BỘ
NỘI VỤ - BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
04/2010/TTLT-BNV-BTC
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2010
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2009/NĐ-CP
NGÀY 02 THÁNG 01 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN VẬT CHẤT HẬU CẦN ĐỐI
VỚI NGƯỜI ĐANG LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU
Để hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 01/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định
về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người đang làm công tác cơ yếu (sau đây
gọi tắt là Nghị định số 01/2009/NĐ-CP); sau khi trao đổi, thống nhất với Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng; Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều
quy định về tiêu chuẩn ăn, tiêu chuẩn trang phục, kế hoạch thực hiện một số
tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người đang làm công tác cơ yếu như sau:
Điều 1. Tiêu
chuẩn ăn của người đang làm công tác cơ yếu
1. Tiêu chuẩn ăn của người đang làm
công tác cơ yếu đảm nhiệm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính như sau:
a) Mức 1: mức tiền ăn bằng 1,6 lần
so với tiêu chuẩn ăn cơ bản của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh thuộc Quân đội
nhân dân, được áp dụng đối với người đang làm công việc nấu lô, nấu sơn tổng hợp,
keo quét, gắn phủ các loại tài liệu mật mã;
b) Mức 2: mức tiền ăn bằng 1,5 lần
so với tiêu chuẩn ăn cơ bản của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh thuộc Quân đội
nhân dân, được áp dụng đối với người đang làm công việc mã dịch mật mã; nghiên
cứu, chế thử, thử nghiệm máy mật mã và sản xuất khóa mật mã; sản xuất mạch in của
máy mật mã; nấu đúc, tẩy rửa chữ chì, chữ nhựa; vận hành máy in Typo, ốp-sét in
các loại tài liệu mật mã; đóng xén thủ công các tài liệu mật mã;
c) Mức 3: mức tiền ăn bằng 1,3 lần
so với tiêu chuẩn ăn cơ bản của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh thuộc Quân đội
nhân dân, được áp dụng đối với giáo viên giảng dạy nghiệp vụ kỹ thuật mật mã.
2. Người đang làm công tác cơ yếu
trong thời gian tham gia chiến đấu, diễn tập, phòng chống lụt bão, tai nạn,
thương tích và tìm kiếm cứu nạn được ăn bồi dưỡng thêm bằng 0,8 lần so với tiền
ăn cơ bản của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh thuộc Quân đội nhân dân; trong thời
gian tham gia huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật mật mã, ứng trực chiến đấu được ăn
bồi dưỡng thêm bằng 0,5 lần so với tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ
binh thuộc Quân đội nhân dân.
3. Mức tiền ăn theo tiêu chuẩn bệnh
lý:
a) Người đang làm công tác cơ yếu bị
thương, ốm đau điều trị tại bệnh xá, bệnh viện của quân đội hoặc bệnh xá của
Ban Cơ yếu Chính phủ được ăn theo tiêu chuẩn bệnh lý của quân nhân tại ngũ có
cùng hệ số lương, cấp bậc, chức vụ và tương đương;
b) Hàng năm, căn cứ vào đối tượng,
tiêu chuẩn chế độ đối với người đang làm công tác cơ yếu quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 01/2009/NĐ-CP, Bộ Quốc phòng bảo đảm
mức tiền ăn theo tiêu chuẩn bệnh lý tại bệnh xá, bệnh viện của quân đội; Ban Cơ
yếu Chính phủ căn cứ mức tiền ăn theo tiêu chuẩn bệnh lý của người đang làm
công tác cơ yếu tại bệnh xá của Ban Cơ yếu Chính phủ để thực hiện.
4. Các tiêu chuẩn, mức tiền ăn nêu
tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này được thực hiện theo tiêu chuẩn, mức tiền
ăn của quân nhân tại ngũ. Khi tiêu chuẩn, mức tiền ăn của quân nhân tại ngũ được
điều chỉnh thì tiêu chuẩn, mức tiền ăn của người đang làm công tác cơ yếu quy định
tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh tương ứng.
