BỘ
TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TÀI CHÍNH - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO- TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 07 năm 2013
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý năm
2006;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ
Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch
hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố
tụng như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực
hiện một số quy định của pháp luật về việc phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý;
cấp, từ chối, thu hồi và hiệu lực giấy chứng nhận tham gia tố tụng đối với người
thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với
các tổ chức và cá nhân sau đây:
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Tòa án; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm
phán, Thư ký Tòa án.
2. Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; Giám
thị, Phó Giám thị Trại tạm giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà
tạm giữ.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về tổ chức
và hoạt động trợ giúp pháp lý.
4. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm),
Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tắt là Chi nhánh); tổ chức hành nghề luật
sư, Trung tâm tư vấn pháp luật có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý (sau đây viết
tắt là tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý).
Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao
gồm: Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây
viết tắt là Luật sư cộng tác viên), Luật sư làm việc cho tổ chức tham gia trợ
giúp pháp lý (sau đây viết tắt là Luật sư).
5. Người được trợ giúp pháp lý tham
gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc phối
hợp, thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
Chương 2.
TRÁCH NHIỆM CỦA
TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 3. Trách nhiệm
của Trung tâm và Chi nhánh
1. Kiểm tra diện người được trợ giúp
pháp lý, bảo đảm người được trợ giúp pháp lý có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật.
2. Cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư
cộng tác viên tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý
và pháp luật tố tụng; cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên khác thay
thế theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
3. Cung cấp Bảng thông tin, Tờ thông
tin về trợ giúp pháp lý (người được trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ của người
được trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; địa chỉ, điện thoại
liên hệ của Trung tâm, Chi nhánh), Hộp tin trợ giúp pháp
lý, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật, các tài liệu pháp luật
có liên quan về trợ giúp pháp lý cho cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam,
Nhà tạm giữ.
4. Thông báo danh sách Trợ giúp viên
pháp lý, Luật sư cộng tác viên của Trung tâm, Chi nhánh cho cơ quan tiến hành tố
tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ.
5. Thông tin đầy đủ các quy định của
pháp luật về trợ giúp pháp lý trong trường hợp có sửa đổi,
bổ sung, thay thế cho cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ.
6. Nghiệm thu hồ sơ vụ việc trợ giúp
pháp lý và chi trả bồi dưỡng cho Luật sư cộng tác viên, phụ cấp cho Trợ giúp
viên pháp lý thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo
quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư
cộng tác viên theo thẩm quyền.
Điều 4. Trách nhiệm
của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý
1. Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều
3 Thông tư liên tịch này.
2. Cử Luật sư tham gia tố tụng và cử
Luật sư thay thế theo quy định của Thông tư liên tịch này.
3. Chuyển vụ việc cho Trung tâm, Chi
nhánh trong trường hợp không có Luật sư thay thế theo quy định Điều 6 Thông tư
liên tịch này.
4. Thông báo cho cơ quan tiến hành tố
tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ địa chỉ, điện thoại liên hệ của tổ chức tham
gia trợ giúp pháp lý, Luật sư.
Điều 5. Trách nhiệm
của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng
1. Khi tham gia tố tụng với tư cách
là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người
đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ việc dân
sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện đầy đủ các quyền và
nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về trợ giúp
pháp lý.
2. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự,
người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường
hợp:
a) Đã là người tiến hành tố tụng
trong vụ án đó;
b) Là người thân thích của người đã
hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;
c) Đồng thời là người bị hại, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án;
là người đại diện hợp pháp, người thân thích của người đó hoặc của bị can, bị
cáo;
d) Đã tham gia vụ án đó với tư cách
là người làm chứng, người giám định, người phiên dịch;
đ) Thuộc một trong các trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trợ giúp
pháp lý.
3. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, người
thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường
hợp:
a) Đồng thời là đương sự, người đại
diện, người thân thích của đương sự;
b) Thuộc trường hợp quy định tại điểm
d và điểm đ khoản 2 Điều này.
4. Trong lĩnh vực tố tụng hành chính,
người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối tham gia tố tụng trong các trường
hợp:
a) Thuộc các trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;
b) Đã tham gia vào việc ra quyết định
hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện;
c) Đã tham gia vào việc ra quyết định
giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi
kiện;
d) Đã tham gia vào việc ra quyết định
kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải
quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện;
đ) Đã tham gia vào việc ra quyết định
xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ
việc cạnh tranh bị khởi kiện;
e) Đã tham gia vào việc lập danh sách
cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân bị khởi kiện.
