ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
266/KH-UBND
|
Hà Giang, ngày 17 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ GIANG NĂM
2017
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin; Luật giao dịch điện tử;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 07 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát
triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày
14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử (sau đây gọi tắt là Nghị quyết
36a/NQ-CP).
Căn cứ Quyết
định số 1819/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động
của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định 1819/QĐ-TTg);
Căn cứ Văn bản số
1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành
Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0.
Căn cứ Kế hoạch số 167/KH-UBND ngày
26 tháng 10 năm 2015 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020.
Căn cứ Văn bản số 2718/BTTTT-THH ngày
10 tháng 8 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 và xây dựng
kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước
năm 2017.
II. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
CNTT NĂM 2016
A. Những kết quả đạt được
1. Môi trường pháp lý
Nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết
36a/NQ-CP, Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm ban hành và triển khai
các kế hoạch, chương trình, chính sách, quy định để tạo điều
kiện đẩy mạnh ứng dụng và phát triển ứng dụng CNTT trong
các cơ quan nhà nước gồm:
+ Chương trình số 138-CTr/TU của Ban
chấp hành Đảng bộ tỉnh ngày 20/4/2015 thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
+ Kế
hoạch số 167/KH-UBND ngày 26 tháng
10 năm 2015 của UBND tỉnh về ứng dụng
CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang giai đoạn
2016 - 2020.
+ Chỉ thị số 1272/CT-UBND ngày 23/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về
việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử và ứng dụng chữ ký số trong hoạt động cơ
quan nhà nước tỉnh Hà Giang;
+ Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 quy định quản lý, vận hành
và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc trên địa bàn tỉnh Hà
Giang;
2. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
- Hầu hết các huyện, thành phố, xã
phường, thị trấn đã có cáp quang đến trung tâm; Số trạm thu phát
sóng (BTS) đạt 1.085 trạm (601 trạm 2G, 484 trạm 3G). Tỷ lệ xã, phường thị trấn
có sóng 3G tại trung tâm đạt 85%; Tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98%,
riêng khu vực trung tâm, tập trung đông dân cư đạt 100%;
- Tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức,
viên chức tiếp tục được nâng lên, tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện đạt
92%; Tỷ lệ máy tính kết nối internet đạt 95,8%;
- Các cơ quan hành chính nhà nước cấp
tỉnh, huyện đã hoàn thành việc triển khai và mạng nội bộ LAN, trang bị máy chủ
và các phần mềm, phần cứng an toàn thông tin, đảm bảo khả năng kết nối với
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
- Mạng truyền số liệu chuyên dùng đã
được đầu tư phục vụ kết nối các hệ thống giao ban điện tử của tỉnh với Trung
ương; Hệ thống giao ban trực tuyến của UBND tỉnh với UBND các huyện, thành phố; Hệ thống giao ban điện tử ngành
Thông tin và Truyền thông.
- Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
đã đi vào hoạt động, trở thành hạ tầng kỹ thuật CNTT quan trọng, cho phép kết nối,
liên kết tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin
của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Đảm bảo các hệ thống giao ban điện
tử đa phương tiện của tỉnh, hệ thống trực
tuyến của Trung ương tại tỉnh và hệ thống trực tuyến ngành Thông tin và Truyền
thông hoạt động thường xuyên, phục vụ kịp thời chỉ đạo điều hành của các cấp
chính quyền, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần cải cách hành chính. Tháng
9/2016, UBND tỉnh ký phê duyệt dự án Nâng cấp và mở rộng hệ thống giao ban trực
tuyến của tỉnh sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo tương thích với các thiết bị,
công nghệ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo liên thông từ tỉnh tới các huyện, thành
phố và 34 xã, biên giới (Quyết định số 2125/QĐ-UBND
ngày 09/9/2016)
- Các Phần mềm kế toán, phần mềm soạn
thảo văn bản, phần mềm diệt virus... được các cơ quan đơn vị quan tâm triển
khai, cập nhật phiên bản thường xuyên, hiệu quả.
