Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1564/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Nguyễn Đức Chính
Ngày ban hành: 24/06/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1564/KH-UBND

Quảng Trị, ngày 24 tháng 6 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG” TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

I - HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG TRỊ:

1. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT):

- Trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh: Thạc sỹ: 02; Đại học: 27; trình độ khác: 1.386. Có 16/33 đơn vị Sở, Ban ngành và UBND cấp huyện có cán bộ chuyên trách, trong đó: Thạc sỹ: 01; Đại học 15.

- Trong ngành Giáo dục và Đào tạo: Cơ bản các trường đều có giáo viên giảng dạy Tin học, có trình độ từ Cử nhân trở lên.

- Tổng số các cơ sở đào tạo CNTT ở tỉnh: có 6 cơ sở đào tạo

- Doanh nghiệp CNTT trên địa bàn chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc ứng dụng CNTT trong sản xuất và kinh doanh còn ít, chủ yếu sử dụng phần mềm văn phòng, thư điện tử và phần mềm kế toán. Hạ tầng CNTT còn nhiều hạn chế do mức độ quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp chưa cao, chưa thấy rõ lợi ích của công nghệ thông tin. Trình độ CNTT ở các doanh nghiệp: Đại học chiếm 40%, Cao đẳng/ Trung cấp chiếm 50%, còn lại là Kỹ thuật viên.

Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và các doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Đa số đều biết ứng dụng CNTT phục vụ cho công việc như: tra cứu văn bản pháp luật, các văn bản liên quan phục vụ công việc, trao đổi văn bản hành chính qua hệ thống thư điện tử, xử lý hồ sơ và công văn qua mạng nên giảm lượng văn bản giấy trong các cơ quan nhà nước trong thời gian qua. Hơn 40% cán bộ, công chức cấp xã đã được đào tạo các lớp Tin học văn phòng. Hơn 97% cán bộ, công chức cấp tỉnh và huyện có trình độ từ chứng chỉ Tin học A trở lên. Tuy nhiên đa số đều đang kiêm nhiệm, chưa có cán bộ chuyên trách CNTT.

2. Về công nghiệp CNTT:

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hơn 50 công ty buôn bán và lắp ráp máy tính, đào tạo tin học và viết phần mềm. Doanh thu của một số công ty tương đối cao như: Công ty TNHH DHP, Công ty TNHH Thăng Bình...

- Việc phát triển công nghiệp CNTT vẫn mang tính tự phát cao, vai trò hỗ trợ dn dắt của Nhà nước còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, các chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách với công nghiệp CNTT còn chậm.

- Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành CNTT trên địa bàn tỉnh còn hạn chế mặc dù đã có các hiệp hội. Phát triển công nghiệp phần cứng chưa được hình thành.

3. Hạ tầng viễn thông băng rộng:

- Tng số thuê bao băng rộng theo từng loại kết nối:

+ Leased line: 159 thuê bao

+ xDSL (ADSL và SDSL): 20.181 thuê bao

+ Băng rộng khác: 411 thuê bao

Toàn tỉnh có 141 xã, phường, thị trấn, trong đó 127 đơn vị đã có kết nối Internet băng rộng đạt 90%.

- Mạng lưới viễn thông được phát triển nhanh chóng, rộng khắp, đưa dịch vụ về tới vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Đến cuối năm 2010 có 408.000 thuê bao điện thoại, đạt mật độ 68 thuê bao/100dân và 20.181 thuê bao Internet ADSL, đạt mật độ 3,3 thuê bao/100 dân. Mạng lưới viễn thông được phát triển nhanh chóng, rộng khắp, đưa dịch vụ về tới vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Tng số trạm thu phát sóng điện thoại di động (BTS) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 1.051 trạm. Hạ tầng mạng điện thoại cố định, Internet và di động đã phủ khắp trong toàn tỉnh với 100% xã đã có điện thoại, sóng di động; 100% các huyện có mạng Internet tốc độ cao ADSL. 137/141 xã, phường, thị trấn đã có cáp quang về đến trung tâm chiếm 97% tổng số xã trong toàn tỉnh; dịch vụ cáp quang cũng đã đến tận thuê bao ở trung tâm thành phố, thị xã. Đến nay có Vinaphone, Mobifone, Viettel cung cấp dịch vụ 3G (Third generation technology, là tiêu chuẩn truyền thông di động băng thông rộng thế hệ thứ 3), với chuẩn 3G này cho phép truyền dữ liệu không dây bao gồm thoại và phi thoại như tex, email, hình ảnh, Internet, truyền hình...

