ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 157/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 07 tháng 05
năm 2018
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2018-2025
I. THỰC TRẠNG ỨNG
DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
1. Quy mô trường, lớp, học sinh được
học môn Tin học:
Đến tháng 02/2018,
toàn tỉnh có 432/646 trường, với 3.460 lớp, 97.906 học sinh và trẻ em được tiếp
cận, học tập môn Tin học, trong đó:
- Cấp mầm non: có 60/199 trường,
262/2.129 lớp, 7.014/53.339 trẻ em được tiếp cận Tin học (đạt 30,15% số trường,
13,15 % số trẻ em).
- Cấp tiểu học: có 151/212 trường,
1.195/3.808 lớp, 28.536/70.978 học sinh học tự chọn môn Tin học (đạt 71,2% số
trường, 40,2% số học sinh).
- Cấp trung học cơ sở (THCS):
có 175/189 trường, 1.364/1.953 lớp, 40.799/53.689 học sinh học chính khóa, tự
chọn môn Tin học (đạt 92.6% số trường, 76% số học sinh).
- Cấp trung học phổ thông (THPT):
có 36/36 trường, 599/599 lớp, 20.324/20.324 học sinh học chính khóa môn Tin học
(đạt 100% số trường, 100% số học sinh).
- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp
và Giáo dục thường xuyên (GDNN&GDTX): có 10/10 trung tâm, 40/83 lớp,
1.233/2.536 học viên tại trung tâm được học tin học để thi lấy chứng chỉ Tin học.
2. Cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật:
- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT),
Phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT được trang bị đủ máy tính
có kết nối mạng Internet phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành.
- Cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy
học đối với các cơ sở giáo dục:
+ Trường mầm non: 60/199 trường
có phòng học tin (các phòng máy có từ 05 đến 10 máy tính/phòng), có 743 máy
tính/94 phòng học tin; máy tính phục vụ công tác quản lý: 438 máy tính/476 CBQL; 505 máy in, 212 máy chiếu, 10 bảng tương tác thông minh, 18
máy quay camera.
+ Trường tiểu học: 151/212 trường
có phòng học tin, có 2.814 máy tính/164 phòng học tin; máy tính phục vụ công
tác quản lý: 493 máy tính/496 CBQL; 763 máy in, 542 máy chiếu, 56 bảng tương
tác thông minh, 96 máy quay camera.
+ Trường THCS: 175/189 trường
có phòng học tin, có 3.438 máy tính/179 phòng học tin; máy tính phục vụ công
tác quản lý: 418 máy tính/456 CBQL; 668 máy in, 862 máy chiếu, 38 bảng tương tác thông minh, 36 máy quay camera.
+ Trường THPT: 36/36 trường có
phòng học tin, có 1.515 máy tính/70 phòng học tin; máy tính phục vụ công tác quản
lý: 120 máy tính/111 CBQL; 297 máy in, 491 máy chiếu, 83 bảng
tương tác thông minh, 17 máy quay camera.
+ Trung tâm GDNN&GDTX: có
410 máy tính/16 phòng học tin/10 trung tâm; máy tính phục vụ công tác quản lý:
35 máy tính/35 CBQL; 93 máy in, 65 máy chiếu.
+ Kết nối Internet: 640/646 cơ Sở
giáo dục có kết nối Internet (mạng
VNPT cung cấp: 342 đơn vị; mạng Viettel cung cấp: 185 đơn vị; 124 trường sử dụng
đường truyền internet của cả VNPT và Viettel).
3. Đội ngũ giáo viên, kỹ thuật
viên:
Đội ngũ giáo viên Tin học hàng năm: được bổ sung, cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng
cao trình độ có khả năng tiếp cận với yêu cầu tin học hóa trong công tác quản
lý, tổ chức dạy học. Đến tháng 2/2018, toàn tỉnh có 413
giáo viên Tin học, 01 kỹ thuật viên, trong đó trình độ đại học 263, cao đẳng
150, trung cấp 01, cụ thể:
- Cấp mầm non: 0 giáo viên.
- Cấp tiểu học: 161 giáo viên/212 trường (trong
đó: 85 đại học, 75 cao đẳng và 01 trung cấp).
