BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
95/2020/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG
DẪN GIÁM SÁT GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Căn cứ Luật Chứng
khoán ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn
giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động giám sát giao dịch
chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các chủ thể giám sát
và đối tượng giám sát sau đây:
1. Chủ thể giám sát:
a) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
b) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
c) Các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt
Nam bao gồm Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Sở giao dịch chứng khoán);
d) Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
đ) Thành viên giao dịch (không bao gồm thành viên
giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường trái phiếu
Chính phủ).
2. Đối tượng giám sát là các tổ chức, cá nhân tham
gia vào quá trình giao dịch, cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng
khoán trên thị trường chứng khoán, gồm:
a) Tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch;
b) Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc
biệt;
c) Thành viên của Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng
khoán Việt Nam bao gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ;
d) Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu
tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
đ) Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và
bù trừ chứng khoán Việt Nam khi tham gia cung cấp các dịch vụ liên quan đến
giao dịch, bù trừ, thanh toán chứng khoán;
e) Nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán;
g) Ngân hàng giám sát, ngân hàng thương mại cung cấp
dịch vụ mở tài khoản tiền gửi đầu tư chứng khoán;
h) Các đối tượng khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu
như sau:
1. Giao dịch chứng khoán là việc mua, bán chứng
khoán thực hiện qua hệ thống giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng
khoán.
2. Giao dịch bất thường là các giao dịch chạm
vào các tiêu chí cảnh báo của hệ thống tiêu chí giám sát do Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam ban hành.
3. Giao dịch nghi vấn là giao dịch bất thường
được Sở giao dịch chứng khoán phân tích, xác định là giao dịch có nghi vấn tác
động đến diễn biến giá, khối lượng của một hoặc nhiều chứng khoán trong một
giai đoạn nhất định, có khả năng vi phạm quy định của pháp luật về giao dịch chứng
khoán.
4. Giao dịch vi phạm là các giao dịch được Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước xác định là vi phạm quy định của pháp luật về giao dịch
chứng khoán.
5. Chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng
cho thành viên giao dịch là nội dung do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
xây dựng, hướng dẫn thành viên giao dịch triển khai hoạt động giám sát giao dịch
chứng khoán.
6. Tin đồn là thông tin có thực hoặc không
có thực, chưa có căn cứ để kiểm chứng tại thời điểm phát tin liên quan đến tổ
chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, chứng khoán hoặc giao dịch chứng
khoán diễn ra trên thị trường chứng khoán.
Chương II
TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIÁM
SÁT GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Mục 1. GIÁM SÁT GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN CỦA ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán
trên thị trường chứng khoán nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các hành vi sử dụng
thông tin nội bộ trong mua bán chứng khoán, thao túng thị trường chứng khoán và
các hành vi vi phạm quy định pháp luật về giao dịch chứng khoán.
2. Yêu cầu các đối tượng giám sát báo cáo, giải
trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến giao dịch chứng khoán.
3. Giám sát nhà đầu tư trong việc tuân thủ các quy
định của pháp luật về giao dịch chứng khoán.
4. Đưa ra cảnh báo đối với các giao dịch và hành vi
có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật trong
giao dịch chứng khoán của đối tượng giám sát.
5. Phê duyệt tiêu chí giám sát giao dịch chứng
khoán, chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao dịch do
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xây dựng; Phê duyệt giới hạn vị thế áp dụng
cho thị trường phái sinh; phương pháp mức tính toán ký quỹ yêu cầu, các ngưỡng
giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc tần suất giám sát việc nộp ký quỹ
theo yêu cầu do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xây dựng.
6. Ban hành quy chế phối hợp giám sát giao dịch chứng
khoán giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và
các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên
giao dịch.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong
việc thanh tra, kiểm tra hoạt động giao dịch chứng khoán và cung cấp dịch vụ
liên quan đến giao dịch chứng khoán.
8. Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính về kết quả thực hiện công tác giám sát giao
dịch chứng khoán.
Điều 5. Nội dung giám sát của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước
Nội dung giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
bao gồm:
1. Trên cơ sở báo cáo của các thành viên giao dịch,
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù
trừ chứng khoán Việt Nam, kết quả giám sát tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và
các nguồn thông tin khác, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành phân tích, làm
rõ dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
đối với giao dịch nghi vấn để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định.
2. Giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam và các công ty con trong việc tổ chức và giám sát giao dịch chứng
khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành theo quy định tại
Mục 2 Chương này.
3. Giám sát hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù
trừ chứng khoán Việt Nam trong việc quản lý giới hạn vị thế áp dụng trên thị
trường chứng khoán phái sinh, giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc nộp
ký quỹ yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương này.
4. Chủ trì, phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ
chứng khoán Việt Nam phân tích làm rõ các giao dịch có khả năng tác động đến thị
trường chứng khoán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đảm bảo
tính ổn định của thị trường.
5. Giám sát việc cung cấp dịch vụ liên quan đến
giao dịch chứng khoán của các đối tượng quy định tại điểm b, c,
d, đ, g, h khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
Điều 6. Phương thức giám sát
giao dịch chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
1. Giám sát giao dịch chứng khoán dựa trên thông
tin từ các nguồn:
a) Báo cáo giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt
Nam và các công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng
khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam;
b) Báo cáo của các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng
ký giao dịch;
c) Báo cáo, thông tin phản ánh của các tổ chức, cá
nhân tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán;
d) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tin đồn liên quan đến giao dịch chứng khoán;
đ) Các nguồn thông tin khác.
