dựng nước và giữ nước, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam dành cho học
sinh, sinh viên.
b) Sử dụng không gian mạng và
áp dụng công nghệ số để nắm bắt các thông tin, dữ liệu về thanh niên, tâm lý,
nguyện vọng và xu hướng vận động của giới trẻ để kịp thời đề xuất các giải pháp
tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh
viên giáo dục nghề nghiệp.
c) Tổ chức các hoạt động giao
lưu, đối thoại, gặp gỡ học sinh, sinh viên trên không gian mạng. Hằng năm, lãnh
đạo nhà trường đối thoại với học sinh, sinh viên tối thiểu 01 lần/năm theo cả
02 phương thức trực tiếp và trực tuyến.
d) Tăng cường công tác phối hợp
giữa nhà trường và các tổ chức, cơ quan chức năng trong ứng dụng các kênh thông
tin tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên.
đ) Xây dựng và tổ chức các
chương trình đào tạo trực tuyến trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành xã hội
cho học sinh, sinh viên.
6. Tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng, kết nối đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách công tác học
sinh, sinh viên, giáo viên, thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống văn hóa cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp trên không
gian mạng
a) Phát huy đội ngũ trí thức
khoa học công nghệ trẻ, có tâm huyết trong việc kết nối, chia sẻ thông tin và dẫn
dắt học sinh, sinh viên truyền thụ lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn
hóa.
b) Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức,
kỹ năng tương tác và thực hành trên không gian mạng như: kỹ năng thiết kế các ấn
phẩm tuyên truyền, kỹ năng viết tin, bài; kỹ năng truyền thông... cho đội ngũ
cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách công tác học sinh, sinh viên, giáo viên làm
công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh,
sinh viên.
c) Thành lập các đội hình, mô
hình tập hợp học sinh, sinh viên yêu thích lý luận chính trị, tạo diễn đàn trực
tuyến trao đổi kỹ năng, nghiệp vụ cho thanh niên, học sinh, sinh viên giáo dục
nghề nghiệp trong giáo dục lý tưởng cách mạng.
d) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
thành lập đội hình thanh niên tình nguyện tuyên truyền, lan tỏa tin tốt và đấu
tranh phản bác thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.
đ) Khuyến khích các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp thành lập và tổ chức hoạt động bộ phận “Tổng đài hỗ trợ và ứng
cứu học sinh, sinh viên trên không gian mạng”, phát hiện và xử lý các sự việc
tác động tiêu cực đến học sinh, sinh viên; hỗ trợ, giải đáp các thắc mắc, ứng cứu
học sinh, sinh viên khi gặp phải tình huống xấu trong quá trình tham gia các hoạt
động trên không gian mạng.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện theo Chương
trình số 29/CTr-UBND ngày 02/6/2022 của UBND tỉnh thực hiện “Giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên
không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030”; nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự
toán ngân sách hằng năm của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn vốn huy động, xã hội hoá và các nguồn
lực hợp pháp khác.
Hằng năm các cơ quan, đơn vị sử
dụng dự toán chi thường xuyên được giao và các nguồn tài chính hợp pháp khác
theo quy định để thực hiện Kế hoạch. Đối với các nội dung nhiệm vụ theo Kế hoạch
không thuộc nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan được giao nhiệm vụ lập dự
toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện
các nội dung của Kế hoạch; tham mưu văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan,
đơn vị phối hợp với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện hiệu quả
Kế hoạch trên địa bàn.
- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc
triển khai Kế hoạch trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn, định kỳ
hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề
nghiệp).
- Tham mưu tổ chức sơ kết, tổng
kết và định kỳ hằng năm báo cáo kết quả triển khai thực hiện tại địa phương.
2. Sở Tài chính
Tham mưu trình cấp có thẩm quyền
bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, kiểm tra việc quản
lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn
các cơ quan báo chí truyền thông, hệ thống thông tin cơ sở, Báo Lạng Sơn, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên không gian mạng. Đẩy
mạnh công tác quản lý nhà nước đối với việc kiểm tra, thanh tra xử lý sai phạm
đối với công tác báo chí, xuất bản phẩm và thông tin trên mạng xã hội.
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá
rút kinh nghiệm; tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hàng năm gửi báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội trong việc triển khai nhiệm vụ, giải pháp liên quan.
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá
rút kinh nghiệm; tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hàng năm gửi báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh.
5. Đề nghị Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh tỉnh
Phối hợp kiểm tra, đánh giá rút
kinh nghiệm; sơ kết, tổng kết và định kỳ hàng năm gửi báo cáo tình hình, kết quả
thực hiện Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo
UBND tỉnh.
6. Các sở, ban, ngành khác
có liên quan
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khát vọng sống cho thanh niên, học sinh, sinh viên
trên không gian mạng.
- Phối hợp kiểm tra, đánh giá
rút kinh nghiệm; tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hàng năm gửi báo cáo tình
hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh.
7. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí, huy động nguồn
lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện trên địa bàn để triển khai thực
hiện Kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
8. Các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp
- Xây dựng Kế hoạch chi tiết, cụ
thể và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm phù hợp với tình hình thực
tế tại cơ sở.
- Khuyến khích, động viên, tuyên
dương các tập thể, cá nhân, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh,
sinh viên tích cực, tiêu biểu tham gia các hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng,
rèn luyện đạo đức, lối sống trên không gian mạng.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và định
kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
theo quy định.
UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan,
đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch. Trong
quá trình triển khai thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh;
- C, PCVP UBND tỉnh,
các Phòng CM, Trung tâm TT;
- Lưu: VT, KGVX(NCD).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương Trọng Quỳnh
|