- Cấp THCS: 168 giáo viên/189
trường (trong đó: 96 đại học, 72 cao đẳng).
- Phòng GD&ĐT: 2 chuyên
viên/9 Phòng GD&ĐT có chuyên môn Tin học phụ trách CNTT.
- Cấp THPT: 71 giáo viên/36
trường, 01 kỹ thuật viên (trong đó: 69 đại học, 02 cao đẳng).
- Trung tâm GDNN&GDTX: 13
giáo viên/10 trung tâm (13 đại học).
4. Ứng
dụng CNTT trong quản lý, điều hành, tổ chức giáo dục và giảng dạy:
4.1. Trong quản lý, điều hành:
a) Triển khai hệ thống website giáo dục:
- Cổng thông tin điện tử của Sở
GD&ĐT: httn://sgddt.laocai.gov.vn/ hoạt động thường xuyên với nội dung
chính như sau:
+ Giới thiệu cơ cấu tổ chức, chức
năng nhiệm vụ của Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc, trang tin các lĩnh vực,
thư viện văn bản, trang thủ tục hành chính.
+ Thông tin về các hoạt động, tuyên
truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách; liên kết đến
hệ thống website của Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan khác, trả lời các
câu hỏi của công dân gửi đến.
- Có 06 Phòng GD&ĐT đã triển khai
hệ thống website cho các đơn vị trực thuộc là: Bắc Hà, Bảo Yên, Bát Xát, thành
phố Lào Cai, Sa Pa, Văn bản; các Phòng GD&ĐT khác chưa triển khai được do
chưa có kinh phí; các trường tự triển khai, tích hợp trên hệ thống vnEdu hoặc
triển khai trên hệ thống của Violet; đơn vị có website
riêng: cấp mầm non: 73/199 trường (đạt 36,7%), cấp tiểu học: 83/212 trường (đạt
39,2%), cấp THCS: 122/189 trường (đạt 65%), cấp THPT: 17/36 trường (đạt 47%) cập
nhật các thông tin, hoạt động giáo dục để tổ chức tuyên truyền.
b) Triển khai hệ thống thư điện tử
@laocai.gov.vn:
- 100% cán bộ, chuyên viên Sở
GD&ĐT được cấp, sử dụng email với tên miền riêng @laocai.gov.vn theo hướng
dẫn của UBND tỉnh.
- Các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục
được cấp địa chỉ email tên miền @laocai.edu.vn phục vụ công tác điều hành và quản
lý giáo dục; 100% văn bản thông thường được gửi, nhận qua hệ thống email.
- 98% cán bộ, giáo viên sử dụng email
trong công việc, trong đó có nhiều giáo viên được cấp email theo tên miền ngành giáo dục.
c) Cung cấp dịch vụ công trực tuyến:
75/75 (đạt 100%) thủ tục hành chính (TTHC) tiếp nhận tại bộ phận một cửa được
thực hiện trên phần mềm VNPT-iGate (trong đó 07 thủ tục hành chính (TTHC) mức độ
4; 12 TTHC mức độ 3).
d) Triển khai phần mềm Quản lý văn bản
và điều hành (VNPT-iOffice) do UBND tỉnh cung cấp, phần mềm đánh giá công chức
do Sở Nội vụ cung cấp:
- Triển khai phần mềm Quản lý văn bản
và điều hành (VNPT-iOffice): 100% văn bản đến (không thuộc diện mật) và văn bản
đi được xử lý trên phần mềm (văn bản đến được quét và đính
kèm vào phần mềm: 5985/5985 (đạt 100%); văn bản đi dược
quét và đính kèm vào phần mềm: 3.614/5560 (đạt 65%).
- Phần mềm đánh giá công chức: Lãnh đạo,
cán bộ, chuyên viên, nhân viên cơ quan Sở GD&ĐT đã xây dựng kế hoạch năm; cuối tháng báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác
trên phần mềm.
