BỘ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2015/TT-BTP
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2015
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2013/TT-BTP
NGÀY 18 THÁNG 12 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
CÔNG NHẬN, MIỄN NHIỆM BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT; CÔNG NHẬN, CHO THÔI LÀM TUYÊN
TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO CÁO VIÊN
PHÁP LUẬT, TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm
2012;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng
3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng
4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2013/TT-BTP ngày 18 tháng 12 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo
cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật và một
số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp
luật như sau:
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
21/2013/TT-BTP ngày 18/12/2013 của Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục công
nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật; công nhận, cho thôi làm tuyên truyền
viên pháp luật và một số biện pháp bảo đảm hoạt động của báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
Phương án 1:
“ Điều 3. Đề nghị công
nhận báo cáo viên pháp luật
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức chính
trị - xã hội (gọi chung là Bộ, ngành, đoàn thể) chỉ đạo tổ chức pháp
chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ
biến, giáo dục pháp luật của Bộ, ngành, đoàn thể mình lựa chọn cán bộ,
công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu
chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật trình thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, có
văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công
nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.
2. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) chỉ đạo
tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác
pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình lựa
chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân
có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến,
giáo dục pháp luật trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, có văn bản gửi Sở Tư pháp tổng
hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
3. Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) lựa chọn
cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ
tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật, có văn bản gửi Phòng Tư pháp tổng hợp, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công
nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
4. Thông tin về người được đề nghị
công nhận báo cáo viên pháp luật ghi trong văn bản đề nghị phải có đầy đủ các
nội dung sau:
a) Họ và tên;
b) Năm sinh;
c) Giới tính;
d) Chức vụ, chức danh (nếu có) và
địa chỉ/Đơn vị công tác;
e) Thâm niên công tác trong lĩnh
vực pháp luật/liên quan tới pháp luật;
f) Lĩnh vực đăng ký phổ biến, giáo
dục pháp luật.”
Phương án 2:
“Điều 3. Đề nghị công nhận
báo cáo viên pháp luật
1. Tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp
luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của tổ chức chính
trị - xã hội (gọi chung là Bộ, ngành, đoàn thể) lựa chọn cán bộ,
công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu
chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật trình thủ trưởng Bộ, ngành, đoàn thể xem xét, có
văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định công
nhận báo cáo viên pháp luật Trung ương.
2. Tổ chức pháp chế hoặc đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp
luật của cơ quan nhà nước, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh )lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ
trang nhân dân có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35
của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trình Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị xem xét, có văn bản gửi Sở Tư pháp
tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét,
quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
3. Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) lựa chọn cán bộ,
công chức, viên chức, sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân có đủ tiêu
chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật,
tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp
huyện.
4. Thông tin về người được đề nghị công nhận báo cáo viên
pháp luật ghi trong văn bản đề nghị phải có đầy đủ các nội dung sau::
a) Họ và tên;
b)Năm sinh;
c) Giới tính;
d) Chức vụ, chức danh (nếu có) và
địa chỉ/Đơn vị công tác;
e) Thâm niên công tác trong lĩnh
vực pháp luật/liên quan tới pháp luật;
f) Lĩnh vực đăng ký phổ biến, giáo
dục pháp luật.”
2. Bãi bỏ Điều 4 Hồ sơ đề nghị công nhận báo cáo viên pháp luật.
3. Sửa đổi khoản 1 Điều 5 như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn
bản ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật quy
định tại khoản 3 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật xem xét, ra quyết
định công nhận báo cáo viên pháp luật.”
4. Bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Các trường hợp miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
Việc miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật
được thực hiện khi báo cáo viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
1. Tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật;
2. Không còn là cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan trong
lực lượng vũ trang nhân dân;
3. Không còn đủ tiêu chuẩn hoặc theo quy
định tại khoản 2, 3 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp
luật;
4. Chuyển công tác từ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp địa giới hành chính
này sang cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp địa giới hành chính khác làm thay
đổi thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 35
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
5. Từ chối không thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật
theo sự phân công của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp mà không có lý do chính
đáng từ 03 lần trở lên;
6. Trong thời
gian 01 năm kể từ thời điểm được công nhận báo cáo viên pháp luật hoặc được kiện toàn nhưng
không tham gia thực hiện phổ biến,
giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương.
