BỘ CÔNG AN - BỘ BƯU
CHÍNH, VIỄN THÔNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 01 /2006/TTLT-BCA-BBCVT
|
Hà Nội, ngày 5
tháng 5 năm 2006
|
THÔNG
TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG
DẪN VIỆC MỞ VÀ KIỂM TRA THƯ, BƯU PHẨM, BƯU KIỆN, KIỆN, GÓI HÀNG HOÁ GỬI QUA
MẠNG BƯU CHÍNH CÔNG CỘNG VÀ MẠNG CHUYỂN PHÁT NHẰM PHÁT HIỆN TỘI PHẠM VỀ MA TUÝ
Căn cứ Luật
phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày
25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 99/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy
định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách
phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 157/2004/NĐ-CP ngày 18
tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về bưu chính;
Căn cứ Quyết định số 190/2004/QĐ-TTg ngày 08
tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý dịch vụ chuyển phát;
Liên bộ Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông thống nhất hướng dẫn việc mở và
kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính
công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý như sau:
I.
QUY ĐỊNH CHUNG:
1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này hướng
dẫn cụ thể việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi
trong nước, gửi từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam qua
mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý.
2.
Nguyên tắc mở và kiểm tra
2.1. Việc mở
và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá phải có căn cứ, theo
đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền hướng dẫn tại Thông tư này.
2.2. Nghiêm
cấm lợi dụng, lạm dụng việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói
hàng hoá để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức.
2.3. Nghiêm
cấm việc tiết lộ thời gian, địa điểm, nội dung thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện,
gói hàng hoá trước, trong và sau khi mở, kiểm tra.
2.4. Người
có hành vi vi phạm quy định tại các điểm 2.1, 2.2 và 2.3 trên đây hoặc có hành
vi cản trở việc mở, kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá thì
tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
3.
Trách nhiệm phối hợp
3.1. Cơ quan
chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân (sau đây
gọi là cơ quan Công an chuyên trách) có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với
doanh nghiệp trong việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng
hoá để không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
3.2. Doanh
nghiệp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an chuyên trách trong
việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá.
4.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4.1. Bưu
gửi là bưu phẩm, bưu kiện gửi qua mạng bưu chính công cộng.
4.2. Hàng
gửi là thư, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng chuyển phát.
4.3. Bưu
cục là cơ sở hoạt động, khai thác và cung cấp dịch vụ của Bưu chính Việt
Nam. Bưu cục bao gồm cả các trung tâm đầu mối, đại lý, kiốt và điểm bưu điện
văn hoá xã.
4.4. Bưu
cục gốc là bưu cục nhận bưu gửi của người gửi để chuyển đến người nhận.
4.5. Bưu
cục phát là bưu cục thực hiện việc phát bưu gửi đến người nhận.
4.6. Mạng
bưu chính công cộng bao gồm các trung tâm đầu mối, bưu cục gốc, bưu cục
phát, điểm phục vụ, thùng thư công cộng được kết nối với nhau bằng các tuyến
vận chuyển và phát.
4.7. Cơ sở
giao dịch là cơ sở hoạt động, khai thác và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp chuyển phát.
4.8. Cơ sở
giao dịch gốc là cơ sở giao dịch nhận hàng gửi của người gửi để chuyển đến
người nhận.
4.9. Cơ sở
giao dịch phát là cơ sở giao dịch thực hiện việc phát hàng gửi đến người
nhận.
4.10. Mạng
chuyển phát do doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng và quản
lý để cung cấp dịch vụ chuyển phát thư, kiện, gói hàng hoá theo quy định của
pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật về vận
chuyển hàng hoá.
4.11. Cơ quan Công
an chuyên trách bao gồm:
a) Cục Cảnh sát điều
tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an.
b) Phòng Cảnh sát điều
tra tội phạm về ma tuý hoặc Phòng Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều
tra tội phạm về ma tuý (tại những nơi chưa thành lập Phòng Cảnh sát điều tra
tội phạm về ma tuý) thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi là Công an cấp tỉnh).
c) Đội Cảnh sát điều
tra tội phạm về ma tuý hoặc Đội Cảnh sát điều tra khác thực hiện chức năng điều
tra tội phạm về ma tuý (tại những nơi chưa thành lập Đội Cảnh sát điều tra
tội phạm về ma tuý) thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(sau đây gọi là Công an cấp huyện).