2. Căn cứ báo cáo, thông tin nêu tại khoản 1 Điều
này, dữ liệu giao dịch do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con, Tổng
công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp, Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước phân tích, làm rõ các giao dịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
3. Kiểm tra bất thường các đối tượng giám sát thông
qua việc phát hiện các giao dịch nghi vấn theo báo cáo của Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam và công ty con, thành viên giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù
trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng
khoán Việt Nam và của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch, cung cấp các dịch
vụ giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Mục 2. GIÁM SÁT GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN CỦA SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY CON
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con
1. Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam
a) Ban hành Quy chế nghiệp vụ triển khai công tác
giám sát giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;
xây dựng quy trình giám sát để đảm bảo thực hiện công tác giám sát có hiệu quả;
b) Chịu trách nhiệm giám sát chung hoạt động giao dịch
chứng khoán trên thị trường chứng khoán;
c) Ban hành tiêu chí giám sát giao dịch chứng khoán
áp dụng tại các công ty con, chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho
thành viên giao dịch;
d) Báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả thực
hiện công tác giám sát giao dịch.
2. Quyền và nghĩa vụ của các Sở giao dịch chứng
khoán là công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
a) Giám sát trực tiếp hoạt động giao dịch chứng
khoán tại từng khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành;
b) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
giám sát giao dịch chứng khoán quy định tại Điều 11 Thông tư này;
c) Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều
ngày, định kỳ; phân tích, đánh giá và chịu trách nhiệm xác định các giao dịch
nghi vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán;
d) Rà soát các thông tin trên phương tiện thông tin
đại chúng, tin đồn liên quan đến các giao dịch bất thường;
đ) Giám sát việc công bố thông tin và chế độ báo
cáo theo quy định hiện hành liên quan đến giao dịch chứng khoán của thành viên
giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư;
e) Báo cáo Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam xử lý
theo quy chế đối với thành viên giao dịch vi phạm quy chế về giao dịch chứng
khoán, kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về giao dịch chứng khoán.
3. Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam và công ty con có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Giám sát hoạt động giám sát giao dịch của thành
viên giao dịch;
b) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan đến giao
dịch chứng khoán giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác giám
sát giao dịch chứng khoán;
c) Lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo
giám sát giao dịch định kỳ, báo cáo giám sát giao dịch bất thường, báo cáo theo
yêu cầu liên quan đến công tác giám sát giao dịch chứng khoán theo quy định tại
Điều 13, Điều 14 và Điều 15 của Thông tư này;
d) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm
tra bất thường đối với hoạt động giao dịch có khả năng vi phạm pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Phối hợp với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng
khoán Việt Nam bảo đảm hoạt động giao dịch, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch
chứng khoán an toàn, hiệu quả.
Điều 8. Nội dung giám sát giao
dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty
con thực hiện giám sát nhằm phát hiện các giao dịch bất thường, giao dịch nghi
vấn có khả năng vi phạm pháp luật về giao dịch chứng khoán, bao gồm:
a) Hành vi sử dụng thông tin nội bộ trong mua bán chứng
khoán;
b) Hành vi thao túng thị trường chứng khoán;
c) Hành vi vi phạm khác về giao dịch chứng khoán
theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Giám sát hoạt động giao dịch, công bố thông tin
và báo cáo liên quan đến giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch của
các tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, thành viên giao dịch, công ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng
khoán, cổ đông lớn, nhóm người liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có
quyền biểu quyết của công ty đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng;
nhà đầu tư, nhóm người có liên quan sở hữu từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của quỹ
đóng; nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu
có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành hoặc từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ
của quỹ đóng, người nội bộ và người có liên quan đến người nội bộ và các đối tượng
khác của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, người nội bộ của quỹ đại
chúng niêm yết dạng đóng và người có liên quan, người được ủy quyền công bố
thông tin và nhà đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
3. Giám sát giao dịch mua lại cổ phiếu của chính
mình, giao dịch chào mua công khai và các giao dịch khác của tổ chức niêm yết,
tổ chức đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
Điều 9. Tiêu chí giám sát giao
dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xây dựng và
ban hành hệ thống tiêu chí giám sát giao dịch đối với các chứng khoán được niêm
yết, đăng ký giao dịch tại các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt
Nam, tiêu chí giám sát giao dịch liên thị trường (tác động qua lại giữa thị trường
chứng khoán cơ sở với thị trường chứng khoán phái sinh và ngược lại; giữa hoạt
động giao dịch chứng khoán cơ sở với hoạt động giao dịch chứng quyền có bảo đảm
và ngược lại) để làm cơ sở tiến hành giám sát giao dịch trong ngày và nhiều
ngày; ban hành chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao
dịch.
2. Hệ thống tiêu chí giám sát gồm nội dung và các
tham số cụ thể; chỉ tiêu báo cáo giám sát giao dịch áp dụng cho thành viên giao
dịch cần được rà soát, đánh giá định kỳ.
Điều 10. Phương thức giám sát
giao dịch chứng khoán
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam triển khai công
tác giám sát thông qua báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán.
2. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát theo
thời gian thực trên hệ thống giám sát của mình đối với các giao dịch trong ngày
của chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch để phát hiện các giao dịch
nghi vấn.
3. Sở giao dịch chứng khoán thực hiện giám sát giao
dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên một hoặc các nguồn sau:
a) Cơ sở dữ liệu giao dịch chứng khoán;
b) Các báo cáo, phản ánh thông tin của thành viên
giao dịch, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, nhà đầu tư được công bố
theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
c) Các thông tin liên quan nhận được từ Tổng công
ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Điều
19 Thông tư này;
d) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tin đồn liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán;
đ) Các nguồn thông tin khác.
4. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan đến giao
dịch có dấu hiệu bất thường cung cấp thông tin và giải trình để làm rõ dấu hiệu
bất thường.
