BỘ CÔNG AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/VBHN-BCA
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 4 năm 2020
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2015/NĐ-CP
NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2015 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH CỦA
LUẬT CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật căn cước
công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân, có hiệu lực kể từ
ngày 20 tháng 3 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 40/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết
một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn
cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2019.
Căn cứ Luật căn cước công dân ngày 20 tháng 11
năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước
công dân;
Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng
11 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công an;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định
chi tiết một số điều của Luật căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật căn cước công dân.1
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật
căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật căn cước công dân (sau đây
viết gọn là Nghị định số 137/2015/NĐ-CP) về thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông
tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các mã số trong số định danh cá
nhân; thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu
căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân và trách nhiệm của Công
an các đơn vị, địa phương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, đơn vị quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, quản lý, thực hiện cấp, đổi,
cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Công an các đơn vị, địa phương.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, quản lý, thực
hiện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Chương II
THU THẬP, CẬP NHẬT, CHỈNH
SỬA THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ, CÁC MÃ SỐ TRONG SỐ ĐỊNH
DANH CÁ NHÂN
Điều 3. Thu thập thông tin về
công dân
Thu thập thông tin về công dân được thực hiện theo
thứ tự quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 137/2015/NĐ-CP.
Trường hợp không thu thập được thông tin về công dân từ sổ sách quản lý về cư
trú, tàng thư hồ sơ hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư
trú, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu hộ tịch, cơ sở dữ liệu
chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia khác hoặc thông tin về công dân từ các nguồn
nêu trên không thống nhất thì thu thập thông tin từ công dân theo trình tự sau
đây:
1. Công an xã, phường, thị trấn thực hiện phát Phiếu
thu thập thông tin dân cư đến từng hộ gia đình và hướng dẫn kê khai thông tin.
2. Người được thu thập thông tin điền vào Phiếu thu
thập thông tin dân cư và ký xác nhận.
3. Công an xã, phường, thị trấn thu Phiếu thu thập
thông tin dân cư và đối chiếu với sổ sách quản lý về cư trú, hộ tịch. Trường hợp
thông tin về công dân đã đầy đủ, chính xác thì Cảnh sát khu vực, Công an viên
ký xác nhận, trình Trưởng Công an xã, phường, thị trấn ký, đóng dấu. Trường hợp
thông tin về công dân chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác thì yêu cầu công dân kê
khai bổ sung, chỉnh lý và xuất trình các giấy tờ có giá trị pháp lý làm căn cứ
xác thực thông tin, Cảnh sát khu vực, Công an viên ký xác nhận, trình Trưởng
Công an xã, phường, thị trấn ký, đóng dấu.
4. Công an xã, phường, thị trấn chuyển Phiếu thu thập
thông tin dân cư cho Công an cấp huyện.
5. Công an cấp huyện kiểm tra, phân loại phiếu:
a) Đối với phiếu đạt yêu cầu, Công an cấp huyện tiến
hành scan để chuyển dữ liệu điện tử lên Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và
dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu Phiếu thu thập thông tin dân cư vào tàng thư
hồ sơ hộ khẩu Công an cấp huyện.
b) Đối với phiếu không đạt yêu cầu thì trả lại cho
Công an xã, phường, thị trấn để thu thập bổ sung thông tin. Phiếu không đạt yêu
cầu là phiếu thiếu một trong các thông tin: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày,
tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi thường trú; họ,
chữ đệm và tên của cha, mẹ, chủ hộ; số sổ hộ khẩu; chữ ký của người khai; chữ
ký của Cảnh sát khu vực, Công an viên; chữ ký và dấu của Trưởng Công an xã, phường,
thị trấn.
Điều 4. Thu thập thông tin về
công dân từ công tác đăng ký thường trú
1. Tại Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố
trực thuộc Trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì thực hiện thu
thập thông tin về công dân như sau:
a) Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra thông tin về
công dân đến yêu cầu đăng ký thường trú. Trường hợp thông tin về công dân chưa
có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ đăng ký thường trú hướng dẫn
công dân kê khai Phiếu thu thập thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra và
ký xác nhận.
b) Đối với trường hợp đủ điều kiện đăng ký thường
trú, cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra, ký xác nhận vào Phiếu thu thập thông
tin dân cư và đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính trình Trưởng Công
an cấp huyện ký, đóng dấu, nhập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư và lưu Phiếu thu thập thông tin dân cư vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu
Công an cấp huyện.
2. Tại Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
thì thực hiện thu thập thông tin về công dân như sau:
a) Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra thông tin về
công dân đến yêu cầu đăng ký thường trú. Trường hợp thông tin về công dân chưa
có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cán bộ đăng ký thường trú hướng dẫn
công dân kê khai Phiếu thu thập thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra và
ký xác nhận.
b) Đối với trường hợp đủ điều kiện đăng ký thường
trú, cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra, ký xác nhận vào Phiếu thu thập thông
tin dân cư, đề xuất Trưởng Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh ký, đóng dấu
và chuyển Phiếu thu thập thông tin dân cư lên Công an cấp huyện.
c) Công an cấp huyện tiến hành nhập dữ liệu vào Cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu Phiếu thu thập thông tin dân cư tại tàng
thư hồ sơ hộ khẩu Công an cấp huyện.