II.
CĂN CỨ, THẨM QUYỀN, QUYẾT ĐỊNH MỞ VÀ KIỂM TRA BƯU GỬI, HÀNG GỬI
1.
Căn cứ ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
Việc ra quyết định mở
và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện khi có một trong các thông
tin, tài liệu dưới đây cho rằng trong bưu gửi, hàng gửi có chất ma tuý, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần:
1.1. Tài liệu được
phát hiện qua công tác điều tra vụ án về ma tuý và các vụ án khác.
1.2. Thông tin, tài
liệu thu được từ hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
1.3. Tin báo, tố giác
tội phạm về ma tuý.
2.
Thẩm quyền ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
2.1. Cục trưởng, Phó
Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Bộ Công an.
2.2. Trưởng phòng,
Phó Trưởng phòng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hoặc Phòng Cảnh sát
điều tra khác thực hiện chức năng điều tra tội phạm về ma tuý (tại những nơi
chưa thành lập Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý) thuộc Công an
cấp tỉnh.
2.3. Trưởng Công an,
Phó Trưởng Công an cấp huyện phụ trách Cảnh sát.
3.
Quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
3.1. Việc mở và kiểm
tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện khi có quyết định bằng văn bản của
người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này.
3.2. Nội dung quyết
định theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
4.
Tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi để ra quyết định mở và kiểm tra
4.1. Trong trường hợp
cấp bách để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hậu quả, tác hại của tội phạm về ma
tuý có thể xảy ra, cán bộ được giao nhiệm vụ của cơ quan Công an chuyên trách (sau
đây gọi là cán bộ cơ quan Công an chuyên trách) có quyền yêu cầu doanh
nghiệp tạm thời ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi. Yêu cầu tạm thời ngừng lưu
thông bưu gửi, hàng gửi được lập thành hai bản theo mẫu
số 02 ban hành kèm theo Thông tư này; một bản do cơ quan Công an chuyên
trách giữ, một bản giao cho doanh nghiệp giữ.
4.2. Khi doanh nghiệp
thấy nghi vấn hoặc phát hiện trong bưu gửi, hàng gửi có chất ma tuý, tiền chất,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì phải tạm thời ngừng việc lưu thông bưu
gửi, hàng gửi đó và báo ngay cho cơ quan Công an chuyên trách hoặc cơ quan Công
an nơi gần nhất.
4.3. Trong thời hạn
chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi,
những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này
phải ra quyết định mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi. Quá thời hạn trên mà không
có quyết định của cơ quan Công an chuyên trách thì doanh nghiệp được tiếp tục
lưu thông bưu gửi, hàng gửi đó.
III.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC MỞ VÀ KIỂM TRA BƯU GỬI, HÀNG GỬI
1.
Mở bưu gửi, hàng gửi
Khi có quyết định mở
và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, doanh nghiệp phải cử ngay ít nhất hai nhân viên
để tiến hành mở bưu gửi, hàng gửi với sự chứng kiến của cán bộ cơ quan Công an
chuyên trách. Trường hợp bưu gửi, hàng gửi có nhiều gói thì chỉ mở những gói mà
cán bộ cơ quan Công an chuyên trách yêu cầu.
2.
Kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
Việc kiểm tra bưu
gửi, hàng gửi phải do ít nhất hai cán bộ cơ quan Công an chuyên trách tiến hành
với sự chứng kiến của nhân viên doanh nghiệp.
3.
Địa điểm mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
3.1. Việc mở và kiểm
tra bưu gửi, hàng gửi chỉ được thực hiện tại bưu cục gốc, bưu cục phát, cơ sở
giao dịch gốc, cơ sở giao dịch phát.
3.2. Trong trường hợp
khẩn cấp cần ngăn chặn bưu gửi, hàng gửi có chứa chất ma tuý, tiền chất, thuốc
gây nghiện, thuốc hướng thần đang trên đường vận chuyển thì việc mở và kiểm tra
bưu gửi được thực hiện tại bưu cục gần nhất. Việc mở và kiểm tra hàng gửi được
thực hiện tại cơ sở giao dịch hoặc trụ sở cơ quan Công an, trụ sở uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) nơi gần nhất.