Điều 11. Hệ thống cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm xây dựng hệ
thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác giám sát giao dịch chứng khoán. Hệ thống
cơ sở dữ liệu tối thiểu phải gồm các nội dung sau:
1. Các dữ liệu về kết quả giao dịch chứng khoán được
thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán.
2. Danh sách và thông tin về các đối tượng thuộc phạm
vi giám sát của Sở giao dịch chứng khoán vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Các báo cáo và thông tin liên quan đến giao dịch
chứng khoán đã công bố qua hệ thống công bố thông tin của Sở giao dịch chứng
khoán; các báo cáo, thông tin đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam.
4. Dữ liệu liên quan đến tài khoản giao dịch chứng
khoán của nhà đầu tư.
5. Dữ liệu khác liên quan đến hoạt động giao dịch
chứng khoán.
Điều 12. Giám sát đối với
thành viên giao dịch
1. Yêu cầu thành viên giao dịch báo cáo, giải
trình, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến hoạt động giám sát giao dịch tại
khu vực thị trường được giao quản lý, vận hành.
2. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm, Sở giao dịch
chứng khoán có trách nhiệm báo cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xử lý hoặc
kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo thẩm quyền và đồng thời báo
cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
3. Trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
phát hiện dấu hiệu vi phạm thì xử lý theo thẩm quyền và báo cáo Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước kết quả xử lý.
4. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam kiến nghị Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước xử lý các hành vi vi phạm đối với thành viên giao dịch
trong trường hợp vượt thẩm quyền.
Điều 13. Báo cáo giám sát giao
dịch định kỳ
1. Trong vòng 02 ngày làm việc đầu tiên của tuần tiếp
theo, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
báo cáo giám sát giao dịch tuần, gồm:
a) Dữ liệu giao dịch chứng khoán gồm: sổ lệnh đặt,
sổ lệnh khớp, sổ giao dịch thỏa thuận chứng khoán cơ sở, chứng khoán phái sinh
và chứng khoán khác đang giao dịch trên thị trường trong tuần báo cáo theo thực
trạng hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán. Các thông tin giao dịch
chứng khoán toàn thị trường được giao quản lý, vận hành theo quy định của pháp
luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ngoại trừ thông tin liên
quan đến khối lượng mở của từng loại chứng khoán phái sinh (OI);
b) Kết quả công tác giám sát giao dịch chứng khoán
tuần, thông tin báo cáo tỷ trọng cổ phiếu thành phần trong rổ chỉ số phản ánh
tình hình thị trường để phục vụ công tác tổng hợp, đánh giá diễn biến thị trường
theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng
tiếp theo, trên cơ sở báo cáo của công ty con, Sở giao dịch chứng khoán Việt
Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch
tháng theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các nội dung chính sau:
- Việc tổ chức hoạt động, kết quả triển khai công
tác giám sát giao dịch chứng khoán trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ;
- Kết quả giám sát giao dịch chứng khoán của Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đối với các giao dịch có dấu
hiệu bất thường và tình hình xử lý các giao dịch có dấu hiệu bất thường này;
- Kết quả giám sát giao dịch đối với thành viên
giao dịch và tình hình xử lý các vi phạm của thành viên giao dịch;
- Kết quả thực hiện báo cáo giám sát giao dịch bất thường
và báo cáo theo yêu cầu trong kỳ báo cáo;
- Kiến nghị (nếu có).
3. Trong vòng 20 ngày làm việc đầu tiên của năm kế
tiếp, trên cơ sở báo cáo của công ty con, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có
trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch năm theo
Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư này, gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Việc tổ chức hoạt động, kết quả triển khai công
tác giám sát giao dịch chứng khoán trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ;
- Kết quả giám sát giao dịch chứng khoán của Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đối với các giao dịch có dấu
hiệu bất thường và tình hình xử lý các giao dịch có dấu hiệu bất thường;
- Kết quả giám sát giao dịch đối với thành viên
giao dịch và tình hình xử lý các vi phạm của thành viên giao dịch;
- Kết quả thực hiện báo cáo giám sát giao dịch bất
thường và báo cáo theo yêu cầu trong kỳ báo cáo.
4. Các báo cáo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều
này được lập dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử. Riêng báo cáo quy định
tại điểm a khoản 1 Điều này chỉ cần gửi dưới dạng tệp dữ liệu điện tử. Các báo
cáo trên được gửi dưới dạng tệp dữ liệu điện tử trong trường hợp Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con đều áp dụng
chương trình chữ ký điện tử. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty
con có trách nhiệm lưu giữ thông tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Báo cáo giám sát giao
dịch bất thường
1. Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gửi Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo giám sát giao dịch bất thường khi phát hiện
các giao dịch nghi vấn trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi Sở giao dịch
chứng khoán có kết quả phân tích giao dịch bất thường, đồng thời báo cáo Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam.
2. Đối với báo cáo giám sát giao dịch bất thường
nêu tại khoản 1 Điều này, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm lập báo cáo
phân tích riêng từng vụ việc, nêu rõ dấu hiệu nghi vấn, các thông tin có liên
quan, ý kiến đánh giá và đề xuất phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
xử lý trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
3. Phương thức gửi và nhận báo cáo giám sát giao dịch
bất thường thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư
này.
Điều 15. Báo cáo giám sát giao
dịch theo yêu cầu
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty
con có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát giao dịch khi nhận được yêu cầu bằng
văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu
tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu
điện tử theo nội dung và thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu.
Mục 3. GIÁM SÁT CỦA TỔNG CÔNG TY
LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của
Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Giám sát việc thực hiện các nội dung về bù trừ
thanh toán, giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán theo quy định.
