Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BCA Quyết định giải quyết tham nhũng lực lượng Công an nhân dân

Số hiệu: 16/VBHN-BCA Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Trần Đại Quang
Ngày ban hành: 14/04/2014 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/VBHN-BCA

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THANH TRA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Quyết định số 520/1999/QĐ-BCA(V24) ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy chế thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 9 năm 1999, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Quyết định số 544/2003/QĐ-BCA(V24) ngày 12 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy chế thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân", có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2003.

Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 11 tháng 12 năm 1998;

Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990;

Căn cứ Pháp lệnh Chống tham nhũng ngày 9 tháng 3 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 64/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Chống tham nhũng;

Căn cứ Nghị định số 37/1998/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công an;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an[1];

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân”.

Điều 2.[2] Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Tổng Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an;
- Lưu: VT, V19.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Trần Đại Quang

QUY CHẾ

THANH TRA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ THAM NHŨNG TRONG LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 520/1999/QĐ-BCA(V24) ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công an)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Tham nhũng được quy định trong Quy chế này là hành vi của cán bộ, chiến sỹ (sau đây viết tắt là CBCS) Công an có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái những quy định pháp luật của Nhà nước và của Bộ Công an vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các cơ quan, đơn vị Công an.

2. Thông tin về tham nhũng của CBCS Công an là những tin phản ánh về hành vi tham nhũng của CBCS Công an được nêu tại khoản 1 của Điều này dưới hình thức: đơn tố cáo của công dân; tin, bài đăng trên báo chí; công dân trực tiếp phản ánh với cơ quan, đơn vị, cá nhân CBCS Công an; công văn phản ánh của cơ quan, tổ chức trong và ngoài Ngành Công an (bao gồm cả tổ chức, cá nhân người nước ngoài) hoặc do các hoạt động nghiệp vụ của Công an phát hiện được.

Điều 2. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Tổ chức phát hiện và xử lý thông tin về tham nhũng của CBCS Công an; tổ chức thanh tra làm rõ và xử lý các vụ tham nhũng thuộc thẩm quyền;

2. Tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thanh tra các vụ tham nhũng, xử lý CBCS Công an thuộc đơn vị mình có hành vi tham nhũng;

3. Đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng Công an cấp dưới thanh tra và xử lý các vụ tham nhũng thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước và quy định của Bộ Công an.

Điều 3. Các cơ quan Kiểm tra Đảng, Điều tra, Tổ chức cán bộ, Bảo vệ chính trị nội bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thanh tra trong quá trình thanh tra các vụ tham nhũng của CBCS Công an theo quy định của Bộ Công an.

Chương II

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ, QUẢN LÝ THÔNG TIN VỀ THAM NHŨNG

Điều 4. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị khi nhận được thông tin về tham nhũng của CBCS Công an có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

1. Thông tin thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải thụ lý giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và quy định của Bộ Công an.

2. Thông tin có nội dung vừa thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, đơn vị Công an khác thì báo cáo đề xuất Thủ trưởng và Thanh tra cấp trên trực tiếp để chỉ đạo giải quyết.

3. Thông tin không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 7 ngày phải chuyển đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết.

4. Khi nhận được thông tin gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì phải báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn.

5. Thông tin về tham nhũng phải tập trung về đầu mối là Cơ quan thường trực chống tham nhũng các cấp Công an. Thông tin liên quan đến Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Trưởng Công an, Phó Trưởng Công an cấp huyện và tương đương trở lên, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết phải báo cáo đầy đủ bằng văn bản từ khi nhận được thông tin, quá trình giải quyết và kết quả giải quyết về Ban thường trực chống tham nhũng của Bộ (qua Thanh tra Bộ) để quản lý, chỉ đạo.

Điều 5. Qua công tác quản lý CBCS, qua việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ, các đơn vị và mọi CBCS Công an có trách nhiệm phát hiện và cung cấp kịp thời, đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền những tin về tham nhũng liên quan tới CBCS Công an.