5. Trong quá trình tham gia tố tụng,
nếu phát hiện người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây phiền
hà, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình theo pháp luật
thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp
luật tố tụng, đồng thời báo cáo tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
Điều 6. Thay thế
người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tham
gia tố tụng bị thay thế trong các trường hợp sau:
1. Cơ quan tiến hành tố tụng từ chối
cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo Điều 12 Thông tư liên tịch này.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng,
tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp
pháp lý thay thế. Trường hợp không đồng ý với việc từ chối
của cơ quan tiến hành tố tụng thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực
hiện trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật tố tụng
nhưng vẫn phải cử người thay thế.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng thu hồi
giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo Điều 13 Thông tư liên tịch này.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng của cơ quan
tiến hành tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người thay thế, trừ
trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch này (Quyết định
cử người thay thế theo mẫu TP-TGPL-4B
ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ
Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp
lý).
Chương 3.
TRÁCH NHIỆM CỦA
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN VÀ CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, TRẠI TẠM GIAM, NHÀ TẠM GIỮ
Điều 7. Trách nhiệm
của cơ quan tiến hành tố tụng
1. Cấp, từ chối, thu hồi giấy chứng
nhận tham gia tố tụng theo quy định tại Điều 10, Điều 12 và Điều 13 Thông tư
liên tịch này.
2. Niêm yết Bảng thông tin về trợ
giúp pháp lý, đặt Hộp tin trợ giúp pháp lý; phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu
đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp
pháp lý tại các địa điểm tiếp dân của cơ quan mình.
3. Yêu cầu Trung tâm, Chi nhánh phối
hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý.
4. Thông báo thời gian, địa điểm xét
hỏi bị can, bị cáo hoặc người bị tạm giữ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
là người bào chữa tham dự.
5. Đối với việc xét xử, Tòa án thông
báo lịch xét xử bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực
hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng ít nhất 10
ngày trước ngày xét xử. Đối với vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, Tòa án thông
báo lịch xét xử bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực
hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng ít nhất 7
ngày trước ngày xét xử. Tòa án ghi rõ trong bản án, quyết định tên và chức danh
của người thực hiện trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử
tham gia tố tụng và ghi rõ ý kiến hoặc quan điểm của họ khi bào chữa, đại diện,
bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý.
6. Bảo đảm cho người thực hiện trợ
giúp pháp lý khi tham gia tố tụng theo Điều 29 Luật Trợ giúp
pháp lý thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, người bảo
vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự; người đại diện, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án hành chính theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp
luật về trợ giúp pháp lý; xác nhận về thời gian mà người
thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc, nghiên cứu hồ sơ tại cơ quan mình.
7. Trong quá trình tham gia tố tụng,
nếu phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm pháp luật thì
cơ quan tiến hành tố tụng xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho tổ
chức thực hiện trợ giúp pháp lý để kịp thời xử lý theo thẩm quyền và thay thế
người thực hiện trợ giúp pháp lý.
8. Giao các văn bản tố tụng cho người
thực hiện trợ giúp pháp lý đã tham gia tố tụng trong vụ án đó, cụ thể như sau:
a) Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, cơ
quan tiến hành tố tụng giao các quyết định tố tụng theo quy định cho người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự, cụ thể là: quyết
định khởi tố vụ án; khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn
chặn, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố
vụ án, khởi tố bị can, quyết định gia hạn thời hạn điều tra vụ án, gia hạn thời
hạn tạm giữ, tạm giam (nếu có); kết luận điều tra; cáo trạng; quyết định đưa vụ
án ra xét xử; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án; bản sao bản án,
thông báo về việc kháng nghị, quyết định kháng nghị; quyết định giám đốc thẩm,
tái thẩm (nếu có).
b) Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính, Tòa án giao các quyết định tố tụng theo quy định cho người đại
diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
vụ việc dân sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính, cụ thể
là: quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự,
quyết định giải quyết việc dân sự; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện
pháp khẩn cấp tạm thời; quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ
hoặc đình chỉ vụ án, bản sao bản án; thông báo về việc kháng nghị, quyết định kháng
nghị, quyết định phúc thẩm của Tòa án (nếu có).