2. Trường hợp phát hiện dấu hiệu
bất thường trong hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch, phát hiện vi phạm quy
định về giới hạn vị thế, ký quỹ đối với giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu
ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan báo
cáo, giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác giám sát, đồng
thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thông báo cho Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam và các công ty con để phối hợp thực hiện giám sát.
3. Lưu trữ đầy đủ thông tin về hoạt động nghiệp vụ
tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các vi phạm quy định về
giới hạn vị thế, ký quỹ và chia sẻ các thông tin liên quan đến giao dịch chứng
khoán để Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con triển khai công
tác giám sát giao dịch.
4. Phối hợp với Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
và các công ty con bảo đảm hoạt động giao dịch, hoạt động giám sát giao dịch thị
trường, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán an toàn, hiệu quả
theo quy định.
5. Phối hợp với Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước kiểm tra định kỳ hoặc bất thường đối với các đối tượng thuộc phạm
vi giám sát của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
6. Xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm,
báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo quy định của pháp luật trong trường
hợp vượt quá thẩm quyền.
7. Lập và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo
giám sát định kỳ, báo cáo giám sát bất thường, báo cáo giám sát theo yêu cầu
theo quy định tại Điều 20, Điều 21 và Điều 22 của Thông tư này.
Điều 17. Nội dung giám sát của
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Giám sát thành viên của Tổng công ty lưu ký và
bù trừ chứng khoán Việt Nam trong triển khai các hoạt động nghiệp vụ liên quan
đến bù trừ và thanh toán chứng khoán theo quy định pháp luật về chứng khoán và
thị trường chứng khoán.
2. Giám sát tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ hoặc việc
nộp ký quỹ yêu cầu theo từng tài khoản của nhà đầu tư đối với thị trường chứng
khoán phái sinh, theo từng thành viên bù trừ đối với thị trường chứng khoán cơ
sở.
3. Giám sát về giới hạn vị thế của nhà đầu tư khi
tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.
Điều 18. Phương thức giám sát
tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam xây dựng và ban hành quy định về giới hạn vị thế, thực hiện giám sát giới hạn
vị thế đối với từng tài khoản nhà đầu tư, quy định các ngưỡng giám sát tỷ lệ sử
dụng tài sản ký quỹ hoặc thời gian, phương thức nộp ký quỹ yêu cầu và thực hiện
giám sát theo từng tài khoản của nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán phái
sinh; quy định thời gian, phương thức nộp ký quỹ yêu cầu và giám sát theo thành
viên bù trừ đối với thị trường chứng khoán cơ sở tại quy chế hoạt động nghiệp vụ
sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Nội dung và các ngưỡng giám sát phải được quy định
và điều chỉnh trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình giao dịch trên thị
trường chứng khoán và đảm bảo công tác giám sát tại Tổng công ty lưu ký và bù
trừ chứng khoán Việt Nam có hiệu quả.
3. Giám sát các trường hợp vi phạm các quy định về
bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; vi phạm quy định về giới hạn vị thế đối
với thị trường chứng khoán phái sinh, vi phạm quy định về tỷ lệ sử dụng tài sản
ký quỹ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu của nhà đầu tư dựa trên một hoặc các nguồn
dữ liệu, thông tin sau:
a) Dữ liệu về vị thế, ký quỹ bù trừ của thành viên
bù trừ, nhà đầu tư;
b) Các báo cáo định kỳ, thông tin phản ánh từ thành
viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và các đối tượng
khác tham gia thị trường chứng khoán phái sinh;
c) Các nguồn tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng;
d) Các nguồn thông tin khác.
4. Yêu cầu các thành viên thuộc đối tượng giám sát
của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp thông tin và giải
trình để làm rõ thêm các dấu hiệu bất thường theo quy định tại các khoản 02 Điều 16 Thông tư này.
5. Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kiểm
tra định kỳ hoặc bất thường đối với các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của Tổng
công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Điều 19. Lưu trữ dữ liệu phục
vụ công tác giám sát
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam
có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ thông tin về:
1. Dữ liệu bù trừ, thanh toán chứng khoán trên thị
trường chứng khoán.
2. Dữ liệu về thông tin nhà đầu tư giao dịch chứng
khoán và các sản phẩm phái sinh được cập nhật liên tục và đầy đủ hàng ngày từ
các công ty chứng khoán.
3. Các thông tin liên quan đến giới hạn vị thế, ký
quỹ bù trừ của từng loại chứng khoán, sản phẩm phái sinh theo từng loại nhà đầu
tư đối với thị trường chứng khoán phái sinh.
4. Dữ liệu giao dịch ngoài hệ thống.
5. Dữ liệu vi phạm và xử lý vi phạm đối với các hoạt
động về bù trừ thanh toán, giới hạn vị thế, ký quỹ của thành viên bù trừ.