4.2. Trong tổ chức giáo dục, giảng dạy:
a) Ứng dụng các
phần mềm quản lý:
- Bộ GD&ĐT cung cấp miễn phí: Phần mềm thống kê (EMIS online), quản lý nhân sự (PMIS),
phần mềm quản lý học sinh (VEMIS), phần mềm quản lý lài chính, phổ cập giáo dục
chống mù chữ, phần mềm quản lý thi đua khen thưởng, phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản lý thi THPT quốc gia, thi học sinh giỏi, kiểm định chất lượng giáo dục cho các trường Mầm non, phần mềm quản lý trẻ và dinh dưỡng, phần mềm thống kê chất lượng giáo dục tiểu học, phần mềm quản lý thư viện.
- Phần mềm quản lý nhà trường vnEdu
do VNPT Lào Cai và phần mềm Smas do Viettel cung cấp.
- Sở GD&ĐT trang bị: Phần mềm tuyển
sinh THPT.
b) Nhiều cơ sở giáo
dục đã bố trí phòng máy tính riêng (hoặc bố trí máy tính
trong Thư viện) để cán bộ, giáo viên, học sinh được truy cập Internet thuận tiện
cho khai thác, trao đổi thông tin nâng cao nhận thức, phục vụ công tác dạy và học,
tạo điều kiện cao nhất cho giáo viên tất cả các bộ môn sử dụng phương tiện kỹ
thuật số, sử dụng phần mềm máy tính hỗ trợ
cho hoạt động giảng dạy và học tập (phần mềm xếp thời khóa biểu (TKB), phần mềm trộn đề trắc nghiệm Mcmix, sinh hoạt chuyên môn trên
“Trường học kết nối”, phần mềm soạn bài giảng điện tử
Lecture Maker, phần mềm soạn thảo văn bản mã nguồn mở OpenOffice.org, trình duyệt
web Mozilla FireFox, bộ gõ tiếng Việt Unikey, phần mềm quản lý điểm vnEdu,...).
c) Ứng dụng CNTT
đổi mới phương pháp dạy và học: Theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài giảng; số giáo viên có thể ứng dụng CNTT cơ bản để hỗ trợ dạy học (phần mềm trình
chiếu, soạn thảo văn bản, khai thác Internet,...): 5.113/5.625 (đạt 90,89%); số
giáo viên có thể sử dụng thành thạo các công cụ e-learning (phần mềm Adobe
presenter,..) soạn bài giảng: 1.821/5.625 (đạt 32,37%).
d) Tổ chức dạy học Tin học:
- Các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học
đảm bảo theo đúng chương trình, chú trọng ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Chất lượng môn Tin học năm học
2017-2018: Học sinh đạt loại Giỏi 23,4%, loại Khá 52%, loại Trung bình 22,4%,
loại yếu 2,2%; kết quả thi học sinh giỏi cấp quốc gia: 01 giải Nhì, 01 giải Ba,
01 khuyến khích.
5. Đánh giá chung:
5.1. Ưu điểm:
- Cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật ứng dụng CNTT trong ngành được quan tâm, đầu tư hàng năm (phòng
máy tính, bảng tương tác thông minh, máy quay, máy chiếu, nâng cấp đường truyền Internet,...).
- Cán bộ quản lý, giáo viên cơ bản có
kỹ năng ứng dụng CNTT.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý, chỉ đạo, giảng dạy góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Quy mô trường, lớp, học sinh được học
Tin học tăng qua các năm (cấp tiểu học, cấp THCS).
5.2. Tồn tại, hạn chế:
- Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng
CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu tin học hóa nhà trường, chưa đáp ứng được nhu cầu
ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, giáo dục:
+ Thiếu phòng học
tin học: cấp mầm non 139 trường, cấp tiểu học 60 trường, cấp THCS 14 trường;
nhiều máy tính đã cũ, hỏng, chưa được nâng cấp, sửa chữa;
thiếu phương tiện truyền thông hiện đại: máy quay kỹ
thuật số, camera...; một số phần mềm chưa
thuận tiện, khả năng ứng dụng còn hạn chế: phần mềm quản lý nhà trường
VEMIS; hệ thống đường truyền mạng không ổn định, khó khăn
trong tổ chức hoạt động trực tuyến trong ngành.
+ 87 trường hiện đang sử dụng USB 3G (18 của VNPT; 69 của Viettel); 06 trường chưa kết nối
internet (do đặt tại các thôn, bản xa, không có hạ tầng Internet, chưa có cột
thu, phát sóng; chưa có đường dây cáp quang; chưa có điện).