Điều 8. Trách nhiệm
của Trại tạm giam, Nhà tạm giữ
1. Thực hiện các hoạt động theo quy định
tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch này.
2. Niêm yết Tờ thông tin về trợ giúp
pháp lý trong Buồng tạm giam, tạm giữ và nơi sinh hoạt chung của người bị tạm
giam, tạm giữ.
Điều 9. Trách nhiệm
của người có thẩm quyền trong cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;
Giám thị, Phó Giám thị Trại tạm giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng
Nhà tạm giữ
1. Khi tiến hành hoạt động tố tụng,
người tiến hành tố tụng có trách nhiệm:
a) Giải thích cho người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo và các đương sự biết về quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật tố
tụng; quyền được trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ
giúp pháp lý. Việc giải thích phải được ghi trong biên bản tố tụng để lưu tại hồ
sơ vụ án. Khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cung cấp cho họ mẫu đơn yêu cầu
trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ viết đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, địa chỉ
liên lạc của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ hoặc người thân
thích, người đại diện hợp pháp của họ về thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý. Trường
hợp người bị tạm giam, tạm giữ không đồng ý người thực hiện trợ giúp pháp lý do
tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử thì họ có quyền lựa chọn và đề nghị thay
đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Trường hợp những người
này không có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì người tiến hành tố tụng cũng ghi rõ
trong biên bản;
b) Đối với trường hợp người bị bắt theo quyết định truy nã bị tạm giữ thuộc diện người được
trợ giúp pháp lý thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên của Cơ quan điều
tra có thẩm quyền nơi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt có trách nhiệm thông báo
và hướng dẫn người bị bắt hoặc người thân thích, người đại diện của họ liên hệ
với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc địa bàn cơ quan tiến hành tố tụng
đang thụ lý vụ án để làm thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý.
2. Giám thị, Phó Giám thị Trại tạm
giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ có trách nhiệm:
a) Giải thích cho người bị tạm giữ, tạm
giam biết về quyền và nghĩa vụ của họ theo pháp luật tố tụng; quyền được trợ
giúp pháp lý. Khi người bị tạm giữ, tạm giam có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì hướng
dẫn họ viết đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và chuyển đến tổ chức thực hiện trợ
giúp pháp lý nơi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu hoặc tại địa bàn nơi đặt
trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án hoặc nơi đặt Trại tạm
giam, Nhà tạm giữ;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho người
thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định
của pháp luật;
c) Xác nhận về thời gian người thực
hiện trợ giúp pháp lý tiếp xúc với người bị tạm giữ, tạm giam.
Chương 4.
CẤP, TỪ CHỐI,
THU HỒI VÀ HIỆU LỰC CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN THAM GIA TỐ TỤNG
Điều 10. Cấp giấy
chứng nhận tham gia tố tụng
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát các cấp; Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án các cấp cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người
bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; Thẩm phán Tòa án được phân
công giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính cấp giấy
chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc
dân sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy
chứng nhận tham gia tố tụng) cho người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định
tại Điều 39 Luật Trợ giúp pháp lý như sau:
1. Cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng
a) Đối với Trợ giúp viên pháp lý, Luật
sư cộng tác viên
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được quyết định cử người tham gia tố tụng của Trung tâm, Chi nhánh
(theo mẫu TP-TGPL-4A ban hành kèm
theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BTP ngày 01/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc
ban hành một số biểu mẫu dùng trong hoạt động trợ giúp pháp lý) kèm theo bản
sao Thẻ Trợ giúp viên pháp lý đối với người được cử là Trợ giúp viên pháp lý; bản
sao Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Thẻ Luật sư đối với người được cử là Luật
sư cộng tác viên, cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án vào sổ thụ lý và
cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trường hợp Trợ giúp viên pháp lý, Luật
sư cộng tác viên không trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng để nhận giấy chứng
nhận tham gia tố tụng thì giấy tờ kèm theo như quy định nêu trên (Thẻ Trợ giúp
viên pháp lý, Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý và Thẻ Luật sư) phải là bản
sao có chứng thực.