Điều 6. Thanh tra Công an các cấp có trách nhiệm giúp Thủ trưởng:

1. Tiếp nhận, phân loại, xử lý thông tin về tham nhũng của CBCS Công an theo đúng quy định tại Điều 4 Quy chế này;

2. Nghiên cứu đề xuất kế hoạch giải quyết đối với vụ tham nhũng của CBCS Công an thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng Công an cùng cấp;

3. Thống nhất quản lý thông tin về tham nhũng của CBCS Công an thuộc thẩm quyền; đôn đốc, kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý, quản lý, giải quyết các thông tin về tham nhũng của Thủ trưởng Công an cấp dưới.

Chương III

THỦ TỤC, THẨM QUYỀN, THỜI HẠN THANH TRA VỤ THAM NHŨNG

Điều 7. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thanh tra làm rõ thông tin về tham nhũng đối với CBCS thuộc quyền quản lý trực tiếp và phải chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết vụ tham nhũng.

Điều 8. Chánh thanh tra Công an các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Nghiên cứu đề xuất Thủ trưởng trực tiếp kế hoạch giải quyết các vụ tham nhũng được quy định tại Điều 7 Quy chế này;

2. Xác minh, kết luận vụ tham nhũng; giải quyết các vụ tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng Công an cùng cấp, của Thủ trưởng Công an cấp dưới khi được Thủ trưởng Công an cùng cấp giao;

Chánh thanh tra được giao thanh tra vụ tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng giao nhiệm vụ thanh tra về kết quả thanh tra của mình.

3. Thẩm định lại kết luận thanh tra giải quyết vụ tham nhũng của Thủ trưởng Công an cấp dưới khi phát hiện có sai phạm hoặc có tình tiết mới để kiến nghị Thủ trưởng cấp đã giải quyết xem xét giải quyết lại.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Thanh tra, Thủ trưởng Công an cấp dưới có trách nhiệm phải giải quyết và thông báo cho Thanh tra biết kết quả. Trường hợp Thủ trưởng có trách nhiệm giải quyết không xem xét giải quyết lại theo kiến nghị của Thanh tra thì Chánh thanh tra báo cáo Thủ trưởng Công an cùng cấp xem xét, quyết định.

Điều 9.

1. Khi nhận được thông tin tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết, trong thời hạn 7 ngày Thủ trưởng Công an các cấp phải ra quyết định thụ lý giải quyết. Đoàn thanh tra phải có Thanh tra viên hoặc cán bộ làm công tác thanh tra; trường hợp cần thiết có thể mời các chuyên viên trong từng lĩnh vực tham gia.

Thời hạn thanh tra vụ tham nhũng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết. Đối với các vụ tham nhũng phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể đến 90 ngày. Việc gia hạn thanh tra do người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra quyết định.

2. Kết thúc việc xác minh, Đoàn thanh tra phải có văn bản kết luận, kiến nghị các hình thức xử lý người có hành vi tham nhũng và vi phạm pháp luật khác; kiến nghị các biện pháp khắc phục sai phạm trong công tác, khắc phục sơ hở trong cơ chế quản lý.

3. Quyết định thụ lý giải quyết vụ tham nhũng, quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thanh tra phải bằng văn bản theo mẫu thống nhất do Bộ Công an quy định.

Quá trình thanh tra vụ tham nhũng phải lập thành hồ sơ thanh tra vụ việc theo đúng chế độ hồ sơ của Bộ.

Điều 10. Thủ trưởng Công an có thẩm quyền thanh tra vụ tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện hoặc kiến nghị Thủ trưởng Công an cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn thanh tra theo trình tự thống nhất sau:

1. Ra quyết định xử lý về hành chính, kỷ luật nội bộ, khắc phục hậu quả về kinh tế hoặc chuyển cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ đối với cá nhân CBCS và đơn vị Công an sai phạm.

2. Tổ chức công bố kết luận thanh tra và các quyết định được nêu trong khoản 1 của Điều này. Việc tổ chức công bố kết luận thanh tra vụ tham nhũng phải thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 3, Điều 16 của "Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác thanh tra vụ việc, tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của lực lượng Công an nhân dân" ban hành kèm theo Quyết định số 729/1998/QĐ-BCA ngày 9 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công an.