7. Thực hiện một trong các hành vi
bị cấm theo quy định tại Điều 9 của Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật;
8. Bị Tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật;
9. Bị hạn chế
hoặc mất năng lực hành vi dân sự.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:
“Điều 7. Đề nghị miễn
nhiệm báo cáo viên pháp luật
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện công nhận báo cáo viên pháp luật quy
định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư này có văn bản đề nghị Bộ trưởng
Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật;
2. Thông tin về người được đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên
pháp luật ghi trong văn bản đề nghị phải có đầy đủ các nội dung sau
a) Họ và tên;
b) Số/ngày tháng năm của Quyết định công nhận báo cáo
viên pháp luật;
c) Căn cứ pháp lý miễn nhiệm.
3. Cơ quan, tổ chức lập danh sách đề nghị miễn nhiệm báo cáo
viên pháp luật có trách nhiệm thông báo cho báo cáo viên pháp luật thuộc trường
hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 6 của Thông tư này
về việc đề nghị miễn nhiệm.
4. Báo cáo viên pháp luật tự nguyện xin thôi làm báo cáo viên pháp luật
có đơn xin thôi gửi tới cơ quan, tổ chức đề nghị miễn nhiệm báo
cáo viên pháp luật để trình cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định miễn nhiệm báo
cáo viên pháp luật.”
6. Bãi bỏ Điều 8 Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
7. Sửa đổi khoản 1, khoản 3 Điều 9 như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn
bản ghi đầy đủ thông tin quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này,
cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại khoản
3 Điều 35 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật xem xét, ra quyết định miễn
nhiệm báo cáo viên pháp luật.
….
3. Trường hợp không đồng ý với việc miễn
nhiệm, báo cáo viên pháp luật có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu
nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.”
8. Bổ sung Điều 10a như sau:
“Điều 10a. Tạm dừng hoạt động của báo cáo viên pháp luật
Báo cáo viên pháp luật thuộc các trường hợp quy định tại
khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 6 của Thông tư này đang trong giai đoạn bị điều tra, truy tố, xét xử
hoặc chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi
báo cáo viên pháp luật công tác đề nghị cơ quan có thẩm quyền công nhận báo cáo
viên pháp luật quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật
ra thông báo tạm dừng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của báo cáo viên
pháp luật.”
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Đề nghị công nhận tuyên truyền viên pháp
luật
1. Công chức Tư pháp – Hộ tịch chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, ấp, bản,
phum, sóc, tổ dân phố; người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn
xã, phường, thụ trấn thông báo công khai tiêu chuẩn tuyên truyền
viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật phổ biến, giáo dục
pháp luật; trình tự thủ tục công nhận tuyên truyền viên
pháp luật theo quy định của Thông tư này tới cơ quan, đơn vị và người dân trên
địa bàn;
2. Định kỳ tháng 9 hàng năm, công chức Tư pháp - Hộ tịch
lập danh sách những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1
Điều 37 của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở tổng hợp danh
sách của Trưởng thôn, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
10. Sửa đổi khoản 1 Điều 12 như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề
nghị công nhận tuyên truyền viên pháp luật của công chức Tư pháp – Hộ tịch, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp
luật.”
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật
1. Việc cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật được thực
hiện khi tuyên truyền viên pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1,
khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 6 Thông tư này;
b) Không còn uy tín trong cộng đồng dân cư;
2. Công chức Tư pháp – Hộ tịch tổng hợp,
trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên
truyền viên pháp luật và thông báo cho tuyên truyền viên pháp luật về việc cho
thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.”
12. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:
“Điều 14. Quyết định cho thôi làm tuyên truyền
viên pháp luật
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đề nghị của công chức Tư pháp – Hộ tịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã xem xét, ra quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên pháp luật.
2. Quyết định cho thôi làm tuyên truyền
viên pháp luật được gửi cho công chức Tư pháp – Hộ tịch, tuyên truyền viên pháp
luật và được công bố công khai theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của
Thông tư này.
3. Trường hợp
không đồng ý với quyết định cho thôi, tuyên truyền viên pháp luật có quyền
khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định
của pháp luật về khiếu nại.
4. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của tuyên truyền
viên pháp luật chấm dứt, kể từ khi Quyết định cho thôi làm tuyên truyền viên
pháp luật có hiệu lực thi hành.”