+ Kinh phí đầu tư để phát triển hạ tầng
CNTT còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục.
+ Tần suất học sinh thực hành trên
máy tính chưa được nhiều; công tác quản lý, chỉ đạo việc khai thác sử dụng
phòng máy tính của một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa hiệu quả; số học sinh được học tin trong các trường Tiểu học, trường THCS còn thấp.
- Đội ngũ giáo viên, kỹ thuật viên tin học thiếu về số lượng, một bộ phận hạn chế về năng lực:
+ Thiếu giáo
viên Tin học ở cấp tiểu học (66 giáo viên), cấp THCS (31 giáo viên).
+ Thiếu kỹ thuật
viên CNTT ở các phòng GD&ĐT (07 phòng GD&ĐT).
+ Một bộ phận giáo viên hạn chế về
năng lực ứng dụng CNTT (nhất là cấp mầm non, tiểu học).
- Triển khai các phần mềm trong quản
lý: Chưa đồng bộ, liên thông giữa các cấp học; cùng nội dung quản lý, nhưng triển
khai trên nhiều phần mềm khác nhau
(quản lý nhân sự, quản lý điểm học sinh); một số phần mềm chưa đáp ứng được
công tác quản lý, thống kê (Phần mềm phổ cập giáo dục chống mù chữ, phần mềm quản lý
học sinh VEMIS)
- Kỹ năng thao
tác, sử dụng máy tính, mạng internet: Một bộ phận giáo viên và học sinh còn hạn
chế ảnh hưởng đến công tác đổi mới phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH GD&ĐT LÀO CAI GIAI ĐOẠN
2018-2025
1. Căn cứ pháp lý:
1.1. Văn bản của Trung ương:
- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực
công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
- Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị quyết Chính phủ điện tử.
- Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày
25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa
học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.
- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày
11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định chuẩn kỹ năng
sử dụng công nghệ thông tin.
- Thông tư số 53/2012/TT-BGDĐT ngày
20/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tổ chức hoạt động, sử dụng
thư điện tử và Cổng thông tin điện tử tại Sở Giáo dục và
Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục thường xuyên.
- Quyết định số 6200/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt
Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
1.2. Văn bản của tỉnh:
- Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 02/8/2012
của Tỉnh ủy Lào Cai về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên
địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Chương trình hành động số
153-CTr/TU ngày 06/01/2014 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
- Quyết định số 3777/QĐ-UBND ngày
30/10/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất trường, lớp học và kế hoạch đầu tư thiết bị dạy học giai đoạn 2016-2020.
- Đề án số
06-ĐA/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trọng tâm là
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2016-2020.
- Chỉ thị số 07-CT/UBND
ngày 12/6/2015 của UBND tỉnh về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và
sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Lào Cai.
- Đề án số 20-ĐA/TU ngày 20/12/2016 của
Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển CNTT tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020.
- Kế hoạch số 391/KH-UBND ngày
30/12/2016 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển CNTT
tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2017-2020 và năm 2017 trong các cơ quan nhà nước.
- Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày
29/12/2017 của UBND tỉnh về phát triển CNTT trong các cơ quan nhà nước tỉnh Lào
Cai năm 2018.
- Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày
07/2/2018 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án thí điểm phát triển đô thị thông
minh tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018-2025.
- Kế hoạch số 83/KH-UBND ngày
09/3/2018 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thí điểm phát
triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2025.
1.3. Căn cứ thực tiễn:
- Thực trạng ứng dụng CNTT trong
ngành Giáo dục và Đào tạo: Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng chưa đáp ứng được
nhu cầu tin học hóa nhà trường, chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng CNTT trong
quản lý, giảng dạy, giáo dục; cơ sở dữ liệu chưa liên thông được giữa các phần mềm, các cấp học; giáo viên
nòng cốt để triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục còn thiếu (cấp mầm
non, cấp tiểu học).
- CNTT thúc đẩy nền giáo dục mở, giúp mọi người tiếp cận nhiều thông tin, thông tin nhiều chiều, rút ngắn
khoảng cách, thu hẹp không gian, tiết kiệm về thời gian, từ đó tiếp cận nhanh hơn về kiến thức, phát triển trí tuệ và tư duy.