3. Thủ trưởng Công an cấp đã ra quyết định tại khoản 1 Điều này phải đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành các quyết định khi đã công bố theo quy định tại khoản 2 của Điều này; khi cần thiết được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật buộc người có trách nhiệm thi hành phải chấp hành nghiêm túc.

4. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị, cá nhân CBCS có liên quan đến việc thực hiện các quyết định ghi tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của Nhà nước và của Bộ Công an.

5. Ban thường trực chống tham nhũng Công an các cấp (là cơ quan Thanh tra cùng cấp) có trách nhiệm tham mưu giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.

Chương IV

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO THANH TRA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ THAM NHŨNG

Điều 11.

1. Trong quá trình thanh tra, Thủ trưởng Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết vụ tham nhũng, Chánh thanh tra Công an các cấp phải thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh thanh tra; được áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều 9, Điều 15 Pháp lệnh thanh tra, khoản 1 Điều 27 Pháp lệnh chống tham nhũng, Điều 25 Nghị định số 64/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 1998 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh chống tham nhũng. Trường hợp đối tượng thanh tra dùng thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi tham nhũng, sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ thì Tổng cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố được phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong lực lượng Công an nhân dân sử dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để làm rõ vụ tham nhũng.

2. Khi cần thiết, Thủ trưởng Công an cấp có thẩm quyền giải quyết thông tin về tham nhũng, Chánh Thanh tra Công an được giao trách nhiệm được quy định tại khoản 2, Điều 8 Quy chế này có thể tổ chức tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến việc giải quyết trước khi ra quyết định thanh tra.

Điều 12. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị không được cho chuyển công tác, cho nghỉ hưu, nghỉ mất sức, cho thôi việc, xuất ngũ, lên lương, khen thưởng, bổ nhiệm, cử đi học, đi công tác nước ngoài đối với người đang là đối tượng thanh tra vụ tham nhũng.

Điều 13.

1. Không bố trí trong Đoàn thanh tra người có quan hệ gia đình; người có quan hệ khác với đối tượng thanh tra mà mối quan hệ đó có thể ảnh hưởng tới tính khách quan của cuộc thanh tra.

2. Không bố trí trong Đoàn thanh tra người có hành vi tiêu cực, tham nhũng; người do năng lực, trình độ yếu đã để lọt người có hành vi tham nhũng khi thanh tra các vụ tham nhũng trước đây.

3. Thay thế thành viên Đoàn thanh tra nếu trong quá trình thanh tra phát hiện:

- Có quan hệ với đối tượng thanh tra được quy định tại khoản 1 Điều này;

- Bao che cho người có hành vi vi phạm;

- Vi phạm nguyên tắc thanh tra, Quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra theo quy định của Nhà nước và của Bộ trưởng Bộ Công an.

Chương V

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHIẾN SĨ CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG

Điều 14[3].

1. Cán bộ, chiến sĩ Công an có một trong các hành vi tham nhũng được quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng ngày 28 tháng 4 năm 2000, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mà cấu thành tội phạm quy định tại các Điều 278, 279, 280,281, 282, 283 và 284 của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì trong thời hạn 15 ngày, Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị có thẩm quyền giải quyết vụ tham nhũng phải chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để khởi tố điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2.a. Cán bộ, chiến sỹ Công an có hành vi tham nhũng nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, giá trị tài sản tham nhũng và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều 15 của Quy chế này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Bộ Công an.

b. Không được cho thôi việc, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác để thay cho việc áp dụng kỷ luật được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 14 của Quy chế này đối với CBCS Công an có hành vi tham nhũng.

Điều 15.

1. Các tình tiết tăng nặng khi xem xét áp dụng hình thức kỷ luật đối với CBCS Công an có hành vi tham nhũng:

- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt che giấu hành vi tham nhũng của mình.

- Cản trở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng của mình.

- Không chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc giao nộp tài sản tham nhũng hoặc bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.

2. Các tình tiết để xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật đối với CBCS có hành vi tham nhũng:

- Chủ động khai báo hành vi tham nhũng của mình trước khi bị phát hiện;

- Tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra;

- Tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.

