VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/VBHN-VPQH
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN
Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24 tháng 11
năm 2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được sửa
đổi, bổ sung bởi:
Nghị quyết số 75/2019/QH14 ngày 10 tháng 6 năm
2019 của Quốc hội bổ sung một điều vào Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc
thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 6 năm
2019.
Căn cứ
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[1];
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Kể từ ngày 01 tháng 02 năm
2015 đến ngày Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành:
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm
rà soát, chuẩn bị về tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất và các điều kiện cần
thiết khác để bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hết nhiệm kỳ
kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến ngày 01
tháng 6 năm 2015;
3. Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp hết nhiệm
kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được xem xét, bổ nhiệm theo quy định
của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân trước ngày 30 tháng 9 năm 2015;
4. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4, Điều 24,
Điều 70, Điều 71, Điều 72, khoản 2 Điều 95 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân,
theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết:
a) Phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn
của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thành lập Tòa án nhân dân cấp cao, số lượng
Tòa án nhân dân cấp cao, quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa
án nhân dân cấp cao;
c) Quyết định
biên chế, số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp cao;
d) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển
chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
đ) Quyết định danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển
chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
5. Căn cứ quy định tại Điều 34, điểm b khoản 1
Điều 38, Điều 41, khoản 1 Điều 45, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55,
khoản 3 Điều 58, Điều 73 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao:
a) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thi
tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Quy chế tổ
chức thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp;
b) Quyết định thành lập các Tòa chuyên trách
trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
c) Quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền
hạn của Bộ máy giúp việc trong các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng;
6. Căn cứ quy định tại Điều 67, khoản 4 Điều 68
(trừ điểm a và điểm c), khoản 1 Điều 69 (trừ điểm a) và các quy định khác có
liên quan của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có
trách nhiệm:
a) Chuẩn bị nhân sự trình Quốc hội xem xét, phê
chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định bổ
nhiệm Thẩm phán cao cấp đối với các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ
nhiệm trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 nhưng không được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ nhiệm
trước ngày Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực đã có thời gian làm Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao dưới 05 năm nay được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp
thì được coi là đã giữ ngạch Thẩm phán cao cấp đủ 05 năm.
Điều 1a.[2] Việc áp dụng điểm a khoản 1 Điều
69 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13:
Kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2019 đến ngày 01 tháng 02 năm 2022, cho phép Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc
hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong đó có từ nguồn Thẩm phán cao cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện luật định
nhưng chưa đủ 05 năm làm Thẩm phán cao cấp.
Điều 2.
Kể từ ngày Luật Tổ chức
Tòa án nhân dân có hiệu lực:
1. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
được thành lập theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thực hiện.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử
giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao; Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
cao, Ủy ban thẩm phán Tòa án quân sự
trung ương xét xử bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban
Thẩm phán theo quy định của các luật tố tụng hiện hành.
Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán, của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương với
Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán được thực hiện khi có quy định của các luật tố
tụng mới;
2. Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao
chuyển giao thẩm quyền xét xử phúc thẩm; các Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao
động, hành chính Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, Ủy ban Thẩm phán
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển giao thẩm quyền
xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho các Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thực
hiện;
3. Các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và
tương đương chuyển giao thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định
của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành cho Tòa án quân sự trung ương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.
Các Tòa án quân sự tiếp tục thực hiện thẩm quyền
xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, quy định tại
các điều 3, 4, 5, khoản 1 Điều 26 và khoản 2 Điều 29 của Pháp lệnh Tổ chức Tòa
án quân sự cho đến khi có quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự mới thay thế các
quy định hiện hành này phù hợp với quy định
của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của các Tòa án gồm cả Tòa án nhân dân cấp cao.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương trong phạm vi thẩm quyền theo
lãnh thổ.
Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền
kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
quân sự khu vực;
5. Thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người
chưa thành niên được thực hiện theo quy định của các luật tố tụng mới;
6. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực đã bị
kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự
quân khu và tương đương nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được
xét xử thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa
án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, Ủy
ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm;
7. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã bị kháng nghị thuộc thẩm quyền
giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động
Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được
xét xử thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa
án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm,
hoặc tái thẩm;
8. Đối với những bản án, quyết định của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao, những quyết định
của các Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động Tòa án nhân dân tối
cao, của Tòa án quân sự trung ương đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
tái thẩm nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm
2015 mà vụ án chưa được xét xử thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
tiếp tục xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
9. Đối với những bản án, quyết định sơ thẩm của
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có hiệu lực pháp luật
bị kháng cáo, kháng nghị trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà Tòa án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chưa chuyển hồ sơ hoặc đã chuyển hồ sơ cho Tòa
phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao nhưng chưa được giải quyết thì giao cho Tòa
án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết theo thủ tục phúc thẩm;
10. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc
tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương nhưng trước ngày 01
tháng 6 năm 2015 mà chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao
có thẩm quyền theo lãnh thổ, Tòa án quân sự trung ương giải quyết;
11. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà
chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo
lãnh thổ giải quyết;
12. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối
cao, các Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính Tòa án nhân dân tối
cao, Tòa án quân sự trung ương theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6
năm 2015 mà chưa được giải quyết thì Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục giải quyết;
13. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán
cao cấp được hưởng chế độ lương và phụ cấp của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao theo quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi có chế độ lương và phụ cấp
mới.
Điều 3.
1. Tòa án nhân dân tối cao
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp với
các cơ quan hữu quan rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan đến Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm
quyền; đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành mới phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
2. Ủy ban
Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Quy định về việc thi hành
Điều 2 của Nghị quyết số
75/2019/QH14 bổ sung một điều vào Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24 tháng 11
năm 2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có hiệu lực
kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi
hành
Nghị quyết này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày thông qua”.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
CHỦ NHIỆM
Nguyễn Hạnh Phúc
|
[1]
Nghị quyết số 75/2019/QH14 bổ sung một điều vào Nghị quyết số 81/2014/QH13
về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Tổ
chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;”
[2] Điều này được bổ sung theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết số
75/2019/QH14 bổ sung một điều vào Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24 tháng 11
năm 2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, có hiệu lực
kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2019.