- Ứng dụng CNTT
để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo góp phần đổi mới phương pháp dạy
học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Ứng dụng CNTT
giúp học sinh phương pháp tiếp cận, giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học
tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.
- Yêu cầu của tiếp cận cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
Triển khai giáo dục thông minh trong
quản lý, giáo dục, dạy học; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT đảm bảo đồng bộ, từng bước hiện đại; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, kỹ thuật viên đủ, đảm bảo
năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo, điều hành, giáo dục, dạy học và
nghiên cứu khoa học thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học,
kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh triển khai, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực giáo
dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
a) Trong quản lý, điều hành:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) quản lý toàn ngành theo hướng liên thông, đồng bộ với CSDL của Bộ
GD&ĐT, UBND tỉnh Lào Cai.
- Xây dựng Cổng
thông tin điện tử (TTĐT) ngành Giáo dục và Đào tạo (phát triển từ trang TTĐT của
Sở GD&ĐT do UBND tỉnh quản lý).
- Triển khai phòng họp trực tuyến (tổ
chức họp, tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến).
- 50% hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC)
được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4; 100% văn bản điện
tử được ký số.
- 90% các cuộc họp của Sở GD&ĐT với
các huyện, thành phố được tổ chức trực tuyến.
- 80% trường mầm non, trường tiểu học;
100% trường THCS, trường THPT có website tổ chức tuyên
truyền các hoạt động giáo dục.
- 100% các trường mầm non, tiểu học,
THCS và THPT ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành.
b) Trong dạy học và ứng dụng CNTT của
CBQL, giáo viên:
- 50% trường mầm non có trẻ em dược
tiếp cận với Tin học; 95% trường tiểu học, 100% trường
THCS, THPT có phòng máy tính và tổ chức giảng dạy môn Tin học.
- 100% cán bộ quản lý giáo dục được tập
huấn, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin.
- 100% giáo viên các cấp học được bồi
dưỡng, tập huấn có đủ năng lực ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý, giảng dạy.
c) Xây dựng lớp học thông minh, thư
viện điện tử, phòng truyền thống điện tử, hệ thống học tập trực tuyến
(e-learning), thi trực tuyến, phần mềm kiểm định chất lượng
giáo dục, thẻ học sinh thông minh, trường học điện tử, mô hình học tập trải
nghiệm sáng tạo STEM, trung tâm đánh giá năng lực ngoại ngữ.
- Triển khai các giải pháp lớp học
thông minh, thư viện điện tử, phòng truyền thống điện tử, hệ thống học tập trực
tuyến, thi trực tuyến, phần mềm kiểm định chất lượng giáo
dục, thẻ học sinh thông minh ở những nơi có điều kiện.
- Thành lập trung tâm đánh giá năng lực
ngoại ngữ (trung tâm khảo thí tiếng Anh JETSET).
- Thí điểm triển khai “Trường học điện
tử”: cấp THPT, tại các trường THPT: Chuyên, số 1 Lào Cai; cấp Tiểu học, THCS, các huyện/thành phố lựa chọn 01 trường/cấp học để triển khai; khuyến khích các trường có điều kiện nghiên cứu áp dụng.
- Triển khai thí điểm mô hình học tập
trải nghiệm sáng tạo STEM tại trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, THCS Lê Quý Đôn
(TP Lào Cai), trường THPT Chuyên.
2.3. Mục tiêu cụ thể giai đoạn
2021-2025:
a) Trong quản lý, điều hành:
- 70% hồ sơ TTHC được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4.
- 95% các cuộc họp của Sở GD&ĐT với
các huyện, thành phố được tổ chức trực tuyến.
- 100% trường mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trường THP1 có website tổ chức tuyên truyền các
hoạt động giáo dục.
- 100% các trường mầm non, tiểu học,
THCS và THPT ứng dụng CNTT trong quản
lý, điều hành.
b) Trong dạy học và ứng dụng CNTT của
CBQL, giáo viên:
- 70% trường mầm non có trẻ em được
tiếp cận với Tin học; 100% trường Tiểu học, trường THCS, THPT
có phòng máy tính và tổ chức giảng dạy môn Tin học.