Trong trường hợp bào chữa cho người bị
tạm giữ thì Cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người được
cử tham gia tố tụng trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định cử
người tham gia tố tụng.
b) Khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận
tham gia tố tụng, luật sư xuất trình các giấy tờ sau đây:
- Thẻ luật sư;
- Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo hoặc của người khác hoặc văn bản cử luật sư của tổ chức
tham gia trợ giúp pháp lý nơi luật sư đó hành nghề.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc hoặc
24 giờ đối với trường hợp tạm giữ, kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan tiến
hành tố tụng cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho luật sư; trong trường hợp
từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý
tham gia trợ giúp pháp lý được cấp giấy chứng nhận để tham gia tố tụng với tư
cách sau đây:
a) Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố
tụng hình sự với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị
can, bị cáo; người bảo vệ quyền lợi của đương sự theo quy định Điều
59 Bộ luật Tố tụng hình sự, điểm b khoản 3 Điều 21
Luật Trợ giúp pháp lý;
b) Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố
tụng dân sự với tư cách là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong vụ việc dân sự theo quy định tại khoản
16 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự;
c) Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố
tụng hành chính với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Luật Tố tụng hành chính;
d) Luật sư cộng tác viên, Luật sư
tham gia tố tụng với tư cách: người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự; người
đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính.
3. Nhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng
a) Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng
tác viên được Trung tâm, Chi nhánh cử tham gia tố tụng có trách nhiệm trực tiếp
đến cơ quan tiến hành tố tụng để nhận giấy chứng nhận tham
gia tố tụng. Khi đến nhận, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên phải xuất
trình: Thẻ Trợ giúp viên pháp lý đối với Trợ giúp viên pháp lý; Thẻ cộng tác
viên trợ giúp pháp lý và Thẻ luật sư đối với Luật sư cộng tác viên.
Nếu Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng
tác viên vì lý do khách quan không trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng để
nhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng thì họ phải gửi bổ sung bản sao có chứng
thực Thẻ Trợ giúp viên pháp lý, Thẻ cộng tác viên và Thẻ luật sư đến cơ quan tiến
hành tố tụng.
Trường hợp Trợ giúp viên pháp lý, Luật
sư cộng tác viên không đến trực tiếp cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại
đoạn 2 điểm a khoản 1 và đoạn 2 điểm a khoản 3 Điều này thì cơ quan tiến hành tố
tụng có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận tham gia tố tụng
cho họ bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.
b) Luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận
tham gia tố tụng trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng theo hẹn tại giấy biên
nhận để nhận giấy chứng nhận tham gia tố tụng.
Trường hợp Luật
sư không trực tiếp đến cơ quan tiến hành tố tụng để nhận
giấy chứng nhận tham gia tố tụng thì cơ quan tiến hành tố tụng gửi giấy chứng
nhận tham gia tố tụng cho Luật sư bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.
Điều 11. Hiệu lực
của giấy chứng nhận tham gia tố tụng
1. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự,
người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng từ giai đoạn nào thì giấy chứng
nhận tham gia tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng của giai đoạn đó cấp và có
hiệu lực từ khi cấp cho đến khi kết thúc vụ án, kể cả trường hợp vụ án cần điều tra bổ sung, trừ trường hợp giấy chứng
nhận tham gia tố tụng bị thu hồi.
Trong trường hợp phục hồi điều tra vụ
án, tách, nhập vụ án thì người thực hiện trợ giúp pháp lý vẫn tiếp tục tham gia
tố tụng cho đến khi kết thúc vụ án. Trường hợp vụ án cần
điều tra lại thì phải cấp lại giấy chứng nhận tham gia tố tụng theo thủ tục quy
định tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.
2. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, tố
tụng hành chính, việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện
trợ giúp pháp lý do Tòa án đang thụ lý vụ việc dân sự hoặc vụ án hành chính thực
hiện và giấy chứng nhận này có hiệu lực từ khi cấp đến khi kết thúc vụ án.
Trường hợp tách, nhập vụ án thì người
thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp tục tham gia tố tụng cho đến khi kết thúc vụ án.
Trường hợp vụ án xét xử lại thì phải cấp lại giấy chứng nhận
tham gia tố tụng theo thủ tục quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.
Trường hợp người
thực hiện trợ giúp pháp lý bị thay thế theo quy định của pháp luật tố tụng và
pháp luật trợ giúp pháp lý thì việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho
người thay thế được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch này.
Điều 12. Từ chối
cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng
Trong trường hợp
cơ quan tiến hành tố tụng từ chối cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người
thực hiện trợ giúp pháp lý thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định cử người tham gia tố tụng thì cơ quan tiến
hành tố tụng phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
và nêu rõ lý do từ chối.
