ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 112/KH-UBND
|
Thái Bình, ngày 31 tháng 10 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH
THÁI BÌNH NĂM 2020
Thực hiện Công văn số 2055/BTTTT-THH
ngày 27/6/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch
ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm
2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình
năm 2020 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT 2019
1. Ứng dụng CNTT
để công bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
- Hoàn thiện việc nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh, gồm: 01 Cổng chính
của Ủy ban nhân dân tỉnh, 27 Cổng thành phần của các sở,
ban, ngành và UBND huyện, thành phố vào cuối năm 2018.
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh và
các cổng thành phần đã cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số
43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng
thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. 100% thủ tục hành chính được cung cấp
trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành phần
của các cơ quan, đơn vị đảm bảo truy cập thuận tiện, công khai thông tin tới mọi
người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổng số Cổng/trang
thông tin điện tử là: 42, trong đó: Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh: 19/19 Cổng thông tin điện tử; UBND huyện,
thành phố là: 8/8 Cổng thông tin điện tử; các cơ quan, tổ chức khác: 15 cổng/trang
thông tin điện tử.
2. Cung cấp dịch
vụ công trực tuyến
- Số lượng dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, mức độ 4: 466 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (trong đó 68 dịch vụ công
mức độ 4) đạt 29,2% trong tổng số 1.598 thủ tục hành chính
của toàn tỉnh.
Năm 2018, đã tiếp nhận 12.277 hồ sơ
trực tuyến mức độ 3, 1.026 hồ sơ trực tuyến mức độ 4; đã giải quyết 12.357 hồ
sơ trực tuyến mức 3, 1.010 hồ sơ trực tuyến mức độ 4.
Quý I năm 2019, đã tiếp nhận 3.560 hồ
sơ trực tuyến mức 3, 156 hồ sơ trực tuyến mức 4; đã giải quyết 3.597 hồ sơ trực
tuyến mức độ 3, 152 hồ sơ trực tuyến mức độ 4.
- Triển khai thử nghiệm sử dụng chung
phần mềm Cổng dịch vụ công trực tuyến với Trung tâm Phục vụ
hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã.
Đã thực hiện triển khai kết nối liên thông Cổng dịch vụ
công trực tuyến với Hệ thống tiếp nhận và trả kết quả bưu chính công ích của
Bưu điện tỉnh để sẵn sàng hỗ trợ tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên toàn tỉnh. Các sở, ngành, địa phương đã thực hiện ban hành quy trình
điện tử để triển khai giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Đã thực
hiện sử dụng Mạng văn phòng điện tử liên thông để xử lý hồ sơ điện tử đã tiếp
nhận.
- Địa chỉ cung cấp dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4: http://dichvucong.thaibinh.gov.vn và một số địa chỉ của
các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các ngành có liên quan.
Để đẩy mạnh cung
cấp dịch vụ công trực tuyến: Ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, mức độ 4 theo quy định tại Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính
phủ; quy trình chung thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3 và mức độ 4; Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận hồ sơ, thực hiện và trả
kết quả thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến
tỉnh Thái Bình và nhiều văn bản chỉ đạo khác.
3. Ứng dụng CNTT
tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC
- Số cơ quan, đơn vị đã ứng dụng CNTT
tại bộ phận một cửa là: 312/313 cơ quan; trong đó: Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh
là: 18/19 cơ quan (01 cơ quan là Sở Ngoại vụ mới thành lập từ năm 2016 chưa
hoàn thiện việc ban hành thủ tục hành chính); UBND huyện, thành phố là: 8/8 cơ
quan; UBND xã, phường, thị trấn là: 286/286 đơn vị.
- Hiện trạng các hệ thống phần mềm ứng
dụng tại bộ phận một cửa: Tỉnh Thái Bình sử dụng một hệ thống phần mềm hành
chính công điện tử dùng chung được triển khai thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp
huyện để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý tiến độ của hồ sơ, thủ tục và hỗ trợ
tổng hợp kết quả xử lý thủ tục hành
chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả
kết quả cấp huyện. Sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến để triển khai từ tỉnh đến
Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã nhằm thực hiện tiếp nhận hồ sơ, thủ tục
trực tuyến.
- Triển khai kết nối liên thông phần
mềm hành chính công điện tử với Cổng dịch vụ công trực tuyến
và hệ thống Mạng văn phòng điện tử liên thông nhằm đáp ứng việc triển khai tiếp
nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến đối với các dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức độ
4 đang được triển khai.