Điều 5. Cập nhật thông tin về
công dân
1. Cập nhật thông tin về công dân từ kết quả công
tác đăng ký, quản lý cư trú:
a) Tại Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố
trực thuộc Trung ương, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì thực hiện cập
nhật thông tin về công dân như sau:
- Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra giấy tờ, tài
liệu có giá trị pháp lý chứng minh thông tin cần cập nhật, in Phiếu cập nhật,
chỉnh sửa thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra thông tin, ký xác nhận và
đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trình Trưởng
Công an cấp huyện phê duyệt;
- Sau khi nhận kết quả phê duyệt, cán bộ đăng ký
thường trú thực hiện cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư và lưu hồ sơ vào tàng thư hồ sơ hộ khẩu.
b) Tại Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
thì thực hiện cập nhật thông tin về công dân như sau:
- Cán bộ đăng ký thường trú kiểm tra giấy tờ, tài
liệu có giá trị pháp lý chứng minh thông tin cần cập nhật, in Phiếu cập nhật,
chỉnh sửa thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra thông tin, ký, đóng dấu
và chuyển hồ sơ cho Công an cấp huyện;
- Công an cấp huyện thực hiện cập nhật thông tin về
công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và lưu hồ sơ vào tàng thư hồ sơ hộ
khẩu.
2. Cập nhật thông tin về công dân khi công dân có
yêu cầu thực hiện như sau:
a) Cán bộ cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư kiểm tra giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý chứng minh thông tin cần cập
nhật, in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư, yêu cầu công dân kiểm tra
thông tin, ký xác nhận và đề xuất thủ trưởng cơ quan phê duyệt;
b) Sau khi nhận kết quả phê duyệt, cán bộ cơ quan
quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thực hiện cập nhật thông tin về công
dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và chuyển hồ sơ vào tàng thư hồ sơ hộ
khẩu để lưu.
3. Cập nhật thông tin về công dân từ cơ sở dữ liệu
chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia khác như sau:
Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia
khác thực hiện cập nhật thông tin về công dân vào Cơ dữ liệu quốc gia về dân cư
khi có sự thay đổi thông tin về công dân. Việc cập nhật thông tin về công dân
thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với
cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu quốc gia khác.
Điều 6. Quy trình chỉnh sửa
thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa thông
tin về công dân phát hiện có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật, quản
lý thông tin về công dân trong cơ sở dữ liệu thì thực hiện như sau:
a) Cán bộ cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa thông tin
về công dân tiến hành kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các thông tin;
lập biên bản về việc phát hiện có sự sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật,
quản lý thông tin về công dân kèm theo giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có) và
báo cáo thủ trưởng cơ quan phê duyệt;
b) Sau khi thủ trưởng cơ quan phê duyệt, cán bộ cơ
quan có thẩm quyền thực hiện chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chỉnh sửa
thông tin về công dân thì cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa thông tin về công dân
thực hiện như sau:
a) Tiếp nhận yêu cầu đề nghị chỉnh sửa thông tin về
công dân và các giấy tờ, tài liệu liên quan;
b) Đề nghị tổ chức, cá nhân kê khai Phiếu cập nhật,
chỉnh sửa thông tin dân cư;
c) Kiểm tra tính pháp lý, tính chính xác của các
thông tin cần chỉnh sửa. Trường hợp có căn cứ để chỉnh sửa thông tin về công
dân thì báo cáo thủ trưởng cơ quan phê duyệt. Trường hợp không có căn cứ để chỉnh
sửa thông tin về công dân thì trả lời cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý
do.
d) Sau khi thủ trưởng cơ quan phê duyệt, thực hiện
chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Điều 7. Các mã số trong số định
danh cá nhân
1. Các mã số trong số định danh cá nhân bao gồm:
a) Mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
công dân đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư
này;
b) Mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh
quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh quy định
tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Các mã số quy định tại Khoản 1 Điều này được bảo
mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Chương III
CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN CƯỚC
CÔNG DÂN
Điều 8. Trình tự, thủ tục
thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Cơ sở dữ liệu căn cước công dân được kết nối với
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú và cơ sở dữ liệu
chuyên ngành khác trong Công an nhân dân để thu thập, cập nhật, chia sẻ thông
tin về công dân.
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân
vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân trong quá trình cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn
cước công dân được thực hiện như sau:
a) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân nơi làm
thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm kiểm tra, thu thập
các thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân từ Tờ khai căn cước
công dân và Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.
b) Trường hợp thông tin về công dân có thay đổi khi
làm thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp
lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm lập Phiếu điều chỉnh thông tin căn cước
công dân và thực hiện như sau:
- Nếu thông tin về công dân do cơ quan có thẩm quyền
cho phép thay đổi thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin về công dân và
báo cáo thủ trưởng cơ quan mình để quyết định cập nhật thông tin về công dân.
- Nếu thông tin về công dân có sự thay đổi do sai
sót trong quá trình cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận
hồ sơ kiểm tra thông tin về công dân và báo cáo thủ trưởng cơ quan mình để làm
thủ tục đề xuất thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định
chỉnh sửa thông tin về công dân.
3. Các thông tin về công dân có thay đổi phải được
cập nhật, chỉnh sửa kịp thời, chính xác, đầy đủ vào Cơ sở dữ liệu căn cước công
dân.
Điều 9. Thẩm quyền thu thập,
cập nhật, chỉnh sửa thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân nơi
tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân quyết định thu thập, cập
nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước công dân khi làm thủ tục
cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ
Công an quyết định chỉnh sửa thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước
công dân; kết nối Cơ sở dữ liệu căn cước công dân với Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư và các cơ sở dữ liệu khác để thu thập, cập nhật, chia sẻ thông tin về
công dân.