Điều 2. Tiêu
chuẩn trang phục của người đang làm công tác cơ yếu
Tiêu chuẩn trang phục của người
đang làm công tác cơ yếu thực hiện theo danh mục số 1 kèm theo Nghị định số
01/2009/NĐ-CP ngày 02/1/2009 của Chính phủ. Thông tư liên tịch này hướng dẫn cụ
thể thêm một số điểm sau:
1. Tiêu chuẩn trang phục nghiệp vụ:
Tiêu chuẩn trang phục nghiệp vụ gồm
có áo blu, cặp nghiệp vụ, quần áo dã ngoại, huấn luyện, giầy cao cổ cấp cho đối
tượng sau:
a) Áo blu cấp cho người trực tiếp
làm công tác mã dịch, nghiên cứu, thử nghiệm kỹ thuật mật mã, sản phẩm mật mã;
b) Cặp nghiệp vụ cấp cho người hưởng
lương theo bảng lương sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân và bảng
lương cấp hàm cơ yếu có phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã hệ số 0,30;
c) Quần áo dã ngoại, huấn luyện cấp
cho người trực tiếp làm công tác huấn luyện, dã ngoại;
d) Giầy cao cổ cấp cho người trực
tiếp làm việc tại các tỉnh biên giới, các đảo.
Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm
xây dựng mẫu, màu sắc, chất liệu trang phục nghiệp vụ báo cáo Bộ Nội vụ quyết định.
Việc mua sắm trang phục nghiệp vụ thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Trang phục chống rét:
Trang phục chống rét được trang bị
cho người đang làm công tác cơ yếu tại vùng rét 1, vùng rét 2 được quy định như
sau:
a) Vùng rét 1 áp dụng đối với người
đang làm công tác cơ yếu làm việc tại các tỉnh, thành phố biên giới phía Bắc
bao gồm Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh và các đảo thuộc các tỉnh, thành phố từ Quảng
Bình trở ra phía Bắc;
b) Vùng rét 2 áp dụng đối với người
đang làm công tác cơ yếu làm việc tại các tỉnh, thành phố trực thuộc khu vực
Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố còn lại từ Thừa Thiên - Huế trở ra phía Bắc.
3. Phương thức bảo đảm các loại
trang phục:
a) Bảo đảm bằng hiện vật áp dụng đối
với trang phục nghiệp vụ;
b) Bảo đảm bằng tiền hoặc bằng hiện
vật áp dụng đối với trang phục thường xuyên, trang phục niên hạn và trang phục
chống rét.
4. Cơ sở xác định giá trị trang phục
thường xuyên, trang phục niên hạn và trang phục chống rét:
Việc xác định giá trị từng loại
trang phục của người đang làm công tác cơ yếu được xác định trên cơ sở tương ứng
với chất lượng và giá trang phục của quân nhân tại ngũ.
Cơ quan xác định giá trị từng loại
trang phục: Bộ Nội vụ quy định về giá của từng loại trang phục sau khi có ý kiến
thống nhất của Bộ Tài chính.
Khi giá cả nguyên vật liệu trang phục
biến động tăng hoặc giảm dưới 20% (hai mươi phần trăm) thì Bộ Nội vụ tự quyết định
việc điều chỉnh giá các loại trang phục; khi giá cả nguyên vật liệu trang phục
biến động tăng hoặc giảm từ 20% trở lên thì Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ Tài
chính xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Điều 3. Kế hoạch
thực hiện các tiêu chuẩn vật chất hậu cần
1. Căn cứ quy định tại Nghị định số
01/2009/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này, Bộ Tài chính bảo đảm ngân sách để
Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành và địa phương có tổ chức cơ yếu thực hiện các tiêu chuẩn
vật chất hậu cần đối với người đang làm công tác cơ yếu theo kế hoạch sau:
a) Trong năm 2009 - 2010 bổ sung và
bảo đảm các tiêu chuẩn, định mức như tiêu chuẩn ăn; tiêu chuẩn trang phục; tiêu
chuẩn trang bị nhà ăn, nhà bếp và dụng cụ cấp dưỡng; tiêu chuẩn thuốc, bông
băng, hóa chất; tiêu chuẩn trang bị, dụng cụ y tế; tiêu chuẩn tạp chi vệ sinh;
định mức sử dụng nước sạch trong sinh hoạt; định mức tiêu chuẩn doanh cụ; định
mức sử dụng điện năng theo quy định;
b) Từ năm 2010 - 2020 bố trí ngân
sách tăng dần để thực hiện xây dựng nhà ở tập thể doanh trại; tiêu chuẩn diện
tích nhà làm việc; tiêu chuẩn diện tích nhà ở công cụ cho người lãnh đạo, tiêu
chuẩn diện tích trong nhà ăn tập thể doanh trại, trường và bệnh xá; tiêu chuẩn
diện tích một số công trình công cộng và các công trình phụ trợ khác. Kế hoạch
thực hiện có thể kéo dài thêm tùy thuộc khả năng bảo đảm của ngân sách nhà nước.
