CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ GIANG
Trong những
năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước
trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện; và bước đầu đạt được những
kết quả đáng khích lệ, góp phần thiết thực và có hiệu quả cho công cuộc cải
cách hành chính, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, kết quả ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của một số cơ quan, đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế,
chồng chéo, lãng phí, chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi
ích của các phương tiện công nghệ thông tin hiện có để nâng cao hiệu quả đầu tư
trong quản lý điều hành của các ngành, các cấp. Mặt khác việc tích hợp và khai
thác dữ liệu giữa các ngành, các đơn vị không đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình
xây dựng Chính phủ điện tử. Để thực hiện nghiêm túc vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh
yêu cầu
các cơ quan chức năng của tỉnh, ủy ban Nhân dân các huyện, thành phổ, các đơn vị, tổ chức, cá
nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện các nội dung sau:
1.
Nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Cơ quan
Nhà nước
a, Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công nghệ
thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin ở tất cả các cấp, các ngành, từ cán bộ lãnh đạo,
cán bộ quản lý đến từng cán bộ, công chức, viên chức. Thủ trưởng các sở, ban
ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo, tổ
chức triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác chuyên môn và quản lý nhằm phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo, điều hành của
cơ quan, đơn vị thực hiện cải cách thủ tục hành chính công phục vụ người
dân và doanh nghiệp hướng tới chính quyền điện tử.
b, Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp
và các đơn vị có liên quan tuyên truyền luật và các văn bản dưới luật,
các hướng dẫn, các chủ trương, chính sách, chỉ đạo về công nghệ thông tin. Thủ
trưởng các sở, ban ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm
chỉ đạo phổ biến và quán triệt đầy đủ các văn bản liên quan đến công nghệ thông
tin thuộc lĩnh vực phụ trách đến các đơn vị trong hệ thống của đơn vị, ngành
mình.
2.
Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
a, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ
trì phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đánh giá và đề xuất phương
án vận hành hệ thống mạng chuyên dụng cho khối cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh;
Nghiên cứu đề xuất việc triển khai xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình trực
tuyến của tỉnh nhằm đảm bảo các cuộc họp giao ban của lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
với các sở, ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có thể được tổ chức
dưới hình thức hội nghị trực tuyến trên môi trường mạng; Nghiên cứu đề xuất triển
khai Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh phục vụ cho hạ tầng cơ sở dữ liệu dùng
chung của tỉnh.
b, Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân
các huyện, thành phố có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách về công nghệ
thông tin của đơn vị mình tiến hành rà soát, chủ động xây dựng, phát triển,
bổ sung, nâng cấp mạng nội bộ và các điều kiện hạ tầng kỹ thuật khác, đảm bảo tính đồng bộ giữa phần cứng,
phần mềm, nội dung văn bản số hóa, tính kế thừa, tích hợp hệ thống, tránh đầu tư
trùng lắp; đảm bảo việc kết nối mạng thông suốt giữa các đơn vị trực thuộc, làm
cơ sở cho việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan, địa phương mình. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hỗ trợ
các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng phương án, lựa chọn công nghệ để xây dựng
hoàn chỉnh các hệ thống mạng trên.
c, Chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 năm 2011 các sở, ban
ngành của tỉnh và Uỷ ban Nhân đân các huyện, thành phố phải cơ bản hoàn
thành việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống mạng nội bộ để kết nối liên thông các
đơn vị trực thuộc của mình, thực hiện quản lý văn bản và điều hành công việc
trên môi trường mạng (nhận công văn, gửi báo cáo, giấy mời...)
3.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
ở các sở, ngành, huyện và thành phố
a, Tăng cường công tác quản lý văn bản và điều hành
tác nghiệp trên môi trường mạng.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn
vị liên quan nghiên cứu, đề xuất kế hoạch triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều
hành cho các sở, ban ngành của tỉnh và Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố.
- Thủ trưởng các sở, ban ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác điều hành quản lý trên môi trường mạng,
giảm thiểu chi phí in ấn, giấy tờ nhằm tăng hiệu
quả công việc.
b, Tăng cường sử dụng thư điện tử trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ,
trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước.
Thủ trưởng các sở, ban
ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm
triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm
2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước. Giao Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu đề
xuất xây dựng Hệ thống thư điện tử dùng chung cho cán bộ công chức, viên chức của
tỉnh.
c, Xây dựng các hệ thống thông tin chuyên ngành.
- Căn cứ theo Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin
tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh
phê duyệt tại Quyết định số 227/2009/QĐ-UBND ngày 23/01/2009, các sở, ban ngành
tỉnh, Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố cần tập trung xây dựng và triển khai
kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành và đơn vị mình. Trong quá trình xây dựng,
các đơn
vị cần phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông để đảm bảo phù hợp với
quy hoạch chung nhằm đảm bảo tính liên thông, tích hợp giữa các hệ thống thông
tin trong cơ quan Nhà nước.
