BỘ CÔNG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/VBHN-BCA
|
Hà Nội, ngày
07 tháng 4 năm 2014
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TUYỂN CHỌN CÔNG DÂN VÀO CÔNG AN NHÂN DÂN
Thông
tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định
tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm
2009, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông
tư số 35/2011/TT-BCA ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi Điều
5 Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an quy định
tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
Căn
cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn
cứ Nghị định số 43/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân;
Bộ
Công an quy định việc tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân như sau:[1]
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Thông
tư này quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục tuyển chọn công dân
vào Công an nhân dân;
Mọi
công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, tình nguyện phục
vụ lâu dài trong Công an nhân dân, được xem xét tuyển chọn vào Ngành, được bố
trí công việc phù hợp với trình độ đào tạo và khả năng của bản thân.
Điều 2. Mục tiêu
Tuyển
chọn công dân vào Công an nhân dân nhằm bổ sung biên chế, tăng cường và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu của Công an
nhân dân trước mắt và lâu dài.
Điều 3. Nguyên tắc
1.
Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân phải đảm bảo đúng chỉ tiêu, đối tượng,
tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định tuyển chọn theo quy định của
Bộ.
2.
Phải đảm bảo thực hiện đúng quy chế dân chủ trong công tác tuyển chọn và trong
công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
3.
Ưu tiên tuyển chọn (theo thứ tự) vào Công an nhân dân các trường hợp sau:
a)
Công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ có chuyên
môn đào đạo phù hợp với nhu cầu tuyển chọn, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II.
b)
Công dân tốt nghiệp hạng khá, giỏi, xuất sắc hệ chính quy ở bậc đào tạo đại học,
cao đẳng; tốt nghiệp hạng giỏi, xuất sắc hệ chính quy ở bậc đào tạo trung cấp,
sơ cấp có chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển chọn.
c)
Công dân là con đẻ của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh Công an nhân dân.
d)
Công dân cam kết tình nguyện công tác ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo (từ 10 năm trở lên).
đ)
Công dân là con đẻ của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng lao động.
e)
Công dân là con đẻ của cán bộ Công an có thời gian công tác liên tục trong
ngành Công an từ 15 năm trở lên.
g)
Cán bộ, học sinh là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác đã có thời gian
thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới,
hải đảo tình nguyện vào Công an nhân dân để phục vụ lâu dài tại các địa bàn đó.
Chương
II
ĐỐI TƯỢNG, TIÊU
CHUẨN, HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC THAM DỰ TUYỂN CHỌN
Điều 4. Đối tượng, tiêu chuẩn
1.
Đối tượng tuyển chọn
a)
Cán bộ, công chức, viên chức tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng
nghề, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề (trong biên chế) ở các bộ, ngành;
sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam.
b)
Công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp
chuyên nghiệp, trung cấp nghề.
Tuyển
chọn công dân làm lái xe, vệ sinh, phục vụ buồng bàn các đồng chí lãnh đạo...
(không thuộc đối tượng ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Thông tư số
16/2007/TT-BCA(X13) ngày 11-9-2007 của Bộ hướng dẫn sử dụng lao động hợp đồng
trong Công an nhân dân) thì có thể tuyển trình độ sơ cấp nghề.
c)
Cán bộ và học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo (theo địa danh đã quy định).
d)
Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn đã đủ 3 năm, trong 3 năm phục vụ tại
ngũ đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
2.
Tiêu chuẩn tuyển chọn
a)
Tiêu chuẩn chính trị
-
Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có địa chỉ thường trú trên
lãnh thổ Việt Nam, có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, nghiêm chỉnh chấp
hành đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Đối
với cán bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo có thể tuyển thanh niên ưu tú, đủ điều kiện để kết
nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Công
dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, tốt nghiệp đại
học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc có thể tuyển những người chưa là Đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc chưa là đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh.
-
Đảm bảo các quy định cụ thể khác của Bộ trưởng Bộ Công an về tiêu chuẩn chính
trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
b)
Phẩm chất đạo đức: Có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt.
c)
Trình độ học vấn
Tốt
nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học bổ túc.
Tuyển
chọn công dân làm lái xe, vệ sinh, phục vụ buồng bàn các đồng chí lãnh đạo...
(không thuộc đối tượng ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Thông tư số
16/2007/TT-BCA(X13) ngày 11-9-2007 của Bộ hướng dẫn sử dụng lao động hợp đồng
trong Công an nhân dân) ở các tỉnh phía Nam (từ Quảng Trị trở vào); cán bộ, học
sinh dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
tuyển bố trí tại địa bàn có thể tuyển những người tốt nghiệp phổ thông cơ sở.
d)
Trình độ khoa học kỹ thuật
-
Công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề,
trung cấp nghề, sơ cấp nghề loại hình đào tạo tập trung chính quy, hạng tốt
nghiệp trung bình khá trở lên.