- Triển khai đưa vào sử dụng toàn diện
và thống nhất phần mềm Quản lý Văn bản điều hành điện tử (VNPTIOffice) đến 100%
Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND
các xã phường, thị trấn. Lượng văn bản điện tử trên phần mềm VNPTiOffice trao đổi
liên thông giữa các cơ quan, đơn vị 2.848 văn bản điện tử/ngày; với gần 16.000
lượt CBCCVC được tham gia tập huấn, sử dụng. Hà Giang được Chính phủ đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu
trong việc hoàn thành kết nối phần mềm quản lý
văn bản và điều hành công kết nối trên trục liên thông và phản hồi trạng thái
văn bản với Văn phòng chính phủ. Đồng thời, là một trong những tỉnh/thành phố
đi đầu trong việc công khai tình hình xử lý văn bản điện tử, tình hình xử lý hồ
sơ thủ tục hành chính trên Cổng thông tin Chính phủ. Dự kiến năm 2016, tỉnh sẽ
hoàn thành việc tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc trên địa
bàn tỉnh.
- Tổ
chức nâng cấp, duy trì, vận hành hiệu quả hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh
Hà Giang; tổ chức rà soát, điều chỉnh, cấp mới hộp thư điện tử công vụ cho cán
bộ công chức các cấp trên địa bàn tỉnh đồng thời cập nhật số điện thoại, hồ sơ
danh bạ công chức điện tử trên Cổng thông tin điện tử. Duy trì và thay đổi tin
nhắn thương hiệu (Brandname) gắn với địa chỉ thư điện tử của 13 đồng chí lãnh đạo tỉnh trên hệ thống thư
điện tử công vụ.
- Tổ chức cấp, tập huấn, hướng dẫn sử
dụng chứng thư số của Ban cơ yếu Chính phủ cho cán bộ, công chức, viên chức có thẩm quyền ký trong hoạt động cơ quan hành chính
nhà nước, với tổng số 1.664 chứng thư số. Trong đó: 425 chứng thư số của lãnh đạo
các Sở, ban, ngành của tỉnh; 597 chứng thư số của lãnh đạo UBND các huyện, thành phố và 642 chứng thư số
cho lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn.
- Ngày 25/5/2016, Văn phòng Tỉnh ủy
đã ban hành văn bản số 201-CV/TU về việc gửi nhận văn bản điện tử trên mạng nội
bộ Đảng và Gov; ngày 31/5/2016, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số
1640/UBND-CNGTXD về việc gửi nhận văn bản điện tử trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc
(vnptioffice). Theo đó, từ ngày 01/6/2016, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh
gửi, nhận văn bản điện tử đến các cơ quan trên phần mềm quản lý văn bản
(vnptioffice), thư điện tử công vụ của tỉnh. Ước tính 70% văn bản không mật
trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh sử dụng dưới dạng điện tử (bao gồm cả
các văn bản trình song song cùng văn bản giấy). 65% văn bản trao đổi giữa các
cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng
văn bản giấy); và 20% văn bản trao đổi giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện
tử và có ứng dụng chữ ký số (không gửi văn bản giấy); 80% văn bản trao đổi
trong nội bộ cơ quan nhà nước được sử dụng hoàn toàn trên môi trường mạng;
- Một số cơ quan, đơn vị cũng đã quan
tâm triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
chuyên ngành như: Ứng dụng GIS quản lý hạ tầng bưu chính, viễn thông trên địa
bàn tỉnh Hà Giang; Phần mềm Tổng hợp quyết
toán ngân sách; Phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp; hệ thống thông tin
TABMIS; Phần mềm quản lý y tế xã phường
liên thông; Quản lý nhân sự ngành Y tế; Phần mềm quản lý trường học; Quản lý
tài sản công; Ứng dụng WebGIS xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường; Xây dựng hệ
thống báo cáo nhanh phòng chống lụt bão của tỉnh; Đầu tư thiết bị, phát triển
phần mềm cảnh báo cháy rừng; Xây dựng thư viện điện tử phục vụ xây dựng nông
thôn mới; phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; phần
mềm dịch vụ công trực tuyến ngành Tài nguyên và Môi trường, Ứng dụng GIS trong
quản lý không gian du lịch...
- Ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục
được quan tâm triển khai đồng bộ, hiệu quả. Trang thông tin điện tử của Sở Giáo
dục và Đào tạo liên kết, tích hợp thông tin với trên 217 Trang thông tin quản
lý giáo dục của 100% các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường Trung học phổ thông,
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Trung học cơ
sở trên địa bàn tỉnh. 100% các cơ sở giáo dục, trường học sử dụng phần mềm
quản lý trường học, quản lý điểm thi, quản
lý thi nghề phổ thông. Hệ thống thư điện tử nội bộ ngành giáo dục Hà Giang được
triển khai tới các cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh cuối cấp với tên miền
@hagiang.edu.vn. Phần mềm thi đua khen thưởng, Phần mềm thống kê phổ cập giáo dục
và chống mù chữ triển khai tới 100% cơ sở giáo dục, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của ngành giáo dục trên các cấp
học trên địa bàn tỉnh, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới phương thức dạy và học,
đổi mới thi cử và đánh giá chất lượng giáo dục. Năm 2016, tỉnh đã cho chủ
trương triển khai phần mềm quản lý giáo dục
vnEdu, quản lý bệnh viện VNPT-HIS toàn tỉnh.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Xây dựng Chuyên mục Tiếp xúc cử tri
với Đại biểu HĐND tỉnh trên Trang thông tin điện tử “Đại biểu nhân dân tỉnh Hà
Giang” của HĐND tỉnh, tạo kênh thông tin, trao đổi trực tuyến và giải đáp các
thắc mắc, kiến nghị của cử tri liên quan đến các cơ chế chính sách..., chuyển ý
kiến, kiến nghị đến Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 thông qua
Trang thông tin điện tử “Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Giang” tại mục txct.hagiang.gov.vn.
- Hệ thống Cổng/Trang thông tin điện
tử được triển khai và đưa vào hoạt động hiệu quả gồm: 01 Cổng thông tin điện tử
của tỉnh; 47 trang thông tin điện tử thành phần của Sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể của
tỉnh và 11 Trang thông tin điện tử thành phần của các xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Tổ chức cấp tên miền và liên kết vào Cổng
thông tin điện tử của tỉnh theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Thủ tướng
Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm 2016: Cổng thông tin điện tử tỉnh đã tập trung
tuyên truyền về các sự kiện chính trị của
tỉnh, hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, đăng tải và biên tập các thông tin về
hoạt động lãnh chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo tỉnh về phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh - quốc phòng trên cổng thông tin điện tử của tỉnh như:
+ Tuyên truyền về ngày truyền thống
ngành thông tin và truyền thông (28/8) và 10 năm thành lập sở thông tin và truyền
thông (2006-2016) và chào mừng 71 năm ngày cách mạng tháng tám thành công
(19/8/1945-19/8/2016) và quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(2/9/1945-2/9/2016). Tuyên truyền về Chương trình hành động Quốc gia về bình đẳng
giới trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020, tuyên truyền phòng, chống
tác hại của thuốc lá; phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm bắt cóc, chiếm đoạt trẻ
em; Tuyên truyền về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế và kỷ niệm ngày BHYT Việt
Nam 01/7/2016; Hỗ trợ tuyên truyền Diễn đàn Hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu
Long - Hậu Giang năm 2016; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kỳ thi
THPT quốc gia năm 2016; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm; Tuyên truyền hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về Xây dựng Đảng; Tuyên
truyền về lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016; Tuyên truyền theo chủ đề giáo
dục đời sống gia đình; đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tuyên truyền quảng
bá Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ II.
+ Thu thập, biên tập và cập nhật 1660
tin, bài. Cập nhật 11 số công báo điện tử của UBND tỉnh. Cập nhật 547 văn bản
điều hành của tỉnh.
+ Tiếp tục cập nhật mới, sửa đổi, hủy
bỏ 534 thủ tục hành chính của các Sở: Tài nguyên và Môi trường (269 thủ tục);
Thông tin và Truyền thông (20 thủ tục); Tư pháp (26 thủ tục); Y tế (88 thủ tục);
Giáo dục và Đào tạo (09 thủ tục); Xây dựng (14 thủ tục); Ban Dân tộc (01 thủ tục);
Sở Nội vụ (29 thủ tục); Sở Xây dựng (14 thủ tục); Sở Nội vụ (29 thủ tục); Sở Y
tế (2 thủ tục); Ngân hàng nhà nước (33 thủ tục) lên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
+ Tiếp tục cập nhật địa chỉ email của
các đơn vị trên địa bàn tỉnh lên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
+ Cập nhật 33 Dự án mời gọi đầu tư
lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; Xây dựng 09 Baner tuyên truyền trên Cổng
thông tin điện tử.
- Các hoạt động an toàn, an ninh
thông tin của các hệ thống công nghệ thông tin,
đặc biệt là an toàn thông tin trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan
nhà nước, được triển khai thường xuyên, đảm bảo hoạt động cho các hệ thống trước
các cuộc tấn công mạng.
