ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/CT-UBND
|
Bình
Phước, ngày 28 tháng 02 năm 2017
|
CHỈ THỊ
VỀ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Thời gian qua, mạng lưới thông tin vô
tuyến điện trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, được ứng dụng hiệu quả trong
nhiều ngành, lĩnh vực như: viễn thông, phát thanh truyền hình, truyền thanh
không dây, an ninh, quốc phòng... góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội
và bảo đảm an ninh - quốc phòng địa phương.
Từ khi Luật Tần số vô tuyến điện được
ban hành; các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện nhiều biện
pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến
điện đi vào nền nếp, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, công tác này vẫn
còn hạn chế, như: công tác tuyên truyền đạt hiệu quả chưa cao, sự phối hợp quản
lý chưa đồng bộ, một số tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến
điện chưa nhận thức đầy đủ dẫn đến chấp hành chưa nghiêm các quy định,... Những
tồn tại, hạn chế đó tiềm ẩn nguy cơ gây can nhiễu tần số làm ảnh hưởng đến an
toàn thông tin quốc gia, hoạt động sản xuất, kinh doanh và gây thiệt hại về
kinh tế đối với các tổ chức, cá nhân.
Để khắc phục nhanh chóng, hiệu quả
những mặt còn hạn chế; từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về tần số và thiết bị vô tuyến điện. trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT
ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn
thủ tục cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, cho thuê, cho mượn thiết bị
vô tuyến điện, sử dụng chung tần số vô tuyến điện; Chỉ thị số 03/CT-BTTTT ngày
03/8/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông và các quy định pháp luật về tần số
vô tuyến điện, tiêu chuẩn, chất lượng thiết bị sóng đến UBND các huyện, thị xã,
UBND các xã, phường, thị trấn, các đài truyền thanh, truyền hình và các đơn vị
khác có liên quan.
Ủy ban nhân dân
tỉnh chỉ thị:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Cục Tần số vô tuyến
điện, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực II để thực hiện tốt việc cấp Giấy
phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện; hướng dẫn,
tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn,
sửa đổi, bổ sung Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện theo quy
định tại Thông tư số 05/2015/TT-BTTTT ngày 23/3/2015 của Bộ Thông tin và Truyền
thông.
b) Chủ trì, phối hợp với Trung tâm
Tần số vô tuyến điện khu vực II và các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị
xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quản lý, sử
dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện.
c) Chủ động thực hiện nhiệm vụ hoặc
phối hợp thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu
vực II trong việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến
điện trên địa bàn tỉnh; kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm.
d) Có ý kiến về tần số, máy phát sóng
vô tuyến điện đối với các dự án đầu tư mới máy phát sóng vô tuyến điện trên địa
bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Cục Tần số vô tuyến
điện.
2. Sở Công thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường
tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh các
thiết bị vô tuyến điện không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được chứng nhận hợp quy
và công bố hợp quy, đặc biệt là các loại thiết bị phá sóng
(gây nhiễu) thông tin di động, thiết bị phá sóng định vị vệ tinh (GPS), thiết
bị không dây chuẩn DECT 6.0 (băng tần 1900 - 1930 MHz).
3. Ban Quản lý Khu Kinh tế
a) Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông thực hiện tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn quy định của pháp luật
về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện đối với các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trong phạm vi quản lý như: các công ty dịch vụ bảo vệ, dịch vụ
vệ sinh,...
b) Yêu cầu các chủ đầu tư kinh doanh
hạ tầng khu công nghiệp phối hợp tốt và hỗ trợ tích cực để cơ quan chức năng
thực hiện việc kiểm soát, xử lý can nhiễu và kiểm tra, thanh tra về tần số và
thiết bị vô tuyến điện.
4. Công an tỉnh
a) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ
để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm về tần số vô tuyến
điện liên quan đến an ninh thông tin, gây phương hại đến an ninh quốc gia và
trật tự xã hội.
b) Chỉ đạo Công an các địa phương
phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu
vực II và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác kiểm tra, xử lý
các trường hợp tàng trữ, lưu thông, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện không
đúng quy định của pháp luật.
5. Cục Hải quan Bình Phước
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, xử lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả việc nhập khẩu trái phép vào thị trường
trong nước các thiết bị vô tuyến điện không phù hợp với quy hoạch phổ tần số vô
tuyến điện, đặc biệt là các loại thiết bị phá sóng (gây nhiễu) thông tin di
động, thiết bị phá sóng định vị vệ tinh (GPS), thiết bị không dây chuẩn DECT
6.0 (băng tần 1900 - 1930 MHz).
6. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh
và Truyền hình Bình Phước
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông thực hiện tuyên truyền sâu, rộng các quy định của pháp luật hiện hành về
quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, đặc
biệt chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền về cơ sở.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin
và Truyền thông và các cơ quan có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền,
phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện trên địa bàn.
b) Chỉ đạo, quán triệt Đài Truyền
thanh-Truyền hình cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị trực thuộc chấp
hành nghiêm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô
tuyến điện.
c) Tăng cường công tác giám sát, kiểm
tra, xử lý vi phạm về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn.
d) Chỉ đạo UBND cấp xã không đầu tư
mới thiết bị truyền thanh không dây nằm trong dải tần 87-108 MHz; đối với các
hệ thống truyền thanh không dây đang hoạt động trong dải tần 87-108 MHz, phải
sớm có kế hoạch chuyển đổi về dải tần 54-68 MHz.
e) Yêu cầu các đơn vị trực thuộc,
UBND cấp xã khi lập dự án đầu tư thiết bị phát thanh FM (Đài Truyền thanh cấp
huyện), thiết bị truyền thanh không dây (Đài Truyền thanh cấp xã) phải lấy ý
kiến của Sở Thông tin và Truyền thông về tần số và thiết bị vô tuyến điện trước
khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ viễn thông di động
Thường xuyên rà soát, kiểm tra vùng
phủ sóng, kịp thời đầu tư cải thiện chất lượng, mở rộng vùng phủ sóng đáp ứng
nhu cầu sử dụng dịch vụ nhằm hạn chế, đẩy lùi việc sử dụng thiết bị kích sóng
gây can nhiễu cho mạng di động.
9. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến
điện
a) Nghiêm túc chấp hành đầy đủ quy
định của pháp luật về quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện; thực
hiện quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích tần số, băng tần đã
được cấp, phân bổ.
b) Không sản xuất, tàng trữ, kinh
doanh và sử dụng thiết bị vô tuyến điện, máy điện thoại không dây không phù hợp
với quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện, chưa thực hiện chứng nhận hợp quy và
công bố hợp quy.
c) Tích cực phối hợp với cơ quan chức
năng trong thực hiện kiểm soát, tranh tra, kiểm tra và xử lý can nhiễu về tần
số.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ
trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chỉ
thị này nghiêm túc, hiệu quả. Giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Cục Tần số VTĐ, TT. TSVTĐ khu vực II;
- TT TU, TT. HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo chí tỉnh;
- LĐVP, các Phòng, TT.TH-CB;
- Lưu: VT (Nga.CT01.20.02.17).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Anh Minh
|