2. Căn cứ kế hoạch bảo đảm ngân
sách hàng năm, Bộ Nội vụ bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người đang
làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ; các Bộ, ngành và địa phương có tổ
chức cơ yếu bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người làm công tác cơ yếu
theo quy định hiện hành.
Điều 4. Lập, chấp
hành và quyết toán kinh phí
Việc lập, chấp hành và quyết toán
kinh phí bảo đảm tiêu chuẩn vật chất, hậu cần đối với người đang làm công tác
cơ yếu được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Thông tư liên tịch này hướng dẫn thêm một
số nội dung như sau:
1. Lập dự toán:
a) Ban Cơ yếu Chính phủ có trách
nhiệm lập dự toán ngân sách hàng năm bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với
người đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lập
dự toán ngân sách hàng năm để bảo đảm các tiêu chuẩn vật chất hậu cần như sau:
- Tiêu chuẩn thuốc, bông băng, hóa
chất; tiêu chuẩn trang thiết bị dụng cụ y tế và tạp chí vệ sinh được quy định
trong các Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 01/2009/NĐ-CP
để thực hiện khám bệnh, chữa bệnh đối với người đang làm công tác cơ yếu tại
tuyến bệnh xá, bệnh viện trong quân đội;
- Tiêu chuẩn doanh cụ đối với người
đang làm công tác cơ yếu tại Bộ Quốc phòng theo quy định tại Bảng 13, 14 và 15
Danh mục số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 01/2009/NĐ-CP và mức tiền ăn theo
tiêu chuẩn bệnh lý được quy định tại điểm 3 Điều 1 Thông tư liên tịch này;
c) Bộ Công an có trách nhiệm lập dự
toán ngân sách hàng năm để bảo đảm tiêu chuẩn doanh cụ đối với người đang làm
công tác cơ yếu tại Bộ Công an theo quy định tại Bảng 13, 14 và 15 Danh mục số
4 ban hành kèm theo Nghị định số 01/2009/NĐ-CP ;
d) Các Bộ, ngành và địa phương trực
tiếp quản lý người đang làm công tác cơ yếu có trách nhiệm lập dự toán ngân
sách hàng năm để bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người đang làm
công tác cơ yếu tại các Bộ, ngành và địa phương theo quy định tại các Danh mục
số 1, 2, 3, 4, 5 ban hành kèm theo Nghị định số 01/2009/NĐ-CP và Thông tư liên
tịch này.
2. Việc quản lý, chi tiêu, thanh
quyết toán kinh phí bảo đảm tiêu chuẩn vật chất hậu cần được thực hiện theo chế
độ và quy định quản lý tài chính hiện hành.
Điều 5. Tổ chức
thực hiện
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực
thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký và các chế độ về tiêu chuẩn vật chất hậu cần
đối với người đang làm công tác cơ yếu được thực hiện từ ngày Nghị định số
01/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.
Bãi bỏ những quy định về tiêu chuẩn
vật chất hậu cần đối với người đang làm công tác cơ yếu trái với quy định tại
Nghị định số 01/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ quy định về
tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người đang làm công tác cơ yếu và Thông tư
liên tịch này.