-
Những địa bàn có nguồn tuyển khó khăn như:
+
Các tỉnh phía Nam (từ Quảng Trị trở vào), trừ đối tượng có hộ khẩu thường trú ở
thành phố, thị xã;
+
Khu vực miền núi, vùng cao, vùng xa, biên giới, hải đảo của các tỉnh phía Bắc
(các đối tượng tuyển tự nguyện cam kết công tác tại địa bàn này thời gian tối
thiểu 10 năm kể từ khi có quyết định tuyển chọn);
Có
thể tuyển công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề,
trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề ở các loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp
trung bình.
đ)
Tuổi đời
Tuổi
đời từ 18 đến 30 (tính đến ngày quyết định tuyển chọn), các trường hợp tốt nghiệp
đại học hệ chính quy hạng giỏi, xuất sắc, trình độ Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa
cấp I, cấp II có thể tuyển đến 35 tuổi, có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư,
trình độ Tiến sĩ có thể tuyển đến 45 tuổi, trường hợp đặc biệt có độ tuổi cao
hơn do Bộ trưởng quyết định.
e)
Sức khoẻ
Bảo
đảm tiêu chuẩn sức khoẻ tuyển chọn cán bộ theo quy định của Bộ; thể hình, thể
trạng cân đối giữa chiều cao và cân nặng, không dị hình, dị dạng, không mắc bệnh
kinh niên, mãn tính; không sử dụng ma tuý và các chất gây nghiện; đạt các tiêu
chuẩn về chiều cao, thị lực như sau:
-
Chiều cao
Đối
với Nam từ 1m62 trở lên;
Đối
với Nữ từ 1m58 trở lên.
-
Thị lực:
Thị
lực không kính: mỗi mắt đạt 9-10/10, tổng thị lực 2 mắt có thể đạt từ 19-20/10.
Tuyển
công dân có trình độ khoa học kỹ thuật để làm công tác khoa học kỹ thuật được
đào tạo, cụ thể là: Kỹ thuật nghiệp vụ I, Kỹ thuật nghiệp vụ II, Kỹ thuật hình
sự, Thông tin, Cơ yếu, Tin học; làm công tác hành chính: đánh máy, văn thư lưu
trữ, thông tin thư viện; làm công tác y tế: bác sĩ, y sĩ, dược sĩ; làm công tác
giảng dạy: giáo viên, giảng viên; làm công tác báo chí, xuất bản, nghiên cứu
khoa học; làm công tác quản lý xây dựng cơ bản (kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư);
các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành, công dân có chức danh Giáo sư, Phó
Giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ: yêu cầu cán bộ có đủ sức khoẻ công tác lâu
dài, riêng chiều cao có thể thấp hơn quy định trên nhưng không được thấp dưới
1m58 đối với Nam; 1m54 đối với Nữ; thị lực có thể mang kính cận, viễn thị không
quá 3 đi-ốp đạt tổng thị lực hai mắt từ 19-20/10 (trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng
quyết định).
g)
Năng khiếu
Công
dân được tuyển chọn để bố trí ở những đơn vị làm công tác nghiệp vụ công an phải
là người bình tĩnh, nhạy cảm, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, có các tiêu chuẩn cần
thiết về năng khiếu Công an do các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, Vụ, Cục... trực thuộc
Bộ trưởng quy định đối với hệ lực lượng.
Điều 5. Thủ tục hồ sơ tham dự
tuyển chọn[2]
Công dân dự tuyển chọn vào Công an nhân dân phải
nộp cho Cơ quan Công an (nơi thông báo tuyển) những giấy tờ sau:
1. Đơn tự nguyện phục vụ lâu dài trong Công an
nhân dân.
2. Giấy khai sinh (nếu bản sao phải có giấy chứng
nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công chứng).
3. Bản lý lịch theo mẫu quy định của Bộ Công an
có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn nơi cư trú) hoặc của
cơ quan nơi công tác, có ảnh kiểu chứng minh nhân dân cỡ 4 x 6 cm đóng dấu giáp
lai.
4. Bản phô tô các văn bằng, chứng chỉ về trình độ
học vấn, chuyên môn kỹ thuật (theo nhu cầu cần tuyển), đồng thời mang theo bản
chính để đối chiếu.
5. Giấy chứng nhận đoàn viên, đảng viên (nếu là
đoàn viên, đảng viên).
6. Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có
thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp. Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị 6
tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển.
7. Các giấy tờ chứng nhận con thương binh, liệt
sĩ; con Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động... (nếu có).
8. Nếu là cán bộ, công chức,
viên chức, sĩ quan quân đội nhân dân chuyển ngành, phải có nhận xét cán bộ (về
phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn...) trong thời gian công tác tại cơ
quan, đơn vị.
Điều 6. Tổ chức tuyển chọn
1.