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức phổ biến
và hướng
dẫn các quy định, tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan,
đơn vị nắm và thực hiện.
4.
Tăng cường đảm bào an toàn thông tin, an ninh hệ thống
a, Việc đảm bảo an ninh thông tin, an toàn mạng là yêu
cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, nâng cấp các hạ tầng
kỹ thuật công nghệ thông tin trong cơ quan Nhà nước. Các sở, ban ngành của tỉnh,
Uỷ ban Nhân dân các huyện và thành phố khi đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin cần quan tâm đến việc đảm bảo an ninh thông tin, an toàn hệ thống tại cơ
quan mình, bao gồm việc xây dựng các quy định về đảm bảo an ninh thông tin, an toàn hệ thống,
áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các giải pháp và thiết bị kỹ thuật về an
toàn thông tin.
b, Giao Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ
chức đào tạo, hướng dẫn, tập huấn cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ
quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn
thông tin, tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên sâu
về an toàn thông tin, an ninh hệ thống.
5.
Tăng cường sử dụng phần mềm mã nguồn mở, thực hiện tốt vấn đề bản quyền, quyền
sở hữu trí tuệ đối với phần mềm
a, Thủ trưởng các sở, ban ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ
ban Nhân dân các huyện và thành phố nghiêm túc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
thực hiện tốt vấn đề bản quyền phần mềm. Trước mắt cần triển khai thực hiện việc
cài đặt
phần mềm
Open Office song song với phần mềm văn phòng Microsoft Office có
bản quyền do Sở Thông tin và Truyền thông đã bàn giao năm 2008. Việc cài
đặt cần thực hiện triệt để với tất cả các máy tính có sử dụng phần mềm văn phòng tại cơ
quan, đơn vị mình, từng bước tiến tới dùng hoàn toàn phần mềm mã nguồn
mở.
b, Đối với các phần mềm khác như phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm lõi cần đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng các phần mềm
nguồn mở để từng bước thay thế các phần mềm thương mại (có bản quyền) trong các
hệ thống thông tin nhằm giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm.
6,
Đào tạo, phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực về công nghệ thông tin
trong khối cơ quan Nhà nước
a, Kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin là yêu cầu phải
có trong việc tuyển chọn công chức, do vậy đối với các cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn
tỉnh chưa có kỹ năng cơ bản về công nghệ thông tin phải có trách nhiệm tự học,
tự tìm hiểu để nâng cao trình độ ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu công việc trong thời kỳ hiện
nay.
b, Tất cả các sở, ban ngành của tỉnh, Uỷ ban Nhân dân
các huyện, thành phố cần chủ động trong việc bố trí cán bộ chuyên trách về công
nghệ thông tin (quản trị mạng) và đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ
thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị mình. Kinh phí đào tạo
lồng ghép vào các chương trình, dự án và nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực
đã được phân bổ cho các cơ quan, đơn vị hàng năm.
7.
Tăng cường công tác quản lý đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Giao Sở Thông tin và
Truyền thông là đầu mối xây dựng, tổng hợp các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ
ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh, thẩm định thiết kế sơ bộ đối với
các dự án CNTT do Ủy ban Nhân dân các cấp quyết định đầu tư. (theo khoản 5
Điều 26 Nghị định 102/2009/NĐ-CP); Thẩm định dự án CNTT do UBND tỉnh quyết định đầu tư; Thẩm định đề cương, dự
toán chi tiết, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với việc mua sắm thiết bị, sản phẩm
CNTT. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng
dẫn các sở, ngành, ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã trong công việc lập kế hoạch,
phân bổ và sử dụng kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định
để thực hiện các hoạt động, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ
quan Nhà nước các cấp.
Thủ trưởng các
sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm
ưu tiên kinh phí đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan mình, đặc biệt phải xác định rõ mục tiêu; quy
mô đầu tư; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch ứng dụng CNTT đã được phê duyệt nhằm đảm bảo hiệu quả
cao, tiết kiệm chi phí.
8.
Tổ chức thực hiện
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối, tổng hợp và phân
bổ đầy đủ nguồn vốn của tỉnh, Trung ương cho các dự án, hạng mục ứng dụng công
nghệ thông tin theo tinh thần của Chỉ thị này.
b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông xây dựng kế hoạch phát động thi đua ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp
với cải cách hành chính trong cơ quan Nhà nước hàng năm. Cuối năm có sơ kết đánh giá báo
cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh biểu dương, khen thưởng những đơn vị ứng
dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước, triển
khai thực hiện đạt các mục tiêu đề ra.
c) Sở Thông tin và Truyền thông theo đõi, đôn đốc, hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của Chỉ thị này.
Yêu cầu Thủ trưởng
các sở, ban ngành của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố
nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có
khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền
thông để tổng hợp trình Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.