Điều 20. Báo cáo giám sát định
kỳ
1. Chậm nhất 16 giờ 30 phút ngày giao dịch, Tổng
công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước thông tin khối lượng mở cuối ngày của từng loại chứng khoán phái
sinh theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trong vòng 02 ngày làm việc đầu tiên của tuần tiếp
theo, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch tuần theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư này, gồm các nội dung sau:
a) Báo cáo tình hình sửa lỗi, xử lý lỗi, lùi thời hạn
thanh toán, loại bỏ thanh toán;
b) Thống kê giao dịch chứng khoán chuyển quyền sở hữu
không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán: các nội dung chào
mua công khai theo quy định của pháp luật; chuyển quyền sở hữu từ bên cho vay
sang bên vay và ngược lại (trừ các trường hợp vay để hỗ trợ thanh toán giao dịch
chứng khoán trong trường hợp thành viên lưu ký của Tổng công ty lưu ký và bù trừ
chứng khoán Việt Nam do sửa lỗi dẫn đến tạm thời thiếu hụt chứng khoán để thanh
toán và để hỗ trợ thành viên lập quỹ ETF có đủ chứng khoán để góp vốn và thực
hiện giao dịch hoán đổi danh mục với quỹ ETF); chuyển quyền sở hữu tài sản bảo
đảm là chứng khoán từ bên vay chứng khoán sang bên cho vay chứng khoán trong
trường hợp bên vay bị mất khả năng hoàn trả khoản vay; chuyển quyền sở hữu do xử
lý tài sản bảo đảm là chứng khoán trong các giao dịch cầm cố, thế chấp, ký quỹ
và các trường hợp chuyển quyền sở hữu khác sau khi có ý kiến của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước;
c) Báo cáo về thông tin và danh tính tài khoản giao
dịch chứng khoán của nhà đầu tư mở, đóng, thay đổi thông tin tại các công ty chứng
khoán;
d) Danh sách cổ đông lớn của các công ty đăng ký chứng
khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
3. Trong vòng 10 ngày làm việc đầu tiên của tháng
tiếp theo, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm gửi
các báo cáo định kỳ tháng theo Mẫu số 03 quy định
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, gồm các thông tin sau:
a) Báo cáo về hoạt động xử lý vi phạm đối với thành
viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
b) Báo cáo hỗ trợ thành viên bù trừ mất khả năng
thanh toán;
c) Báo cáo tình hình cấp mã chứng khoán;
d) Báo cáo về tổng giá trị ký quỹ bù trừ và danh mục
tài sản ký quỹ bù trừ theo ngày của toàn thị trường;
đ) Báo cáo thống kê vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản
ký quỹ bù trừ hoặc việc nộp ký quỹ yêu cầu của thành viên bù trừ theo ngày đối
với thị trường chứng khoán phái sinh.
4. Báo cáo định kỳ quy định tại
các khoản 1, 2, 3 Điều này được lập dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện
tử (có áp dụng chương trình chữ ký điện tử). Riêng đối với báo cáo quy định tại
khoản 2 và điểm d, đ khoản 3 Điều này áp dụng phương thức gửi dữ liệu điện tử.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm lưu giữ thông
tin đã báo cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Báo cáo giám sát bất
thường
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các báo cáo giám sát bất thường
khi phát hiện dấu hiệu vi phạm các quy định liên quan đến hoạt động ký quỹ, giới
hạn vị thế, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán không khắc phục ngay trong
ngày vi phạm.
2. Báo cáo bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu điện tử trong vòng hai mươi bốn (24) giờ
kể từ khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phát hiện sự việc.
3. Đối với báo cáo giám sát bất thường, Tổng công
ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm lập báo cáo, có ý kiến
đánh giá và đề xuất phương án xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý trong
trường hợp vượt quá thẩm quyền.
Điều 22. Báo cáo giám sát theo
yêu cầu
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam có trách nhiệm gửi báo cáo giám sát khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nêu
tại khoản 1 Điều này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản và tệp dữ liệu
điện tử theo nội dung và thời hạn Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu.
Mục 4. GIÁM SÁT CỦA CÁC THÀNH
VIÊN GIAO DỊCH
Điều 23. Nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên giao dịch
1. Triển khai áp dụng hệ thống chỉ tiêu báo cáo
giám sát giao dịch chứng khoán theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán Việt
Nam.
2. Giám sát diễn biến các giao dịch trong ngày, nhiều
ngày của các nhà đầu tư mở tài khoản hoặc thực hiện giao dịch tại nơi thành
viên giao dịch cung cấp dịch vụ.
3. Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật về
giao dịch chứng khoán của các cá nhân, tổ chức mở tài khoản hoặc có giao dịch tại
nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
4. Cập nhật và lưu giữ đầy đủ hồ sơ thông tin nhà đầu
tư, chứng từ phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của nhà đầu tư và của
thành viên giao dịch.
5. Phối hợp trong triển khai công tác giám sát:
a) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở
giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ
chứng khoán Việt Nam trong việc thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng
khoán khi được yêu cầu;
b) Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong
việc mời nhà đầu tư đến làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước liên quan đến các giao dịch bất thường, giao dịch có dấu hiệu vi
phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
6. Trường hợp phát hiện giao dịch có dấu hiệu vi phạm
các quy định về giao dịch chứng khoán, thành viên giao dịch có trách nhiệm báo
cáo Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con, đồng thời báo cáo Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước.
7. Lập và gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và
các công ty con, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo bất thường, báo cáo theo
yêu cầu có liên quan đến giao dịch chứng khoán, có kiến nghị cụ thể (nếu có) về
việc xử lý các nội dung báo cáo.
8. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của
thông tin, báo cáo giám sát cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam và các công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng
khoán Việt Nam.
Điều 24. Lưu trữ dữ liệu giám sát giao dịch
Thành viên giao dịch có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu
giám sát giao dịch chứng khoán, tối thiểu phải gồm các thông tin sau:
1. Các dữ liệu về hoạt động giao dịch chứng khoán
được thực hiện tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ.
2. Thông tin nhà đầu tư là khách hàng mở tài khoản
hoặc giao dịch tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
3. Dữ liệu liên quan đến giao dịch ký quỹ và các dịch
vụ tài chính khác tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
4. Dữ liệu khác liên quan đến hoạt động giao dịch
chứng khoán tại nơi thành viên giao dịch cung cấp dịch vụ giao dịch.
Điều 25. Báo cáo giám sát giao dịch của thành viên giao dịch
1. Thành viên giao dịch có trách nhiệm gửi Sở giao
dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con báo cáo giám sát giao dịch định kỳ
tháng, báo cáo giám sát bất thường và báo cáo giám sát theo yêu cầu về kết quả
công tác giám sát giao dịch chứng khoán.
