Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 18/VHTT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin Người ký: Lưu Trần Tiêu
Ngày ban hành: 20/03/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18/VHTT

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1996

 

CHỈ THỊ

VỀ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÀNH VĂN HOÁ THÔNG TIN

Mục đích của việc phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành VHTT là sử dụng CNTT nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin trong nước cũng như trên thế giới phục vụ công tác quản lý nhà nước, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp và sản xuất kinh doanh, tích hợp nguồn tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học và khai thác thông tin của các đơn vị trong và ngoài ngành, trong và ngoài nước.

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CNTT TRONG NGÀNH VHTT

1. Căn cứ pháp lý về phát triển CNTT

Ngày 04/08/1993. Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ về việc phát triển CNTT ở nước ta trong những năm 90.

Ngày 11/4/1994, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị quyết 49/CP của Chính phủ.

Ngày 7/4/1995, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 211/TTg phê duyệt chương trình CNTT Kế hoạch tổng thể đến năm 2000.

Ngày 12/6/1995, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số 2142/TC-QĐ thành lập Ban chỉ đạo phát triển CNTT thuộc Bộ Văn hoá Thông tin.

Ngày 22/6/1995, Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về CNTT đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 83/BCĐ-KHTC triển khai chương trình quốc gia về CNTT.

2. Tình hình phát triển CNTT trong ngành VHTT.

Do yêu cầu của công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất, tuỳ theo đặc thù của các đơn vị trong ngành, việc áp dụng CNTT đã được đưa vào dưới nhiều hình thức khác nhau và đã đạt được một số thành quả đáng kể, song do phát triển có tính tự phát nên còn tồn tại nhiều hạn chế. Các vấn đề trên có thể tóm tắt như sau:

a. Một số kết quả đã đạt được

Bộ đã trang bị máy vi tính, thiết lập mạng truyền thông e-mail tới tất cả các Sở. Một phần công tác quản lý và xử lý văn bản tại Bộ và các Sở đã sử dụng máy vi tính. Thông qua mạng điện thư, các văn bản, báo cáo, tin tức của Bộ gửi tới các Sở, giữa các Sở với Bộ và giữa các Sở với nhau đã đáp ứng được một phần nhu cầu truyền thông hiện đại.

Thư viện Quốc gia được tài trợ của nước ngoài và ngân sách của Bộ đã tiến hành trang bị máy tính và nối mạng với các Thư viện tỉnh. Qua hệ thống mạng thư viện có thể nối mạng với thư viện quốc tế do có sự hoà nhập, sử dụng chuẩn mạng và phần mềm thư viện quốc tế. Các thư viện tỉnh đang tiến hành lập thư mục điện tử giúp cho việc tra cứu của bạn đọc nhanh chóng. Điển hình trong công tác này là thư viện TPHCM.

Tại một số đơn vị sản xuất kinh doanh đã đầu tư CNTT vào quy trình công nghiệp, làm tăng một phần năng suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là ngành in, do chuyển giao CNTT hiện đại nêm một số sản phẩm ngành in đã có thể cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài.

Một số thông tin kinh tế xã hội đang được tích hợp và khai thác phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân. Tiêu biểu là trung tâm DATABANK thuộc sở VHTT TPHCM.

b. Những hạn chế cần phải khắc phục

Việc ứng dụng CNTT tập trung ở các thành phố, các đơn vị lớn, các đơn vị sản xuất kinh doanh và một phần tại cơ quan Bộ. Phần lớn các đơn vị tại các Sở VHTT, các đơn vị sự nghiệp hầu như chưa ứng dụng có hiệu quả CNTT

Cán bộ hoạt động về CNTT trong toàn ngành, đặc biệt là các Sở VHTT, còn quá ít, không đồng đều về trình độ và chưa được ưu tiên, chú ý bồi dưỡng, đào tạo.