- Triển khai hệ thống một cửa điện tử
tại các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện thành phố trên địa bàn tỉnh và liên
thông với hệ thống dịch vụ công trực tuyến
của tỉnh tại địa chỉ dichvucong.hagiang.gov.vn, do Trung tâm hành chính
công tỉnh Hà Giang theo dõi, giám sát thực hiện. Dự kiến năm 2016, tỉnh sẽ hoàn
thành việc tích hợp chữ ký số chuyên dùng trên phần mềm một cửa điện tử liên
thông, đồng thời kết nối liên thông hệ thống một cửa điện tử liên thông tại
100% các sở ngành với Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Giang.
- Hiện tại có 08 xã, phường trên địa
bàn thành phố Hà Giang đã triển khai hệ thống một cửa điện tử kết nối với Trung
tâm giải quyết thủ tục hành chính của thành phố Hà Giang.
5. Hiện trạng về nguồn nhân lực
CNTT
- Hầu hết cơ quan hành chính nhà nước
cấp tỉnh, huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách có trình độ CNTT: Đại học,
trên đại học đạt 28%; Cao đẳng 18,7%; dưới Cao đẳng 53,3%.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn
cho cán bộ công chức chuyên trách CNTT trên địa bàn tỉnh kiến thức quản trị, vận
hành và sử dụng các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh như phần mềm quản lý văn
bản và điều hành công việc; phần mềm một cửa điện tử, một cửa điện tử liên
thông; chữ ký số; thư điện tử... Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn công nghệ thông tin cho cán bộ công chức, viên
chức theo chuẩn kỹ năng cơ bản về CNTT theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
- Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện
có hiệu quả chính sách đặc thù hỗ trợ công chức, viên chức chuyên trách CNTT
trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan nhà
nước và các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số
139/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 của HĐND tỉnh Hà Giang.
6. Tổng hợp các nhiệm vụ, dự án thực
hiện đầu tư năm 2016
Thực hiện Kế hoạch số 167/KH-UBND
ngày 26/10/2015 về việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2016-2020. Năm 2016 Hà Giang đã và đang triển khai một số nhiệm vụ, dự án
CNTT cụ thể như sau:
- Triển khai dự án nâng cấp, mở rộng
giao ban trực tuyến tỉnh Hà Giang.
- Triển khai tích hợp chữ ký số
chuyên dùng trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc; phần mềm một
cửa điện tử.
- Triển khai Trang thông tin điện tử
xã đã công bố đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Giang (triển khai 11
xã).
- Triển khai chương trình trang thông
tin điện tử dược liệu tỉnh Hà Giang.
- Triển khai lưu trú, tạm trú trực
tuyến tỉnh Hà Giang
- Triển khai phần mềm quản lý cán bộ,
công chức, viên chức tỉnh Hà Giang.
- Triển khai ứng dụng CNTT trong các
cơ quan Đảng tỉnh Hà Giang
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT để cập
nhật, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính tại Quang Bình và Quản Bạ.
- Mua sắm trang thiết bị hạ tầng kỹ
thuật CNTT tại Trung tâm giải quyết thủ tục hành chính công của UBND thành phố
Hà Giang; UBND huyện Bắc Mê; Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Giang.
7. Đánh giá chung
- Các hệ thống công nghệ thông tin của tỉnh được vận hành, duy trì hoạt
động liên tục, đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin, phục vụ kịp thời sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền trên
địa bàn tỉnh, tạo ra môi trường làm việc điện tử, nhanh chóng, chính xác, tiết
kiệm thời gian và chi phí, góp phần thúc đẩy công tác cải cách hành chính.
- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc (Vnptioffice) được
triển khai cơ bản đã hoàn thành, phù hợp với quy trình nghiệp vụ, yêu cầu kỹ
thuật của mỗi cơ quan, đơn vị, tạo tính thống nhất, đồng bộ, thực hiện có hiệu
quả việc gửi/nhận văn bản điện tử liên
thông giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh với nhau và với Văn phòng Chính phủ.
- Trung tâm hành chính công tỉnh Hà
Giang được thành lập và đi vào hoạt động kết
nối liên thông và giải quyết thủ tục hành chính tại 10 Sở, ngành của tỉnh, bước
đầu mang lại hiệu quả, tạo hình ảnh tốt với người dân và doanh nghiệp.
- Các Trang thông tin điện tử hoạt động
thường xuyên, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của cấp ủy chính quyền, đồng thời
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
B. Những thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tình hình ứng dụng công nghệ thông tin đã được các cấp, các ngành chú trọng
quan tâm triển khai và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần cải cách
hành chính, hưởng tới chính phủ điện tử.