Điều 10. Khai thác thông tin
trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
1. Các trường hợp được khai thác thông tin trong Cơ
sở dữ liệu căn cước công dân:
a) Cơ quan quản lý căn cước công dân được khai thác
thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ công tác cấp, đổi, cấp
lại, quản lý thẻ Căn cước công dân;
b) Công an các đơn vị, địa phương được khai thác
thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ yêu cầu nghiệp vụ của
ngành Công an và phòng, chống tội phạm;
c) Cơ quan tiến hành tố tụng được khai thác thông
tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phục vụ hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử;
d) Công dân được khai thác thông tin của mình trong
Cơ sở dữ liệu căn cước công dân;
đ) Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định
tại các điểm a, b, c và d Khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở
dữ liệu căn cước công dân phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ
sở dữ liệu căn cước công dân.
2. Thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu
căn cước công dân:
a) Cơ quan, tổ chức có nhu cầu khai thác thông tin
trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải có văn bản đề nghị nêu rõ mục đích,
nội dung thông tin cần khai thác và được thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó ký tên,
đóng dấu;
b) Công dân có nhu cầu khai thác thông tin thì có
văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần khai thác và xuất trình
một trong các giấy tờ sau của bản thân: Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, thẻ Căn cước
công dân, Chứng minh nhân dân.
c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được văn bản yêu cầu khai thác thông tin, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 Thông tư này quyết định cho phép khai thác thông tin
trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin
thì phải trả lời cho cơ quan, tổ chức, công dân biết và nêu rõ lý do.
Điều 11. Thẩm quyền cho phép
khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân2
1. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp
huyện có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin về công dân thường trú tại địa
phương thuộc phạm vi quản lý.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ
Công an có thẩm quyền:
a) Cho phép khai thác các thông tin về công dân
trên phạm vi toàn quốc;
b) Cho phép khai thác, tra cứu vân tay được lưu trữ,
quản lý trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công
dân Bộ Công an.
Chương IV
CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC
CÔNG DÂN
Điều 12. Trình tự, thủ tục cấp
thẻ Căn cước công dân
1. Trình tự, thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân như
sau:
a)3 Công dân điền vào
Tờ khai Căn cước công dân. Trường hợp công dân kê khai thông tin theo mẫu Tờ
khai Căn cước công dân trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến thì
lựa chọn ngày, tháng, năm làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân và gửi Tờ khai
đến cơ quan quản lý căn cước công dân nơi công dân đăng ký thường trú trên
trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến. Đối với địa phương tiếp nhận hồ
sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện hoặc
tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán
bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ về cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền.
b)4 Cán bộ tiếp nhận
hồ sơ đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân
kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai căn cước công dân (trường
hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết
bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để xác định chính
xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân;
Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi
vào vận hành thì yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu. Trường hợp thông tin
trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai
trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh,
Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi
trong Tờ khai Căn cước công dân;
Trường hợp công dân làm thủ tục cấp thẻ Căn cước
công dân tại cơ quan quản lý căn cước công dân cấp huyện cần điều chỉnh những
thay đổi trong Sổ hộ khẩu mà việc điều chỉnh này thuộc thẩm quyền của Công an cấp
huyện và công dân xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật
về cư trú thì tiếp nhận hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu của
công dân đồng thời với việc tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân. Cán bộ
tiếp nhận chuyển hồ sơ điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu của công dân
cho bộ phận đăng ký, quản lý cư trú để thực hiện điều chỉnh cho công dân theo
quy định. Sau khi điều chỉnh xong thì bộ phận đăng ký, quản lý cư trú chuyển lại
Sổ hộ khẩu đã được điều chỉnh cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công
dân.
c) Trường hợp công dân chuyển từ Chứng minh nhân
dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp
nhận hồ sơ thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân theo quy định tại Điều
15 của Thông tư này.
d) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh,
thu thập vân tay, đặc điểm nhân dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước
công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân và thẻ Căn cước
công dân theo quy định.
Ảnh chân dung của công dân là ảnh chụp chính diện,
đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính; trang phục, tác phong nghiêm
túc, lịch sự, không được sử dụng trang phục chuyên ngành khi chụp ảnh thẻ Căn
cước công dân; riêng đối với trường hợp công dân theo tôn giáo, dân tộc thì được
phép mặc lễ phục tôn giáo, dân tộc đó, nếu có khăn đội đầu thì được giữ nguyên
khi chụp ảnh thẻ Căn cước công dân nhưng phải bảo đảm rõ mặt;
Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân thu nhận
vân tay của công dân qua máy thu nhận vân tay; trường hợp ngón tay bị cụt,
khèo, dị tật, không lấy được vân tay thì ghi nội dung cụ thể vào vị trí tương ứng
của ngón đó.
đ) Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân cấp giấy
hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục. Trường hợp hồ sơ, thủ
tục chưa đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn công dân hoàn thiện để cấp thẻ Căn
cước công dân;
e)5 Cơ quan nơi tiếp
nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, trả thẻ Căn cước công dân
và Sổ hộ khẩu (nếu có) theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn. Nơi trả thẻ
Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả
thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai
căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa
điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí
dịch vụ chuyển phát theo quy định.
2. Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm
mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình thì phải có người
đại diện hợp pháp đến cùng để làm thủ tục theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e Khoản
1 Điều này.
Điều 13. Trình tự, thủ tục đổi,
cấp lại thẻ Căn cước công dân
Trình tự, thủ tục đổi, cấp lại thẻ Căn cước công
dân như sau:
1. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
2. Trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân do thay đổi
thông tin ghi trên thẻ Căn cước công dân mà thông tin đó chưa có hoặc chưa được
cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân nộp bản sao văn bản
của cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi các thông tin này để kiểm tra và cập
nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu.
3. Thu lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng trong
trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ Căn cước công dân;
4. Công dân nộp lệ phí đổi, cấp lại thẻ Căn cước
công dân theo quy định.
Điều 14. Cấp, đổi, cấp lại thẻ
Căn cước công dân cho người đang ở trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
1. Đối với những công dân trong biên chế chính thức
của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà
tập thể chưa đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định khi làm thủ tục cấp, đổi,
cấp lại thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm làm đầy đủ các thủ tục theo quy định
tại Điều 12, Điều 13 Thông tư này. Riêng việc xuất trình sổ
hộ khẩu được thay bằng giấy chứng minh do Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân
dân cấp; trường hợp chưa có giấy chứng minh do Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân cấp thì xuất trình quyết định tuyển dụng, điều động hoặc phân công công
tác.
Đối với các trường hợp nêu trên, khi làm thủ tục cấp,
đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cần kèm theo giấy giới thiệu của thủ trưởng
đơn vị và mục nơi thường trú trên thẻ Căn cước công dân được ghi theo địa chỉ
trụ sở đơn vị nơi công dân đang trực tiếp công tác.
2. Thẩm quyền cấp giấy giới thiệu cho người đang ở
trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân để làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công
dân là thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, chiến sỹ đó (ký, ghi rõ họ
tên và đóng dấu); đối với đơn vị trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân
không được sử dụng con dấu riêng thì người cấp giấy giới thiệu là thủ trưởng
đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị đó được sử dụng con dấu riêng;
Người cấp giấy giới thiệu làm thủ tục cấp thẻ Căn
cước công dân phải chịu trách nhiệm cấp đúng đối tượng theo quy định.
3. Trường hợp công dân trong biên chế chính thức của
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đã đăng ký thường trú tại một địa chỉ xác định
thì việc cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thực hiện như đối với công dân
khác.
Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng
minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân
dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân6
Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân
dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp
nhận hồ sơ tiến hành như sau:
1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:
a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh,
số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng
Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng trong
thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân, cán bộ
tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng với
Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng
minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh
nhân dân đã được cắt góc cho người đến nhận thẻ Căn cước công dân; trường hợp
công dân yêu cầu trả thẻ Căn cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ
theo yêu cầu thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến
hành cắt góc và trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ
của công dân.
b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng,
bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng
minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số:
a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số còn rõ nét
(ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân đến làm thủ tục để sử dụng
trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân. Khi trả thẻ Căn cước công dân,
cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân nộp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân
cùng với Chứng minh nhân dân và tiến hành cắt góc phía trên bên phải mặt trước
của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng
minh nhân dân đã cắt góc cho công dân; trường hợp công dân yêu cầu trả thẻ Căn
cước công dân qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan quản
lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành cắt góc và trả Chứng minh
nhân dân đã cắt góc ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ của công dân.
b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 12 số bị hỏng,
bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng
minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số
khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn
cước công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất.
4. Cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân:
a) Khi công dân làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ
Căn cước công dân thì cơ quan quản lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ có
trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường
hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ
Công an, cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp huyện tiếp nhận hồ
sơ thì đề nghị cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an cấp tỉnh nơi công
dân đăng ký thường trú xác minh. Sau khi có kết quả xác minh thì cơ quan quản
lý căn cước công dân nơi tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông
tin, nếu thông tin hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình thủ trưởng đơn vị ký
Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân và trả cho công dân cùng với thẻ Căn cước
công dân; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
b) Trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước
công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân hoặc bị mất
Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân thì thực hiện như sau:
Công dân có văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng
minh nhân dân, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ Căn cước công dân, bản
sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại cơ quan quản
lý căn cước công dân nơi đã làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công
dân. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông
tin hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân; trường
hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân
là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 16. Phân cấp giải quyết cấp,
đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu
căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về
công dân thì thực hiện phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công
dân như sau:
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp
huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp
cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú
tại địa phương đó.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh
tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi
đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó; các
trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b
Khoản 1 Điều 23 Luật căn cước công dân và cấp lại thẻ Căn cước công dân đối
với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khác.
3. Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp
nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp
đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết
định.
Điều 17. Tổ chức cấp, đổi, cấp
lại thẻ Căn cước công dân lưu động trong trường hợp cần thiết
1. Cơ quan quản lý căn cước công dân tiến hành tổ
chức cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc tại cơ quan, đơn vị,
trường học, địa bàn nếu xét thấy cần thiết.
2. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp, đổi,
cấp lại thẻ Căn cước công dân tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc khi có văn bản đề
nghị của thủ trưởng các cơ quan này.
3. Cơ quan quản lý căn cước công dân tổ chức cấp thẻ
Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân đối với trường hợp người già yếu, bệnh
tật, ốm đau không thể đi lại có xác nhận của Công an cấp xã nơi người đó cư
trú.