Do chưa có mạng máy tính nên hiệu quả sử dụng của các máy tính đơn lẻ còn rất thấp, không ứng dụng được các phần mềm lớn có vai trò thúc đẩy sự phát triển như các phần mềm tự động hoá, các hệ thống thông tin quản lý, khả năng chia xẻ, khai thác thông tin, dẫn đến tình trạng thất thoát và tái phân tán thông tin.

Bộ chưa có trung tâm nghiên cứu phát triển, tiếp thu kinh nghiệm của các ngành trong nước cũng như nước ngoài nên trong quá trình phát triển vẫn còn mang tính kinh nghiệm. Bộ chưa có các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, hội thảo khoa học bàn về phát triển CNTT cho những vấn đề đặc thù của ngành Văn hoá Thông tin. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, thiếu nhất quán của các đơn vị trong cả nước.

Trước tình hình trên, đòi hỏi toàn ngành phải chú ý đẩy mạnh phát triển CNTT trên tất cả các phương diện: Quản lý, Sản xuất, Dịch vụ, NCKH... tránh tình trạng tụt hậu so với các ngành khác, giúp cho việc quản lý khai thác tài nguyên thông tin hiệu quả hơn và hoà chung vào tiến trình "xã hội hoá thông tin" trong cả nước.

II.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CNTT TRONG NGÀNH VHTT

1. Phương hướng chung

Phát triển CNTT trong ngành VHTT phải xác định rõ vai trò quản lý, sản xuất của ngành mang tính chất đặc thù rõ rệt. Việc ứng dụng CNTT vào ngành VHTT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng công tác quản lý, sản phẩm văn hoá, nghệ thuật. CNTT phục vụ cho việc phổ biến, giao lưu văn hoá thuận lợi và nhanh chóng hơn, với mục đích là xoá "vùng trắng" văn hoá trên các thiết bị truyền thông đa phương tiện.

Trong nước ta hiện nay đã có nhiều ngành phát triển trước, do đó việc phát triển CNTT ở các đơn vị trong ngành phải tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm từ các đơn vị đó để tránh tình trạng "sa lầy" về công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ phải đảm bảo là công nghệ hiện đại và phù hợp cho công tác chuyên môn của từng đơn vị.

Việc phát triển CNTT trong ngành phải tiến kịp và vượt lên nắm khâu then chốt, đặc biệt là vấn đề dịch vụ mạng tin học. Trên cơ sở đó Bộ mới đủ sức để quản lý các loại thông tin trên mạng, nhất là quản lý các nguồn thông tin quốc tế khi Internet cũng như các mạng Quốc tế khác xâm nhập vào Việt Nam.

2. Mục tiêu xây dựng và phát triển CNTT 1996-2000

Xây dựng hệ thống mạng cấp ngành, trong đó các đơn vị tự xây dựng mạng của mình. Bộ sẽ tiến hành tích hợp liên mạng, liên kết các mạng của các đơn vị để trở thành mạng phủ khắp cả nước.

Nhanh chóng đưa các hệ thống thông tin quản lý vào hoạt động quản lý ngành góp phần làm tăng năng lực quản lý của Bộ cũng như các đơn vị trong ngành. Tích hợp các thông tin mới sản sinh, làm tươi các thông tin lưu trữ, xây dựng ngân hàng dữ liệu chuyên ngành, đưa thông tin lên mạng và tạo ra các sản phẩm thông tin khác để phục vụ nhu cầu khai thác và nghiên cứu của các đơn vị và cá nhân trong và ngoài ngành.

Hoà nhập với mạng quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước của Chính phủ cũng như tất cả các ngành liên quan.

Ghép nối với đầu nguồn mạng thông tin quốc tế với mục đích là quản lý, kiểm soát thông tin trên mạng, truyền tải nối tiếp một phần thông tin về văn hoá. Sử dụng mạng quốc tế để truyền bá văn hoá Việt Nam tới các nước trên thế giới và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá, khoa học kỹ thuật của các nước.