- UBND tỉnh đã kiện toàn, sáp nhập
Ban chỉ đạo cải cách hành chính; Ban chỉ đạo cải cách chế độ công vụ; và Ban chỉ
đạo CNTT thành Ban chỉ đạo CCHC để thống nhất, chỉ đạo triển khai thực hiện.
- Hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật và
công nghệ thông tin của ngành, đơn vị, địa
phương được quan tâm triển khai, phục vụ cải cách hành chính, tạo nền tảng xây
dựng chính quyền điện tử.
2. Khó khăn
- Nhận thức của một số lãnh đạo và
cán bộ công chức, viên chức về vai trò, vị trí của việc ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin còn hạn chế. Một bộ phận
công chức, viên chức chưa chủ động nghiên cứu, vận dụng kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin để thực thi công vụ.
- Một số ứng dụng công nghệ thông tin tự phát theo yêu cầu nhiệm vụ của
từng ngành, từng đơn vị nên chưa đồng bộ, có
sự chồng chéo, khó khăn trong việc liên thông, liên kết tích hợp thành các cơ sở dữ liệu của tỉnh.
C. Đề xuất giải pháp khắc phục
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo về cải
cách hành chính và ứng dụng CNTT để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức,
viên chức về vị trí, vai trò của CNTT; Đẩy mạnh tổ
chức lớp bồi dưỡng, tập huấn các lớp chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT (Thông
tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông) cho cán bộ,
công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường quản lý nhà nước về CNTT
đối với các nhiệm vụ, dự án ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, tránh sự chồng
chéo, trùng lặp trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng khung kiến trúc chính quyền
điện tử nhằm tăng cường khả năng chia sẻ, liên thông, tích hợp, đồng bộ giữa
các ứng dụng CNTT được triển khai tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
III. MỤC TIÊU ỨNG
DỤNG CNTT NĂM 2017
- Nâng cao tỷ lệ máy tính trên cán bộ,
công chức trên địa bàn tỉnh đạt 93% (đối với cấp tỉnh, huyện phấn đấu đạt 95%).
Đảm bảo 15% số xã được đầu tư triển khai mạng nội bộ LAN, phục vụ ứng dụng một
cửa điện tử liên thông từ tỉnh, đến các xã.
- Phấn đấu 75% văn bản không mật
trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh sử dụng dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn
bản giấy). 70% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử
(bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy); 25% văn bản trao đổi
giữa các cơ quan hoàn toàn dưới dạng điện tử và có ứng dụng chữ ký số (không gửi
văn bản giấy);
- 100% các dịch vụ công được cung cấp
trực tuyến đạt mức độ 2 được đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử; 30% dịch
vụ công được cung cấp trực tuyến đạt mức độ 3; thí điểm dịch vụ công trực tuyến
mức độ 4;
- 75% thông tin chỉ đạo điều hành,
văn bản chỉ đạo điều hành, văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh được cung cấp
trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; 80% các cuộc họp giữa
UBND tỉnh với UBND cấp huyện, các xã biên giới thực hiện trên môi trường trực
tuyến.
- Phủ sóng Wifi công cộng tại một số
điểm trung tâm thành phố Hà Giang; các điểm thăm quan du lịch thuộc Công viên địa
chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.
IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
CNTT NĂM 2017
4.1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin
- Triển khai hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và viễn thông đến các xã, phường,
thị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, ưu tiên triển khai đến các xã dự kiến đặc
điểm cầu trực tuyến theo dự án mở rộng giao ban trực tuyến cụm xã biên giới tỉnh
Hà Giang.
- Triển khai hạ tầng kỹ thuật mạng nội
bộ (LAN) cho các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bắc Quang, Bắc Mê để triển
khai kết nối phần mềm một cửa điện tử liên thông với UBND huyện và Trung tâm
hành chính công tỉnh.
- Đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh trở thành hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin và viễn thông với khả
năng lưu trữ, dữ liệu lớn, hệ thống bảo mật an toàn dữ liệu, đảm bảo vận hành
các hệ thống ứng dụng CNTT của các cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện quy
hoạch, tích hợp các hệ thống hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu phục vụ phát triển Chính quyền điện tử, nâng cấp Trung tâm
tích hợp dữ liệu của tỉnh.
- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, trang bị
cho Trung tâm CNTT và Truyền thông để nâng cao năng lực làm chủ công nghệ, hỗ
trợ các cơ quan, đơn vị sử dụng, ứng cứu an toàn thông tin.