Điều 18. Sắp xếp, lưu giữ, quản
lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được
sắp xếp, lưu giữ theo quy định tại tàng thư căn cước công dân của Công an cấp tỉnh
nơi công dân thường trú để quản lý và khai thác.
Chương V
TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG AN
CÁC ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ DÂN CƯ, CƠ SỞ DỮ LIỆU CĂN
CƯỚC CÔNG DÂN, CẤP, QUẢN LÝ THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN
Điều 19. Trách nhiệm của Cục Cảnh
sát quản lý hành chính về trật tự xã hội 7
1. Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở
dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân. Chỉ đạo, hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước
công dân; cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan
tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an xây dựng, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra Công an các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thu thập, cập nhật,
khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn
cước công dân.
3. Quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở
dữ liệu căn cước công dân.
4. Tổ chức sản xuất, quản lý thẻ Căn cước công dân;
chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và tài chính, Cục Trang bị và kho vận, Viện
Khoa học và công nghệ và các đơn vị có liên quan bảo đảm kinh phí hoạt động,
trang cấp vật tư, phương tiện, biểu mẫu phục vụ công tác cấp, quản lý thẻ Căn
cước công dân.
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ
liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân theo quy định của
pháp luật.
6. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công
dân.
Điều 20. Trách nhiệm của các
đơn vị trực thuộc Bộ Công an8
1. Cục Tổ chức cán bộ, Cục Đào tạo có trách nhiệm
phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đề xuất mô hình
tổ chức, biên chế, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đáp ứng yêu
cầu xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước
công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
2. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp
với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn Công an các đơn
vị, địa phương về kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, quản lý Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
3. Cục Kế hoạch và tài chính có trách nhiệm phối hợp
với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội bố trí kinh phí thường
xuyên phục vụ xây dựng và duy trì hoạt động của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân.
Điều 21. Trách nhiệm của Công
an cấp tỉnh
1. Trực tiếp thực hiện và tham mưu cho Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước
công dân; tổ chức thu thập, cập nhật, chuẩn hóa thông tin về dân cư trong phạm
vi quản lý vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Đào tạo, bồi dưỡng, đề xuất biên chế đội ngũ cán
bộ phục vụ công tác xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin và vận hành Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn
cước công dân trong phạm vi quản lý.
3. Tổ chức công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công
dân tại địa phương.
4. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và xử lý vi phạm về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước
công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân trong phạm vi quản lý.
5. Sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn cước công
dân tại địa bàn quản lý và báo cáo về Bộ Công an.
Điều 22. Trách nhiệm của Công
an cấp huyện
1. Xây dựng kế hoạch và triển khai thu thập, cập nhật,
chỉnh sửa thông tin về dân cư trong phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Công an xã, phường,
thị trấn về thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư.
3. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công
dân của công dân trong địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; cấp, quản lý thẻ
Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết, thống kê về Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, cấp, quản lý thẻ Căn
cước công dân theo quy định.
Điều 23. Trách nhiệm của Công
an xã, phường, thị trấn
1. Thu thập thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư.
2. Đề xuất Công an cấp huyện thu thập, cập nhật
thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Nắm tình hình biến động thông tin về công dân, số
người trong diện cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân tại địa phương.
4. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng thẻ Căn cước công
dân trong phạm vi địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN 9
Điều 24. Hiệu lực thi hành và
quy định chuyển tiếp
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20
tháng 3 năm 2016.
2. Những nơi chưa có điều kiện triển khai cấp, đổi,
cấp lại thẻ Căn cước công dân theo Luật căn cước công dân thì tiếp tục cấp, đổi,
cấp lại Chứng minh nhân dân theo quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13)
ngày 29 tháng 4 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn một số quy định của
Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 về Chứng minh nhân dân và Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 61/2015/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
10
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật
tự xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua/Cục Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội) để có hướng dẫn kịp thời.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính
phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Công an;
- Lưu: VT, V03(P4).
