BỘ
NỘI VỤ-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
22/2007/TTLT-BNN-BNV
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2007
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA KIỂM
LÂM Ở ĐỊA PHƯƠNG
Thực hiện Nghị định
119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Nghị định 119/2006/NĐ-CP); Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương như sau:
I. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm
lâm
Căn cứ quy định tại điều 7 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm phù hợp với tình
hình bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản tại địa phương.
Những tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có ít rừng và đất chưa sử dụng được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp
dưới 50.000 (năm mươi ngàn) héc-ta và những Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn không thành lập Chi cục Lâm nghiệp, thì giao cho Chi cục Kiểm lâm thực hiện
toàn bộ nhiệm vụ quản lý lĩnh vực lâm nghiệp ở địa phương.
2. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm
lâm
Chi cục Kiểm lâm được thành
lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
a) Lãnh đạo Chi cục
Kiểm lâm có Chi cục trưởng, các Phó Chi cục trưởng giúp việc.
Căn cứ tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo
do cơ quan có thẩm quyền ban hành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(sau đây viết tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm
Chi cục trưởng, các Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
Những địa phương có diện tích rừng
và đất chưa sử dụng được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp trên 50.000 héc-ta
hoặc những địa phương không thành lập Chi cục Lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
xem xét những đồng chí đang giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có đủ điều
kiện thì bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và làm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
b) Bộ máy giúp việc Chi cục trưởng
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa
phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức bộ máy giúp việc, các đơn vị
và tổ chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm bao gồm tối đa các phòng như
sau:
- Phòng Quản lý, bảo vệ rừng;
- Phòng Thanh tra, pháp chế;
- Phòng Bảo tồn thiên nhiên;
- Phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng;
- Phòng Hành chính, tổng hợp.
c) Các đơn vị trực thuộc Chi cục
Kiểm lâm: Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng; Hạt kiểm lâm huyện;
Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ do địa phương quản lý.
d) Các đơn vị sự nghiệp
khác: Do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định
cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Chi cục Kiểm lâm và các
đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
Căn cứ tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo
do cơ quan có thẩm quyền ban hành, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm chức danh cấp trưởng, cấp phó của các phòng, các đơn vị và tổ
chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
II. HẠT KIỂM LÂM HUYỆN
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm
lâm huyện
a) Căn cứ quy định tại điều 9 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm lâm huyện phù hợp với tình
hình địa phương.
b) Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu,
giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn. Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc chuyển giao nhiệm vụ tham mưu về lâm nghiệp
từ cơ quan chuyên môn của huyện cho Hạt Kiểm lâm huyện.
2. Thành lập, giải thể Hạt Kiểm
lâm huyện
a) Huyện, thị trấn, thị xã,
thành phố trực thuộc cấp tỉnh có một trong những tiêu chí dưới đây, được thành
lập Hạt Kiểm lâm huyện:
- Có diện tích rừng và đất chưa
sử dụng được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp 3.000 héc-ta rừng trở lên;
- Có diện tích rừng và đất chưa
sử dụng được quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp dưới 3.000 héc-ta rừng hiện đang
có Hạt Kiểm lâm huyện hoặc những địa phương cần thiết phải bảo vệ rừng, quản lý
các cơ sở gây nuôi động vật, thực vật rừng, các cơ sở chế biến lâm sản, đầu mối
giao lưu lâm sản tập trung.
b) Giải thể những Hạt Kiểm lâm
không đủ tiêu chí hướng dẫn tại tiết a trên đây.
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
bố trí, sắp xếp công chức kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm giải thể sang các đơn vị kiểm
lâm địa phương, trong đó ưu tiên tăng cường bố trí Kiểm lâm địa bàn xã.
3. Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm
lâm huyện
a) Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện
có Hạt trưởng, các Phó hạt trưởng.
b) Bộ máy giúp việc: Tuỳ
theo điều kiện cụ thể của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức
bộ máy giúp việc Hạt Kiểm lâm huyện gồm tối đa các bộ phận như sau: Quản lý, bảo
vệ rừng; Bảo tồn thiên nhiên; Thanh tra, pháp chế; Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng
cháy, chữa cháy rừng; Hành chính, tổng hợp; Trạm Kiểm lâm cửa rừng; Trạm Kiểm
lâm địa bàn ở nơi cần thiết.
c) Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm huyện phân công, quản lý công chức kiểm lâm địa bàn xã.
III.