13. Bổ sung Điều 14a như sau:
“Điều 14a. Tạm dừng hoạt
động của tuyên truyền viên pháp luật
Tuyên truyền viên pháp luật thuộc các trường hợp quy định
tại điểm d, e, f khoản 1 Điều 13 Thông tư này đang trong giai đoạn bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc chờ kết luận
của cơ quan có thẩm quyền, công chức Tư pháp – Hộ tịch đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã ra thông báo tạm dừng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của
tuyên truyền viên pháp luật.”
14. Sửa đổi khoản 5 Điều 15 như sau:
“Điều 15. Biện pháp củng
cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên
truyền viên pháp luật
…………….
5. Thời gian thực hiện báo cáo quy
định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này được thực hiện theo
quy định tại Thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt động thống
kê của Ngành Tư pháp.”
15. Bổ sung khoản 1 và sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 16 như sau:
“Điều 16. Biện pháp quản lý, sử dụng đội ngũ báo
cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị
công nhận báo cáo viên pháp luật quy định tại Điều 3 của Thông tư này có các
nhiệm vụ sau đây:
…………..
c) Cử báo cáo viên thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo
dục pháp luật cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có yêu cầu liên quan tới lĩnh
vực do mình phụ trách;
………….
2. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Công
chức Tư pháp – Hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp, Tổ chức pháp chế, đơn vị được
giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp Bộ, ngành,
đoàn thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 của
Thông tư này thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều này và có các nhiệm
vụ sau:
…………
c) Định kỳ 06 tháng, hằng năm và đột
xuất khi có yêu cầu Bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, báo cáo cơ quan Tư pháp cùng cấp về
kết quả hoạt động của báo cáo viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý; Sở Tư pháp,
Phòng Tư pháp, Công chức Tư pháp – Hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và
cơ quan Tư pháp cấp trên trực tiếp về kết quả hoạt động của báo cáo viên pháp
luật, tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý. Thời gian thực hiện
báo cáo theo quy định tại Thông tư của Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về
hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp.”
16. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:
Phương án 1:
“Điều 18. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
……..
2. Báo cáo viên pháp luật đã được công nhận theo quy định
của Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2010 quy định về báo cáo
viên pháp luật nếu còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn và
phù hợp với thẩm quyền công nhận theo quy định tại Điều 35 của
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục là báo cáo viên pháp luật, không
phải làm thủ tục công nhận lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3,
khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp báo cáo viên pháp luật đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng không phù
hợp về thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 35
Luật này thì thực hiện miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Trình tự thủ tục miễn
nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định tại Thông tư này.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện miễn
nhiệm báo cáo viên pháp luật của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân theo
trình tự thủ tục miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật quy định tại Thông tư này.
Trên cơ sở quy định của Luật phổ biến,
giáo dục pháp luật và Thông tư này, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước hướng dẫn,
quyết định công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật của Tòa án nhân dân,
Viện Kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước và thông báo cho Bộ Tư pháp đối với
báo cáo viên pháp luật Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với báo cáo viên
pháp luật tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với báo cáo viên pháp luật huyện
về Quyết định công nhận, Quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.”
Phương án 2:
“Điều 18. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
……..
2. Báo cáo viên pháp luật đã được công nhận theo quy định
của Thông tư số 18/2010/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2010 quy định về báo cáo
viên pháp luật nếu còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn và
phù hợp với thẩm quyền công nhận theo quy định tại Điều 35 của
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục là báo cáo viên pháp luật, không
phải làm thủ tục công nhận lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, 4
Điều này.
3. Trường hợp báo cáo viên pháp luật đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều 35 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật nhưng không phù
hợp về thẩm quyền công nhận báo cáo viên pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 35
Luật này thì thực hiện miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Trình tự thủ tục miễn
nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định tại Thông tư này.
3. Trên cơ sở quy định của Luật phổ
biến, giáo dục pháp luật và Thông tư này, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn, quyết định công nhận,
miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao và thông
báo cho Bộ Tư pháp đối với báo cáo viên pháp luật Trung ương. Báo cáo
viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát thực hiện quy
định về trình tự thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật tại Thông
tư này.
Tổng Kiểm toán nhà nước hướng dẫn,
quyết định công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật của Kiểm toán nhà nước
và thông báo cho Bộ Tư pháp đối với báo cáo viên pháp luật được công
nhận trong ngành.
2. Điều 2
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày tháng
năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Tổng kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực Trung ương;
- Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, PBGDPL.
|
BỘ TRƯỞNG
Hà Hùng Cường
|