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm
|
PHỤ LỤC I
BẢNG DANH MỤC MÃ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
NƠI CÔNG DÂN ĐĂNG KÝ KHAI SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA
ngày 01/02/2016 của Bộ
Công an)
STT
|
Tên đơn vị hành
chính
|
Mã
|
1
|
Hà Nội
|
001
|
2
|
Hà Giang
|
002
|
3
|
Cao Bằng
|
004
|
4
|
Bắc Kạn
|
006
|
5
|
Tuyên Quang
|
008
|
6
|
Lào Cai
|
010
|
7
|
Điện Biên
|
011
|
8
|
Lai Châu
|
012
|
9
|
Sơn La
|
014
|
10
|
Yên Bái
|
015
|
11
|
Hòa Bình
|
017
|
12
|
Thái Nguyên
|
019
|
13
|
Lạng Sơn
|
020
|
14
|
Quảng Ninh
|
022
|
15
|
Bắc Giang
|
024
|
16
|
Phú Thọ
|
025
|
17
|
Vĩnh Phúc
|
026
|
18
|
Bắc Ninh
|
027
|
19
|
Hải Dương
|
030
|
20
|
Hải Phòng
|
031
|
21
|
Hưng Yên
|
033
|
22
|
Thái Bình
|
034
|
23
|
Hà Nam
|
035
|
24
|
Nam Định
|
036
|
25
|
Ninh Bình
|
037
|
26
|
Thanh Hóa
|
038
|
27
|
Nghệ An
|
040
|
28
|
Hà Tĩnh
|
042
|
29
|
Quảng Bình
|
044
|
30
|
Quảng Trị
|
045
|
31
|
Thừa Thiên Huế
|
046
|
32
|
Đà Nẵng
|
048
|
33
|
Quảng Nam
|
049
|
34
|
Quảng Ngãi
|
051
|
35
|
Bình Định
|
052
|
36
|
Phú Yên
|
054
|
37
|
Khánh Hòa
|
056
|
38
|
Ninh Thuận
|
058
|
39
|
Bình Thuận
|
060
|
40
|
Kon Tum
|
062
|
41
|
Gia Lai
|
064
|
42
|
Đắk Lắk
|
066
|
43
|
Đắk Nông
|
067
|
44
|
Lâm Đồng
|
068
|
45
|
Bình Phước
|
070
|
46
|
Tây Ninh
|
072
|
47
|
Bình Dương
|
074
|
48
|
Đồng Nai
|
075
|
49
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
077
|
50
|
Hồ Chí Minh
|
079
|
51
|
Long An
|
080
|
52
|
Tiền Giang
|
082
|
53
|
Bến Tre
|
083
|
54
|
Trà Vinh
|
084
|
55
|
Vĩnh Long
|
086
|
56
|
Đồng Tháp
|
087
|
57
|
An Giang
|
089
|
58
|
Kiên Giang
|
091
|
59
|
Cần Thơ
|
092
|
60
|
Hậu Giang
|
093
|
61
|
Sóc Trăng
|
094
|
62
|
Bạc Liêu
|
095
|
63
|
Cà Mau
|
096
|
PHỤ LỤC II
BẢNG DANH MỤC MÃ CÁC QUỐC GIA NƠI CÔNG DÂN ĐĂNG KÝ KHAI
SINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an)
STT
|
Tên nước
|
Mã
|
STT
|
Tên nước
|
Mã
|
1
|
Afghanistan
|
101
|
100
|
Litva (Lít-va)
|
200
|
2
|
Ai Cập
|
102
|
101
|
Luxembourg (Lúc-xem-bua)
|
201
|
3
|
Albania
|
103
|
102
|
Macedonia (Mã Cơ
Đốn) (Ma-xê-đô-ni-a)
|
202
|
4
|
Algérie (An-giê-ri)
|
104
|
103
|
Madagascar
|
203
|
5
|
Andorra (An-đô-ra)
|
105
|
104
|
Malawi (Ma-la-uy)
|
204
|
6
|
Angola (Ăng-gô-la)
|
106
|
105
|
Malaysia (Mã
Lai Tây Á) (Ma-lay-xi-a)
|
205
|
7
|
Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland
|
107
|
106
|
Maldives (Man-đi-vơ)
|
206
|
8
|
Antigua và
Barbuda (An-ti-goa và Bác-bu-da)
|
108
|
107
|
Mali
|
207
|
9
|
Áo
|
109
|
108
|
Malta (Man-ta)
|
208
|
10
|
Ả Rập Saudi (Ả Rập
Xê-út)
|
110
|
109
|
Maroc
|
209
|
11
|
Argentina
|
111
|
110
|
Quần đảo Marshall
|
210
|
12
|
Armenia (Ác-mê-ni-a)
|
112
|
111
|
Mauritanie
(Mô-ri-ta-ni)
|
211
|
13
|
Azerbaijan (A-giéc-bai-gian)
|
113
|
112
|
Mauritius (Mô-ri-xơ)
|
212
|
14
|
Cộng hòa
Azerbaijan
|
114
|
113
|
Mexico (Mê-hi-cô)
|
213
|
15
|
Cộng hòa Ấn Độ
|
115
|
114
|
Micronesia
(Mi-crô-nê-di)
|
214
|
16
|
Bahamas (Ba-ha-mát)
|
116
|
115
|
Moldova
(Môn-đô-va)
|
215
|
17
|
Bahrain (Ba-ranh)
|
117
|
116
|
Monaco (Mô-na-cô)
|
216
|
18
|
Ba Lan
|
118
|
117
|
Mông Cổ
|
217
|
19
|
Bangladesh (Băng-la-đét)
|
119
|
118
|
Montenegro
(Môn-tê-nê-grô)
|
218
|
20
|
Barbados (Bác-ba-đốt)
|
120
|
119
|
Mozambique (Mô-dăm-bích)
|
219
|
21
|
Belarus (Bê-la-rút)
|
121
|
120
|
Myanma (Mi-an-ma)
|
220
|
22
|
Belize (Bê-li-xê)
|
122
|
121
|
Namibia
(Na-mi-bi-a)
|
221
|
23
|
Benin (Bê-nanh)
|
123
|
122
|
Nam Sudan
|
222
|
24
|
Bhutan (Bu-tan)
|
124
|
123
|
Nam Phi
|
223
|
25
|
Bỉ
|
125
|
124
|
Nauru (Nau-ru)
|
224
|
26
|
Bolivia (Bô-li-vi-a)
|
126
|
125
|
Na Uy
|
225
|
27
|
Bosna và
Hercegovina (Bốt-xni-a và Héc-dê-gô-vi-na)
|
127
|
126
|
Nepal (Nê-pan)
|
226
|
28
|
Botswana
|
128
|
127
|
New Zealand (Niu
Di-lân) (Tân Tây Lan)
|
227
|
29
|
Bồ Đào Nha
|
129
|
128
|
Nicaragua
(Ni-ca-ra-goa)
|
228
|
30
|
Bờ Biển Ngà (Cốt-đi-voa)
|
130
|
129
|
Niger (Ni-giê)
|
229
|
31
|
Brasil (Bra-xin)