- 100% cán bộ quản lý giáo dục được tập
huấn, bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin.
- 100% giáo viên các cấp học được bồi
dưỡng, tập huấn có đủ năng lực ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý, giảng dạy.
c) Xây dựng lớp học thông minh, thư
viện điện tử, phòng truyền thống điện tử, hệ thống học tập trực tuyến
(e-learning), thi trực tuyến, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, thẻ học
sinh thông minh, trường học điện tử, mô hình học tập trải
nghiệm sáng tạo STEM.
- Triển khai các
giải pháp lớp học thông minh, thư viện điện tử, phần mềm
kiểm định chất lượng giáo dục, hệ thống học tập e-learning (học sinh tự học),
thi trực tuyến, thẻ học sinh thông minh,...
- Triển khai “Trường học điện tử” ở
các trường đạt chuẩn quốc gia.
- Triển khai mở rộng mô hình học tập
trải nghiệm sáng tạo STEM tại các huyện/thành phố.
3. Nhiệm vụ:
3.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị:
- Tiếp tục đầu tư 390 phòng học tin học
(trong đó: 164 phòng cho các trường chưa có phòng máy, các
trường xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao; 226 phòng mới
thay thế các phòng tin học đã cung cấp từ trước năm 2010 hết khấu hao, không sử
dụng được); 125 bảng tương tác thông minh (trường chất lượng cao, trường học đạt chuẩn quốc gia); 305 máy chiếu (hoặc ti vi),
máy in, thiết bị tổ chức họp trực tuyến trong ngành GD&ĐT, thiết bị tổ chức
lớp học thông minh,... cho các cơ sở giáo dục.
- Tiếp tục nâng cấp đường truyền
internet, trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong quản lý, trong dạy và
học.
3.2. Đội ngũ giáo viên:
- Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn
CBQL, giáo viên có đủ năng lực ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành và dạy học;
xây dựng đội ngũ giáo viên nòng cốt tại các đơn vị triển khai ứng dụng CNTT; bổ
sung đủ số lượng và nâng cao chất lượng giáo viên dạy Tin
học.
- Tổ chức các cuộc thi về ứng dụng
CNTT: Thiết kế bài giảng e-Learning, giáo viên sáng tạo
trên nền tảng CNTT, tổ chức thi kỹ năng ứng dụng CNTT (lựa
chọn những mô đun tại Thông tư số 03/2014/BTTTT: Sử dụng máy tính, sử dụng phần
mềm tin học văn phòng, sử dụng các phần mềm dạy học,...),...
3.3. Ứng
dụng CNTT trong quản lý, điều hành:
- Đẩy mạnh thực hiện ứng dụng CNTT
trong quản lý, điều hành theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, hiệu quả cao
trong thực hiện cải cách hành chính ngành GD&ĐT. Tiếp tục triển khai có hiệu
quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice); chữ
ký số; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, mức độ
4 (VNPT-iGate); Cổng thông tin điện tử
(http://sgddt.laocai.gov.vn/); thư điện tử tỉnh Lào Cai cấp (...@laocai.gov.vn)
trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý toàn ngành (Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; quản
lý học sinh; quản lý nhân sự); xây dựng phòng họp trực tuyến, lớp học thông
minh, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, thư viện điện
tử, phòng truyền thông điện tử, hệ thống học tập trực tuyến, thi trực tuyến, thẻ
học sinh thông minh, trường học điện tử, mô hình học tập trải
nghiệm sáng tạo STEM.
- 100% văn bản không bảo mật được điện tử hóa, quản lý và xử lý trên môi trường mạng.
- Thường xuyên cập nhật kho học liệu
số dùng chung (Bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng và các
học liệu khác).
- Triển khai có hiệu quả website và
thư điện tử trong ngành Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư
số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 của Bộ GDĐT.
- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
trong hoạt động ứng dụng CNTT.
3.4. Nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học và các môn học khác:
- Mở rộng dạy học tự chọn môn Tin học
trong các trường mầm non, tiểu học để đạt mục tiêu trẻ em
mầm non, học sinh tiểu học tiếp cận
Tin học.