2. Thành viên giao dịch có trách nhiệm gửi Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước báo cáo giám sát giao dịch bất thường và theo yêu cầu.
3. Nội dung, phương thức và hình thức lập, chuyển
báo cáo giám sát giao dịch của thành viên giao dịch thực hiện theo quy chế của
Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.
Chương III
NGHĨA VỤ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG
GIÁM SÁT
Điều 26. Nghĩa vụ về cung cấp
thông tin và giải trình theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân tham gia giao dịch
chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng
khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty con,
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên giao dịch, cơ
quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật khi được yêu cầu.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng
khoán có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu, dữ liệu theo yêu cầu của
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và các công ty
con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định của pháp
luật; giải trình theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam và các công ty con đối với các sự việc liên quan đến giao dịch
chứng khoán theo quy định của pháp luật và thực hiện công bố thông tin về giao
dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
3. Ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ mở tài khoản
tiền đầu tư chứng khoán cho nhà đầu tư có trách nhiệm cung cấp thông tin về số
dư tài khoản tiền của khách hàng theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp số liệu
liên quan đến hoạt động đầu tư, giao dịch chứng khoán của quỹ đầu tư chứng
khoán mà ngân hàng thực hiện giám sát theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch
chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán không phối hợp với các cơ
quan, tổ chức theo quy định tại khoản 1 Điều này sẽ bị xử lý theo quy định của
pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 27. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm
2021.
2. Kể từ ngày Thông tư này có
hiệu lực thi hành, Thông tư số 115/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng
khoán (sau đây gọi là Thông tư số 115/2017/TT-BTC) và Điều 1
Thông tư số 35/2019/TT-BTC ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 115/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn giám sát
giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán và Thông tư số
116/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ
của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của
Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi là
Thông tư số 35/2019/TT-BTC) hết hiệu lực thi hành.
3. Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tiếp tục thực
hiện giám sát giao dịch chứng khoán, thành viên giao dịch tiếp tục phối hợp với
Ủy ban chứng khoán nhà nước triển khai công tác giám sát giao dịch theo quy định
của Thông tư số 115/2017/TT-BTC và Thông tư số 35/2019/TT-BTC cho đến khi Sở
giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam hoạt động theo Luật chứng khoán số 54/2019/QH14.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam thực hiện giám sát hoạt động ký quỹ giao dịch chứng khoán đối với thành
viên bù trừ thị trường chứng khoán cơ sở sau khi Bộ Tài chính có quyết định
chính thức triển khai hoạt động bù trừ thanh toán giao dịch chứng khoán cơ chế
đối tác bù trừ trung tâm.
Điều 28. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng
khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên
giao dịch, thành viên của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, tổ
chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc,
đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các
Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kiểm toán nhà nước;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cục Kiểm tra Văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
- Lưu: VT, UBCK, (100b).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Quang Hải
|
PHỤ LỤC I
BÁO CÁO GIÁM SÁT GIAO DỊCH TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY CON
(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mẫu số 01: Báo cáo giám
sát giao dịch tuần
SỞ
GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-.....
|
......,
ngày ..... tháng ..... năm .....
|
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch
tuần ...../ năm....
Kính gửi:
.......................................................
1. Báo cáo tình hình xử lý các dấu hiệu giao dịch bất
thường trong tuần ...
TT
|
Mã cảnh báo theo
tiêu chí
|
Dấu hiệu giao dịch
bất thường
|
Mã chứng khoán
giao dịch
|
Ngày giao dịch
|
Ngày bắt đầu xử lý
|
Tình trạng xử lý
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
2. Báo cáo tỷ trọng cổ phiếu thành phần trong rổ
chỉ số
Ngày/ mã chứng
khoán
|
Cổ phiếu 1
|
Cổ phiếu 2
|
.....
|
Cổ phiếu 29
|
Cổ phiếu 30
|
1
|
2
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Dấu hiệu giao dịch bất thường: theo Hệ thống tiêu
chí giám sát giao dịch bất thường do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban
hành.
- Biểu này được lập và báo cáo hàng tuần.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,(...b)
|
TỔNG GIÁM ĐỐC
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02. Báo cáo giám
sát giao dịch tháng
SỞ
GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-....
|
......,
ngày ..... tháng ..... năm .....
|
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch
tháng ....../ năm......
Kính gửi:
........................................................
I. Về việc tổ chức hoạt động giám sát tại Sở
Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy giám sát (nếu có
thay đổi).
2. Về việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy chế,
quy định, quy trình giám sát giao dịch chứng khoán.
3. Về việc tổ chức giám sát giao dịch hàng ngày,
nhiều ngày.
4. Về việc thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo bất
thường và báo cáo theo yêu cầu đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Về việc phối hợp với các đơn vị khác trong công
tác giám sát giao dịch chứng khoán.
6. Về việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác giám sát.
II. Các công việc đang triển khai
Biểu 1. Báo cáo
tình hình xử lý các dấu hiệu giao dịch bất thường tháng
TT
|
Mã cảnh báo theo
tiêu chí giám sát
|
Dấu hiệu giao dịch
bất thường
|
Tổ chức/cá nhân thực
hiện giao dịch
|
Mã tài khoản giao
dịch
|
Mã chứng khoán
giao dịch
|
Ngày GD
|
Dấu hiệu vi phạm
|
Ngày bắt đầu
xử lý
|
Tình trạng xử lý
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
Ghi chú: Dấu hiệu giao dịch bất thường: theo Hệ
thống tiêu chí giám sát giao dịch bất thường do SGDCK Việt Nam ban hành.