4.
Chứng kiến việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
Ngoài những người nêu
tại mục 1, mục 2 phần III của Thông tư này, việc mở và kiểm
tra bưu gửi, hàng gửi còn phải có sự chứng kiến của một trong những người nêu
tại điểm 4.1 hoặc 4.2 dưới đây:
4.1. Trường hợp mở,
kiểm tra tại bưu cục gốc, bưu cục phát, bưu cục gần nhất, cơ sở giao dịch gốc,
cơ sở giao dịch phát, cơ sở giao dịch gần nhất:
a) Trưởng bưu cục
hoặc người được trưởng bưu cục uỷ quyền.
b) Người đứng đầu cơ
sở giao dịch hoặc người được người đứng đầu cơ sở giao dịch uỷ quyền.
c) Người đứng đầu
doanh nghiệp hoặc người được người đứng đầu doanh nghiệp uỷ quyền.
4.2. Trường hợp mở,
kiểm tra tại trụ sở cơ quan Công an hoặc trụ sở uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần
nhất: đại diện cơ quan Công an hoặc đại diện uỷ ban nhân dân cấp xã nơi mở,
kiểm tra hàng gửi.
5.
Biên bản mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
5.1. Việc mở và kiểm
tra bưu gửi, hàng gửi phải được lập thành biên bản. Nội dung biên bản theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
5.2. Thủ tục lập và
ký biên bản:
a) Trường hợp những
người tiến hành mở, kiểm tra và chứng kiến thống nhất về nội dung biên bản thì
cùng ký tên vào biên bản và ký xác nhận vào từng trang. Nếu có ý kiến không
thống nhất về nội dung biên bản, thì người có ý kiến không thống nhất phải tự
ghi ý kiến của mình vào biên bản, ký và ghi rõ họ tên.
b) Biên bản mở và
kiểm tra được lập thành ba bản, cơ quan Công an chuyên trách giữ một bản, doanh
nghiệp giữ một bản và một bản doanh nghiệp thông báo cho người gửi hoặc người
nhận biết nếu việc thông báo đó không cản trở công tác điều tra và được sự đồng
ý bằng văn bản của cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp không thông báo thì
doanh nghiệp có trách nhiệm giữ biên bản đó.
6.
Xử lý sau khi mở và kiểm tra
6.1. Xử lý các vật
phẩm nghi là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần.
a) Sau khi mở và
kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, nếu phát hiện vật phẩm nghi là chất ma tuý, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì nhân viên doanh nghiệp phải tách
riêng chất đó với những đồ vật khác trong bưu gửi, hàng gửi và cán bộ cơ quan
Công an chuyên trách phải lấy mẫu để giám định. Việc lấy mẫu để giám định phải
được ghi vào biên bản mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi, trong đó nêu rõ đặc điểm,
số lượng, khối lượng mẫu được lấy giám định.
b) Nhân viên doanh
nghiệp có trách nhiệm đóng gói, niêm phong và bảo quản chất nghi là chất ma
tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần. Trên niêm phong phải có đầy
đủ chữ ký và họ tên của những người tiến hành và người chứng kiến việc mở và
kiểm tra bưu gửi, hàng gửi.
c) Các vật phẩm nghi
là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần phải được tạm
thời ngừng lưu thông cho đến khi có kết luận giám định. Thời hạn giám định tối
đa không quá 7 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu. Trường hợp đặc biệt phải kéo
dài thời gian nêu trên thì Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc Công an cấp tỉnh phải có văn bản gửi Giám đốc
Bưu điện cấp tỉnh hoặc Giám đốc Trung tâm bưu chính khu vực hoặc người đứng đầu
doanh nghiệp chuyển phát.
d) Nếu kết luận giám
định vật phẩm là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì
những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này
ra quyết định thu giữ hoặc tạm giữ theo mẫu số 04
ban hành kèm theo Thông tư này.
đ) Nếu kết luận giám
định vật phẩm không phải là chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần thì những người có thẩm quyền nêu tại mục 2 phần II
của Thông tư này phải thông báo ngay bằng văn bản để doanh nghiệp tiếp tục
lưu thông vật phẩm đó.
