Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 11/2004/TTLT-BNN-BNV Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Đỗ Quang Trung, Lê Huy Ngọ
Ngày ban hành: 02/04/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 11/2004/TTLT-BNN-BNV

Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2004

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn ở địa phương như sau:

I. SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

1. Vị trí và chức năng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân tỉnh); tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa đủ điều kiện thành lập Sở Thuỷ sản, thì chức năng quản lý nhà nước về thuỷ sản do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện. Nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thuỷ sản ở địa phương thực hiện theo hướng dẫn của liên bộ Bộ Nội vụ và Bộ Thuỷ sản.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

2.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

2.2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm về nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa phương;

2.3. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở;

2.4. Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):

2.4.1. Thẩm định và chịu trách nhiệm về phương án sử dụng đất dành cho trồng trọt và chăn nuôi; về biện pháp chống thoái hóa đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định;

2.4.2. Giúp Uỷ ban nhân dân chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm về việc áp dụng giống cây trồng, giống vật nuôi mới, thời vụ. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư nông nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp;

2.4.3. Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng và chống dịch bệnh động, thực vật và khắc phục hậu quả dịch bệnh; chỉ đạo, thực hiện kiểm dịch nội địa về động, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định;

2.5. Về lâm nghiệp:

2.5.1. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; phòng và chống dịch bệnh, cháy rừng; bảo vệ rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Riêng các tỉnh có Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Uỷ ban nhân dân thì nhiệm vụ phòng và chống cháy rừng do Chi cục Kiểm lâm đảm nhiệm;

2.5.2.Tổ chức việc điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích, cơ cấu trữ lượng của từng loại rừng; lập bản đồ rừng trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2.5.3. Chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp hồ sơ về thiết kế khai thác rừng tự nhiên để Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh việc cấp phép khai thác rừng tự nhiên sau khi được phê duyệt và kiểm tra việc khai thác rừng theo thiết kế được duyệt;

2.5.4. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập các khu rừng phòng hộ, các khu rừng đặc dụng và các khu rừng có tầm quan trọng khác thuộc địa phương theo thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;

2.6. Về diêm nghiệp: Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về quy hoạch sản xuất muối; chỉ đạo việc bảo quản muối, dự trữ muối trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

2.7. Về thuỷ lợi:

2.7.1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp quản lý các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt;

2.7.2. Thực hiện các quy định về quản lý lưu vực sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

2.7.3. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ đê điều, bảo vệ công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt lở ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh;

2.8. Về phát triển nông thôn:

2.8.1. Tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; theo dõi, tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn;

2.8.2. Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp vừa và nhỏ; tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo phương án được duyệt;

2.8.3. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm trên địa bàn tỉnh;

2.8.4. Hướng dẫn việc chế biến nông sản, lâm sản và muối; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định;

2.8.5. Chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.9. Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác dự báo thị trường nông sản, lâm sản và muối

2.10. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, diễn biến rừng theo quy định;

2.11. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao;

2.12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh;

2.13. Thực hiện hợp tác quốc tế theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật;

2.14. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn của tỉnh theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện;

2.15. Cấp và thu hồi các giấy phép thuộc các lĩnh vực được giao quản lý theo quy định của pháp luật;

2.16. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. Riêng các tỉnh có Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Uỷ ban nhân dân thì nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng do Chi cục Kiểm lâm thực hiện;

2.17. Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh theo quy định của pháp luật (riêng các tỉnh có Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Uỷ ban nhân dân thì nhiệm vụ thường trực công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do Chi cục Kiểm lâm đảm nhiệm); tham gia khắc phục hậu quả thiên tai về bão, lũ, lụt, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, sạt lở, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh;

2.18. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trongcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

2.19. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với cấp huyện;

2.20. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, phường, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh;

2.21. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

2.22. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

2.23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao.

3. Tổ chức và biên chế

3.1 Lãnh đạo Sở:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Giám đốc và không quá ba Phó Giám đốc. Giám đốc Sở chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh khi được yêu cầu.

Giám đốc Sở chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định và theo các quy định của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.

3.2 Cơ cấu tổ chức của Sở, gồm:

- Văn phòng (Tổ chức, Hành chính, Quản trị, Tài chính);

- Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Thanh tra;

- Chi cục chuyên ngành;

- Tổ chức sự nghiệp.