III. Kết quả hoạt động giám sát tại Sở Giao dịch
chứng khoán Việt Nam và các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam
1. Về thực hiện giao dịch của các thành viên giao dịch
Biểu 1. Hành vi vi phạm về giao dịch chứng khoán
TT
|
Tổ chức/cá nhân vi
phạm về giao dịch chứng khoán
|
Mã tài khoản giao
dịch
|
Tên CTCK thực hiện
GD
|
Loại hành vi vi phạm
|
Ngày GD
|
Mã chứng khoán
giao dịch
|
Hình thức xử lý
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Về hoạt động giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm
- Về việc phát hiện các giao dịch bất thường (phân
loại theo tiêu chí giám sát bất thường do Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban
hành).
- Kết quả kiểm tra về giao dịch chứng khoán do Sở
Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con của Sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam thực hiện, kết quả xử lý những hành vi vi phạm (theo thẩm quyền).
- Các vụ việc kiến nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
xử lý vi phạm.
IV. Kiến nghị
1. Về chính sách chế độ
2. Kiến nghị (nếu có)
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, (...b).
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 03. Báo cáo giám
sát giao dịch năm …….
SỞ
GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-....
|
......,
ngày ..... tháng ..... năm .....
|
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch
năm .......
Kính gửi:
........................................................
I. Về việc tổ chức hoạt động giám sát tại Sở
Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công ty con
1. Tổ chức và hoạt động của bộ máy giám sát
2. Về việc ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy chế,
quy định, quy trình giám sát tại Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và các công
ty con.
3. Về việc tổ chức giám sát giao dịch hàng ngày,
nhiều ngày.
4. Về việc thực hiện báo cáo định kỳ, báo cáo bất
thường và báo cáo theo yêu cầu đối với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Về việc phối hợp với hợp với các đơn vị khác
trong công tác giám sát.
6. Về việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác giám sát.
II. Kết quả thực hiện
Biểu 1: Báo cáo tình hình xử lý các dấu hiệu
giao dịch bất thường
TT
|
Mã cảnh báo theo
tiêu chí giám sát
|
Dấu hiệu giao dịch
bất thường
|
Tổ chức/ cá nhân
thực hiện giao dịch
|
Mã tài khoản giao
dịch
|
Mã chứng khoán
giao dịch
|
Ngày giao dịch
|
Dấu hiệu vi phạm
|
Ngày bắt đầu xử lý
|
Tình trạng xử lý
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
Biểu 2: Danh sách tổ chức, cá nhân vi phạm quy định
về giao dịch chứng khoán
TT
|
Tên tổ chức cá
nhân
|
Mã thành viên giao
dịch
|
Mã tài khoản giao
dịch
|
Tên CTCK
|
Hành vi vi phạm về
GDCK
|
Vi phạm về công bố
thông tin khi thực hiện các giao dịch (cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và người
liên quan, cổ phiếu quỹ, cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng, giao dịch khác)
|
Tổng cộng
|
Ghi chú
|
Vi phạm/dấu hiệu
vi phạm các quy định về GDCK
|
Vi phạm/dấu hiệu
vi phạm giao dịch bị cấm
|
|
|
|
|
|
Giao dịch cùng mua/bán
|
Hủy/sửa lệnh sai quy định
|
khác
|
Giao dịch sử dụng thông tin nội bộ trong mua bán chứng
khoán
|
Thao túng TTCK
|
Giao dịch bị cấm khác
|
|
|
|
|
I/CTCK
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
II/Đại diện
GD/nhân viên CTCK
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
III/Tổ chức/cá
nhân khác
|
|
|
|
|
|
x
|
x
|
x
|
x
|
x
|
|
|
Ghi chú về Biểu số 2:
- Biểu này tổng hợp số lần vi phạm về giao dịch
và công bố thông tin của các đối tượng thực hiện giao dịch;
- Loại hành vi vi phạm được thống kê theo quy định
hiện hành.
III. Kiến nghị
1. Về chính sách chế độ
2. Kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, (...b).
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
MẪU BIỂU BÁO CÁO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2020/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Mẫu số 01: Báo cáo thông
tin khối lượng mở cuối ngày
TỔNG
CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
....../BC-....
|
......,
ngày ..... tháng ..... năm ......
|
BÁO CÁO
Thông tin khối lượng
mở cuối ngày ...................
Kính gửi:
.....................................................
Thông tin khối lượng mở cuối ngày của từng loại chứng
khoán phái sinh
STT
|
Mã hợp đồng
|
Khối lượng hợp đồng
mở OI
|
1
|
2
|
3
|
|
|
|
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, (...b)
|
TỔNG
CÔNG TY LƯU KÝ VÀ
BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02: Báo cáo tuần
TỔNG
CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-....
|
......,
ngày ..... tháng ..... năm ......
|
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch
tuần .........
Kính gửi:
.....................................................................