6.2. Xử lý các đồ vật
khác trong bưu gửi, hàng gửi:
a) Các đồ vật khác
trong bưu gửi, hàng gửi không thuộc loại bị thu giữ, tạm giữ, doanh nghiệp có
trách nhiệm gói, bọc và đảm bảo tính nguyên vẹn về số lượng, tình trạng của vật
phẩm và tiếp tục cho lưu thông, trừ trường hợp nêu tại điểm c của tiểu mục này.
b) Nếu việc lưu thông
đồ vật đó gây cản trở việc điều tra vụ án thì những người có thẩm quyền nêu tại
điểm 2.1, điểm 2.2 mục 2 phần II của Thông tư này có quyền
ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng lưu thông. Thời gian tạm ngừng lưu
thông bưu gửi, hàng gửi không quá bẩy ngày làm việc kể từ ngày ký văn bản yêu
cầu.
Trường hợp đặc biệt
phải kéo dài thời gian tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng gửi để giữ bí mật vụ
án thì Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh có văn
bản gửi Giám đốc Bưu điện cấp tỉnh hoặc Giám đốc Trung tâm bưu chính khu vực
hoặc người đứng đầu doanh nghiệp chuyển phát.
c) Trường hợp phát
hiện đồ vật, tài liệu là vật chứng của vụ án, vật có liên quan đến tội phạm
khác hoặc thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành thì những người có thẩm quyền
nêu tại mục 2 phần II của Thông tư này ra quyết định thu giữ
hoặc tạm giữ theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông
tư này. Cán bộ được giao nhiệm vụ của cơ quan Công an chuyên trách tiến hành
thu giữ hoặc tạm giữ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy
định của pháp luật.
6.3 Thủ tục
thu giữ, tạm giữ
a) Việc thi
hành quyết định thu giữ hoặc tạm giữ do cán bộ cơ quan Công an chuyên trách và
nhân viên doanh nghiệp thực hiện và phải lập thành biên bản theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và có sự
chứng kiến của một trong những người nêu tại mục 4 phần III của Thông
tư này.
b) Trường hợp
những người tiến hành và chứng kiến việc thu giữ, tạm giữ thống nhất về nội
dung biên bản thì cùng ký tên vào biên bản và ký xác nhận vào từng trang của
biên bản. Nếu có ý kiến không thống nhất về nội dung biên bản, thì người có ý
kiến không thống nhất phải tự ghi ý kiến của mình vào biên bản, ký và ghi rõ họ
tên.
c) Biên bản
thu giữ hoặc tạm giữ được lập thành ba bản, cơ quan Công an chuyên trách giữ
một bản, doanh nghiệp giữ một bản và một bản doanh nghiệp thông báo cho người
gửi hoặc người nhận biết nếu việc thông báo đó không cản trở công tác điều tra
và được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan Công an chuyên trách. Trường hợp
không thông báo thì doanh nghiệp có trách nhiệm giữ biên bản đó.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc mở và
kiểm tra bưu gửi, hàng gửi nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý được thực hiện
theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2.
Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị
trực thuộc và các doanh nghiệp liên quan thực hiện Thông tư này.
3.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp phản ánh kịp thời để liên Bộ xem xét, hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung.
4.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
KT. BỘ
TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Hưng
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
CÔNG AN
THỨ
TRƯỞNG
THƯỢNG TƯỚNG
Lê Thế Tiệm
|
Nơi
nhận:
-
Văn phòng TƯ Đảng; Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông;
- Các
đơn vị thuộc Bộ Công an;
-
Lưu Bộ CA; Bộ BCVT.
|
MẪU SỐ 01
..............................
...........(1)..............
Số:........./QĐ-..........
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(2)......,
ngày.........tháng..........năm.......
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi
.........................(3).............................
- Căn cứ Điều 13 Luật phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm
2000;
- Căn cứ các Điều 13, 14, 15 của Nghị định số
99/2002/NĐ- CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ
tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng chống tội phạm về
ma tuý thuộc Công an nhân dân;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/ 2006 /TTLT-BCA-BBCVT
ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Công an và Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn
việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm, bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng
bưu chính công cộng và mạng chuyển phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý;
- Căn cứ các tài liệu, thông tin thu được từ
.................................... của
.............................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Yêu cầu: (4)...................................................................................