4. Về phổ cập thông tin:

Toàn tỉnh có 145.470 hộ gia đình với số nhân khẩu 606.178 người.

+ Số hộ có điện thoại cố định là: 66.401, chiếm 45,65%.

+ Số người có điện thoại di động là: 189.350, chiếm 31.24%.

+ Số hộ gia đình có máy tính: 16.687, chiếm 11,47%.

+ Số hộ gia đình có kết ni Internet: 10.338, chiếm 7,11%.

+ Số lượng người biết sử dụng Internet: 50.981, chiếm 8,41%.

+ Số hộ gia đình có máy thu thanh: 4.255, chiếm 2,93%.

+ Số hộ gia đình có máy thu hình: 130.654, chiếm 89,82%.

5. Ứng dụng Công nghệ thông tin - truyền thông (GVTT-TT):

Trang Thông tin điện tử của tỉnh: Cung cấp đầy đủ các dịch vụ công và dịch vụ hành chính công thuộc phạm vi quản lý của các ngành và địa phương, công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của tỉnh, Trung ương nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Theo báo cáo kết quả đánh giá Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2009, Trang Thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị xếp thứ 10 về tng thể và thứ 3 về số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp. Tng số dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên trang thông tin điện tử là 2232. Trong đó Mức độ 1: 886; Mức độ 2: 1435; Mức độ 3: 01. Bên cạnh đó, nhiều thông tin cũng được cung cấp đầy đủ như danh mục hộp thư điện tử, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương, thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh nhằm cung cấp thông tin một cách tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Ứng dụng CNTT tại văn phòng một cửa ở 9/10 đơn vị cấp huyện đều ở mức ứng dụng tin học văn phòng, chưa có đơn vị nào triển khai hệ thống một cửa điện tử. Năm 2010 đã đầu tư giai đoạn 1 về hạ tầng CNTT cho 02 đơn vị, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu triển khai hệ thống một cửa điện tử.

Cng thông tin Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Trị đã đi vào hoạt động tại địa chỉ http://www.quangtrisme.vn, góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với thông tin, doanh nghiệp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động; đồng thời tạo thêm cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh. Hiện có gần 50 doanh nghiệp trong tỉnh tham gia và bước đầu khai thác hiệu quả mô hình kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), góp phần giúp các doanh nghiệp trong tỉnh ứng dụng và phát triển TMĐT nhanh hơn, mạnh hơn, đồng bộ hơn và quan trọng nhất là phát triển đúng hướng

Về phần mềm mã nguồn mở (PMMNM): hiện trên địa bàn tỉnh có 63 máy chủ và 1.726 máy để bàn đang được sử dụng trong 73 đơn vị tham gia khảo sát. Qua điều tra cho thấy, thực trạng ứng dụng PMMNM trong các cơ quan, tổ chức nhà nước chưa cao với 22% đơn vị đã triển khai PMMNM; trong số đó có 15/63 máy chủ (chiếm 24%) và 222/1.726 máy để bàn (chiếm 13%) được cài đặt một số các ứng dụng PMMNM như: bộ gõ Unikey, trình duyệt web Firefox, phần mềm văn phòng OpenOffice, các phần mềm cho máy chủ như Apache và MySQL; điển hình như Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Đài PT-TH tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh... Song, chỉ bước đầu triển khai thí điểm một số ứng dụng PMMNM trong một số bộ phận và chưa triển khai nhân rộng trong toàn bộ cơ quan công tác vì nhiều trở ngại khác nhau như nhận thức về PMMNM còn hạn chế (52% đơn vị), thiếu người hiểu biết và am hiểu về PMMNM (19% đơn vị), sản phm PMMNM chưa phong phú đa dạng, hoặc do tính tương thích giữa phần mềm thương mại sẵn có của đơn vị và PMMNM chưa cao, đặc biệt là thói quen sử dụng các ứng dụng phần mềm đóng.

1.1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước:

- Cấp tỉnh:

+ Tổng số cán bộ công chức: 1.262 người.

+ Số lượng máy vi tính: 1.119 máy/1.262 người, đạt 88,67%.

+ Số lượng máy nối mạng Internet: 848 máy, đạt 67,19%.

+ Số lượng máy nối mạng Lan: 847 máy, đạt 67,12%.

- Cấp huyện:

+ Tng số cán bộ công chức: 1.492 người.

+ Số lượng máy vi tính: 1.191 máy/1.492 người, đạt 80%.