4.2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ
quan nhà nước
- Đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên
dùng vào phần mềm quản lý văn bản và điều
hành công việc, hệ thống một cửa điện tử; triển khai tích hợp chữ ký số chuyên
dùng trên phần mềm thư điện tử công vụ tỉnh Hà Giang.
- Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các cơ
quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh việc sử dụng hộp thư điện tử công vụ
trong gửi nhận văn bản điện tử, trao đổi công việc. Nghiêm cấm sử dụng hộp thư
gmail, yahoo, hotmail... (các hộp thư miễn phí do nước ngoài cung cấp) để gửi
nhận văn bản, trao đổi công việc
- Duy trì, vận hành và quản lý liên
thông văn bản điện tử gắn với ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trên phần mềm quản
lý văn bản và điều hành công việc của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành việc triển khai mở rộng
hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện đến một số xã, phường, thị trấn trên
toàn tỉnh và triển khai giải pháp bảo mật thông tin cho hệ thống giao ban trực
tuyến tỉnh Hà Giang.
- Triển khai một số ứng dụng CNTT
chuyên ngành cơ bản như: quản lý cán bộ công chức, viên chức; quản lý thông tin
kinh tế xã hội; quản lý giáo dục, bệnh viện...
4.3. Ứng dụng CNTT phục vụ người
dân và doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả Cổng
thông tin điện tử của tỉnh, liên kết tích hợp các Trang thông tin điện tử thành
phần của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để thống nhất điểm truy cập và
cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Triển khai Trang thông tin điện tử
thành phần đến 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, kết nối với
Trang thông tin thành phần của các huyện, thành phố và Cổng thông tin điện tử tỉnh.
- Hoàn thành triển khai liên thông hệ
thống một cửa điện tử liên thông giữa các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố
với Trung tâm hành chính công tỉnh Hà Giang; Triển khai liên thông một cửa điện
tử tới 100% các xã thuộc huyện Bắc Quang, Bắc Mê.
- Thành lập đường dây nóng tiếp nhận
và trả lời phản ánh của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động của các cơ
quan nhà nước trên Cổng thông tin điện tử.
- Triển khai các điểm phủ sóng Wifi
công cộng tại thành phố Hà Giang; các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc,
phục vụ khách thăm quan, du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn.
4.4. Nguồn nhân lực CNTT
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính
sách hỗ trợ đặc thù cho công chức, viên chức chuyên trách CNTT theo Nghị quyết
số 139/2014/NQ-HĐND ngày 30/9/2014 của HĐND tỉnh Hà Giang.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao chuẩn kỹ
năng khai thác, ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức phục vụ công tác chuyên môn,
nghiệp vụ của các cơ quan hành chính nhà nước.
- Đào tạo, tập huấn đội ngũ chuyên
trách CNTT trong các cơ quan nhà nước có khả năng tiếp nhận, chuyển giao công
nghệ, quản trị hệ thống mạng, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng chuyên ngành của từng
đơn vị.
V. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
5.1. Giải pháp về môi trường chính
sách
- Xây dựng, duy trì kiến trúc chính
quyền điện tử tỉnh Hà Giang; quy chế quản lý, vận hành và khai thác Trung tâm
tích hợp dữ liệu tỉnh Hà Giang.
- Xây dựng các quy chế quản lý, vận
hành, sử dụng hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông tỉnh Hà
Giang.
- Ban hành quy định đảm bảo an toàn
an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước; Đưa nội
dung đảm bảo an toàn thông tin vào quy chế, quy định quản lý vận hành và sử dụng
các hệ thống thông tin.
5.2. Giải pháp về tài chính
- Ưu tiên bố trí ngân sách tỉnh để đầu
tư, thực hiện các dự án, chương trình trọng
tâm, trọng điểm để tạo động lực, thúc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước.
- Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, địa
phương chủ động bố trí kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị, phần mềm, chi các hoạt
động thường xuyên ứng dụng CNTT, chi đào tạo nguồn nhân lực...
- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút
nguồn kinh phí của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin để phát triển cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông.
- Tranh thủ nguồn lực triển khai hiệu
quả Chương trình mục tiêu quốc gia về
CNTT giai đoạn 2016-2020; Chương trình viễn thông công ích để triển khai ứng dụng
CNTT và viễn thông trên địa bàn tỉnh.