Hội đồng tuyển chọn
Công
an đơn vị, địa phương (được giao thẩm quyền quyết định tuyển chọn cán bộ) thành
lập Hội đồng tuyển chọn gồm:
-
Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng đơn vị, địa phương là Chủ tịch Hội đồng.
-
Đại diện lãnh đạo cơ quan tổ chức cán bộ là Phó Chủ tịch hội đồng.
-
Đại diện lãnh đạo đơn vị có chỉ tiêu tuyển là thành viên.
-
Cán bộ trực tiếp làm công tác tuyển chọn cán bộ của đơn vị, địa phương là thành
viên.
2.
Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển chọn
-
Thông báo công khai chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn, ngành nghề, điều kiện dự
tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng tuyển cho các đơn vị nghiệp
vụ cần giữ bí mật về người định tuyển, Hội đồng tuyển chọn chỉ thông báo chỉ
tiêu, tiêu chuẩn tuyển chọn để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, địa phương giới
thiệu người dự tuyển.
-
Hướng dẫn người có nguyện vọng được tuyển vào Công an làm hồ sơ tuyển chọn; tiếp
nhận và xét duyệt hồ sơ dự tuyển; sơ tuyển (trong trường hợp số người đăng ký dự
tuyển cao hơn nhiều so với chỉ tiêu được tuyển); thông báo danh sách những người
đủ điều kiện, không đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển.
-
Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với người dự tuyển để tìm hiểu động cơ, mục đích,
nguyện vọng vào Công an nhân dân.
-
Tổ chức kiểm tra sức khoẻ.
-
Tổ chức kiểm tra năng khiếu Công an, kiểm tra trình độ chuyên môn, kỹ thuật...
đối với người dự tuyển, cụ thể là:
+
Phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra.
+
Hướng dẫn thể lệ, quy chế kiểm tra.
+
Lập danh sách người phải qua kiểm tra.
+
Tổ chức việc kiểm tra, chấm điểm đảm bảo khách quan, công bằng, công khai và
dân chủ.
-
Báo cáo kết quả kiểm tra.
-
Thẩm tra, xác minh lý lịch (theo quy định).
-
Hoàn thiện các thủ tục để trình lãnh đạo có thẩm quyền quyết định tuyển, tạm
tuyển hoặc trả lời cho người dự tuyển về lý do không được tuyển chọn.
-
Trong thời gian 3 tháng kể từ khi tiếp nhận hồ sơ của người dự tuyển, Hội đồng
tuyển chọn phải thực hiện các nhiệm vụ trên.
Điều 7. Một số quy định khác
1.
Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân quy định thống nhất các biểu mẫu hồ
sơ về tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân.
2.
Đối với đơn vị tuyển chọn
a)
Trong thời hạn chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả tuyển chọn, Thủ
trưởng đơn vị, địa phương có thẩm quyền quyết định tuyển chọn cán bộ phải ra
quyết định tạm tuyển hoặc tuyển chọn.
b)
Công an đơn vị, địa phương có trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ cá nhân của
cán bộ. Mọi diễn biến trong quá trình công tác của cán bộ từ khi được tạm tuyển,
tuyển chọn đến khi thôi phục vụ đều phải được lưu vào hồ sơ cán bộ. Việc lập,
quản lý và lưu trữ hồ sơ cán bộ thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ.
c)
Hàng năm Công an các đơn vị địa phương lập kế hoạch tuyển chọn công dân vào đơn
vị, địa phương mình. Việc lập kế hoạch tuyển chọn phải căn cứ tổng biên chế đã
được Bộ ấn định, cân đối tổng thể giữa nguồn tăng: tiếp nhận học sinh ra trường
(học sinh do đơn vị, địa phương sơ tuyển, cử đi học tốt nghiệp các trường về
công tác); tiếp nhận cán bộ, chiến sĩ của các đơn vị, địa phương khác... Nguồn
giảm: nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, cử đi học tập trung dài hạn (có thời
gian học tập trên 1 năm)... và xác định rõ số lượng cần bổ sung của từng chức
danh ở các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ..., từ đó xác định nhu cầu cần tuyển,
yêu cầu trình độ, ngành nghề... có báo cáo chi tiết gửi về Tổng cục Xây dựng lực
lượng Công an nhân dân trước ngày 30 tháng 10 hàng năm để Tổng cục Xây dựng lực
lượng Công an nhân dân trình lãnh đạo Bộ quyết định và thông báo cho đơn vị, địa
phương thực hiện.
d)
Chỉ tiêu năm nào thực hiện trong năm đó. Năm sau không được tuyển chọn theo chỉ
tiêu của các năm trước. Trường hợp thay đổi chỉ tiêu, chiếu cố tiêu chuẩn phải
báo cáo Bộ xem xét, quyết định. Không tuyển ngoài chỉ tiêu, không đúng ngành
nghề đã được duyệt.