+ Số lượng máy nối mạng Internet: 916 máy, đạt 61%.

+ Số lượng máy ni mạng Lan: 686 máy, đạt 45,97%.

1.2. ng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục:

- Trường tiểu học: 166 trường

+ Số trường có máy tính: 165 trường, đạt 99%.

+ Số lượng máy tính ở các trường: 1.241 máy/165 trường.

+ Số trường có kết nối Internet: 160 trường, đạt 96%.

+ Số trường có mạng LAN: 70 trường, đạt 42%.

- Trường Trung học cơ sở: 123 trường.

+ Số trường có máy tính: 123 trường, đạt 100%.

+ Số lượng máy tính ở các trường: 2.215 máy/123 trường.

+ Số trường có kết nối Internet: 116 trường, đạt 94%.

+ Strường có mạng LAN: 75 trường, đạt 61%.

- Trường Trung học phổ thông: 30 trường.

+ Số trường có máy tính: 30 trường, đạt 100%.

+ Số lượng máy tính ở các trường: 1.356 máy/30 trường.

+ Số trường có kết ni Internet: 30 trường, đạt 100%.

+ Số trường có mạng LAN: 24 trường, đạt 80%.

II - CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:

- Luật Công nghệ Thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;

- Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;

- Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;

- Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23/11/2009;

- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/10/2005 phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”;

- Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết 08/NQ Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (khóa XIV) về phát triển Công nghệ thông tin và Bưu chính Viễn thông tỉnh Quảng Trị đến năm 2015;

- Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 28/02/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020;

- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011- 2015;

III - MỤC TIÊU TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “ĐƯA VIỆT NAM SỚM TRỞ THÀNH NƯỚC MẠNH VỀ CNTT - TT” TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ:

1. Mục tiêu tổng quát:

Kế hoạch triển khai Đán “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” tại tỉnh Quảng Trị nhằm phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu của xã hội; Từng bước xây dựng CNTT trở thành một trong những ngành công nghiệp mạnh của tỉnh, trong đó tập trung vào các lĩnh vực như phần mềm, nội dung số và dịch vụ góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP của tỉnh. Tiếp tục phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi toàn tỉnh, ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi hoạt động trên tất cả lĩnh vực.

- Hướng tới xây dựng thành công nền hành chính điện tử: Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, tạo môi trường làm việc trên mạng diện rộng ổn định giữa các cơ quan nhà nước trong tỉnh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc, minh bạch, khoa học và giảm thời gian, chi phí hoạt động của các cơ quan nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Về phát triển nguồn nhân lực CNTT:

Nâng cao chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Đảm bảo 100% sinh viên, học sinh chuyên nghiệp ở các đơn vị đào tạo trên địa bàn tỉnh được đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT. Đến năm 2015, 100% sinh viên đại học, cao đẳng, học sinh THPT, THCS; 50% học sinh tiểu học được học tin học và đến năm 2020 đạt 100% đối với học sinh các cấp được học tin học; 100% giáo viên dạy tin học được bồi dưỡng và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; trên 50% giáo viên ng dụng CNTT đphục vụ cho công tác giảng dạy. Đẩy mạnh phcập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT phục vụ công việc cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên đáp ứng đủ cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở nghiên cứu, trường học. Đảm bảo đủ nhân lực CNTT, đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông, đến năm 2015 có 50% lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên; tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt 50%. Đến năm 2020, tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt trên 70%.

2.2. Về công nghiệp công nghệ thông tin:

Đầu tư hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp tại tỉnh; huy động tối đa các nguồn vốn, đặc biệt tăng cường nguồn vốn đầu tư, bên cạnh đó cần ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn khác để đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT. Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng CNTT cho nhân lực bậc cao trong các ngành kinh tế khác.

Đến năm 2015: Hình thành một số doanh nghiệp có đủ năng lực thiết kế, sản xuất và lắp ráp một số linh kiện máy tính, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Các doanh nghiệp phần mềm và nội dung số phát triển tham gia thị trường trong nước. Một số sản phẩm, phục vụ ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp được nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ trên nền CNTT đẩy mạnh đầu tư và phát triển.;

Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông chủ đạo của tỉnh tăng cường đầu tư cho phát triển công nghiệp CNTT để tăng tỷ trọng doanh thu về công nghiệp CNTT trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế để ưu tiên nhằm thu hút các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm và dịch vụ CNTT-TT đầu tư trên địa bàn tỉnh. Thực hiện miễn, giảm tiền giao đất, tiền thuê sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông, CNTT, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

2.3. Về hạ tầng viễn thông và CNTT:

Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện tại, tiếp tục xây dựng và mở rộng mạng băng thông rộng đến các xã, phường, thôn, xóm trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân và công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước.