|
131
|
130
|
Nigeria
(Ni-giê-ri-a)
|
230
|
32
|
Brunei (Bru-nây)
|
132
|
131
|
Nga
|
231
|
33
|
Bulgaria (Bungari)
|
133
|
132
|
Nhật Bản
|
232
|
34
|
Burkina Faso (Buốc-ki-na
Pha-xô)
|
134
|
133
|
Oman (Ô-man)
|
233
|
35
|
Burundi
|
135
|
134
|
Pakistan (Pa-kít-xtan)
|
234
|
36
|
Cabo Verde (Cáp
Ve)
|
136
|
135
|
Palau (Pa-lau)
|
235
|
37
|
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập
Thống nhất
|
137
|
136
|
Panama (Pa-na-ma)
|
236
|
38
|
Cameroon (Ca-mơ-run)
|
138
|
137
|
Papua New
Guinea (Pa-pua Niu Ghi-nê)
|
237
|
39
|
Campuchia
|
139
|
138
|
Paraguay
(Pa-ra-goay)
|
238
|
40
|
Canada (Ca-na-đa;
Gia Nã Đại)
|
140
|
139
|
Peru (Pê-ru)
|
239
|
41
|
Chile (Chi-lê)
|
141
|
140
|
Pháp (Pháp
Lan Tây)
|
240
|
42
|
Colombia (Cô-lôm-bi-a)
|
142
|
141
|
Phần Lan
|
241
|
43
|
Comoros (Cô-mo)
|
143
|
142
|
Philippines (Phi-líp-pin)
|
242
|
44
|
Cộng hòa
Congo (Công-gô; Congo-Brazzaville)
|
144
|
143
|
Qatar (Ca-ta)
|
243
|
45
|
Cộng hòa Dân chủ
Congo (Congo-Kinshasa)
|
145
|
144
|
Romania (Ru-ma-ni,
Lỗ Ma Ni)
|
244
|
46
|
Costa Rica (Cốt-xta
Ri-ca)
|
146
|
145
|
Rwanda (Ru-an-đa)
|
245
|
47
|
Croatia
(Crô-a-ti-a)
|
147
|
146
|
Saint Kitts và
Nevis (Xanh Kít và Nê-vít)
|
246
|
48
|
Cộng hòa Croatia
|
148
|
147
|
Saint Lucia (San-ta
Lu-xi-a)
|
247
|
49
|
Cuba (Cu-ba)
|
149
|
148
|
Saint Vincent và
Grenadines (Xanh Vin-xen và Grê-na-din)
|
248
|
50
|
Djibouti
(Gi-bu-ti)
|
150
|
149
|
Samoa (Xa-moa)
|
249
|
51
|
Dominica (Đô-mi-ni-ca)
|
151
|
150
|
San Marino (San
Ma-ri-nô)
|
250
|
52
|
Cộng hòa
Dominicana (Đô-mi-ni-ca-na)
|
152
|
151
|
São Tomé và
Príncipe (Sao Tô-mê và Prin-xi-pê)
|
251
|
53
|
Đan Mạch
|
153
|
152
|
Séc (Tiệp)
|
252
|
54
|
Đông Timor (Ti-mo
Lex-te)
|
154
|
153
|
Sénégal
(Xê-nê-gan)
|
253
|
55
|
Đức
|
155
|
154
|
Serbia (Xéc-bi-a)
|
254
|
56
|
Ecuador (Ê-cu-a-đo)
|
156
|
155
|
Seychelles
(Xây-sen)
|
255
|
57
|
El Salvador (En
Xan-va-đo)
|
157
|
156
|
Sierra Leone
(Xi-ê-ra Lê-ôn)
|
256
|
58
|
Eritrea (Ê-ri-tơ-ri-a)
|
158
|
157
|
Singapore
(Xinh-ga-po)
|
257
|
59
|
Estonia (E-xtô-ni-a)
|
159
|
158
|
Slovakia
(Xlô-va-ki-a)
|
258
|
60
|
Ethiopia (Ê-t(h)i-ô-pi-a)
|
160
|
159
|
Slovenia
(Xlô-ven-ni-a)
|
259
|
61
|
Fiji (Phi-gi)
|
161
|
160
|
Solomon
(Xô-lô-môn)
|
260
|
62
|
Gabon (Ga-bông)
|
162
|
161
|
Somalia (Xô-ma-li)
|
261
|
63
|
Gambia (Găm-bi-a)
|
163
|
162
|
Sri Lanka (Xri
Lan-ca)
|
262
|
64
|
Ghana (Ga-na)
|
164
|
163
|
Sudan (Xu-đăng)
|
263
|
65
|
Grenada (Grê-na-đa)
|
165
|
164
|
Suriname
(Xu-ri-nam)
|
264
|
66
|
Gruzia (Gru-di-a)
|
166
|
165
|
Swaziland
(Xoa-di-len)
|
265
|
67
|
Guatemala
(Goa-tê-ma-la)
|
167
|
166
|
Syria (Xi-ri)
|
266
|
68
|
Guinea-Bissau
(Ghi-nê Bít-xao)
|
168
|
167
|
Tajikistan (Tát-gi-kít-xtan)
|
267
|
69
|
Guinea Xích Đạo
(Ghi-nê Xích Đạo)
|
169
|
168
|
Tanzania
(Tan-da-ni-a)
|
268
|
70
|
Guinea (Ghi-nê)
|
170
|
169
|
Tây Ban Nha
|
269
|
71
|
Guyana (Gai-a-na)
|
171
|
170
|
Tchad (Sát)
|
270
|
72
|
Haiti (Ha-i-ti)
|
172
|
171
|
Thái Lan
|
271
|
73
|
Hà Lan (Hòa Lan)
|
173
|
172
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
272
|
74
|
Hàn Quốc (Nam Hàn)
|
174
|
173
|
Thụy Điển
|
273
|
75
|
Hoa Kỳ (Mỹ)
|
175
|
174
|
Thụy Sĩ (Thụy
Sỹ)
|
274
|
76
|
Honduras
(Hôn-đu-rát) (Ôn-đu-rát)
|
176
|
175
|
Togo (Tô-gô)
|
275
|
77
|
Hungary
(Hung-ga-ri)
|
177
|
176
|
Tonga (Tông-ga)
|
276
|
78
|
Hy Lạp
|
178
|
177
|
Triều Tiên
|
277
|
79
|
Iceland (Ai
xơ len)
|
179
|
178
|
Trinidad và Tobago
(Tri-ni-đát và Tô-ba-gô)
|
278
|
80
|
Indonesia (In-đô-nê-xi-a)
|
180
|
179
|
Trung Quốc
|
279
|
81
|
Iran
|
181
|
180
|
Trung Phi
|
280
|
82
|
Iraq (I-rắc)
|
182
|
181
|
Tunisia (Tuy-ni-di)
|
281
|
83
|
Ireland (Ai-len)
|
183
|
182
|
Turkmenistan (Tuốc-mê-ni-xtan)
|
282
|
84
|
Israel (I-xra-en)
|
184
|
183
|
Tuvalu
|
283
|
85
|
Jamaica
(Gia-mai-ca)
|
185
|
184
|
Úc (Ốt-xrây-li-a)
|
284
|
86
|
Jordan (Gioóc-đan-ni)
|
186
|
185
|
Uganda (U-gan-đa)
|
285
|
87
|
Kazakhstan (Ca-dắc-xtan)
