BỘ
TƯ PHÁP-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
05/TTLN
|
Hà
Nội , ngày 15 tháng 10 năm 1993
|
THÔNG TƯ LIÊN NGÀNH
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TƯ PHÁPSỐ 05/TTLN NGÀY 15
THÁNG 10 NĂM 1993 HƯỚNG DẤN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỆNH VỀ THẨM
PHÁN VÀ HỘI THẨM TOÀ ÁN NHÂN DÂN
Để thực hiện đúng các quy định của
Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân được uỷ ban Thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 14 tháng 5 năm 1993;
Sau khi trao đổi với văn phòng
Chủ tịch nước, Bộ Quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn một
số điểm như sau đây:
I. VỀ TIÊU
CHUẨN THẨM PHÁN
1- Theo quy định tại Điều 33 của
Pháp lệnh về thẩm phán và Hội thẩm toà án nhân dân thì: "Pháp lệnh này có
hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 1993"; do đó, kể từ ngày 15 tháng 8 năm
1993, công dân Việt Nam để có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà
án cấp nào thì phải có đầy đủ các tiêu chuẩn mà Pháp lệnh quy định đối với Thẩm
phán Toà án cấp đó. Tuy nhiên, theo Nghị quyết số 37/UBTVQH 9 ngày 14 tháng 5
năm 1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội "quy định một số điểm về việc thi
hành Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân" cần phân biệt các
trường hợp sau:
a) Đối với những người hiện tại
không phải là Thẩm phán, để có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán
Toà án cấp nào, thì phải có đủ các tiêu chuẩn mà Pháp lệnh quy định đối với Thẩm
phán Toà án cấp đó.
b) Đối với những Thẩm phán đương
nhiệm chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật, chưa có trình độ cao đẳng Toà
án hoặc đại học Luật, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác mà Pháp lệnh quy định đối
với Thẩm phán Toà án cấp họ đượng nhiệm là Thẩm phán, thì vẫn có thể được tuyển
chọn và bổ nhiệm lại làm Thẩm phán Toà án cấp đó. Trong nhiệm kỳ được bổ nhiệm
lại, những Thẩm phán chưa có đủ trình độ cao đẳng Toà án hoặc đại học luật phải
học tập để đạt trình độ đại học luật; nếu không thì không được tuyển chọn và bổ
nhiệm lại làm Thẩm phán trong nhiệm kỳ tiếp theo. Chánh án toà án có Thẩm phán
vừa được bổ nhiệm lại, nhưng còn thiếu tiêu chuẩn về trình độ Cao đẳng Toà án
hoặc đại học luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng bố trí thời
gian, tạo điều kiện cho Thẩm phán đi học để nâng cao trình độ đại học luật.
2. Tiêu chuẩn "có sức khoẻ
bảo đảm cho hoàn thành nhiệm vụ được giao" quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh
cần được hiểu là ngoài thể lực cần thiết, còn bao gồm yếu tố ngoại hình đó là
không dị tật, đị hình ảnh hưởng trực tiếp đến tư thế hoặc việc thực hiện nhiệm
vụ của người Thẩm phán.
3. Những người sau đây được coi
là không đủ tiêu chuẩn "có phẩm chất, đạo đức tốt":
- Người đã bị kết án về tội cố
ý, không phụ thuộc vào việc đã được xoá án hay chưa được xoá án;
- Người đã bị kết án về tội vô
ý, nhưng chưa được xoá án;
- Người có hành vi vi phạm kỷ luật,
vi phạm đạo đức gây ảnh hưởng xấu hoặc mất uy tín trong quần chúng, nhân dân;
- Người có người thân thích, ruột
thịt như cha, mẹ, vợ, chồng, con cùng sống chung trong gia đình mà họ có những
việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có hệ thống.
II. VIỆC
THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN,
THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH.
Theo quy định tại Điều 23 của
Pháp lệnh: "Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm có Giám đốc Sở Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện
Hội đồng nhân dân, Toà án nhân dân, ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban chấp hành Hội
luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là uỷ viên.
Danh sách các uỷ viên của Hội đồng
tuyển chọn Thẩm phán toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp sau khi
thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương".