HẠT KIỂM LÂM RỪNG ĐẶC DỤNG, HẠT KIỂM LÂM RỪNG PHÒNG HỘ THUỘC ĐỊA PHƯƠNG
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm
lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ
Căn cứ quy định tại điều 9 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm
lâm rừng phòng hộ phù hợp với tình hình địa phương.
2. Thành lập, giải thể Hạt Kiểm
lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ
Căn cứ quy định tại khoản 4, điều 3 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, giải thể Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt
kiểm lâm rừng phòng hộ.
3. Cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm
lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ
a) Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm rừng đặc
dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ có Hạt trưởng, các Phó hạt trưởng.
b) Bộ máy giúp việc: Tuỳ
theo điều kiện cụ thể của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức
bộ máy giúp việc Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ gồm tối
đa các bộ phận như sau: Quản lý, bảo vệ rừng; Bảo tồn thiên
nhiên; Thanh tra, pháp chế; Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
Hành chính, tổng hợp; Trạm Kiểm lâm cửa rừng;
c) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng
đặc dụng, Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ phân công và quản lý công chức kiểm lâm địa
bàn xã.
IV. BIÊN CHẾ CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM CÁC
CẤP
1. Cán bộ, công chức làm việc ở
các phòng, đội kiểm lâm thuộc Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt Kiểm
lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc biên chế hành chính nhà nước.
2. Cán bộ, viên chức làm việc ở
các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Kiểm lâm thuộc biên chế sự nghiệp.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định biên chế của cơ quan kiểm lâm các cấp
trong tổng biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp của địa phương được
giao theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
phân bổ biên chế cho Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt kiểm lâm rừng đặc rụng, Hạt kiểm
lâm rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý trong tổng mức biên chế của lực lượng
Kiểm lâm của địa phương được Nhà nước giao.
V. QUẢN LÝ,
CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn
Thực hiện các nhiệm vụ quản lý,
chỉ đạo và điều hành lực lượng kiểm lâm toàn quốc theo quy định tại điều 20 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP và những nhiệm vụ, thẩm
quyền sau:
a) Quản lý tổ chức, chỉ đạo thống
nhất về chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của lực lượng Kiểm lâm toàn
quốc;
b) Quy định chức năng nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy và phân bổ biên chế cho Cục Kiểm lâm và các đơn vị trực thuộc Cục
Kiểm lâm; hướng dẫn các địa phương xác định biên chế kiểm lâm địa phương;
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các
cấp
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp
có nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị kiểm lâm cùng
cấp quy định tại điều 21 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP. Ngoài
ra, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ và thẩm quyền sau:
a) Quy định chức năng nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, phân bổ biên chế cho các đơn vị Kiểm lâm địa phương;
b) Chỉ đạo hoạt động xử lý vi phạm
hành chính; khởi tố, điều tra hình sự của lực lượng kiểm lâm địa phương; quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm lâm theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo sự phối hợp giữa lực
lượng kiểm lâm với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác bảo vệ và phòng
cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn;
d) Bảo đảm kinh phí hoạt động,
trang cấp trang thiết bị, phương tiện chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm địa
phương theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có trách nhiệm quy định tại điều 22 của Nghị định
119/2006/NĐ-CP và các nhiệm vụ và thẩm quyền sau:
a) Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp
tỉnh quản lý, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm địa phương theo quy định của Nghị
định 119/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này;
b) Tổ chức việc phối hợp hoạt động
của lực lượng Kiểm lâm với các cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn trên
địa bàn;
c) Phân công, phân cấp việc quản
lý kế hoạch, tài chính, tổ chức, phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành giữa
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Chi cục Kiểm lâm rõ ràng tạo điều kiện
để Chi cục Kiểm lâm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo quy định của
pháp luật.
d) Chỉ đạo xây dựng lực lượng kiểm
lâm địa phương trong sạch, vững mạnh.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Chuyển giao quản lý đối với
Chi cục Kiểm lâm
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức
chuyển giao quản lý Chi cục Kiểm lâm đang trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xong trước 30/6/2007.
Việc chuyển giao thực hiện theo
nguyên tắc chuyển nguyên trạng về tổ chức, biên chế, tài sản, trang thiết bị,
phương tiện, trụ sở làm việc, nhiệm vụ kế hoạch, tài chính của Chi cục Kiểm lâm
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc, đề nghị các địa phuơng phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết.
3. Thông tư này có hiệu lực
thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ./.
BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
Đỗ Quang Trung
|
BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Cao Đức Phát
|