1. Báo cáo tình hình sửa lỗi, lùi thời hạn thanh
toán, loại bỏ không thanh toán giao dịch chứng khoán
Loại nghiệp vụ
|
Mã thành viên lưu
ký
|
Tên thành viên lưu
ký
|
Loại lệnh
|
Tài khoản sửa lỗi
|
Mã chứng khoán
|
Số lượng
|
Ngày giao dịch
|
Ngày sửa lỗi/lùi thời
hạn thanh toán/loại bỏ không thanh toán giao dịch
|
Thành viên lưu ký
liên quan
|
Số lượng chứng
khoán hỗ trợ
|
Lý do sửa/ lùi thời
hạn/ loại bỏ không thanh toán
|
Sửa lỗi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lùi thời hạn thanh toán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Loại bỏ không toán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
2. Thống kê giao dịch chứng khoán chuyển quyền sở hữu
không qua hệ thống giao dịch
STT
|
Tên bên chuyển nhượng
|
Số đăng ký sở hữu
của bên chuyển nhượng
|
Số Tài khoản giao dịch
của bên chuyển nhượng
|
Tên bên nhận chuyển
nhượng
|
Số đăng ký sở hữu
của bên nhận chuyển nhượng
|
Số Tài khoản giao
dịch của bên nhận chuyển nhượng
|
Mã chứng khoán
chuyển nhượng quyền sở hữu
|
Số lượng chứng
khoán chuyển nhượng quyền sở hữu
|
Ngày chuyển nhượng
hiệu lực
|
Loại giao dịch
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
3. Thông tin và danh tính tài khoản giao dịch chứng
khoán của nhà đầu tư mở, đóng và thay đổi thông tin tại các CTCK
Biểu 1: Thông tin và danh tính của NĐT mở tài khoản
STT
|
Tên khách hàng
|
Loại hình
|
Mã TKGD
|
Địa chỉ
|
Số đăng ký sở hữu
|
Ngày cấp
|
Nơi cấp
|
Ngày mở
|
Quốc tịch
|
Ghi chú
|
1
|
|
Tổ chức
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
Cá nhân
|
|
|
|
|
|
|
Mỹ
|
Người Việt Nam
|
Biểu 2: Thông tin và danh tính của NĐT đóng tài khoản
STT
|
Tên khách hàng
|
Loại hình
|
Mã TKGD
|
Địa chỉ
|
Số đăng ký sở hữu
|
Ngày cấp
|
Nơi cấp
|
Ngày đóng
|
Quốc tịch
|
Ghi chú
|
1
|
|
Tổ chức
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
Cá nhân
|
|
|
|
|
|
|
Mỹ
|
Người Việt Nam
|
Biểu 3: Thông tin và danh tính của NĐT thay đổi
thông tin
STT
|
Tên khách hàng
|
Loại hình
|
Mã TKGD
|
Địa chỉ
|
Số đăng ký sở hữu
|
Ngày cấp
|
Nơi cấp
|
Quốc tịch
|
Ghi chú
|
1
|
|
Tổ chức
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
Cá nhân
|
|
|
|
|
|
Mỹ
|
Người Việt Nam
|
4. Danh sách cổ đông lớn của các công ty đăng ký chứng
khoán tại TCTLKCK
STT
|
Mã CK
|
Số lượng đăng ký
|
Thông tin cổ đông
|
|
Đầu kỳ
|
Cuối kỳ
|
Ghi chú
|
Tên cổ đông
|
Số Đăng ký sở hữu
|
Ngày cấp
|
Địa chỉ liên hệ
|
Số lượng chứng
khoán sở hữu
|
Tỷ lệ %
|
Số lượng chứng
khoán sở hữu
|
Tỷ lệ %
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, (...b)
|
TỔNG
CÔNG TY LƯU KÝ VÀ
BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 03: Báo cáo tháng
TỔNG
CÔNG TY LƯU KÝ VÀ BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-....
|
......,
ngày ..... tháng ..... năm ......
|
BÁO CÁO
Giám sát giao dịch
tháng .........../năm.........
Kính gửi:
............................................................
1. Báo cáo hoạt động cấp mã chứng khoán
STT
|
Ngày cấp mã chứng
khoán
|
Tên Tổ chức
phát hành
|
Vốn Điều lệ,
SLCK đăng ký của TCPH
(*)
|
Địa chỉ của
TCPH
|
Mã chứng khoán
trong nước do VSD cấp
|
Mã ISIN do VSD
cấp
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
(*) Trường hợp TCPH chưa đăng ký với TCTLKCK hết
toàn bộ số lượng chứng khoán phát hành hoặc trường hợp loại chứng khoán là trái
phiếu đề nghị chú thích cụ thể
2. Hoạt động xử lý vi phạm đối với thành viên
TVBT
|
Thông tin NĐT
|
Số lần vi phạm
|
Họ tên NĐT
|
Số ĐKSH
|
Ngày cấp
|
TKGD
|
TKKQ
|
% sử dụng tài sản
ký quỹ
|
Giới hạn vị thế
|
001 - CTCP Chứng khoán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
002 - Công ty TNHH Chứng khoán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hỗ trợ thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán
STT
|
Mã TVBT
|
Tên TVBT
|
Ngày mất khả
năng thanh toán
|
Tổng số tiền sử
dụng
|
Nguồn sử dụng
|
Ghi chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
|
4. Tổng giá trị và danh mục tài khoản ký quỹ theo
ngày của toàn thị trường
Ngày
|
Danh mục tài sản
ký quỹ
|
Số lượng tài sản
ký quỹ
|
Giá trị tài sản
ký quỹ
|
|
1. Tiền
|
|
|
|
2. Cổ phiếu
|
|
|
|
Tên cổ phiếu
|
|
|
|
3. Trái phiếu
|
|
|
|
Tên trái phiếu
|
|
|
5. Thống kê vi phạm tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ/việc
nộp ký quỹ yêu cầu của thành viên bù trừ theo ngày
Ngày
|
TVBT
|
Họ tên NĐT
|
Số ĐKSH
|
Ngày cấp
|
TKGD
|
TKKQ
|
Nội dung vi phạm
|
Kết quả xử lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kiến nghị
1. Về chính sách chế độ.
2. Kiến nghị khác (nếu có).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, (...b)
|
TỔNG
CÔNG TY LƯU KÝ VÀ
BÙ TRỪ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
- Kỳ báo cáo tại Phụ lục II được lập theo tháng
Dương lịch;
- Báo cáo được lập dưới hình thức file dữ liệu
điện tử có định dạng Ecxel (đối với những dữ liệu báo cáo dưới dạng bảng biểu),
font chữ Unicode Times New Roman.