Pháp lệnh không quy định cụ thể
người nào có thể đại diện, nhưng theo tinh thần chung thì người đại diện phải
là một trong những người lãnh đạo của các cơ quan, tổ chức nói trên. Do đó,
Giám đốc Sở Tư pháp phải có công văn gửi cho các cơ quan, tổ chức nói trên yêu
cầu cử một trong những người lãnh đạo sau đây tham gia hội đồng tuyển chọn Thẩm
phán:
- Đại diện của Hội đồng nhân dân
là một thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc Trưởng ban hay Phó ban
Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân.
- Đại diện của Toà án nhân dân
là Chánh án hoặc Phó chánh án;
- Đại diện của Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc là một thành viên của Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc;
- Đại diện của Ban chấp hành hội
luật gia là một thành viên của Thường vụ Ban chấp hành Hội luật gia. Nơi nào
chưa thành lập Hội luật gia thì tạm thời không có đại diện của Ban chấp hành Hội
luật gia tham gia hội đồng tuyển chọn thẩm phán. Khi nào Hội luật gia được
thành lập thì Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định bổ
sung đại diện của Ban chấp hành Hội luật gia làm uỷ viên của Hội đồng tuyển chọn
Thẩm phán.
Trong trường hợp Trưởng ban hay
Phó trưởng ban pháp chế của Hội đồng nhân dân hoặc thành viên của Thường vụ Ban
chấp hành Hội luật gia... là lãnh đạo của Sở Tư pháp, Toà án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thì họ không được cử tham gia hội đồng tuyển chọn
Thẩm phán.
Sau khi có quyết định của cơ
quan, tổ chức nói trên về việc cử người tham gia Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán,
Giám đốc Sở Tư pháp cần kịp thời trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; nếu thấy người được cử tham gia Hội đồng tuyển
chọn Thẩm phán không đúng thành phần hướng dẫn nói trên hoặc có vấn đề cần được
xem xét lại (như đang còn kỷ luật hay có dư luận không tốt), thì Giám đốc Sở Tư
pháp cần trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo cơ quan đã cử người đó và đề nghị
xem xét lại. Sau khi đã có sự thống nhất ý kiến thì Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị
danh sách các uỷ viên lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định. Trong trường hợp có
ý kiến khác nhau thì Giám đốc Sở Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương báo cáo ý kiến của mình lên Bộ trưởng Bộ Tư pháp để
xem xét, quyết định.
III. THỦ TỤC
TUYỂN CHỌN VÀ TRÌNH CHỦ TỊCH NƯỚC BỔ NHIỆM LÀM THẨM PHÁN
1. Hồ sơ của người được đề nghị
tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán gồm có các giấy tờ sau đây:
- Một bản sơ yếu lý lịch có chứng
nhận của cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch gốc của người đó.
- Một đơn xin tuyển chọn và bổ
nhiệm làm Thẩm phán theo mẫu do Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao quy định;
- Các bản sao văn bằng, các chứng
chỉ về trình độ chuyên môn pháp luật, trình độ lý luận chính trị và các chứng
chỉ khác (nếu có) liên quan đến việc tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán. Các
bản sao này đều có chứng thực của công chứng Nhà nước hoặc cơ quan nơi người đó
công tác.
- Nhận xét đối với người xin được
tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán của cơ quan nơi người đó công tác theo các
tiêu chuẩn đối với Thẩm phán đưọc quy định tại Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm
Toà án nhân dân.
2. Việc chuẩn bị hồ sơ của người
được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân quận, huyện,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, kể cả việc lấy ý kiến của cấp uỷ cùng cấp, do Sở
Tư pháp đảm nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Toà án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Việc chuẩn bị hồ sơ của người được
đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, kể cả việc lấy ý kiến của cấp uỷ cùng cấp, do Bộ Tư pháp đảm
nhiệm có sự phối hợp chặt chẽ với Toà án nhân dân tối cao.
Việc chuẩn bị hồ sơ của người được
đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương
đương, Toà án quân sự khu vực, kể cả việc lấy ý kiến của Đảng uỷ Quân khu, Quân
đoàn, Quân chủng, Tổng cục hoặc cấp tương đương do Bộ Quốc phòng đảm nhiệm có sự
phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao.