Địa chỉ:
...............................................................................................................
chấp hành việc mở bưu gửi, hàng gửi sau:
- Số hiệu: (5)……......................................................................................
- Họ tên, địa chỉ người gửi:
…………......................................................
- Họ tên, địa chỉ người nhận:
...................................................................
Điều 2. Giao cho ông (bà):
...................................... chức vụ ................cơ quan ......
thực hiện việc kiểm tra bưu gửi, hàng gửi nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Điều 3. ([6])...............................
và ông (bà) có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Nơi nhận:
-
..... (để thi hành);
- Lưu ([7]).
|
............([8]).............
Ký tên (đóng dấu)
|
MẪU SỐ 02
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(1)...... , ngày
......... tháng .......... năm ......
|
YÊU
CẦU TẠM NGỪNG LƯU THÔNG BƯU GỬI, HÀNG GỬI
Tôi:
..........................................................................................................
Cấp
bậc:
...................................................................................................
Chức vụ:
..................................................................................................
Đơn vị công tác:
......................................................................................
Số hiệu Giấy chứng nhận Cảnh sát nhân dân:
..........................................
Căn cứ vào các tài liệu, thông tin thu thập
được, nhằm phát hiện tội phạm về ma túy yêu cầu: (2).............................................................
tạm ngừng lưu thông đối với bưu gửi, hàng gửi:
1, Số hiệu:(3).............................................................................................
2, Họ tên, địa chỉ người
gửi:....................................................................
3, Họ tên, địa chỉ người
nhận:..................................................................
Thời hạn tạm ngừng lưu thông bưu gửi, hàng
gửi trên từ ...... giờ ...... ngày ...... tháng ..... năm ...... đến .......
giờ ...... ngày ...... tháng ...... năm ......
Nếu quá thời hạn trên mà không có quyết định
mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi của cơ quan Công an chuyên trách thì doanh
nghiệp được tiếp tục lưu thông bưu gửi, hàng gửi.
NHÂN VIÊN DOANH NGHIỆP
CÁN BỘ CƠ QUAN CÔNG AN CHUYÊN TRÁCH
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ghi chú: Mẫu này có thể được viết tay hoặc
đánh máy
Mẫu số 03
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN
BẢN MỞ VÀ KIỂM TRA BƯU GỬI, HÀNG GỬI
Hồi ...... giờ ..... ngày ..... tháng ......
năm ......... tại .................................
Thi hành Quyết định số ............ ngày
......... tháng ......... năm ......... của ........... về việc mở và kiểm tra
bưu gửi, hàng gửi:
- Số hiệu(1)
................................................................................................
- Khối lượng:............................................................................................
- Họ tên, địa chỉ người gửi:
......................................................................
- Họ tên, địa chỉ người nhận:
...................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Về phía doanh nghiệp:
Ông (bà):
................................................ chức vụ:
...................................
Ông (bà):
.............................................. chức
vụ:......................................
tiến hành mở và chứng kiến việc kiểm tra bưu
gửi, hàng gửi.
2. Về phía cơ quan Công an chuyên trách:
Ông (bà):
................................................ chức vụ:
...................................
Ông
(bà):............................................. chức vụ:
.......................................
chứng kiến việc mở và tiến hành kiểm tra bưu
gửi, hàng gửi đã mở.
3. Đại diện chứng kiến:
Ông (bà)
...................................................... chức vụ…………… cơ quan
………………………………………………… chứng kiến việc mở và kiểm tra.
Sau khi tiến hành mở và kiểm tra bưu gửi,
hàng gửi trên, bên trong có: (2)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
............................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Ý kiến khác: (3).................................................................................................................
Việc mở và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi kết
thúc hồi ....... giờ ....... ngày ......... tháng ........ năm .......
Biên bản đã được đọc cho những người có tên
nói trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ba bản, hai bản giao
cho ông (bà): ................................
là người đại diện (4).............................................................,
một bản cơ quan Công an chuyên trách lưu hồ sơ.