|
187
|
186
|
Ukraina (U-crai-na)
|
286
|
88
|
Kenya (Kê-nhi-a)
|
188
|
187
|
Uruguay
(U-ru-goay)
|
287
|
89
|
Kiribati
|
189
|
188
|
Uzbekistan (U-dơ-bê-kít-xtan)
|
288
|
90
|
Kuwait (Cô-oét)
|
190
|
189
|
Vanuatu (Va-nu-a-tu)
|
289
|
91
|
Síp
|
191
|
190
|
Việt Nam
|
000
|
92
|
Kyrgyzstan (Cư-rơ-gư-xtan)
|
192
|
191
|
Thành
Vatican (Va-ti-căng)/Tòa Thánh
|
290
|
93
|
Lào
|
193
|
192
|
Venezuela (Vê-nê-xu(y)-ê-la)
|
291
|
94
|
Latvia (Lat-vi-a)
|
194
|
193
|
Ý (I-ta-li-a)
|
292
|
95
|
Lesotho (Lê-xô-thô)
|
195
|
194
|
Yemen (Y-ê-men)
|
293
|
96
|
Li ban (Li-băng)
|
196
|
195
|
Zambia (Dăm-bi-a)
|
294
|
97
|
Liberia (Li-bê-ri-a)
|
197
|
196
|
Zimbabwe (Dim-ba-bu-ê)
|
295
|
98
|
Libya (Li-bi)
|
198
|
|
|
|
99
|
Liechtenstein (Lích-ten-xtai)
|
199
|
|
|
|
PHỤ LỤC III
MÃ THẾ KỶ SINH, MÃ GIỚI TÍNH, MÃ NĂM SINH PHỤC VỤ VIỆC
CẤP SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ
Công an)
1. Mã thế kỷ sinh, mã giới
tính: Là số tương ứng với giới tính và thế kỷ công dân được sinh ra được
áp dụng như sau:
Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết
năm 1999): Nam 0, nữ 1;
Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm
2099): Nam 2, nữ 3;
Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết
năm 2199): Nam 4, nữ 5;
Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết
năm 2299): Nam 6, nữ 7;
Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết
năm 2399): Nam 8, nữ 9.
2. Mã năm sinh: Thể hiện
hai số cuối năm sinh của công
dân.
1 Thông tư số
40/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và
Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Căn cước công dân năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng
12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước
công dân;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng
8 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của
Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân
và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.”
2 Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 40/2019/TT-BCA
ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm
2019.
3 Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 40/2019/TT-BCA
ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2019.
4 Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 40/2019/TT-BCA
ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm
2019.
5 Điểm này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 40/2019/TT-BCA
ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm
2019.
6 Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 40/2019/TT-BCA
ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm
2019.
7 Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 40/2019/TT-BCA
ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm
2019.
8 Điều này được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 40/2019/TT-BCA
ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công
an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số
137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 11 năm
2019.
9 Điều 2 và Điều 3
của Thông tư số 40/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công
an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước
công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân quy định như sau:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18
tháng 11 năm 2019.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về
trật tự xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám
đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản
lý hành chính về trật tự xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.”
10 Điều này được
sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số
40/2019/TT-BCA ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và
Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân, có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng
11 năm 2019.