- Cấp Tiểu học: Bước đầu hình thành
cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của
máy tính; học sinh bước đầu quen với công nghệ số thông
qua việc sử dụng máy tính để vui chơi, học tập, xem và tìm
kiếm thông tin trên Internet; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong sử dụng máy tính; biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng máy
tính và Internet.
- Học sinh THCS: Học sinh phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề; biết chọn dữ
liệu và thông tin phù hợp, hữu ích; học sinh quen thuộc với
công nghệ số, dịch vụ và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, học và tự học,
giao tiếp và hợp tác được trong cộng đồng; có hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hóa
liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp
trên mạng; bước đầu nhận biết được một số ngành nghề chính
thuộc lĩnh vực tin học.
- Học sinh THPT: Học sinh có những hiểu
biết cơ bản về hệ thống máy tính, một số kĩ thuật thiết kế thuật toán, tổ chức
dữ liệu và lập trình; củng cố và phát triển hơn nữa cho học
sinh tư duy giải quyết vấn đề, khả năng đưa ra ý tưởng và chuyển giao nhiệm vụ
cho máy tính thực hiện; học sinh có khả năng ứng dụng tin học, tạo ra sản phẩm
phục vụ cộng đồng và nâng cao hiệu suất công việc; tìm kiếm và trao đổi thông
tin theo cách phù hợp, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, ứng xử văn hóa và có
trách nhiệm; có hiểu biết thêm một số ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học, chủ động
và tự tin trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân.
- Giáo viên sử dụng phương tiện kỹ
thuật số, sử dụng phần mềm máy tính hỗ trợ dạy học đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục.
4. Giải pháp.
4.1. Giải pháp về nguồn lực:
- Huy động các nguồn lực để đầu tư
xây dựng; bổ sung, thay thế trang thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT trong quản
lý, trong dạy và học (phòng máy tính, bảng tương tác thông minh, máy chiếu, máy
in, máy ảnh, ...); xây dựng giáo dục thông minh (trong quản lý giáo dục, trong
hỗ trợ hoạt động dạy và học đáp ứng các yêu cầu về quản lý tập trung, giám sát,
liên thông giữa các cấp học, các lĩnh vực khác).
- Tăng cường huy động sự đóng góp của
các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân và gia đình học
sinh.
4.2. Ứng
dụng phần mềm quản lý; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý ngành GD&ĐT:
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý
giáo dục (tập trung, liên thông giữa các cấp học về quản
lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; quản lý học sinh; quản lý nhân sự) và thống kê giáo dục thống nhất các cơ sở
giáo dục đến các cấp quản lý giáo dục.
- Thuê server riêng cài đặt các phần mềm phổ cập giáo dục chống mù chữ, trường
học kết nối, cơ sở dữ liệu quản lý toàn ngành,
VNPT-iOffice, VNPT-iGate, Cổng thông tin điện tử, ...
- Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng
cấp, hoàn thiện một số phần mềm quản lý dữ liệu (phổ cập giáo dục chống mù chữ, trường học kết nối, phần mềm thống kê EMIS online, phần mềm quản lý thư viện).
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, mức độ 4.
- Cập nhật kho học liệu số dùng chung
(Bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác).
- Các trường xây dựng được trang
thông tin điện tử (website).
- Xây dựng lớp học thông minh, thư viện
điện tử, phòng truyền thống điện tử,
hệ thống học tập trực tuyến (e-learning), thi trực tuyến, phần mềm kiểm định chất
lượng giáo dục, trường học điện tử; mô hình học tập trải nghiệm sáng tạo STEM
(Mô hình học trải nghiệm sáng tạo STEM Vinaponics; mô hình học trải nghiệm sáng
tạo STEM Robotics Coder Z; mô hình lớp học 7 in 1; chương trình Gia sư trực tuyến
(học như ý); giải pháp khảo thí đánh giá hiệu quả dạy và học; phần mềm học Ngoại
ngữ;...), thành lập trung tâm đánh giá năng lực ngoại ngữ.