5.3. Giải pháp triển khai
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo
Cải cách hành chính của tỉnh về CNTT, Ban chỉ đạo
CNTT cấp huyện nhằm đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh và ứng dụng hiệu quả
công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp
vụ, cải cách hành chính, hướng tới chính phủ điện tử
- Tăng cường tuyên truyền phổ biến đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản về CNTT như Luật Giao dịch điện
tử, Luật CNTT; Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị quyết chuyên đề về CNTT……
- Nâng cao trách nhiệm của người đứng
đầu các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị trong việc ứng dụng CNTT vào công tác chỉ
đạo, điều hành.
- Triển khai thí điểm các mô hình ứng
dụng CNTT tại mỗi ngành, địa phương, sau đó đánh giá hiệu quả, đúc rút kinh
nghiệm và tổ chức nhân rộng tới các cơ
quan, đơn vị trên toàn tỉnh;
- Thường xuyên hướng dẫn, tổ chức các
lớp tập huấn về công tác bảo mật thông tin trên môi trường mạng cho các Sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
trên địa bàn tỉnh
VI. DANH MỤC NHIỆM
VỤ, DỰ ÁN
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
|
Tên
dự án, nhiệm vụ
|
Dự
kiến kinh phí 2017
|
Đơn vị chủ trì
|
I
|
Kinh phí thực hiện ứng dụng CNTT
|
15,900
|
|
1
|
Triển khai phần mềm quản lý văn bản liên thông giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên toàn tỉnh (cả 03 cấp tỉnh, huyện, xã)
|
2,000
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
2
|
Hệ thống quản lý cán bộ công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh
|
500
|
Sở Nội
vụ
|
3
|
Triển khai trang thông tin điện tử
xã trên địa bàn tỉnh
|
3,000
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
4
|
Hệ thống quản
lý giáo dục
|
500
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
5
|
Hệ thống thông tin kinh tế xã hội của
tỉnh
|
500
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
6
|
Mở rộng giao ban trực tuyến đến các
xã phường thị trấn, ưu tiên các xã biên giới.
|
4,000
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
7
|
Xác thực bảo mật an toàn thông tin và
tích hợp chữ ký số chuyên dùng vào 02 hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử; Thư điện tử của tỉnh
|
1,000
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
8
|
Triển khai điểm phủ sóng wifi công cộng khu vực thành phố Hà Giang và khu vực
Cao nguyên đá Đồng Văn
|
300
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
9
|
Phần mềm quản lý hộ tịch 195 xã phường
|
500
|
Sở
tư pháp
|
10
|
Thành lập và công khai đường dây nóng tiếp nhận thông tin trên Cổng TTĐT tỉnh Hà Giang
|
500
|
Thường
trực Cổng TTĐT tỉnh
|
11
|
Phần mềm công chứng, chứng thực
|
550
|
Sở
tư pháp
|
12
|
Phần mềm quản lý giáo dục nghề
nghiệp
|
500
|
Sở
Lao động TBXH
|
13
|
Bệnh án điện tử
|
850
|
Sở Y
tế
|
14
|
Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế tổng hợp
|
1.200
|
Sở Y
tế
|
II
|
Kinh phí phát triển hạ tầng kỹ
thuật CNTT
|
6,500
|
|
1
|
Triển khai hệ thống một cửa điện tử liên thông xã thuộc
02 huyện Bắc Quang, Bắc Mê (liên thông với huyện và Trung tâm hành chính công
tỉnh Hà Giang)
|
3,000
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
2
|
Nâng cấp bổ sung hạ tầng trung tâm tích hợp dữ liệu
của tỉnh
|
3,000
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
3
|
Hiện đại hóa hạ tầng Trung tâm
CNTT&TT
|
500
|
Trung
tâm CNTT&TT
|
III
|
Kinh phí phát triển nguồn nhân lực CNTT
|
750
|
|
1
|
Tập huấn kỹ năng công nghệ thông tin cho CBCCVC
|
300
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
2
|
Đào tạo quản trị các hệ thống CNTT,
chuẩn kỹ năng nhân lực CNTT chuyên nghiệp cho CCVC chuyên trách CNTT theo
Thông tư 11/2015/TT-BTTTT
|
150
|
Sở
Thông tin và Truyền thông
|
3
|
Xây dựng khung kiến trúc chính quyền
điện tử
|
300
|
Sở
Thông tin và truyền thông
|
Tổng
kinh phí thực hiện
|
23,150
|
|
Nhu cầu kinh phí năm 2017: 23.150
triệu (Hai mươi ba tỷ, một trăm năm mươi triệu đồng chẵn)
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
7.1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch ứng dụng CNTT này. Tham mưu
cho UBND tỉnh các giải pháp đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động
của cơ quan nhà nước tỉnh Hà Giang;
- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành CNTT phù hợp với
điều kiện của tỉnh, tạo điều kiện đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT ở mỗi cấp,
mỗi ngành trên toàn tỉnh.