Việc thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ dựa trên nguyên tắc bảo đảm bao quát đầy đủ các lĩnh vực công tác của Sở; chức năng, nhiệm vụ của từng phòng phải rõ ràng, không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của phòng và tổ chức khác thuộc Sở; phù hợp với đặc điểm và khối lượng công việc thực tế ở địa phương; bảo đảm đơn giản về thủ tục hành chính và thuận lợi trong việc giải quyết các đề nghị của tổ chức và công dân.

Số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ không quá 6 phòng đối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và 5 phòng đối với Sở thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.

Số lượng, tên gọi các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Sở do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Việc thành lập các Chi cục giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về chuyên ngành được thực hiện theo nguyên tắc khi tổ chức này có nhiệm vụ thực thi pháp luật, chỉ đạo công việc tác nghiệp thường xuyên, đồng thời tham mưu về cơ chế, chính sách đối với chuyên ngành đó. Số lượng các Chi cục chuyên ngành không quá 4. Riêng Chi cục Kiểm lâm, trong khi chưa có quy định mới vẫn thực hiện theo Nghị định số 39/CP ngày 18 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ, không tính vào số lượng 4 Chi cục nêu trên.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập tổ chức sự nghiệp, chi cục trực thuộc Sở theo quy định của pháp luật, quy định chức năng, nhiệm vụ các Chi cục, Thanh tra và phê duyệt Quy chế làm việc của Sở.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở và quy định thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

3.3 Biên chế:

Biên chế Văn phòng, thanh tra, các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các Chi cục là biên chế quản lý nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức của Sở phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

II. CƠ QUAN CHUYÊN MÔN GIÚP UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, DIÊM NGHIỆP, THUỶ LỢI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

Cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn thống nhất gọi là Phòng. Việc thành lập và tên gọi của Phòng do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Chính phủ.

1. Nhiệm vụ, quyền hạn:

1.1. Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn;

1.2. Hướng dẫn, kiểm tra Uỷ ban nhân dân xã thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản; chế biến nông sản, lâm sản và muối; phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn;

1.3. Trình Uỷ ban nhân dân huyện quy hoạch thuỷ lợi; xây dựng chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn để Uỷ ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua và tổ chức thực hiện;

1.4. Tổ chức bảo vệ đê điều, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, công trình cấp, thoát nước nông thôn, công trình phòng, chống lũ, lụt, bão; quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

1.5. Đầu mối phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực:

- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp;

- Phát triển ngành, nghề, làng nghề nông thôn;

- Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn;

- Chế biến nông sản, lâm sản và muối.

1.6. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, diễn biến tài nguyên rừng;

1.7. Quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, vật tư nông lâm nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện;

1.8. Chỉ đạo công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm và các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện;

1.9. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;

1.10. Thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão của huyện; đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai về lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua phèn, xâm nhập mặn, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi trên địa bàn huyện;

1.11. Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn cho Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

1.12. Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại xã.

2.Biên chế

Biên chế cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện quyết định theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

III. NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHỆP, LÂM NGHIỆP, DIÊM NGHIỆP, THUỶ LỢI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi.

2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống cháy rừng và khắc phục hậu quả thiên tai về hạn hán, bão, lũ, úng, lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương;

3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nước trong công trình thuỷ lợi và nước sạch nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề, làng nghề nông thôn;

5. Thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn xã;

6. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn xã cho Uỷ ban nhân dân huyện và cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn.

Cán bộ nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi ở xã thực hiện theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Thông tư này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư số 07 LB/TT ngày 24 tháng 4 năm 1996 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về hướng dẫn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Quyết định số 852/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 03/1998/TTLT-BNN-BTCCBCP ngày 27 tháng 4 năm 1998 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ về hướng dẫn bổ sung Thông tư Liên bộ số 07 LB/TT.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi, các địa phương phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ để nghiên cứu giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ




Đỗ Quang Trung

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




Lê Huy Ngọ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư liên tịch 11/2004/TTLT-BNN-BNV ngày 02/04/2004 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.122

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.201.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!