4. Ứng dụng CNTT
trong hoạt động nội bộ
- Số cơ quan, đơn vị đã triển khai hệ
thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành (Hệ thống Mạng
văn phòng điện tử liên thông tỉnh Thái Bình) là: 316/316 cơ quan; trong đó: Sở,
ban, ngành thuộc UBND tỉnh là: 22/22 cơ quan; UBND cấp huyện là: 8/8 cơ quan;
UBND cấp xã là: 286/286 đơn vị.
- Hệ thống Mạng văn phòng điện tử
liên thông tỉnh Thái Bình được triển khai tập trung tại
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đảm bảo liên thông 3 cấp tỉnh, huyện, xã;
đã thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử qua hệ thống quản lý văn bản 4 cấp chính
quyền theo chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ từ ngày 25/10/2017.
- Một số chỉ tiêu tỉ lệ văn bản thống
kê được trên Mạng văn phòng điện tử liên thông tỉnh Thái
Bình như sau:
+ Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển
hoàn toàn trên môi trường mạng là: 97% (khoảng 3% văn bản mật không trao đổi bằng
điện tử).
+ Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển
liên thông trong phần mềm Mạng văn phòng điện tử liên thông từ cấp tỉnh đến cấp
xã là: 100%.
- 100% công việc chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp huyện được thực hiện qua Mạng văn phòng điện tử
liên thông.
- Đã cấp 2.417 chứng thư số cho tổ chức
để thực hiện xác thực văn bản điện tử, kê khai thuế điện tử và kê khai bảo hiểm
xã hội qua mạng đồng thời cấp 2.503 chứng thư số cho cá
nhân để đẩy mạnh việc ký số văn bản điện tử trong các cơ
quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; hơn 800 bác sỹ đã thực hiện ký số bệnh án điện
tử trong ngành y tế Thái Bình.
5. Kết quả triển khai các hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu
- Tỉnh Thái Bình đã xây dựng, triển
khai 9 hệ thống thông tin và 10 cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành trong tỉnh.
- Từ năm 2018 tỉnh đã thực hiện xây dựng
hệ thống phần mềm quản lý CSDL dùng chung toàn tỉnh. Trên cơ sở đó đã thực hiện
chuyển đổi CSDL quản lý quy hoạch phân khu, CSDL thửa đất của thành phố Thái
Bình; CSDL của ngành Thông tin và Truyền thông vào hệ thống này. Năm 2019, tiếp
tục thực hiện chuyển đổi CSDL quản lý quy hoạch chi tiết, CSDL quy hoạch chung
của các thị trấn trên địa bàn tỉnh; tạo lập CSDL thửa đất
của các huyện, chuyển đổi dữ liệu quy
hoạch sử dụng đất cấp huyện trên địa bàn tỉnh để thực hiện công khai các thông
tin có liên quan cho người dân và doanh nghiệp đồng thời phục vụ giải quyết dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
- Những khó khăn, vướng mắc:
+ Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành chưa
được xây dựng dựa trên nền tảng một mô hình kiến trúc tổng thể về chính quyền
điện tử cấp tỉnh nói chung, mô hình tổng thể về hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên
ngành cấp tỉnh nói riêng nên chưa đáp ứng được nhu cầu chia sẻ, trao đổi, tổng
hợp, khai thác dữ liệu liên ngành.
+ Công nghệ triển khai các cơ sở dữ
liệu không đồng bộ do từng hạng mục cơ sở dữ liệu được triển khai theo từng
năm, công nghệ được lựa chọn tại mỗi thời điểm là khác nhau. Do đó việc chia sẻ,
trao đổi, tích hợp thông tin giữa các cơ sở dữ liệu hầu như không có.
- Đề xuất kiến nghị: Các Bộ, ngành sớm
triển khai hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL có quy mô và phạm vi từ
Trung ương đến địa phương đồng thời hướng dẫn các địa
phương tích hợp với các hệ thống thông tin, CSDL của Trung
ương để phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng của địa phương.
6. Hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ ứng dụng
CNTT trong các cơ quan nhà nước cơ bản được đầu tư đáp ứng nhu cầu khai thác sử
dụng các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh phục vụ công
tác chỉ đạo điều hành và xử lý công việc cụ thể như sau:
- Tỷ lệ trung bình máy tính/CBCC là
100%;
- Tỷ lệ các cơ quan trực thuộc có LAN
là 100%;
- Tỷ lệ các mạng LAN kết nối WAN của
tỉnh và kết nối Internet là 100%.