Điều 16. Trình tự, thủ tục, thời hạn xét kỷ luật CBCS Công an có hành vi tham nhũng.

1. Trình tự, thủ tục, thời hạn xét kỷ luật CBCS Công an có hành vi tham nhũng phải theo đúng quy định của Bộ Công an.

2. Trường hợp kết luận thanh tra đã làm rõ giá trị tài sản tham nhũng; tính chất, mức độ hành vi vi phạm; tính chất mức độ thiệt hại và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng phải xét kỷ luật CBCS thuộc quyền quản lý có hành vi tham nhũng hoặc đề xuất lên Thủ trưởng cấp trên hình thức xử lý kỷ luật đối với CBCS có hành vi tham nhũng thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Thủ trưởng cấp trên; có quyết định cụ thể khắc phục hậu quả kinh tế do hành vi tham nhũng gây ra.

Điều 17.

1. CBCS Công an có hành vi tham nhũng mà bị khởi tố điều tra thì phải xử lý kỷ luật hành chính theo quy định của Bộ Công an.

2. CBCS Công an có hành vi tham nhũng mà bị xử lý kỷ luật thì phải chuyển công tác khác không liên quan đến công việc dễ xẩy ra tham nhũng.

3. CBCS Công an có hành vi tham nhũng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn viên Công đoàn, Hội viên Hội Phụ nữ thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quy chế này, còn bị xử lý kỷ luật theo quy định của Điều lệ Đảng, Đoàn, Công đoàn, Hội Phụ nữ.

Điều 18. CBCS Công an tham nhũng có trách nhiệm hoàn lại tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại do hành vi tham nhũng của mình gây ra.

Thủ trưởng đơn vị có CBCS tham nhũng có trách nhiệm đôn đốc, khi cần thiết được áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với CBCS Công an tham nhũng phải chấp hành việc bồi hoàn tài sản, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Chương VI

KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT

Điều 19. Thủ trưởng Công an các cấp, các đơn vị, CBCS được giao tiếp nhận, xử lý, quản lý thông tin về tham nhũng, giải quyết vụ tham nhũng phải giữ bí mật cho người cung cấp thông tin về tham nhũng; không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người cung cấp thông tin về tham nhũng và các thông tin khác có hại cho người cung cấp thông tin về tham nhũng. Người nào tiết lộ họ, tên người cung cấp thông tin về tham nhũng hoặc chuyển đơn tố cáo, bản sao đơn tố cáo, bản ghi lời tố cáo cho cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân bị tố cáo thì bị xử lý kỷ luật hành chính, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 20.

1. Người phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng của CBCS Công an được bảo vệ. Người có thành tích trong đấu tranh chống tham nhũng được khen thưởng theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an.

2. Người được giao thanh tra các vụ tham nhũng do trình độ năng lực hạn chế để lọt người có hành vi tham nhũng mà gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý kỷ luật. Nếu vì động cơ cá nhân mà bao che người có hành vi tham nhũng, làm oan người vô tội thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người có hành vi cản trở thanh tra vụ tham nhũng; cản trở việc thực hiện quyết định thanh tra vụ tham nhũng sẽ bị xử lý kỷ luật, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 21. Kinh phí cho hoạt động thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân được cấp từ kinh phí chi cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự theo quy định của Bộ Công an.



[1] Quyết định số 544/2003/QĐ-BCA(V24) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy chế thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân" có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng ngày 28 tháng 4 năm 2000, của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

Xét đề nghị của đồng chí Chánh Thanh tra Bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Công an,”

[2] Điều 2 và Điều 3 của Quyết định số 544/2003/QĐ-BCA(V24) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy chế thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân" quy định như sau:

"Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Tổng cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trưởng; Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành; Chánh Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.”

[3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 544/2003/QĐ-BCA(V24) về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của "Quy chế thanh tra giải quyết các vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân", có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 8 năm 2003.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BCA ngày 14/04/2014 hợp nhất Quyết định về Quy chế thanh tra giải quyết vụ tham nhũng trong lực lượng Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.924

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.101.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!