Điều 13. Thu hồi
giấy chứng nhận tham gia tố tụng
1. Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi
giấy chứng nhận tham gia tố tụng trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện một trong các hành vi bị
nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý;
b) Vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa
quy định tại điểm d và điểm e khoản
3 Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự; bị thay đổi, không được
tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về trợ giúp
pháp lý;
c) Bị miễn nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp
pháp lý;
d) Người được trợ giúp pháp lý rút
yêu cầu trợ giúp pháp lý;
đ) Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
đề nghị thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý.
2. Luật sư cộng tác viên, Luật sư bị
thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện một trong các hành vi bị
nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý,
khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Luật số 20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Luật sư;
b) Bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật
sư theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Luật sư được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật số
20/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư;
c) Thuộc trường hợp quy định tại điểm
b, điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
d) Luật sư bị thu hồi giấy chứng nhận
tham gia tố tụng khi tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt tham gia trợ
giúp pháp lý theo quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp
pháp lý.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng đã cấp
giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền
thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng đó. Văn bản thu hồi được gửi cho người
bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp
lý.
4. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng ở
giai đoạn sau phát hiện người thực hiện trợ giúp pháp lý đã được cấp giấy chứng
nhận tham gia tố tụng ở giai đoạn trước đó không đủ điều kiện tham gia tố tụng
thì thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng và thông báo cho cơ quan tiến hành
tố tụng đã cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng, tổ chức thực hiện trợ giúp
pháp lý, người được trợ giúp pháp lý.
Việc bảo lưu kết quả tham gia tố tụng
trong vụ án hình sự của người bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng do cơ
quan tiến hành tố tụng quyết định; đối với vụ việc dân sự, vụ án hành chính thì
do người được trợ giúp pháp lý quyết định và thông báo cho tổ chức thực hiện trợ
giúp pháp lý.
5. Khi Trợ giúp viên pháp lý bị thu hồi
thẻ Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên bị thu hồi thẻ Luật sư hoặc thẻ
cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Luật sư bị thu hồi thẻ Luật sư hay bị thay thế
theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp
lý, trường hợp chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp
pháp lý phải thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan tiến hành tố tụng biết để
thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng.
6. Khi người thực hiện trợ giúp pháp
lý bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng hoặc bị thay thế thì chấm dứt hoạt
động tham gia tố tụng từ thời điểm bị thu hồi giấy chứng nhận tham gia tố tụng
hoặc bị thay thế.
Chương 5.
HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP
LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
Điều 14. Hội đồng
phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương
1. Thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành
về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương (sau đây viết tắt là Hội
đồng phối hợp liên ngành Trung ương) để giúp Bộ trưởng Bộ
Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống
nhất chỉ đạo công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định
thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương sau khi có ý kiến thống nhất
về nhân sự của liên ngành ở Trung ương.
Hội đồng phối hợp liên ngành Trung
ương gồm Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Thứ trưởng các Bộ: Tư pháp, Công an, Quốc phòng,
Tài chính; Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao và Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp. Bộ trưởng Bộ
Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương,
có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương
quy định tại khoản 3 Điều này. Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Tư pháp.
3. Hội đồng phù hợp liên ngành Trung ương có nhiệm vụ giúp lãnh đạo liên ngành nghiên cứu,
chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác trợ giúp
pháp lý trong tố tụng; thống kê và báo cáo các vụ việc trợ giúp pháp lý trong
hoạt động tố tụng; đề ra các biện pháp cần thiết để giải
quyết các vấn đề trong công tác phối hợp và tăng cường hiệu
quả phối hợp trợ giúp pháp lý trong tố tụng; định kỳ sơ kết, tổng kết hàng năm
để đánh giá về việc thực hiện Thông tư liên tịch này; đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư
pháp khen thưởng; đề xuất lãnh đạo các ngành xử lý vi phạm; giải quyết hoặc đề
xuất giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn hoạt động phối hợp, các phiên
họp của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương mời đại diện của Liên đoàn Luật
sư toàn quốc tham dự.