+ Mạng diện rộng của tỉnh Thái Bình:
Là mạng chuyên dùng cấp 2 kết nối các mạng nội bộ của 100% các cơ quan nhà nước
từ cấp tỉnh đến cấp xã trên địa bàn tỉnh, Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
(THDL) thông qua mạng viễn thông tỉnh và kết nối tới Chính phủ qua mạng Truyền
số liệu chuyên dùng. Tỉnh Thái Bình đã triển khai hoàn thiện Mạng diện rộng từ
tỉnh, huyện đến 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
nhằm đồng bộ cơ sở hạ tầng, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và kết nối thông
suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền.
- Hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh
thông tin:
+ Tại Trung tâm THDL của tỉnh: Đã được
đầu tư máy chủ, thiết bị mạng, thiết bị tường lửa lớp mạng, thiết bị phát hiện tấn
công có chủ đích (APT), thiết bị bảo mật và lọc thư rác chuyên dụng nên đáp ứng
để cài đặt triển khai cho các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, cơ bản
đáp ứng yêu cầu bảo mật tối thiểu để phát hiện được các tấn công vào máy chủ;
tường lửa trong Trung tâm THDL của tỉnh được Ban Cơ yếu chính phủ hỗ trợ giám sát an ninh mạng. Trước tình hình mất an toàn an ninh trong thời
gian qua, năm 2019 Trung tâm THDL của tỉnh đang được ưu tiên đầu tư thêm 02 thiết
bị tường lửa thay thế cho thiết bị tường lửa cũ đã hết thời gian hỗ trợ của hãng; 01 thiết bị quản lý chính sách và giải pháp để quản
lý diệt virus tập trung (trong đó có licence phần mềm phòng chống virus tập
trung (Endpoint) cho 5000 user. Xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu của Trung tâm
giám sát an toàn thông tin mạng để phát hiện kịp thời và
phòng chống các dạng tấn công, như: Tấn công từ chối dịch vụ (DOS), dò quét cổng
và khai thác lỗ hổng trong các hệ thống thông tin.
+ 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện
có trang bị thiết bị tường lửa lớp mạng (Firewall) để đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin cho hệ thống mạng nội bộ của cơ quan, đơn vị.
7. Nguồn nhân lực
ứng dụng CNTT
- Tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh,
cấp huyện có 50 cán bộ chuyên môn và phụ trách về CNTT; tại các đơn vị sự nghiệp
tỉnh, cấp huyện có 116 viên chức có trình độ chuyên môn về CNTT; 100% cán bộ
công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện được tập huấn,
đào tạo có kỹ năng sử dụng, khai thác các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh để
triển khai phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng.
- Thuận lợi: Công tác chuẩn bị nguồn
nhân lực phục vụ cho ứng dụng và phát triển CNTT được tỉnh quan tâm, bước đầu
đã xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ trình độ và năng lực đảm đương
các nhiệm vụ cơ bản của ngành, lĩnh vực.
- Khó khăn: Cán bộ phụ trách về CNTT
tại các cơ quan, đơn vị còn thiếu; một số cơ quan còn phải bố trí cán bộ kiêm
nhiệm do chưa tuyển được cán bộ có trình độ CNTT; kiến thức, kinh nghiệm về quản
trị mạng và an toàn thông tin chưa theo kịp nhu cầu thực tế; chưa chủ động
trong việc tham mưu đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị.
8. Môi trường
pháp lý
- Năm 2019, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chính sách, đề án, kế hoạch, quy định để tạo môi trường pháp lý,
thuận lợi trong việc triển khai hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành
chính đặc biệt là công tác hiện đại hóa nền hành chính làm thay đổi cách thức
làm việc từ truyền thống (làm việc trên giấy tờ) sang hiện
đại (làm việc trên môi trường mạng, không giấy tờ) và đẩy mạnh triển khai dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.
9. Kết quả thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019
Kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 11/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ứng
dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình năm 2019 và
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1773/QĐ-UBND ngày 30/6/2017
của UBND tỉnh như sau:
9.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch
- Triển khai thực hiện dự án: Đầu tư
xây dựng, hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình: Đầu tư Hệ thống
nền tảng, tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP).
