BỘ CÔNG AN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2020/TT-BCA
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2020
|
DỰ THẢO
LẦN 2
|
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐIỀU DƯỠNG TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11
năm 2018;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm
2014 và Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng
05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân
và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng
08 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Công an;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định
về chế độ điều dưỡng trong Công an nhân dân.
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về
đối tượng, nguyên tắc áp dụng, tiêu chuẩn, chế độ bồi dưỡng, thời gian, qui
trình điều dưỡng, phương tiện đi lại, kinh phí thực hiện và các vấn đề khác có
liên quan đến việc bảo đảm thực hiện chế độ điều dưỡng trong Công an nhân dân.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; công nhân Công an, hợp đồng
lao động không xác định thời hạn (sau đây gọi tắt là cán bộ, chiến sĩ).
2. Cơ sở điều dưỡng bao gồm:
Trung tâm điều dưỡng - Phục hồi chức năng thuộc Cục Y tế và các Nhà nghỉ dưỡng
trong Công an nhân dân (có khu điều dưỡng).
3. Các cơ sở Y tế trong
Công an nhân dân.
4. Công an các đơn vị địa
phương.
Điều
3. Nguyên tắc áp dụng chế độ điều dưỡng
1. Bảo đảm phục hồi chức
năng, nâng cao sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ.
2. Đúng đối tượng, đúng
tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này. Cán bộ, chiến sĩ đủ điều kiện sẽ được
bố trí đi điều dưỡng.
3. Việc điều dưỡng tại chỗ
(tại nhà) hoặc tại cơ sở điều dưỡng được thực hiện theo chỉ định của y tế trên
cơ sở nguyện vọng của cán bộ, chiến sĩ đủ tiêu chuẩn đi điều dưỡng.
4. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có thời gian nghỉ điều dưỡng từ
cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì được tính cho năm trước. Cán bộ,
chiến sĩ thực hiện chế độ điều dưỡng năm nào thì được tính chế độ vào năm đó.
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Các trường hợp được thực hiện chế độ điều dưỡng
Cán bộ, chiến sĩ
được thực hiện chế độ điều dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, căng thẳng, lưu động, đột xuất, tiếp xúc với chất độc mà sức
khỏe giảm sút; sau chiến đấu công tác
căng thẳng nặng nhọc.
2. Bị thương, tật,
tai nạn lao động, ốm đau mà sau khi điều trị sức khỏe chưa bình phục, lao động nữ sinh một lần từ
hai con trở lên; cơ sở y tế đề nghị cần tiếp tục
phục hồi chức năng, điều dưỡng để phục hồi sức khỏe.
3. Có bệnh mạn tính,
sau phẫu thuật mà cơ thể suy nhược sức khỏe chưa hồi phục, chưa đảm bảo làm việc
bình thường.
4. Cán bộ có đủ điều
kiện nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí, mà sức khỏe còn yếu được cơ sở y tế
có thẩm quyền kết luận cần thiết phải đi điều dưỡng trước khi nghỉ công tác hưởng
chế độ hưu trí.
Điều 5. Các trường hợp không được thực hiện chế độ điều dưỡng
Cán bộ, chiến sĩ
thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thực hiện chế độ điều dưỡng:
1. Các trường hợp
tổn hại sức khỏe do các hành vi tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, sử dụng chất ma
túy, các chất gây nghiện khác.
2. Có bệnh đang
trong thời kỳ tiến triển cần tiếp tục điều trị tại các cơ sở Y tế.
3. Đang bị đình
chỉ công tác hoặc đang xem xét xử lý kỷ luật.
4. Trường hợp người
lao động ốm đau nhưng không nghỉ làm việc, hoặc bị ốm đau phải nghỉ việc để điều
trị nhưng không hưởng trợ cấp ốm đau từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội thì không được
hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau.
Điều 6. Thời gian nghỉ điều dưỡng
1. Về thời gian
nghỉ điều dưỡng:
a. Mức 1: Tối
đa 10 ngày đối với cán bộ, chiến sĩ sức khỏe
chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày; cán bộ nữ
sinh một lần từ hai con trở lên; người bị thương tật do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
b. Mức 2: Tối đa
07 ngày đối với cán bộ, chiến sĩ sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau, sinh
con do phải phẫu thuật.
c. Mức 3: Tối đa
05 ngày đối với các trường hợp khác.
2. Thời gian
nghỉ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ
hàng tuần không kể thời gian đi, về và không bị trừ vào thời gian nghỉ hàng
năm.
Điều 7. Chế độ điều dưỡng
1. Về mức hưởng
điều dưỡng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Trường hợp bị thương tật do tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng: 40% mức lương cơ sở. Trường hợp có sự
thay đổi về mức lương cơ sở, chế độ chính sách khác, Bộ Công an sẽ hướng dẫn,
điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Mức hưởng điều
dưỡng bao gồm tiền ăn (bằng 70% mức hưởng điều dưỡng, trừ đi tiền ăn cơ bản
theo qui định của Bộ Công an) và chi phí chăm sóc sức khỏe (bằng 30% mức hưởng
điều dưỡng).