4. Giúp việc cho Hội đồng phối hợp
liên ngành Trung ương có Tổ giúp việc. Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương quyết định thành lập Tổ giúp việc. Tổ giúp việc
cho Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương gồm có lãnh đạo các đơn vị chức
năng của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối
cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 15. Hội đồng
phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương
1. Thành lập Hội đồng phối hợp liên
ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi tắt là Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương) để giúp
Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tài chính, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh Quân
khu nơi đặt trụ sở hoặc Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với nơi không có Bộ Tư
lệnh quân khu) thống nhất chỉ đạo công tác phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý
trong hoạt động tố tụng ở địa phương.
2. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng phối hợp liên ngành địa
phương trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp sau khi có ý kiến thống nhất
của lãnh đạo liên ngành ở địa phương.
Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Tư pháp, Công
an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Bộ
Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với nơi
không có Bộ Tư lệnh quân khu), Giám đốc Trung tâm.
Giám đốc Sở Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng.
Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Hội đồng sử dụng con dấu của
Sở Tư pháp. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành
địa phương, có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành
địa phương quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Hội đồng phối hợp liên ngành địa
phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo các ngành ở địa phương chỉ đạo, hướng dẫn,
theo dõi, kiểm tra, phối hợp theo Thông tư liên tịch này, giải quyết những vấn
đề vướng mắc phát sinh ở địa phương; tổ chức định kỳ đánh giá chất lượng tham
gia tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động cộng tác viên trợ
giúp pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức của các ngành; thống kê và báo
cáo các vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương; định kỳ
sơ kết, tổng kết hàng năm và báo cáo lãnh đạo các ngành, Hội đồng phối hợp liên
ngành Trung ương về việc thực hiện Thông tư liên tịch này; đề xuất Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp khen thưởng; đề xuất lãnh đạo các
ngành xử lý vi phạm.
Các phiên họp của Hội đồng phối hợp
liên ngành địa phương mời đại diện Đoàn Luật sư; đại diện của Viện kiểm sát,
Tòa án, cơ quan Điều tra khu vực của quân đội, Bộ đội biên phòng, Trại tạm giam
tham dự.
4. Giúp việc cho Hội đồng phối hợp
liên ngành địa phương có Tổ giúp việc. Chủ tịch Hội đồng phối hợp liên ngành địa
phương quyết định thành lập Tổ giúp việc. Tổ giúp việc cho
Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương gồm có lãnh đạo Trung tâm, đại diện cấp
Phòng của các cơ quan: Công an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân
dân cấp tỉnh, Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân khu nơi đặt trụ sở hoặc Bộ Chỉ huy quân
sự cấp tỉnh (đối với nơi không có Bộ Tư lệnh quân khu).
5. Hàng năm, các ngành là thành viên
Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo theo mẫu
gửi cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành địa phương chậm nhất
vào ngày 25 tháng 10. Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp liên ngành địa
phương có trách nhiệm tổng hợp báo cáo theo mẫu (mẫu
TT-TGPL ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này) gửi cơ quan thường trực Hội
đồng phối hợp liên ngành Trung ương chậm nhất vào ngày 05 tháng 11. Thời điểm lấy
số liệu báo cáo được tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm
sau.
Chương 6.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách
nhiệm thực hiện
1. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; Sở
Tư pháp, Công an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh
và Bộ Tư lệnh quân khu hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (đối với những nơi
không có Bộ Tư lệnh quân khu) có trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo, theo dõi, kiểm
tra các đơn vị có liên quan do mình quản lý trong việc triển khai thực hiện đầy
đủ các nội dung quy định tại Thông tư liên tịch này.
2. Cơ quan Quốc phòng, cơ quan Công
an, Viện kiểm sát, Tòa án khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức,
viên chức làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý
để tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý. Việc tư vấn pháp luật phải
phù hợp với quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của ngành đó.
Điều 17. Kinh
phí thực hiện
1. Kinh phí phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được lập dự toán
chung trong kinh phí ngân sách nhà nước cấp hàng năm của mỗi ngành, bao gồm:
a) Kinh phí sơ kết, tổng kết chung về
việc phối hợp ở địa phương, đặt Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp
lý, Hộp tin trợ giúp pháp lý, tờ gấp pháp luật và các tài liệu khác có liên
quan được lập dự toán trong kinh phí ngân sách hàng năm của Trung tâm;
b) Kinh phí tổ chức tập huấn cho cán
bộ các cơ quan tiến hành tố tụng được lập dự toán trong kinh phí hoạt động
chung của các cơ quan tiến hành tố tụng;
c) Kinh phí chi trả phụ cấp vụ việc
cho Trợ giúp viên pháp lý, bồi dưỡng cho Luật sư cộng tác viên do Trung tâm,
Chi nhánh thực hiện theo quy định hiện hành;
d) Kinh phí kiểm tra, đánh giá công
tác phối hợp về trợ giúp pháp lý; sao chụp tài liệu, sơ kết, tổng kết, đánh giá
phối hợp ở Trung ương và địa phương của từng ngành được lập dự toán trong kinh
phí ngân sách hàng năm của ngành đó;
đ) Kinh phí chi khen thưởng cho tập
thể và cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Thành viên Hội đồng phối hợp liên
ngành và thành viên Tổ giúp việc cho Hội đồng được hưởng bồi
dưỡng. Mức bồi dưỡng của thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành và thành viên
tổ giúp việc là 0,3 mức lương tối thiểu/người/tháng.