- Các dự án, nhiệm vụ để xây dựng
Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình: Đầu tư bổ sung thiết bị cho Trung tâm THDL
của tỉnh; chuẩn hóa, chuyển đổi một số CSDL tập trung của tỉnh vào Hệ thống nền
tảng, tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh.
- Các nhiệm vụ chung khác của tỉnh:
Thuê dịch vụ Hội nghị truyền hình tại 9 điểm cầu; thuê dịch vụ vận hành, triển
khai Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; triển khai
xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình, phiên bản 2.0; bổ sung
các tính năng của Mạng Văn phòng điện tử liên thông để đáp
ứng việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính
nhà nước.
- Các nhiệm vụ, đề án của các cơ quan
nhà nước thuộc tỉnh: Cơ sở dữ liệu của ngành Tài nguyên và Môi trường; Đề
án số hóa tài liệu lưu trữ tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh Thái
Bình; nâng cấp và chuyển đổi phần mềm quản lý cán bộ công chức viên chức tỉnh
Thái Bình; Đề án phát triển CNTT trong công tác quản lý
tài chính tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020.
9.2. Kết quả hoàn thành thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ của các Kế hoạch năm
2019
- Dự án đầu tư xây dựng, hoàn thiện nền
tảng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình đang thực hiện: Đầu
tư Hệ thống nền tảng, tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP) cấp tỉnh (giai đoạn 1) và
đầu tư thiết bị quản lý chính sách và giải pháp để quản lý
diệt virus tập trung (trong đó có licence phần mềm phòng chống virus tập trung
(Endpoint) cho 5.000 user.
- Nhiệm vụ sự nghiệp từ Trung ương
năm 2018: Hết Quý I năm 2019, đã hoàn thành: Chuyển đổi CSDL dùng chung của tỉnh
(Chuyển đổi CSDL Quản lý quy hoạch của 06 đồ án phân khu tỉ lệ 1:2000 trên địa
bàn tỉnh; chuyển đổi CSDL thửa đất của 19 xã/phường thuộc thành phố Thái Bình;
chuyển đổi các CSDL Thông tin và Truyền thông; thực hiện chuẩn hóa quy trình điện
tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên của các cơ quan nhà nước cấp
tỉnh, huyện.
- Nhiệm vụ sự nghiệp từ Trung ương
năm 2019: Thực hiện tạo lập, chuẩn hóa CSDL, gồm: Xây dựng CSDL của 11 quy hoạch
chi tiết trên địa bàn tỉnh; thực hiện chuyển đổi dữ liệu thửa đất cấp huyện phục
vụ cung cấp thông tin đất đai, quy hoạch cho người dân, doanh nghiệp, nhà đầu
tư; thực hiện chuẩn hóa quy trình điện tử của các thủ tục hành chính để triển khai cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh (dự kiến hoàn thành
trong năm 2019).
- Đối với nhiệm vụ sự nghiệp từ ngân
sách tỉnh: Đầu tư bổ sung 02 thiết bị tường lửa và hệ thống nguồn dự phòng cho
Trung tâm THDL của tỉnh; xây dựng CSDL dùng chung của tỉnh, gồm: 7 quy hoạch chung của các thị trấn thuộc 7 huyện;
chuyển đổi CSDL quy hoạch sử dụng đất huyện, thành phố vào CSDL dùng chung của
tỉnh để công khai thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.
+ Phê duyệt Kế hoạch và đang thực hiện
thủ tục thuê dịch vụ vận hành, triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, mức độ 4 của tỉnh.
+ Thực hiện duy trì thuê hệ thống hội
nghị truyền hình tại 09 điểm cầu và tăng cường họp trực tuyến tại các điểm cầu.
9.3. Những nhiệm vụ chưa hoàn
thành
- Chưa triển khai xây dựng Kiến trúc
Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình, phiên bản 2.0.
- Chưa bố trí vốn để thực hiện nâng cấp
bổ sung các tính năng của Mạng Văn phòng điện tử liên thông đáp ứng theo Quyết
định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 01/2019/TT-BNV của
Bộ Nội vụ.
10. Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính
quyền điện tử tỉnh Thái Bình
(Có
phụ lục 01 kèm theo)
11. Những vướng
mắc, tồn tại và nguyên nhân
a) Chưa triển khai xây dựng Kiến trúc
Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình, phiên bản 2.0 vì Bộ Thông tin và Truyền
thông chưa ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 để hướng
dẫn các địa phương.
b) Chưa bố trí vốn để nâng cấp bổ
sung các tính năng của Mạng Văn phòng điện tử liên thông do Mạng Văn phòng điện
tử liên thông mới được nâng cấp năm 2018 trước khi có Quyết
định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số
01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ.
c) Việc triển khai dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4 còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thông tin phục vụ xử lý
dịch vụ công trực tuyến; số lượng hồ sơ gửi trực tuyến ít do người dân chưa có
thói quen giao dịch điện tử trong nộp, kê khai hồ sơ để thực hiện dịch vụ công
trực tuyến.
d) Các hạng mục của dự án: Đầu tư xây
dựng hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh chưa được triển khai đồng bộ
và chưa phát huy hiệu quả do nguồn vốn bố trí để thực hiện các đề án, dự án về ứng
dụng CNTT theo Quyết định đã phê duyệt từ tỉnh và Trung
ương còn chậm và hạn chế.
12. Kiến nghị, đề
xuất
Đề nghị Bộ Thông
tin và Truyền thông: Kiến nghị với các cơ quan Trung ương đẩy nhanh tiến độ xây
dựng và tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia, CSDL Bộ, ngành; xây dựng cơ chế chính
sách tạo hành lang pháp lý trong việc đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ điện tử,
thanh toán điện tử.
II. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao
dịch điện tử; Luật An toàn thông tin;
- Các Nghị định của Chính phủ: Số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; số
19-2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
năm 2018 và những năm tiếp theo;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày
26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục
tiêu giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 17/3/2019 của Chính phủ về
một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn
2019-2020;
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc
gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt Kế hoạch cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020; số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 phê duyệt
Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn 2016- 2020; số
28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 về việc gửi, nhận văn bản điện
tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; số 877/QĐ-TTg ngày
18/7/2018 ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại
các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;
- Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung
Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;
- Kế hoạch số 114-KH/TU ngày
12/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng;
Kế hoạch số 115-KH/TU ngày 12/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện
nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về
Chiến lược An ninh quốc gia;
- Các Quyết định của Ủy ban nhân dân
tỉnh: Số 2769/QĐ-UBND ngày 07/10/2016
phê duyệt Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn
2016-2020; số 312/QĐ-UBND ngày 25/01/2017 phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện
tử tỉnh Thái Bình, phiên bản 1.0; số 1773/QĐ-UBND ngày
30/06/2017 ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các
cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2020; số 838/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 phê duyệt Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày
17/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 định hướng đến 2025 của tỉnh Thái Bình;
- Chương trình hành động số
43/CTHĐ-UBND ngày 08/5/2019 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày
25/7/2018 của Bộ Chính trị về chiến lược an ninh mạng quốc gia của tỉnh Thái
Bình.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển và ứng dụng CNTT góp phần
quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
Triển khai thực hiện thành công Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn
2016-2020, Đề án đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ cải cách hành chính tỉnh giai
đoạn 2016-2020 định hướng đến năm 2030 trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử
tỉnh đã được phê duyệt; kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan
nhà nước tỉnh giai đoạn 2017-2020 và thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu
a) Về hạ tầng kỹ thuật
- Tiếp tục nâng cấp Trung tâm Tích hợp
dữ liệu của tỉnh để thực hiện điều hành, giám sát các dịch vụ của thành phố thông
minh tỉnh Thái Bình sẽ hình thành trong các năm tới.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng Trung tâm dữ
liệu dự phòng của tỉnh để đảm bảo mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan
nhà nước các cấp luôn thông suốt trong mọi tình huống.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống nền tảng,
tích hợp, chia sẻ (LGSP) của tỉnh.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành dùng chung của tỉnh phục vụ nhu cầu khai thác của các cơ quan nhà nước
trong triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên; tích hợp các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan theo ngành dọc và kết
nối liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng.
- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm đáp ứng nhu cầu triển
khai Chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã.
h) Ứng dụng CNTT để nâng cao năng lực điều hành, quản lý của các cơ quan nhà nước
- Triển khai 100% dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ
4 của tỉnh đã được phê duyệt.
- Hoàn thành việc thuê dịch vụ vận
hành, triển khai Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức
độ 4 của tỉnh để sử dụng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Bộ phận
Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã.
- Tăng cường ứng dụng họp trực tuyến
với các cuộc họp từ Trung ương đến tỉnh và cấp huyện. Triển khai Hệ thống thông
tin phục vụ họp và xử lý công việc đến các cơ quan nhà nước
cấp tỉnh, huyện.