3. Cán bộ, chiến
sĩ có tiêu chuẩn điều dưỡng, do điều kiện khách quan không đi điều dưỡng tập
trung thì được thực hiện điều dưỡng tại chỗ (tại nhà), thanh toán tiền ăn tại
tài vụ đơn vị bằng 25% mức lương cơ sở.
4. Chăm sóc sức
khỏe: Cán bộ, chiến sĩ đi điều dưỡng được khám, điều trị, tư vấn sức khỏe kết hợp
dinh dưỡng và vận động hợp lý, hướng dẫn tập dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga,
xông/ngâm thuốc, massage,…
Điều
8. Phương tiện đi lại
1. Cán bộ, chiến sĩ có tiêu
chuẩn đi điều dưỡng được đơn vị hoặc cơ sở y tế bố trí phương tiện đưa đón.
2. Trường hợp không bố
trí được phương tiện thì cán bộ chiến sĩ tự túc đi bằng phương tiện công cộng
và được thanh toán tiền tàu xe một lượt đi và về tại Công an đơn vị, địa phương
quản lý cán bộ.
3. Mức thanh toán cao nhất
bằng giá ghi trên vé tàu, xe chất lượng cao (ghế ngồi mềm điều hòa hoặc giường
nằm mềm điều hòa) từ địa phương nơi cán bộ công tác, đóng quân đến cơ sở điều
dưỡng.
Điều
9: Trình tự thủ tục cấp phiếu, điều dưỡng
1. Những trường hợp sau
điều trị có chỉ định điều dưỡng: Cơ sở Y tế giới thiệu về Cục Y tế để giải quyết
chế độ đi điều dưỡng.
2. Những trường hợp khác:
Thủ trưởng đơn vị đề nghị Cục Y tế giải quyết chế độ đi điều dưỡng (có xác nhận
tình trạng bệnh lý của cơ sở y tế cùng cấp).
3. Trên cơ sở đề nghị của
các đơn vị, Cục Y tế cấp phiếu điều dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ và thông báo các
cơ sở điều dưỡng tổ chức phục vụ, đồng thời thông báo đơn vị quản lý cán bộ đi
điều dưỡng để phối hợp.
Điều
10. Quy trình điều dưỡng
Khi cán bộ, chiến sĩ đến
cơ sở điều dưỡng được cơ sở điều dưỡng thực hiện quy trình điều dưỡng như sau:
1. Bước 1: Khám, kiểm tra
tình trạng bệnh tật, sức khỏe cán bộ, chiến sỹ đến điều dưỡng.
2. Bước 2: Lập hồ sơ
khám, chỉ định phương pháp điều dưỡng, phục hồi chức năng (gồm: hướng dẫn sử dụng
thuốc, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, xoa bóp bấm huyệt, chế độ ăn uống,
nghỉ ngơi phù hợp…) (Hồ sơ khám theo mẫu của Bộ Y tế quy định).
3. Bước 3: Thực hiện hàng
ngày các phương pháp điều dưỡng, phục hồi chức năng,… đã được chỉ định theo
tình trạng sức khỏe của cán bộ, chiến sĩ đến điều dưỡng. Ghi chép hồ sơ bệnh
án.
4. Bước 4: Tổng kết, đánh
giá: Kết thúc đợt điều dưỡng cán bộ, chiến sỹ được tổng kết bệnh án,
đánh giá tình trạng sức khỏe.
5. Bước 5: Hướng dẫn cán
bộ, chiến sĩ tiếp tục tự chăm sóc, phục hồi sức khỏe tại gia đình hoặc tư vấn
kiểm tra lại tình trạng sức khỏe tại các bệnh viện tuyến trên nếu cần thiết.
Điều
11. Kinh phí thực hiện chế độ điều dưỡng
1. Kinh phí bảo đảm cho
thực hiện chế độ điều dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân do ngân
sách nhà nước cấp, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an.
2. Việc quản lý cấp phát,
sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ điều dưỡng phải thực
hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày tháng năm 2020.
2. Thông tư này thay thế Thông
tư số 05/TT ngày 03/4/1972 của Bộ Công an quy định một số chế độ điều dưỡng đối
với cán bộ, chiến sĩ.
Điều
13. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Y tế có trách nhiệm
chủ trì hướng dẫn quản lý, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này; xây dựng kế hoạch
đi điều dưỡng hàng năm.
2. Cục Kế hoạch và Tài
chính có trách nhiệm dự trù kinh phí, tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện
các quy định về tài chính quy định tại Thông tư này.
3. Thủ trưởng đơn vị trực
thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực
hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện
Thông tư, nếu có vướng mắc; Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công
an (qua Cục Y tế) để nghiên cứu, đề xuất giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Các đ/c Thứ trưởng
(để ph/h chỉ đạo);
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an (để thực hiện);
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (để thực hiện);
- Cổng TTĐT Bộ Công an.
- Lưu: VT, V03, H06(P3).
|
BỘ TRƯỞNG
Đại tướng Tô Lâm
|