Xây dựng mạng dịch vụ về khai thác dữ liệu, tra cứu, truyền tin góp phần đẩy mạnh sự nghiệp thông tin của Bộ.

III. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CNTT NGÀNH VHTT

1. CNTT phục vụ công tác quản lý

CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trong ngành. Cần chú trọng đến công tác quản lý văn bản, tài liệu, nhân sự, tài chính, vật tư... cũng như công tác triển khai kế hoạch trong ngành. CNTT phục vụ công tác này bao gồm: Mạng tin học, các phần mềm tự động hoá Văn phòng, các Hệ thống thông tin quản lý hành chính, Hệ thống thông tin quản lý kinh tế tổng hợp...

2. CNTT phục vụ các đơn vị sự nghiệp

Các đơn vị sự nghiệp bao gồm nhiều khối. Mỗi khối có yêu cầu ứng dụng CNTT khác nhau do đó việc ứng dụng CNTT là hoàn toàn khác nhau, trừ công tác quản lý. Phải chú ý áp dụng công nghệ thông tin vào việc bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc.

Khối Bảo tàng và Thư viện hiện tại đang lưu trữ một khối lượng thông tin rất lớn, do đó việc ứng dụng CNTT cần chú trọng tới việc xây dựng những ngân hành dữ liệu, các chương trình tiện ích và các sản phẩm thông tin phục vụ công tác tra cứu và truyền tải thông tin.

Khối nhà hát, đoàn nghệ thuật cần áp dụng cho việc điều khiển các trang thiết bị ánh sáng, âm thanh, thiết kế xây dựng chương trình biểu diễn, thiết kế sân khấu...

Ngoài việc sử dụng CNTT vào công tác nghiên cứu khoa học, khối các viện cần nghiên cứu đề xuất các phương pháp khoa học giúp cho việc áp dụng tin học vào các đề tài một cách chuẩn mực và hiệu quả, đồng thời ứng dụng CNTT vào công tác điều tra sưu tầm, lưu trữ lâu dài và khai thác phát huy vốn tài sản văn hoá nghệ thuật dân tộc.

3. CNTT phục vụ các đơn vị sản xuất

Nâng cao năng xuất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm là mục đích chính của việc áp dụng CNTT trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Các đơn vị sản xuất cần đề ra các phương án tối ưu cho việc chọn phương hướng đầu tư, nhập công nghệ, CNTT được áp dụng cho từng đơn vị là khác nhau.

Ngành in cần áp dụng cho việc dàn trang, xử lý ảnh, chế bản, lưu trữ, điều khiển quy trình sản xuất.

Ngành nhiếp ảnh cần áp dụng CNTT vào khâu chụp ảnh, xử lý ảnh.

Ngành Báo chí, Xuất bản cần CNTT cho công tác biên tập, truy vấn tin, kiểm tra, phát hành... Cần chú trọng tới công tác quản lý việc phát hành tin tức, báo, tạp chí, sách cũng như các dạng thông tin khác trên mạng tin học đang trên đà phát triển hiện nay.

Ngành Điện ảnh cần nhanh chóng áp dụng CNTT trong việc sản xuất phim hoạt hình, các kỹ thuật lồng ghép hình ảnh, âm thanh, áp dụng trong việc xây dựng các rạp chiếu phim lập thể...

4. CNTT phục vụ công tác nghệ thuật

CNTT hiện nay đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu, sáng tác nghệ thuật. Để CNTT có thể phục vụ tốt cho công tác sáng tác nghệ thuật, trước hết phải xây dựng các ngân hàng dữ liệu về —m nhạc, Sân khấu, Điện ảnh, các tác phẩm Nghệ thuật, các phương pháp và quy trình sáng tạo nghệ thuật sử dụng CNTT.

CNTT ứng dụng trong việc truyền bá tinh hoa văn hoá dân tộc, nghệ thuật Việt Nam ra bên ngoài và nghiên cứu giới thiệu có chọn lọc các trường phái nghệ thuật khác trên thế giới.