Phát triển các điểm truy cập công cộng tại các điểm thích hợp như: trường học, đồn biên phòng, hệ thống thư viện từ cấp tỉnh đến cấp xã, nhà văn hóa xã, điểm bưu điện văn hóa xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng... để lắp đặt thiết bị nhằm thu hút và tạo điều kiện cho người dân có thể khai thác, sử dụng hiệu quả các dịch vụ điện thoại cố định và truy cập Internet.

Mở rộng hệ thống giao ban, hội nghị truyền hình giữa UBND tỉnh với chính phủ, giữa các sở, ban, ngành với các Bộ, ngành Trung ương và giữa cấp tỉnh với cấp huyện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và phòng chống bão, lụt, thiên tai. Đưa vào sử dụng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cho cơ quan Đảng và Nhà nước.

Đến năm 2015: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã được kết nối Internet vào mạng diện rộng của tỉnh; Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet cho phép phát triển dịch vụ hành chính, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan v.v... Quang hóa thay thế dần cáp đồng, toàn bộ 100% xã có cáp quang đến trung tâm, phủ sóng thông tin di động băng rộng trên 80% dân cư. Ngầm hóa toàn bộ hệ thống cáp viễn thông khu vực trung tâm cấp huyện trước năm 2015. Xây dựng hạ tầng thông tin phục vụ tốt công tác phòng chống lũ lụt, tìm kiếm cứu nạn, an ninh quốc phòng. Sau 2015, toàn bộ nhu cầu về sử dụng Internet băng rộng của người dân đều được đáp ứng 95%.

Đến năm 2020: Hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 100% dân cư.

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có mạng nội bộ trong giai đoạn 2011 - 2020. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế xã hội xây dựng quy chế đảm bảo an toàn thông tin tại đơn vị mình.

2.4. Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để đưa thông tin số và ph cp thông tin đến các hộ gia đình:

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực viễn thông mở rộng phạm vi hoạt động và hỗ trợ một phần kinh phí trang bị các thiết bị thông tin số cho các hộ gia đình. Đồng thời sử dụng Quỹ dịch vụ viễn thông công ích và sử dụng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ các trang thiết bị thông tin số cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, bên cạnh đó đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước.

Phát triển và hỗ trợ các thiết bị thông tin số phục vụ khả năng tiếp cận thông tin cho người cao tuổi và người khuyết tật.

Đến năm 2015: Trên 20% số hộ gia đình có máy tính và truy cập Internet băng rộng; trên 95% số hộ có máy thu hình, trong đó trên 80% xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

Đến năm 2020: Trên 50% số hộ gia đình có máy tính và truy cập Internet băng rộng, trong đó trên 20% truy nhập băng thông rộng sử dụng cáp quang; hầu hết các hộ gia đình có máy thu hình xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

2.5. Về ng dụng công nghệ thông tin:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015. Các cơ quan nhà nước phải đóng vai trò tiên phong trong việc ứng dụng và phát triển CNTT. Triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đảm bảo việc chỉ đạo điều hành được thông suốt đến các cấp xã, phường trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhằm phục vụ lợi ích cho người dân được nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Trên cơ sở đánh giá lựa chọn những mô hình ứng dụng CNTT đã được thí điểm đạt kết quả tốt tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh để tiếp tục phổ biến triển khai nhân rộng trên toàn tỉnh. Đồng thời cần học hỏi, trao đổi, tìm hiểu những mô hình ứng dụng CNTT đã được đưa vào hoạt động đạt kết quả ở các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm chọn lựa và áp dụng phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Triển khai triệt để các chương trình, đề án, dự án và các cơ chế chính sách kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp đy mạnh đầu tư, ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đến năm 2015, cung cấp khoảng 40 loại dịch vụ hành chính công trực tuyến từ mức độ 3 trở lên như: cấp giấy phép đầu tư, kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp, đăng ký mã số thuế, giấy phép xây dựng, chng chỉ hành nghề xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đăng ký việc làm, cấp giấy đăng ký mô tô, ô tô... phục vụ người dân và doanh nghiệp. 10 dịch vụ hành chính công ở mức độ 4 phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính ở các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Xây dựng hệ thống phần mềm Cung cấp dịch vụ công mức độ 3 cho các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Trên 80% doanh nghiệp và tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh. Phcập ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh, phòng chống bão lụt, thiên tai, quản lý giao thông đô thị.