3. Việc tuyển chọn người để bổ
nhiệm làm Thẩm phán được tiến hành đối với từng người một và theo trình tự: một
thành viên của hội đồng tuyển chọn Thẩm phán trình bày các tài liệu có trong hồ
sơ của người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán; căn cứ vào các
tài liệu có trong hồ sơ, các thành viên của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán phát
biểu ý kiến của mình về việc người được đề nghị tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm
phánvà Hội thẩm Toà án nhân dân hay không; Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán biểu
quyết công khai bằng cách giơ tay; quyết định của Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán
phải được quá nửa tổng số thành viên của hội đồng biểu quyết tán thành.
Thành viên của Hội đồng tuyển chọn
Thẩm phán Nhà nước nếu không đồng ý với ý kiến đa số của hội đồng có quyền bảo
lưu ý kiến của mình và ý kiến bảo lưu, lý do bảo lưu phải được ghi rõ vào biên
bản.
Việc trình Chủ tịch nước bổ nhiệm
Thẩm phán được tiến hành như sau:
a. Danh sách những người được hội
đồng tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Thẩm phán Toà án quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực
tuyển chọn, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp -Chủ tịch hội đồng tuyển chọn trình Chủ tịch
nước bổ nhiệm. Kèm theo tờ trình là hồ sơ của người được Hội đồng tuyển chọn Thẩm
phán đã tuyển chọn, bản sao biên bản phiên họp tuyển chọn Thẩm phán của hội đồng.
b. Đối với những người Hội đồng
tuyển chọn Thẩm phán Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
tuyển chọn, thì Giám đốc Sở Tư pháp -Chủ tịch hội đồng tuyển chọn báo cáo kết
quả việc tuyển chọn bắng văn bản gửi cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp để Bộ trưởng Bộ
Tư pháp thống nhất với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ
nhiệm. Kèm theo báo cáo kết quả việc tuyển chọn Thẩm phán của hội đồng.
Sau khi nhận được báo cáo kết quả
việc tuyển chọn Bộ trưởng Bộ Tư pháp trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án nhân
dân tối cao. Nếu có trưqờng hợp nào mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Toà án
nhân dân tối cao thấy cần thiết yêu cầu Hội đồng tuyển chọn xem xét lại hoặc
làm rõ, thì Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm thực hiện yêu cầu đó. Trong trường
hợp Hội đồng tuyển chọn vẫn giữ ý kiến của mình, thì nêu lý do và Bộ trưởng Bộ
Tư pháp, Chánh án Toà án nhân dân tối cao sẽ trình ý kiến của mình về trường hợp
đó với Chủ tịch nước.
IV. VIỆC CÁCH
CHỨC THẨM PHÁN
1. Đối với Thẩm phán vi phạm kỷ
luật không còn đủ tiêu chuẩn làm Thẩm phán, thì hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước cách
chức gồm có các giấy tờ sau đây:
- Bản tự kiểm điểm của Thẩm
phán;
- Biên bản của Hội đồng kỷ luật
cơ quan nơi Thẩm phán công tác.
2. Việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị
cách chức Thẩm phán đối với Thẩm phán Toà án nào do Chánh án Toà án đó đảm nhiệm.
Sau khi chuẩn bị xong thì hồ sơ đề nghị cách chức Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương
đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực được gửi đến Bộ Tư pháp; hồ sơ đề nghị
cách chức Thẩm phán Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
được gửi đến Sở Tư pháp.
Việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cách
chức Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương do Bộ Tư pháp đảm nhiệm; việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cách chức Chánh án
Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực do Bộ quốc phòng
đảm nhiệm và việc chuẩn bị hồ sơ đề nghị cách chức Chánh án, Phó Chánh án Toà
án nhân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Sở Tư pháp đảm nhiệm.
3. Việc xét và trình Chủ tịch nước
cách chức Thẩm phán được thực hiện theo thủ tục và trình tự như việc tuyển chọn
và trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phánhướng dẫn tại Mục III của Thông tư
này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Trong quá trình thực hiện Thông tư
này nếu có gì vướng mắc, thì các cơ quan hữu quan báo cáo để Toà án nhân dân tối
cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc giải quyết.
Nguyễn
Đình Lộc
(Đã
ký)
|
Phạm
Hưng
(Đã
ký)
|