BỘ
Y TẾ-BỘ NỘI VỤ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
23-LB-TT
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1963
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
HUỚNG DẪN THÀNH LẬP PHÒNG Y TẾ TRỰC THUỘC CÁC BỘ VÀ CƠ QUAN
NGANG BỘ CÓ QUẢN LÝ SẢN XUẤT
Kính gửi: Các
Bộ và cơ quan ngang Bộ.
Để tăng cường việc chỉ đạo công
tác y tế và việc quản lý sức khỏe của công nhân và cán bộ ở các xí nghiệp, công
trường, nông trường, lâm trường, các đội, các đoàn lưu động, v.v…nhằm bảo vệ lực
lượng sản xuất ngày càng phát triển, liên bộ Y tế - Nội vụ hướng dẫn một số điểm
về việc thành lập phòng Y tế trực thuộc ở các bộ và cơ quan ngang bộ như sau:
I. NHIỆM VỤ
Phòng y tế trực thuộc các bộ cơ
quan ngang bộ có nhiệm vụ giúp bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
1. Có kế hoạch theo dõi, nắm
tính hình sức khỏe của công nhân, cán bộ ở các xí nghiệp, công trường, nông trường,
lâm trường, các đội, các đoàn lưu động, v.v… thuộc bộ và cơ quan ngang bộ mình
quản lý và thường xuyên kiểm tra toàn bộ công tác bảo vệ sức khỏe cho công
nhân, cán bộ ở các cơ cơ sở sản xuất thuộc phạm vi ngành mình.
2. Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng
kế hoạch công tác vệ sinh, phòng bệnh chữa bệnh cho các xí nghiệp, công trường,
nông trường, lâm trường, các đội, các đoàn lưu động, v.v… thuộc bộ và cơ quan
ngang bộ quản lý và có biện pháp hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các
kế hoạch công tác ấy.
3. Theo dõi, nghiên cứu điều kiện
làm việc và phát hiện các bệnh nghề nghiệp, để đề xuất biện pháp cải thiện điều
kiện làm việc của công nhân, cán bộ và có kế hoạch phòng chống các bệnh nghề
nghiệp trong các cơ sở sản xuất .
4. Căn cứ vào tình hình, đặc điểm
sản xuất của từng loại ngành, nghề, nghiên cứu đề nghị các chế độ, chính sách,
nhằm tăng cường công tác bảo vệ sức khỏe cho công nhân.
5. Dựa vào yêu cầu bảo vệ sức khỏe
trong phạm vi ngành mình mà nghiên cứu biện pháp ổn định các tổ chức y tế cơ sở,
sắp xếp biên chế, cán bộ phục vụ, tổng hợp dự trù kinh phí về thuốc, dụng cụ y
tế, phương tiện làm việc và có kế hoạch phân phối cho các cơ sở y tế xí nghiệp,
công trường, nông trường, lâm trường và các đội, các đoàn lưu động, v.v…
II. TỔ CHỨC
Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản
xuất và yêu cầu nhiệm vụ của ngành mình, mỗi bộ và cơ quan ngang bộ có thể
thành lập một phòng y tế trực thuộc, chuyên trách có nhiệm vụ nói trên.
Phòng y tế trực thuộc này chỉ được
thành lập ở các bộ và cơ quan ngang bộ có quản lý sản xuất có nhiều xí nghiệp,
công trường, nông trường, lâm trường, các đội, các đoàn lưu động, v.v… Khi
thành lập phòng y tế trực thuộc,các bộ, các ngành cần trao đổi ý kiến vố bộ Y tế
và bộ Nội vụ.
Biên chế của phòng y tế trực thuộc
nhiều hay ít phải căn cứ vào khối lượng công tác thiết thực và chỉ gồm một số
bác sỹ, y sỹ có kinh nghiệm công tác.
III. QUAN HỆ CÔNG TÁC VÀ LỀ LỐI
LÀM VIỆC
1. Phòng y tế trực thuộc ở các bộ
và cơ quan ngang bộ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của các bộ, cơ quan ngang bộ chủ
quản về mọi mặt và chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của bộ Y tế.
2. Phòng y tế trực thuộc ở các bộ
và cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quản lý về mọi mặt đối với các cơ sở y tế ở
các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các đội, các đoàn
lưu động, v.v… thuộc ngành mình.
3. Các cơ sở y tế thuộc các nhiều
xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các đội, các đoàn lưu động,
v.v… thuộc các bộ, các ngành nằm ở các địa phương, ngoài việc thực hiện kế hoạch
công tác y tế của ngành mình trong các nhiều xí nghiệp, công trường, nông trường,
lâm trường… còn có trách nhiệm thực hiện kế hoạch vệ sinh, phòng dịch của địa
phương nơi các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường... mình ở.
4. Về mặt chữa bệnh, bệnh nhân
thuộc các nhiều xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, các đội, các
đoàn lưu động v.v… sẽ do các cơ sở y tế này giải quyết là chủ yếu; trường hợp
vượt khả năng của mình, thì phải gửi bệnh nhân cho các bệnh viện khu,
thành, tính theo sự phận cấp các tuyến điều trị mà bộ Y tế đã quy định; nơi nào
có bệnh nhân gửi tới các bệnh viện để điều trị, thì nơi đó có trách nhiệm thanh
toán các khoản viện phí theo thể lệ chung của Nhà nước đã quy định.
5. Các sở, ty Y tế cơ quan y tế
cao nhất ở mỗi địa phương ngoài trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc công tác y tế
trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các đội, các đoàn
lưu động v.v… còn có trách nhiệm giúp đỡ các cơ sở y tế ở xí nghiệp, công trường,
nông trường, lâm trường và các đội, các đoàn lưu động v.v… trong địa phương
mình về mọi mặt, chủ yếu là về mặt chuyên môn nghiệp vụ; giữa các sở ty Y
tế, các phòng Y tế của các bộ, cơ quan ngang bộ phải thường xuyên quan hệ chặt
chẽ với nhau.
6. Riêng đối với các cơ sở y tế
thuộc các đội, các đoàn lưu động của các bộ, các ngành, thì phòng Y tế trực
thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ phải chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo; khi tới địa
phương nào thì cơ sở y tế đó phải quan hệ chặt chẽ với các sở, ty Y tế để
có sự giúp đỡ của các sở, ty về mặt chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Phòng Y tế trực thuộc
các bộ và cơ quan ngang bộ hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải sơ kết, tổng kết
công tác bảo vệ sức khỏe của công nhân trong phạm vi ngành mình, để báo cáo cho
bộ cơ quan ngang bộ chủ quản, đồng thời báo cho bộ Y tế.
8. Ngoài ra công tác y tế phục vụ
sức khỏe cho cán bộ, nhân viên ở cơ quan bộ và ngang bộ, vẫn do y sỹ, y tá cơ
quan đảm nhiệm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của sở Y tế Hà nội về mặt công tác
phòng bệnh, chữa bệnh.
Thông tư này nhằm tăng cường
công tác bảo đảm sức khỏe cho công nhân, cán bộ ở các xí nghiệp, công trường,
nông trường,lâm trường, v.v… liên bộ Y tế - Nội vụ đề nghị các bộ và cơ quan
ngang bộ nghiên cứu và thực hiện càng sớm càng tốt. Trong quá trình thực hiện,
nếu có gặp khó khăn trở ngại gì yêu cầu các bộ và cơ quan ngang bộ phản ánh cho
liên bộ biết để nghiên cứu giải quyết.
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
Tô Quang Đẩu
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG
Đinh Thị Cần
|