Đến năm 2020: Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ở mức độ 3 và 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng). Gần 100% các doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh.

2.6. Về nghiên cứu lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông:

- Nghiên cứu tìm giải pháp để đảm bảo an toàn thông tin cho cơ sở hạ tầng thông tin trong tỉnh: Các mạng nội bộ và thiết bị đầu cuối trong cơ quan nhà nước đều được trang bị các giải pháp kỹ thuật cần thiết và vận hành theo quy chế, quy trình tiêu chuẩn hóa để đảm bảo an toàn thông tin; Xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo những rủi ro về an toàn thông tin; Các mạng nội bộ của doanh nghiệp và tổ chức đều được thiết kế giải pháp đồng bộ, thích hợp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống của mình.

- Nghiên cứu tìm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu và ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh và xã hội: Các hệ thng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước được kiểm tra định kỳ, đánh giá, kim định hàng năm về mức độ đảm bảo an toàn thông tin theo các tiêu chun do nhà nước quy định;

Có cơ chế hỗ trợ và đầu tư cho các doanh nghiệp viễn thông, CNTT tham gia nghiên cứu, phát triển, thương mại hóa các sản phẩm. Ưu tiên và hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT đầu tư, nghiên cứu sáng tạo, mua hoặc chuyn giao công nghệ mới nhằm tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu cao như: thiết bị thông minh, các phần mềm nhúng...

- Đến năm 2015, hầu hết các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước phải trang bị các giải pháp kỹ thuật an toàn và bảo mật thông tin cùng với quy chế quản lý kèm theo;

IV - CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT

1.1. Lĩnh vực giáo dục

- Định hướng cho đội ngũ học sinh, sinh viên sớm tiếp cận và có nhận thức đúng đắn về CNTT. Xây dựng được một lực lượng nòng cốt CNTT của tỉnh. Hoàn thiện đội ngũ giáo viên CNTT trong toàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Bồi dưỡng kỹ năng CNTT, tập huấn các phương pháp ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

1.2. Đào to nguồn nhân lực trong cơ quan Đảng và Nhà nước

- Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nước về CNTT-TT có trình độ cao và chuyên sâu.

- Xây dựng đội ngũ lãnh đạo các cơ quan nhà nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Trị.

1.3. Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

- Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng quản lý và ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Khuyến khích triển khai mô hình đào tạo CNTT trực tuyến trên cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng tại một số cơ sở đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đào tạo lại và đào tạo chuyên sâu kiến thức CNTT và các chuyên ngành khác cho sinh viên mới ra trường nhằm đáp ứng yêu cầu công việc của doanh nghiệp.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, tạo cơ chế đặc thù trong phạm vi thẩm quyền của tỉnh Quảng Trị nhằm hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo, các trung tâm CNTT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hoạt động hiệu quả.

- Xây dựng và triển khai chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT có khả năng đáp ứng công việc được giao về công tác tại tỉnh Quảng Trị.

2. Phát triển công nghiệp CNTT:

- Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển phần mềm và chương trình phát triển nội dung số tỉnh Quảng Trị hàng năm. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở tại Quảng Trị.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển các Trung tâm cung cấp dịch vụ CNTT cho thị trường trong và ngoài tỉnh Quảng Trị. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 28/2/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020.

- Triển khai Kế hoạch số 1021/KH-UBND ngày 6/5/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2011-2015.

- Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tăng cường đầu tư cho phát trin công nghiệp CNTT nhằm tăng tỷ trọng doanh thu công nghiệp CNTT trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp tại Quảng Trị.

- Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT Quảng Trị tham gia Cổng thông tin Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Trị nhằm giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp qua mạng Internet, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường kinh doanh.

- Khuyến khích các trung tâm, các doanh nghiệp CNTT Quảng Trị liên kết với các doanh nghiệp CNTT lớn trong và ngoài nước sản xuất ra các sản phẩm CNTT chất lượng cao.

- Xây dựng cơ chế ưu tiên cho các doanh nghiệp CNTT hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có đủ năng lực, cung cấp sản phẩm cho các chương trình dự án ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước tại Quảng Trị.

- Xây dựng và triển khai chương trình phát triển công nghiệp CNTT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp CNTT tại Quảng Trị.

- Xây dựng và triển khai chính sách thu hút các doanh nghiệp CNTT lớn trong và ngoài nước, hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp thiết bị phần cứng máy tính và gia công sản phẩm phần mềm đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hạ tầng viễn thông và CNTT:

- Hoàn thiện hạ tầng viễn thông băng rộng.

- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng mạng viễn thông chuyên dụng tỉnh Quảng Trị trên công nghệ truyền dẫn quang.

- Hoàn thiện hạ tầng CNTT cho các đơn vị cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

- Xây dựng hệ thống các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ phát triển chính quyền điện tử tại Quảng Trị.

- Xây dựng các giải pháp kthuật bảo đảm an toàn an ninh thông tin số tại Quảng Trị.

Đến năm 2015: Cơ bản hoàn thành mạng băng rộng đến các xã, phường trên cả nước, kết nối Internet đến tất cả các trường học; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 80% dân cư.

Đến năm 2020: Hoàn thiện mạng băng rộng đến hầu hết số thôn, bản; phủ sóng thông tin di động băng rộng đến 95% dân cư.

4. Xây dựng và triển khai các giải pháp hỗ trợ phù hợp để phổ cập thông tin đến các hộ gia đình:

- Tiếp tục đề xuất thực hiện chương trình Viễn thông công ích trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Mở rộng phạm vi địa phương được thụ hưởng chương trình Viễn thông công ích.

- Tăng cường kêu gọi, tranh thủ thu hút các dự án của các tổ chức phát triển xã hội hỗ trợ các nước đang phát triển đhỗ trợ các thiết bị thông tin số như: điện thoại, máy tính, máy thu hình, máy thu thanh cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

- Huy động và triển khai thực hiện tốt nguồn kinh phí hỗ trợ từ các Chương trình như: Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để nâng cấp và đầu tư hệ thống phát thanh cấp huyện, xã, thôn, bản...

- Tăng cường thêm các chương trình tuyên truyền về Đề án và hiệu quả việc ứng dụng CNTT trên báo in, sóng phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử; đồng thời có chính sách hỗ trợ miễn phí các xuất bản phẩm về nội dung tuyên truyền trên cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo.

- Mở các khóa đào tạo, phổ cập chương trình tin học từ căn bản đến nâng cao cho người dân đphục vụ việc sản xuất, kinh doanh, trong đó chú trọng nguồn xã hội hóa đhỗ trợ việc học miễn phí cho người dân thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn.

- Phối hợp với các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp phát triển các thiết bị thông tin số phục vụ khả năng tiếp cận thông tin cho người cao tuổi và người khuyết tật.

5. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội:

- Tiếp tục triển khai các nội dung, kế hoạch như: Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015; Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015.

- Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và an toàn thông tin phục vụ ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước như triển khai đưa vào sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước. Nâng cấp và hoàn thiện Trung tâm tích hợp của tỉnh và của các sở, ban, ngành theo danh mục được thống nhất. Đảm bảo cán bộ, công chức từ cấp xã đến cấp tỉnh có điều kiện sử dụng máy tính, hệ thống mạng LAN và Internet tốc độ cao phục vụ trong công việc.

- Đầu tư thiết bị phục vụ giao ban trực tuyến giữa UBND tỉnh với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Đầu tư trang thiết bị và phần mềm một cửa điện tử tại các bộ phận một cửa cho UBND cấp huyện và các sở, ban, ngành.

- Triển khai đầu tư hệ thống chứng thực chữ ký số phục vụ việc gửi và nhận văn bản điện tử trong hệ thống điều hành tác nghiệp, hồ sơ điện tử để giải quyết các thủ tục hành chính công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

- Xây dựng cổng quản lý văn bản của tỉnh, tiến hành triển khai thí điểm và tiến đến triển khai cho tất cả các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

- Nâng cấp hệ thống thư điện tử, cung cấp hộp thư cho tất cả cán bộ, công chức kể cả cán bộ xã, phường.

- Xây dựng các phần mềm chuyên ngành phục vụ quản lý điều hành của từng cơ quan trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh đủ khả năng mở rộng và kết nối các trang thành viên cho các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố đủ khả năng cung cấp dịch vụ hành chính công mức 3 và 4 phục vụ người dân và doanh nghiệp. Ưu tiên cung cấp nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ cao theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015.

6. Tăng cường năng lực nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông:

- Khảo sát hạ tầng thông tin trọng yếu của tỉnh, lập kế hoạch và lộ trình triển khai áp dụng các quy trình đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống này.

- Nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển về công nghệ thông tin của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn: Lựa chọn các chính sách chuyển giao công nghệ thích hợp trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng CNTT; Đẩy mạnh việc nghiên cứu thiết kế hệ thống và phát triển các phần mềm ứng dụng CNTT trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước và các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ một số doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh lĩnh vực CNTT tham gia nghiên cứu và phát triển, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu về CNTT. Phát triển các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp thiết bị CNTT có dây chuyền sản xuất hiện đại.

- Đầu tư về hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin theo yêu cu thực tế và đầu tư các dự án ứng dụng CNTT đtrang bị các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước.

- Hàng năm tổ chức đánh giá mức độ an toàn của các sản phẩm an toàn thông tin đang sử dụng; mức độ sẵn sàng của các hệ thng đảm bảo an toàn thông tin trong các tổ chức công, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

- Xây dựng và phát triển các công nghệ và giải pháp đảm bảo an toàn thông tin song song việc bổ sung, nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên sâu về lĩnh vực an toàn thông tin. Tổ chức nghiên cứu, tìm hiu các giải pháp an toàn mạng thông tin và truyền thông.

VI - GIẢI PHÁP:

1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức:

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức hội nghị, hội thảo theo chuyên đề đnâng cao nhận thức cho cán bộ, công nhân viên các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông và người dân về các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của Đề án để thống nhất triển khai hành động. Đồng thời, cần đẩy mạnh tuyên truyền việc khai thác và sử dụng CNTT từ gia đình đến nhà trường, xã hội nhằm hướng tới các ứng dụng lành mạnh, thiết thực, hiệu quả, góp phần hình thành xã hội văn minh, bảo đảm an toàn, an ninh cho mọi người sử dụng CNTT.

Tổ chức tuyên truyền trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội về lợi ích ứng dụng CNTT.

Nâng cao hiu biết và khả năng khai thác các lợi ích mà Chính phủ điện tử đem lại cho người dân và doanh nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh.

Các cơ quan doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT cho các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên... Triển khai các chương trình đào tạo CNTT cho lãnh đạo, cán bộ quản lý các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

Tăng cường xã hội hóa công tác phổ cập tin học cho toàn xã hội.

Đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụng CNTT trong các trường phổ thông.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thường xuyên đăng, phát những thông tin, bài viết về tình hình phát triển và những lợi ích đạt được khi ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân về CNTT.

Cải cách chương trình đào tạo CNTT sao cho đáp ứng được nhu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường và yêu cầu của công tác quản lý nhà nước.

2. Giải pháp về tài chính:

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động CNTT-TT, gồm:

Nguồn kinh phí hàng năm Trung ương hỗ trợ để thực hiện Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”; Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015.

Khuyến khích các đề tài sáng kiến về ứng dụng và phát triển CNTT-TT sử dụng nguồn sự nghiệp khoa học trong các cơ quan nhà nước và mọi tầng lp nhân dân.

Các nguồn vốn doanh nghiệp và xã hội: có cơ chế phù hợp đhuy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, ứng dụng CNTT, công nghiệp CNTT và đào tạo nguồn nhân lực CNTT, phát triển sản phẩm mới...; nghiên cứu, áp dụng mô hình hợp tác công - tư phù hợp cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT và cung cấp dịch vụ.

Kêu gọi các chương trình, dự án hợp tác đầu tư và hỗ trợ không hoàn lại của nước ngoài.

Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn khác để đẩy mạnh việc đầu tư cho các nội dung kế hoạch một cách có trọng điểm, có tính đột phá, theo các lĩnh vực phù hợp với các ngành, địa phương.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đa dạng hóa các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Nhất là các dịch vụ về giải pháp phần mềm và viễn thông, nhằm tạo tiền đề phát triển ngành công nghiệp công nghệ phần mềm.

VII - KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí trên cơ sở nhu cầu của địa phương.

Ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ phục vụ cho hoạt động thuộc phạm vi của địa phương.

Các nguồn khác: Nguồn vốn hỗ trợ của doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài...

VIII - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Xây dựng, theo dõi, đôn đốc thực hiện triển khai kế hoạch. Tổng hợp, báo cáo định kỳ cho UBND tỉnh và kịp thời có những giải pháp điều chỉnh hợp lý cần thiết đảm bảo thực hiện kế hoạch xuyên suốt thành công.

- Chủ động, tích cực làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để xin hỗ trợ kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ về xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của tỉnh.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ để triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước; tổ chức quản lý đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh.

- Chủ trì công tác thu thập báo cáo và đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và tổng kết thường kỳ tiến độ thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp liên quan để triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình kế hoạch.