4.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng
giáo dục:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên
trách, bán chuyên trách về CNTT ở các cấp quản lý giáo dục,
đội ngũ giáo viên nòng cốt ở các cơ sở
giáo dục, làm đầu mối để triển khai ứng dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy
học một cách hiệu quả và sáng tạo; giới thiệu các phần mềm, tư liệu dạy học,
sách điện tử để các đơn vị có cơ sở mua sắm, trang bị,...
- Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả dạy, học tin học và ứng dụng
CNTT đáp ứng chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT (quy định tại Thông tư số 03/2014/BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Bố trí giáo viên dạy môn Tin học:
Phân công giáo viên có chuyên môn về CNTT giảng dạy môn Tin học. Các trường Tiểu
học, trường THCS chưa có giáo viên Tin học (nhưng có phòng máy tính) có thể bố
trí giáo viên có trình độ CNTT hướng dẫn học sinh làm quen với tin học hoặc bố
trí giáo viên Tin học ở các trường khác với khoảng cách phù hợp dạy cộng quản.
- Mỗi trường THPT xây dựng kho học liệu
điện tử (gồm bài giảng điện tử, phần mềm giảng dạy); mỗi phòng GD&ĐT tuyển
chọn tư liệu để xây dựng kho học liệu điện tử, trên cơ sở
đó xây dựng kho học liệu dùng chung toàn ngành.
- Chú trọng việc rèn kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm phục vụ nhu cầu thực tế của học sinh (kỹ
năng sử dụng máy vi tính, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ
năng khai thác tìm kiếm tài nguyên internet,...); tổ chức
các giờ thực hành hiệu quả.
- Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT
tổ chức thi học sinh giỏi môn Tin học cấp trường, chọn cử học sinh dự thi môn
Tin học cấp tỉnh, học sinh giỏi cấp quốc gia,...
- Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố nghiên cứu, tổ chức thi chọn học sinh giỏi môn Tin học;
triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT.
4.4. Giải pháp về xã hội hóa giáo dục:
Đề nghị VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai
tiếp tục cung cấp, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho ngành giáo dục
(đường truyền Internet; hỗ trợ xây dựng giáo dục thông minh), xây dựng các ứng
dụng CNTT trong ngành Giáo dục và Đào tạo, trang bị phòng thực hành tin học,
triển khai các phần mềm phục vụ cho
quản lý, trong dạy và học.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Tổng kinh phí: 188.177 triệu đồng (có biểu diễn giải chi tiết kèm theo).
- Giai đoạn 2018-2020: 68.208 triệu đồng.
- Giai đoạn 2021-2025: 119.969 triệu
đồng.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị hàng năm, lập dự toán gửi Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng
GD&ĐT xây dựng kế hoạch triển khai; chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức
tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên.
- Tổng hợp kết quả thực hiện của các
đơn vị, hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
2. Các Sở, ngành liên quan:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn các chương
trình, dự án, chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm để thực hiện kế hoạch.
- Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan cân đối ngân sách
nhà nước hàng năm để thực hiện kế hoạch. Kiểm tra việc sử dụng kinh phí, quyết
toán kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản
hướng dẫn thực hiện.
- Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ chuyên trách Tin học; cơ
chế tuyển chọn giáo viên, cán bộ chuyên trách Tin học.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở GD&ĐT triển khai các nội dung ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch.
3. UBND các huyện, thành phố:
- Tăng cường huy động các nguồn lực để
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT một cách đồng bộ; bổ sung giáo viên, cán bộ chuyên trách Tin học cho các cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục quản lý,
khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống hạ tầng CNTT.
- UBND thành phố Lào Cai chỉ đạo Phòng GD&ĐT thành phố tích cực nghiên cứu triển khai thí điểm các giải
pháp giáo dục thông minh: Trường học điện tử; lớp học thông minh; mô hình học tập
trải nghiệm sáng tạo STEM ở cấp tiểu học, cấp THCS...
Căn cứ nội dung kế hoạch, Sở Giáo dục
và Đào tạo và các sở, ngành, địa phương và các đơn vị, tổ chức liên quan triển
khai thực hiện.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Báo Lào Cai, Đài PTTH tỉnh;
- VNPT Lào Cai, Viettel Lào Cai;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CVP, PCVP2;
- Lưu: VT, TH1, VX1.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Xuân Thanh
|