ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 214/KH-UBND
|
Đồng Nai, ngày 05
tháng 9 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC THÔNG TIN CƠ SỞ ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI
Căn cứ Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ
sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin;
Căn cứ Quyết định số 1381/QĐ-BTTTT ngày 07/9/2021 của
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực
thông tin cơ sở giai đoạn 2021-2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện
Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Phát triển thông tin cơ sở là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị từ tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, có giải pháp, cách làm đột
phá, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương.
- Thông tin cơ sở tăng cường tương tác hai chiều để
người dân tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của chính quyền cùng giải quyết
những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, cơ sở.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, hiện đại hóa thông tin cơ
sở đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân, tương tác thông tin, phục
vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền, cơ quan quản lý các cấp.
2. Yêu cầu
Phát triển mạng lưới hệ thống thông tin cơ sở thống
nhất, đồng bộ và hiệu quả từ cấp tỉnh, cấp huyện đến xã, phường, thị trấn để
đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân; đồng thời phục vụ hiệu quả
công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại, đồng
bộ và thống nhất từ cấp tỉnh, cấp huyện đến xã, phường, thị trấn nhằm đổi mới
phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin.
- Hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin
cơ sở đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin nguồn để tuyên truyền, phổ biến đến
người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
- Thực hiện thông tin hai chiều để người dân tiếp
nhận thông tin thiết yếu và phản ánh thông tin về hiệu quả thực thi chính sách,
pháp luật ở cơ sở đến các cơ quan quản lý thông qua hệ thống thông tin cơ sở.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phát triển mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại
- Cấp xã đến năm 2025
+ 100% xã, phường, thị trấn có hệ thống truyền
thanh hoạt động đến ấp, tổ dân phố, khu dân cư.
+ 100% xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện
tử của UBND cấp xã để phổ biến thông tin thiết yếu và tương tác với người dân.
+ 100% xã, phường, thị trấn có bảng tin điện tử
công cộng để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.
- Cấp huyện đến năm 2025:
100% các huyện, thành phố có bảng tin điện tử công
cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD), được kết nối với Hệ thống thông tin
nguồn của tỉnh.
- Cấp tỉnh:
+ Đến năm 2024: tỉnh có Hệ thống thông tin nguồn để
quản lý tập trung và cung cấp thông tin thiết yếu cho hệ thống thông tin cơ sở.
+ Đến năm 2025: 100% các sở, ban, ngành và UBND cấp
huyện cung cấp thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực quản lý trên hệ thống thông
tin nguồn tỉnh.
b) Thúc đẩy chuyển đổi số hoạt động thông tin cơ sở
Đến năm 2025:
- Phấn đấu 100% đài truyền thanh cấp xã có
dây/không dây FM chuyển đổi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn
thông (CNTT-VT).
- 100% thông tin thiết yếu; văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn của các cơ quan quản lý và báo cáo, thống kê về hoạt động thông tin cơ sở của
cấp tỉnh và cấp huyện; ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính
sách, pháp luật ở cơ sở được cung cấp, thực hiện, tiếp nhận, xử lý trên Hệ thống
thông tin nguồn cấp tỉnh.
- Sử dụng phổ biến công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
kết hợp với công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data) trong sản xuất nội dung
chương trình phát thanh, chuyển đổi nội dung văn bản sang giọng nói.
c) Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác
thông tin cơ sở
Đến năm 2025: 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ
sở cấp huyện và cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ ứng dụng
công nghệ để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận
hành thiết bị kỹ thuật, kỹ năng biên soạn, biên tập tin bài...
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
mạng lưới thông tin cơ sở hiện đại
a) Thiết lập mỗi xã, phường, thị trấn một hệ thống
truyền thanh ứng dụng CNTT-VT
- Nội dung: rà soát, đánh giá, lập kế hoạch chuyển
đổi đài truyền thanh có dây/không dây FM sang truyền thanh ứng dụng CNTT-VT.
Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT-VT phải đảm
bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thông tin theo quy định tại
Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 24/11/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông
quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
b) Thiết lập mỗi xã, phường, thị trấn có trang
thông tin điện tử của UBND cấp xã
- Nội dung: thiết lập trang thông tin điện tử của
UBND cấp xã lả thành phần của Cổng thông tin điện tử tỉnh, có chức năng, tính
năng kỹ thuật, nội dung cung cấp thông tin theo quy định tại Nghị định
42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin
và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng (sử dụng
tên miền cấp 5, sử dụng công nghệ địa chỉ Internet IPv6...).
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2025
c) Thiết lập hệ thống bảng tin điện tử công cộng
- Nội dung:
+ Thiết lập bảng tin điện tử công cộng do UBND cấp
xã quản lý: Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu công tác truyền thông phục
vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền cơ sở, các xã, phường, thị trấn
tổ chức thiết lập các loại bảng tin điện tử cho phù hợp. Bảng tin điện tử được
đặt tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn; địa điểm công cộng tập trung đông dân
cư để người dân dễ nhìn thấy, dễ tìm hiểu các thông tin thiết yếu bằng chữ viết,
hình ảnh.
+ Thiết lập bảng tin điện tử công cộng do UBND cấp
huyện quản lý.
Các địa phương tổ chức thiết lập bảng tin điện tử
công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình LCD) đặt ở các địa điểm đông người qua
lại như quảng trường, vườn hoa, khu đô thị, trung tâm thương mại... Trung tâm
Văn hóa, Thông tin và Thể thao là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành bảng tin
điện tử công cộng được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh qua mạng
Internet/Intranet hoặc sim 3G/4G để nhận thông tin tuyên truyền, phổ biến đến
người dân.
Đối với các bảng tin điện tử quảng cáo cỡ lớn (màn
hình LED, màn hình LCD) của các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trên địa bàn,
khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu huy động, trưng dụng phục vụ công
tác truyền thông thực hiện nhiệm vụ chính trị, khuyến khích kết nối với Hệ thống
thông tin nguồn tỉnh để nhận thông tin tuyên truyền, phổ biến đến người dân.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian thực hiện: đảm bảo đến năm 2025, mỗi
xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 bảng tin điện tử công cộng; mỗi huyện, thành
phố có ít nhất 01 bảng tin điện tử công cộng cỡ lớn (màn hình LED, màn hình
LCD) được kết nối với Hệ thống thông tin nguồn tỉnh.
d) Hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản xuất
nội dung truyền thông đa phương tiện của cơ sở truyền thông cấp huyện
- Từ năm 2023 trở đi, các địa phương không đầu tư
nâng cấp hệ thống truyền dẫn, phát sóng, phát thanh của đài truyền thanh cấp
huyện, chỉ duy trì hoạt động hệ thống truyền dẫn phát sóng hiện có cho đến khi
xuống cấp, hết khấu hao. Từng bước chuyển đổi hoạt động của bộ phận truyền
thanh thành cơ sở truyền thông thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp
huyện có chức năng, nhiệm vụ sản xuất nội dung truyền thông đa phương tiện.
- Nâng cấp hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật, số hóa sản
xuất nội dung truyền thông đa phương tiện để tuyên truyền, phổ biến trên hệ thống
đài truyền thanh cấp xã ứng dụng CNTT-VT; đăng tải trên Trang thông tin điện tử,
bảng tin điện tử và các phương tiện truyền thông khác của cấp huyện; cộng tác sản
xuất, cung cấp nội dung cho các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh và Trung
ương.
- Đơn vị chủ trì: UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm
d) Thiết lập Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh để tổ
chức quản lý tập trung và cung cấp thông tin nguồn cho hệ thống thông tin cơ sở
trên địa bàn.