5. CNTT trong công tác đào tạo

Đối với khối các trường thuộc Bộ cần nhanh chóng trang bị và nhanh chóng đưa CNTT vào chương trình đào tạo để bảo đảm các cán bộ tương lai của ngành văn hoá thông tin có đầy đủ khả năng ứng dụng CNTT. Chấn chỉnh và xây dựng quy trình đạo tạo CNTT trong các trường chuyên ngành văn hoá trên cơ sở trang bị mới thiết bị CNTT trong các trường học (tránh tình trạng các thiết bị CNTT trong khối đào tạo luôn bị lạc hậu), đào tạo huấn luyện sử dụng phần mềm theo hướng ứng dụng.

Tăng cường đào tạo CNTT, đối với trình độ đại học chương trình đào tạo phải đảm bảo các yêu cầu: sử dụng được phầm mềm Văn phòng, khai thác phần mềm phục vụ chuyên ngành...

6. CNTT trong dịch vụ thông tin xã hội

Xây dựng mạng dịch vụ về văn hoá giúp cho việc quảng bá nền văn hoá Việt Nam tới các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Qua mạng tin học dịch vụ giới thiệu nền văn hoá của các quốc gia trên thế giới. Việc thành lập mạng dịch vụ dựa trên cơ sở mạng của ngành sẽ giúp cho tiến trình phổ cập "văn hoá thông tin" nhanh chóng hơn.

Tạo ra các sản phẩm thông tin trên đĩa CD-ROM cũng như trên các phương tiện kỹ thuật khác để phát hành rộng rãi trong nước và ra nước ngoài.

7. CNTT trong chính sách trao đổi và bảo vệ thông tin Quốc gia

Bộ VHTT phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp nghiên cứu ban hành chính sách trao đổi và bảo vệ thông tin. Việc giao lưu thông tin trong nước với các tổ chức quốc tế một mặt phải tuân theo thông lệ quốc tế nhưng mặt khác trước hết phải xuất phát từ yêu cầu thực tế. Thể chế hoá bằng pháp luật về quyền sở hữu và bí mật thông tin của các tổ chức xã hội cũng như cá nhân.

8. CNTT trong nghiên cứu, triển khai

Công tác nghiên cứu CNTT nhằm tiếp thu kiến thức về công nghệ, kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới về quản lý văn hoá và các ngành khác về quản lý cấp ngành. Tiếp nhận công nghệ, xây dựng quy trình, đào tạo nhân viên trong Bộ và trong toàn ngành.

Tổ chức các hội thảo khoa học nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm chuyển giao CNTT ở các đơn vị đã ứng dựng công nghệ thông tin thành công.

Phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường và Ban chỉ đạo phát triển CNTT trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và triển khai các dự án phát triển.

IV. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CNTT NGÀNH VHTT

1. Quản lý thống nhất việc triển khai CNTT trong Bộ

Quản lý sự phát triển CNTT là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Tránh tình trạng tái phát triển tự phát gây khó khăn về tổ chức, lãng phí về tài chính, lạc hậu về công nghệ.

Việc phát triển CNTT trong Bộ phải đặt dưới sự kiểm soát của Bộ, mà trực tiếp là Ban chỉ đạo phát triển công nghệ thông tin của Bộ và dưới đó là Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Văn phòng Bộ.

Các dự án phát triển CNTT hoặc là phải được Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin và Trung tâm công nghệ thông tin kiểm nghiệm hoặc do Trung tâm đề xuất triển khai.

2. Xác lập luồng thông tin, chuẩn hoá thông tin từ Bộ tới các đơn vị

Thiết lập lại luồng thông tin đi và đến từ Bộ. Điện tử hoá các văn bản khi truyền gửi, xử lý, lưu trữ. Phân luồng thông tin quản lý nhà nước, thông tin nội bộ ngành, thông tin kinh tế xã hội, thông tin dịch vụ...

Chuẩn hoá các phần mềm tạo thông tin, các khuôn dạng văn bản, mẫu chứng từ, phương thức quản lý, truyền thông.