Nhân viên doanh
nghiệp
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Cán bộ cơ quan Công
an
chuyên trách
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Người chứng kiến
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Người có ý kiến khác (nếu có):
(Ký và ghi rõ họ tên)
MẪU SỐ 04
..............................
...........(1).................
Số: ......... /QĐ-..........
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....(2)......,
ngày.........tháng..........năm.......
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về việc thu giữ hoặc tạm giữ chất ma tuý, tiền chất,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần hoặc tài liệu, đồ vật khác trong bưu gửi,
hàng gửi
.............................(3).............................
- Căn cứ Luật phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm
2000;
- Căn cứ các Điều 13,
14, 15 của Nghị định số 99/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ
quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách
phòng chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân;
- Căn cứ Thông tư
liên tịch số 01 / 2006 /TTLT-BCA-BBCVT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Công an
và Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn việc mở và kiểm tra thư, bưu phẩm,
bưu kiện, kiện, gói hàng hoá gửi qua mạng bưu chính công cộng và mạng chuyển
phát nhằm phát hiện tội phạm về ma tuý,
- Căn cứ Biên bản mở
và kiểm tra bưu gửi, hàng gửi ngày ...................
............................................................................................................................
- Căn cứ Kết luận
giám định số: ........ ngày .... tháng ... năm …… của ........,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu giữ (tạm giữ)
...................................................................... trong bưu
gửi, hàng gửi, số hiệu …. đã được mở và kiểm tra theo Quyết định số ........
ngày ....... tháng ……. năm ……. của .............. về việc mở và kiểm tra bưu
gửi, hàng gửi, nội dung cụ thể như sau: (4)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................................................................................................................................
Điều 2. Giao cho ông (bà):
................................ chức vụ ....... cơ quan ...................
thực hiện việc thu giữ (tạm giữ) này.
Điều 3. (5) .......................................
và ông (bà) có tên tại Điều 2 chấp hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- ..... (để thi
hành);
- Lưu (7) .
|
.............(6)............
Ký tên (đóng dấu)
|
MẪU SỐ 05
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THU GIỮ HOẶC
TẠM GIỮ CHẤT MA TUÝ, TIỀN CHẤT, THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG THẦN HOẶC TÀI
LIỆU, ĐỒ VẬT KHÁC TRONG BƯU GỬI, HÀNG GỬI
Hồi ....... giờ ..... ngày ..... tháng ......
năm ......... tại ...............................
................................................................................................................
Thi hành Quyết định số: .... ngày ... tháng
.... năm ... của .... về việc thu giữ hoặc tạm giữ chất ma tuý, tiền chất,
thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần hoặc tài liệu, đồ vật khác có trong bưu
gửi, hàng gửi:
Số hiệu: (1).................................................................................................
Khối lượng:
..............................................................................................
Họ tên, địa chỉ người gửi:
........................................................................
Họ tên, địa chỉ người
nhận:......................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Về phía doanh nghiệp:
Ông(bà):....................................................
chức vụ: ................................
Ông (bà): …………… chức
vụ:...............................................................
thuộc cơ quan: ...................................................................................................
2. Về phía cơ quan Công an chuyên trách:
Ông (bà):
.................................................. chức vụ:
.................................
Ông (bà): ..........................................
chức vụ: .........................................
thuộc cơ quan:
....................................................................................................
3. Đại diện chứng kiến:
Ông (bà) .......................... chức
vụ......................... cơ quan............... chứng kiến.
Đã tiến hành giao, thu giữ và chứng kiến việc
giao, thu giữ đối với: (2)
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................Ý
kiến khác (3)
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Việc thu giữ (tạm giữ)
..............................................................................
kết thúc hồi .......... giờ ........... ngày ........... tháng ........... năm
.........................
Biên bản này đã đọc cho những người có tên
nói trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ba bản. Hai bản giao
cho ông (bà): ............................... là người đại diện (4)...............................................,
một bản cơ quan Công an chuyên trách lưu hồ sơ.
Nhân viên doanh
nghiệp
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Cán bộ cơ quan Công
an chuyên trách
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Người chứng kiến
(Ký và ghi rõ họ
tên)
|
Người có ý kiến khác
(Ký và ghi rõ họ tên)