- Nội dung: Xây dựng hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh
theo Hướng dẫn số 2455/BTTTT-TTCS ngày 27/6/2023 của Bộ Thông tin và Truyền
thông về hướng dẫn nghiệp vụ về chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống
thông tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh (Phiên bản
2.0), có các chức năng cơ bản sau:
+ Cung cấp thông tin nguồn từ cấp tỉnh, cấp huyện
và cấp xã cho hệ thống thông tin cơ sở theo cơ chế phân quyền cung cấp thông
tin.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa, đáp ứng nhu cầu
lưu trữ, cung cấp thông tin cho các loại hình thông tin cơ sở.
+ Thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu,
đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
+ Tổng hợp thông tin phản ánh, ý kiến góp ý, đánh
giá của người dân từ ứng dụng trên thiết bị di động thông minh, từ Cổng thông
tin điện tử về thông tin cơ sở.
+ Chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin nguồn
trung ương.
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện,
thành phố và các đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2024.
2. Nâng cao năng lực cho đội
ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở
- Nội dung: Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở về chuyên môn, nghiệp
vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ
thông tin, quản lý, vận hành thiết bị kỹ thuật, kỹ năng biên soạn, biên tập tin
bài...
- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thành phố, các
đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2023-2025 (tùy tình
hình thực tế của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng
CNTT-VT của các địa phương).
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch từ
ngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp của Luật Ngân sách Nhà nước.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Tổ chức, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch
này.
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham
mưu UBND tỉnh Quyết định quy định về phối hợp cung cấp thông tin thiết yếu thuộc
lĩnh vực quản lý của các sở, ngành địa phương trên Hệ thống thông tin nguồn của
tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình
Đồng Nai, Báo Đồng Nai sản xuất, cung cấp bản tin phát trên Hệ thống thông tin
nguồn của tỉnh.
d) Hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực
hiện Kế hoạch. Tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch về Bộ
Thông tin và Truyền thông theo quy định.
2. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố
trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định về phân cấp ngân sách hiện hành
và các văn bản liên quan.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đảm bảo nguồn vốn ưu tiên và sử dụng có hiệu quả
cho Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở đến năm
2025.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao
thông Vận tải
a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn cơ chế kết nối, an
toàn thông tin, cơ ché vận hành của hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh đối với
các bảng tin điện tử công cộng thuộc quản lý (các bảng tin điện tử quảng cáo cỡ
lớn, bảng tin điện tử tuyên truyền về an toàn giao thông...) đến các tổ chức,
doanh nghiệp liên quan để thực hiện.
b) Quản lý, theo dõi, giám sát trạng thái hoạt động
và nội dung đăng phát trên các bảng tin điện tử công cộng thuộc quản lý.
5. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ đạo,
định hướng các cơ quan báo chí tổ chức tuyên truyền về kế hoạch thực hiện Chiến
lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai.
6. Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng
Nai
a) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về Kế
hoạch.
b) Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông sản xuất,
cung cấp bản tin phát trên Hệ thống thông tin nguồn của tỉnh.
c) Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai hướng dẫn
về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các cơ sở truyền thanh cấp huyện,
đài truyền thanh cơ sở theo quy định của pháp luật.
7. UBND các huyện, thành phố
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch
và theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
8. Các sở, ban, ngành
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông
tin cập nhật lên Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh để tổ chức quản lý tập
trung, đồng thời cung cấp thông tin nguồn cho hệ thống thông tin cơ sở trên địa
bàn tỉnh.
9. Chế độ thông tin báo cáo
Hàng năm các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch,
gửi Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển
lĩnh vực thông tin cơ sở đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; các cơ quan,
đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công triển khai thực hiện.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 11671/KTI-UBND
ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 135/QĐ-TTg
ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt
động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và Kế hoạch số
80/KIT-UBND ngày 12/4/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển
lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2022-2025./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Q. Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Đồng Nai, Đài PTTH Đồng Nai;
- Chánh, PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Sơn Hùng
|