3. Hàng năm, Viện kiểm sát, Tòa án,
cơ quan Công an cấp tỉnh, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh
lập dự toán kinh phí cho hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố
tụng gửi cơ quan chủ quản ở Trung ương tổng hợp trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt và cấp phát kinh phí hoạt động. Sở Tư pháp lập dự
toán kinh phí cho hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng
trong hoạt động chung hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hàng năm, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an tổng hợp đề xuất kinh
phí phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của cơ quan cấp tỉnh và cấp
phát kinh phí theo quy định. Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng lập dự toán kinh phí cho
hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trong tổng kinh phí
hoạt động chung hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 18. Điều
khoản chuyển tiếp
Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ
giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương và Hội đồng phối hợp liên
ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở địa phương được thành lập
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tiếp tục hoạt động theo quy định
của Thông tư liên tịch này.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày
Thông tư liên tịch này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiện
toàn Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở
địa phương theo quy định của Thông tư liên tịch này.
Điều 19. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 21 tháng 8
năm 2013 và thay thế Thông tư liên tịch số
10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/12/2007 của Bộ Tư pháp, Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt
động tố tụng.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan có
trách nhiệm phản ánh với liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ
Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối
cao để xem xét, hướng dẫn thực hiện
hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG
Lê Quý Vương
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thúy Hiền
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Cung
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Trần Công Phàn
|
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
Đặng Quang Phương
|
Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Xây dựng pháp luật - Văn phòng Chính phủ;
- Công báo; website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu VT liên tịch 6 cơ quan, Cục TGPL - Bộ Tư pháp.
|
|
MẪU TT-TGPL
………….(1)
………………….(2)
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
...(3)……. , ngày ……tháng…… năm…… (4)
|
BIỂU MẪU BÁO CÁO SỐ LIỆU NĂM ……….(5)
(Ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số ..../2013/TTLT-BTP-BCA-BTC-BQP-VKSNDTC-TANDTC)
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
STT
|
Người thực hiện TGPL
|
Các
lĩnh vực TGPL
|
Giai
đoạn tham gia TGPL
|
Số
vụ việc thuộc đối tượng TGPL ra Tòa không
có người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp
|
Hình
sự
|
Dân
sự
|
Hành
chính
|
Tạm
giữ
|
Khởi
tố
|
Truy
tố
|
Xét
xử
|
Bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp
|
Bào
chữa
|
1
|
Trợ giúp viên
pháp lý
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Luật sư cộng tác viên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. KẾT QUẢ LƯỢT NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
STT
|
Các
lĩnh vực
|
Các
hình thức TGPL trong hoạt động tố tụng
|
Tổng số
|
Chia
theo giới tính
|
Chia
theo lượt người được TGPL
|
Nữ
|
Nam
|
Người
nghèo
|
Người
có công với cách mạng
|
Người
già (từ đủ 60 tuổi), sống cô đơn, không nơi nương tựa
|
Người
khuyết tật
|
Trẻ
em
|
Người
dân tộc thiểu số
|
Nạn
nhân theo quy định của pháp luật phòng chống mua bán người
|
Khác
|
1.
|
Hình sự
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
Dân sự
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.
|
Hành chính
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận:
- .............
- Lưu: VT,...
|
CHỨC
DANH
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
(1): Ghi rõ tên cơ quan chủ quản của
cơ quan ban hành.
(2): Ghi rõ tên cơ quan ban hành biểu
mẫu.
(3): Địa danh ban hành biểu mẫu.
(4): Ghi rõ ngày, tháng, năm ban hành
biểu mẫu.
(5): Ghi rõ báo cáo số liệu của năm.