BỘ CÔNG AN-BỘ
QUỐC PHÒNG
********
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
86/2005/TTLT-BQP-BCA
|
Hà Nội, ngày
27 tháng 6 năm 2005
|
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ QUỐC PHÒNG - CÔNG AN SỐ 86/2005/TTLT-BQP-BCA
NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
BỘ QUỐC PHÒNG VỚI BỘ CÔNG AN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VÀ VIỆC
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VỚI CÁC LỰC LƯỢNG HỮU QUAN THUỘC
BỘ CÔNG AN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Thực hiện Điều 30
của Quy chế phối hợp thực hiện quản lý Nhà nước về hoạt động của Lực lượng Cảnh
sát biển và việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm
lục địa của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định
số 41/2001/NĐ-CP ngày 24/7/2001 của Chính phủ (sau đây viết gọn là Quy chế),
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thống nhất hướng dẫn một số điểm như sau:
I. PHỐI HỢP THỰC HIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN
1. Trách nhiệm của Bộ Quốc
phòng trong việc phối hợp với Bộ Công an (hướng dẫn Khoản 3 Điều
8 của Quy chế).
1.1. Trao đổi thông tin tài liệu
cần thiết được áp dụng theo quy chế phối hợp hoạt động giữa Bộ Công an và Bộ Quốc
phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong
tình hình mới;
1.2. Nghiên cứu, xây dựng, trình
cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển và thềm lục
địa Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Lực lượng Cảnh sát biển;
1.3. Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát
biển phối hợp với các lực lượng hữu quan thuộc Bộ Công an trong các hoạt động
sau:
1.3.1. Tuần tra, kiểm tra, kiểm
soát, phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc
gia nhập trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam về lĩnh vực an ninh, trật
tự an toàn;
1.3.2. Bảo vệ chủ quyền, quyền
chủ quyền, bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài sản của
Nhà nước, tính mạng, tài sản của người và phương tiện hoạt động hợp pháp trên
các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam;
1.3.3. Tuyên truyền, giáo dục
pháp luật về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn cho các tổ chức, cá nhân hoạt động
trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam;
1.3.4. Đấu tranh phòng, chống cướp
biển; buôn bán người; vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý và các chất kích thích;
buôn lậu, gian lận thương mại; xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; các hoạt động phản
Cách mạng nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân và các hành vi vi phạm pháp luật
khác liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn trên các vùng biển và thềm
lục địa Việt Nam.
2. Trách nhiệm của Bộ Công an
trong việc phối hợp với Bộ Quốc phòng (hướng dẫn Điều 9 của quy
chế)
2.1. Khoản 1 được
hướng dẫn như sau:
2.1.1. Trên cơ sở đề nghị của Lực
lượng Cảnh sát biển, các đơn vị có liên quan thuộc Lực lượng Công an nhân dân
thông báo cho Lực lượng Cảnh sát biển các văn bản pháp luật do Bộ Công an ban
hành trong lĩnh vực an ninh, trật tự, thông tin về các đối tượng vi phạm pháp luật
và các thông tin khác có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh
sát biển nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên
các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
2.1..2. Trao đổi các kinh nghiệm
trong công tác đấu tranh, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển
trái phép hàng hoá, tiền tệ, chất ma tuý, các chất kích thích và các hành vi vi
phạm pháp luật khác trong lĩnh vực an inh, trật tự an toàn trên các vùng biển
và thềm lục địa Việt Nam.
2.2. Khoản 2 được
hướng dẫn như sau:
Chỉ đạo các cơ quan có liên quan
phối hợp với Lực lượng Cảnh sát biển trong các công tác sau:
2.2.1. Giúp đỡ đào tạo, bồi đưỡng
cán bộ, chiến sĩ Lực lượng Cảnh sát biển về chuyên môn, nghiệp vụ;
2.2.2. Khi có yêu cầu của Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an sẽ xem xét tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ Lực lượng Cảnh sát biển
tiến hành một số công tác chuyên môn, nghiệp vụ về trinh sát, điều tra, xây dựng
cơ sở và các hoạt động nghiệp vụ khác phục vụ công tác điều tra theo chức năng,
nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh sát biển;
2.2.3. Giúp đỡ Lực lượng Cảnh
sát biển tiến hành công tác xác minh, cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc hỗ trợ
hướng dẫn nghiệp vụ, pháp luật nhằm xác định các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
xuất nhập cảnh, quá cảnh và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các vùng biển
và thềm lục địa Việt Nam.