2. Những tiêu chuẩn, định mức không
quy định tại Thông tư liên tịch này được thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 01/2009/NĐ-CP , các Danh mục số 1, 2, 3, 4 và 5 ban hành kèm theo Nghị định số
01/2009/NĐ-CP .
3. Học sinh cơ yếu không phải là
quân nhân, Công an nhân dân hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí được thực hiện
tiêu chuẩn vật chất hậu cần như đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ bộ binh thuộc quân
đội nhân dân. Riêng tiêu chuẩn trang phục thực hiện theo quy định tại Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
4. Bộ Nội vụ có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan
liên quan tổ chức thực hiện tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với người đang làm
công tác cơ yếu theo quy định tại Nghị định số 01/2009/NĐ-CP , các Danh mục số
1, 2, 3, 4, 5 ban hành kèm theo Nghị định số 01/2009/NĐ-CP và Thông tư liên tịch
này;
b) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ
Công an theo dõi việc thực hiện tiêu chuẩn doanh cụ quy định tại Bảng 13, 14 và
15 Danh mục số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 01/2009/NĐ-CP .
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức sử dụng và quản lý người đang
làm công tác cơ yếu phản ánh về Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Dĩnh
|
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ Tài chính;
- Lưu: Bộ NV (VT, Vụ TH, Ban CYCP); Bộ TC (VT, Vụ HCSN).
|
|
PHỤ LỤC
BẢNG TIÊU CHUẨN TRANG PHỤC CỦA HỌC SINH CƠ YẾU ĐANG HƯỞNG
CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP SINH HOẠT PHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 04/2010/TTLT-BNV-BTC ngày 07 tháng
6 năm 2010)
STT
|
Tên
trang phục
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Niên
hạn
|
A
|
Trang phục thường xuyên cấp
cho cá nhân
|
|
|
|
1
|
Trang phục học sinh cơ yếu hưởng
chế độ sinh hoạt phí
|
Bộ
|
2
|
1
năm
|
2
|
Áo xuân thu
|
Cái
|
1
|
1
năm
|
3
|
Áo lót nam
|
Cái
|
2
|
1
năm
|
4
|
Quần lót nam
|
Cái
|
2
|
1
năm
|
5
|
Khăn mặt
|
Cái
|
2
|
1
năm
|
6
|
Bít tất
|
Đôi
|
2
|
1
năm
|
7
|
Giầy vải cao cổ
|
Đôi
|
5
|
2
năm
|
8
|
Dép nhựa
|
Đôi
|
2
|
1
năm
|
9
|
Chiếu cói cá nhân
|
Cái
|
1
|
1
năm
|
10
|
Dây lưng nhỏ
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
11
|
Áo mưa
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
12
|
Màn cá nhân
|
Cái
|
1
|
4
năm
|
13
|
Vỏ chăn cá nhân
|
Cái
|
1
|
4
năm
|
14
|
Gối cá nhân
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
15
|
Ba lô + túi lót
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
B
|
Trang phục chống rét
|
|
|
|
I
|
Vùng rét 1
|
|
|
|
1
|
Quần áo vệ sinh
|
Bộ
|
1
|
3
năm
|
2
|
Ruột chăn bông 2,5 kg
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
3
|
Mũ bông
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
4
|
Áo ấm
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
5
|
Đệm nằm
|
Cái
|
1
|
4
năm
|
II
|
Vùng rét 2
|
|
|
|
1
|
Ruột chăn bông 1,5 kg
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
2
|
Quần áo vệ sinh
|
Bộ
|
1
|
3
năm
|
3
|
Áo ấm
|
Cái
|
1
|
3
năm
|
Ghi chú:
- Một xuất trang phục của học sinh
cơ yếu đang hưởng chế độ phụ cấp sinh hoạt phí gồm: 01 quần dài + 01 áo sơ mi
dài tay.
- Trang phục chống rét (trừ đệm nằm)
các loại khác khi tốt nghiệp nhận công tác không thu lại./.