- Triển khai các dịch vụ của Đô thị
thông minh trên một số lĩnh vực.
c) Ứng dụng CNTT phục vụ nhân dân và doanh nghiệp
- Thực hiện các giải pháp tích hợp
thông tin trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Cổng
thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước để cung cấp đầy đủ thông tin và phản
hồi, giải đáp trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp. Thực hiện triển khai Cổng
thông tin điện tử đến cấp xã.
- Đẩy mạnh hoạt động Trung tâm Phục vụ
hành chính công tỉnh; Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã để phục
vụ nhân dân và doanh nghiệp minh bạch, hiệu quả.
- Thực hiện tăng cường tuyên truyền về
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 để người dân, doanh nghiệp khai thác
và sử dụng. Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, mức độ 4 từ cấp xã nhằm tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
d) Triển khai ứng dụng các giải
pháp đảm bảo an toàn thông tin cho Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trung tâm
Giám sát điều hành an toàn thông tin mạng của tỉnh để đảm bảo đủ năng lực giám
sát, điều hành, phát hiện, cảnh báo sớm các tấn công vào
Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh và các hệ thống thông tin của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh, cấp huyện.
- Tiếp tục đầu tư bổ sung thiết bị bảo
mật, trang thiết bị phần cứng và triển khai các giải pháp để đảm bảo an toàn,
an ninh thông tin cho các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung trong Trung tâm
tích hợp dữ liệu của tỉnh phục vụ cung cấp dữ liệu cho Trung tâm điều hành giám
sát an toàn thông tin mạng của tỉnh.
- 100% cơ quan nhà nước các cấp và
đơn vị trực thuộc được triển khai phần mềm diệt virus có bản quyền quản lý tập
trung (endpoint security).
đ) Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực cho phát triển và ứng dụng CNTT
- Kết hợp tổ chức hội thảo, đào tạo để
nâng cao nhận thức, kiến thức về an toàn thông tin; tổ chức các lớp tập huấn
cho cán bộ, công chức của các cơ quan nhà nước; nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý, điều hành thông qua đào tạo, tập huấn lồng ghép trong các dự án ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyên
sâu về quản trị mạng; bảo mật và an toàn, an ninh thông tin mạng cho cán bộ phụ
trách CNTT.
IV. NỘI DUNG
1. Ứng dụng
CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
Thực hiện nâng cấp Mạng văn phòng điện
tử liên thông của tỉnh theo các quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày
12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 01/2019/TT-BNV ngày 24/01/2019
của Bộ Nội vụ để đảm bảo kết nối liên thông với Trục liên thông văn bản quốc
gia; ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát trong
gửi, nhận văn bản và ký số điện tử để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; tích
hợp với hệ thống thư điện tử của tỉnh đáp ứng yêu cầu kết nối liên thông các hệ thống thông tin trong xây dựng Chính quyền
điện tử của tỉnh.
2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và
doanh nghiệp
- Đẩy mạnh triển khai cung cấp 100% dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh Thái Bình đã được UBND
tỉnh phê duyệt.
- Thuê dịch vụ triển khai, vận hành Cổng dịch vụ công trực tuyến đến 100% Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp
huyện, cấp xã đảm bảo việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến, liên thông
các cấp.
- Thực hiện tích hợp các hệ thống thông tin, CSDL của ngành, địa phương vào hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu cùng chung của tỉnh đồng thời công khai thông tin trên Cổng thông
tin điện tử của tỉnh, các cổng thành phần và các hệ thống thông tin khác để phục
vụ nhu cầu khai thác thông tin của người dân và doanh nghiệp.
- Bổ sung chức năng của Trung tâm Phục
vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện để hỗ trợ
công dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về khai thác, sử dụng dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, mức độ 4.
3. Xây dựng,
hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL chuyên ngành
Thực hiện kết nối đồng bộ, thống nhất
với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã triển khai của
tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu do các Bộ, ngành Trung ương triển
khai bảo đảm kết nối, chia sẻ và liên thông các cấp đồng thời tuân thủ Kiến
trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh, các yêu cầu kỹ
thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc
gia và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Phát triển
nguồn nhân lực
- Tập huấn về xây dựng, triển khai Kiến
trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh, phiên bản 2.0; tăng cường truyền thông, tập
huấn để sử dụng các dịch vụ công của Chính quyền điện tử.