- Theo dõi hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của
các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
7.2. Sở Tài chính
Chủ trì và phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông tổng hợp trình UBND tỉnh
quyết định bố trí vốn kinh phí sự nghiệp cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT.
7.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định bố trí vốn đầu tư phát triển
cho các dự án, nhiệm vụ ứng dụng CNTT; chương trình mục tiêu quốc gia về CNTT
(nếu có).
7.4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ công chức đáp ứng chuẩn kỹ năng ứng dụng
CNTT theo quy định thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông,
đặc biệt là cán bộ công chức cấp xã, huyện trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC năm 2017
(trong đó có nội dung đào tạo, bồi dưỡng công nghệ
thông tin).
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông xây dựng Quy định về ban hành, quản lý và lưu trữ văn bản điện tử
đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn
tỉnh.
7.5. Các Sở, ban ngành, UBND các
huyện, thành phố
Căn cứ tình hình thực tế, ban hành kế
hoạch ứng dụng CNTT năm 2017 của cơ quan,
đơn vị, địa phương mình đảm bảo hiệu quả đầu tư và phù hợp với Kế hoạch ứng dụng CNTT của tỉnh.
Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức
trong đơn vị vận hành và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng CNTT đã triển khai đồng
bộ trên toàn tỉnh như phần mềm thư điện tử (email); Trang thông tin điện tử của
các cơ quan nhà nước; Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc...
Chuẩn bị hạ tầng, nguồn lực và phối hợp
với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai có hiệu quả các ứng dụng CNTT nêu
trong Kế hoạch này.
Trên đây là Kế hoạch ứng dụng CNTT
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2017 tỉnh Hà Giang, yêu cầu các Sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phối
hợp tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Thường Trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Vnptioffice;
- Lưu: VT, CN, TH.
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC NHÓM CÁC DỊCH VỤ CÔNG ĐƯỢC
ƯU TIÊN CUNG CẤP TRỰC TUYẾN TỐI THIỂU MỨC ĐỘ 3 TẠI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ
GIANG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 266/KH-UBND ngày 17/10/2016 của UBND tỉnh Hà Giang)
I. Các Sở, ngành kết nối Trung tâm
hành chính công tỉnh năm 2017
Stt
|
Tên đơn vị và số lượng thủ tục hành chính ưu tiên mức độ
3
|
1
|
Sở Y tế (15 TTHC)
|
2
|
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (22 TTHC)
|
3
|
Sở Ngoại vụ (03 TTHC)
|
4
|
Sở Giáo dục và
Đào tạo (10 TTHC)
|
5
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (10 TTHC)
|
6
|
Thanh tra tỉnh (5 TTHC)
|
7
|
Sở Tư pháp (17 TTHC)
|
8
|
Ban dân tộc (3 TTHC)
|
9
|
Sở Khoa học và
Công nghệ (31 TTHC)
|
10
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
(03 TTHC)
|
II. UBND CÁC HUYỆN: Bắc Quang, Bắc
Mê
TT
|
Nhóm
thủ tục hành chính
|
1.
|
Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh
(06 TTHC)
|
2.
|
Đăng ký kinh doanh hợp tác xã
(8 TTHC)
|
3.
|
Đăng ký kinh
doanh (08 TTHC)
|
4.
|
Kinh doanh Văn hóa Thông tin (02
TTHC)
|
5.
|
Liên quan tới lao động, việc làm (04 TTHC)
|
6.
|
Liên quan đến xây dựng (05 TTHC)
|
7.
|
Liên quan chứng thực (04 TTHC)
|
8.
|
Liên quan đến hành chính tư pháp
(06 TTHC)
|
9.
|
Liên quan đến Tài nguyên và Môi trường
(12 TTHC)
|
III. UBND CÁC XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN: thuộc 02 huyện Bắc Quang, Bắc Mê
TT
|
Nhóm
thủ tục hành chính
|
1.
|
Hành chính - Tư pháp (04 TTHC)
|
2.
|
Tài nguyên - Môi trường (04 TTHC)
|
3.
|
Lao động, Thương binh và Xã hội (04
TTHC)
|
4.
|
Y tế (03 TTHC)
|
5.
|
Nông lâm nghiệp (04 TTHC)
|