- Là cơ quan chuyên trách về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Kế hoạch; hướng dẫn, thẩm định chuyên môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh, Bộ chủ quản theo chế độ quy định.

- Chủ trì và định hướng công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng xuyên suốt quá trình thực hiện Đề án.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện việc ứng dụng CNTT trong quản lý, giáo dục và đào tạo. Đưa chương trình đào tạo CNTT vào các cấp bậc học ở các trường.

3. Sở Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và chỉ đạo triển khai công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Đề xuất các giải pháp, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác tối đa thế mạnh của thương mại điện tử trong kinh doanh.

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, Ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt xây dựng kế hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng chuẩn bị các điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài hay trong nước để phát triển công nghiệp phn mm, phn cứng trong các khu công nghiệp của tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan đề xuất cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông tại các khu kinh tế, khu (cụm) công nghiệp của tỉnh.

Tổ chức triển khai các biện pháp nhằm tập trung các nguồn lực, thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước đđầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh. Đặc biệt phát triển công nghệ phần cứng, phần mềm và đa dạng hóa các dịch vụ công nghệ thông tin và viễn thông.

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm để triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch về phát triển CNTT; kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, các nguồn vốn trong xã hội khác cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT trên địa bàn tỉnh (mạng LAN, mạng WAN, hạ tầng truyền thông, CSDL... ). Trình UBND tỉnh hoặc chtrì phối hợp với các đơn vị liên quan phê duyệt các dự án đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo đúng thẩm quyền.

5. SKhoa học và Công nghệ:

Khuyến khích các đề tài nghiên cứu, ứng dụng phát triển CNTT, đặc biệt là các sản phẩm CNTT có tính ứng dụng trong xã hội và có khả năng thương mại hóa cao.

6. Sở Ni v:

Chủ trì trong việc xây dựng chính sách đthu hút đội ngũ chuyên gia, những người có trình độ về công nghệ thông tin làm việc cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì và phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan hướng dẫn về tổ chức, biên chế, chế độ của các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước.

Quy hoạch và xây dựng đội ngũ lãnh đạo thông tin (CIO) tại các cơ quan nhà nước. Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí chỉ tiêu biên chế cho cán bộ làm công tác CNTT tại các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ lãnh đạo, người trực tiếp làm CNTT.

7. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí chi cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Hướng dẫn việc xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước hàng năm.

Cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách của tỉnh hàng năm cho các đơn vị đthực hiện kế hoạch, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp cho triển khai ứng dụng CNTT tại các cơ quan, đơn vị.

Căn cứ vào kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì, thẩm định bố trí kinh phí cho các dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan đơn vị hàng năm theo kế hoạch dự toán kinh phí được giao.

Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng bố trí kinh phí hàng năm cho Kế hoạch. Chủ trì và phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh trong việc hướng dẫn các đơn vị liên quan quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

8. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị:

Rà soát và bổ sung Quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo hướng ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ sạch đặc biệt là CNTT-TT đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh.

Xây dựng cơ chế để ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông đầu tư trên địa bàn tỉnh. Miễn, giảm tiền giao đất, tiền thuê sử dụng đất, xây dựng đồng bộ hạ tầng Thông tin và Truyền thông trong các cụm công nghiệp và khu công nghiệp của tỉnh.

9. Các Sở, Ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị thực hiện các dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin được phân công.

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của đơn vị mình hàng năm phù hợp với mục tiêu, nội dung của Quy hoạch, Kế hoạch chung của tỉnh.

Tổ chức cho tất cả cán bộ, công chức tham gia tập huấn sử dụng thư điện tử, khai thác Internet, sử dụng các phần mềm ứng dụng đang triển khai trong cơ quan, ứng dụng CNTT vào công tác điều hành trong nội bộ.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch để Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp báo cáo UBND tỉnh

Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Kế hoạch, bảo đảm đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương:

Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT phạm vi đơn vị mình. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án được giao, báo cáo tình hình thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

Căn cứ vào kế hoạch này, các ngành các cấp tập trung triển khai thực hiện theo nhiệm vụ được giao, báo cáo UBND tỉnh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện (qua Sở Thông tin và Truyền thông), để UBND tỉnh kp thời chỉ đo, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TTTT;
- TV/TU, TT/HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban ngành;
- UBND các huyện, thị xã, TP;
- Chánh, Phó VP, CV;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Chính

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1564/KH-UBND ngày 24/06/2011 về triển khai Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông” tại tỉnh Quảng Trị

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


822

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.33.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!