- Lồng ghép đào tạo, tập huấn cho cán
bộ, công chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin dùng chung
và chuyên ngành khi triển khai thực hiện các dự án.
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ phụ
trách về CNTT các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống; an
toàn thông tin mạng.
5. Phát triển hạ
tầng kỹ thuật
- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã nhằm đáp ứng nhu cầu triển
khai Chính quyền điện tử đến cấp xã, như: Đầu tư máy tính để thay thế các máy
tính quá cũ, lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu công việc; đầu tư hạ tầng mạng,
nâng dung lượng kết nối đường truyền; đầu tư hạ tầng an toàn thông tin với yêu
cầu: Đầu tư theo hướng đồng bộ, thống nhất.
Khi trang bị máy tính, thiết bị văn
phòng cho cơ quan, đơn vị cần thực hiện theo quy định về
tiêu chuẩn, định mức được quy định tại Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày
31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh ban hành tiêu
chuẩn định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng của cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Tiếp tục ưu tiên thực hiện các hạng
mục của Dự án: Đầu tư xây dựng, hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh
Thái Bình đã được phê duyệt.
- Tăng cường tạo lập, chuyển đổi, chuẩn
hóa các cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành của tỉnh phục vụ nhu cầu khai
thác của các cơ quan nhà nước trong triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, mức độ 4; tích hợp các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành của các cơ quan, theo ngành dọc và kết nối liên ngành nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác, sử dụng.
6. Triển khai một số nội dung của Đô
thị thông minh tỉnh Thái Bình
- Ưu tiên triển khai xây dựng Khung
kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh tỉnh Thái Bình; Đề án xây dựng Đô thị thông minh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2019-2025, định hướng
đến 2030.
- Ưu tiên đầu tư
triển khai một số nhóm ứng dụng của Đô thị thông minh tỉnh Thái Bình, như: Hệ
thống giám sát bảo mật thông tin; ứng dụng phản ánh hiện trường; giám sát dịch
vụ hành chính công; giám sát thông tin truyền thông, báo chí; thuê hệ thống
Camera thông minh để giám sát an ninh, trật tự xã hội; hệ thống thông tin báo
cáo; hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc.
- Tiếp tục đầu tư bổ sung trang thiết
bị cho Trung tâm Giám sát điều hành an ninh mạng của tỉnh để đảm bảo an toàn
thông tin mạng đối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
của toàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện đầu tư nâng cấp
Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh để tích hợp, quản lý các dịch vụ của Đô thị
thông minh tỉnh Thái Bình đồng thời có dữ liệu vận hành
Trung tâm Giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng của tỉnh. Trong giai đoạn
2-3 năm tới, khi có nhiều dịch vụ của Đô thị thông minh thi tiếp tục đầu tư thiết
bị và phần mềm để nâng cấp thành Trung tâm điều hành, giám sát, xử lý dữ liệu tập
trung đa nhiệm (Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh) của tỉnh Thái
Bình.
- Làm sạch các hệ thống thông tin hiện
có của tỉnh, đẩy mạnh quản trị dữ liệu tập trung trên cơ sở tích hợp các ứng dụng,
dịch vụ của Đô thị thông minh vào Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.
- Đầu tư thuê Trung tâm dữ liệu dự
phòng của tỉnh.
7. Bảo đảm an
toàn thông tin
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng -
Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống
thông tin dùng chung của tỉnh tại Trung tâm THDL.
- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các
cơ quan nhà nước trên địa bàn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin
mạng tại các cơ quan, đơn vị.
- Phát huy hiệu quả hoạt động của Đội
ứng cứu sự cố an toàn an ninh thông tin mạng; thực hiện tốt việc chủ động đảm bảo
an toàn thông tin mạng tại Trung tâm THDL của tỉnh và tại các cơ quan, đơn vị.
- Triển khai phần mềm diệt virus có bản
quyền quản lý tập trung (EndPoint Security) đến 100% cơ quan nhà nước các cấp
và đơn vị trực thuộc.
- Phát huy hiệu quả của Trung tâm
Giám sát, điều hành an toàn thông tin mạng của tỉnh trong hoạt động giám sát, cảnh
báo sớm để kịp thời xử lý sự cố đối với
Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh và hệ thống mạng máy tính của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh, huyện, xã.
V. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp môi trường chính sách
- Tổ chức rà soát, triển khai có hiệu
quả các văn bản của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và của tỉnh về lĩnh
vực CNTT.
- Xây dựng, duy trì, cập nhật Kiến
trúc Chính quyền điện tử của tỉnh Thái Bình theo Kiến trúc
Chính phủ điện tử sẽ được sửa đổi, bổ sung.
- Rà soát hoàn thiện, bổ sung các cơ
chế, chính sách thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công do cơ
quan nhà nước cung cấp qua môi trường mạng; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán
bộ phụ trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động
ứng dụng CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua,
khen thưởng hằng năm.
- Nguồn tài chính thực hiện các nhiệm
vụ Kế hoạch được ưu tiên bố trí từ nguồn đầu tư phát triển
và nguồn kinh phí sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị; tăng cường tranh thủ nguồn
vốn hỗ trợ của Trung ương và nguồn vốn hợp pháp khác nhằm giảm mức đầu tư ban đầu,
tăng cường thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
- Kinh phí thực hiện kế hoạch là: 132.618,656
triệu đồng.
Trong đó:
+ Nguồn kinh phí từ ngân sách Trung
ương là: 56.680 triệu đồng.
+ Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh
là: 48.438,656 triệu đồng (trong đó kinh phí thực hiện các dự án chuyển
tiếp của các cơ quan là: 23.518 triệu đồng).
+ Nguồn kinh phí từ các nguồn hợp
pháp khác: 27.500 triệu đồng.
(Chi tiết theo Phụ lục 02: Danh mục
nhiệm vụ, dự án kèm theo).
3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng
CNTT với cải cách hành chính
- Thực hiện Chương trình phối hợp
thúc đẩy gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính giai đoạn 2017-2020 (Văn bản số 3035/CTPH-BTTTT-BNV ngày 22/8/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội
vụ);
- Thực hiện chuẩn hóa quy trình, thủ
tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia
TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng
Chính phủ.
4. Giải pháp tổ chức, triển khai
- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo
xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình; nâng cao vai trò người đứng đầu
các cơ quan nhà nước; phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước, tổ chức triển
khai ứng dụng CNTT, xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình, Đô thị thông
minh tỉnh Thái Bình trong giai đoạn tới.
- Bảo đảm đẩy mạnh triển khai ứng dụng
CNTT trên cơ sở tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện
tử của tỉnh Thái Bình.
VI. DANH MỤC NHIỆM
VỤ, DỰ ÁN
1. Dự án: Đầu tư xây dựng, hoàn thiện
nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình thuộc chương trình mục tiêu về CNTT
giai đoạn 2016-2020.
2. Triển khai một số nội dung của
Thành phố thông minh tỉnh Thái Bình.
3. Các dự án, nhiệm vụ năm 2020 thuộc
Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020.
4. Thực hiện bằng nguồn vốn sự nghiệp
để thực hiện các nhiệm vụ dùng chung của toàn tỉnh theo các Quyết định của UBND
tỉnh.
5. Thực hiện triển khai một số nhiệm
vụ ứng dụng CNTT nguồn vốn sự nghiệp đăng ký với Trung ương năm 2020.
6. Các nhiệm vụ, đề án của các cơ
quan nhà nước thuộc tỉnh (thực hiện chuyển tiếp).
7. Các nhiệm vụ sự nghiệp của các cơ
quan nhà nước thuộc tỉnh (Các đơn vị chủ động sử dụng nguồn kinh phí tự chủ,
kinh phí sự nghiệp trong dự toán được giao để thực hiện nhiệm vụ).
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019 của ngành, đơn vị
mình theo nhiệm vụ, dự án đã đăng ký tại các phụ lục của Kế hoạch này; thực hiện triển khai kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về Ủy ban
nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông).
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực
hiện Kế hoạch này, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; thực
hiện thẩm định các nhiệm vụ, dự án ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tuân thủ
Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình và Kế hoạch ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Thái Bình giai đoạn
2017-2020 đã phê duyệt và Kế hoạch này. Tăng cường lồng ghép các hoạt động và sử dụng có hiệu quả kinh phí sự nghiệp thông
tin và truyền thông, vốn chương trình mục tiêu công nghệ thông tin và các nguồn
vốn hợp pháp khác để triển khai thực
hiện Kế hoạch.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn
kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
Nhận Kế hoạch này, yêu cầu các đơn vị
tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền
thông;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Giang
|