2.3. Khoản 3 được
hướng dẫn như sau:
Các đơn vị có liên quan thuộc Lực
lượng Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Lực lượng Cảnh sát biển tuyền
truyền, giáo dục pháp luật và phổ biến những thông tin cần thiết khác về lĩnh vực
an ninh, trật tự có liên quan cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng
biển và thềm lục địa Việt Nam.
II. PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA LỰC
LƯỢNG CẢNH SÁT BIỂN VỚI CÁC LỰC LƯỢNG HỮU QUAN THUỘC BỘ CÔNG AN
1. Trách nhiệm của Lực lượng
Cảnh sát biển trong quan hệ phối hợp hoạt động (hướng dẫn Khoản
1 Điều 22).
1.1. Thông báo cho Lực lượng
Công an nhân dân tình hình vi phạm pháp luật về lĩnh vực an ninh, trật tự trên
các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
1.2. Triển khai kịp thời lực lượng
và phương tiện hỗ trợ khi có yêu cầu của Lực lượng Công an nhằm truy đuổi, bắt
giữ các đối tượng vi phạm pháp luật bỏ trốn hoặc các đối tượng xâm nhập trái
phép bằng đường biển;
1.3. Bàn giao đối tượng, hồ sơ,
phương tiện và tang vật những vụ vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân thuộc
thẩm quyền xử lý của Lực lượng Công an nhân dân;
1.4. Tiếp nhận đối tượng, hồ sơ,
phương tiện và tang vật vi phạm pháp luật bị Lực lượng Công an bắt giữ thuộc thẩm
quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển;
1.5. Cục Cảnh sát biển chỉ đạo
các Vùng Cảnh sát biển xây dựng quy chế phối hợp, hiệp đồng cụ thể với Công an
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển để duy trì pháp luật về lĩnh
vực an ninh, trật tự, an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Trách nhiệm của lực lượng
hữu quan thuộc Bộ Công an trong quan hệ phối hợp hoạt động (hướng dẫn Khoản 2 Điều 22).
2.1. Thông báo cho Lực lượng Cảnh
sát biển thông tin cần thiết liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Lực lượng Cảnh
sát biển trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về an ninh, trật tự,
an toàn và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các vùng biển Việt Nam. Việc
trao đổi thông tin, tài liệu cần thiết được áp dụng theo quy chế phối hợp hoạt
động giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc
gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới;
2.2. Triển khai kịp thời lực lượng
và phương tiện hỗ trợ khi có thông báo và yêu cầu phối hợp của Lực lượng Cảnh
sát biển nhằm truy tìm, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trên các
vùng biển bị truy đuổi chạy vào đất liền lẩn trốn;
2.3. Bàn giao cho Lực lượng Cảnh
sát biển những đối tượng, hồ sơ, phương tiện và tang vật vi phạm pháp luật của
tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Cảnh sát biển;
2.4. Tiếp nhận đối tượng, hồ sơ,
phương tiện và tang vật những vụ vi phạm pháp luật do Lực lượng Cảnh sát biển
chuyển giao thuộc thẩm quyền xử lý của Lực lượng Công an nhân dân;
2.5. Công an các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương phối hợp, hiệp đồng cụ thể với các Vùng Cảnh sát biển
trên địa bàn đảm nhiệm để bảo đảm việc thực thi pháp luật về lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.
3. Trách nhiệm phối hợp trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý
Lực lượng Cảnh sát biển và các lực
lượng hữu quan thuộc Bộ Công an khi thực hiện nhiệm vụ phối hợp trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm về ma tuý thực hiện theo quy định tại Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng,
Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma tuý tại
địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao cho Cục Cảnh sát biển,
các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an triển khai, tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này
và có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền phối hợp, hiệp đồng
cụ thể để duy trì pháp luật về lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn trên các vùng
biển và thềm lục địa Việt Nam.
2. Nội dung trao đổi thông tin;
cơ chế trao đổi thông tin; hình thức trao đổi thông tin; phối hợp trong công
tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; phối hợp trong công tác xử lý được thể hiện
trong các văn bản hiệp đồng giữa Cục Cảnh sát biển với Cục nghiệp vụ thuộc Bộ
Công an; giữa các Vùng Cảnh sát biển với Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, các huyện ven biển và Công an các huyện đảo.
3. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có
gì vướng mắc các cơ quan, lực lượng phản ánh kịp thời về Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an để xem xét, giải quyết.
Lê
Thế Tiệm
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Được
(Đã
ký)
|