Sau
khi tuyển chọn xong, các đơn vị, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương phải báo cáo kết quả về Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân để
theo dõi chung.
3.
Đối với cán bộ, công dân được tuyển chọn
a)
Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, cán bộ, công dân có quyết định tuyển, tạm
tuyển phải đến cơ quan nhận việc. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể
nhận việc đúng thời hạn phải làm đơn xin gia hạn và được cơ quan, đơn vị sử dụng
cán bộ đồng ý. Thời hạn được gia hạn không quá 30 ngày.
Trường
hợp cán bộ, công dân được tuyển chọn đến nhận việc chậm quá thời hạn nói trên,
nếu không có lý do chính đáng thì cấp có thẩm quyền quyết định huỷ quyết định
tuyển, tạm tuyển.
b)
Công dân được tuyển vào biên chế Công an nhân dân quy định tại Thông tư này (trừ
các đối tượng quy định tại điểm c dưới đây) đều phải thực hiện chế độ tạm tuyển.
Thời hạn tạm tuyển là 6 tháng, kể từ ngày quyết định tạm tuyển có hiệu lực thi
hành.
Công
dân được tạm tuyển ở các đơn vị nghiệp vụ, không được bố trí làm các việc có
liên quan đến bí mật nghiệp vụ.
Hết
thời hạn tạm tuyển, tập thể lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng cán bộ phải
họp kiểm điểm đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực, hiệu quả công tác của công
dân được tạm tuyển. Nếu đạt yêu cầu thì đơn vị đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết
định tuyển; nếu không đạt thì yêu cầu viết cam kết giữ bí mật nhiệm vụ được đơn
vị, địa phương giao trong thời gian được tạm tuyển.
c)
Các trường hợp không áp dụng chế độ tạm tuyển
-
Công dân tốt nghiệp đại học tuyển bố trí làm giáo viên trong các Trường Công an
nhân dân.
-
Công dân có chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ; tốt nghiệp
đại học hệ chính quy hạng xuất sắc; Bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II.
-
Công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; cao đẳng nghề;
trung cấp nghề, sơ cấp nghề đã có thời gian lao động hợp đồng ở Công an đơn vị,
địa phương từ 6 tháng trở lên. Nay Công an đơn vị, địa phương đó có chỉ tiêu
tuyển, công việc bố trí đúng với chuyên môn đã lao động hợp đồng thì cấp có thẩm
quyền ra quyết định tuyển chính thức không phải qua thời gian tạm tuyển.
Cán
bộ, học sinh dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới,
hải đảo tuyển bố trí tại địa bàn.
d)
Cán bộ, công dân được tuyển vào Công an nhân dân được xếp lương, phong cấp bậc
hàm và hưởng các chế độ khác theo quy định của Nhà nước và của Bộ Công an (có
quy định riêng).
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN[3]
Điều 8. Hiệu lực thi hành
Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, thay thế Quyết định
số 666/1998/QĐ-BCA(X13) ngày 12 tháng 10 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công an về
việc ban hành quy định tuyển chọn cán bộ vào lực lượng Công an nhân dân và Quyết
định số 627/2003/QĐ-BCA(X13) ngày 10 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Công an
về việc sửa đổi đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ vào lực lượng Công an
nhân dân.
Điều 9. Trách nhiệm thi hành
1.
Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân có trách nhiệm kiểm
tra việc thực hiện Thông tư này.
2.
Các đồng chí: Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trưởng, Giám đốc
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy
và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
3.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo
cáo về Bộ (qua Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân) để tập hợp báo cáo
Bộ trưởng xem xét, quyết định.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo
và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an;
- Lưu: VT, V19.
|
XÁC THỰC VĂN
BẢN HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Trần Đại Quang
|
[1] Thông tư số 35/2011/TT-BCA ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Công an sửa đổi Điều 5 Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20 tháng 5 năm
2009 của Bộ Công an quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân có căn cứ
ban hành như sau:
"Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29
tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 17 tháng
12 năm 2010 của Chính phủ về đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức
năng quản lý của Bộ Công an;
Bộ Công an sửa đổi quy định về thủ tục hồ sơ
tham dự tuyển chọn vào Công an nhân dân như sau:"
[2] Điều này được
sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số
35/2011/TT-BCA ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi Điều 5
Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an quy định tuyển
chọn công dân vào Công an nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2011.
[3] Điều 2 và Điều
3 của Thông tư số 35/2011/TT-BCA ngày 25 tháng 5 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi Điều 5 Thông tư số 30/2009/TT-BCA ngày 20
tháng 5 năm 2009 của Bộ Công an quy định tuyển chọn công dân vào Công an nhân
dân quy định như sau:
"Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01 tháng 7 năm 2011.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Các đồng chí: Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn
vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám
đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”