Nhanh chóng cập nhật, quản lý các thông tin phát sinh hiện thời. Xây dựng các ngân hàng dữ liệu cho khai thác thông tin của các đơn vụ, cá nhân trong và ngoài ngành.

Các dự án phát triển tin học đều phải được trình Bộ trước khi triển khai do phần lớn các dự án của các đơn vị triển kkai sau đều có thể nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ các đơn vị triển khai trước, như vậy sẽ giảm thiểu được vốn đầu tư và rủi ro khi ứng dụng CNTT.

Hiện nay các Sở VHTT chưa có khả năng CNTT (trừ Sở VHTT TP Hồ Chí Minh) do đó các Sở cần sớm tự xây dựng kế hoạch về đào tạo cán bộ và đầu tư trang thiết bị cơ bản để có thể tiếp nhận sự hỗ trợ công nghệ hiện đại từ bên ngoài.

3. Bảo vệ bản quyền với các sản phẩm CNTT trong nước và nước ngoài.

Vụ Pháp chế, Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường thể chế hoá pháp lệnh Bảo vệ quyền tác giả và các văn bản pháp quy đã được Chính phủ ban hành cho lĩnh vực phát triển CNTT. Phối hợp với các tổ chức đã đăng ký bản quyền để ngăn chặn tình trạng sao chép phần mềm. Trước hết tất cả các phần mềm được sử dụng trong Bộ đều phải mua bản quyền sử dụng.

Các đơn vị trong Bộ cần xây dựng kế hoạch về nhu cầu phần mềm của mình giúp cho việc mua phần mềm dễ dàng, thuận tiện. Tránh mua các phần mềm lạc hậu hoặc không thích hợp với đơn vị.

4. Tranh thủ sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, công nghệ, đầu tư

Phối hợp với Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường trong quá trình chuyển giao công nghệ, giải quyết các vấn đề về vốn do Chính phủ trợ cấp ưu tiên cho các ngành Y tế, Giáo dục, Văn hoá...

Phối hợp với các tổ chức trong nước có tiến bộ về CNTT nhằm rút ngắn quá trình phát triển CNTT của Bộ.

Nhanh chóng tiếp thu CNTT hiện đại từ nước ngoài dưới sự giúp đỡ về kỹ thuật, đào tạo cũng như tài chính của các tổ chức quốc tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bộ giao cho Ban Chỉ đạo chương trình CNTT chủ trì, thẩm định các dự án đầu tư về CNTT theo đúng tinh thần Nghị quyết 49/CP và Kế hoạch tổng thể 1996-2000 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Vụ Tổ chức phối hợp với các Vụ, Cục, các đơn vị trong Bộ xây dựng kế hoạch về tổ chức nhân sự phục vụ việc phát triển công nghệ thông tin. Tại các đơn vị đều phải có cán bộ CNTT.

Vụ Kế hoạch, Tài chính bố trí ngân sách phát triển CNTT hàng năm, tiếp nhận tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.

Vụ pháp chế phối hợp với các đơn vị hữu quan thể chế hoá bằng pháp luật về các vấn đề về phát triển CNTT.

Trung tâm Công nghệ thông tin (TTCNTT) xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể 1996-2000; xây dựng, quản lý, triển khai dự án về mạng tin học nền tảng của Bộ và các dự án tiếp theo; xây dựng các ngân hàng dữ liệu của ngành; phối hợp với các đơn vị trong ngành thực hiện các dự án về công nghệ thông tin.

Các Sở VHTT xây dựng kế hoạch phát triển CNTT của Sở và trình Bộ các dự án phát triển CNTT.

Các đồng chí Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, các đồng chí Giám đốc Sở VHTT các tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo đơn vị thi hành Chỉ thị này.

 

 

Lưu Trần Tiêu

(Đã ký)

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 18/VHTT ngày 20/03/1996 về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngành văn hóa thông tin do Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.358

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.125.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!